Vừa bước chân xuống sân bay Bourget, Bạch Kim đã tìm cách gọi điện báo tin cho tôi. Hai mẹ con sẽ còn lưu lại Paris ít lâu. Việc chính là cô sẽ cùng người anh ruột ở Pháp nhờ luật sư lo liệu hợp pháp hóa quyền sở hữu món gia tài thừa kế của ông Cự Phách ghi lại trong di chúc hiện gửi ở ngân hàng Pháp quốc. Rồi cô còn phải lo liệu các thủ tục nhập cư vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, hai mẹ con còn muốn đi thăm những di tích lịch sử của Thành phố ánh sáng, thành phố của những danh nhân văn hóa nổi tiếng. Như vậy sớm ra màu hè năm 1976 chúng tôi mới có thể gặp nhau. Tôi muốn anh chị tôi nhanh chóng thu xếp chỗ ở mới ở Hoa Kỳ. Có như vậy thì việc xin nhập cư của tất cả chúng tôi mới tiến hành cùng một lúc được.
Anh chị tôi cũng chấp nhận ý kiến của tôi. Chị nói:
- Cả nhà ta cần phải đi du lịch một chuyến, ta phải thăm dò, lựa chọn để sau này không phải ân hận.
- Đúng đấy, nhưng ta không thể đi thăm khắp nước Mỹ để chọn nơi cư trú. Theo ý anh thì chúng mình sẽ đến California. Ở đấy có nhiều bạn bè hơn cả. Cụ Huỳnh Quốc Bửu ở San Diago. Cụ Hoàng Cơ Bảo, tướng Thiết Vũ, luật sư Bùi Hạnh, kỹ SƯ Nghiêm Bửu Châu... đều ở Los Angeles. Giáo sư Huỳnh Lanh ở San Francisco. Ta lại có dịp chia sẻ vui buồn với nhau. Hơn nữa khí hậu ở Cali nằm bên bờ Thái Bình Dương rất tốt. Vĩ độ 35 chắc cũng ấm áp.
Chúng tôi đến Cali vào mùa du lịch. Hàng trăm nghìn khách từ khắp nơi tràn đến. Khách sạn đầy ắp, xe cộ đầy đường và những cuộc tắc nghẽn khổng lồ. Chúng tôi thuê buồng khách sạn Hilton ở Los Angesles. Sau đó đến thăm luật sư Bùi Hạnh. Vị luật sư đón tiếp chúng tôi rất chân tình. Ông ta sang Mỹ từ đầu những năm 70 nên gia đình của cải không mất mát tí gì. Ở đây ông không làm nghề luật mà mở tiệm buôn. Ông Hạnh khuyên anh tôi nên chuyển về đây. Nếu anh tôi không thích buôn bán, tránh nơi ồn ào thì có thể mua một căn nhà xa xa trung tâm thành phố, giá cả ở đây rẻ hơn nhiều so với những nơi khác. Ông quen biết khá rộng nên sẵn sàng đứng ra thu xếp giúp đúng theo lật lệ của nước này với những điều kiện có lợi nhất.
Ông Bùi Hạnh đã bỏ cả ngày trời lái xe đưa chúng tôi đi thăm các vùng xung quanh. Những dải rừng phong, rừng thông nằm bạt ngàn hai bên lộ ông Hạnh đưa chúng tôi đến vùng bán đảo Nelson. Một thị trấn nhỏ nằm bên bờ vịnh, ẩn mình trong những vườn cây xanh rờn, sạch sẽ. Khí hậu nóng ấm hơi khô gần giống như mùa thu ở vịnh Hạ Long làm cho tâm hồn tôi náo nức dễ chịu vì nhớ đến quê hương. Giữa thị trấn có một hoa viên rực rỡ sắc màu. Các tòa biệt thự nho nhỏ đủ kiểu cách xây nhấp nhô ở những bình độ cao thấp khác nhau làm cho cảnh quan thật mỹ lệ. Ở đây không có những bin-đinh chọc trời, những xa lộ đầy ô tô nên rất thích hợp với những người đứng tuổi.
- Làm sao đủ tiền để mua nổi một biệt thự ở đây?
- Chị tôi vừa thích thú vừa khiêm tốn ướm hỏi ông bạn.
- Thưa bà, bà có thể lựa một cái vừa túi tiền. Chỉ cần bà muốn đến đây với chúng tôi thôi! - Luật sư Bùi Hạnh trả lời rất lôi cuốn.
Cuối cùng ông luật sư đã tìm giúp cho chúng tôi một biệt tự xinh xinh nằm sâu trong dết liên hơn. Bù lại, nó ở bên hồ Green Lake, một cái hồ nước nước ngọt, xanh biếc, xung quanh lởm chởm những tảng đá trông giống như những hòn non bộ trong bể cảnh.
Công việc chuyển nhà cũng đơn giản. Chúng tôi thu xếp tất cả trong vòng một tháng. Tôi viết thư cho Bạch Kim và cháu Quang Trung à "bên này" rất mong hai mẹ con. Tôi mô tả biệt thự bên hồ xinh đẹp và tuyệt vời nhưng nó vẫn buồn tẻ vì thiếu hai mẹ con.
Mùa thu năm đó Bạch Kim và cháu Trung mới rời nước Pháp bay sang đây với chúng tôi. Cả nhà gặp nhau ở sân bay mừng mừng tủi tủi. Trừ tôi ra hình như ai cũng đẫm nước mắt. Trước mặt mọi người, tôi và Bạch Kim vẫn chỉ là "người dưng" nên chưa thể có một cử chỉ gì vượt qua vòng lễ giáo! Nhưng mỗi lần hai cặp mắt gặp nhau là chúng tôi kín đáo biểu hiện một tình cảm yêu thương tha thiết.
Lại một lần nữa chị Lệ Ngọc thu xếp buồng ngủ.
- Nghĩa và Kim nghỉ buồng này.
Mặc dù rất cảm động, đỏ mặt lên vì vui sướng, nhưng Kim vẫn ra vẻ ngạc nhiên:
- Sao lại thế chị?
- Còn sao nữa ? Đó là cái kết cục hợp lý hợp tình nhất chứ sao.
Bạch Kim ôm lấy chị mỉm cười:
- Cảm ơn chị nhưng xin chị cứ cho em phòng riêng. Anh Nghĩa phòng bên rồi đến phòng Tôtô. Chúng em đã có quyết định gì đâu!
Chị Ngọc cau mặt:
- Sao lại thế được. Chị tưởng hai em...
- Sự xếp đặt của chị là rất hợp lý. Nhưng em còn muốn thử thách anh Nghĩa hơn nữa xem anh đã thực sự yêu em chưa. Lỡ ra anh ấy lại mê cô gái trẻ trung nào khác thì sao chị? Đàn ông thường khó hiểu, kinh nghiệm như với Vĩnh Quốc trước đây làm em phải thận trọng hơn.
- Tuỳ em thôi. Nhưng theo chị thì Nghĩa rất tốt. Chú ấy giống tính anh Ân, suốt đời không biết lừa dối vợ!
Kể là phòng riêng cho phải phép thôi chứ chúng tôi ở hai phòng liền nhau lại có cửa thông. Muốn lẻn sang lúc nào chẳng được.
Bạch Kim tự trang trí cho phòng mình. Cô đem theo những bức tranh sơn mài từ căn buồng cũ ở Sài Gòn sang. Tôi muốn vào thăm xem cô bày biện ra sao nhưng Kim đóng chặt cửa nhất định không cho sang. Tôi sốt ruột không hiểu đã có chuyện gì xảy ra. Thỉnh thoảng gặp tôi ngoài hành lang Bạch Kim lại nháy mắt cười vẻ bí mật. Tôi trách:
- Sao hồi này em khó tính thế? Em mới học được những gì ở Paris đấy?
- Đến tối anh sẽ biết.
Mãi đến chín giờ Bạch Kim mới mở cửa thông hai buồng. Cô xuất hiện trong bộ đồ phương Tây lộng lẫy mà tôi chưa từng thấy.
- Xin mời!
Chỉ đợi câu đó là tôi lẻn vào rất nhanh. Kim trang trí căn buồng khác xưa nhưng vẫn gợi nhớ quá khứ. Đặc biệt ở vị trí trên chiếc dương cầm cô treo bức ảnh Phương Dung lồng kính. Đó là bức ảnh duy nhất trong căn buồng. Sự kiện này làm cho tôi xúc động đến ứa nước mắt. Tôi quay lại ôm lấy Kim.
- Cảm ơn tấm lòng cao đẹp của em. Em là hiện thân của Dung. Anh và Tôtô sẽ yêu quý em suốt đời.
Bạch Kim thì thầm:
- Em sẽ sống tiếp phần đời của chị Dung để lại. Tôi bế cô mà cảm thấy nhẹ nhàng như mình đang bay bổng...
Anh chị tôi chỉ đợi Bạch Kim và cháu Tôtô sang là tổ chức một bữa tiệc mời bạn bè, vừa mừng đoàn tụ gia đình, vừa mừng nhà mới.
Nhìn bản danh bạ điện thoại anh tôi gọi đi, tôi yên tâm vì số người này đều không gây nguy hiểm gì cho tôi. Vẫn những bộ mặt cũ. Nhà "cách mạng lão thành" Huỳnh Quốc Bửu và ái nữ Huỳnh Liên. Cụ Hoàng Cơ Bảo, lãnh tụ "chuyên nghiệp" của phe đối lập và con trai. Vợ chồng viên tướng đẹp trai Thiết Vũ, người đỡ đầu cho cuộc đời binh nghiệp của tôi! Luật sư Bùi Hạnh. Ông bà kỹ sư Nghiêm Bửu Châu (nhân vật mới mẻ này tôi chưa quen).
Phần lớn những người này đều vô công rồi nghề hay sao mà họ nhận lời ngay và đến rất đúng giờ. Họ ôm nhau thắm thiết. Có thể là đến hơn một năm rồi họ mới lại gặp nhau. Mối tình cố quốc, tha hương làm cho họ hân hoan thực sự.
Hoàng Quốc Bửu đã bỏ hẳn bộ quốc phục (khăn xếp áo dài), trông ông trẻ hẳn ra. Ái nữ của ông, cô Huỳnh Liên ba mươi nhăm tuổi chưa chồng, người dày son phấn và nhung lụa nhưng nhìn vẫn khô như một cái xác ướp. Ông Bảo vẫn giữ cái dáng điệu của con Nhất Sách. Tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch con trai ông Bảo đã thay đổi trang phục cho thích ứng với môi trường: tóc dài, râu rậm, quần áo bò, kính cận màu choán nửa phần mặt. Tướng Thiết Vũ bỏ bộ đồ nhà binh trông có vẻ hiền lành. Kỹ sư Nghiêm Bửu Châu là người đàn ông trẻ nhất trong đám quan khách. Anh ta chỉ độ bốn chục tuổi, cao thước bảy, dáng thể thao, nhanh nhẹn, da ngăm ngăm. Vợ viên kỹ sư là một thiếp phụ xinh đẹp, người Nhật Bản.
Hôm đó Bạch Kim phải trang điểm thật đẹp để làm nổi bật vai trò chủ nhà.
- Xin giới thiệu cùng quý khách, đây là em gái tôi, vợ góa của người phi công anh hùng, trung tá Huỳnh Vĩnh Quốc - Chị Ngọc tôi vui vẻ nói với bạn bè.
- Bravo! Bravo! - Cử tọa vỗ tay nhiệt liệt.
Sau cái màn lễ nghi dạo đầu, quan khách nâng cốc chúc ngày hội ngộ, chúc sức khỏe, chúc phúc cho gia chủ, cho sự may mắn của những người sống sót sau tai biến 1975 tụ tập ở đây.
Anh tôi, vẻ mặt chân thành xúc động ngỏ lời cùng bạn hữu:
- Thưa quý vị, tôi rất vui mừng có được cuộc gặp mặt thân mật của chúng ta hôm nay. Chúng ta vẫn tồn tại và được nhìn thấy nhau, đó là điều quý báu nhất, không gì sánh nổi. Sau cái ngày tưởng như tận thế đó quay lại nhìn thân quyến bạn bè thấy vẫn bằng an cả. Thật đáng kinh ngạc! Ông Vượng, ông Nghị, ông Thạc không kịp ra đi, nhưng qua tin của các em tôi vừa tử Sài Gòn sang thì cũng vẫn sống cả. Cuộc tắm máu mà chúng ta tiên đoán đã không xay ra.
- May mắn hơn nữa là chúng ta đều đã chuyển gần như trọn vẹn tài sản ra nước ngoài trong cái tình trạng hỗn loạn chung nên không phải chịu sự kiểm soát của bất cứ chánh phủ nào - ông Bùi Hạnh thích thú.
Nhà cách mệnh lão thành Huỳnh Quốc Bửu nhăn nhó phàn nàn:
- Quý ông ra đi từ năm 1972. Quý ông có cơ hội thanh lý toàn bộ tài sản ở quốc nội. Bọn tôi đâu có được thời gian để thu xếp. Như tôi đây, gần như phá sản hoàn toàn. Một ngàn hai trăm mẫu điền trang, lâm trang ở Tây Ninh, Thủ Dầu Một. Sáu xí nghiệp, công nghệ chế biến đồ gỗ, đường, bột ngọt, nước mắm, cao su. Hơn một trăm ngư thuyền... tất cả rơi vào tay Cộng sản. Không biết rồi đây chúng tôi sống ra sao.
- Nghe người ta nói cụ ra đi với cả một hạm đội thương thuyền với sức rẽ nước trên ba vạn tấn kia mà! Chẳng lẽ nó không chở nổi vài trăm ki-lô-vàng?
Mọi người cười vang vì lời tố cáo của ông Hoàng Bảo Thạch.
- Ôi miệng thế gian thật là độc ác. Đúng là có kéo đi được sáu cái tàu. Nhưng toàn là thứ đồ cổ cả. Tôi phải bán cho hãng S.T.A.J Nhật Bản theo giá đồng nát. Còn vàng thì tôi không có. Xin thề. Tôi là nhà kinh doanh, tôi không chịu để đọng vốn trong két sắt.
- Chỉ có tôi mới là mất trắng. Tôi ra đi gần phút cuối cùng. Khi có thể nghe thấy tiếng xích xe tăng của Cộng sản nghiến trên đường phố! - Tướng Thiết Vũ nhún vai mỉm cười kiêu hãnh - nhưng thôi, tiếc làm gì. Cả một quốc gia sụp đổ, cả một siêu cường bại trận. Riêng ta có gì là đáng kể.
- Thưa tướng quân, nếu tôi không lầm thì số tiền tướng quân gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ, ngân hàng Mahattan thừa nuôi vài thế hệ ngồi ăn không! Ha ha! - Cô Huỳnh Liên ái nữ của cụ Bửu cũng nháy mắt cười duyên châm chọc viên tướng hai sao.
- Tôi cũng ra đi vào giây phút cuối cùng trong cảnh hỗn loạn của quân Lưu Bị khi thất thu Hạ Bì. Nhưng tôi chẳng mất cái gì vì tôi giàu có như vua Lear1 (Ông vua trong bi kịch của Sếch-Xpia, chia cả vương quốc cho con trở nên nghèo khó), chẳng có gì để mất. Suốt ba chục năm hoạt động trên chính trường, tôi đem toàn bộ tâm huyết ra hiến dâng cho sự nghiệp tự do, cho lý tưởng dân chủ đại nghị, cho nền độc lập của dân tộc suốt mấy chục năm "Van nợ lăm khi trào nước mắt, chạy ăn từng bữa toát mồ hôi!"...
- Tôi tiếc cho cụ quá. Giá cụ theo Cộng sản thì được coi là giai cấp vô sản?
- Nhưng Cộng sản thiếu rượu Cognac và không có người đấm lưng!
Cụ bảo bỏ ngoài tai những câu đùa châm chọc của bạn bè. Cụ vẫn bình thản nói tiếp:
- Việt Minh kết án tử hình vắng mặt tôi. Pháp bắt tôi nhốt vào Hỏa Lò mấy lần. Cựu Hoàng quở trách và bỏ qua lời can gián của tôi. Ông Diệm nghi ngờ tôi. Ông Khánh lo sợ tôi. Ông Thiệu theo dõi tôi... Đến khi ông Minh, ông Mậu vời tôi ra gánh vác việc chung, làm rường cột cho xã tắc thì vận nước đã hết. Tôi từ chối - Cụ Hoàng Cơ Bảo thở dài đau đớn - Chỉ có bạn bè, chỉ có công chúng là yêu thương, kính trọng tôi. Tôi sẽ không bao giờ phụ họ. Tôi ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng tôi thấy vai mình vẫn nặng nợ quốc dân. Mình tôi không thể để vàng bạc vinh hoa chiếm chỗ của nghĩa vụ. Tôi sẽ chịu đựng cuộc sống thanh bần đến hết đời, nhưng nguyện sẽ hiến nốt nắm tương tàn cho cố quốc - Nói đến đây cụ Bảo lấy khăn tay thấm thấm nước mắt - Tôi không thể sống an nhàn khi năm mươi triệt đồng bào mình còn bị đầy dọa dưới gót sắt Cộng sản. Phải tìm đường mà cứu lấy non sông. Các đấng tiên liệt như cụ Nguyễn Thái Học, cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, cụ Cường Để há chẳng phải là những tấm gương để chúng ta noi theo? Các cụ tuy công chưa thành nhưng danh bất diệt. Ở nơi quốc ngoại xa xôi này đêm đêm tôi vẫn đốt nén hương trầm vái về đất tổ Tôi sẽ kêu gọi cộng đồng người Việt nơi hải ngoại hướng về quốc nội. Tôi sẽ cảnh giác cộng đồng quốc tế hậu thuẫn cho những người Việt Nam tự do đấu tranh chống cộng đến cùng, ngõ hầu chuyển thay được tình thế bi thảm hiện nay.
Tướng Thiết Vũ tỏ ra thất vọng.
- Khó lắm cụ ơi! Đã có lúc trong tay ta có cả triệu quân, dưới sự yểm trợ của sáu trăm ngàn quân Hoa Kỳ, trên năm ngàn phi cơ hàng trăm pháo hạm mà chúng ta còn chịu bó tay nữa là bây giờ.
- Nhưng chưa bao giờ quý ngài biết điều khiển cuộc chiến - Cụ Hoàng Cơ Bảo nóng nảy cắt ngang lời viên tướng - Các ngài đã biến nội chiến thành chiến tranh xâm lược. Chính các ngài đã tạo cho Cộng sản tư thế chiến thắng.
- Các chính khách dân sự đã là đồng minh tự nhiên của cộng quân. Họ đã làm tan vỡ khối thống nhứt quốc gia. Họ đánh vào sau lưng quân đội. Hàng triệu người lính đã đổ máu cho họ tranh giành quyền lực.
- Thôi, xin quý vị hãy bớt nóng. Hôm nay chúng ta đến đây với mục đích khác. Hãy giữ cho cuộc gặp gỡ này những tình cảm tốt đẹp - Luật sư Bùi Hạnh can gián hai người - Tôi nghĩ là chúng ta có thể tổ chức cả một cuộc hội thảo về cuộc chiến tranh này nhưng không phải hôm nay và ở đây.
- Xin tha lỗi cho tôi - Cụ Bảo trở lại bộ mặt điềm đạm và ân hận - Sự thất bại lớn lao quá, mỗi lần nhắc lại là thần kinh tôi dễ bị tổn thương.
- Tốt nhất là ta quay về với rượu đế, với món gà xé, món nấm nhồi... mà quý bà đã cố công làm cho chúng ta nhớ tới quốc hồn quốc tuý...
...
Tiệc tan, quan khách được mời ra ngồi chơi ngoài vườn cây ngắm hồ Green Lake vào ban đêm. Mặt nước như láng thủy ngân phản chiếu muôn ngàn ánh đèn màu lấp lánh... Vẻ đẹp thiên nhiên cũng chỉ thu hút mọi người trong chốc lát. Đàn bà nhanh chóng chuyển sang chuyện tiện nghi, chuyện thời trang, chuyện hòa đồng y phục với dân bản địa... Đàn ông thì bàn chuyện kinh doanh, chuyện kiếm công ăn việc làm, chuyện thuê người hầu và có cả chuyện hộp đêm, sòng bạc...
Cụ Bảo thì không sao dứt được câu chuyện chính trị. Cụ thì thầm với anh tôi:
- Tôi già rồi, tiền bạc thì không, sống bằng đồng tiền trợ cấp di tản thực là eo hẹp và nhục nhã. Nhờ bạn bè mãi cũng hổ thẹn. Hồi trong nước tôi dựa vào tiền đảng phí, tiền đóng góp của các doanh gia, quỹ dân biểu của phe đối lập và cả bằng lòng từ thiện của ngoại bang. Nay thì biết tin cậy vào ai.
- Bác sĩ mở cliniqu!
- Trời ơi ba mươi năm bỏ nghề, chân tay lóng ngóng, đến tên thuốc cũng quên nói chi chữa bệnh.
- Bác đứng ra trông nom còn thì thuê bác sĩ làm công.
- Ở đây không giỏi không cạnh tranh nổi. Huống hồ bệnh kín ở nước Mỹ đã phát triển tới mức dễ sợ. Mới đây người ta phát hiện ra bệnh Sida1 (Hội chứng suy giảm khả năng miễn nhiễm) là một thứ dịch trong giao lưu tình dục. Chín mươi phần trăm tử vong. Mình không giỏi làm sao dám chữa. Hơn nứa mình cũng già rồi, các bà các cô đâu cần mình khám! Chỉ có nghề chính trị là càng già càng nhiều mưu mẹo, giàu kinh nghiệm. Tôi đã nghĩ đến một phương hướng mới, luật sư có thể cộng tác với tôi không?
- Dạ xin bác cứ nói.
- Hậu quả của cuộc chiến tranh ba mươi năm làm cho cộng đồng người Việt tan ra khắp thế giới. Không ai thống kê được số dân hải ngoại, nhưng có thể ước tính không dưới hai triệu. Khắp Tây Âu, bắc Mỹ và vùng Đông Nam Á, nước nào cũng có Việt kiều cư trú. Nhìn khái lược thôi ta cũng nhận ra rằng đây là cái vốn không nhỏ. Ta cần liên minh những người này lại, không để cho Cộng sản thao túng. Đó cũng là một cuộc tranh chấp quyết liệt. Nó không chỉ có tầm quan trọng bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến nền an ninh của cộng sản ở chính quốc. Người Mỹ nhận thấy điều này sớm hơn chúng ta và họ đã cảnh cáo chúng ta. Vấn đề Việt kiều ở Pháp trước đây cho chúng ta một bài học. Chính những người tị nạn Việt Minh sang Pháp nay lại gia nhập những tổ chức do Hà Nội kiểm soát. Mặt khác chúng ta cũng cần phải có tầm nhìn xa hơn. Người Mỹ tuy đã ra đi khỏi Việt Nam nhưng họ không thể bỏ nốt Đông Nam Á. Họ cũng không thể để cho nước Việt Nam cộng sản mạnh lên để thao túng nốt vùng này. Tôi đã gặp Warrens, một quan chức có thế lực phụ trách Viễn Đông Vụ, ông ta cho biết "Mỹ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương. Mỹ sẽ không bỏ quên Đông Nam Á. Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng răn đe ở vùng này". Còn tiến sĩ Price thì cho rằng "Mỹ sẽ phải tạo ra một đối trọng mới đủ để giữ thế cân bằng chiến lược ở vùng này nhằm ngăn chặn người Nga". Ông ta còn tiên đoán "có thể sẽ xảy ra cuộc chiến tranh Dông Dương lần thứ ba". Trung cộng thì dịu giọng hơn "Xin chú Sam hãy đứng lại. Không có ai đuổi đằng sau đâu mà phải chạy!". Xem ra ý đồ của họ đã gặp nhau ở một điểm. Chẳng lẽ là người Việt Nam chúng ta lại thờ ơ với những vấn đề này chăng?
- Về phương diện này thì chúng ta hoàn toàn trắng tay và vì vậy mà không đủ tư cách để lợi dụng tình thế.
- Ông đã chuyển sang kinh doanh kỹ nghệ, tài chính. Nhưng tôi xin nhắc ông là không có cuộc kinh doanh nào đem lài lợi nhuận bằng kinh doanh quyền lực, đầu tư chính trị. Khi ra đi ông Thiệu đã mang theo một số vàng mà kim ngạch dự trữ trong ngân khố của nhiều quốc gia không sánh kịp.
- Nhưng vẫn có người ra đi tay trắng? - Anh tôi cười ý nhị.
- Ông muốn nói tôi phải không? Đó là vì chưa một lần nào tôi nắm được quyền lực trong tay. Phe đối lập cũng chỉ là vật hiến tế thần linh ở thánh đường chính trị. Nó tô vẽ cho bộ mặt dân chủ của phe chấp chính. Kể ra nếu chịu ăn non thì nhiều lúc tôi cũng có thể thỏa hiệp với họ. Nhưng cái tính tôi ham được ăn cả ngã về không. Suốt ba mươi năm tôi tung đồng tiền lên nó đều lật sấp, mà theo quy luật tự nhiên thì tỷ lệ sấp ngửa phải dần đến một. Ôi số tôi đen quá. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng tôi vẫn muốn chơi nốt ván bài cuối cùng. Tôi sẽ đứng ra thành lập "Liên minh Việt kiều Hải ngoại". Nếu được sự ủng hộ của người Mỹ thì ta lại có tất cả. Ông thấy thế nào?
- Tôi sợ cụ đã lầm giữa quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
- Chẳng lẽ ông tin rằng có cái tuyệt đối trong quy luật xã hội? Không có cái gì tuyệt đối. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một cuộc đời có những cái gần tuyệt đối. Tôi không tin là cái Liên minh của cụ có thể làm cho đồng tiền lật ngửa.
- Thôi được, mọi việc tôi sẽ làm. Bước đầu tôi chỉ mượn cái tên của ông vào ban trù bị thôi. Tôi sẽ soạn thảo cương lĩnh, tôi sẽ gửi điện mời tất cả các tổ chức Việt kiền trên thế giới (dĩ nhiên là không kể những tổ chức thân cộng). Mùa xuân năm tới sẽ có cuộc hội thảo ở California. Nếu ta tập hợp được ý chí của các cộng đồng thì hiến chương Cali sẽ là ngọn cờ Phục quốc của chúng ta. Ta liên minh với lực lượng hữu phái còn tồn tại trong nội địa rồi thành lập chính phủ lưu vong. Lúc đó tôi sẽ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng Việt kiều Hải ngoại, tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia tự do, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tài trợ bí mật hay công khai cho chúng ta. Bộ máy kinh doanh của ta sẽ thực sự sinh lợi từ đấy.
- Bác có tin rằng ngọn cờ phục quốc của chúng ta có thể tìm nổi một chỗ cắm trên đất Việt không?
- Sao lại không? Ta phải truyền được tín điều đó cho mọi người, mọi thế hệ. Nếu tôi không cắm được thì con tôi, cháu tôi cắm... - Cụ Bảo ghé sát vào tai anh tôi thì thầm - Nhưng trước mắt ngọn cờ thiêng liêng đó muôi sống chúng ta.
Trong khi mọi người trò chuyện dưới vườn cây thì Hoàng Bảo Thạch theo Bạch Kim lên lầu ba. Anh ta tha thiết yêu cầu Bạch Kim đàn cho nghe bản Polonaise của Chopin.
- Dạ, xin lỗi đã lâu lắm tôi không đánh Polonaise cho ai nghe. Sống dưới chế độ cộng sản tôi toàn chơi những bài của họ.
Ngồi vào đàn Bạch Kim dạo bài Giải phóng miền Nam rồi cô quay lại hỏi Bảo Thạch:
- Anh nghe thế nào?
Vốn không phải người "sành nhạc", lại bị hỏi bất ngờ nên Hoàng Bảo Thạch vội lẩy câu Kiều thay cho lời bình luận:
- Khúc đâu Hán Sở chiến trưởng
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau!
Bạch Kim đánh bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao. Âm thanh lấp lánh như những hạt châu rơi trên mâm bạc. Hoàng Bảo Thạch mắt lim dim, đầu gật gù. Chờ cho âm thanh cuối cùng tan vào thinh không anh ta mới nhận xét:
- Hay đấy nhưng tôi không thích nghe âm nhạc của họ. Thực tình tôi không chịu đựng nổi.
- Cứ y như họ muốn hát nước vào mặt mình phải không anh? - Bạch Kim cười vui vẻ - Về mặt này họ cũng đứng trên ta một tầm. Ta toàn đi mượn cái đẹp của thiên hạ để đắp điếm cho mình. Không hiểu tại sao mỗi lần nghe các cô ca sĩ của chúng ta gào lên "đừng bỏ em một mình, đừng bỏ em một mình"1 (Lời một bản tình ca thời nguỵ) là trong óc tôi lại hiện ra cái hình ảnh các bà mẹ Tây ngửa mặt lên trời nhìn theo những ông chồng ngoại quốc bay đi mãi mãi. Và sau đó đến lượt các chính khách, các nhà lãnh đạo quốc gia cũng gào lên "đừng bỏ em một mình, đừng bỏ em một mình!". Nhưng ngươi Pháp và người Mỹ vẫn phải gạt lệ ra đi! Thật nhục nhã cho đàn ông đằng mình!
- Tôi hy vọng rằng Bạch Kim sẽ không kết án tất cả mọi người.
- Tôi thương hại chồng tôi đã đổ máu cho một sự nghiệp ngu ngốc và tôi rất buồn.
- Bạch Kim đã làm lây nỗi buồn sang tôi rồi đấy. Nhiều năm nay tôi cũng sống cô đơn như chị. Năm tháng trôi qua tôi chẳng biết mình đang chờ đợi một cái gì - Bảo Thạch lái câu chuyện di một hướng khác.
- Chẳng lẽ anh không còn mục đích nào để theo đuổi?
- Tôi là một người đa cảm, yếu đuối. Ba tôi thường trách tôi mới ở tuổi bốn mươi mà đã sớm mất nhuệ khí. Ông khích lệ tôi đi theo con đường của ông. Ông luôn luôn bị cuốn hút bởi "vận may sắp đến".
- Còn anh, anh có tin không?
- Tôi cũng mong một cơ hội thành đạt, mong giàu có như mọi người. Nhưng tôi cảm thấy mình không có trạng mạo chính trị. Tôi thích hợp với thi ca hơn.
- Với thi ca?
- Vâng. Ôi nếu tôi có được mười lăm ngàn đô-la lợi tức thường niên thì tôi sẽ từ bỏ tất cả để suốt đời ca ngợi, tôn thờ vẻ đẹp của Bạch Kim!
- Của tôi? - Bạch Kim ngạc nhiên và hơi tức cười vì câu nói vô duyên đó.
- Đúng thế, Bạch Kim không tin là mình đẹp sao?
- Tôi không tin cái đẹp của mình đáng giá mười lăm ngàn đồng lợi tức thường niên? - Cô mỉm cười châm biếm - Rất tiếc tôi lại là một người không ưa ngợi ca hoặc tôn thờ. Nếu tôi thích được tôn thờ tôi thừa sức nuôi bốn anh hề làm việc đó. Tôi được thừa kế một gia sản cho số lợi tức gấp mười lần anh đánh giá! - Bạch Kim tỏ ra kiêu căng và đanh đá.
- Bạch Kim hoàn toàn hiểu lầm tôi. Tôi quý trọng, tôn thờ chị chứ không hề đánh giá chị. Biết nói thê lào để Bạch Kim hiểu cho lòng tôi.
Vẻ mặt Hoàng Bảo Thạch đau khổ và nhẫn nhục.
Cuộc nói chuyện của hai người trở nên nhạt nhẽo hơn. Thạch tìm đường cáo lui về phòng mình.
...
Tôi ngồi tiếp chuyện viên kỹ sư trẻ tuổi Nghiêm Bửu Châu. Trông vẻ mặt anh ta quen quen mà không nhớ đã gặp anh ở đâu. Hình như về phía anh ta cũng có một cảnh giác như vậy.
- Trước đây anh học ở đâu? - Tôi hỏi.
- Tôi du học Nhật Bổn tám năm. Tốt nghiệp đại học Yokohama lấy vợ rồi về nước năm 1972.
- Lấy vợ Nhật, sao anh không ở luôn bên ấy, về nước làm gì để rồi lại phải ra đi.
- Tôi thấy khó hoà nhập nổi với một xã hội đóng kín kiểu Nhật Bổn. Việt Kiều ở đấy rất ít nên không mấy bạn bè. Khí hậu không thích hợp với tôi một người sinh ra ở vùng nhiệt đới. Tôi thuyết phục mãi, vợ tôi mới theo tôi về Sài Gòn. Bây giờ lại phải hòa nhập vào xã hội Mỹ, con đường của tôi quanh co như vậy.
- Anh định sẽ làm gì ở đây?
- Có bằng kỹ sư hoá chất Nhật Bổn đến đây rất dễ kiếm việc. Tôi đã làm ở tổ hợp công nghiệp hóa chất California (C.C.C) để nghiên cứu chất độc chiến tranh.
Tôi chợt nhớ ra đã gặp người này trong labo của Hoàng Quý Nhân ở Vie du Château.
- Công việc đó có thú vị không anh? - Tôi hỏi.
- Tôi không hiểu ý anh hỏi về phương diện nào. Mọi công việc sáng tạo đều thú vị. Những phát minh dùng cho kỹ nghệ chiến tranh thường bán được giá cao gấp ba lần một phát minh tương tự ứng dụng trong đời sống. Có lẽ đấy là điều thú vị nhất.
- Tài năng của anh có lẽ chỉ ở đấy mới có điều kiện phát triển. Trình độ kỹ thuật ở Sài Gòn trước đây làm sao đủ phương tiện cho anh nghiên cứu.
- Đúng vậy. Những năm sống trong nước tôi étdue trên một quy mô nhỏ. Nhưng hồi đó cũng có lợi thế là được thí nghiệm trực tiếp trên cơ thể con người. Ở nước Mỹ điều kiện này khó khăn hơn nhiều.
- Thuê người thí nghiệm ở đây đắt lắm sao?
- Không phải tốn mà là bất hợp pháp. Hồi ở Sài Gòn nhiều tù binh, tù chính trị cộng sản. Chánh quyền sẵn sàng cấp cho chúng tôi hàng tá để tiến hành thí nghiệm đâu có phải thuê. Một công đôi việc, mình có lợi chánh phủ cũng có lợi.
- Suốt ngày tiếp xúc với hóa chất độc liệu có nguy hiểm cho người nghiên cứu không?
- Ồ, anh chẳng hiểu gì đến công việc của chúng tôi. Chắc anh hình dung nó giống như một nhà luyện đan hay một ông lang cao đơn hoàn tán! Không đúng đâu. Người phát minh tiếp xúc trước hết với sách vở, giấy bút. Sau đó là những cuộc quan sát qua màn ảnh. Công việc pha chế đều do robot làm trong buồng kính. Thành phần được đựng trong những dụng cụ bảo hiểm an toàn tuyệt đối. Hàng ngày anh tiếp xúc với thuốc men cũng là đụng tới hóa chất. Anh dùng sai liều lượng hoặc quên không làm test thì lọ trụ sinh cũng có thể giết gọn một mạng người. Đại thể hóa chất độc cũng vậy thôi. Nó nguy hiểm nhưng ta có những quy tắc an toàn, giống như tiếp xúc với lửa, với điện, với nhiên liệu phóng xạ vậy. Nếu có dịp xin mời anh lại nhà chúng tôi chơi anh sẽ được thấy cái thế giới kỳ diệu của chúng tôi qua kính phóng đại hàng vạn lần. Lúc đó anh sẽ thấy công việc của chúng tôi thật thú vị.
...
Buổi tiếp tân hôm đó cho chúng tôi một hình ảnh đáng chú ý. Những kẻ bại trận đang muốn vá víu lại lá cờ rách mướp. Việc làm cụ thể thì chưa biết ra sao nhưng ý định tập hợp lại trên phạm vi toàn cầu để gây rối cho quá trình xây dựng đất nước là hiện thực. Mấy vị khách có mặt ở đây cũng chỉ là số nhỏ trong cái mớ hỗn tạp của đám người lưu vong thôi. Hãy chờ đợi xem cái "hiến chương Cali " của họ ra sao.
Khi quan khách ra về hết cả, hai chúng tôi mới lại chuyện trò tự nhiên với nhau. Bạch Kim mỉm cười nhìn tôi:
- Hôm qua tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch cứ lẽo đẽo bám theo bà quả phụ Huỳnh Vĩnh Quốc lên tận buồng riêng đây! Anh có ghen không?
- Không? - Tôi cười - Anh luôn luôn tin tưởng em. Có chuyện gì vui kể nghe chơi.
- Y bắt đầu giở trò tán tỉnh ra và bị em cho một vố nên thân!
Kim kể lại cho tôi nghe mọi chuyện đã xảy ra. Tôi cười:
- Em nóng tính quá đấy! Một bà quả phụ xinh đẹp có quyền thừa kế một tài sản hàng triệu quan thì sự xuất hiện những kẻ tôn thờ là điều có thể giải thích được. Em nên nhớ đây mới là trường hợp đầu tiên. Em phải dịu dàng với họ và em sẽ thấy được nhiều điều lạ lùng.
- Toàn là trò giả dối. Hoàng Bảo Thạch đã hai lần li hôn và hàng chục vụ quyến rũ những người đàn bà nhẹ dạ. Lúc nào y cũng khoác bộ áo nghi lễ, thi ca, trang điểm một nét buồn cô đơn để khai thác tình cảm yếu mềm của phụ nữ. Nhưng khi đã đạt được mục đích, đã chán chường thì y trở thành một tên nhẫn tâm, phủi tay lật mặt rất nhẹ nhàng. Anh ta đã là khách ăn nhậu của nhà này hai chục năm nay rồi em lạ gì đâu.
- Ta đề phòng những động cơ xấu của anh ta không chỉ trong chuyện ái tình, chuyện tiền bạc mà quan trọng hơn là ở trong những ván bài chính trị sắp tới. Thông qua y ta có thể biết được nhiều sự thật.
Bạch Kim nói giọng buồn buồn.
- Anh định dùng mỹ nhân kế đấy à?
- Cách mạng không bao giờ dùng kế mỹ nhân. Với riêng anh thì lại càng không. Anh yêu em và không bao giờ chịu đổi em để lấy bất cứ thứ gì. Nhưng anh vẫn muốn em tỏ ra dịu dàng trong mọi cuộc đối thoại. Em có hiểu anh không?
- Em hiểu anh - Cô vòng cánh tay lên cổ tôi, gục đầu vào vai tôi một cách tin cậy.
Anh chị tôi cũng chấp nhận ý kiến của tôi. Chị nói:
- Cả nhà ta cần phải đi du lịch một chuyến, ta phải thăm dò, lựa chọn để sau này không phải ân hận.
- Đúng đấy, nhưng ta không thể đi thăm khắp nước Mỹ để chọn nơi cư trú. Theo ý anh thì chúng mình sẽ đến California. Ở đấy có nhiều bạn bè hơn cả. Cụ Huỳnh Quốc Bửu ở San Diago. Cụ Hoàng Cơ Bảo, tướng Thiết Vũ, luật sư Bùi Hạnh, kỹ SƯ Nghiêm Bửu Châu... đều ở Los Angeles. Giáo sư Huỳnh Lanh ở San Francisco. Ta lại có dịp chia sẻ vui buồn với nhau. Hơn nữa khí hậu ở Cali nằm bên bờ Thái Bình Dương rất tốt. Vĩ độ 35 chắc cũng ấm áp.
Chúng tôi đến Cali vào mùa du lịch. Hàng trăm nghìn khách từ khắp nơi tràn đến. Khách sạn đầy ắp, xe cộ đầy đường và những cuộc tắc nghẽn khổng lồ. Chúng tôi thuê buồng khách sạn Hilton ở Los Angesles. Sau đó đến thăm luật sư Bùi Hạnh. Vị luật sư đón tiếp chúng tôi rất chân tình. Ông ta sang Mỹ từ đầu những năm 70 nên gia đình của cải không mất mát tí gì. Ở đây ông không làm nghề luật mà mở tiệm buôn. Ông Hạnh khuyên anh tôi nên chuyển về đây. Nếu anh tôi không thích buôn bán, tránh nơi ồn ào thì có thể mua một căn nhà xa xa trung tâm thành phố, giá cả ở đây rẻ hơn nhiều so với những nơi khác. Ông quen biết khá rộng nên sẵn sàng đứng ra thu xếp giúp đúng theo lật lệ của nước này với những điều kiện có lợi nhất.
Ông Bùi Hạnh đã bỏ cả ngày trời lái xe đưa chúng tôi đi thăm các vùng xung quanh. Những dải rừng phong, rừng thông nằm bạt ngàn hai bên lộ ông Hạnh đưa chúng tôi đến vùng bán đảo Nelson. Một thị trấn nhỏ nằm bên bờ vịnh, ẩn mình trong những vườn cây xanh rờn, sạch sẽ. Khí hậu nóng ấm hơi khô gần giống như mùa thu ở vịnh Hạ Long làm cho tâm hồn tôi náo nức dễ chịu vì nhớ đến quê hương. Giữa thị trấn có một hoa viên rực rỡ sắc màu. Các tòa biệt thự nho nhỏ đủ kiểu cách xây nhấp nhô ở những bình độ cao thấp khác nhau làm cho cảnh quan thật mỹ lệ. Ở đây không có những bin-đinh chọc trời, những xa lộ đầy ô tô nên rất thích hợp với những người đứng tuổi.
- Làm sao đủ tiền để mua nổi một biệt thự ở đây?
- Chị tôi vừa thích thú vừa khiêm tốn ướm hỏi ông bạn.
- Thưa bà, bà có thể lựa một cái vừa túi tiền. Chỉ cần bà muốn đến đây với chúng tôi thôi! - Luật sư Bùi Hạnh trả lời rất lôi cuốn.
Cuối cùng ông luật sư đã tìm giúp cho chúng tôi một biệt tự xinh xinh nằm sâu trong dết liên hơn. Bù lại, nó ở bên hồ Green Lake, một cái hồ nước nước ngọt, xanh biếc, xung quanh lởm chởm những tảng đá trông giống như những hòn non bộ trong bể cảnh.
Công việc chuyển nhà cũng đơn giản. Chúng tôi thu xếp tất cả trong vòng một tháng. Tôi viết thư cho Bạch Kim và cháu Quang Trung à "bên này" rất mong hai mẹ con. Tôi mô tả biệt thự bên hồ xinh đẹp và tuyệt vời nhưng nó vẫn buồn tẻ vì thiếu hai mẹ con.
Mùa thu năm đó Bạch Kim và cháu Trung mới rời nước Pháp bay sang đây với chúng tôi. Cả nhà gặp nhau ở sân bay mừng mừng tủi tủi. Trừ tôi ra hình như ai cũng đẫm nước mắt. Trước mặt mọi người, tôi và Bạch Kim vẫn chỉ là "người dưng" nên chưa thể có một cử chỉ gì vượt qua vòng lễ giáo! Nhưng mỗi lần hai cặp mắt gặp nhau là chúng tôi kín đáo biểu hiện một tình cảm yêu thương tha thiết.
Lại một lần nữa chị Lệ Ngọc thu xếp buồng ngủ.
- Nghĩa và Kim nghỉ buồng này.
Mặc dù rất cảm động, đỏ mặt lên vì vui sướng, nhưng Kim vẫn ra vẻ ngạc nhiên:
- Sao lại thế chị?
- Còn sao nữa ? Đó là cái kết cục hợp lý hợp tình nhất chứ sao.
Bạch Kim ôm lấy chị mỉm cười:
- Cảm ơn chị nhưng xin chị cứ cho em phòng riêng. Anh Nghĩa phòng bên rồi đến phòng Tôtô. Chúng em đã có quyết định gì đâu!
Chị Ngọc cau mặt:
- Sao lại thế được. Chị tưởng hai em...
- Sự xếp đặt của chị là rất hợp lý. Nhưng em còn muốn thử thách anh Nghĩa hơn nữa xem anh đã thực sự yêu em chưa. Lỡ ra anh ấy lại mê cô gái trẻ trung nào khác thì sao chị? Đàn ông thường khó hiểu, kinh nghiệm như với Vĩnh Quốc trước đây làm em phải thận trọng hơn.
- Tuỳ em thôi. Nhưng theo chị thì Nghĩa rất tốt. Chú ấy giống tính anh Ân, suốt đời không biết lừa dối vợ!
Kể là phòng riêng cho phải phép thôi chứ chúng tôi ở hai phòng liền nhau lại có cửa thông. Muốn lẻn sang lúc nào chẳng được.
Bạch Kim tự trang trí cho phòng mình. Cô đem theo những bức tranh sơn mài từ căn buồng cũ ở Sài Gòn sang. Tôi muốn vào thăm xem cô bày biện ra sao nhưng Kim đóng chặt cửa nhất định không cho sang. Tôi sốt ruột không hiểu đã có chuyện gì xảy ra. Thỉnh thoảng gặp tôi ngoài hành lang Bạch Kim lại nháy mắt cười vẻ bí mật. Tôi trách:
- Sao hồi này em khó tính thế? Em mới học được những gì ở Paris đấy?
- Đến tối anh sẽ biết.
Mãi đến chín giờ Bạch Kim mới mở cửa thông hai buồng. Cô xuất hiện trong bộ đồ phương Tây lộng lẫy mà tôi chưa từng thấy.
- Xin mời!
Chỉ đợi câu đó là tôi lẻn vào rất nhanh. Kim trang trí căn buồng khác xưa nhưng vẫn gợi nhớ quá khứ. Đặc biệt ở vị trí trên chiếc dương cầm cô treo bức ảnh Phương Dung lồng kính. Đó là bức ảnh duy nhất trong căn buồng. Sự kiện này làm cho tôi xúc động đến ứa nước mắt. Tôi quay lại ôm lấy Kim.
- Cảm ơn tấm lòng cao đẹp của em. Em là hiện thân của Dung. Anh và Tôtô sẽ yêu quý em suốt đời.
Bạch Kim thì thầm:
- Em sẽ sống tiếp phần đời của chị Dung để lại. Tôi bế cô mà cảm thấy nhẹ nhàng như mình đang bay bổng...
Anh chị tôi chỉ đợi Bạch Kim và cháu Tôtô sang là tổ chức một bữa tiệc mời bạn bè, vừa mừng đoàn tụ gia đình, vừa mừng nhà mới.
Nhìn bản danh bạ điện thoại anh tôi gọi đi, tôi yên tâm vì số người này đều không gây nguy hiểm gì cho tôi. Vẫn những bộ mặt cũ. Nhà "cách mạng lão thành" Huỳnh Quốc Bửu và ái nữ Huỳnh Liên. Cụ Hoàng Cơ Bảo, lãnh tụ "chuyên nghiệp" của phe đối lập và con trai. Vợ chồng viên tướng đẹp trai Thiết Vũ, người đỡ đầu cho cuộc đời binh nghiệp của tôi! Luật sư Bùi Hạnh. Ông bà kỹ sư Nghiêm Bửu Châu (nhân vật mới mẻ này tôi chưa quen).
Phần lớn những người này đều vô công rồi nghề hay sao mà họ nhận lời ngay và đến rất đúng giờ. Họ ôm nhau thắm thiết. Có thể là đến hơn một năm rồi họ mới lại gặp nhau. Mối tình cố quốc, tha hương làm cho họ hân hoan thực sự.
Hoàng Quốc Bửu đã bỏ hẳn bộ quốc phục (khăn xếp áo dài), trông ông trẻ hẳn ra. Ái nữ của ông, cô Huỳnh Liên ba mươi nhăm tuổi chưa chồng, người dày son phấn và nhung lụa nhưng nhìn vẫn khô như một cái xác ướp. Ông Bảo vẫn giữ cái dáng điệu của con Nhất Sách. Tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch con trai ông Bảo đã thay đổi trang phục cho thích ứng với môi trường: tóc dài, râu rậm, quần áo bò, kính cận màu choán nửa phần mặt. Tướng Thiết Vũ bỏ bộ đồ nhà binh trông có vẻ hiền lành. Kỹ sư Nghiêm Bửu Châu là người đàn ông trẻ nhất trong đám quan khách. Anh ta chỉ độ bốn chục tuổi, cao thước bảy, dáng thể thao, nhanh nhẹn, da ngăm ngăm. Vợ viên kỹ sư là một thiếp phụ xinh đẹp, người Nhật Bản.
Hôm đó Bạch Kim phải trang điểm thật đẹp để làm nổi bật vai trò chủ nhà.
- Xin giới thiệu cùng quý khách, đây là em gái tôi, vợ góa của người phi công anh hùng, trung tá Huỳnh Vĩnh Quốc - Chị Ngọc tôi vui vẻ nói với bạn bè.
- Bravo! Bravo! - Cử tọa vỗ tay nhiệt liệt.
Sau cái màn lễ nghi dạo đầu, quan khách nâng cốc chúc ngày hội ngộ, chúc sức khỏe, chúc phúc cho gia chủ, cho sự may mắn của những người sống sót sau tai biến 1975 tụ tập ở đây.
Anh tôi, vẻ mặt chân thành xúc động ngỏ lời cùng bạn hữu:
- Thưa quý vị, tôi rất vui mừng có được cuộc gặp mặt thân mật của chúng ta hôm nay. Chúng ta vẫn tồn tại và được nhìn thấy nhau, đó là điều quý báu nhất, không gì sánh nổi. Sau cái ngày tưởng như tận thế đó quay lại nhìn thân quyến bạn bè thấy vẫn bằng an cả. Thật đáng kinh ngạc! Ông Vượng, ông Nghị, ông Thạc không kịp ra đi, nhưng qua tin của các em tôi vừa tử Sài Gòn sang thì cũng vẫn sống cả. Cuộc tắm máu mà chúng ta tiên đoán đã không xay ra.
- May mắn hơn nữa là chúng ta đều đã chuyển gần như trọn vẹn tài sản ra nước ngoài trong cái tình trạng hỗn loạn chung nên không phải chịu sự kiểm soát của bất cứ chánh phủ nào - ông Bùi Hạnh thích thú.
Nhà cách mệnh lão thành Huỳnh Quốc Bửu nhăn nhó phàn nàn:
- Quý ông ra đi từ năm 1972. Quý ông có cơ hội thanh lý toàn bộ tài sản ở quốc nội. Bọn tôi đâu có được thời gian để thu xếp. Như tôi đây, gần như phá sản hoàn toàn. Một ngàn hai trăm mẫu điền trang, lâm trang ở Tây Ninh, Thủ Dầu Một. Sáu xí nghiệp, công nghệ chế biến đồ gỗ, đường, bột ngọt, nước mắm, cao su. Hơn một trăm ngư thuyền... tất cả rơi vào tay Cộng sản. Không biết rồi đây chúng tôi sống ra sao.
- Nghe người ta nói cụ ra đi với cả một hạm đội thương thuyền với sức rẽ nước trên ba vạn tấn kia mà! Chẳng lẽ nó không chở nổi vài trăm ki-lô-vàng?
Mọi người cười vang vì lời tố cáo của ông Hoàng Bảo Thạch.
- Ôi miệng thế gian thật là độc ác. Đúng là có kéo đi được sáu cái tàu. Nhưng toàn là thứ đồ cổ cả. Tôi phải bán cho hãng S.T.A.J Nhật Bản theo giá đồng nát. Còn vàng thì tôi không có. Xin thề. Tôi là nhà kinh doanh, tôi không chịu để đọng vốn trong két sắt.
- Chỉ có tôi mới là mất trắng. Tôi ra đi gần phút cuối cùng. Khi có thể nghe thấy tiếng xích xe tăng của Cộng sản nghiến trên đường phố! - Tướng Thiết Vũ nhún vai mỉm cười kiêu hãnh - nhưng thôi, tiếc làm gì. Cả một quốc gia sụp đổ, cả một siêu cường bại trận. Riêng ta có gì là đáng kể.
- Thưa tướng quân, nếu tôi không lầm thì số tiền tướng quân gửi ở ngân hàng Thụy Sĩ, ngân hàng Mahattan thừa nuôi vài thế hệ ngồi ăn không! Ha ha! - Cô Huỳnh Liên ái nữ của cụ Bửu cũng nháy mắt cười duyên châm chọc viên tướng hai sao.
- Tôi cũng ra đi vào giây phút cuối cùng trong cảnh hỗn loạn của quân Lưu Bị khi thất thu Hạ Bì. Nhưng tôi chẳng mất cái gì vì tôi giàu có như vua Lear1 (Ông vua trong bi kịch của Sếch-Xpia, chia cả vương quốc cho con trở nên nghèo khó), chẳng có gì để mất. Suốt ba chục năm hoạt động trên chính trường, tôi đem toàn bộ tâm huyết ra hiến dâng cho sự nghiệp tự do, cho lý tưởng dân chủ đại nghị, cho nền độc lập của dân tộc suốt mấy chục năm "Van nợ lăm khi trào nước mắt, chạy ăn từng bữa toát mồ hôi!"...
- Tôi tiếc cho cụ quá. Giá cụ theo Cộng sản thì được coi là giai cấp vô sản?
- Nhưng Cộng sản thiếu rượu Cognac và không có người đấm lưng!
Cụ bảo bỏ ngoài tai những câu đùa châm chọc của bạn bè. Cụ vẫn bình thản nói tiếp:
- Việt Minh kết án tử hình vắng mặt tôi. Pháp bắt tôi nhốt vào Hỏa Lò mấy lần. Cựu Hoàng quở trách và bỏ qua lời can gián của tôi. Ông Diệm nghi ngờ tôi. Ông Khánh lo sợ tôi. Ông Thiệu theo dõi tôi... Đến khi ông Minh, ông Mậu vời tôi ra gánh vác việc chung, làm rường cột cho xã tắc thì vận nước đã hết. Tôi từ chối - Cụ Hoàng Cơ Bảo thở dài đau đớn - Chỉ có bạn bè, chỉ có công chúng là yêu thương, kính trọng tôi. Tôi sẽ không bao giờ phụ họ. Tôi ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng tôi thấy vai mình vẫn nặng nợ quốc dân. Mình tôi không thể để vàng bạc vinh hoa chiếm chỗ của nghĩa vụ. Tôi sẽ chịu đựng cuộc sống thanh bần đến hết đời, nhưng nguyện sẽ hiến nốt nắm tương tàn cho cố quốc - Nói đến đây cụ Bảo lấy khăn tay thấm thấm nước mắt - Tôi không thể sống an nhàn khi năm mươi triệt đồng bào mình còn bị đầy dọa dưới gót sắt Cộng sản. Phải tìm đường mà cứu lấy non sông. Các đấng tiên liệt như cụ Nguyễn Thái Học, cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, cụ Cường Để há chẳng phải là những tấm gương để chúng ta noi theo? Các cụ tuy công chưa thành nhưng danh bất diệt. Ở nơi quốc ngoại xa xôi này đêm đêm tôi vẫn đốt nén hương trầm vái về đất tổ Tôi sẽ kêu gọi cộng đồng người Việt nơi hải ngoại hướng về quốc nội. Tôi sẽ cảnh giác cộng đồng quốc tế hậu thuẫn cho những người Việt Nam tự do đấu tranh chống cộng đến cùng, ngõ hầu chuyển thay được tình thế bi thảm hiện nay.
Tướng Thiết Vũ tỏ ra thất vọng.
- Khó lắm cụ ơi! Đã có lúc trong tay ta có cả triệu quân, dưới sự yểm trợ của sáu trăm ngàn quân Hoa Kỳ, trên năm ngàn phi cơ hàng trăm pháo hạm mà chúng ta còn chịu bó tay nữa là bây giờ.
- Nhưng chưa bao giờ quý ngài biết điều khiển cuộc chiến - Cụ Hoàng Cơ Bảo nóng nảy cắt ngang lời viên tướng - Các ngài đã biến nội chiến thành chiến tranh xâm lược. Chính các ngài đã tạo cho Cộng sản tư thế chiến thắng.
- Các chính khách dân sự đã là đồng minh tự nhiên của cộng quân. Họ đã làm tan vỡ khối thống nhứt quốc gia. Họ đánh vào sau lưng quân đội. Hàng triệu người lính đã đổ máu cho họ tranh giành quyền lực.
- Thôi, xin quý vị hãy bớt nóng. Hôm nay chúng ta đến đây với mục đích khác. Hãy giữ cho cuộc gặp gỡ này những tình cảm tốt đẹp - Luật sư Bùi Hạnh can gián hai người - Tôi nghĩ là chúng ta có thể tổ chức cả một cuộc hội thảo về cuộc chiến tranh này nhưng không phải hôm nay và ở đây.
- Xin tha lỗi cho tôi - Cụ Bảo trở lại bộ mặt điềm đạm và ân hận - Sự thất bại lớn lao quá, mỗi lần nhắc lại là thần kinh tôi dễ bị tổn thương.
- Tốt nhất là ta quay về với rượu đế, với món gà xé, món nấm nhồi... mà quý bà đã cố công làm cho chúng ta nhớ tới quốc hồn quốc tuý...
...
Tiệc tan, quan khách được mời ra ngồi chơi ngoài vườn cây ngắm hồ Green Lake vào ban đêm. Mặt nước như láng thủy ngân phản chiếu muôn ngàn ánh đèn màu lấp lánh... Vẻ đẹp thiên nhiên cũng chỉ thu hút mọi người trong chốc lát. Đàn bà nhanh chóng chuyển sang chuyện tiện nghi, chuyện thời trang, chuyện hòa đồng y phục với dân bản địa... Đàn ông thì bàn chuyện kinh doanh, chuyện kiếm công ăn việc làm, chuyện thuê người hầu và có cả chuyện hộp đêm, sòng bạc...
Cụ Bảo thì không sao dứt được câu chuyện chính trị. Cụ thì thầm với anh tôi:
- Tôi già rồi, tiền bạc thì không, sống bằng đồng tiền trợ cấp di tản thực là eo hẹp và nhục nhã. Nhờ bạn bè mãi cũng hổ thẹn. Hồi trong nước tôi dựa vào tiền đảng phí, tiền đóng góp của các doanh gia, quỹ dân biểu của phe đối lập và cả bằng lòng từ thiện của ngoại bang. Nay thì biết tin cậy vào ai.
- Bác sĩ mở cliniqu!
- Trời ơi ba mươi năm bỏ nghề, chân tay lóng ngóng, đến tên thuốc cũng quên nói chi chữa bệnh.
- Bác đứng ra trông nom còn thì thuê bác sĩ làm công.
- Ở đây không giỏi không cạnh tranh nổi. Huống hồ bệnh kín ở nước Mỹ đã phát triển tới mức dễ sợ. Mới đây người ta phát hiện ra bệnh Sida1 (Hội chứng suy giảm khả năng miễn nhiễm) là một thứ dịch trong giao lưu tình dục. Chín mươi phần trăm tử vong. Mình không giỏi làm sao dám chữa. Hơn nứa mình cũng già rồi, các bà các cô đâu cần mình khám! Chỉ có nghề chính trị là càng già càng nhiều mưu mẹo, giàu kinh nghiệm. Tôi đã nghĩ đến một phương hướng mới, luật sư có thể cộng tác với tôi không?
- Dạ xin bác cứ nói.
- Hậu quả của cuộc chiến tranh ba mươi năm làm cho cộng đồng người Việt tan ra khắp thế giới. Không ai thống kê được số dân hải ngoại, nhưng có thể ước tính không dưới hai triệu. Khắp Tây Âu, bắc Mỹ và vùng Đông Nam Á, nước nào cũng có Việt kiều cư trú. Nhìn khái lược thôi ta cũng nhận ra rằng đây là cái vốn không nhỏ. Ta cần liên minh những người này lại, không để cho Cộng sản thao túng. Đó cũng là một cuộc tranh chấp quyết liệt. Nó không chỉ có tầm quan trọng bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến nền an ninh của cộng sản ở chính quốc. Người Mỹ nhận thấy điều này sớm hơn chúng ta và họ đã cảnh cáo chúng ta. Vấn đề Việt kiều ở Pháp trước đây cho chúng ta một bài học. Chính những người tị nạn Việt Minh sang Pháp nay lại gia nhập những tổ chức do Hà Nội kiểm soát. Mặt khác chúng ta cũng cần phải có tầm nhìn xa hơn. Người Mỹ tuy đã ra đi khỏi Việt Nam nhưng họ không thể bỏ nốt Đông Nam Á. Họ cũng không thể để cho nước Việt Nam cộng sản mạnh lên để thao túng nốt vùng này. Tôi đã gặp Warrens, một quan chức có thế lực phụ trách Viễn Đông Vụ, ông ta cho biết "Mỹ vẫn là cường quốc Thái Bình Dương. Mỹ sẽ không bỏ quên Đông Nam Á. Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng răn đe ở vùng này". Còn tiến sĩ Price thì cho rằng "Mỹ sẽ phải tạo ra một đối trọng mới đủ để giữ thế cân bằng chiến lược ở vùng này nhằm ngăn chặn người Nga". Ông ta còn tiên đoán "có thể sẽ xảy ra cuộc chiến tranh Dông Dương lần thứ ba". Trung cộng thì dịu giọng hơn "Xin chú Sam hãy đứng lại. Không có ai đuổi đằng sau đâu mà phải chạy!". Xem ra ý đồ của họ đã gặp nhau ở một điểm. Chẳng lẽ là người Việt Nam chúng ta lại thờ ơ với những vấn đề này chăng?
- Về phương diện này thì chúng ta hoàn toàn trắng tay và vì vậy mà không đủ tư cách để lợi dụng tình thế.
- Ông đã chuyển sang kinh doanh kỹ nghệ, tài chính. Nhưng tôi xin nhắc ông là không có cuộc kinh doanh nào đem lài lợi nhuận bằng kinh doanh quyền lực, đầu tư chính trị. Khi ra đi ông Thiệu đã mang theo một số vàng mà kim ngạch dự trữ trong ngân khố của nhiều quốc gia không sánh kịp.
- Nhưng vẫn có người ra đi tay trắng? - Anh tôi cười ý nhị.
- Ông muốn nói tôi phải không? Đó là vì chưa một lần nào tôi nắm được quyền lực trong tay. Phe đối lập cũng chỉ là vật hiến tế thần linh ở thánh đường chính trị. Nó tô vẽ cho bộ mặt dân chủ của phe chấp chính. Kể ra nếu chịu ăn non thì nhiều lúc tôi cũng có thể thỏa hiệp với họ. Nhưng cái tính tôi ham được ăn cả ngã về không. Suốt ba mươi năm tôi tung đồng tiền lên nó đều lật sấp, mà theo quy luật tự nhiên thì tỷ lệ sấp ngửa phải dần đến một. Ôi số tôi đen quá. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng tôi vẫn muốn chơi nốt ván bài cuối cùng. Tôi sẽ đứng ra thành lập "Liên minh Việt kiều Hải ngoại". Nếu được sự ủng hộ của người Mỹ thì ta lại có tất cả. Ông thấy thế nào?
- Tôi sợ cụ đã lầm giữa quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
- Chẳng lẽ ông tin rằng có cái tuyệt đối trong quy luật xã hội? Không có cái gì tuyệt đối. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một cuộc đời có những cái gần tuyệt đối. Tôi không tin là cái Liên minh của cụ có thể làm cho đồng tiền lật ngửa.
- Thôi được, mọi việc tôi sẽ làm. Bước đầu tôi chỉ mượn cái tên của ông vào ban trù bị thôi. Tôi sẽ soạn thảo cương lĩnh, tôi sẽ gửi điện mời tất cả các tổ chức Việt kiền trên thế giới (dĩ nhiên là không kể những tổ chức thân cộng). Mùa xuân năm tới sẽ có cuộc hội thảo ở California. Nếu ta tập hợp được ý chí của các cộng đồng thì hiến chương Cali sẽ là ngọn cờ Phục quốc của chúng ta. Ta liên minh với lực lượng hữu phái còn tồn tại trong nội địa rồi thành lập chính phủ lưu vong. Lúc đó tôi sẽ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng Việt kiều Hải ngoại, tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia tự do, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tài trợ bí mật hay công khai cho chúng ta. Bộ máy kinh doanh của ta sẽ thực sự sinh lợi từ đấy.
- Bác có tin rằng ngọn cờ phục quốc của chúng ta có thể tìm nổi một chỗ cắm trên đất Việt không?
- Sao lại không? Ta phải truyền được tín điều đó cho mọi người, mọi thế hệ. Nếu tôi không cắm được thì con tôi, cháu tôi cắm... - Cụ Bảo ghé sát vào tai anh tôi thì thầm - Nhưng trước mắt ngọn cờ thiêng liêng đó muôi sống chúng ta.
Trong khi mọi người trò chuyện dưới vườn cây thì Hoàng Bảo Thạch theo Bạch Kim lên lầu ba. Anh ta tha thiết yêu cầu Bạch Kim đàn cho nghe bản Polonaise của Chopin.
- Dạ, xin lỗi đã lâu lắm tôi không đánh Polonaise cho ai nghe. Sống dưới chế độ cộng sản tôi toàn chơi những bài của họ.
Ngồi vào đàn Bạch Kim dạo bài Giải phóng miền Nam rồi cô quay lại hỏi Bảo Thạch:
- Anh nghe thế nào?
Vốn không phải người "sành nhạc", lại bị hỏi bất ngờ nên Hoàng Bảo Thạch vội lẩy câu Kiều thay cho lời bình luận:
- Khúc đâu Hán Sở chiến trưởng
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau!
Bạch Kim đánh bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao. Âm thanh lấp lánh như những hạt châu rơi trên mâm bạc. Hoàng Bảo Thạch mắt lim dim, đầu gật gù. Chờ cho âm thanh cuối cùng tan vào thinh không anh ta mới nhận xét:
- Hay đấy nhưng tôi không thích nghe âm nhạc của họ. Thực tình tôi không chịu đựng nổi.
- Cứ y như họ muốn hát nước vào mặt mình phải không anh? - Bạch Kim cười vui vẻ - Về mặt này họ cũng đứng trên ta một tầm. Ta toàn đi mượn cái đẹp của thiên hạ để đắp điếm cho mình. Không hiểu tại sao mỗi lần nghe các cô ca sĩ của chúng ta gào lên "đừng bỏ em một mình, đừng bỏ em một mình"1 (Lời một bản tình ca thời nguỵ) là trong óc tôi lại hiện ra cái hình ảnh các bà mẹ Tây ngửa mặt lên trời nhìn theo những ông chồng ngoại quốc bay đi mãi mãi. Và sau đó đến lượt các chính khách, các nhà lãnh đạo quốc gia cũng gào lên "đừng bỏ em một mình, đừng bỏ em một mình!". Nhưng ngươi Pháp và người Mỹ vẫn phải gạt lệ ra đi! Thật nhục nhã cho đàn ông đằng mình!
- Tôi hy vọng rằng Bạch Kim sẽ không kết án tất cả mọi người.
- Tôi thương hại chồng tôi đã đổ máu cho một sự nghiệp ngu ngốc và tôi rất buồn.
- Bạch Kim đã làm lây nỗi buồn sang tôi rồi đấy. Nhiều năm nay tôi cũng sống cô đơn như chị. Năm tháng trôi qua tôi chẳng biết mình đang chờ đợi một cái gì - Bảo Thạch lái câu chuyện di một hướng khác.
- Chẳng lẽ anh không còn mục đích nào để theo đuổi?
- Tôi là một người đa cảm, yếu đuối. Ba tôi thường trách tôi mới ở tuổi bốn mươi mà đã sớm mất nhuệ khí. Ông khích lệ tôi đi theo con đường của ông. Ông luôn luôn bị cuốn hút bởi "vận may sắp đến".
- Còn anh, anh có tin không?
- Tôi cũng mong một cơ hội thành đạt, mong giàu có như mọi người. Nhưng tôi cảm thấy mình không có trạng mạo chính trị. Tôi thích hợp với thi ca hơn.
- Với thi ca?
- Vâng. Ôi nếu tôi có được mười lăm ngàn đô-la lợi tức thường niên thì tôi sẽ từ bỏ tất cả để suốt đời ca ngợi, tôn thờ vẻ đẹp của Bạch Kim!
- Của tôi? - Bạch Kim ngạc nhiên và hơi tức cười vì câu nói vô duyên đó.
- Đúng thế, Bạch Kim không tin là mình đẹp sao?
- Tôi không tin cái đẹp của mình đáng giá mười lăm ngàn đồng lợi tức thường niên? - Cô mỉm cười châm biếm - Rất tiếc tôi lại là một người không ưa ngợi ca hoặc tôn thờ. Nếu tôi thích được tôn thờ tôi thừa sức nuôi bốn anh hề làm việc đó. Tôi được thừa kế một gia sản cho số lợi tức gấp mười lần anh đánh giá! - Bạch Kim tỏ ra kiêu căng và đanh đá.
- Bạch Kim hoàn toàn hiểu lầm tôi. Tôi quý trọng, tôn thờ chị chứ không hề đánh giá chị. Biết nói thê lào để Bạch Kim hiểu cho lòng tôi.
Vẻ mặt Hoàng Bảo Thạch đau khổ và nhẫn nhục.
Cuộc nói chuyện của hai người trở nên nhạt nhẽo hơn. Thạch tìm đường cáo lui về phòng mình.
...
Tôi ngồi tiếp chuyện viên kỹ sư trẻ tuổi Nghiêm Bửu Châu. Trông vẻ mặt anh ta quen quen mà không nhớ đã gặp anh ở đâu. Hình như về phía anh ta cũng có một cảnh giác như vậy.
- Trước đây anh học ở đâu? - Tôi hỏi.
- Tôi du học Nhật Bổn tám năm. Tốt nghiệp đại học Yokohama lấy vợ rồi về nước năm 1972.
- Lấy vợ Nhật, sao anh không ở luôn bên ấy, về nước làm gì để rồi lại phải ra đi.
- Tôi thấy khó hoà nhập nổi với một xã hội đóng kín kiểu Nhật Bổn. Việt Kiều ở đấy rất ít nên không mấy bạn bè. Khí hậu không thích hợp với tôi một người sinh ra ở vùng nhiệt đới. Tôi thuyết phục mãi, vợ tôi mới theo tôi về Sài Gòn. Bây giờ lại phải hòa nhập vào xã hội Mỹ, con đường của tôi quanh co như vậy.
- Anh định sẽ làm gì ở đây?
- Có bằng kỹ sư hoá chất Nhật Bổn đến đây rất dễ kiếm việc. Tôi đã làm ở tổ hợp công nghiệp hóa chất California (C.C.C) để nghiên cứu chất độc chiến tranh.
Tôi chợt nhớ ra đã gặp người này trong labo của Hoàng Quý Nhân ở Vie du Château.
- Công việc đó có thú vị không anh? - Tôi hỏi.
- Tôi không hiểu ý anh hỏi về phương diện nào. Mọi công việc sáng tạo đều thú vị. Những phát minh dùng cho kỹ nghệ chiến tranh thường bán được giá cao gấp ba lần một phát minh tương tự ứng dụng trong đời sống. Có lẽ đấy là điều thú vị nhất.
- Tài năng của anh có lẽ chỉ ở đấy mới có điều kiện phát triển. Trình độ kỹ thuật ở Sài Gòn trước đây làm sao đủ phương tiện cho anh nghiên cứu.
- Đúng vậy. Những năm sống trong nước tôi étdue trên một quy mô nhỏ. Nhưng hồi đó cũng có lợi thế là được thí nghiệm trực tiếp trên cơ thể con người. Ở nước Mỹ điều kiện này khó khăn hơn nhiều.
- Thuê người thí nghiệm ở đây đắt lắm sao?
- Không phải tốn mà là bất hợp pháp. Hồi ở Sài Gòn nhiều tù binh, tù chính trị cộng sản. Chánh quyền sẵn sàng cấp cho chúng tôi hàng tá để tiến hành thí nghiệm đâu có phải thuê. Một công đôi việc, mình có lợi chánh phủ cũng có lợi.
- Suốt ngày tiếp xúc với hóa chất độc liệu có nguy hiểm cho người nghiên cứu không?
- Ồ, anh chẳng hiểu gì đến công việc của chúng tôi. Chắc anh hình dung nó giống như một nhà luyện đan hay một ông lang cao đơn hoàn tán! Không đúng đâu. Người phát minh tiếp xúc trước hết với sách vở, giấy bút. Sau đó là những cuộc quan sát qua màn ảnh. Công việc pha chế đều do robot làm trong buồng kính. Thành phần được đựng trong những dụng cụ bảo hiểm an toàn tuyệt đối. Hàng ngày anh tiếp xúc với thuốc men cũng là đụng tới hóa chất. Anh dùng sai liều lượng hoặc quên không làm test thì lọ trụ sinh cũng có thể giết gọn một mạng người. Đại thể hóa chất độc cũng vậy thôi. Nó nguy hiểm nhưng ta có những quy tắc an toàn, giống như tiếp xúc với lửa, với điện, với nhiên liệu phóng xạ vậy. Nếu có dịp xin mời anh lại nhà chúng tôi chơi anh sẽ được thấy cái thế giới kỳ diệu của chúng tôi qua kính phóng đại hàng vạn lần. Lúc đó anh sẽ thấy công việc của chúng tôi thật thú vị.
...
Buổi tiếp tân hôm đó cho chúng tôi một hình ảnh đáng chú ý. Những kẻ bại trận đang muốn vá víu lại lá cờ rách mướp. Việc làm cụ thể thì chưa biết ra sao nhưng ý định tập hợp lại trên phạm vi toàn cầu để gây rối cho quá trình xây dựng đất nước là hiện thực. Mấy vị khách có mặt ở đây cũng chỉ là số nhỏ trong cái mớ hỗn tạp của đám người lưu vong thôi. Hãy chờ đợi xem cái "hiến chương Cali " của họ ra sao.
Khi quan khách ra về hết cả, hai chúng tôi mới lại chuyện trò tự nhiên với nhau. Bạch Kim mỉm cười nhìn tôi:
- Hôm qua tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch cứ lẽo đẽo bám theo bà quả phụ Huỳnh Vĩnh Quốc lên tận buồng riêng đây! Anh có ghen không?
- Không? - Tôi cười - Anh luôn luôn tin tưởng em. Có chuyện gì vui kể nghe chơi.
- Y bắt đầu giở trò tán tỉnh ra và bị em cho một vố nên thân!
Kim kể lại cho tôi nghe mọi chuyện đã xảy ra. Tôi cười:
- Em nóng tính quá đấy! Một bà quả phụ xinh đẹp có quyền thừa kế một tài sản hàng triệu quan thì sự xuất hiện những kẻ tôn thờ là điều có thể giải thích được. Em nên nhớ đây mới là trường hợp đầu tiên. Em phải dịu dàng với họ và em sẽ thấy được nhiều điều lạ lùng.
- Toàn là trò giả dối. Hoàng Bảo Thạch đã hai lần li hôn và hàng chục vụ quyến rũ những người đàn bà nhẹ dạ. Lúc nào y cũng khoác bộ áo nghi lễ, thi ca, trang điểm một nét buồn cô đơn để khai thác tình cảm yếu mềm của phụ nữ. Nhưng khi đã đạt được mục đích, đã chán chường thì y trở thành một tên nhẫn tâm, phủi tay lật mặt rất nhẹ nhàng. Anh ta đã là khách ăn nhậu của nhà này hai chục năm nay rồi em lạ gì đâu.
- Ta đề phòng những động cơ xấu của anh ta không chỉ trong chuyện ái tình, chuyện tiền bạc mà quan trọng hơn là ở trong những ván bài chính trị sắp tới. Thông qua y ta có thể biết được nhiều sự thật.
Bạch Kim nói giọng buồn buồn.
- Anh định dùng mỹ nhân kế đấy à?
- Cách mạng không bao giờ dùng kế mỹ nhân. Với riêng anh thì lại càng không. Anh yêu em và không bao giờ chịu đổi em để lấy bất cứ thứ gì. Nhưng anh vẫn muốn em tỏ ra dịu dàng trong mọi cuộc đối thoại. Em có hiểu anh không?
- Em hiểu anh - Cô vòng cánh tay lên cổ tôi, gục đầu vào vai tôi một cách tin cậy.
/72
|