Mãi sau này tôi mới biết rằng cuộc hành quân thầm lạng vào Năm năm đó không phải quá ít, hoặc càng không phải chi đơn độc có tốp của chúng tôi. Hàng chục, hàng trăm tốp cán bộ khác, trong đó có cả những đồng chí giàu kinh nghiệm chỉ huy lãnh đạo, bằng nhiều con đường công khai hoặc bí mật khác nhau và độc lập với nhau đã trở vào miền Nam Tổ Quốc.
Sau thi ký Hiệp đình Giơ-ne-vơ, ta chủ trương triệt để thi hành Hiệp định và kiên quyết đấu tranh để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh. Ta không có ý định một tay ký, một tay phá vì ta coi hiệp định hòa bình là một thắng lợi của dân tộc. Ta tin rằng nếu như mọi điều khoản được thi hành đầy đủ thì đó sẽ là hòa bình thống nhất đất nước, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, đồng thời cũng là mục tiêu lớn nhất của cách mạnng dân tộc dân chủ.
Nhưng tất cả những hành động phá đám của Mỹ trên con đường dẫn tới hòa bình và những bước dọn đường thay chân Pháp buộc ta phải đặt ra những giả thuyết mới.
Sau khi phân vùng tập kết lực lượng vũ trang hai bên, quân Pháp trì hoãn không thực hiện những điều khoản chính trị thì tình hình tiếp theo sẽ ra sao?
Nếu chúng ngoan cố chiếm đóng miền Nam , lập ra một nhà nước riêng biệt vĩnh viễn chia cắt nước ta về lãnh thổ và chính trị thì ta phải làm gì?
Ngay cả đến tình huống xấu nhất là Mỹ nhảy vào thay chân Pháp cũng phải tính đến.
Câu trả lời duy nhất cho những tình huống phản trắc là: Cuộc cách mạng miền Nam vẫn sẽ tiếp diễn dù có phải từ bỏ sự bình yên, dù phải tiến hành thêm một cuộc chiến tranh nữa, dân tộc ta vẫn sẽ chấp nhận. Muốn theo đuổi quyết tâm trên ta phải có chuẩn bị trước. Chính từ những dự báo đó, từ tầm nhìn xa đó mà chúng ta phải có những cuộc hành quân thầm lặng. Nó sẽ chỉ là những cuộc hành binh hòa bình thôi, nếu như các điều khoản chính trị của hiệp định được thực hiện như đã ký. Tôi nhớ lại suốt hai năm chờ đợi mục tiêu hiệp thương tổng tuyển cử, Ngô Dình Diệm phá hoại khủng bố dữ dội như vậy mà tất cả những chỉ thị chúng tôi nhận được đều nói lên rằng phía ta hết sức kiềm chế, biết tôn trọng chữ ký của mình và chỉ giáng trả khi tình thế hết phương cứu vãn.
Có một tốp bốn đồng chí mang biệt danh A.59 đi sau chúng tôi vài tháng. Những đồng chí này có nhiều thời gian chuẩn bị hơn chúng tôi. Họ được vào Thanh Hóa để dự một lớp huấn luyện ngắn ngày. Người chỉ huy trưởng là một cán bộ chính trị cấp tiểu đoàn mới được đưa vào "nghề". Một nữ hiệu thính viên thạo việc, một thày thuốc, và một tình báo viên đã hoạt động trong ngành này từ hồi đầu kháng chiến. Tốp này lấy danh nghĩa là sĩ quan liên lạc đình chiến. Lúc đầu định tổ chức đi theo con đường hàng không của Quân đội liên hiệp Pháp. Nhưng sau thấy phải chụp ảnh giao cho đối phương làm thủ tục giấy tờ thì cấp trên đành phải chuyển hướng thâm nhập. Họ đi theo tàu Ác-khăng-ghen của Liên Xô để vào Cà Mau đón đồng bào và chiến sĩ tập kết. Vì đi theo đường của ta nên họ mang theo một điện đài mười lăm oát mới, bốn súng ngắn và một số vũ khí đặc nhiệm.
Sau khi đổ bộ A.59 được tổ chức điệp báo miền Tây đón. Ở đây dù được trang bị các loại giấy tờ hợp pháp, nhận mật hiệu liên lạc, xác định các biện pháp hoạt động cụ thể. Họ hòa tan vào nhân dân, độc lập tiếp cận các mục tiêu được chỉ định để xây "tổ". Vũ khí và điện đài được gửi lại ở Đất Mũi. Tổ chức miền Tây sẽ đảm nhiệm việc chuyên chở đến vị trí khi thời cơ cho phép.
Đồng chí chỉ huy của tốp được giao liên đưa về một cơ sở ở Chợ Lớn. Về mặt hợp pháp, anh là công nhân sửa ô tô Nguyễn Văn Bền.
Chị Ngân, hiệu thính viên vô tuyến điện trở về nhà mình ở khu Bàn Cờ. Chị làm nghề uốn tóc.
Y sĩ Đoàn Bá Mạo định cư ở Hóc Môn. Anh đang tìm việc gì cho thích hợp nhưng chưa được.
Người thứ tư mang biệt hiệu N.12 sẽ cơ động trên nhiều địa bàn qua các cơ sở mà anh đã thiết lập. Anh là người duy nhất liên hệ trực tiếp được với cấp trên ở Sài Gòn.
Khi đi, cậu Đức đã giao mật hiệu cho chị Dung để tìm liên lạc với A.59. Tổ này có nhiều vụ hỗ trơ cho chúng tôi (A.18) nhưng họ không biết công việc và địa chỉ chúng tôi. Chúng tôi không có điện đài nên việc báo cáo về Trung tâm phải qua A.59. Chậm nhất là 20 tháng 12 chúng tôi phải báo cáo tình hình về cho cậu tôi. Vì vậy từ đầu tháng 12, Dung đã phải dõi tìm dấu vết của A.59.
Một hôm tôi đi học về, Dung chạy ra đón tôi với vẻ mặt vui sướng khác thường. Sau khi khóa trái cửa lại chị đưa cho tôi tờ báo Công Luận.
- Có chuyện gì thế Dung?
- Anh xem đi rồi sẽ biết.
Tôi đọc một lượt các tít lớn, nhìn qua các bức ảnh.
- Chẳng tìm thấy một tin gì đáng ngạc nhiên!
- Không đáng ngạc nhiên đâu, nhưng là tin mừng.
Chị chỉ cho tôi mấy dòng nho nhỏ in cuối trang ba lẫn vào những mục quảng cáo, rao vặt:
CHÚC MỪNG
Được tin hai em Lê Công Trứ và Nguyễn Thị Thái Vân sẽ làm lễ thành hôn vào ngày 15 tháng 12 năm 1954. Anh chi xin chúc hai em trăm năm hạnh phúc.
LÊ ĐỨC HẲI VÀ HÀ PHƯƠNG DUNG
- Mình chịu không biết Lê Công Trứ và Nguyễn Thị Thái Vân là ai?
- Điều anh em mình đang mong đấy - Dung cười - Lời chúc mừng này có nghĩa là đúng giờ quy ước ngày 15 tháng 12 em phải đến trước số nhà 343 phố Nguyễn Công Trứ tìm gặp người của A.59 để nối liên lạc với Trung tâm!
- À ra thế. Làm sao mình có thể hiểu nổi khi mình không được biết mật ước.
- Anh còn nhớ bài thơ Aurore của Paul Valéry không?
- Không bao giờ quên.
- Anh dùng khoá số một để dịch cho em bản báo cao nhé.
- Thưa đồng chí chỉ huy, tôi sẵn sàng!
Dung mỉm cười nhìn tôi bằng cặp mát âu yếm. Chị tóm tắt toàn bộ tình hình của chúng tôi từ đầu cuộc hành quân cho đến nay trong một mảnh giấy nhỏ. Tôi lập khóa số một, kiểm tra đi lại cho chính xác rồi bắt tay vào dịch. Sau hai giờ đồng hồ, bản báo cáo được mã hóa hoàn toàn. Tôi đốt bản gốc và "chìa khóa" đi luôn. Bây giờ những tin tức của chúng tôi nấp dưới số hạng những con toán cộng trừ của một tờ giấy nháp học sinh. Nó sẽ được chuyển tới bộ phận điện đài để hóa thân thành sóng điện lan trong không gian vào đúng giờ quy ước.
...
Tối 15 tháng 12, Dung đến phố Nguyễn Công Trứ. Chờ cho kim đồng hồ chỉ đúng hai mươi giờ, cô lướt qua cửa ngôi nhà 343. Cô thấy một phụ nữ xách chiếc làn, miệng làn lộ ra một chiếc khăn màu lục thêu hoa trắng. Dung tiến đến gần chị ta và khẽ gọi:
- Chị Đức Hải!
- Phương Dung đấy à?
- Chị hẹn mười ba đến chơi chỗ em mà sao để em chờ mãi không thấv.
- Hẹn mười ba đâu, cô nhớ lầm đấy, mình hẹn mười tám kia mà!
Trao đổi xong mật khẩu, họ vẫy xe tắc-xi đi ra đường Lê Lợi. Họ hòa tan vào đám đông rồi rủ nhau đến một quãng vắng. Dung trao cho chị Hải bức mật điện. Họ hẹn gặp lại nhau vào đêm Nô-en (24 tháng 12) nước Nhà thờ Đức Bà. Trường hợp bất trắc bị "ma ám" sẽ có một địa điểm và thời gian dự bị. Ngoài mấy lời trao đổi ngắn ngủi trên ra, họ không hề hỏi han gì nhau thêm, họ từ biệt nhau và mỗi người biến vào một ngả. Mười phút sau Dung vẫy xích lô máy đi ra phía bưu điện thành phố. Ở đây một lần nữa cô lại xóa đạo trình của mình trong những đám người đông đúc nhộn nhịp. Khi tin là không còn ai để ý đến mình cô mới về nhà. Lần đầu tiên bắt liên lạc ở một thành phố còn xa lạ, cô tỏ ra rất thận trọng nhưng cũng yên tâm vì khả năng bị theo dõi là rất nhỏ bé.
Nhìn nụ cười trên môi Dung, tôi đã đoán công việc được giải quyết êm thấm.
Năm 1954 qua đi nhanh chóng. Thấm thoát đã đến lễ Thiên chúa giáng sinh. Mặc dù không đi đạo nhưng trong căn phòng chính ngôi biệt thự của ông Cự Phách cũng cho dựng một cây thông Nô-en đồ sộ. Hàng trăm ngọn điện màu thay thế cho những ngọn nến lấp lánh. Đêm nay sẽ có tiệc rượu, sẽ có vũ hội, nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì lạc lõng đối với miền đất nhiệt đới này. Người ta cũng làm cả ông già tuyết bằng bông nhưng tiếc là không có trẻ con. Ngôi nhà đồ sộ này toàn người lớn nên thật buồn tẻ. Chúng tôi xin phép anh chị đi xem lễ ở nhà thờ Đức Bà. Lần đầu tiên tôi vào một nhà thờ công giáo thiên chúa biết lễ nghi kiểu cách ra sao, nhưng chị Dung bảo tôi cứ yên tâm. Những người ngoại đạo cũng đến đây rất đông. Sẽ chẳng có ai để ý đến mình đâu.
Đêm cuối năm mà thời tiết Sài Gòn vẫn nóng. Bầu trời đầy sao còn mặt đất thì đèn boa lộng lẫy. Cái đêm Nô-en đầu tiên của chính quyền họ Ngô, chính quyền của Thiên chúa giáo, nên con chiên của Chúa đã tổ chức ngày lễ long trọng khác thường.
Cũng đêm nay từ Hà Nội xa xôi, cậu Đức của chúng tôi sẽ cho tung lên không gian bức điện đầu tiên. Nếu không có sự cố kỹ thuật nào xảy ra thì chỉ trong vòng một giờ nữa, chúng tôi sẽ nhận được tiếng nói thân yêu từ trái tim Tổ Quốc.
Mười một giờ chúng tôi từ trong nhà thờ đi ra. Dung dẫn tôi đến gần bức tượng Đức Bà và dặn nhỏ:
- Anh đứng đây chờ em ít phút nhé, em đi mua mấy bông hoa. Dung biến vào trong đám đông. Cô đã gặp được người đàn bà hôm trước ở gần một quầy bán hoa. Họ rủ nhau chọn hoa và mỗi người mua một bó nhỏ.
Dung quay lại tìm tôi, cô đưa bó hồng nhung thơm phức cho tôi.
- Chúc chúng ta thành công trong mọi ước vọng.
Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười và ra về. Đến chỗ vắng, Dung mới ghé sát vào tai tôi thì thầm:
- Chúng mình đã bắt liên lạc được với Trung tâm rồi!
Chị rút ra một ống nhỏ nằm lẫn trong bó hoa. Ngay đêm đó tôi cặm cụi giải mã bức điện ngàn ngủi đó. Lại phải "đúc" lại chìa khóa. Lại phải lần từng con số. Công việc không khó khăn gì, nhưng ít làm nên chưa thạo, tôi cứ phải dò dẫm mãi. Cuối cùng thì những lời nói của cậu tôi cũng hiện dần lên trang giấy.
"Cậu rất mừng là đã nhận được tin của hai cháu đúng ngày giờ quy ước. Công việc tiến triến như vậy là rất thuận lợi. Các cháu cứ làm theo chương trình đã định. Phải thận trọng. Hai gia đình đều khỏe mạnh bình yên. Thu Hiền nhắc đến mẹ luôn. Mong thư các cháu".
C.Đ
Xem xong, chúng tôi đốt luôn cả điện lẫn khóa mã. Mùi hoa hồng tỏa ngát căn phòng. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì từ nay không còn là một đôi chim cô đơn nữa. Nhưng rồi tôi bỗng nhận thấy giọt nước mắt lung linh trên khóe mắt Dung.
- Làm sao thế Dung? Tình hình tốt đẹp như vậy có chuyện gì làm Dung buồn?
- Em nhớ con quá. Đêm nào em cũng nghĩ đến nó. Con đang ở tuổi tập nói, có lẽ ngày nào nó cũng bi bô "mẹ", "mẹ"! Hình ảnh con hiện lên và nước mắt em lại trào ra. Chắc anh chẳng để ý gì đến tâm trạng của em và em cũng chẳng muốn anh biết để làm gì. Những cảm xúc yết đuối đó thực chẳng thích hợp với công việc của chúng ta. Nhưng dù sao thì em cũng là một người đàn bà. Xa đứa con bé bỏng hơn bốn tháng rồi, lòng người mẹ nào mà chẳng nhớ nhung thương xót. Cứ mỗi lần thấy một đứa trẻ quấn quýt quanh bà mẹ, cứ mỗi lần bắt gặp một khung cảnh ấm cúng gia đình là em lại thấy tim mình nhói lên, lòng mình trống trải.
Tôi không biết làm gì để an ủi chị, để chia sẻ với chị những nỗi riêng tư. Ôi nếu tôi là một người con gái thì có thể mối đồng cảm của tôi sẽ dễ dàng hơn, dịu ngọt hơn, gần gũi hơn. Từ ngày vào Sài Gòn chúng tôi sống chung trong một căn buồng, nhưng cái không gian này vẫn chia cắt chúng tôi như hai hòn đảo. Tôi nằm trên chiếc đi văng và thường là đi ngủ muộn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng đến mệt lử. Bao giờ Dung cũng chăm chút chu đáo cho tôi, khi thì một ly cà phê sữa, khi thì một cốc ca cao, một chai nước quả để sẵn bên bàn rồi chị mới đi nằm. Khi tôi bừng mắt tỉnh dậy thì đã thấy Dung đang đứng trước gương chải tóc hay thu vén nhà cửa. Tôi đâu có biết được những gì diễn ra trong tâm hồn chị.
Đêm nay tôi cứ nấn ná bên giường chị đến gần hai giờ sáng để mong đợi chị bảo tôi nằm xuống bên chị như cái đêm ở Khách sạn Đại Lục hay phòng trọ Phúc Ninh. Tôi không muốn trở về cái lòn đảo cô đơn của tôi nửa.
Có lẽ Dung cũng hiểu ý tôi. Chị lặng lẽ xếp hai chiếc gối song song rồi nói nhỏ với tôi:
- Nghỉ đi anh.
Tôi ngả mình xuống. Dung đắp cho tôi một chiếc mền mỏng rồi mới kéo chiếc mền của mình lên cổ và nằm xuống sau. Dưới ánh sáng dịu hồng của cây đèn ngủ, tôi vẫn nhìn thấy đôi mắt chị mở tròn lấp lánh, cặp môi mỉm cười mọng lên như quả chín. Tôi cứ nhìn như vậy lâu lắm... Sau này tôi nghĩ rằng nếu lúc ấy một trong hai người với tay sang bên kia thì cái khoảng cách đạo đức mỏng manh đó nhất định sẽ biến mất. Cả hai đều sẽ tha thứ cho nhau và sẽ cùng buông thả để tận hưởng khát vọng yêu đương với một sức mạnh bùng nổ. Nhưng không ai làm chuyện đó cả. Cái lý trí thần thánh đã giữ tay chúng tôi lại. Tôi cứ nhìn Dung đấm đuối như ngắm một bức tranh cho tới lúc hình ảnh Dung nhòe đi, lung linh và biến mất... Tôi bay bổng trong giấc mơ êm đềm, mờ nhạt đến nỗi không còn nhớ nổi chuyện gì.
Sáng hôm sau tôi dậy muộn. Dung phải lay vào vai tôi. Tôi nghe thấy một âm thanh dịu dàng:
- Dậy đi anh, dậy ăn uống để rồi còn học bài chứ!
Tôi làm như không nghe thấy. Tôi chờ đợi bàn tay mềm mại ấy một lần nữa.
- Dậy đi anh, mở mắt ra mà xem, mặt trời đang nhòm vào cửa sổ mà cười anh chàng ngủ trưa kia kìa!
Tôi mở mắt và bắt gặp đôi mắt đen láy, nụ cười lấp lánh và một khuôn mặt rất gần.
- Mặt trời của mình đây rồi!
Câu nói của tôi làm cho Dung ngượng nghịu:
- Anh ngủ say thế, làm em phải lay mãi.
- Mình giả vờ đấy - Tôi cười - Bàn tay mềm mại cửa Dung đặt vào vai là mình biết ngay mà. Minh là nhột con người rất nhạy cảm.
- Thế là em biết rồi, bận sau em không phải lay nữa, em mặc kệ! - Dung cười.
- Thế thì mình cứ nằm gan lì ra đấy xem Dung làm thế nào.
- Em sẽ nhờ cô Kim xuống lay hộ! - Dung trêu tôi.
- Không đánh thức nổi chồng, phải đi nhờ thiên hạ, không biết xấu hổ à!
Thế là cả hai chúng tôi đều cười dàn hòa.
Sau thi ký Hiệp đình Giơ-ne-vơ, ta chủ trương triệt để thi hành Hiệp định và kiên quyết đấu tranh để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh. Ta không có ý định một tay ký, một tay phá vì ta coi hiệp định hòa bình là một thắng lợi của dân tộc. Ta tin rằng nếu như mọi điều khoản được thi hành đầy đủ thì đó sẽ là hòa bình thống nhất đất nước, nguyện vọng tha thiết của nhân dân ta, đồng thời cũng là mục tiêu lớn nhất của cách mạnng dân tộc dân chủ.
Nhưng tất cả những hành động phá đám của Mỹ trên con đường dẫn tới hòa bình và những bước dọn đường thay chân Pháp buộc ta phải đặt ra những giả thuyết mới.
Sau khi phân vùng tập kết lực lượng vũ trang hai bên, quân Pháp trì hoãn không thực hiện những điều khoản chính trị thì tình hình tiếp theo sẽ ra sao?
Nếu chúng ngoan cố chiếm đóng miền Nam , lập ra một nhà nước riêng biệt vĩnh viễn chia cắt nước ta về lãnh thổ và chính trị thì ta phải làm gì?
Ngay cả đến tình huống xấu nhất là Mỹ nhảy vào thay chân Pháp cũng phải tính đến.
Câu trả lời duy nhất cho những tình huống phản trắc là: Cuộc cách mạng miền Nam vẫn sẽ tiếp diễn dù có phải từ bỏ sự bình yên, dù phải tiến hành thêm một cuộc chiến tranh nữa, dân tộc ta vẫn sẽ chấp nhận. Muốn theo đuổi quyết tâm trên ta phải có chuẩn bị trước. Chính từ những dự báo đó, từ tầm nhìn xa đó mà chúng ta phải có những cuộc hành quân thầm lặng. Nó sẽ chỉ là những cuộc hành binh hòa bình thôi, nếu như các điều khoản chính trị của hiệp định được thực hiện như đã ký. Tôi nhớ lại suốt hai năm chờ đợi mục tiêu hiệp thương tổng tuyển cử, Ngô Dình Diệm phá hoại khủng bố dữ dội như vậy mà tất cả những chỉ thị chúng tôi nhận được đều nói lên rằng phía ta hết sức kiềm chế, biết tôn trọng chữ ký của mình và chỉ giáng trả khi tình thế hết phương cứu vãn.
Có một tốp bốn đồng chí mang biệt danh A.59 đi sau chúng tôi vài tháng. Những đồng chí này có nhiều thời gian chuẩn bị hơn chúng tôi. Họ được vào Thanh Hóa để dự một lớp huấn luyện ngắn ngày. Người chỉ huy trưởng là một cán bộ chính trị cấp tiểu đoàn mới được đưa vào "nghề". Một nữ hiệu thính viên thạo việc, một thày thuốc, và một tình báo viên đã hoạt động trong ngành này từ hồi đầu kháng chiến. Tốp này lấy danh nghĩa là sĩ quan liên lạc đình chiến. Lúc đầu định tổ chức đi theo con đường hàng không của Quân đội liên hiệp Pháp. Nhưng sau thấy phải chụp ảnh giao cho đối phương làm thủ tục giấy tờ thì cấp trên đành phải chuyển hướng thâm nhập. Họ đi theo tàu Ác-khăng-ghen của Liên Xô để vào Cà Mau đón đồng bào và chiến sĩ tập kết. Vì đi theo đường của ta nên họ mang theo một điện đài mười lăm oát mới, bốn súng ngắn và một số vũ khí đặc nhiệm.
Sau khi đổ bộ A.59 được tổ chức điệp báo miền Tây đón. Ở đây dù được trang bị các loại giấy tờ hợp pháp, nhận mật hiệu liên lạc, xác định các biện pháp hoạt động cụ thể. Họ hòa tan vào nhân dân, độc lập tiếp cận các mục tiêu được chỉ định để xây "tổ". Vũ khí và điện đài được gửi lại ở Đất Mũi. Tổ chức miền Tây sẽ đảm nhiệm việc chuyên chở đến vị trí khi thời cơ cho phép.
Đồng chí chỉ huy của tốp được giao liên đưa về một cơ sở ở Chợ Lớn. Về mặt hợp pháp, anh là công nhân sửa ô tô Nguyễn Văn Bền.
Chị Ngân, hiệu thính viên vô tuyến điện trở về nhà mình ở khu Bàn Cờ. Chị làm nghề uốn tóc.
Y sĩ Đoàn Bá Mạo định cư ở Hóc Môn. Anh đang tìm việc gì cho thích hợp nhưng chưa được.
Người thứ tư mang biệt hiệu N.12 sẽ cơ động trên nhiều địa bàn qua các cơ sở mà anh đã thiết lập. Anh là người duy nhất liên hệ trực tiếp được với cấp trên ở Sài Gòn.
Khi đi, cậu Đức đã giao mật hiệu cho chị Dung để tìm liên lạc với A.59. Tổ này có nhiều vụ hỗ trơ cho chúng tôi (A.18) nhưng họ không biết công việc và địa chỉ chúng tôi. Chúng tôi không có điện đài nên việc báo cáo về Trung tâm phải qua A.59. Chậm nhất là 20 tháng 12 chúng tôi phải báo cáo tình hình về cho cậu tôi. Vì vậy từ đầu tháng 12, Dung đã phải dõi tìm dấu vết của A.59.
Một hôm tôi đi học về, Dung chạy ra đón tôi với vẻ mặt vui sướng khác thường. Sau khi khóa trái cửa lại chị đưa cho tôi tờ báo Công Luận.
- Có chuyện gì thế Dung?
- Anh xem đi rồi sẽ biết.
Tôi đọc một lượt các tít lớn, nhìn qua các bức ảnh.
- Chẳng tìm thấy một tin gì đáng ngạc nhiên!
- Không đáng ngạc nhiên đâu, nhưng là tin mừng.
Chị chỉ cho tôi mấy dòng nho nhỏ in cuối trang ba lẫn vào những mục quảng cáo, rao vặt:
CHÚC MỪNG
Được tin hai em Lê Công Trứ và Nguyễn Thị Thái Vân sẽ làm lễ thành hôn vào ngày 15 tháng 12 năm 1954. Anh chi xin chúc hai em trăm năm hạnh phúc.
LÊ ĐỨC HẲI VÀ HÀ PHƯƠNG DUNG
- Mình chịu không biết Lê Công Trứ và Nguyễn Thị Thái Vân là ai?
- Điều anh em mình đang mong đấy - Dung cười - Lời chúc mừng này có nghĩa là đúng giờ quy ước ngày 15 tháng 12 em phải đến trước số nhà 343 phố Nguyễn Công Trứ tìm gặp người của A.59 để nối liên lạc với Trung tâm!
- À ra thế. Làm sao mình có thể hiểu nổi khi mình không được biết mật ước.
- Anh còn nhớ bài thơ Aurore của Paul Valéry không?
- Không bao giờ quên.
- Anh dùng khoá số một để dịch cho em bản báo cao nhé.
- Thưa đồng chí chỉ huy, tôi sẵn sàng!
Dung mỉm cười nhìn tôi bằng cặp mát âu yếm. Chị tóm tắt toàn bộ tình hình của chúng tôi từ đầu cuộc hành quân cho đến nay trong một mảnh giấy nhỏ. Tôi lập khóa số một, kiểm tra đi lại cho chính xác rồi bắt tay vào dịch. Sau hai giờ đồng hồ, bản báo cáo được mã hóa hoàn toàn. Tôi đốt bản gốc và "chìa khóa" đi luôn. Bây giờ những tin tức của chúng tôi nấp dưới số hạng những con toán cộng trừ của một tờ giấy nháp học sinh. Nó sẽ được chuyển tới bộ phận điện đài để hóa thân thành sóng điện lan trong không gian vào đúng giờ quy ước.
...
Tối 15 tháng 12, Dung đến phố Nguyễn Công Trứ. Chờ cho kim đồng hồ chỉ đúng hai mươi giờ, cô lướt qua cửa ngôi nhà 343. Cô thấy một phụ nữ xách chiếc làn, miệng làn lộ ra một chiếc khăn màu lục thêu hoa trắng. Dung tiến đến gần chị ta và khẽ gọi:
- Chị Đức Hải!
- Phương Dung đấy à?
- Chị hẹn mười ba đến chơi chỗ em mà sao để em chờ mãi không thấv.
- Hẹn mười ba đâu, cô nhớ lầm đấy, mình hẹn mười tám kia mà!
Trao đổi xong mật khẩu, họ vẫy xe tắc-xi đi ra đường Lê Lợi. Họ hòa tan vào đám đông rồi rủ nhau đến một quãng vắng. Dung trao cho chị Hải bức mật điện. Họ hẹn gặp lại nhau vào đêm Nô-en (24 tháng 12) nước Nhà thờ Đức Bà. Trường hợp bất trắc bị "ma ám" sẽ có một địa điểm và thời gian dự bị. Ngoài mấy lời trao đổi ngắn ngủi trên ra, họ không hề hỏi han gì nhau thêm, họ từ biệt nhau và mỗi người biến vào một ngả. Mười phút sau Dung vẫy xích lô máy đi ra phía bưu điện thành phố. Ở đây một lần nữa cô lại xóa đạo trình của mình trong những đám người đông đúc nhộn nhịp. Khi tin là không còn ai để ý đến mình cô mới về nhà. Lần đầu tiên bắt liên lạc ở một thành phố còn xa lạ, cô tỏ ra rất thận trọng nhưng cũng yên tâm vì khả năng bị theo dõi là rất nhỏ bé.
Nhìn nụ cười trên môi Dung, tôi đã đoán công việc được giải quyết êm thấm.
Năm 1954 qua đi nhanh chóng. Thấm thoát đã đến lễ Thiên chúa giáng sinh. Mặc dù không đi đạo nhưng trong căn phòng chính ngôi biệt thự của ông Cự Phách cũng cho dựng một cây thông Nô-en đồ sộ. Hàng trăm ngọn điện màu thay thế cho những ngọn nến lấp lánh. Đêm nay sẽ có tiệc rượu, sẽ có vũ hội, nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì lạc lõng đối với miền đất nhiệt đới này. Người ta cũng làm cả ông già tuyết bằng bông nhưng tiếc là không có trẻ con. Ngôi nhà đồ sộ này toàn người lớn nên thật buồn tẻ. Chúng tôi xin phép anh chị đi xem lễ ở nhà thờ Đức Bà. Lần đầu tiên tôi vào một nhà thờ công giáo thiên chúa biết lễ nghi kiểu cách ra sao, nhưng chị Dung bảo tôi cứ yên tâm. Những người ngoại đạo cũng đến đây rất đông. Sẽ chẳng có ai để ý đến mình đâu.
Đêm cuối năm mà thời tiết Sài Gòn vẫn nóng. Bầu trời đầy sao còn mặt đất thì đèn boa lộng lẫy. Cái đêm Nô-en đầu tiên của chính quyền họ Ngô, chính quyền của Thiên chúa giáo, nên con chiên của Chúa đã tổ chức ngày lễ long trọng khác thường.
Cũng đêm nay từ Hà Nội xa xôi, cậu Đức của chúng tôi sẽ cho tung lên không gian bức điện đầu tiên. Nếu không có sự cố kỹ thuật nào xảy ra thì chỉ trong vòng một giờ nữa, chúng tôi sẽ nhận được tiếng nói thân yêu từ trái tim Tổ Quốc.
Mười một giờ chúng tôi từ trong nhà thờ đi ra. Dung dẫn tôi đến gần bức tượng Đức Bà và dặn nhỏ:
- Anh đứng đây chờ em ít phút nhé, em đi mua mấy bông hoa. Dung biến vào trong đám đông. Cô đã gặp được người đàn bà hôm trước ở gần một quầy bán hoa. Họ rủ nhau chọn hoa và mỗi người mua một bó nhỏ.
Dung quay lại tìm tôi, cô đưa bó hồng nhung thơm phức cho tôi.
- Chúc chúng ta thành công trong mọi ước vọng.
Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười và ra về. Đến chỗ vắng, Dung mới ghé sát vào tai tôi thì thầm:
- Chúng mình đã bắt liên lạc được với Trung tâm rồi!
Chị rút ra một ống nhỏ nằm lẫn trong bó hoa. Ngay đêm đó tôi cặm cụi giải mã bức điện ngàn ngủi đó. Lại phải "đúc" lại chìa khóa. Lại phải lần từng con số. Công việc không khó khăn gì, nhưng ít làm nên chưa thạo, tôi cứ phải dò dẫm mãi. Cuối cùng thì những lời nói của cậu tôi cũng hiện dần lên trang giấy.
"Cậu rất mừng là đã nhận được tin của hai cháu đúng ngày giờ quy ước. Công việc tiến triến như vậy là rất thuận lợi. Các cháu cứ làm theo chương trình đã định. Phải thận trọng. Hai gia đình đều khỏe mạnh bình yên. Thu Hiền nhắc đến mẹ luôn. Mong thư các cháu".
C.Đ
Xem xong, chúng tôi đốt luôn cả điện lẫn khóa mã. Mùi hoa hồng tỏa ngát căn phòng. Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vì từ nay không còn là một đôi chim cô đơn nữa. Nhưng rồi tôi bỗng nhận thấy giọt nước mắt lung linh trên khóe mắt Dung.
- Làm sao thế Dung? Tình hình tốt đẹp như vậy có chuyện gì làm Dung buồn?
- Em nhớ con quá. Đêm nào em cũng nghĩ đến nó. Con đang ở tuổi tập nói, có lẽ ngày nào nó cũng bi bô "mẹ", "mẹ"! Hình ảnh con hiện lên và nước mắt em lại trào ra. Chắc anh chẳng để ý gì đến tâm trạng của em và em cũng chẳng muốn anh biết để làm gì. Những cảm xúc yết đuối đó thực chẳng thích hợp với công việc của chúng ta. Nhưng dù sao thì em cũng là một người đàn bà. Xa đứa con bé bỏng hơn bốn tháng rồi, lòng người mẹ nào mà chẳng nhớ nhung thương xót. Cứ mỗi lần thấy một đứa trẻ quấn quýt quanh bà mẹ, cứ mỗi lần bắt gặp một khung cảnh ấm cúng gia đình là em lại thấy tim mình nhói lên, lòng mình trống trải.
Tôi không biết làm gì để an ủi chị, để chia sẻ với chị những nỗi riêng tư. Ôi nếu tôi là một người con gái thì có thể mối đồng cảm của tôi sẽ dễ dàng hơn, dịu ngọt hơn, gần gũi hơn. Từ ngày vào Sài Gòn chúng tôi sống chung trong một căn buồng, nhưng cái không gian này vẫn chia cắt chúng tôi như hai hòn đảo. Tôi nằm trên chiếc đi văng và thường là đi ngủ muộn sau những giờ học miệt mài, căng thẳng đến mệt lử. Bao giờ Dung cũng chăm chút chu đáo cho tôi, khi thì một ly cà phê sữa, khi thì một cốc ca cao, một chai nước quả để sẵn bên bàn rồi chị mới đi nằm. Khi tôi bừng mắt tỉnh dậy thì đã thấy Dung đang đứng trước gương chải tóc hay thu vén nhà cửa. Tôi đâu có biết được những gì diễn ra trong tâm hồn chị.
Đêm nay tôi cứ nấn ná bên giường chị đến gần hai giờ sáng để mong đợi chị bảo tôi nằm xuống bên chị như cái đêm ở Khách sạn Đại Lục hay phòng trọ Phúc Ninh. Tôi không muốn trở về cái lòn đảo cô đơn của tôi nửa.
Có lẽ Dung cũng hiểu ý tôi. Chị lặng lẽ xếp hai chiếc gối song song rồi nói nhỏ với tôi:
- Nghỉ đi anh.
Tôi ngả mình xuống. Dung đắp cho tôi một chiếc mền mỏng rồi mới kéo chiếc mền của mình lên cổ và nằm xuống sau. Dưới ánh sáng dịu hồng của cây đèn ngủ, tôi vẫn nhìn thấy đôi mắt chị mở tròn lấp lánh, cặp môi mỉm cười mọng lên như quả chín. Tôi cứ nhìn như vậy lâu lắm... Sau này tôi nghĩ rằng nếu lúc ấy một trong hai người với tay sang bên kia thì cái khoảng cách đạo đức mỏng manh đó nhất định sẽ biến mất. Cả hai đều sẽ tha thứ cho nhau và sẽ cùng buông thả để tận hưởng khát vọng yêu đương với một sức mạnh bùng nổ. Nhưng không ai làm chuyện đó cả. Cái lý trí thần thánh đã giữ tay chúng tôi lại. Tôi cứ nhìn Dung đấm đuối như ngắm một bức tranh cho tới lúc hình ảnh Dung nhòe đi, lung linh và biến mất... Tôi bay bổng trong giấc mơ êm đềm, mờ nhạt đến nỗi không còn nhớ nổi chuyện gì.
Sáng hôm sau tôi dậy muộn. Dung phải lay vào vai tôi. Tôi nghe thấy một âm thanh dịu dàng:
- Dậy đi anh, dậy ăn uống để rồi còn học bài chứ!
Tôi làm như không nghe thấy. Tôi chờ đợi bàn tay mềm mại ấy một lần nữa.
- Dậy đi anh, mở mắt ra mà xem, mặt trời đang nhòm vào cửa sổ mà cười anh chàng ngủ trưa kia kìa!
Tôi mở mắt và bắt gặp đôi mắt đen láy, nụ cười lấp lánh và một khuôn mặt rất gần.
- Mặt trời của mình đây rồi!
Câu nói của tôi làm cho Dung ngượng nghịu:
- Anh ngủ say thế, làm em phải lay mãi.
- Mình giả vờ đấy - Tôi cười - Bàn tay mềm mại cửa Dung đặt vào vai là mình biết ngay mà. Minh là nhột con người rất nhạy cảm.
- Thế là em biết rồi, bận sau em không phải lay nữa, em mặc kệ! - Dung cười.
- Thế thì mình cứ nằm gan lì ra đấy xem Dung làm thế nào.
- Em sẽ nhờ cô Kim xuống lay hộ! - Dung trêu tôi.
- Không đánh thức nổi chồng, phải đi nhờ thiên hạ, không biết xấu hổ à!
Thế là cả hai chúng tôi đều cười dàn hòa.
/72
|