Sau một thời gian láo vào hoạt động chính trường, anh chị tôi thấy rằng không thể bỏ lơi được việc kinh doanh, một sở trường mạnh nhất của gia đình. Vấn đề lợi nhuận thôi thúc chị Ngọc tôi phải bỏ vốn đầu tư. Nếu chỉ nhìn vào lãi suất Ngân hàng không thôi thì sự tăng trưởng tư bản không đủ kích thích niềm vui của gia đình. Ông Cự Phách nêu ra một hướng đi mà ông cho là thích hợp nhất:
- Sự phát triển đô thị là một quy luật mạnh mẽ của thời đại. Pháp đã ra đi, nhưng Thế giới tự do không thể bỏ trống một vùng đất màu mỡ, một vị trí chiến lược quan trọng như thế này. Nếu người ta ví Tân-gia-ba có tầm quan trọng như Gibraltar ở phía nam Châu Âu thì Sài Gòn cũng quan trọng chẳng kém gì đảo Síp ở Địa Trung Hải. Người Mỹ sẽ vào và họ cần phải sống và làm việc ở đây trong nhiều năm. Nếu ta bỏ vốn đầu tư ra sản xuất hàng hóa thì còn lâu mới cạnh tranh được với Nhật Bản, Đài Loan, Hương Cảng... Chi bằng ta mua lấy bin-đinh, mở khách sạn hoặc đơn giản hơn là cất những cư xá cho người ngoài quốc thuê theo các hợp đồng ngắn hạn. Nghề này chăng sợ lỗ vốn. Ít thuê nhân công, chẳng phải bận tâm đến chuyện đình công bãi thị. Chẳng có anh Tây anh Tàu nào vác nổi khách sạn đến đây cạnh tranh với ta. Còn dân quốc nội thì ta không có đối thủ để thử sức về tiềm năng tài chính!
Chị Ngọc tôi đã nhanh chóng mua tòa lầu bốn tầng: ba mươi hai buồng của một Pháp kiếu ở 142 Gustave Roussel. Sau khi hiện đại hóa một số tiện nghi cho phù lợp, chị đã khai trương Khách sạn Phoénic. Công việc quản lý khách sạn ngoài một nhân viên chuyên nghiệp, chị giao cho Phương Dung làm đại diện cho chị trong nhiệm vụ xử lý thường vụ. Chưa bao giờ quản lý kinh doanh lớn, Dung rất lo lắng nhưng không dám chối.
Người Mỹ đầu tiên đến thuê một căn hộ hai phòng ở tầng ba là tiến sĩ Price, một nhà báo danh tiếng. Sau đó không lâu, khách sạn đã kín khách ngoại quốc. Sự thu nhập đã vượt quá xa lợi tức Ngân hàng. Vì làm ăn phát đạt nên quan hệ chị em cũng tốt hơn và chị Ngọc tôi đã tín nhiệm tính cẩn thận của cô em dâu.
...
Một bữa thiếu tá Hoàng Quý Nhân đến thăm, tôi không có mặt ở nhà. Nhân viên yêu cần Phương Dung giúp anh ta một công việc quan trọng:
- Có một việc mà chỉ có chị giúp thì chúng tôi mới làm nổi. Vì lợi ích quốc gia tôi khẩn thiết yên cầu chị.
Dung hơi chột dạ, nhưng chị vẫn giữ được vẻ bình tĩnh.
- Có việc gì xin anh cứ nói. Nếu có thể tôi không dám từ chối.
- Chị biết đấy chúng ta là một quốc gia độc lập. Chúng ta hành động vì lợi ích tối thượng của Tổ Quốc. Chúng ta không bao giờ chịu sức ép của ngoại bang. Dù nước đó có là bạn thân của chúng ta. Vừa qua tờ Times tờ New's week có đăng một số bài của Price xúc phạm đến danh dự của Tổng thống, người lãnh đạo tối cao của chúng ta, cũng tức là danh dự quốc gia của chúng ta. Vì vậy ta cần phải có những biện pháp đáp lại thích ứng nhưng tế nhị. Muốn vậy chúng ta cần biết những việc ông ta đang làm. Chị hiểu tôi chứ?
- Vâng, tôi hiểu.
- Chúng tôi muốn đột nhập vào căn buồng ông ta ở Khách sạn Phoénic và không để lại sự rắc rối nào dĩ nhiên là về mặt kỹ thuật, chúng tôi có thể tình cách vượt qua ổ khóa nhưng nó đòi hỏi thời gian dài hơn. Nhưng nếu có thêm bàn tay dịu dàng của chị thì công việc sẽ êm và nhanh hơn nhiều.
- Chết nỗi - Vẻ mặt Dung như tái nhợt đi - Bàn tay tôi, trời! Tôi có giỏi giang gì hơn các ông đâu.
- Tôi biết mọi ổ khoá trong bin-đinh đều có hai chìa. Một giao cho khách thuê. Một dự trữ. Bộ chìa dự trữ nằm trong két của chị - Viên thiếu tá cười - Chị chỉ việc in chiếc chìa khóa lên một mẩu sáp. Mẩu sáp đó đáng giá một trăm ngàn đồng.
- Nhưng hậu quả của nó lớn hơn nhiều khoản tiền thiến tá thưởng cho tôi - Dung nghiêm nét mặt - Việc này tôi phải trình với chị tôi đã. Để ngỏ cửa vĩnh viễn một căn phòng khách sạn là điều nguy hiếm. Nó sẽ mất tín nhiệm với khách hàng và ảnh hưởng lâu dài đến công cuộc kinh doanh của chúng tôi.
- Chỉ là mộc cuộc mật nhập trong vòng hai mươi phút, sau đó chiếc chìa khóa thứ ba sẽ được hủy đi.
- Có gì đảm bảo cho điều đó?
- Đúng là vẫn còn một khe hở về mặt lý thuyết để chị không thể tin được chúng tôi, vì khi đã sao được một bản thì người ta sẽ sao ra hàng ngàn bản... Hay như thế này vậy: chị sẽ đột nhập, chị chụp cho chúng tôi tất cả những tài liệu trong chiếc cặp xách tay của Price. Những cuốn phim đó đáng giá hai trăm ngàn. Xin chị vui lòng giúp tôi.
- Quả tình là một công việc rất mạo hiểm mà tôi chưa quen. Lúc này tôi đang xúc động mạnh nên không thể nhận lời. Xin thiếu tá cho tôi có một thời gian suy nghĩ.
- Chị cứ suy nghĩ, nhưng không thể quá lâu. Chị hiểu cho, chúng tôi không có nhiều thời gian đâu.
"Một thời gian suy nghĩ" mà Dung cần chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Đây là một cơ hội rất tốt cần khai thác. Nếu chị bỏ lỡ. Hoàng Quý Nhân chọn hướng hoạt động khác, thì có muốn "tìm lại thời gian đã mất" cũng không được. Việc ngửa tay xin việc sau này càng nguy hiếm. Sự việc đó sẽ đánh thưc tính hoài nghi của tên mật thám lõi đời này.
Dung thoáng nghĩ đến cuộc chạm súng ở Cầu Giấy cách đây bảy năm. Và ngay dù có ở trong tình trạng bị theo dõi thì vẫn phải chủ động tiến công. Do dự, cố thủ, tránh né là tự vô hiệu hóa mình. Công việc này lại do Nhân khẩn khoản yêu cầu chị giúp chứ đâu phải do chị đề xuất. Y phải chịu trách nhiệm chính về mật pháp lý. Dù y có giương bẫy thì mình cũng phải khôn khéo để tháo lấy mồi. Không dám vào hang thì làm sao bắt được hổ.
Tuy vậy chị cũng không để cho đối phương thấy mình "hám" quá.
Hoàng Quý Nhân ngồi im lặng hút thuốc chờ đợi quyết định của chị. Viên thiếu tá khích lệ chị:
- Chị yên tâm. Khi chị là bà chủ của khách sạn thì công việc đó giản dị và hấp dẫn như một trò chơi. Chúng tôi sẽ bố trí canh gác. Thậm chí cần gây ra một tai nạn xe hơi nho nhỏ để cản bước ông ta, chúng tôi cũng có thể làm.
- Xin để tôi bàn thêm với nhà tôi xem đã.
- Ồ không. Chị chẳng cần hỏi ai làm gì. Chị cứ làm và sau đó chị im lặng mở sâm-banh mời anh ấy là đủ rồi. Công việc của người gián điệp bao giờ cũng nên để ở đáy lòng mình - Hoàng Quý Nhân mỉm cười - Xin lỗi chị, nó giống như trò ngoại tình, không ai đem ra để bàn hoặc để phô đâu!
Phương Dung nghiêm trang:
- Tôi hoàn toàn không thích gì cách so sánh đó. Vì Tổ Quốc mà thiếu tá kêu gọi thì tôi sẽ cố gắng phục vụ. Nó chỉ đơn thuần là lòng yêu nước của một công dân mà tôi chấp nhận thôi. Xin ông hiểu cho là khoản tiền ông nêu ra không đủ kích thích thần kinh của tôi. Thu nhập của chúng tôi không đến nỗi tồi - Dung kiêu hãnh trả lời.
- Xin lỗi, tôi hoàn toàn hiểu chị. Thế là chúng ta đã thỏa thuận được với nhau.
- Tôi chỉ quen chụp máy Leika hay Contact đối với phong cảnh ngoài trời. Không biết chụp tài liệu thì có dễ không, xin thiếu tá chỉ bảo cho.
- Về mặt kỹ thuật, xin chị đừng lo, tôi sẽ giao cho chị một loại máy đặc biệt để chị tập làm quen. Một lần nữa tôi xin bày tỏ sự xúc động lớn lao trước tấm lòng cao cả của chị đối với Tổng thống, đối với nền cộng hòa thân yên của chúng ta. Chiều hôm đó chị Dưng đã thông báo cho tôi tin tức quan trọng này. Chúng tôi nhận định là hiện đang có một sức ép đòi thay Diệm trong chính giới Mỹ vì tên độc tài này hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn sự phát triển của cách mạng. Vì vậy một mặt phải bám vào Mỹ, nhưng mặt khác Diệm cũng phải lo đối phó với con bài khác của Mỹ. Dung nhận làm cho Nhân là một việc mạo hiểm cần thiết. Ta phải xen vào việc này để khai thác những lợi thế cho cách mạng. Nhưng khi cộng tác không để lộ sự tinh khôn nghề nghiệp của mình và nhất là không được tỏ ra quá sốt sắng với cái trò chơi đó.
Quế Lan đã phải hiến thân cho Hoàng Quý Nhân để hy vọng chồng sớm được thả, nhưng cho đến lay tình hình vẫn không có biến chuyển gì. Chị vừa cho xe ra khỏi ga-ra thì đã thấy chiếc Renault màu trắng của Hoàng Quý Nhân xuất hiện. Y ra hiệu cho Quế Lan theo y. Mặt Quế Lan đỏ ửng vừa e ngại, vừa lôi cuốn. Sự chờ đợi cô đơn thúc đẩy chị. Quế Lan đã băng theo viên thiếu tá như bị thôi miên. Hoàng Quý Nhân lại đưa chị vào căn buồng mộng ảo lần trước.
- Em đã không khước từ thiếu tá một điều gì. Thế mà đến nay chồng tôi vẫn chưa được tự do!
Quế Lan nói với một ý trách móc nhưng không có vẻ gì là quyết liệt.
- Với quyền hạn của mình, anh chỉ có thể đảm bảo cho anh Vượng sống an toàn đầy đủ về mặt thể xác. Việc thả tự do còn tùy thuộc vào thượng cấp. Anh muốn bàn thêm với em một phương cách. Hình như anh Vượng có quen một người Mỹ thì phải.
- Tiến sĩ Price, ông ta làm bạn với nhà em từ hồi còn ở khu La tinh Pa-ri.
- Em có quen ông ta không.
- Từ hồi anh Vượng bị bắt, ông cũng có lại thăm em.
- Em đã nhờ cậy gì đến sự giúp đỡ của Price chưa?
- Chưa, ông ta chỉ là một nhà báo, có thế lực gì đâu.
- Có thể là ông ta cũng quen biết một vài nhân vật nào trong tòa Đại sứ Mỹ. Chỉ cần một cú điện thoại của ông Nolting yêu cầu thả Vượng thì mọi sự sẽ tốt đẹp ngay. Quế Lan ạ, anh rất yêu em, anh phát ghen lên với số phận của Vượng. Nhưng anh cũng thành thực khuyên em: Ngay tối nay em nên điện thoại cho Price mời ông đến nhà. Em cầu khẩn ông ta. Nhớ là đừng nói qua điện thoại, họ rất ngại vi phạm những thể thức ngoại giao tế nhị. Không ai có thể từ chối người đàn bà đẹp trong càn phòng của bà ta đâu. Một người Mỹ cô đơn cũng sẽ là một người Mỹ tốt bụng với phái yếu đấy.
Hoàng Quý Nhân vuốt ve Quế Lan, nhưng bỗng y đột nhiên đứng dạy:
- Xin lỗi em anh có một chút công vụ phải đi ngay. Quế Lan hãy gọi điện cho Price nhé. Anh hy vọng là Vượng sớm được tự do.
Về đến nhà Quế Lan nằm vật xuống giường. Nỗi cô đơn choán ngợp cõi lòng. Chị điện thoại đến khách sạn.
- A-lô- ai gọi tôi? - Giảng đàn ông nói tiếng Pháp.
- Thưa ông, tôi muốn gặp ông tiến sĩ Price.
- Thưa bà tôi đây. Tôi đang hân hạnh nói chuyện với ai đây?
- Tôi là Quế Lan, vợ của Đỗ Thúc Vượng. Đến llôln nay chồng tôi vẫn chưa được tự do. Nếu có thể xin mời tiến sĩ đến chỗ chúng tôi. Tôi có một việc muốn phiền đến ngài.
- Thưa bà, nếu bà cho phép, tám giờ tối nay tôi sẽ đến thăm bà.
- Tôi chờ ngài, thưa tiến si Price.
Mười tám giờ Hoàng Qúy Nhân đến gặp Phương Dung.
- Chúng ta sẽ hành động vào hai mươi giờ mười phút hôm nay. Tôi giao cho chị ba máy nhỏ. Chị lần lượt chụp không cần phải tháo lắp phim. Chiếc máy ghi âm này chị đặt vào một chỗ nào thích hợp, nhớ là đưa nó về tư thế làm việc. Nguyên tắc cao nhất là không để ai phát hiện ra. Tài liệu quan trọng nằm trong cái cặp đen. Thường thì đi đâu Price cũng mang theo. Nhưng tôi hy vọng là tối nay Price sẽ để nó ở nhà.
- Tôi lo nhất là chưa xong việc ông ta đã về.
- Chúng tôi sẽ có xe bám theo Price. Nếu ông ta quay về, tôi sẽ gọi điện cho chị. Chị cứ bình tĩnh xếp đặt lại lại như cũ rồi thoát ra ngoài. Nếu điện thoại hỏng sẽ có một xe chữa cháy chạy qua nhà rú còi báo động theo nhịp hai tiếng một. Chị đeo găng tay và đi đôi giày này. Chúng ta không được để lại một dấu vết nào. Vì nếu cần chúng ta còn mật nhập nhiều lần.
Dung trở lại khách sạn lúc mười chín giờ như thường lệ. Vào ngăn buồng của mình kiểm lại toàn bộ máy móc, trang bị. Chị mở két lấy bộ chìa khóa căn buồng 12 đã treo sẵn trên sơ đồ. Chị kiểm mặt tất cả những nhân viên làm việc trong giờ này sau đó đi tắm và thay quần áo. Dung ra ban công nhìn sang thấy ánh đèn bên buồng 12 vẫn sáng.
Hai mươi giờ kém mười lăm, Price tắt bớt đi một ngọn đèn, đóng cửa rồi lặng lẽ xuống ga-ra. Dung để ý không thấv Price mang theo chiếc cặp đen quen thuộc.
Tiếng máy khởi động. Chiếc Falcon màu sữa chui ra khỏi ga -ra lao về phía ngã năm...
Dung đi đôi giày đặc biệt, mang găng tay, đeo chiếc xắc đỏ hàng ngày chị vẫn xách theo. Vào giờ này nơi đây thường vắng vẻ. Dung dừng lại cửa buồng mười hai. Chị liếc mắt quan sát rồi nhanh nhẹn mở khoá lẻn vào tròng. Cửa tự động khóa trái lại. Chị đi về phía bàn giấy. Tất cả đều ngăn lắp. Những tập bản thảo xếp gọn trong ngăn kéo. Dung liếc qua những nội Dung và chị bắt đầu chụp với mộc động tác lành nghề.. Đó là những bài Price viết cho báo chí và các Hãng thông tấn phương Tây về việc Diệm khủng bố những người chống Cộng nhưng khác biệt quan điền với chính quyền, về vụ Đỗ Thúc Vượng và một bài điều tra về nông thôn vùng Châu Thổ. Tất cả vừa gọn một cuốn phim. Sau đó Dung quay ra tìm chiếc cặp. Nguyên tắc của chị là cái dễ làm trước. Dung mở tủ. Bên trong là két sắt nhỏ gắn liền vào trường hậu. Dung mở két dễ dàng và lôi ra chiếc cặp. Bây giờ mới là khó khăn. Khóa cặp mang một cấu trúc khác hẳn với tất cả những cái chị đã từng biết. Dung loay hoay mười lăm phút vẫn chưa lần ra hướng đi. Mồ lôi chị toát ra. Có năm nút. Mỗi nút tám nấc. Sẽ có ít nhất hai triệt bảy mươi tám ngàn cách xếp đặt. Vậy mật mã của nó là gì? Tất nhiên chủ nó phải ghi lại vì nếu quên đi ông ta cũng phải đến phá cặp. Dung phải quay lại ngăn kéo buy-rô lần lượt lật những trang sổ tay nhưng tuyệt nhiên không tìm ra những con số bí mật. Có thể y cất trong ví. Một tia sáng mong manh vụt lóe trong óc Dung. Liệu nó có thể trùng với con số trên tờ hộ chiếu? Chị mở cuốn sổ đăng ký khách trọ trong xắc ra và tìm được con số 1470.362. Dung đặt hàng số đó nhưng then khóa vẫn không kéo nổi. Nhưrng hình như có một sự chuyển dịch mơ hồ nào đó chuyển số khác thì rõ ràng độ ràng cơ học khác hẳn. Đành phải dùng đến biện pháp kết hợp. Chị rút ra một lá kim loại theo then khóa. Vừa luồn chị vừa vặn nút điều chỉnh. Lá kim loại vào sâu thêm một nấc. Dung làm tiếp, gặp nấc thứ lai then khóa bỗng bật ra. Một niềm vui tràn ngập.
1470362 - 41 = 1470321
Số hộ chiếu - Số tuổi của Price = mã khóa.
Liếc qua đống tài liệu, nhiều tiêu đề làm Dung giật mình. Chị đưa máy riêng chụp những cái cần cho mình trước. Sau mới đến những tài liệu cho Hoàng Quý Nhân. Chị liếc đồng hồ hai mươi hai giờ mười. Dung xếp lại đúng như lúc mở ra. Chị đóng khóa cặp, khóa két, khóa tủ rồi lấy máy ghi âm đưa về tư thế hoạt động. Dung đặt nó dưới lớp sỏi trên chậu địa lan đặt giữa nhà.
Chị áp tai vào cánh cửa nghe động tĩnh rồi lẻn ra ngoài rất nhanh, khóa cửa phòng số mười hai rồi trở về phòng mình. Thay quần áo xếp đặt các thư gọn gàng, Dung mới quay điện cho Quý Nhân.
- Tôi đã mua thuốc cho Thím Tư (Chị nói theo mật khẩu quy ước của viên thiếu tá cảnh sát).
- Cảm ơn. Tôi chờ chị ở nhà Thím Tư.
Tôi đã đỗ xe ở chỗ hẹn. Thấy xe của Dung, tôi lái theo. Đến chỗ vắng, tôi vượt lên. Khi hai xe ở vị trí song song, Dung quăng cho tôi cái máy ảnh. Tôi phóng về nhà và tháo phim ra ngay. Tôi tráng phim vì nóng lòng muốn biết những gì trong đó.
Mườì phút sau thì Dung đến của Nhà thờ lớn. Chị cho xe đỗ sát cái Reenault màn trắng của Quý Nhân. Dung trao cho y cái gói nhỏ trong đó có ba máy ảnh.
- Chỉ dùng hết cuốn số một, số hai. Máy nghe tôi đạt trong chậu địa lan. Hàng ngày có người đưa chậu địa lan ra ban công sau tắm nắng, lúc đó tôi sẽ đổi lấy.
- Cảm ơn chị đã giúp đỡ chúng tôi. - y đưa cho Dùng tờ ngân phiếu - Chị sẽ lĩnh khoản tiền này ở Ngân hàng Thương Tín vào tuần tới. Hẹn gặp lại!
Dung về đến nhà đã mười giờ ba mươi hai phút. Tôi đã tráng xong phim và đang hong khô bằng máy sấy ly tâm.
- Tài liệu rất giá trị anh ạ. Em chụp được toàn bộ những đề án của bộ phận đặc nhiệm soạn thảo để trình lên ủy ban 303 của Phủ Tổng thống Mỹ. Bây giờ đến lượt anh nhé. Em đi nằm đây. Lâu mới làu việc này thần kinh căng thẳng quá.
- Dung cứ nghỉ đi. Mọi việc còn lại mình sẽ làm tiếp. Sáng mai ta bàn bạc với nhau thêm.
Phim khô nhưng không có máy chiếu để đọc. Tôi phải dùng máy phóng ảnh chiếu lên một tờ giấy trắng. Qua bản phác thảo của CIA và cơ quan tình báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tôi đã hiểu được ý đồ chiến lược trước mắt của Mỹ trên bốn phương trình lớn:
- Kế hoạch Farmhand.
- Kế hoạch huấn luyện biệt kích người Thượng.
- Các cuộc tuần tiễu De Soto của Hải quân trên biển vịnh Bắc bộ và...
- Các kế hoạch 34A.
Kế hoạch Farmhand là một chương trình bí mật tung những nhân viên người Việt vào Bắc Việt Nam để móc nối với những tên gián điệp mà Conein, nhân viên cơ quan tình báo chiến lược (OSS) gài lại ở miền Bắc từ năm 1955 để trực tiếp phá loại miền Bắc. Những tổ biệt kích này sẽ được bộ phận đặc biệt của lục quân huấn luyện dưới sự kiểm soát của CIA. Nó đặt càn cứ ở ba sân bay: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Phú Bài.
Chương trình huấn luyện người Thượng đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của CIA, độc lập với ngụy quyền Sài gòn. Những lực lượng này gọi tắt là CIDG được dùng vào nhiều hoạt động khác nhau. Nó biểu hiện nổi bật ở tính hung bạo trong các hoạt động khủng bố. CIDG là công cụ đàn áp nông dân Nam việt chống chính quyền và đột kích vào Lào, vào Bắc Việt Nam, vào các đường thâm nhập bí mật của Bắc Việt. CIDG cũng là lực lượng chống du kích và có khả năng luồn rừng ngụy trang và có thể trà trộn vào các lực lượng Việt cộng. Chúng cho rằng không có gì sử dụng làm bia đỡ đạn dể chống lại dân chúng bằng đám người cổ sơ đó. Tính man rợ cộng với nền kỹ thuật vũ khí hiện đại của Mỹ sẽ có thể đối chọi thắng thế với đông đảo dân chúng châu Á và những tổ chức du kích của họ.
Chương trình thứ ba được nêu trong tài liệu là những cuộc tuần thám của Hải quân De Soto trên vịnh Bắc Bộ sẽ được các khu trục hạm Mỹ tiến hành dọc hải phận Bắc Việt để nghe ngóng các hoạt động quân sự và dân sự, khiêu khích mạng lưới ra-đa của dối phương để phát hiện ghi nhận, xác định bước sóng và vị trí đài phát để làm dữ kiện cho cuộc chiến tranh điện tử sau này. Tư lệnh các lực lượng Thái Bình Dương ở Ha-oai sẽ ra lệnh cho hạm đội 7 tiến hành.
Chương trình 34A là một dự án bí mật tiến công miền Bắc bằng các hoạt động chiến tranh tâm lý và các hành động tập kích bằng đường biển: Mật tập hoặc cường tập, đánh rồi chạy. Mục tiêu là các vùng ven biển.
Những tài liệu này mới bao gồm những chủ trương chiến lược chứ chưa có chi tiết cụ thể. Tuy nhiên nó cũng giúp cho Trung tâm nắm được ý định rộng lớn của địch. Tôi dịch và tóm tắt lại, làm báo cáo rồi mã hóa luôn. Còn cuốn phim tôi cho vào luộc cái lọ nhỏ gắn sáp, gắn chặt nút đem chôn vào một vị trí đặc biệt trong vườn cây. Ba giờ sáng tôi mới đi ngủ.
Năm giờ Dung đã đánh thức tôi dậy để kịp về quân trường. Tôi vùng dậy vào buồng xối nước lạnh cho tỉnh táo. Dung chuẩn bị bứa sáng cho tôi. Khi hai đứa ngồi vào bàn, chị mới hỏi:
- Anh làm đến đâu rồi?
- Xong hết. Mình chôn phim ở ô mười hai, nhớ nhé.
- Ôi, anh làm nhanh quá. Anh thấy nội dung thế nào?
- Rất tốt cho trên. Chúng ta cần gửi sớm nhưng không phải là hôm nay. Có thể mật vụ của Quý Nhân còn bám theo Dung. Đề phòng nó nghi Dung cuỗm được những thứ quý hơn. Hoặc tệ hơn nữa là nó giương bẫy ra với chúng ta. Tốt nhất là nên đặt tài liệu vào hòm thư mật. Những cuộc tiếp xúc lúc này nên hạn chế.
Dung đồng ý, nhưng chị vẫn nói để tôi yên tâm:
- Em nói với nó là em không biết tiếng Anh, em cứ chụp bừa, không biết tài liệu có quan trọng không. Trừ anh ra chưa ai biết em đọc được Anh ngữ đâu.
- Cứ tạm yên tâm là mọi sự đều ổn.
Một tuần sau chúng tôi nhận được điện biểu dương của Trung tâm. Cậu Đức chỉ thị cho chúng tôi nhanh chóng hướng hoạt động vào kế hoạch Farmhand.
- Sự phát triển đô thị là một quy luật mạnh mẽ của thời đại. Pháp đã ra đi, nhưng Thế giới tự do không thể bỏ trống một vùng đất màu mỡ, một vị trí chiến lược quan trọng như thế này. Nếu người ta ví Tân-gia-ba có tầm quan trọng như Gibraltar ở phía nam Châu Âu thì Sài Gòn cũng quan trọng chẳng kém gì đảo Síp ở Địa Trung Hải. Người Mỹ sẽ vào và họ cần phải sống và làm việc ở đây trong nhiều năm. Nếu ta bỏ vốn đầu tư ra sản xuất hàng hóa thì còn lâu mới cạnh tranh được với Nhật Bản, Đài Loan, Hương Cảng... Chi bằng ta mua lấy bin-đinh, mở khách sạn hoặc đơn giản hơn là cất những cư xá cho người ngoài quốc thuê theo các hợp đồng ngắn hạn. Nghề này chăng sợ lỗ vốn. Ít thuê nhân công, chẳng phải bận tâm đến chuyện đình công bãi thị. Chẳng có anh Tây anh Tàu nào vác nổi khách sạn đến đây cạnh tranh với ta. Còn dân quốc nội thì ta không có đối thủ để thử sức về tiềm năng tài chính!
Chị Ngọc tôi đã nhanh chóng mua tòa lầu bốn tầng: ba mươi hai buồng của một Pháp kiếu ở 142 Gustave Roussel. Sau khi hiện đại hóa một số tiện nghi cho phù lợp, chị đã khai trương Khách sạn Phoénic. Công việc quản lý khách sạn ngoài một nhân viên chuyên nghiệp, chị giao cho Phương Dung làm đại diện cho chị trong nhiệm vụ xử lý thường vụ. Chưa bao giờ quản lý kinh doanh lớn, Dung rất lo lắng nhưng không dám chối.
Người Mỹ đầu tiên đến thuê một căn hộ hai phòng ở tầng ba là tiến sĩ Price, một nhà báo danh tiếng. Sau đó không lâu, khách sạn đã kín khách ngoại quốc. Sự thu nhập đã vượt quá xa lợi tức Ngân hàng. Vì làm ăn phát đạt nên quan hệ chị em cũng tốt hơn và chị Ngọc tôi đã tín nhiệm tính cẩn thận của cô em dâu.
...
Một bữa thiếu tá Hoàng Quý Nhân đến thăm, tôi không có mặt ở nhà. Nhân viên yêu cần Phương Dung giúp anh ta một công việc quan trọng:
- Có một việc mà chỉ có chị giúp thì chúng tôi mới làm nổi. Vì lợi ích quốc gia tôi khẩn thiết yên cầu chị.
Dung hơi chột dạ, nhưng chị vẫn giữ được vẻ bình tĩnh.
- Có việc gì xin anh cứ nói. Nếu có thể tôi không dám từ chối.
- Chị biết đấy chúng ta là một quốc gia độc lập. Chúng ta hành động vì lợi ích tối thượng của Tổ Quốc. Chúng ta không bao giờ chịu sức ép của ngoại bang. Dù nước đó có là bạn thân của chúng ta. Vừa qua tờ Times tờ New's week có đăng một số bài của Price xúc phạm đến danh dự của Tổng thống, người lãnh đạo tối cao của chúng ta, cũng tức là danh dự quốc gia của chúng ta. Vì vậy ta cần phải có những biện pháp đáp lại thích ứng nhưng tế nhị. Muốn vậy chúng ta cần biết những việc ông ta đang làm. Chị hiểu tôi chứ?
- Vâng, tôi hiểu.
- Chúng tôi muốn đột nhập vào căn buồng ông ta ở Khách sạn Phoénic và không để lại sự rắc rối nào dĩ nhiên là về mặt kỹ thuật, chúng tôi có thể tình cách vượt qua ổ khóa nhưng nó đòi hỏi thời gian dài hơn. Nhưng nếu có thêm bàn tay dịu dàng của chị thì công việc sẽ êm và nhanh hơn nhiều.
- Chết nỗi - Vẻ mặt Dung như tái nhợt đi - Bàn tay tôi, trời! Tôi có giỏi giang gì hơn các ông đâu.
- Tôi biết mọi ổ khoá trong bin-đinh đều có hai chìa. Một giao cho khách thuê. Một dự trữ. Bộ chìa dự trữ nằm trong két của chị - Viên thiếu tá cười - Chị chỉ việc in chiếc chìa khóa lên một mẩu sáp. Mẩu sáp đó đáng giá một trăm ngàn đồng.
- Nhưng hậu quả của nó lớn hơn nhiều khoản tiền thiến tá thưởng cho tôi - Dung nghiêm nét mặt - Việc này tôi phải trình với chị tôi đã. Để ngỏ cửa vĩnh viễn một căn phòng khách sạn là điều nguy hiếm. Nó sẽ mất tín nhiệm với khách hàng và ảnh hưởng lâu dài đến công cuộc kinh doanh của chúng tôi.
- Chỉ là mộc cuộc mật nhập trong vòng hai mươi phút, sau đó chiếc chìa khóa thứ ba sẽ được hủy đi.
- Có gì đảm bảo cho điều đó?
- Đúng là vẫn còn một khe hở về mặt lý thuyết để chị không thể tin được chúng tôi, vì khi đã sao được một bản thì người ta sẽ sao ra hàng ngàn bản... Hay như thế này vậy: chị sẽ đột nhập, chị chụp cho chúng tôi tất cả những tài liệu trong chiếc cặp xách tay của Price. Những cuốn phim đó đáng giá hai trăm ngàn. Xin chị vui lòng giúp tôi.
- Quả tình là một công việc rất mạo hiểm mà tôi chưa quen. Lúc này tôi đang xúc động mạnh nên không thể nhận lời. Xin thiếu tá cho tôi có một thời gian suy nghĩ.
- Chị cứ suy nghĩ, nhưng không thể quá lâu. Chị hiểu cho, chúng tôi không có nhiều thời gian đâu.
"Một thời gian suy nghĩ" mà Dung cần chỉ diễn ra trong khoảnh khắc. Đây là một cơ hội rất tốt cần khai thác. Nếu chị bỏ lỡ. Hoàng Quý Nhân chọn hướng hoạt động khác, thì có muốn "tìm lại thời gian đã mất" cũng không được. Việc ngửa tay xin việc sau này càng nguy hiếm. Sự việc đó sẽ đánh thưc tính hoài nghi của tên mật thám lõi đời này.
Dung thoáng nghĩ đến cuộc chạm súng ở Cầu Giấy cách đây bảy năm. Và ngay dù có ở trong tình trạng bị theo dõi thì vẫn phải chủ động tiến công. Do dự, cố thủ, tránh né là tự vô hiệu hóa mình. Công việc này lại do Nhân khẩn khoản yêu cầu chị giúp chứ đâu phải do chị đề xuất. Y phải chịu trách nhiệm chính về mật pháp lý. Dù y có giương bẫy thì mình cũng phải khôn khéo để tháo lấy mồi. Không dám vào hang thì làm sao bắt được hổ.
Tuy vậy chị cũng không để cho đối phương thấy mình "hám" quá.
Hoàng Quý Nhân ngồi im lặng hút thuốc chờ đợi quyết định của chị. Viên thiếu tá khích lệ chị:
- Chị yên tâm. Khi chị là bà chủ của khách sạn thì công việc đó giản dị và hấp dẫn như một trò chơi. Chúng tôi sẽ bố trí canh gác. Thậm chí cần gây ra một tai nạn xe hơi nho nhỏ để cản bước ông ta, chúng tôi cũng có thể làm.
- Xin để tôi bàn thêm với nhà tôi xem đã.
- Ồ không. Chị chẳng cần hỏi ai làm gì. Chị cứ làm và sau đó chị im lặng mở sâm-banh mời anh ấy là đủ rồi. Công việc của người gián điệp bao giờ cũng nên để ở đáy lòng mình - Hoàng Quý Nhân mỉm cười - Xin lỗi chị, nó giống như trò ngoại tình, không ai đem ra để bàn hoặc để phô đâu!
Phương Dung nghiêm trang:
- Tôi hoàn toàn không thích gì cách so sánh đó. Vì Tổ Quốc mà thiếu tá kêu gọi thì tôi sẽ cố gắng phục vụ. Nó chỉ đơn thuần là lòng yêu nước của một công dân mà tôi chấp nhận thôi. Xin ông hiểu cho là khoản tiền ông nêu ra không đủ kích thích thần kinh của tôi. Thu nhập của chúng tôi không đến nỗi tồi - Dung kiêu hãnh trả lời.
- Xin lỗi, tôi hoàn toàn hiểu chị. Thế là chúng ta đã thỏa thuận được với nhau.
- Tôi chỉ quen chụp máy Leika hay Contact đối với phong cảnh ngoài trời. Không biết chụp tài liệu thì có dễ không, xin thiếu tá chỉ bảo cho.
- Về mặt kỹ thuật, xin chị đừng lo, tôi sẽ giao cho chị một loại máy đặc biệt để chị tập làm quen. Một lần nữa tôi xin bày tỏ sự xúc động lớn lao trước tấm lòng cao cả của chị đối với Tổng thống, đối với nền cộng hòa thân yên của chúng ta. Chiều hôm đó chị Dưng đã thông báo cho tôi tin tức quan trọng này. Chúng tôi nhận định là hiện đang có một sức ép đòi thay Diệm trong chính giới Mỹ vì tên độc tài này hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn sự phát triển của cách mạng. Vì vậy một mặt phải bám vào Mỹ, nhưng mặt khác Diệm cũng phải lo đối phó với con bài khác của Mỹ. Dung nhận làm cho Nhân là một việc mạo hiểm cần thiết. Ta phải xen vào việc này để khai thác những lợi thế cho cách mạng. Nhưng khi cộng tác không để lộ sự tinh khôn nghề nghiệp của mình và nhất là không được tỏ ra quá sốt sắng với cái trò chơi đó.
Quế Lan đã phải hiến thân cho Hoàng Quý Nhân để hy vọng chồng sớm được thả, nhưng cho đến lay tình hình vẫn không có biến chuyển gì. Chị vừa cho xe ra khỏi ga-ra thì đã thấy chiếc Renault màu trắng của Hoàng Quý Nhân xuất hiện. Y ra hiệu cho Quế Lan theo y. Mặt Quế Lan đỏ ửng vừa e ngại, vừa lôi cuốn. Sự chờ đợi cô đơn thúc đẩy chị. Quế Lan đã băng theo viên thiếu tá như bị thôi miên. Hoàng Quý Nhân lại đưa chị vào căn buồng mộng ảo lần trước.
- Em đã không khước từ thiếu tá một điều gì. Thế mà đến nay chồng tôi vẫn chưa được tự do!
Quế Lan nói với một ý trách móc nhưng không có vẻ gì là quyết liệt.
- Với quyền hạn của mình, anh chỉ có thể đảm bảo cho anh Vượng sống an toàn đầy đủ về mặt thể xác. Việc thả tự do còn tùy thuộc vào thượng cấp. Anh muốn bàn thêm với em một phương cách. Hình như anh Vượng có quen một người Mỹ thì phải.
- Tiến sĩ Price, ông ta làm bạn với nhà em từ hồi còn ở khu La tinh Pa-ri.
- Em có quen ông ta không.
- Từ hồi anh Vượng bị bắt, ông cũng có lại thăm em.
- Em đã nhờ cậy gì đến sự giúp đỡ của Price chưa?
- Chưa, ông ta chỉ là một nhà báo, có thế lực gì đâu.
- Có thể là ông ta cũng quen biết một vài nhân vật nào trong tòa Đại sứ Mỹ. Chỉ cần một cú điện thoại của ông Nolting yêu cầu thả Vượng thì mọi sự sẽ tốt đẹp ngay. Quế Lan ạ, anh rất yêu em, anh phát ghen lên với số phận của Vượng. Nhưng anh cũng thành thực khuyên em: Ngay tối nay em nên điện thoại cho Price mời ông đến nhà. Em cầu khẩn ông ta. Nhớ là đừng nói qua điện thoại, họ rất ngại vi phạm những thể thức ngoại giao tế nhị. Không ai có thể từ chối người đàn bà đẹp trong càn phòng của bà ta đâu. Một người Mỹ cô đơn cũng sẽ là một người Mỹ tốt bụng với phái yếu đấy.
Hoàng Quý Nhân vuốt ve Quế Lan, nhưng bỗng y đột nhiên đứng dạy:
- Xin lỗi em anh có một chút công vụ phải đi ngay. Quế Lan hãy gọi điện cho Price nhé. Anh hy vọng là Vượng sớm được tự do.
Về đến nhà Quế Lan nằm vật xuống giường. Nỗi cô đơn choán ngợp cõi lòng. Chị điện thoại đến khách sạn.
- A-lô- ai gọi tôi? - Giảng đàn ông nói tiếng Pháp.
- Thưa ông, tôi muốn gặp ông tiến sĩ Price.
- Thưa bà tôi đây. Tôi đang hân hạnh nói chuyện với ai đây?
- Tôi là Quế Lan, vợ của Đỗ Thúc Vượng. Đến llôln nay chồng tôi vẫn chưa được tự do. Nếu có thể xin mời tiến sĩ đến chỗ chúng tôi. Tôi có một việc muốn phiền đến ngài.
- Thưa bà, nếu bà cho phép, tám giờ tối nay tôi sẽ đến thăm bà.
- Tôi chờ ngài, thưa tiến si Price.
Mười tám giờ Hoàng Qúy Nhân đến gặp Phương Dung.
- Chúng ta sẽ hành động vào hai mươi giờ mười phút hôm nay. Tôi giao cho chị ba máy nhỏ. Chị lần lượt chụp không cần phải tháo lắp phim. Chiếc máy ghi âm này chị đặt vào một chỗ nào thích hợp, nhớ là đưa nó về tư thế làm việc. Nguyên tắc cao nhất là không để ai phát hiện ra. Tài liệu quan trọng nằm trong cái cặp đen. Thường thì đi đâu Price cũng mang theo. Nhưng tôi hy vọng là tối nay Price sẽ để nó ở nhà.
- Tôi lo nhất là chưa xong việc ông ta đã về.
- Chúng tôi sẽ có xe bám theo Price. Nếu ông ta quay về, tôi sẽ gọi điện cho chị. Chị cứ bình tĩnh xếp đặt lại lại như cũ rồi thoát ra ngoài. Nếu điện thoại hỏng sẽ có một xe chữa cháy chạy qua nhà rú còi báo động theo nhịp hai tiếng một. Chị đeo găng tay và đi đôi giày này. Chúng ta không được để lại một dấu vết nào. Vì nếu cần chúng ta còn mật nhập nhiều lần.
Dung trở lại khách sạn lúc mười chín giờ như thường lệ. Vào ngăn buồng của mình kiểm lại toàn bộ máy móc, trang bị. Chị mở két lấy bộ chìa khóa căn buồng 12 đã treo sẵn trên sơ đồ. Chị kiểm mặt tất cả những nhân viên làm việc trong giờ này sau đó đi tắm và thay quần áo. Dung ra ban công nhìn sang thấy ánh đèn bên buồng 12 vẫn sáng.
Hai mươi giờ kém mười lăm, Price tắt bớt đi một ngọn đèn, đóng cửa rồi lặng lẽ xuống ga-ra. Dung để ý không thấv Price mang theo chiếc cặp đen quen thuộc.
Tiếng máy khởi động. Chiếc Falcon màu sữa chui ra khỏi ga -ra lao về phía ngã năm...
Dung đi đôi giày đặc biệt, mang găng tay, đeo chiếc xắc đỏ hàng ngày chị vẫn xách theo. Vào giờ này nơi đây thường vắng vẻ. Dung dừng lại cửa buồng mười hai. Chị liếc mắt quan sát rồi nhanh nhẹn mở khoá lẻn vào tròng. Cửa tự động khóa trái lại. Chị đi về phía bàn giấy. Tất cả đều ngăn lắp. Những tập bản thảo xếp gọn trong ngăn kéo. Dung liếc qua những nội Dung và chị bắt đầu chụp với mộc động tác lành nghề.. Đó là những bài Price viết cho báo chí và các Hãng thông tấn phương Tây về việc Diệm khủng bố những người chống Cộng nhưng khác biệt quan điền với chính quyền, về vụ Đỗ Thúc Vượng và một bài điều tra về nông thôn vùng Châu Thổ. Tất cả vừa gọn một cuốn phim. Sau đó Dung quay ra tìm chiếc cặp. Nguyên tắc của chị là cái dễ làm trước. Dung mở tủ. Bên trong là két sắt nhỏ gắn liền vào trường hậu. Dung mở két dễ dàng và lôi ra chiếc cặp. Bây giờ mới là khó khăn. Khóa cặp mang một cấu trúc khác hẳn với tất cả những cái chị đã từng biết. Dung loay hoay mười lăm phút vẫn chưa lần ra hướng đi. Mồ lôi chị toát ra. Có năm nút. Mỗi nút tám nấc. Sẽ có ít nhất hai triệt bảy mươi tám ngàn cách xếp đặt. Vậy mật mã của nó là gì? Tất nhiên chủ nó phải ghi lại vì nếu quên đi ông ta cũng phải đến phá cặp. Dung phải quay lại ngăn kéo buy-rô lần lượt lật những trang sổ tay nhưng tuyệt nhiên không tìm ra những con số bí mật. Có thể y cất trong ví. Một tia sáng mong manh vụt lóe trong óc Dung. Liệu nó có thể trùng với con số trên tờ hộ chiếu? Chị mở cuốn sổ đăng ký khách trọ trong xắc ra và tìm được con số 1470.362. Dung đặt hàng số đó nhưng then khóa vẫn không kéo nổi. Nhưrng hình như có một sự chuyển dịch mơ hồ nào đó chuyển số khác thì rõ ràng độ ràng cơ học khác hẳn. Đành phải dùng đến biện pháp kết hợp. Chị rút ra một lá kim loại theo then khóa. Vừa luồn chị vừa vặn nút điều chỉnh. Lá kim loại vào sâu thêm một nấc. Dung làm tiếp, gặp nấc thứ lai then khóa bỗng bật ra. Một niềm vui tràn ngập.
1470362 - 41 = 1470321
Số hộ chiếu - Số tuổi của Price = mã khóa.
Liếc qua đống tài liệu, nhiều tiêu đề làm Dung giật mình. Chị đưa máy riêng chụp những cái cần cho mình trước. Sau mới đến những tài liệu cho Hoàng Quý Nhân. Chị liếc đồng hồ hai mươi hai giờ mười. Dung xếp lại đúng như lúc mở ra. Chị đóng khóa cặp, khóa két, khóa tủ rồi lấy máy ghi âm đưa về tư thế hoạt động. Dung đặt nó dưới lớp sỏi trên chậu địa lan đặt giữa nhà.
Chị áp tai vào cánh cửa nghe động tĩnh rồi lẻn ra ngoài rất nhanh, khóa cửa phòng số mười hai rồi trở về phòng mình. Thay quần áo xếp đặt các thư gọn gàng, Dung mới quay điện cho Quý Nhân.
- Tôi đã mua thuốc cho Thím Tư (Chị nói theo mật khẩu quy ước của viên thiếu tá cảnh sát).
- Cảm ơn. Tôi chờ chị ở nhà Thím Tư.
Tôi đã đỗ xe ở chỗ hẹn. Thấy xe của Dung, tôi lái theo. Đến chỗ vắng, tôi vượt lên. Khi hai xe ở vị trí song song, Dung quăng cho tôi cái máy ảnh. Tôi phóng về nhà và tháo phim ra ngay. Tôi tráng phim vì nóng lòng muốn biết những gì trong đó.
Mườì phút sau thì Dung đến của Nhà thờ lớn. Chị cho xe đỗ sát cái Reenault màn trắng của Quý Nhân. Dung trao cho y cái gói nhỏ trong đó có ba máy ảnh.
- Chỉ dùng hết cuốn số một, số hai. Máy nghe tôi đạt trong chậu địa lan. Hàng ngày có người đưa chậu địa lan ra ban công sau tắm nắng, lúc đó tôi sẽ đổi lấy.
- Cảm ơn chị đã giúp đỡ chúng tôi. - y đưa cho Dùng tờ ngân phiếu - Chị sẽ lĩnh khoản tiền này ở Ngân hàng Thương Tín vào tuần tới. Hẹn gặp lại!
Dung về đến nhà đã mười giờ ba mươi hai phút. Tôi đã tráng xong phim và đang hong khô bằng máy sấy ly tâm.
- Tài liệu rất giá trị anh ạ. Em chụp được toàn bộ những đề án của bộ phận đặc nhiệm soạn thảo để trình lên ủy ban 303 của Phủ Tổng thống Mỹ. Bây giờ đến lượt anh nhé. Em đi nằm đây. Lâu mới làu việc này thần kinh căng thẳng quá.
- Dung cứ nghỉ đi. Mọi việc còn lại mình sẽ làm tiếp. Sáng mai ta bàn bạc với nhau thêm.
Phim khô nhưng không có máy chiếu để đọc. Tôi phải dùng máy phóng ảnh chiếu lên một tờ giấy trắng. Qua bản phác thảo của CIA và cơ quan tình báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, tôi đã hiểu được ý đồ chiến lược trước mắt của Mỹ trên bốn phương trình lớn:
- Kế hoạch Farmhand.
- Kế hoạch huấn luyện biệt kích người Thượng.
- Các cuộc tuần tiễu De Soto của Hải quân trên biển vịnh Bắc bộ và...
- Các kế hoạch 34A.
Kế hoạch Farmhand là một chương trình bí mật tung những nhân viên người Việt vào Bắc Việt Nam để móc nối với những tên gián điệp mà Conein, nhân viên cơ quan tình báo chiến lược (OSS) gài lại ở miền Bắc từ năm 1955 để trực tiếp phá loại miền Bắc. Những tổ biệt kích này sẽ được bộ phận đặc biệt của lục quân huấn luyện dưới sự kiểm soát của CIA. Nó đặt càn cứ ở ba sân bay: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Phú Bài.
Chương trình huấn luyện người Thượng đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của CIA, độc lập với ngụy quyền Sài gòn. Những lực lượng này gọi tắt là CIDG được dùng vào nhiều hoạt động khác nhau. Nó biểu hiện nổi bật ở tính hung bạo trong các hoạt động khủng bố. CIDG là công cụ đàn áp nông dân Nam việt chống chính quyền và đột kích vào Lào, vào Bắc Việt Nam, vào các đường thâm nhập bí mật của Bắc Việt. CIDG cũng là lực lượng chống du kích và có khả năng luồn rừng ngụy trang và có thể trà trộn vào các lực lượng Việt cộng. Chúng cho rằng không có gì sử dụng làm bia đỡ đạn dể chống lại dân chúng bằng đám người cổ sơ đó. Tính man rợ cộng với nền kỹ thuật vũ khí hiện đại của Mỹ sẽ có thể đối chọi thắng thế với đông đảo dân chúng châu Á và những tổ chức du kích của họ.
Chương trình thứ ba được nêu trong tài liệu là những cuộc tuần thám của Hải quân De Soto trên vịnh Bắc Bộ sẽ được các khu trục hạm Mỹ tiến hành dọc hải phận Bắc Việt để nghe ngóng các hoạt động quân sự và dân sự, khiêu khích mạng lưới ra-đa của dối phương để phát hiện ghi nhận, xác định bước sóng và vị trí đài phát để làm dữ kiện cho cuộc chiến tranh điện tử sau này. Tư lệnh các lực lượng Thái Bình Dương ở Ha-oai sẽ ra lệnh cho hạm đội 7 tiến hành.
Chương trình 34A là một dự án bí mật tiến công miền Bắc bằng các hoạt động chiến tranh tâm lý và các hành động tập kích bằng đường biển: Mật tập hoặc cường tập, đánh rồi chạy. Mục tiêu là các vùng ven biển.
Những tài liệu này mới bao gồm những chủ trương chiến lược chứ chưa có chi tiết cụ thể. Tuy nhiên nó cũng giúp cho Trung tâm nắm được ý định rộng lớn của địch. Tôi dịch và tóm tắt lại, làm báo cáo rồi mã hóa luôn. Còn cuốn phim tôi cho vào luộc cái lọ nhỏ gắn sáp, gắn chặt nút đem chôn vào một vị trí đặc biệt trong vườn cây. Ba giờ sáng tôi mới đi ngủ.
Năm giờ Dung đã đánh thức tôi dậy để kịp về quân trường. Tôi vùng dậy vào buồng xối nước lạnh cho tỉnh táo. Dung chuẩn bị bứa sáng cho tôi. Khi hai đứa ngồi vào bàn, chị mới hỏi:
- Anh làm đến đâu rồi?
- Xong hết. Mình chôn phim ở ô mười hai, nhớ nhé.
- Ôi, anh làm nhanh quá. Anh thấy nội dung thế nào?
- Rất tốt cho trên. Chúng ta cần gửi sớm nhưng không phải là hôm nay. Có thể mật vụ của Quý Nhân còn bám theo Dung. Đề phòng nó nghi Dung cuỗm được những thứ quý hơn. Hoặc tệ hơn nữa là nó giương bẫy ra với chúng ta. Tốt nhất là nên đặt tài liệu vào hòm thư mật. Những cuộc tiếp xúc lúc này nên hạn chế.
Dung đồng ý, nhưng chị vẫn nói để tôi yên tâm:
- Em nói với nó là em không biết tiếng Anh, em cứ chụp bừa, không biết tài liệu có quan trọng không. Trừ anh ra chưa ai biết em đọc được Anh ngữ đâu.
- Cứ tạm yên tâm là mọi sự đều ổn.
Một tuần sau chúng tôi nhận được điện biểu dương của Trung tâm. Cậu Đức chỉ thị cho chúng tôi nhanh chóng hướng hoạt động vào kế hoạch Farmhand.
/72
|