Thế là tôi lại trở về đất nước sau hai năm xa cách. Chiếc Bô-ing hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc mười bảy giờ. Tôi hồi hộp xúc động theo dòng người tiến ra cửa khoang. Tám sĩ quan ở Mỹ về đã có điện báo trước nên chắc chắn mọi gia đình đều có người ra đón.
Bầu trời xanh ngắt, nắng chiều rực rỡ, cái nóng ấm miền nhiệt đới ùa vào khoang máy bay khi cánh cửa bật mở. Chúng tôi lần lượt xuống thang và nhìn ra ngoài. Có nhiều bó hoa vẫy vẫy, tôi cố tìm ra người thân trong cảnh ồn ào nhộn nhạo đó. Kia rồi! Tôi đã nhận ra Dung đang ôm con nhỏ, anh chị tôi vẫy hoa còn Bạch Kim đang che chiếc dù cho cháu bé. Bên cô là trung tá không quân Huỳnh Vĩnh Quốc. Tôi chạy ào lại sững sờ bắt tay anh chị, bạn bè rồi cuối cùng hôn con hôn vợ.
- Nắng thế mà cũng cho con đi đón ba.
- Cho con dạn dày nắng gió đi.
Tôi bế lấy con và cả những bó hoa. Sau nửa giờ làm thủ tục và lấy hàng, chúng tôi lên xe về nhà. Việc đầu tiên là tôi lên chào cụ Cự Phách. Tôi ngạc nhiên là chỉ sau hai năm mà ông cụ thay đổi hẳn. Da mồi tóc bạc và những cử động hơi ngắt quãng.
- Tất cả những tiên đoán của tôi hầu như đã đến. Cậu đang trở thành một con người hùng thật sự! Cậu còn đi xa hơn nửa.
Ông đưa bàn tay khô héo cho tôi. Tôi thực sự xúc động không phải vì lời khen ngợi của ông mà vì một thứ tình cảm khác. Tôi nhớ lại câu nói của Kim khi mới đến ngôi nhà này:
"Ba em đang đi chậm chạp tới cái cửa huyệt của mình". Tôi thấy thương ông già quá.
Một bữa tiệc linh đình trong căn nhà khách của anh chị tôi.
Mọi người đều chúc mừng tôi và yêu cầu tôi kể chuyện về Hoa Kỳ. Tôi đã có sẵn hàng tá chuyện lạ về cái đất nước vĩ đại ấy, nhưng lúc này tôi không nói được gì. Không phải tôi mệt mà thú thực tôi muốn mãn tiệc để trở về căn phòng ấm cúng của mình với con, với vợ. Tuy vậy tôi vẫn tỏ ra vui tươi lịch thiệp. Tôi nhờ trung tá Huỳnh Vĩnh Quốc kể chuyện Pa-ri, Hồng Công, Đài Bắc. Tôi xin khất cả nhà vì hôm nay tôi hạnh phúc quá, tôi xúc động quá, tôi không thể nói hay được. Và thế là Vĩnh Quốc được dịp "mở máy" về những chuyện lạ. Với tính hài hước và phóng đại của người phương Nam anh làm cho mọi người cười bò. Cuối cùng anh trở thành người nổi nhất trong bữa tiệc.
Vĩnh Quốc cũng mới được về nước sau ngày Diệm đổ. Cùng với nhiều sĩ quan chính khách lưu vong khác, anh được báo chí nhắc tới với những bản án của chính quyền độc tài trước đây càng làm cho họ nổi bật. Vĩnh Quốc và Bạch Kim đã định làm lễ clưrới. Nhưng theo yêu cầu cuối cùng của Kim, họ chờ tôi về nữa cho vui. Hôm nay anh mới là "rể hờ", tuy vậy anh rất tự nhiên và bao sân. Hình như anh đã bước hơi quá xa những điều cần thiết.
...
Khi cánh cửa buồng riêng của tôi khép lại, tôi mới thực sự thấy mình hạnh phúc. Dung đã cất đi gánh nặng cô đơn đè lên vai tôi suốt mấy năm trời. Tôi ôm lấy con tôi, mắt cứ nhìn đắm đắm vào đứa trẻ khiến cho Dung phải lạ lùng. Cô nhẹ nhàng ngồi sát bên tôi hồi lâll mới hỏi:
- Sao anh nhìn Tô tô mãi thế?
Tôi như bừng tỉnh, tôi quàng cánh tay lên vai Dung:
- Em ngốc lắm. Vì Tô tô là con trai yêu quý của anh chứ sao nữa. Hôm nay anh mới được thấy mặt con, anh cứ muốn nhìn nó mãi.
Dung gục đầu vào vai tôi, giụi đôi mắt đẫm lệ vào cổ tôi:
- Ô, anh Nghĩa của em!
Chúng tôi cứ ngồi với nhau như thế, im lặng, thư giằn tâm hồn sau hai năm căng ra bằng một sợi dây liên lạc mong manh dài đến nửa vòng trái đất. Khi con tôi đã say trong giấc ngủ tôi mới hỏi Dung:
- Tình hình công tác ra sao em?
- Ồ, chuyện đó thì rất dài. Chắc anh cũng muốn nghe. Nhưng thôi em chưa nói với anh đâu. Đêm nay chúng ta dành trọn cho nhau anh nhé!
- Đúng như vậy, anh hoàn toàn đồng ý với em, cô vợ ngoan của anh, đồng chí chỉ huy thông minh của anh!
Tôi đã đến trình diện ở cơ quan quân lực Bộ Quốc phòng. Tướng Thiết Vũ tiếp tôi. Ông vui mừng báo tin tôi được thăng thiếu tá và được điều về Trung tâm Điện toán đặc vụ Bộ Tổng tham mưu.
- Cương vị đó có làm thiếu tá vui lòng không?
- Cảm ơn tướng quân nhiều, tướng quân lúc nào cũng quan tâu đến sự thành đạt của tôi. Tôi nguyện hết lòng phục vụ Tổ Quốc.
Hôm đến làm việc ở Trung tâm Điện toán, thì người quen đầu tiên tôi gặp lại ở hành lang Bộ Tổng tham mưu là đại tá Tùng Lâm. Thấy bóng tôi anh dang rộng cánh tay từ xa chạy đến. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Tôi nhận thấy cái mùi quen thuộc thì anh tỏa ra. Nếu không là mùi rượu thì chắc chắn phải là mùi son phấn của đàn bà.
- Cố tri! Cố tri! Ha ha! Trái đất tròn! Trông mày vẫn trẻ hoài à. Còn moa thì già mất rồi?
- Không đâu, đó là ý nghĩ của riêng anh thôi. Tôi tin là không cô gái nào dám bảo anh già.
- C'est vrai1 (Đúng vậy)! Về mặt ái tình thì moa vẫn đang ở độ tuổi thanh xuân! Vẫn thắng trong mọi cuộc thử sức!
Tùng Lâm được điền về làm việc ở Bộ Tư lệnh hành quân tác chiến. Do đó công việc của tôi và của anh sẽ liên quan với nhau rất nhiều.
Trung tâm Điện toán mới được thành lập cách đó không lâu. Một đại tá kỹ sư làm giám đốc. Tất cả có mời hai người làm việc. Tám sĩ quan và bốn chuyên gia. Trung tâm được trang bị hệ thống máy MCMES thuộc thế hệ thứ hai. Trước mắt, nó thới làm được những chức năng tạp vụ như tính toán cho những chương trình tiếp liệu, thống kê thương vong, quân địch, chi phí tài chính, lương bổng, quân lực, v.v... Các sĩ quan chỉ huy tác chiến chưa sử dụng nhiều vì trình độ và thói quen. Tuy nhiên dù mới ở mức độ hiện nay, tôi cũng đã có khả năng thu lượm được rất nhiều tin tức quan trọng.
Vì tôi tu nghiệp ở trường Tham mưu Leavenworth nên nhiệm vụ của tôi là phục vụ cho sĩ quan chỉ huy xử lý những số lượng tham mưu.
Theo nguyên tắc thì cơ quan Hành quân tác chiến chỉ chuyển cho tôi những số liệu không tên tuổi, không địa chỉ để giữ bí mật cho ý đồ chỉ huy. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên nguyên tắc này rất lỏng lẻo. Người ta gọi tôi đến, giao luôn cho tài liệu nghiên cứu tìm dữ kiện, lập phương trình. Nhất là đại tá Võ Tùng Lâm thì coi tôi như là cánh tay phải của anh ta. Hơn nữa anh ta là một người lười suy nghĩ.
- Chú em gắng lên nghe. Làm quen với nhưng thứ này là lợi cho chú em đó. Moa là đại tá nhưng moa làm việc của tướng. Chẳng bao xa toa sẽ thay moa!
- Anh Tư đã lệnh là đệ phải tận tụy phục vụ thôi. Đâu phải vì cấp chức.
- Trọng nghĩa, kinh tài, khá lắm! Nhưng cái gì phải đến nó sẽ đến!
Anh vừa nói vừa quăng cho tôi một tập tài liệu Tùng Lân đóng trái cửa lại, rót rượu mời tôi. Tôi từ chối, anh uống luôn mặc dù quân luật cấm uống rượu trong khi hành sự. Anh ngồi thả người trên phô-tơi và ngáy như sấm. Tuy thế nhưng anh ta rất tỉnh. Thấy tiếng cô thư ký léo xéo là anh đã vùng dậy thở cửa mời cô vào, và anh bắt đầu tán như... sấm ngay.
Vừa làm việc cho anh ta tôi vừa suy nghĩ phân tích những tin tức cốt tử ghi lại trong trí nhớ về nhà viết thành văn bản rồi mã hóa để Dung điện đi.
Từ sau vụ Đoàn Bá Mạo phản bội, tổ chức quyết định điện đài của chị Ngân phải di chuyển thường xuyên. Đó là một tổ hợp máy cổ, cồng kềnh, nặng nề. Mỗi lần chuyển như thế phải tháo rời ra rồi lắp lại vào rất mất thời gian. Đôi khi máy còn trục trặc, buộc phải hủy bỏ nhiều phiên liên lạc.
Tôi đã xin phép cấp trên lên máy riêng coi như một đài dự bị bổ trợ cho đài chính. Lúc đầu cấp trên không cho phép vì sợ địch dùng máy tầm phương vi ba dò ra được điểm phát thì rất nguy hiểm. Vị trí của chúng tôi lúc này là giao điểm của hai trục hoạt động bề rộng và bề sâu nên cấp trên yêu cầu phải chấp hành quy tác bảo mật tuyệt đối.
Tôi phải giải thích là khu vực tôi ở kề liền các trung tâm phát sóng lớn của các đài truyền thanh, truyền hình, bưu điện cùng nhiều đài thu phát của các sứ quán. Tôi sẽ phát phiên thưa vào những thời điểm dễ "ngụy trang" nên vẫn có thể đảm bảo an toàn.
Sau nhiều lần cân nhắc, cấp trên mới cho phép chúng tôi mạo hiểm liên lạc trực tiếp.
Từ ngày lên được máy riêng, chúng tôi đã giúp trên nhận tin sớm hơn trước.
Trong số những tài liệu tôi được đọc có kế hoạch chuyển giao những lực lượng và kế hoạch phá hoại của CIA sang Lầu Năm Góc. Điều đó báo hiệu bộ máy quân sự Mỹ sẽ nắm toàn bộ công việc điều khiển chiến tranh ở Nam và Bắc Việt Nam. Những dấu hiệu này góp phần làm sáng tỏ thêm cho nhận định: Mỹ sẽ vào. Điều mà Trung tâm luôn luôn đòi hỏi thêm chứng liệu.
Kế hoạch De Soto bang tiến hành nay mở thêm nội dung mới. Hải quân Sài Gòn được các chiến hạm Mỹ yểm trợ sẽ tấn công những hòn đảo của miền Bắc và một vài vùng ven biển. Tàu Mỹ sẽ trở thành đầu trò khiêu khích Hải quân miền Bắc. Một vụ đụng độ trên biển là cái cớ cần thiết để Mỹ tiến hành những cuộc tiến công trả đũa. Kế hoạch này trước khi đến tay Đô dốc Hải quân Trung Tấn Cang, nó phải được Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn tính toán sử dụng lực lượng tiến công và yểm trợ trên biển. Từ một chỉ thị của Mỹ nó phải được Việt hóa và do đó Tùng Lâm kéo tôi luôn vào buồng anh ta.
- Hiền đệ đọc đi, thật hay hơn "Tam anh chiến Lã Bố". Nhưng hiền đệ phải dịch cho toa... hay tốt hơn hết là viết luôn mệnh lệnh cho Hải quân. Tập làm tướng đi! Thế nào? Mười lăm phút thì xong chớ?
- Dạ trình đại tá, không được ạ. Cả một kế hoạch lớn phải đọc kỹ rồi mới viết ra được. Lầm một chút là mất đầu như chơi, anh Tư à.
- Thôi được, gắng lên. Làm xong moa sẽ đưa toa xem mấy con nhỏ múa Sê-xy không thua gì Đường Bản Vân của Đài Loan nhé. Lõa thể hoàn toàn. Trời, ngon quá bay ơi!
Nói xong viên đại tá nuốt nước bọt đánh ực một cái. Tôi cũng cảm thấy ngon, nhưng đó là toàn bộ bản kế hoạch của CINPAC đang nằm "lõa thể" trước mặt tôi: phần của Hải quân Nam Việt được Tùng Lâm đặt cho cái tên "Cá voi xanh". Tôi có định chụp bản tài liệu này nhưng Tùng Lâm ngồi ngay trước mặt.
- Anh Tư à, làm xong kế hoạch này anh Tư phải cho đệ đi "nhất dạ đế vương" mới xứng?
- Được được... nhưng "bán dạ" thôi. "Nhất dạ" thức trắng thì bữa sau làm việc sao được. Hơn nữa "nội tướng" không cho phép!
Tôi muốn kích thích phản xạ thèm ngủ của Tùng Lâm. Tôi ra đóng cửa lại rót ly rượu đạt trước mặt anh ta. Tùng Lâm uống một hơi cạn và ngồi lút xuống chiếc phô-tơi, kéo chiếc bê rê trùng xuống mặt. Một phút sau anh ta đã ngáy như sấm.
Tôi rút chiếc micro Rollet 3 nằm trong cánh tay áo ra. Nghe anh ta ngáy đều, tôi chống tay lên mắt. Công việc đầy mạo hiểm nhưng hứng thú. Chỉ tám giây tôi đã chụp gọn bản tài liệu. Tôi cất máy và tiếp tục ngồi viết thảo cho anh đầy đủ bản mệnh lệnh. Tôi ghi lại những dữ kiện vào tờ giấp để đưa sang máy điện toán.
Từ xưa tới nay tôi ít chụp tài liệu của địch mà thường là cố nhớ lấy nội dung chủ yếu ghi chép lại gọn gàng rồi điện về Trung tâm. Nhưng đôi lúc cấp trên cũng muốn có tài liệu nguyên bản. Sức mạnh của tài liệu nguyên bản hay sao chụp nguyên bản thường biểu hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất tâm lý người lãnh đạo bao giờ cũng tin tưởng hơn có đối sách thạnh mẽ và chính xác hơn. Thứ hai cấp trên còn muốn nghiên cứu sâu những vấn đề mà tầm vóc người khai thác chưa thấy hết hoặc không coi trọng. Hiểu được tâm lý của trên và có phương tiện trong tay nên mãi gần đây tôi mới chụp một số tài liệu có tầm xử lý chiến lược. Vì những phim đó phải gửi đi theo đường công văn, khó bảo quản và thường là rất chậm. Gửi xong tôi vẫn lo ngay ngáy không biết có an toàn không hay lại bị mất hoặc bị đánh tráo thì cũng nguy hiểm.
Thế rồi Mỹ đã dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" và ngày 5 tháng 8 chúng mở cuộc ném bom gọi là "trả đũa" vào nhiều địa điểm trên miền Bắc. Tôi không hiểu cuốn phim tôi chụp kế hoạch "Cá voi xanh" có tới đích không. Liệu có giúp gì cho miền Bắc chuẩn bị chống lại âm mưul thâm độc của chúng không?
Hành động trực tiếp chống lại miền Bắc của Mỹ tạo nên một luồng không khí hoan lạc lan nhanh trong hàng ngũ sĩ quan ngụy. Ở hành lang Bộ Tổng tham mưu, những viên tướng, những sĩ quan cấp tá tỏ ra hân hoan, ba hoa như chết đuối vớ được phao. Chúng tin là nhưng trái bom đó đã dạy cho Bắc Việt một bài học và họ sẽ bảo bọn đàn em của họ ở miền Nam biết điều hơn. Cái triết lý một khi người Mỹ đã muốn là họ sẽ làm và làm được được bọn tay sai đem ra hâm lại tinh thần. Nhưng thảm hại cho chúng là luồng sinh khí chiến thắng mà Mỹ truyền cho quân ngụy chẳng được bao lâu đã lại xẹp xuống. Căm thù giặc đánh phá miền Bắc, quân dân miền Nam càng đánh mạnh khắp nơi. Kết quả là Mỹ đỡ đòn cho ngụy nhưng ngụy lại bị đau hơn.
...
Một bữa tôi đi làm về, vừa dừng xe ở cửa thì đã thấy hai họng súng chĩa vào sườn tôi. Ở một tư thế hết sức bất lợi lại không mang vũ khí nên tôi buộc phải thúc thủ.
- Theo chúng tôi, nhanh!
Một chiếc Minicar lao đến đỗ trước xe tôi. Hai tên ấn tôi lên buồng xe sau. Một tên trói và nhét giẻ vào mồm tôi, trong khi ô tô phóng như điên. Tôi định thần lại, phân tích tình hình vừa diễn ra để xác định xem ai đã bắt tôi. Biết được đối thủ tôi mới có thể tìm ra đối sách khôn ngoan, chính xác được.
Cơ quan an ninh chăng? Tại sao chúng không bắt tôi tại nơi làm việc hoặc ở ngay nhà để khám xét luôn thể? Tại sao chúng không đưa lệnh bắt mà lại hành động như một bọn bát cóc? - Rất ít khả năng.
Một phe nhóm sĩ quan nào có liên quan đến những vụ đảo chính, họ cần tôi để khai thác tin tức ở Bộ Tổng thau mưu chăng? - Cũng có thể.
Một vụ bắt cóc của bọn cướp để tống tiền chuộc chăng? - Không loại trừ.
Quân Giải phóng bắt (nhầm) tôi để khai thác tình hình chăng? - Hoàn toàn có thể.
Hay cậu Đức bố trí một màn kịch gọi tôi ra giao nhiệm vụ chẳng hạn? - Không thể có. Đã định đóng kịch thì diễn viên phải được báo trước chứ, nếu không có thể gây nguy hiểm.
Bỗng có tiếng còi dữ dội của cảnh sát. Nhưng chiếc xe vẫn phóng với tốc độ lớn. Có tiếng súng nổ, đạn xé một vệt sáng trên mui xe. Chiếc xe quặt gấp làm tôi đập người vào thành trước.
- Các đồng chí sẵn sàng chiến đấu?
Tôi nghe tiếng nói của một người ngồi trên ca-bin. Có lẽ là người chỉ huy. Từ "đồng chí" nhắc cho tôi nhưng người bắt có thể là quân ta.
Hai người ngồi sát tôi lăm lăm hai khẩu súng ngắn. Tôi cảm thấy có xe khác đang đuổi theo rất gấp. Họ lại nổ súng, đạn bay chiu chíu. Có lẽ họ chỉ nổ thị uy để buộc xe này dừng lại thôi chứ ở cự ly đó họ không thể bắn trượt được. Pằng! Trên ca-bin đã nổ súng bàn lại. Vài giây sau. một người reo lên:
- Nó gục rồi!
Xe giảm tốc và tạo ra một đường vòng. Phút nguy hiểm hình như đã qua đi. Xe ra khỏi thành phố. Sự ồn ào xung quanh mất hẳn. Khoảng nửa giờ sau đó xe đỗ lại. Cửa hậu hé mở. Hai người gác nhảy xuống và đóng trái cửa lại ngay. Tôi nghe có tiếng đàn bà con gái:
- Bay ơi, các đồng chí xê hai đã về. Chào đồng chí Tạo.
- Ủa, cả chú Quốc Hùng nữa nè!
- Chào chị Hai, chào các đồng chí. Chúng tôi vừa lập được một chiến công tuyệt diệu. Bắt sống tên thiếu tá ngụy.
- Hoan hô các đồng chí biệt động! Thế nó đâu?
- Nằm trong hòm xe.
- Thôi đưa vào trong K2, ở đây gần đường lớn không an toàn đâu.
Chiếc xe nổ máy đi thêm một đoạn đường xóc nữa, thả người xuống rồi đi luôn. Họ dẫn tôi vào một ngôi nhà nằm giữa một làng quê trù phú, mái tôn san sát. Chỉ có thấy tên bắt tôi thôi, chẳng có đàn bà trẻ con hay người già nào trong ngôi nhà này cả. Lúc này họ mới lôi chiếc khăn trong mồm tôi ra, móc tất cả giấy tờ tiền bạc của tôi ra đặt lên bàn. Họ cho tôi uống một ly nước.
- Uống rồi có gì thì thành thực khai ra nghen!
Tôi quan sát ngôi nhà khá khang trang. Có một khẩu hiệu bằng giấy mới viết dán trên tường hậu: "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam muôn năm".
Vài phút sau, một tay trong bọn họ dáng người cao cao, mặt mũi trắng trẻo tướng học trò cầm tập giấy đi vào. Anh ta chỉ cho tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
- Anh bị Quân Giải phóng bắt. Anh phải khai hết những bí mật mà anh nắm được. Tính mạng của anh có được đảm bảo hay không là do sự thành thật của anh quyết định. Anh rõ chưa?
- Dạ.
- Tên anh là gì?
- Tất cả ghi trong chứng minh thư sĩ quan của tôi.
Tôi quyết định không khai bất cứ thứ gì ngoài những giấy tờ đã ghi, dù họ có là Quân Giải phóng đi nữa.
- Anh được giao công vụ gì ở Bộ Tổng tham mưu?
- Kỹ sư vô tuyến điện ở trung tâm truyền tin.
- Như vậy anh phải biết được nhiều tin quan trọng?
- Chúng tôi chỉ truyền đi những tín hiệu. Tất cả đã mã hóa nên không thể biết nội dung có quan trọng hay không.
- Thế là anh không muốn khai ra với chúng tôi.
- Tôi sẽ khai những điều tôi biết, xin ông cứ hỏi. Còn những tin chúng tôi truyền đi thì họ còn bí mật với tôi hơn cả đối với mọi người. Một sĩ quan truyền tin mà hiểu được mật mã thì sẽ không gì nguy hiểm bằng. Anh ta biết được tất cả bí mật quốc gia... - Tôi giải thích rất dài cho viên thẩm vấn. Y phải cắt lời tôi.
- Tôi không cần anh giải thích tùm lum như vậy.
- Không hiểu ông cần gì ở tôi?
- Những bí thật của Bộ Tổng tham mưu.
- Xin ông hỏi rõ về một vấn đề nào. Có cái ông coi là bí mật còn với tôi thì chẳng có gì bí mật cả, làm sao có thể vui lòng ông.
- Các kế hoạch hành quân?
- Có rất nhiều kế hoạch. Một ngày có trên mười cuộc hành quân từ vùng giới tuyến đến mũi Cà Mau, tôi không sao nhớ hết. Điều này xin các ông đọc trên báo.
- Tôi muốn biết cuộc hành quân sáp xảy ra.
- Cái gì chưa xảy ra nó nằm trong két sắt ở Văn phòng Bộ Tổng tham mưu hoặc ở két sắt của Bộ Tư lệnh hành quân tác chiến. Chỉ có mấy sĩ quan trực tiếp làm mới biết nổi. Ngay những người giữ nó cũng chẳng muốn đọc, đọc nó rất buồn ngủ chứ không thú vị như tiếu ngạo giang hồ đâu. Khi những kế hoạch đó đến tay chúng tôi, nó đã bị chặt ra từng mảnh và mã hóa mất rồi!
Tôi trở thành một tay ba hoa vô tích sự. Còn viên thẩm vấn thì rõ ràng thiếu kinh nghiệm và bị tôi dồn vào thế tắc tị. Cuối cùng đương sự nổi nóng đập bàn:
- Anh bướng bỉnh thì tôi sẽ không thể ôn hòa với anh được.
Một tay ngồi gác bên ngoài góp lời vào:
- Cứ nện cho nó một trận là biết điều hết.
- Tôi xin nói để các ông biết, tôi là tù binh chiến tranh. Tôi phải được hưởng quy chế tù binh như công ước Giơ-ne-vơ quy định. Chỉ có sáu điều phải khai là: Họ tên, tuổi, quê quán, chức vụ, cấp bậc, đơn vị. Tôi đã khai đủ rồi. Các ông có hành hạ tôi cũng sẽ im lặng để chờ cái chết.
Tôi nói nghiêm trang, giọng khiêu khích, tôi chờ đón trận đòn chỉ để khẳng định một câu hỏi "Ai bắt tôi? Mục đích của vụ bắt cóc?".
- Thôi được, để nó đấy cho tôi. Đồng chí đi báo cáo thủ trưởng Tẩu để đồng chí ấy quyết định phê án tử hình cho rồi.
Và một tay đã đi mời thủ trưởng.
Có vài người dân đi qua ngó nghiêng nhìn vào đã bị người gác ngoài cổng đuổi.
- Đi đi các cha nội. Không có chuyện chi đâu mà tò mò.
Tôi chưa biết đây là đâu nhưng nghe tiếng máy bay cất cánh hạ cánh, tiếng còi nhà máy tôi khẳng định mình đang ở phía Tây thành phố. Trời tối hẳn. Một cây đèn măng-sông không có che chắn ánh sáng được thắp lên đặt giữa bàn. Cánh tay tôi bị trói vừa đau vừa mỏi.
Gần nửa giờ sau có một người mặc bộ đồ bà ba đen đeo chiếc xà cột từ ngoài bước vào, theo sau là tay gác ban nãy. Tay hỏi cung đứng dậy, lễ độ:
- Trình "thủ trưởng chánh ủy" tên thiếu tá ngụy này ngoan cố không chịu khai những điều quan trọng. Xin đồng chí cho lệnh để tôi hành quyết.
- Thôi được, để tôi hỏi anh ta vài câu nữa. Khi y quay sang tôi ánh sáng trực diện khiến tôi nhận ra ngay cái khuôn mặt quen thuộc của tên sếp Tẩu có người vợ béo trắng và đứa con gái sứt môi trên chuyến tàu di cư Monte Carlo cách đây mười năm. Thời gian đã làm nó già đi nhưng nét mặt đặc biệt của nó khiến tôi có thể không nhìn cũng vẫn vẽ được một bức biếm họa giống hệt. Tôi kiểm tra lại lần nữa sự hồi tưởng. Ông già đi đồn điền cao su kể về tên sệp Tẩu cướp vợ của em đã in đậm hình ảnh nó vào trí nhớ tôi. Vậy thì chính đây là một âm mưu thử thách của cơ quan an ninh quân đội đối với tôi. Tôi sẽ có đối sách.
- Tôi khuyên anh hãy thành thật. Cách mạng sẽ khoan hồng cho ai biết án năn hối lỗi. Anh nà kẻ có tội với Tổ quốc. Nếu anh không lập công cuộc tội, chúng tôi buộc phải trừng trị. Sống hay chết là do anh quyết định lấy.
- Thưa ông ông là chính ủy ạ? - Tôi làm ra bộ quan trọng - Xin cho tôi thưa riêng với ông...
- Được!
Y lừ mắt cho hai tên kia lui ra ngoài.
- Trước hết xin cho tôi đi tiểu đã.
- Đi! - Y rút súng ngắn trong quần ra thân đưa tôi ra ngõ.
- Đứng đấy được rồi. Trời tối không ai nhìn thấy đâu!
Tôi quan sát địa hình xung quanh một lượt rồi đi vào.
- Thưa ông, ông đừng bắt tôi phải nói. Tôi sẽ viết tất cả ra giấy để ông đọc.
- Được, tốt lắm. Anh viết vào đây - Y đưa cho tôi tập giấy ghi cung ban nãy và một cây chì bi.
Tôi định viết nhưng không thể viết được vì tay bị trói chật. Y tự tay cởi dây cho tôi. Tôi vươn vai vặn mình cho thoải mái và bắt đầu ngồi viết. Tôi viết bằng tiếng Anh. Tên Tẩu đi qua liếc mắt nhìn, tôi đoán là y chẳng biết gì.
- Anh viết bàng tiếng "Tây" à?
- Dạ thưa ông chánh ủy, những điều này là tuyệt mật không phải để cho tất cả mọi người đọc. Nó rất quan trọng, xin ngài gửi lên Bộ chỉ huy tối cao càng sớm càng hay.
- Được được, tôi sẽ đọc tuốt tuột. Cứ viết đi - Vừa nói y vừa đi quanh bàn. Tôi viết khá dài. Vừa viết vừa chờ một thời cơ...
Khi tên Tẩu vừa cúi xuống sau lưng tôi, y sĩ diện tỏ ra ta cũng hiểu, tôi liền đưa cho y và thì thầm:
- Ngài xem tôi viết có được không?
Tên Tẩu cầm tờ giấy như chăm chú đọc. Thừa lúc nó lơi mắt, tôi đã thoi cho nó một cú móc trời giáng vào dưới mỏ ác, đồng thời tôi hất đổ bàn làm cho cây đèn tắt phụt. Tên Tẩu hự lên một tiếng rồi đổ xuống. Tôi lần luôn khẩu súng của nó, xóc nó dậy làm cái mộc đỡ đạn cho tôi. Hai tên gác lúng túng vì đèn tắt không thể phân biệt ai với ai. Chúng cũng không dám bắn vì tôi đương nhiên là một thiếu tá của quân lực. Chúng chỉ có nhiệm vụ thử thách chứ chắc chắn không được tuỳ tiện hạ sát tôi. Tôi đẩy tên sếp Tẩu ra cửa và giúi nó về phía hai tên kia đang lúng túng. Tôi nhảy vụt ra rồi chạy biến vào trong bóng đêm. Không thấy chúng nó bắn theo tôi càng yên tâm. Tôi lẩn trốn một cách thầm lặng qua các vườn cây rạch nước và chẳng mấy chốc tôi đã bám được một trục đường. Tôi cho rằng cứ bước liều có thể gặp những chuyện không hay. Tôi tìm một bụi cây nấp lại để nghe động tĩnh. Mấy phút sau, chúng huýt còi bấu đèn pin loang loáng truy lùng trong xóm. Tôi cứ thẳng đường ô tô mà chạy. Tôi bỗng thấy phía sau có một dãy đèn pha ô tô sáng loáng. Có thể là một công voa quân xa. Tôi sửa lại quân phục, gài súng trong túi rồi đứng ra giữa đường giơ tay chéo ra hiệu cho xe đỗ lại. May sao đây lại là một công voa của sư đoàn 97. Tôi yêu cầu viên chỉ huy đưa tôi về một căn cứ gần nhất. Mười phút sau tôi về đến trại 53. Tôi xưng tên và cấp bậc với viên chỉ huy chứ tuyệt nhiên không kể gì đến chuyện đã xảy ra. Tôi xin gọi nhờ điện thoại về Bộ Tổng tham mưu. Tôi cũng không quên báo tin an toàn cho Dung yên tâm.
Nửa giờ sau có xe của cơ quan đến đón tôi về. Tôi làm bản tường trình lại toàn bộ sự vụ lên cơ quan an ninh là tôi bị Việt cộng bắt và tôi đã chống lại chúng như thế nào để thoát thân. Tôi còn nộp lên trên cả khẩu súng ngàn chiến lợi phẩm nữa!
Chiều hôm ấy thấy xe vất ở cửa mà không biết tôi đi đâu, làm cả nhà tôi hoảng hồn. Đến như Dung vốn bình tĩnh như thế mà trong tình huống này cũng quá xúc động khóc như mưra. Một mặt cô gọi điện báo cho Trung tâm Điện toán Bộ Tổng tham mưu và cảnh sát khu vực biết chuyện này. Mặt khác cô cũng phải sơ tán giấy tờ tài liệu đề phòng những hậu quả khác. Mãi tới khi nhận được điện thoại của tôi, cả nhà mới hoàn hồn.
Chúng tôi đã báo cáo sự việc trên về Trung tâm ít lâu sau cấp trên cho chúng tôi biết một chi tiết: Cuốn phim chụp kế hoạch "Cả voi xanh" của tôi gửi về đã không tới đích. Đồng chí giao liên mang tài liệu bị địch phục kích bắn chết. Chúng lấy đi tất cả mọi thứ anh mang theo.
Thế thì rõ rồi. Cuốn phim đó đã quay về đến Cục an ninh quân đội. Cơ quan phản gián này đã khoanh vùng để tình kẽ hở. Và chúng đã nghi tôi, một khâu trong toàn bộ dây chuyền. Như vậy là tôi đã được đánh một dấu hỏi. Chúng làm cú bắt cóc này mục đích kiểm tra tôi.
Một bữa tôi tường thuật lại vụ trên cho trung tá cảnh sát Hoàng Quý Nhân nghe. Anh ta vỗ vai tôi cười ngất:
- Toa lầm rồi. Nếu rơi vào tay Việt cộng thì làm sao toa thoát được? Nhất là vào ban đêm, căn cứ của họ là một tấm màn sắt. Họ chi cần báo động là tất cả dân chúng ùa ra hỗ trợ họ tóm gọn toa ngay.
- Thế thì ai đã bắt tôi?
- Đó là một trò chơi quen thuộc của tướng Đỗ Mậu, Cục trưởng An ninh quân đội. Mỗi khi nghi ngờ lòng trung thành của ai, ông thường bày ra cái trò thử thách ngu xuẩn và nguy hiểm như vậy. Nếu hôm đó toa nổ súng thì chắc chắn là đổ máu rồi.
- Rõ ràng là có sự truy đuổi của quân cảnh hay cảnh sát là. Họ nổ súng và chiếc xe bị rách toạc xát xi, sau đó xe cảnh sát bị bắn gục. Chính tôi là người trong cuộc, làm sao có thể lầm lẫn được.
- Trò to-ruých cả? Những cuộc đuổi dượt kiểu Hollywood này diễn ra luôn. Nếu chưa chi toa đã khai mọi thứ ra với Việt cộng giả thì ông ta sẽ kết luận là toa thiếu trung thành. Nếu toa là a-giăng đúp thì sẽ vội vàng xin gập cấp trên hoặc toa tuôn ra một lô mật khẩu, thế là chết rồi ông Mậu sẽ mời toa về 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm nghỉ mát ngay! Có khi Mậu còn rủ cả những sĩ quan tình nghi đi xem bói. Tên thày bói cò mồi sẽ đoán đúng rất nhiều chuyện trong đời tư của anh ta. Cuối cùng nó bắt nọn vài câu có liên quan đến lòng trung thành. Nếu anh ta non gan thú nhận hoặc biến đổi sắc mặt thì lập tức Mậu sẽ coi đó là một cái nút cứ cầm vào đấy mà kéo, mà buộc tội. Nói chung là những mưu mẹo vặt đó thường rất ít thu được kết quả và còn gây nguy hiểm trong những trường hợp đụng với cảnh sát, nhưng ông ta không nghĩ ra được cái gì mới hơn.
- Mỗi khi định làm gì thì họ phải báo cho cảnh sát biết chứ.
- Đúng ra phải là như vậy, nhưng nhiều lần họ báo sai, hoặc sợ lộ nên không thèm báo.
- Làm giả như thế thì cũng phiền phức quá. Đã có chân tay làm - Quý Nhân cười - Đến đảo chính cũng còn làm giả được thì có thứ gì họ không làm.
- Đảo chính giả?
- Ông Nhu trước kia là khoái làm đảo chính giả lắm. Thủ tướng tự làm đảo chính lật đổ mình để thanh trừng rồi lại đứng ra lập chính phủ mới là cái mốt hiện đang thịnh hành ở nhiều nước. Thời thế này tìm người cộng tác lâu dài rất khó. Mình cũng phải thả nổi bản thân mình thì mới sống nổi. May mà toa thoát được cái trò chơi ngu ngốc của Mậu.
- Một người ngu ngốc sao còn để ở cương vị đó.
- Vì trong cái cơ quan phản gián này không còn ai thông minh hơn ông ta! À thế toa đã viết gì trong cái tờ khai cuối cùng đó.
- Tôi viết bằng tiếng Anh: "Quân khốn nạn? Ta biết rất nhiều điều bí mật quan trọng, nhưng ta sẽ không bao giờ khai ra cho bọn bay. Những điền bí mật đó là để tiến hành chiến tranh tiêu diệt bọn bay, để phục vụ Tổ Quốc ta, chúng mày có thể tìm thấy ở ta cái chết chứ không thể tìm thấy sự phản bội...". Đại loại tôi viết như vậy.
- Hay lắm! Thế là Mậu sẽ liệt toa vào loại trung thành. Có thể toa còn được xét thưởng mề-đay nữa cơ đấy!
Bầu trời xanh ngắt, nắng chiều rực rỡ, cái nóng ấm miền nhiệt đới ùa vào khoang máy bay khi cánh cửa bật mở. Chúng tôi lần lượt xuống thang và nhìn ra ngoài. Có nhiều bó hoa vẫy vẫy, tôi cố tìm ra người thân trong cảnh ồn ào nhộn nhạo đó. Kia rồi! Tôi đã nhận ra Dung đang ôm con nhỏ, anh chị tôi vẫy hoa còn Bạch Kim đang che chiếc dù cho cháu bé. Bên cô là trung tá không quân Huỳnh Vĩnh Quốc. Tôi chạy ào lại sững sờ bắt tay anh chị, bạn bè rồi cuối cùng hôn con hôn vợ.
- Nắng thế mà cũng cho con đi đón ba.
- Cho con dạn dày nắng gió đi.
Tôi bế lấy con và cả những bó hoa. Sau nửa giờ làm thủ tục và lấy hàng, chúng tôi lên xe về nhà. Việc đầu tiên là tôi lên chào cụ Cự Phách. Tôi ngạc nhiên là chỉ sau hai năm mà ông cụ thay đổi hẳn. Da mồi tóc bạc và những cử động hơi ngắt quãng.
- Tất cả những tiên đoán của tôi hầu như đã đến. Cậu đang trở thành một con người hùng thật sự! Cậu còn đi xa hơn nửa.
Ông đưa bàn tay khô héo cho tôi. Tôi thực sự xúc động không phải vì lời khen ngợi của ông mà vì một thứ tình cảm khác. Tôi nhớ lại câu nói của Kim khi mới đến ngôi nhà này:
"Ba em đang đi chậm chạp tới cái cửa huyệt của mình". Tôi thấy thương ông già quá.
Một bữa tiệc linh đình trong căn nhà khách của anh chị tôi.
Mọi người đều chúc mừng tôi và yêu cầu tôi kể chuyện về Hoa Kỳ. Tôi đã có sẵn hàng tá chuyện lạ về cái đất nước vĩ đại ấy, nhưng lúc này tôi không nói được gì. Không phải tôi mệt mà thú thực tôi muốn mãn tiệc để trở về căn phòng ấm cúng của mình với con, với vợ. Tuy vậy tôi vẫn tỏ ra vui tươi lịch thiệp. Tôi nhờ trung tá Huỳnh Vĩnh Quốc kể chuyện Pa-ri, Hồng Công, Đài Bắc. Tôi xin khất cả nhà vì hôm nay tôi hạnh phúc quá, tôi xúc động quá, tôi không thể nói hay được. Và thế là Vĩnh Quốc được dịp "mở máy" về những chuyện lạ. Với tính hài hước và phóng đại của người phương Nam anh làm cho mọi người cười bò. Cuối cùng anh trở thành người nổi nhất trong bữa tiệc.
Vĩnh Quốc cũng mới được về nước sau ngày Diệm đổ. Cùng với nhiều sĩ quan chính khách lưu vong khác, anh được báo chí nhắc tới với những bản án của chính quyền độc tài trước đây càng làm cho họ nổi bật. Vĩnh Quốc và Bạch Kim đã định làm lễ clưrới. Nhưng theo yêu cầu cuối cùng của Kim, họ chờ tôi về nữa cho vui. Hôm nay anh mới là "rể hờ", tuy vậy anh rất tự nhiên và bao sân. Hình như anh đã bước hơi quá xa những điều cần thiết.
...
Khi cánh cửa buồng riêng của tôi khép lại, tôi mới thực sự thấy mình hạnh phúc. Dung đã cất đi gánh nặng cô đơn đè lên vai tôi suốt mấy năm trời. Tôi ôm lấy con tôi, mắt cứ nhìn đắm đắm vào đứa trẻ khiến cho Dung phải lạ lùng. Cô nhẹ nhàng ngồi sát bên tôi hồi lâll mới hỏi:
- Sao anh nhìn Tô tô mãi thế?
Tôi như bừng tỉnh, tôi quàng cánh tay lên vai Dung:
- Em ngốc lắm. Vì Tô tô là con trai yêu quý của anh chứ sao nữa. Hôm nay anh mới được thấy mặt con, anh cứ muốn nhìn nó mãi.
Dung gục đầu vào vai tôi, giụi đôi mắt đẫm lệ vào cổ tôi:
- Ô, anh Nghĩa của em!
Chúng tôi cứ ngồi với nhau như thế, im lặng, thư giằn tâm hồn sau hai năm căng ra bằng một sợi dây liên lạc mong manh dài đến nửa vòng trái đất. Khi con tôi đã say trong giấc ngủ tôi mới hỏi Dung:
- Tình hình công tác ra sao em?
- Ồ, chuyện đó thì rất dài. Chắc anh cũng muốn nghe. Nhưng thôi em chưa nói với anh đâu. Đêm nay chúng ta dành trọn cho nhau anh nhé!
- Đúng như vậy, anh hoàn toàn đồng ý với em, cô vợ ngoan của anh, đồng chí chỉ huy thông minh của anh!
Tôi đã đến trình diện ở cơ quan quân lực Bộ Quốc phòng. Tướng Thiết Vũ tiếp tôi. Ông vui mừng báo tin tôi được thăng thiếu tá và được điều về Trung tâm Điện toán đặc vụ Bộ Tổng tham mưu.
- Cương vị đó có làm thiếu tá vui lòng không?
- Cảm ơn tướng quân nhiều, tướng quân lúc nào cũng quan tâu đến sự thành đạt của tôi. Tôi nguyện hết lòng phục vụ Tổ Quốc.
Hôm đến làm việc ở Trung tâm Điện toán, thì người quen đầu tiên tôi gặp lại ở hành lang Bộ Tổng tham mưu là đại tá Tùng Lâm. Thấy bóng tôi anh dang rộng cánh tay từ xa chạy đến. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Tôi nhận thấy cái mùi quen thuộc thì anh tỏa ra. Nếu không là mùi rượu thì chắc chắn phải là mùi son phấn của đàn bà.
- Cố tri! Cố tri! Ha ha! Trái đất tròn! Trông mày vẫn trẻ hoài à. Còn moa thì già mất rồi?
- Không đâu, đó là ý nghĩ của riêng anh thôi. Tôi tin là không cô gái nào dám bảo anh già.
- C'est vrai1 (Đúng vậy)! Về mặt ái tình thì moa vẫn đang ở độ tuổi thanh xuân! Vẫn thắng trong mọi cuộc thử sức!
Tùng Lâm được điền về làm việc ở Bộ Tư lệnh hành quân tác chiến. Do đó công việc của tôi và của anh sẽ liên quan với nhau rất nhiều.
Trung tâm Điện toán mới được thành lập cách đó không lâu. Một đại tá kỹ sư làm giám đốc. Tất cả có mời hai người làm việc. Tám sĩ quan và bốn chuyên gia. Trung tâm được trang bị hệ thống máy MCMES thuộc thế hệ thứ hai. Trước mắt, nó thới làm được những chức năng tạp vụ như tính toán cho những chương trình tiếp liệu, thống kê thương vong, quân địch, chi phí tài chính, lương bổng, quân lực, v.v... Các sĩ quan chỉ huy tác chiến chưa sử dụng nhiều vì trình độ và thói quen. Tuy nhiên dù mới ở mức độ hiện nay, tôi cũng đã có khả năng thu lượm được rất nhiều tin tức quan trọng.
Vì tôi tu nghiệp ở trường Tham mưu Leavenworth nên nhiệm vụ của tôi là phục vụ cho sĩ quan chỉ huy xử lý những số lượng tham mưu.
Theo nguyên tắc thì cơ quan Hành quân tác chiến chỉ chuyển cho tôi những số liệu không tên tuổi, không địa chỉ để giữ bí mật cho ý đồ chỉ huy. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên nguyên tắc này rất lỏng lẻo. Người ta gọi tôi đến, giao luôn cho tài liệu nghiên cứu tìm dữ kiện, lập phương trình. Nhất là đại tá Võ Tùng Lâm thì coi tôi như là cánh tay phải của anh ta. Hơn nữa anh ta là một người lười suy nghĩ.
- Chú em gắng lên nghe. Làm quen với nhưng thứ này là lợi cho chú em đó. Moa là đại tá nhưng moa làm việc của tướng. Chẳng bao xa toa sẽ thay moa!
- Anh Tư đã lệnh là đệ phải tận tụy phục vụ thôi. Đâu phải vì cấp chức.
- Trọng nghĩa, kinh tài, khá lắm! Nhưng cái gì phải đến nó sẽ đến!
Anh vừa nói vừa quăng cho tôi một tập tài liệu Tùng Lân đóng trái cửa lại, rót rượu mời tôi. Tôi từ chối, anh uống luôn mặc dù quân luật cấm uống rượu trong khi hành sự. Anh ngồi thả người trên phô-tơi và ngáy như sấm. Tuy thế nhưng anh ta rất tỉnh. Thấy tiếng cô thư ký léo xéo là anh đã vùng dậy thở cửa mời cô vào, và anh bắt đầu tán như... sấm ngay.
Vừa làm việc cho anh ta tôi vừa suy nghĩ phân tích những tin tức cốt tử ghi lại trong trí nhớ về nhà viết thành văn bản rồi mã hóa để Dung điện đi.
Từ sau vụ Đoàn Bá Mạo phản bội, tổ chức quyết định điện đài của chị Ngân phải di chuyển thường xuyên. Đó là một tổ hợp máy cổ, cồng kềnh, nặng nề. Mỗi lần chuyển như thế phải tháo rời ra rồi lắp lại vào rất mất thời gian. Đôi khi máy còn trục trặc, buộc phải hủy bỏ nhiều phiên liên lạc.
Tôi đã xin phép cấp trên lên máy riêng coi như một đài dự bị bổ trợ cho đài chính. Lúc đầu cấp trên không cho phép vì sợ địch dùng máy tầm phương vi ba dò ra được điểm phát thì rất nguy hiểm. Vị trí của chúng tôi lúc này là giao điểm của hai trục hoạt động bề rộng và bề sâu nên cấp trên yêu cầu phải chấp hành quy tác bảo mật tuyệt đối.
Tôi phải giải thích là khu vực tôi ở kề liền các trung tâm phát sóng lớn của các đài truyền thanh, truyền hình, bưu điện cùng nhiều đài thu phát của các sứ quán. Tôi sẽ phát phiên thưa vào những thời điểm dễ "ngụy trang" nên vẫn có thể đảm bảo an toàn.
Sau nhiều lần cân nhắc, cấp trên mới cho phép chúng tôi mạo hiểm liên lạc trực tiếp.
Từ ngày lên được máy riêng, chúng tôi đã giúp trên nhận tin sớm hơn trước.
Trong số những tài liệu tôi được đọc có kế hoạch chuyển giao những lực lượng và kế hoạch phá hoại của CIA sang Lầu Năm Góc. Điều đó báo hiệu bộ máy quân sự Mỹ sẽ nắm toàn bộ công việc điều khiển chiến tranh ở Nam và Bắc Việt Nam. Những dấu hiệu này góp phần làm sáng tỏ thêm cho nhận định: Mỹ sẽ vào. Điều mà Trung tâm luôn luôn đòi hỏi thêm chứng liệu.
Kế hoạch De Soto bang tiến hành nay mở thêm nội dung mới. Hải quân Sài Gòn được các chiến hạm Mỹ yểm trợ sẽ tấn công những hòn đảo của miền Bắc và một vài vùng ven biển. Tàu Mỹ sẽ trở thành đầu trò khiêu khích Hải quân miền Bắc. Một vụ đụng độ trên biển là cái cớ cần thiết để Mỹ tiến hành những cuộc tiến công trả đũa. Kế hoạch này trước khi đến tay Đô dốc Hải quân Trung Tấn Cang, nó phải được Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn tính toán sử dụng lực lượng tiến công và yểm trợ trên biển. Từ một chỉ thị của Mỹ nó phải được Việt hóa và do đó Tùng Lâm kéo tôi luôn vào buồng anh ta.
- Hiền đệ đọc đi, thật hay hơn "Tam anh chiến Lã Bố". Nhưng hiền đệ phải dịch cho toa... hay tốt hơn hết là viết luôn mệnh lệnh cho Hải quân. Tập làm tướng đi! Thế nào? Mười lăm phút thì xong chớ?
- Dạ trình đại tá, không được ạ. Cả một kế hoạch lớn phải đọc kỹ rồi mới viết ra được. Lầm một chút là mất đầu như chơi, anh Tư à.
- Thôi được, gắng lên. Làm xong moa sẽ đưa toa xem mấy con nhỏ múa Sê-xy không thua gì Đường Bản Vân của Đài Loan nhé. Lõa thể hoàn toàn. Trời, ngon quá bay ơi!
Nói xong viên đại tá nuốt nước bọt đánh ực một cái. Tôi cũng cảm thấy ngon, nhưng đó là toàn bộ bản kế hoạch của CINPAC đang nằm "lõa thể" trước mặt tôi: phần của Hải quân Nam Việt được Tùng Lâm đặt cho cái tên "Cá voi xanh". Tôi có định chụp bản tài liệu này nhưng Tùng Lâm ngồi ngay trước mặt.
- Anh Tư à, làm xong kế hoạch này anh Tư phải cho đệ đi "nhất dạ đế vương" mới xứng?
- Được được... nhưng "bán dạ" thôi. "Nhất dạ" thức trắng thì bữa sau làm việc sao được. Hơn nữa "nội tướng" không cho phép!
Tôi muốn kích thích phản xạ thèm ngủ của Tùng Lâm. Tôi ra đóng cửa lại rót ly rượu đạt trước mặt anh ta. Tùng Lâm uống một hơi cạn và ngồi lút xuống chiếc phô-tơi, kéo chiếc bê rê trùng xuống mặt. Một phút sau anh ta đã ngáy như sấm.
Tôi rút chiếc micro Rollet 3 nằm trong cánh tay áo ra. Nghe anh ta ngáy đều, tôi chống tay lên mắt. Công việc đầy mạo hiểm nhưng hứng thú. Chỉ tám giây tôi đã chụp gọn bản tài liệu. Tôi cất máy và tiếp tục ngồi viết thảo cho anh đầy đủ bản mệnh lệnh. Tôi ghi lại những dữ kiện vào tờ giấp để đưa sang máy điện toán.
Từ xưa tới nay tôi ít chụp tài liệu của địch mà thường là cố nhớ lấy nội dung chủ yếu ghi chép lại gọn gàng rồi điện về Trung tâm. Nhưng đôi lúc cấp trên cũng muốn có tài liệu nguyên bản. Sức mạnh của tài liệu nguyên bản hay sao chụp nguyên bản thường biểu hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất tâm lý người lãnh đạo bao giờ cũng tin tưởng hơn có đối sách thạnh mẽ và chính xác hơn. Thứ hai cấp trên còn muốn nghiên cứu sâu những vấn đề mà tầm vóc người khai thác chưa thấy hết hoặc không coi trọng. Hiểu được tâm lý của trên và có phương tiện trong tay nên mãi gần đây tôi mới chụp một số tài liệu có tầm xử lý chiến lược. Vì những phim đó phải gửi đi theo đường công văn, khó bảo quản và thường là rất chậm. Gửi xong tôi vẫn lo ngay ngáy không biết có an toàn không hay lại bị mất hoặc bị đánh tráo thì cũng nguy hiểm.
Thế rồi Mỹ đã dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" và ngày 5 tháng 8 chúng mở cuộc ném bom gọi là "trả đũa" vào nhiều địa điểm trên miền Bắc. Tôi không hiểu cuốn phim tôi chụp kế hoạch "Cá voi xanh" có tới đích không. Liệu có giúp gì cho miền Bắc chuẩn bị chống lại âm mưul thâm độc của chúng không?
Hành động trực tiếp chống lại miền Bắc của Mỹ tạo nên một luồng không khí hoan lạc lan nhanh trong hàng ngũ sĩ quan ngụy. Ở hành lang Bộ Tổng tham mưu, những viên tướng, những sĩ quan cấp tá tỏ ra hân hoan, ba hoa như chết đuối vớ được phao. Chúng tin là nhưng trái bom đó đã dạy cho Bắc Việt một bài học và họ sẽ bảo bọn đàn em của họ ở miền Nam biết điều hơn. Cái triết lý một khi người Mỹ đã muốn là họ sẽ làm và làm được được bọn tay sai đem ra hâm lại tinh thần. Nhưng thảm hại cho chúng là luồng sinh khí chiến thắng mà Mỹ truyền cho quân ngụy chẳng được bao lâu đã lại xẹp xuống. Căm thù giặc đánh phá miền Bắc, quân dân miền Nam càng đánh mạnh khắp nơi. Kết quả là Mỹ đỡ đòn cho ngụy nhưng ngụy lại bị đau hơn.
...
Một bữa tôi đi làm về, vừa dừng xe ở cửa thì đã thấy hai họng súng chĩa vào sườn tôi. Ở một tư thế hết sức bất lợi lại không mang vũ khí nên tôi buộc phải thúc thủ.
- Theo chúng tôi, nhanh!
Một chiếc Minicar lao đến đỗ trước xe tôi. Hai tên ấn tôi lên buồng xe sau. Một tên trói và nhét giẻ vào mồm tôi, trong khi ô tô phóng như điên. Tôi định thần lại, phân tích tình hình vừa diễn ra để xác định xem ai đã bắt tôi. Biết được đối thủ tôi mới có thể tìm ra đối sách khôn ngoan, chính xác được.
Cơ quan an ninh chăng? Tại sao chúng không bắt tôi tại nơi làm việc hoặc ở ngay nhà để khám xét luôn thể? Tại sao chúng không đưa lệnh bắt mà lại hành động như một bọn bát cóc? - Rất ít khả năng.
Một phe nhóm sĩ quan nào có liên quan đến những vụ đảo chính, họ cần tôi để khai thác tin tức ở Bộ Tổng thau mưu chăng? - Cũng có thể.
Một vụ bắt cóc của bọn cướp để tống tiền chuộc chăng? - Không loại trừ.
Quân Giải phóng bắt (nhầm) tôi để khai thác tình hình chăng? - Hoàn toàn có thể.
Hay cậu Đức bố trí một màn kịch gọi tôi ra giao nhiệm vụ chẳng hạn? - Không thể có. Đã định đóng kịch thì diễn viên phải được báo trước chứ, nếu không có thể gây nguy hiểm.
Bỗng có tiếng còi dữ dội của cảnh sát. Nhưng chiếc xe vẫn phóng với tốc độ lớn. Có tiếng súng nổ, đạn xé một vệt sáng trên mui xe. Chiếc xe quặt gấp làm tôi đập người vào thành trước.
- Các đồng chí sẵn sàng chiến đấu?
Tôi nghe tiếng nói của một người ngồi trên ca-bin. Có lẽ là người chỉ huy. Từ "đồng chí" nhắc cho tôi nhưng người bắt có thể là quân ta.
Hai người ngồi sát tôi lăm lăm hai khẩu súng ngắn. Tôi cảm thấy có xe khác đang đuổi theo rất gấp. Họ lại nổ súng, đạn bay chiu chíu. Có lẽ họ chỉ nổ thị uy để buộc xe này dừng lại thôi chứ ở cự ly đó họ không thể bắn trượt được. Pằng! Trên ca-bin đã nổ súng bàn lại. Vài giây sau. một người reo lên:
- Nó gục rồi!
Xe giảm tốc và tạo ra một đường vòng. Phút nguy hiểm hình như đã qua đi. Xe ra khỏi thành phố. Sự ồn ào xung quanh mất hẳn. Khoảng nửa giờ sau đó xe đỗ lại. Cửa hậu hé mở. Hai người gác nhảy xuống và đóng trái cửa lại ngay. Tôi nghe có tiếng đàn bà con gái:
- Bay ơi, các đồng chí xê hai đã về. Chào đồng chí Tạo.
- Ủa, cả chú Quốc Hùng nữa nè!
- Chào chị Hai, chào các đồng chí. Chúng tôi vừa lập được một chiến công tuyệt diệu. Bắt sống tên thiếu tá ngụy.
- Hoan hô các đồng chí biệt động! Thế nó đâu?
- Nằm trong hòm xe.
- Thôi đưa vào trong K2, ở đây gần đường lớn không an toàn đâu.
Chiếc xe nổ máy đi thêm một đoạn đường xóc nữa, thả người xuống rồi đi luôn. Họ dẫn tôi vào một ngôi nhà nằm giữa một làng quê trù phú, mái tôn san sát. Chỉ có thấy tên bắt tôi thôi, chẳng có đàn bà trẻ con hay người già nào trong ngôi nhà này cả. Lúc này họ mới lôi chiếc khăn trong mồm tôi ra, móc tất cả giấy tờ tiền bạc của tôi ra đặt lên bàn. Họ cho tôi uống một ly nước.
- Uống rồi có gì thì thành thực khai ra nghen!
Tôi quan sát ngôi nhà khá khang trang. Có một khẩu hiệu bằng giấy mới viết dán trên tường hậu: "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam muôn năm".
Vài phút sau, một tay trong bọn họ dáng người cao cao, mặt mũi trắng trẻo tướng học trò cầm tập giấy đi vào. Anh ta chỉ cho tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện.
- Anh bị Quân Giải phóng bắt. Anh phải khai hết những bí mật mà anh nắm được. Tính mạng của anh có được đảm bảo hay không là do sự thành thật của anh quyết định. Anh rõ chưa?
- Dạ.
- Tên anh là gì?
- Tất cả ghi trong chứng minh thư sĩ quan của tôi.
Tôi quyết định không khai bất cứ thứ gì ngoài những giấy tờ đã ghi, dù họ có là Quân Giải phóng đi nữa.
- Anh được giao công vụ gì ở Bộ Tổng tham mưu?
- Kỹ sư vô tuyến điện ở trung tâm truyền tin.
- Như vậy anh phải biết được nhiều tin quan trọng?
- Chúng tôi chỉ truyền đi những tín hiệu. Tất cả đã mã hóa nên không thể biết nội dung có quan trọng hay không.
- Thế là anh không muốn khai ra với chúng tôi.
- Tôi sẽ khai những điều tôi biết, xin ông cứ hỏi. Còn những tin chúng tôi truyền đi thì họ còn bí mật với tôi hơn cả đối với mọi người. Một sĩ quan truyền tin mà hiểu được mật mã thì sẽ không gì nguy hiểm bằng. Anh ta biết được tất cả bí mật quốc gia... - Tôi giải thích rất dài cho viên thẩm vấn. Y phải cắt lời tôi.
- Tôi không cần anh giải thích tùm lum như vậy.
- Không hiểu ông cần gì ở tôi?
- Những bí thật của Bộ Tổng tham mưu.
- Xin ông hỏi rõ về một vấn đề nào. Có cái ông coi là bí mật còn với tôi thì chẳng có gì bí mật cả, làm sao có thể vui lòng ông.
- Các kế hoạch hành quân?
- Có rất nhiều kế hoạch. Một ngày có trên mười cuộc hành quân từ vùng giới tuyến đến mũi Cà Mau, tôi không sao nhớ hết. Điều này xin các ông đọc trên báo.
- Tôi muốn biết cuộc hành quân sáp xảy ra.
- Cái gì chưa xảy ra nó nằm trong két sắt ở Văn phòng Bộ Tổng tham mưu hoặc ở két sắt của Bộ Tư lệnh hành quân tác chiến. Chỉ có mấy sĩ quan trực tiếp làm mới biết nổi. Ngay những người giữ nó cũng chẳng muốn đọc, đọc nó rất buồn ngủ chứ không thú vị như tiếu ngạo giang hồ đâu. Khi những kế hoạch đó đến tay chúng tôi, nó đã bị chặt ra từng mảnh và mã hóa mất rồi!
Tôi trở thành một tay ba hoa vô tích sự. Còn viên thẩm vấn thì rõ ràng thiếu kinh nghiệm và bị tôi dồn vào thế tắc tị. Cuối cùng đương sự nổi nóng đập bàn:
- Anh bướng bỉnh thì tôi sẽ không thể ôn hòa với anh được.
Một tay ngồi gác bên ngoài góp lời vào:
- Cứ nện cho nó một trận là biết điều hết.
- Tôi xin nói để các ông biết, tôi là tù binh chiến tranh. Tôi phải được hưởng quy chế tù binh như công ước Giơ-ne-vơ quy định. Chỉ có sáu điều phải khai là: Họ tên, tuổi, quê quán, chức vụ, cấp bậc, đơn vị. Tôi đã khai đủ rồi. Các ông có hành hạ tôi cũng sẽ im lặng để chờ cái chết.
Tôi nói nghiêm trang, giọng khiêu khích, tôi chờ đón trận đòn chỉ để khẳng định một câu hỏi "Ai bắt tôi? Mục đích của vụ bắt cóc?".
- Thôi được, để nó đấy cho tôi. Đồng chí đi báo cáo thủ trưởng Tẩu để đồng chí ấy quyết định phê án tử hình cho rồi.
Và một tay đã đi mời thủ trưởng.
Có vài người dân đi qua ngó nghiêng nhìn vào đã bị người gác ngoài cổng đuổi.
- Đi đi các cha nội. Không có chuyện chi đâu mà tò mò.
Tôi chưa biết đây là đâu nhưng nghe tiếng máy bay cất cánh hạ cánh, tiếng còi nhà máy tôi khẳng định mình đang ở phía Tây thành phố. Trời tối hẳn. Một cây đèn măng-sông không có che chắn ánh sáng được thắp lên đặt giữa bàn. Cánh tay tôi bị trói vừa đau vừa mỏi.
Gần nửa giờ sau có một người mặc bộ đồ bà ba đen đeo chiếc xà cột từ ngoài bước vào, theo sau là tay gác ban nãy. Tay hỏi cung đứng dậy, lễ độ:
- Trình "thủ trưởng chánh ủy" tên thiếu tá ngụy này ngoan cố không chịu khai những điều quan trọng. Xin đồng chí cho lệnh để tôi hành quyết.
- Thôi được, để tôi hỏi anh ta vài câu nữa. Khi y quay sang tôi ánh sáng trực diện khiến tôi nhận ra ngay cái khuôn mặt quen thuộc của tên sếp Tẩu có người vợ béo trắng và đứa con gái sứt môi trên chuyến tàu di cư Monte Carlo cách đây mười năm. Thời gian đã làm nó già đi nhưng nét mặt đặc biệt của nó khiến tôi có thể không nhìn cũng vẫn vẽ được một bức biếm họa giống hệt. Tôi kiểm tra lại lần nữa sự hồi tưởng. Ông già đi đồn điền cao su kể về tên sệp Tẩu cướp vợ của em đã in đậm hình ảnh nó vào trí nhớ tôi. Vậy thì chính đây là một âm mưu thử thách của cơ quan an ninh quân đội đối với tôi. Tôi sẽ có đối sách.
- Tôi khuyên anh hãy thành thật. Cách mạng sẽ khoan hồng cho ai biết án năn hối lỗi. Anh nà kẻ có tội với Tổ quốc. Nếu anh không lập công cuộc tội, chúng tôi buộc phải trừng trị. Sống hay chết là do anh quyết định lấy.
- Thưa ông ông là chính ủy ạ? - Tôi làm ra bộ quan trọng - Xin cho tôi thưa riêng với ông...
- Được!
Y lừ mắt cho hai tên kia lui ra ngoài.
- Trước hết xin cho tôi đi tiểu đã.
- Đi! - Y rút súng ngắn trong quần ra thân đưa tôi ra ngõ.
- Đứng đấy được rồi. Trời tối không ai nhìn thấy đâu!
Tôi quan sát địa hình xung quanh một lượt rồi đi vào.
- Thưa ông, ông đừng bắt tôi phải nói. Tôi sẽ viết tất cả ra giấy để ông đọc.
- Được, tốt lắm. Anh viết vào đây - Y đưa cho tôi tập giấy ghi cung ban nãy và một cây chì bi.
Tôi định viết nhưng không thể viết được vì tay bị trói chật. Y tự tay cởi dây cho tôi. Tôi vươn vai vặn mình cho thoải mái và bắt đầu ngồi viết. Tôi viết bằng tiếng Anh. Tên Tẩu đi qua liếc mắt nhìn, tôi đoán là y chẳng biết gì.
- Anh viết bàng tiếng "Tây" à?
- Dạ thưa ông chánh ủy, những điều này là tuyệt mật không phải để cho tất cả mọi người đọc. Nó rất quan trọng, xin ngài gửi lên Bộ chỉ huy tối cao càng sớm càng hay.
- Được được, tôi sẽ đọc tuốt tuột. Cứ viết đi - Vừa nói y vừa đi quanh bàn. Tôi viết khá dài. Vừa viết vừa chờ một thời cơ...
Khi tên Tẩu vừa cúi xuống sau lưng tôi, y sĩ diện tỏ ra ta cũng hiểu, tôi liền đưa cho y và thì thầm:
- Ngài xem tôi viết có được không?
Tên Tẩu cầm tờ giấy như chăm chú đọc. Thừa lúc nó lơi mắt, tôi đã thoi cho nó một cú móc trời giáng vào dưới mỏ ác, đồng thời tôi hất đổ bàn làm cho cây đèn tắt phụt. Tên Tẩu hự lên một tiếng rồi đổ xuống. Tôi lần luôn khẩu súng của nó, xóc nó dậy làm cái mộc đỡ đạn cho tôi. Hai tên gác lúng túng vì đèn tắt không thể phân biệt ai với ai. Chúng cũng không dám bắn vì tôi đương nhiên là một thiếu tá của quân lực. Chúng chỉ có nhiệm vụ thử thách chứ chắc chắn không được tuỳ tiện hạ sát tôi. Tôi đẩy tên sếp Tẩu ra cửa và giúi nó về phía hai tên kia đang lúng túng. Tôi nhảy vụt ra rồi chạy biến vào trong bóng đêm. Không thấy chúng nó bắn theo tôi càng yên tâm. Tôi lẩn trốn một cách thầm lặng qua các vườn cây rạch nước và chẳng mấy chốc tôi đã bám được một trục đường. Tôi cho rằng cứ bước liều có thể gặp những chuyện không hay. Tôi tìm một bụi cây nấp lại để nghe động tĩnh. Mấy phút sau, chúng huýt còi bấu đèn pin loang loáng truy lùng trong xóm. Tôi cứ thẳng đường ô tô mà chạy. Tôi bỗng thấy phía sau có một dãy đèn pha ô tô sáng loáng. Có thể là một công voa quân xa. Tôi sửa lại quân phục, gài súng trong túi rồi đứng ra giữa đường giơ tay chéo ra hiệu cho xe đỗ lại. May sao đây lại là một công voa của sư đoàn 97. Tôi yêu cầu viên chỉ huy đưa tôi về một căn cứ gần nhất. Mười phút sau tôi về đến trại 53. Tôi xưng tên và cấp bậc với viên chỉ huy chứ tuyệt nhiên không kể gì đến chuyện đã xảy ra. Tôi xin gọi nhờ điện thoại về Bộ Tổng tham mưu. Tôi cũng không quên báo tin an toàn cho Dung yên tâm.
Nửa giờ sau có xe của cơ quan đến đón tôi về. Tôi làm bản tường trình lại toàn bộ sự vụ lên cơ quan an ninh là tôi bị Việt cộng bắt và tôi đã chống lại chúng như thế nào để thoát thân. Tôi còn nộp lên trên cả khẩu súng ngàn chiến lợi phẩm nữa!
Chiều hôm ấy thấy xe vất ở cửa mà không biết tôi đi đâu, làm cả nhà tôi hoảng hồn. Đến như Dung vốn bình tĩnh như thế mà trong tình huống này cũng quá xúc động khóc như mưra. Một mặt cô gọi điện báo cho Trung tâm Điện toán Bộ Tổng tham mưu và cảnh sát khu vực biết chuyện này. Mặt khác cô cũng phải sơ tán giấy tờ tài liệu đề phòng những hậu quả khác. Mãi tới khi nhận được điện thoại của tôi, cả nhà mới hoàn hồn.
Chúng tôi đã báo cáo sự việc trên về Trung tâm ít lâu sau cấp trên cho chúng tôi biết một chi tiết: Cuốn phim chụp kế hoạch "Cả voi xanh" của tôi gửi về đã không tới đích. Đồng chí giao liên mang tài liệu bị địch phục kích bắn chết. Chúng lấy đi tất cả mọi thứ anh mang theo.
Thế thì rõ rồi. Cuốn phim đó đã quay về đến Cục an ninh quân đội. Cơ quan phản gián này đã khoanh vùng để tình kẽ hở. Và chúng đã nghi tôi, một khâu trong toàn bộ dây chuyền. Như vậy là tôi đã được đánh một dấu hỏi. Chúng làm cú bắt cóc này mục đích kiểm tra tôi.
Một bữa tôi tường thuật lại vụ trên cho trung tá cảnh sát Hoàng Quý Nhân nghe. Anh ta vỗ vai tôi cười ngất:
- Toa lầm rồi. Nếu rơi vào tay Việt cộng thì làm sao toa thoát được? Nhất là vào ban đêm, căn cứ của họ là một tấm màn sắt. Họ chi cần báo động là tất cả dân chúng ùa ra hỗ trợ họ tóm gọn toa ngay.
- Thế thì ai đã bắt tôi?
- Đó là một trò chơi quen thuộc của tướng Đỗ Mậu, Cục trưởng An ninh quân đội. Mỗi khi nghi ngờ lòng trung thành của ai, ông thường bày ra cái trò thử thách ngu xuẩn và nguy hiểm như vậy. Nếu hôm đó toa nổ súng thì chắc chắn là đổ máu rồi.
- Rõ ràng là có sự truy đuổi của quân cảnh hay cảnh sát là. Họ nổ súng và chiếc xe bị rách toạc xát xi, sau đó xe cảnh sát bị bắn gục. Chính tôi là người trong cuộc, làm sao có thể lầm lẫn được.
- Trò to-ruých cả? Những cuộc đuổi dượt kiểu Hollywood này diễn ra luôn. Nếu chưa chi toa đã khai mọi thứ ra với Việt cộng giả thì ông ta sẽ kết luận là toa thiếu trung thành. Nếu toa là a-giăng đúp thì sẽ vội vàng xin gập cấp trên hoặc toa tuôn ra một lô mật khẩu, thế là chết rồi ông Mậu sẽ mời toa về 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm nghỉ mát ngay! Có khi Mậu còn rủ cả những sĩ quan tình nghi đi xem bói. Tên thày bói cò mồi sẽ đoán đúng rất nhiều chuyện trong đời tư của anh ta. Cuối cùng nó bắt nọn vài câu có liên quan đến lòng trung thành. Nếu anh ta non gan thú nhận hoặc biến đổi sắc mặt thì lập tức Mậu sẽ coi đó là một cái nút cứ cầm vào đấy mà kéo, mà buộc tội. Nói chung là những mưu mẹo vặt đó thường rất ít thu được kết quả và còn gây nguy hiểm trong những trường hợp đụng với cảnh sát, nhưng ông ta không nghĩ ra được cái gì mới hơn.
- Mỗi khi định làm gì thì họ phải báo cho cảnh sát biết chứ.
- Đúng ra phải là như vậy, nhưng nhiều lần họ báo sai, hoặc sợ lộ nên không thèm báo.
- Làm giả như thế thì cũng phiền phức quá. Đã có chân tay làm - Quý Nhân cười - Đến đảo chính cũng còn làm giả được thì có thứ gì họ không làm.
- Đảo chính giả?
- Ông Nhu trước kia là khoái làm đảo chính giả lắm. Thủ tướng tự làm đảo chính lật đổ mình để thanh trừng rồi lại đứng ra lập chính phủ mới là cái mốt hiện đang thịnh hành ở nhiều nước. Thời thế này tìm người cộng tác lâu dài rất khó. Mình cũng phải thả nổi bản thân mình thì mới sống nổi. May mà toa thoát được cái trò chơi ngu ngốc của Mậu.
- Một người ngu ngốc sao còn để ở cương vị đó.
- Vì trong cái cơ quan phản gián này không còn ai thông minh hơn ông ta! À thế toa đã viết gì trong cái tờ khai cuối cùng đó.
- Tôi viết bằng tiếng Anh: "Quân khốn nạn? Ta biết rất nhiều điều bí mật quan trọng, nhưng ta sẽ không bao giờ khai ra cho bọn bay. Những điền bí mật đó là để tiến hành chiến tranh tiêu diệt bọn bay, để phục vụ Tổ Quốc ta, chúng mày có thể tìm thấy ở ta cái chết chứ không thể tìm thấy sự phản bội...". Đại loại tôi viết như vậy.
- Hay lắm! Thế là Mậu sẽ liệt toa vào loại trung thành. Có thể toa còn được xét thưởng mề-đay nữa cơ đấy!
/72
|