Kỷ Thiên bực tức không thèm nhìn tôi nữa mà chuyển hẳn người hướng về phía Bạch Dực mà nói: “Đó là tại vì tôi cảm thấy cái bóng đó cực kỳ thanh mảnh, một người đàn ông không có khả năng mảnh mai được như thế, ngoại trừ…” Nói đến đây, anh ta lén nhìn sang tôi một cái, tôi lập tức nổi điên chuẩn bị giơ nắm tay lên cùng anh ta ăn thua đủ, nhưng Bạch Dực đã kịp thời ngăn tay tôi lại: “Nếu theo đúng như cậu nói thì có một cô gái đi theo sau bọn họ?”
Kỷ Thiên định đáp lại thì chợt điện thoại di động của anh ta reo lên, anh ta gật đầu ý bảo chúng tôi chờ một chút, còn mình thì đứng lên đi tiếp điện thoại. Nói chuyện qua lại vài phút, anh ta quay lại nhìn chúng tôi nói: “Cháu gái của Vi Thỏa vừa tới, bảo là tới nhận xác ông nội.”
Tôi và Bạch Dực đều ngẩn ra nhìn anh ta, cháu gái? Nói vậy thì anh chàng Vi Thỏa thoạt nhìn còn rất trẻ kia quả thực là một ông già? Kỷ Thiên để ý thấy nét tò mò thoáng hiện trong mắt chúng tôi, lập tức nhướn mày nói như khiêu khích: “Thế nào? Muốn tới cùng không? Nên nhớ người bình thường tụi này không bao giờ cho vào dễ dàng thế đâu.”
Tôi trừng mắt lại với anh ta: “Anh nghĩ mình đang quảng cáo đấy à? Cái gì mà ‘người bình thường không được vào’ chứ? Xì, chung quy cũng chỉ là muốn người ta giúp mình một tay thôi chứ gì, đừng hòng, khỏi khích tướng vô ích!” Tôi vốn cũng rất tò mò chuyện lạ lùng này, nhưng lại thực sự không thích kẻ tên Kỷ Thiên, cho nên anh ta càng cần chúng tôi giúp đỡ tôi càng muốn từ chối.
Bạch Dực khẽ cau mày, có lẽ còn đang tự hỏi về sự xuất hiện của cô gái kia. Vì tôi la lối ồn ào quá nên anh ta mới sực tỉnh. Tôi thấy anh ta không muốn can thiệp vào chuyện này, nhưng dường như lại rất có hứng thú với bí ẩn phía sau nó. Đang lúc Kỷ Thiên chuẩn bị giơ cờ trắng đầu hàng quay về cục cảnh sát, đột nhiên điện thoại đi động của anh ta lại reo lên. Kỷ Thiên tiếp điện thoại, nghe một chút, đột nhiên trong mắt tràn ngập kinh ngạc, chỉ thầm thì nói vào điện thoại vài câu, rồi quay sang chúng tôi nói: “Cháu gái của Vi Thỏa muốn gặp cậu, nói là có chuyện cần bàn với cậu. Thế nào? Giờ thì đồng ý đi được chưa?”
Tôi nhất thời ngạc nhiên đờ người ra, trong đầu thông tin vừa nhiều vừa rối rắm, mà không có cái nào nối với cái nào cả. Sao cô cháu gái này lại biết tôi? Sao lại muốn gặp tôi? Nhưng dù sao con gái nhà người ta đã gọi đích danh tới gặp, nếu tôi không đi chắc chắn sẽ bỏ lỡ chân tướng sự thực ngay tại đây. Con người tôi có hơi khác thường ở điểm này, nếu người ta kéo tôi ra thật xa thật xa sự thực, tôi có thể bỏ qua không cần quan tâm tới nữa; nhưng nếu ngay khi chuẩn bị tiếp cận với sự thực mà tự nhiên kéo tôi ra, thì tôi sẽ có cảm giác cứ như ngậm đất trong miệng vậy, muốn nhổ ra cũng khó mà nuốt vào lại càng không được.
Tôi đành nhìn sang Bạch Dực mấy lần, anh ta vuốt vuốt cằm suy nghĩ một lát, cuối cùng nói: “Kỷ Thiên, cậu đi xin cho chúng tôi nghỉ nửa ngày đi, nhớ kỹ phải nói là chúng tôi là nhân chứng quan trọng đấy nhé, chứ đừng biến tụi này thành kẻ bị tình nghi!”
Kỷ Thiên có vẻ hơi ấm ức, dường như tức giận là tại sao mình năn nỉ ỉ ôi nửa ngày mà Bạch Dực không đồng ý, ngược lại chỉ cần một cái nhìn của tôi mà anh ta lại sẵn sàng nhận lời như vậy? Nhưng dù sao đây thực ra là sự tò mò chung của tất cả mọi người, nên anh ta cũng đành “Ừ” một tiếng chán nản rồi quay lại tìm Phan hói xin cho chúng tôi được nghỉ.
Ba người chúng tôi không kịp ăn trưa, hộc tốc chạy về đồn công an. Kỷ Thiên dắt chúng tôi đi thẳng vào một căn phòng nhỏ đặt ngoài đại sảnh. Trong phòng có một cảnh sát trung niên đang ngồi, thấy Kỷ Thiên vào liền tiến tới bắt chuyện. Ngồi đối diện là một cô gái trẻ cực kỳ xinh đẹp. Không cần phải giới thiệu cũng biết cô chính là cháu gái Vi Thỏa, vì trên gương mặt hai người có nhiều nét phảng phất giống nhau. Thấy chúng tôi, cô lập tức đứng dậy hỏi người nào là An Tung.
Tôi tiến tới trước đáp là mình, cô ta quan sát tôi một chút, rồi cười nói: “Thảo nào ông nội lại bắt chuyện với anh.”
Tôi nghe thế hơi ngẩn người ra ngạc nhiên, nhưng lập tức hiểu ngay, có lẽ là do tên ngốc Kỷ Thiên này đã đem chuyện của tôi giải thích sơ qua cho đồng nghiệp hiểu, cho nên bây giờ cả cháu gái nhà người ta cũng nhìn tôi như nhìn một nhân vật đặc biệt tầm cỡ! Cái này cũng quả thực quá oan ức cho tôi đi?! Nhưng chúng tôi cũng nhanh chóng nói vào chuyện chính, cô gái có tên là Vi Đàm, tôi vửa nghe tên này đã nhớ tới bọc hạt giống hoa quỳnh mà đêm đó Vi Thỏa đã ình, cùng với câu nói còn chưa nói hết kia.
Vi Đàm nhìn tôi nói: “Ông nội khi còn sống thích nhất là hoa quỳnh, mà nhà chúng tôi ở miền bắc, vốn dĩ không thích hợp trồng loại hoa này, nhưng ông nội vẫn kiên trì gieo hạt, dù nhiều lần thất bại, dù bao nhiêu năm hoa quỳnh vẫn không nở hoa. Sau đó ông nội lại bỏ công lai giống mãi, cuối cùng đã có thể tạo ra một loại hoa quỳnh có thể nở hoa ở phương bắc. Lúc đó ông nội cười tươi, gọi tên nó là Lãnh Mỹ Nhân.”
Sở thích trồng hoa của người già tôi có thể hiểu, nhưng có thể cố chấp đến mức đó cũng phải coi như một tinh thần thép, mà đằng sau nó chắc chắn còn phải có nội tình gì đó. Tôi kiên trì chờ Vi Đàm nói xong, cô gái thở dài một cái, hỏi chúng tôi: “Các vị có tin trên đời này thực sự có kiếp sau không?”
Tôi hoàn toàn không có ý tưởng gì về chuyện này, không biết thực sự có hay không, còn Kỷ Thiên thì khỏi nói, chắc chắn theo chủ nghĩa vô thần. Cho nên có thể trả lời câu hỏi này của cô gái chỉ có Bạch Dực, người hiểu rõ những chuyện thế này nhất. Anh ta chăm chú nhìn cô gái một lúc, sau cùng nhàn nhạt đáp lại: “Hồn cũ gửi nơi tam sinh thạch. Ngắm trăng đón gió chẳng buông lời. Lén ngắm người xưa xa típ tắp. Vẻ ngoài dẫu khác, vẫn là tôi.”
Ánh mắt cô gái ngưng đọng lại trong tích tắc, sau đó mỉm cười nói: “Đúng vậy. Kiếp trước kiếp sau đầy vấn vương. Nhân thế trần duyên lắm đoạn trường. Giang sơn Ngô Việt đà thay đổi. Mái chèo khua sóng mắt rưng rưng.”[1]
Tôi đứng bên cạnh vừa cảm khái học thức của cô gái, vừa nghĩ câu hỏi vừa rồi của cô ta chắc chắn có nguyên do đặc biệt; cho nên không xen vào mà chỉ kiên trì chờ hai người xướng họa xong. Kỷ Thiên rót cho chúng tôi ly trà, rồi cũng ngồi xuống cùng nghe chuyện. Cô gái lễ phép nhận ly trà, uống một ngụm rồi nói: “Tôi đã đi nhận mặt, cái xác đó đúng là ông nội tôi, người đã chết cách đây nửa năm.”
Tôi vuốt vuốt mặt, khẽ khàng cắt ngang: “Xin lỗi, cô Vi, cô nói ông nội mình đã qua đời cách đây nửa năm, vậy vì sao còn chưa hỏa táng? Còn nữa, nếu đó đúng là ông nội của cô thì hẳn hiện nay cũng phải trên dưới sáu mươi chứ nhỉ?”
Kỷ Thiên gật đầu đồng ý, mà cô gái cũng có vẻ hoàn toàn không ngạc nhiên với những nghi vấn của tôi, chỉ là trong mắt chợt lộ ra một thoáng thần bí. Tôi chợt nghĩ, cô gái tên Vi Đàm ngồi trước mặt chúng tôi đây thực ra không hề đơn giản. Suy nghĩ đó cũng đồng thời hiện lên trong mắt Bạch Dực. Cô gái mỉm cười nói: “Chuyện là thế này, ông nội tôi từng tham gia cuộc chiến viện trợ Triều Tiên chống Mỹ.”
Trong lòng tôi âm thầm thở dài, thảo nào Vi Thỏa lại mặc đồ quân nhân như vậy. Trước đây tôi giỏi nhất là phần lịch sử Trung Quốc cận hiện đại, cho nên cũng biết ít nhiều về trận chiến này. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, nội chiến Triều Tiên bộc phát, Mỹ cùng một số nước phương Tây lập tức can thiệp. Ngày 19 tháng 10, lực lượng hải lục không quân của quân giải phóng Trung Quốc quyết định tham chiến ủng hộ Triều Tiên, chiến tranh kéo dài hơn hai năm. Tổng thống nước Mỹ lúc đó là Harry S. Truman ra lệnh cho hải quân không quân của Mỹ ở Viễn Đông đều tham chiến, trợ giúp cho Hàn Quốc, khí thế khủng khiếp đáng sợ. Có thể nói trận chiến này danh nghĩa là viện trợ Triều Tiên, nhưng trên thực tế là bảo vệ đường biên giới sông Áp Lục, coi như là bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc. Lúc đó có rất nhiều thanh niên nghe theo lời hiệu triệu của Mao chủ tịch, tự nguyện tham gia đoàn dân quân tình nguyện.
Vi Đàm nói đến đây cũng có vẻ rất tự hào, quả nhiên trong mắt cô ấy, danh hiệu quân nhân của ông nội mình cũng là một danh hiệu đáng tôn kính cùng tự hào. Cô tiếp tục kể: “Ông nội tôi lúc đó tham gia quân tình nguyện khi còn rất trẻ, chia tay cha mẹ lao vào chiến trường, âu cũng là tâm lý chung của đa phần thanh niên khi đó. Nhưng chiến tranh dù sao vẫn là một hiện thực tàn khốc, chiến tranh chỉ mang tới tử vong cùng hủy diệt. Ngày 28 tháng 7 năm 1953, trận chiến tàn bạo này cuối cùng đã chấm dứt, rất may mắn là ông nội tôi còn sống sót quay về quê nhà, còn được tặng thưởng rất nhiều huân chương và bằng khen. Nhưng ông nội bắt đầu bộc lộ sự chán nản, lý do cụ thể tôi không biết, dù sao cũng là chuyện quá xưa rồi, chỉ biết lúc đó ông nội tình nguyện bỏ công tác đầy hứa hẹn trước mắt, lặng lẽ quay về quê làm một công nhân tầm thường, cũng chưa bao giờ tự hào khoe với ai mình từng đi lính. Sau đó ông quen bà nội tôi, lập gia đình, sinh con cái, ba tôi đặt cho tôi cái tên Vi Đàm, bởi vì ông nội yêu hoa quỳnh nhất.”
Vi Đàm lấy trong túi xách ra một cuốn sổ tay cũ sờn, trên trang bìa còn khắc mấy câu khẩu hiệu của Mao Trạch Đông. Cô có vẻ rất nâng niu trân trọng nó, còn dùng bao ny lông bọc lại cho khỏi bị hư. Cô nhẹ nhàng tháo bao ra, mở cuốn sổ, có vài trang giấy lập tức rơi ra bay xuống nền nhà, tôi phát hiện chất giấy giống hệt như tờ giấy đã dùng để bọc mớ hạt giống hoa quỳnh mà Vi Thỏa trao cho tôi hôm qua, trong lòng có hơi run lên một chút.
Vi Đàm mở cuốn sổ nói: “Đây là cuốn nhật ký ghi chép lại những chuyện mà ông nội gặp trong thời kỳ chiến tranh, trong đó luôn xuất hiện một nhân vật.”
Vi Đàm cẩn thận để cuốn sổ lên bàn, tiếp lời: “Năm đó vì vấn đề chính trị nên trong quân có rất nhiều loại người, miền nam miền bắc đủ cả. Có thể nói suy nghĩ của những thanh niên ấy trước khi tòng quân đều chỉ có lý tưởng viển vông, sau khi trực tiếp đối mặt với chiến tranh chết chóc rồi, mới biết sinh tử hoàn toàn không nằm trong tay mình quyết định.”
Cô gái mở ra một trang giấy ở giữa sổ, nói: “Sự thực các vị muốn biết nằm hết trong này. Vì cuốn sổ này kể lại rất nhiều chuyện, nên những chỗ quan trọng nhất tôi đã đánh dấu trước cả rồi, các vị có thể tự xem.”
Ba người chúng tôi lập tức châu đầu vào, những nét chữ đã nhòe mực, màu xanh lam của bút máy cũ không thể coi là đẹp mắt, nhưng được nhuộm thêm một tầng thời gian nên nhàn nhạt bi ai. Có thể thấy Vi Đàm là một cô gái cẩn thận tỉ mỉ tới mức nào, cứ chốc chốc lại thấy những chú thích và đánh dấu chu đáo của cô bên lề, theo hướng dẫn của cô, chẳng mấy chốc chúng tôi đã xem qua hết cả câu chuyện.
Trong cuốn sổ kể lại một đoạn thời gian dài trong chiến tranh, trong từng đoạn từng câu chữ đều xuất hiện một bóng người. Người này đối với Bạch Dực và Kỷ Thiên có thể hoàn toàn xa lạ, nhưng tôi vừa đọc thì đã nhận ra người đó rồi, đó chính là binh nhất Hạt Đậu trong câu nói lửng lơ đêm đó của Vi Thỏa, tên thật của người đó là Trần Kiến Quân. Thời đó tên tuổi của những cậu thanh niên quả thực như rút thẳng ra từ những khẩu hiệu tuyên truyền ngoài đường phố, thứ nhất là Kiến Quân, thứ nhì chắc hẳn là Kiến Quốc.
Cậu ta là người miền nam, còn Vi Thỏa đến từ phía bắc, nhưng cùng đi lính một chỗ, nên mọi người cũng thích tụ họp lại một chỗ nói chuyện phiếm. Giữa bầu không khí hạn hẹp mà đặc thù của thời kỳ đó, mọi người hầu hết đều nhanh chóng trở thành tri kỷ, bởi vì trên chiến trường, mọi người đều là chiến hữu cùng vào sinh ra tử. Vi Thỏa và Hạt Đậu nhanh chóng trở nên thân thiết, cũng là thanh niên, nhưng khác với những thanh niên thời đại chúng tôi, bọn họ nói chuyện với nhau theo một cách rất “chính trực”, ở giữa có ghi lại một đoạn trò chuyện của hai người bọn họ.
“Sao cậu cứ mang theo một túi hạt đậu bên người thế? Chả trách người ta gọi cậu là Hạt Đậu!”
“Anh không biết đó thôi, đây là hạt giống hoa, trồng xuống đất có thể nở thành những bông hoa rất đẹp rất quý!”
“Chậc chậc, nhìn cái mặt cậu kìa, đúng là cái vẻ tiểu tư sản mà! Tôi nói cho cậu biết, chúng ta bây giờ là Trung Quốc hiện đại, Mao chủ tịch bảo chúng ta phải ra sức phấn đấu, chủ nghĩa vô sản nhất định thắng lợi!”
“Đó là đương nhiên, chờ chiến tranh kết thúc, tôi nhất định trồng một loại hoa đẹp nhất quý nhất gửi ra Bắc Kinh! Tặng cho Mao chủ tịch, để ngài ấy cũng có thể ngắm được Nguyệt hạ mỹ nhân!”
“Gì mà mỹ nhân ở đây? Còn bảo là không phải tiểu tư sản? Cách nói chuyện của cậu chẳng ra dáng cách mạng tí nào cả! Đúng là giọng lưỡi cải lương!”
“Bởi vậy mới nói anh không có hiểu biết không có học vấn, nhìn là biết ngay chưa đọc được mấy quyển sách mà, nói cho anh biết, hạt này là hạt giống hoa quỳnh, còn có tên khác là Nguyệt hạ mỹ nhân, biết chưa! Loài hoa này chỉ nở trên quê hương của tôi thôi, khí hậu phương bắc nhà anh lạnh muốn chết, hoa không nở được!”
“Được rồi! Chờ khi khoa học kỹ thuật của chúng ta phát triển là có thể trồng ra loài hoa đẹp nhất thế giới, sau đó phổ biến đến khắp mọi nơi chứ gì! Đừng nói là hoa quỳnh, hoa thần hoa thánh gì cũng không thể làm khó được các đồng chí cách mạng vô sản chúng ta!”
“Đúng thế, tôi tin tưởng một ngày nào đó cũng có thể nhìn thấy hoa quỳnh nở giữa trời đông giá, ha ha.”
“Vậy còn mang theo nó trong người làm gì, ban đầu tôi cứ tưởng cậu mang theo một túi đậu nành để đem xào chứ, còn định lấy một mớ ăn cho đỡ thèm đây!”
“Không phải mà, thật là… Ai, không nói với anh nữa. Tôi cũng không biết vì sao, nhưng lúc nào cũng nghĩ chết chóc trong chiến tranh là chuyện thường, nếu tôi chết trận, tôi muốn làm theo truyền thống của quê tôi là nương theo bóng hoa tìm về nhà. Tôi mang theo hạt hoa quỳnh là vì trên đường có thể rải xuống cho nó tự nở, chỉ cần nó nở hoa, là tôi có thể nương theo bóng hoa tìm về quê nhà, không làm một vong hồn chết tha hương đất khách quê người.”
“Đồng chí Trần Kiến Quân! Tôi cực lực lên án tư tưởng ủy mị của đồng chí! Không bao giờ được nói là mình sẽ chết! Cái chết không dành cho giai cấp vô sản chúng ta! Còn nữa, cậu đã bảo hoa này không mọc được ở nơi khác ngoài quê cậu mà, cứ rải xuống thế lãng phí lắm, chi bằng chúng ta xuống bếp ăn hỏi có muối với tiêu không, đem xào ăn quách cho rồi! Nhìn nó cũng giống đậu nành, chắc ăn cũng không tệ đâu hả?”
“Đồng chí Vi Thỏa, đừng có hòng tưởng tượng đến cảnh đem xào mớ hạt giống của tôi đấy! Tôi nói cho anh hay, cấm động tới mớ hạt của tôi, nếu anh dám xào nó ăn, vậy từ nay về sau chúng ta phân rõ cách biệt giai cấp à xem!”
Cả đoạn văn dài được viết lại dưới dạng đối thoại, cho thấy khi viết những dòng này Vi Thỏa đang hoài niệm cùng nhung nhớ tới mức nào. Nhưng chỉ cần đọc thêm vài trang nữa, sẽ nhìn thấy những đoạn kể lại cái chết của Hạt Đậu.
Giữa cuộc nội chiến Triều Tiên, quân Triều Tiên và Trung Quốc tiến hành một chiến dịch chuyển từ phòng ngự sang tấn công – chiến dịch Thượng Cam Lĩnh. Trong chiến dịch này, quân Mỹ Hàn sử dụng rất nhiều vũ khí hạng nặng, hơn 300 khẩu đại bác, 27 xe tăng, 40 máy bay, dưới làn đạn của những vũ khí này, không bị bắn chết cũng là bị dẫm nát. Lúc đó đại đội của Vi Thỏa đóng ở dưới chân núi Ngũ Thánh ở Sơn Nam, nhận được chỉ thị tới chi viện cho Cam Lĩnh. Tuy phải chiến đấu trước áp lực nặng nề của vũ khí từ đối phương, quân Trung Quốc vẫn theo đúng mệnh lệnh “phòng ngự vững vàng, đoạt từng tấc đất”, cho nên dù hỏa lực không đủ, vẫn nhất định giữ vững trận địa không chịu lùi.
Hạt Đậu và Vi Thỏa đều được ra lệnh ở lại cầm cự, nhưng đến cuối cùng không thể cầm cự hơn được nữa, cấp trên ra lệnh cho người trẻ nhất trong đơn vị là Hạt Đậu chạy về hậu phương báo cáo tình hình và tìm kiếm viện trợ. Hạt Đậu tự biết mình không biết lái xe, nên nhường cho Vi Thỏa vị trí lái xe, còn mình thì nhận vị trí pháo binh của Vi Thỏa, để Vi Thỏa đi làm liên lạc viên.
Sau này trong nhật ký có một đoạn Vi Thỏa bổ sung như sau: “Hành động của Hạt Đậu rõ ràng là muốn nhường quyền sống sót cho tôi. Vì pháo binh là phải cố thủ ngay tuyến đầu, bằng không không thể giữ vững thế giằng co với đối thủ được. Trong hoàn cảnh lực lượng hai bên chênh lệch đến ghê người như thế, pháo binh thật chẳng khác nào quân cảm tử, buông tha sinh mạng của mình để kéo dài thời gian cho đồng đội.”
Vi Thỏa ban đầu không đồng ý, nhưng cũng không còn cách nào khác, thời gian đã không cho phép bọn họ do dự thêm nữa. Hạt Đậu nắm lấy cây súng nhảy lên tiền tuyến, Vi Thỏa chấp hành mệnh lệnh lập tức chạy về báo cáo tình hình. Anh ta không có thời gian suy nghĩ gì, chỉ biết dốc hết sức chạy thật nhanh về hậu phương, cứ mỗi giây đánh mất, là có thể có thêm một đồng đội ngã xuống.
Nhưng Vi Thỏa rốt cuộc vẫn tới chậm. Đại đội của họ không còn một ai sống sót, nhưng đã thành công kéo dài thời gian, dù phải dùng toàn bộ mạng sống của các chiến sĩ! Vi Thỏa điên cuồng tìm kiếm trong đống thi thể, trong đầu tâm niệm một hi vọng có thể có cơ may Hạt Đậu còn sống. Nhưng đến khi đào ra được một xác chết máu me đầm đìa của Hạt Đậu, thì nước mắt cũng rớt xuống. Nếu không nhờ bộ quần áo cùng bao hạt giống Hạt Đậu luôn mang theo bên người thì quả thực Vi Thỏa không thể nhận ra đây chính là cậu ta. Anh ta giữ lấy bao hạt giống, đứng lặng giữa chiến trường ngập tràn tiếng khóc than, khói thuốc súng mù trời, cũng không thể tìm lại mạng sống cho bạn mình nữa.
Tôi đọc tới đoạn này, bàn tay lật sách cũng hơi run lên, chậm rãi lật thêm vài tờ nữa, đã thấy những dòng chữ cuối cùng. Chữ viết có vẻ mới hơn, dường như mới được thêm vào gần đây, viết rằng: “Cho tới bây giờ, trồng hoa quỳnh trở thành một cách an ủi tinh thần của tôi. Hoa quỳnh mỗi năm chỉ nở một lần, chỉ vài giờ đã tàn, nhưng mỗi lần nó nở bừng những giây phút rực rỡ nhất, tôi có thể phảng phất nghe thấy tiếng những đồng đội của mình cùng hát khúc hành quân dưới chân núi Ngũ Thánh, nhìn thấy cảnh tượng mọi người cùng nhau vui vẻ nói cười. Gần đây tôi cảm thấy cơ thể mình ngày càng suy bại, đêm nào cũng mơ thấy những chiến hữu đã chết, bọn họ vẫn y hệt như xưa, vẫy tay gọi tôi, trung đội trưởng ngồi ngay đó đàn một khúc rất dễ nghe bằng đàn accordion, ở giữa còn có Hạt Đậu. Hạt Đậu vẫn thấp bé như xưa, trong tay ôm một chậu hoa quỳnh còn chưa nở hoa. Tôi muốn đến gần bọn họ, muốn nói cho cậu ấy biết tôi bây giờ đã là một chuyên gia trồng hoa quỳnh rồi, nhưng bọn họ đều dần dần rời xa tôi, cây hoa trong tay Hạt Đậu vẫn không nở…”
“Gần đây tôi đã cảm thấy cái chết đối với con người là một thế lực kinh khủng tới mức nào. Tôi thường xuyên nhìn thấy những cái bóng đen đi lại trong nhà, có lúc hình dạng không rõ, có lúc mặt mũi giống hệt như những chiến hữu đã chết, tôi biết tôi đã sắp đi hết cuộc đời mình. Tôi đột nhiên nghĩ không biết linh hồn Hạt Đậu đã về được quê cũ hay chưa? Hay vẫn còn lang thang ở đâu đó? Không, tôi muốn đi tìm cậu ta, cho dù có chết, tôi cũng muốn muốn nói với cậu ấy tôi đã thành chuyên gia trồng hoa quỳnh rồi, tôi muốn nói cho cậu ấy biết, tôi đã làm cho hoa quỳnh nở hoa ở phương bắc này rồi…”
Đó là những câu cuối cùng. Chúng tôi khép lại trang nhật ký, không khí chợt trầm xuống đến khó thở, cuối cùng Vi Đàm lên tiếng: “Thực ra lúc đó ông nội tôi đã bị bệnh tim rất nặng, cũng là do di chứng chiến tranh, nhưng ước nguyện của ông vẫn là làm sao đến Triều Tiên một lần. Trong nhà đều phản đối, vì mọi người đều biết với sức khỏe của ông, lần này ra đi có thể vĩnh viễn không về nữa. Nhưng từ đó chuyện lạ cũng bắt đầu xảy ra…”
Cô gái dừng lại nhìn tôi một chút rồi kể tiếp: “Ông nội bắt đầu trẻ lại, chúng tôi phát hiện mái tóc bạc phơ của ông dần dần trở lại màu đen. Chúng tôi đều giật mình, nhưng ban đầu lại nghĩ là sức khỏe của ông đang hồi phục, bác sĩ vẫn chẩn đoán ông bị bệnh tim nặng, nhưng chỉ có chúng tôi chứng kiến ông càng ngày càng trẻ lại, như thể cải lão hoàn đồng vậy…”
Bạch Dực “À” lên một tiếng, dường như đã nghĩ ra cái gì, nhưng vẫn không lên tiếng, Vi Đàm tiếp tục kể hết: “Sau đó ông nội đột ngột bỏ nhà ra đi, chỉ để lại một phong thư, bên trong là di chúc phân chia tài sản vân vân. Nói cách khác, ý ông là chúng tôi đừng đi tìm ông nữa, ông bảo muốn đi tìm một vị cố nhân, lại nói có thể sẽ tìm được.”
Tôi im lặng một lát rồi lên tiếng hỏi: “Vậy làm sao cô biết được ông nội mình đã chết thế nào?”
Ánh mắt Vi Đàm trở nên cực kỳ bi thương: “Đó là bởi vì tôi cũng nằm mơ thấy hoa quỳnh, trong mơ có một thiếu niên tay ôm một chậu hoa quỳnh còn chưa nở hoa, người đó nói ông nội tôi vẫn còn đang lang thang trên đường…”
Tôi và Bạch Dực nhìn nhau, cùng đồng thời ngầm hiểu rằng Vi Đàm còn giấu gì đó chưa nói hết, bất quá người ta không muốn nói, chúng tôi cũng không thể cố hỏi được. Bạch Dực lại hỏi tiếp: “Vậy cô tìm An Tung làm gì?”
Vi Đàm lặng lẽ nhìn chúng tôi: “Tôi hi vọng hai người có thể giúp ông nội tôi hoàn thành tâm nguyện, giúp ông được thấy thứ ông vẫn đang tìm, để ông có thể an tâm yên nghỉ.”
Chúng tôi từ lúc nào đã chuyển nghề làm nghề siêu độ linh hồn thế này? Nhưng dù sao mọi thứ đã có Bạch Dực chuyên gia, tôi chỉ cần nghe đâu làm vậy là được. Nhưng Kỷ Thiên thì khác, vừa nghe đến đây anh ta lập tức mở to mắt, vội vàng hỏi lại: “Giúp thế nào? Làm cái gì bây giờ?”
Tôi ho khan một tiếng, quay sang Bạch Dực nói: “Lão Bạch, lại phiền tới anh ra tay rồi.”
Bạch Dực bật cười hỏi lại: “Chẳng lẽ cô muốn chúng tôi làm cho hoa quỳnh nở hoa trong tiết trời này hay sao? Ha ha, cái này, cô không nên tìm chúng tôi mới phải.”
Vi Đàm suy tư một lát, cuối cùng làm như đã quyết định, mói nói: “Tôi có một gốc hoa quỳnh, là cây hoa cuối cùng mà ông nội trồng trước khi ông mất, nhưng dù sao hoa quỳnh vẫn là hoa quỳnh, không trồng xen với những cây cỏ tầm thường khác được, cho nên tôi hi vọng các vị có thể giúp tôi dẫn ông nội tới nơi đó, chỉ cần để ông được nhìn thấy nó là tốt rồi.”
Kỷ Thiên xen vào: “Nhưng vấn đề là nếu ông nội cô không chịu theo chúng tôi thì sao?” Tôi cũng gật đầu: “Đúng vậy, nếu ông nội cô cứ nhất quyết chỉ đi về phía trước thì thế nào? Ông ấy lúc này đang là cái xác nằm trong kia, cô có thể đem cái xác đó đi thẳng tới chỗ cây hoa đặt ông ấy bên cạnh nó, để ông ấy vừa vùng dậy là… Tada~ tìm được rồi, như vậy không phải đơn giản hơn nhiều sao?”
Bạch Dực bình thản nói: “Nhưng ý cô là muốn cho ông ấy có thể tự mình tìm thấy hoa quỳnh, đúng không?”
Vi Đàm gật đầu: “Đúng, cho nên tôi mới muốn các vị dẫn đường cho ông, chỉ cần để ông nhìn thấy hoa, thì có thể ngủ yên rồi.”
Tôi lại hỏi: “Cần dẫn ông ấy về đâu? Cục cảnh sát này à?”
Vi Đàm nhìn ra ngoài cửa sổ, giọng nói xa xăm: “Không, tôi mong muốn ông nội có thể tìm thấy hoa quỳnh ông muốn gặp ‘trên đường’.” Nói xong cô chỉ vào một vị trí trên tấm bản đồ treo trên tường trong phòng, nói, là ở đây, tôi muốn các vị dẫn ông nội tới đây.
Tôi vội vàng hướng ánh mắt về phía Bạch Dực hỏi ý, anh ta không nói gì, chỉ lẳng lặng nhìn Vi Đàm hồi lâu, cuối cùng hỏi: “Cô làm như thế, có đáng không?”
Vi Đàm nhàn nhạt nở nụ cười, trong mắt thoáng một tia xao động ươn ướt: “Không cần biết có đáng hay không, hoa quỳnh bừng nở, chỉ vì Vi Đà.”
[1] Truyền thuyết về “Tam sinh thạch” (Đá ba kiếp) thực ra là một câu chuyện tình đầy xúc động. Ẩn sĩ Lý Nguyên đời Đường làm bạn tri kỷ cùng trụ trì Viên Trạch. Có một ngày, bọn họ hẹn nhau cùng đi du ngoạn núi Thanh Thành và Nga Mi ở Tứ Xuyên. Lý Nguyên muốn đi bằng đường thủy, còn Viên Trạch lại đòi đi bằng đường bộ. Lý Nguyên không chịu đi đường bộ, nên Viên Trạch không còn cách nào khác ngoài việc bằng lòng. Tới bên bờ Nam Phổ, thuyền dừng lại, hai người nhìn thấy một người phụ nữ mang thai mặc áo hoa ngồi bên sông giặt áo, Viên Trạch liền khóc, nói với Lý Nguyên: “Đây chính là lý do vì sao ta không muốn đi bằng đường thủy, vì sợ gặp phải bà ấy. Ta vốn phải đầu thai làm con trai bà ấy, nhưng lại không chịu đi, cho nên bà ấy mang thai đã ba năm mà chưa sinh được. Nay đã gặp phải, chắc chắn không thể tránh khỏi, xin ngươi dùng phù chú giúp ta đầu thai nhanh, ba ngày sau tắm cho đứa trẻ, ngươi nhớ đến thăm ta, ta sẽ cười để chứng minh. Mười ba năm sau vào đêm trung thu, hẹn ngươi tới Hàng Châu ngoài chùa Thiên Trúc, ta nhất định tới cùng ngươi gặp mặt.” Nói xong, lập tức viên tịch. Ba ngày sau Lý Nguyên vào làng thăm hỏi, qua nhiên đứa bé mới sinh nhìn thấy ông liền mỉm cười.
Mười ba năm sau, Lý Nguyên đi khắp núi non sông hồ, chờ đến lúc gặp lại Viên Trạch. Lúc đi tới tảng đá lớn dưới chân đỉnh Phong Hoa, tinh thần còn đang hoảng hốt thì chợt thấy xa xa một mục đồng chậm rãi đi qua, xướng một bài thơ: “Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn, thưởng nguyệt lâm phong bất yếu luận. Tàm quý tình nhân viễn tương phóng, thử thân tuy dị tính thường tồn.” (Bài trên do Bạch Dực ngâm lại, Lục Mịnh tạm dịch)
Mục đồng nói mình đúng là Viên Trạch, nhưng nay trần duyên còn chưa hết, không thể ở lại lâu cùng Lý Nguyên, nên xướng bài thơ thứ hai: “Thân tiền thân hậu sự mang mang, dục thoại nhân duyên khủng đoạn trường. Ngô Việt giang sơn du dĩ biến, khước hồi yên trạo thượng cù đường.” rồi lặng lẽ quay người bỏ đi. (Bài dưới do Vi Đàm ngâm, Lục Mịnh tạm dịch)
Từ đó, “tam sinh thạch” liền trở thành vật tượng trưng cho ước hẹn ba kiếp, nhiều người Trung Quốc coi tình yêu không phải là tình cảm bắt đầu từ lúc gặp nhau, mà là duyên nợ từ kiếp trước, cho nên ngày nay, chúng ta mới có cụm từ “duyên định tam sinh” (ước hẹn tam sinh).
Lời người biên tập: Cái truyền thuyết “ước hẹn tam sinh” này chẳng phải rất đậm chất Đam mỹ sao? *mắt tròn mắt dẹt*
Kỷ Thiên định đáp lại thì chợt điện thoại di động của anh ta reo lên, anh ta gật đầu ý bảo chúng tôi chờ một chút, còn mình thì đứng lên đi tiếp điện thoại. Nói chuyện qua lại vài phút, anh ta quay lại nhìn chúng tôi nói: “Cháu gái của Vi Thỏa vừa tới, bảo là tới nhận xác ông nội.”
Tôi và Bạch Dực đều ngẩn ra nhìn anh ta, cháu gái? Nói vậy thì anh chàng Vi Thỏa thoạt nhìn còn rất trẻ kia quả thực là một ông già? Kỷ Thiên để ý thấy nét tò mò thoáng hiện trong mắt chúng tôi, lập tức nhướn mày nói như khiêu khích: “Thế nào? Muốn tới cùng không? Nên nhớ người bình thường tụi này không bao giờ cho vào dễ dàng thế đâu.”
Tôi trừng mắt lại với anh ta: “Anh nghĩ mình đang quảng cáo đấy à? Cái gì mà ‘người bình thường không được vào’ chứ? Xì, chung quy cũng chỉ là muốn người ta giúp mình một tay thôi chứ gì, đừng hòng, khỏi khích tướng vô ích!” Tôi vốn cũng rất tò mò chuyện lạ lùng này, nhưng lại thực sự không thích kẻ tên Kỷ Thiên, cho nên anh ta càng cần chúng tôi giúp đỡ tôi càng muốn từ chối.
Bạch Dực khẽ cau mày, có lẽ còn đang tự hỏi về sự xuất hiện của cô gái kia. Vì tôi la lối ồn ào quá nên anh ta mới sực tỉnh. Tôi thấy anh ta không muốn can thiệp vào chuyện này, nhưng dường như lại rất có hứng thú với bí ẩn phía sau nó. Đang lúc Kỷ Thiên chuẩn bị giơ cờ trắng đầu hàng quay về cục cảnh sát, đột nhiên điện thoại đi động của anh ta lại reo lên. Kỷ Thiên tiếp điện thoại, nghe một chút, đột nhiên trong mắt tràn ngập kinh ngạc, chỉ thầm thì nói vào điện thoại vài câu, rồi quay sang chúng tôi nói: “Cháu gái của Vi Thỏa muốn gặp cậu, nói là có chuyện cần bàn với cậu. Thế nào? Giờ thì đồng ý đi được chưa?”
Tôi nhất thời ngạc nhiên đờ người ra, trong đầu thông tin vừa nhiều vừa rối rắm, mà không có cái nào nối với cái nào cả. Sao cô cháu gái này lại biết tôi? Sao lại muốn gặp tôi? Nhưng dù sao con gái nhà người ta đã gọi đích danh tới gặp, nếu tôi không đi chắc chắn sẽ bỏ lỡ chân tướng sự thực ngay tại đây. Con người tôi có hơi khác thường ở điểm này, nếu người ta kéo tôi ra thật xa thật xa sự thực, tôi có thể bỏ qua không cần quan tâm tới nữa; nhưng nếu ngay khi chuẩn bị tiếp cận với sự thực mà tự nhiên kéo tôi ra, thì tôi sẽ có cảm giác cứ như ngậm đất trong miệng vậy, muốn nhổ ra cũng khó mà nuốt vào lại càng không được.
Tôi đành nhìn sang Bạch Dực mấy lần, anh ta vuốt vuốt cằm suy nghĩ một lát, cuối cùng nói: “Kỷ Thiên, cậu đi xin cho chúng tôi nghỉ nửa ngày đi, nhớ kỹ phải nói là chúng tôi là nhân chứng quan trọng đấy nhé, chứ đừng biến tụi này thành kẻ bị tình nghi!”
Kỷ Thiên có vẻ hơi ấm ức, dường như tức giận là tại sao mình năn nỉ ỉ ôi nửa ngày mà Bạch Dực không đồng ý, ngược lại chỉ cần một cái nhìn của tôi mà anh ta lại sẵn sàng nhận lời như vậy? Nhưng dù sao đây thực ra là sự tò mò chung của tất cả mọi người, nên anh ta cũng đành “Ừ” một tiếng chán nản rồi quay lại tìm Phan hói xin cho chúng tôi được nghỉ.
Ba người chúng tôi không kịp ăn trưa, hộc tốc chạy về đồn công an. Kỷ Thiên dắt chúng tôi đi thẳng vào một căn phòng nhỏ đặt ngoài đại sảnh. Trong phòng có một cảnh sát trung niên đang ngồi, thấy Kỷ Thiên vào liền tiến tới bắt chuyện. Ngồi đối diện là một cô gái trẻ cực kỳ xinh đẹp. Không cần phải giới thiệu cũng biết cô chính là cháu gái Vi Thỏa, vì trên gương mặt hai người có nhiều nét phảng phất giống nhau. Thấy chúng tôi, cô lập tức đứng dậy hỏi người nào là An Tung.
Tôi tiến tới trước đáp là mình, cô ta quan sát tôi một chút, rồi cười nói: “Thảo nào ông nội lại bắt chuyện với anh.”
Tôi nghe thế hơi ngẩn người ra ngạc nhiên, nhưng lập tức hiểu ngay, có lẽ là do tên ngốc Kỷ Thiên này đã đem chuyện của tôi giải thích sơ qua cho đồng nghiệp hiểu, cho nên bây giờ cả cháu gái nhà người ta cũng nhìn tôi như nhìn một nhân vật đặc biệt tầm cỡ! Cái này cũng quả thực quá oan ức cho tôi đi?! Nhưng chúng tôi cũng nhanh chóng nói vào chuyện chính, cô gái có tên là Vi Đàm, tôi vửa nghe tên này đã nhớ tới bọc hạt giống hoa quỳnh mà đêm đó Vi Thỏa đã ình, cùng với câu nói còn chưa nói hết kia.
Vi Đàm nhìn tôi nói: “Ông nội khi còn sống thích nhất là hoa quỳnh, mà nhà chúng tôi ở miền bắc, vốn dĩ không thích hợp trồng loại hoa này, nhưng ông nội vẫn kiên trì gieo hạt, dù nhiều lần thất bại, dù bao nhiêu năm hoa quỳnh vẫn không nở hoa. Sau đó ông nội lại bỏ công lai giống mãi, cuối cùng đã có thể tạo ra một loại hoa quỳnh có thể nở hoa ở phương bắc. Lúc đó ông nội cười tươi, gọi tên nó là Lãnh Mỹ Nhân.”
Sở thích trồng hoa của người già tôi có thể hiểu, nhưng có thể cố chấp đến mức đó cũng phải coi như một tinh thần thép, mà đằng sau nó chắc chắn còn phải có nội tình gì đó. Tôi kiên trì chờ Vi Đàm nói xong, cô gái thở dài một cái, hỏi chúng tôi: “Các vị có tin trên đời này thực sự có kiếp sau không?”
Tôi hoàn toàn không có ý tưởng gì về chuyện này, không biết thực sự có hay không, còn Kỷ Thiên thì khỏi nói, chắc chắn theo chủ nghĩa vô thần. Cho nên có thể trả lời câu hỏi này của cô gái chỉ có Bạch Dực, người hiểu rõ những chuyện thế này nhất. Anh ta chăm chú nhìn cô gái một lúc, sau cùng nhàn nhạt đáp lại: “Hồn cũ gửi nơi tam sinh thạch. Ngắm trăng đón gió chẳng buông lời. Lén ngắm người xưa xa típ tắp. Vẻ ngoài dẫu khác, vẫn là tôi.”
Ánh mắt cô gái ngưng đọng lại trong tích tắc, sau đó mỉm cười nói: “Đúng vậy. Kiếp trước kiếp sau đầy vấn vương. Nhân thế trần duyên lắm đoạn trường. Giang sơn Ngô Việt đà thay đổi. Mái chèo khua sóng mắt rưng rưng.”[1]
Tôi đứng bên cạnh vừa cảm khái học thức của cô gái, vừa nghĩ câu hỏi vừa rồi của cô ta chắc chắn có nguyên do đặc biệt; cho nên không xen vào mà chỉ kiên trì chờ hai người xướng họa xong. Kỷ Thiên rót cho chúng tôi ly trà, rồi cũng ngồi xuống cùng nghe chuyện. Cô gái lễ phép nhận ly trà, uống một ngụm rồi nói: “Tôi đã đi nhận mặt, cái xác đó đúng là ông nội tôi, người đã chết cách đây nửa năm.”
Tôi vuốt vuốt mặt, khẽ khàng cắt ngang: “Xin lỗi, cô Vi, cô nói ông nội mình đã qua đời cách đây nửa năm, vậy vì sao còn chưa hỏa táng? Còn nữa, nếu đó đúng là ông nội của cô thì hẳn hiện nay cũng phải trên dưới sáu mươi chứ nhỉ?”
Kỷ Thiên gật đầu đồng ý, mà cô gái cũng có vẻ hoàn toàn không ngạc nhiên với những nghi vấn của tôi, chỉ là trong mắt chợt lộ ra một thoáng thần bí. Tôi chợt nghĩ, cô gái tên Vi Đàm ngồi trước mặt chúng tôi đây thực ra không hề đơn giản. Suy nghĩ đó cũng đồng thời hiện lên trong mắt Bạch Dực. Cô gái mỉm cười nói: “Chuyện là thế này, ông nội tôi từng tham gia cuộc chiến viện trợ Triều Tiên chống Mỹ.”
Trong lòng tôi âm thầm thở dài, thảo nào Vi Thỏa lại mặc đồ quân nhân như vậy. Trước đây tôi giỏi nhất là phần lịch sử Trung Quốc cận hiện đại, cho nên cũng biết ít nhiều về trận chiến này. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, nội chiến Triều Tiên bộc phát, Mỹ cùng một số nước phương Tây lập tức can thiệp. Ngày 19 tháng 10, lực lượng hải lục không quân của quân giải phóng Trung Quốc quyết định tham chiến ủng hộ Triều Tiên, chiến tranh kéo dài hơn hai năm. Tổng thống nước Mỹ lúc đó là Harry S. Truman ra lệnh cho hải quân không quân của Mỹ ở Viễn Đông đều tham chiến, trợ giúp cho Hàn Quốc, khí thế khủng khiếp đáng sợ. Có thể nói trận chiến này danh nghĩa là viện trợ Triều Tiên, nhưng trên thực tế là bảo vệ đường biên giới sông Áp Lục, coi như là bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc. Lúc đó có rất nhiều thanh niên nghe theo lời hiệu triệu của Mao chủ tịch, tự nguyện tham gia đoàn dân quân tình nguyện.
Vi Đàm nói đến đây cũng có vẻ rất tự hào, quả nhiên trong mắt cô ấy, danh hiệu quân nhân của ông nội mình cũng là một danh hiệu đáng tôn kính cùng tự hào. Cô tiếp tục kể: “Ông nội tôi lúc đó tham gia quân tình nguyện khi còn rất trẻ, chia tay cha mẹ lao vào chiến trường, âu cũng là tâm lý chung của đa phần thanh niên khi đó. Nhưng chiến tranh dù sao vẫn là một hiện thực tàn khốc, chiến tranh chỉ mang tới tử vong cùng hủy diệt. Ngày 28 tháng 7 năm 1953, trận chiến tàn bạo này cuối cùng đã chấm dứt, rất may mắn là ông nội tôi còn sống sót quay về quê nhà, còn được tặng thưởng rất nhiều huân chương và bằng khen. Nhưng ông nội bắt đầu bộc lộ sự chán nản, lý do cụ thể tôi không biết, dù sao cũng là chuyện quá xưa rồi, chỉ biết lúc đó ông nội tình nguyện bỏ công tác đầy hứa hẹn trước mắt, lặng lẽ quay về quê làm một công nhân tầm thường, cũng chưa bao giờ tự hào khoe với ai mình từng đi lính. Sau đó ông quen bà nội tôi, lập gia đình, sinh con cái, ba tôi đặt cho tôi cái tên Vi Đàm, bởi vì ông nội yêu hoa quỳnh nhất.”
Vi Đàm lấy trong túi xách ra một cuốn sổ tay cũ sờn, trên trang bìa còn khắc mấy câu khẩu hiệu của Mao Trạch Đông. Cô có vẻ rất nâng niu trân trọng nó, còn dùng bao ny lông bọc lại cho khỏi bị hư. Cô nhẹ nhàng tháo bao ra, mở cuốn sổ, có vài trang giấy lập tức rơi ra bay xuống nền nhà, tôi phát hiện chất giấy giống hệt như tờ giấy đã dùng để bọc mớ hạt giống hoa quỳnh mà Vi Thỏa trao cho tôi hôm qua, trong lòng có hơi run lên một chút.
Vi Đàm mở cuốn sổ nói: “Đây là cuốn nhật ký ghi chép lại những chuyện mà ông nội gặp trong thời kỳ chiến tranh, trong đó luôn xuất hiện một nhân vật.”
Vi Đàm cẩn thận để cuốn sổ lên bàn, tiếp lời: “Năm đó vì vấn đề chính trị nên trong quân có rất nhiều loại người, miền nam miền bắc đủ cả. Có thể nói suy nghĩ của những thanh niên ấy trước khi tòng quân đều chỉ có lý tưởng viển vông, sau khi trực tiếp đối mặt với chiến tranh chết chóc rồi, mới biết sinh tử hoàn toàn không nằm trong tay mình quyết định.”
Cô gái mở ra một trang giấy ở giữa sổ, nói: “Sự thực các vị muốn biết nằm hết trong này. Vì cuốn sổ này kể lại rất nhiều chuyện, nên những chỗ quan trọng nhất tôi đã đánh dấu trước cả rồi, các vị có thể tự xem.”
Ba người chúng tôi lập tức châu đầu vào, những nét chữ đã nhòe mực, màu xanh lam của bút máy cũ không thể coi là đẹp mắt, nhưng được nhuộm thêm một tầng thời gian nên nhàn nhạt bi ai. Có thể thấy Vi Đàm là một cô gái cẩn thận tỉ mỉ tới mức nào, cứ chốc chốc lại thấy những chú thích và đánh dấu chu đáo của cô bên lề, theo hướng dẫn của cô, chẳng mấy chốc chúng tôi đã xem qua hết cả câu chuyện.
Trong cuốn sổ kể lại một đoạn thời gian dài trong chiến tranh, trong từng đoạn từng câu chữ đều xuất hiện một bóng người. Người này đối với Bạch Dực và Kỷ Thiên có thể hoàn toàn xa lạ, nhưng tôi vừa đọc thì đã nhận ra người đó rồi, đó chính là binh nhất Hạt Đậu trong câu nói lửng lơ đêm đó của Vi Thỏa, tên thật của người đó là Trần Kiến Quân. Thời đó tên tuổi của những cậu thanh niên quả thực như rút thẳng ra từ những khẩu hiệu tuyên truyền ngoài đường phố, thứ nhất là Kiến Quân, thứ nhì chắc hẳn là Kiến Quốc.
Cậu ta là người miền nam, còn Vi Thỏa đến từ phía bắc, nhưng cùng đi lính một chỗ, nên mọi người cũng thích tụ họp lại một chỗ nói chuyện phiếm. Giữa bầu không khí hạn hẹp mà đặc thù của thời kỳ đó, mọi người hầu hết đều nhanh chóng trở thành tri kỷ, bởi vì trên chiến trường, mọi người đều là chiến hữu cùng vào sinh ra tử. Vi Thỏa và Hạt Đậu nhanh chóng trở nên thân thiết, cũng là thanh niên, nhưng khác với những thanh niên thời đại chúng tôi, bọn họ nói chuyện với nhau theo một cách rất “chính trực”, ở giữa có ghi lại một đoạn trò chuyện của hai người bọn họ.
“Sao cậu cứ mang theo một túi hạt đậu bên người thế? Chả trách người ta gọi cậu là Hạt Đậu!”
“Anh không biết đó thôi, đây là hạt giống hoa, trồng xuống đất có thể nở thành những bông hoa rất đẹp rất quý!”
“Chậc chậc, nhìn cái mặt cậu kìa, đúng là cái vẻ tiểu tư sản mà! Tôi nói cho cậu biết, chúng ta bây giờ là Trung Quốc hiện đại, Mao chủ tịch bảo chúng ta phải ra sức phấn đấu, chủ nghĩa vô sản nhất định thắng lợi!”
“Đó là đương nhiên, chờ chiến tranh kết thúc, tôi nhất định trồng một loại hoa đẹp nhất quý nhất gửi ra Bắc Kinh! Tặng cho Mao chủ tịch, để ngài ấy cũng có thể ngắm được Nguyệt hạ mỹ nhân!”
“Gì mà mỹ nhân ở đây? Còn bảo là không phải tiểu tư sản? Cách nói chuyện của cậu chẳng ra dáng cách mạng tí nào cả! Đúng là giọng lưỡi cải lương!”
“Bởi vậy mới nói anh không có hiểu biết không có học vấn, nhìn là biết ngay chưa đọc được mấy quyển sách mà, nói cho anh biết, hạt này là hạt giống hoa quỳnh, còn có tên khác là Nguyệt hạ mỹ nhân, biết chưa! Loài hoa này chỉ nở trên quê hương của tôi thôi, khí hậu phương bắc nhà anh lạnh muốn chết, hoa không nở được!”
“Được rồi! Chờ khi khoa học kỹ thuật của chúng ta phát triển là có thể trồng ra loài hoa đẹp nhất thế giới, sau đó phổ biến đến khắp mọi nơi chứ gì! Đừng nói là hoa quỳnh, hoa thần hoa thánh gì cũng không thể làm khó được các đồng chí cách mạng vô sản chúng ta!”
“Đúng thế, tôi tin tưởng một ngày nào đó cũng có thể nhìn thấy hoa quỳnh nở giữa trời đông giá, ha ha.”
“Vậy còn mang theo nó trong người làm gì, ban đầu tôi cứ tưởng cậu mang theo một túi đậu nành để đem xào chứ, còn định lấy một mớ ăn cho đỡ thèm đây!”
“Không phải mà, thật là… Ai, không nói với anh nữa. Tôi cũng không biết vì sao, nhưng lúc nào cũng nghĩ chết chóc trong chiến tranh là chuyện thường, nếu tôi chết trận, tôi muốn làm theo truyền thống của quê tôi là nương theo bóng hoa tìm về nhà. Tôi mang theo hạt hoa quỳnh là vì trên đường có thể rải xuống cho nó tự nở, chỉ cần nó nở hoa, là tôi có thể nương theo bóng hoa tìm về quê nhà, không làm một vong hồn chết tha hương đất khách quê người.”
“Đồng chí Trần Kiến Quân! Tôi cực lực lên án tư tưởng ủy mị của đồng chí! Không bao giờ được nói là mình sẽ chết! Cái chết không dành cho giai cấp vô sản chúng ta! Còn nữa, cậu đã bảo hoa này không mọc được ở nơi khác ngoài quê cậu mà, cứ rải xuống thế lãng phí lắm, chi bằng chúng ta xuống bếp ăn hỏi có muối với tiêu không, đem xào ăn quách cho rồi! Nhìn nó cũng giống đậu nành, chắc ăn cũng không tệ đâu hả?”
“Đồng chí Vi Thỏa, đừng có hòng tưởng tượng đến cảnh đem xào mớ hạt giống của tôi đấy! Tôi nói cho anh hay, cấm động tới mớ hạt của tôi, nếu anh dám xào nó ăn, vậy từ nay về sau chúng ta phân rõ cách biệt giai cấp à xem!”
Cả đoạn văn dài được viết lại dưới dạng đối thoại, cho thấy khi viết những dòng này Vi Thỏa đang hoài niệm cùng nhung nhớ tới mức nào. Nhưng chỉ cần đọc thêm vài trang nữa, sẽ nhìn thấy những đoạn kể lại cái chết của Hạt Đậu.
Giữa cuộc nội chiến Triều Tiên, quân Triều Tiên và Trung Quốc tiến hành một chiến dịch chuyển từ phòng ngự sang tấn công – chiến dịch Thượng Cam Lĩnh. Trong chiến dịch này, quân Mỹ Hàn sử dụng rất nhiều vũ khí hạng nặng, hơn 300 khẩu đại bác, 27 xe tăng, 40 máy bay, dưới làn đạn của những vũ khí này, không bị bắn chết cũng là bị dẫm nát. Lúc đó đại đội của Vi Thỏa đóng ở dưới chân núi Ngũ Thánh ở Sơn Nam, nhận được chỉ thị tới chi viện cho Cam Lĩnh. Tuy phải chiến đấu trước áp lực nặng nề của vũ khí từ đối phương, quân Trung Quốc vẫn theo đúng mệnh lệnh “phòng ngự vững vàng, đoạt từng tấc đất”, cho nên dù hỏa lực không đủ, vẫn nhất định giữ vững trận địa không chịu lùi.
Hạt Đậu và Vi Thỏa đều được ra lệnh ở lại cầm cự, nhưng đến cuối cùng không thể cầm cự hơn được nữa, cấp trên ra lệnh cho người trẻ nhất trong đơn vị là Hạt Đậu chạy về hậu phương báo cáo tình hình và tìm kiếm viện trợ. Hạt Đậu tự biết mình không biết lái xe, nên nhường cho Vi Thỏa vị trí lái xe, còn mình thì nhận vị trí pháo binh của Vi Thỏa, để Vi Thỏa đi làm liên lạc viên.
Sau này trong nhật ký có một đoạn Vi Thỏa bổ sung như sau: “Hành động của Hạt Đậu rõ ràng là muốn nhường quyền sống sót cho tôi. Vì pháo binh là phải cố thủ ngay tuyến đầu, bằng không không thể giữ vững thế giằng co với đối thủ được. Trong hoàn cảnh lực lượng hai bên chênh lệch đến ghê người như thế, pháo binh thật chẳng khác nào quân cảm tử, buông tha sinh mạng của mình để kéo dài thời gian cho đồng đội.”
Vi Thỏa ban đầu không đồng ý, nhưng cũng không còn cách nào khác, thời gian đã không cho phép bọn họ do dự thêm nữa. Hạt Đậu nắm lấy cây súng nhảy lên tiền tuyến, Vi Thỏa chấp hành mệnh lệnh lập tức chạy về báo cáo tình hình. Anh ta không có thời gian suy nghĩ gì, chỉ biết dốc hết sức chạy thật nhanh về hậu phương, cứ mỗi giây đánh mất, là có thể có thêm một đồng đội ngã xuống.
Nhưng Vi Thỏa rốt cuộc vẫn tới chậm. Đại đội của họ không còn một ai sống sót, nhưng đã thành công kéo dài thời gian, dù phải dùng toàn bộ mạng sống của các chiến sĩ! Vi Thỏa điên cuồng tìm kiếm trong đống thi thể, trong đầu tâm niệm một hi vọng có thể có cơ may Hạt Đậu còn sống. Nhưng đến khi đào ra được một xác chết máu me đầm đìa của Hạt Đậu, thì nước mắt cũng rớt xuống. Nếu không nhờ bộ quần áo cùng bao hạt giống Hạt Đậu luôn mang theo bên người thì quả thực Vi Thỏa không thể nhận ra đây chính là cậu ta. Anh ta giữ lấy bao hạt giống, đứng lặng giữa chiến trường ngập tràn tiếng khóc than, khói thuốc súng mù trời, cũng không thể tìm lại mạng sống cho bạn mình nữa.
Tôi đọc tới đoạn này, bàn tay lật sách cũng hơi run lên, chậm rãi lật thêm vài tờ nữa, đã thấy những dòng chữ cuối cùng. Chữ viết có vẻ mới hơn, dường như mới được thêm vào gần đây, viết rằng: “Cho tới bây giờ, trồng hoa quỳnh trở thành một cách an ủi tinh thần của tôi. Hoa quỳnh mỗi năm chỉ nở một lần, chỉ vài giờ đã tàn, nhưng mỗi lần nó nở bừng những giây phút rực rỡ nhất, tôi có thể phảng phất nghe thấy tiếng những đồng đội của mình cùng hát khúc hành quân dưới chân núi Ngũ Thánh, nhìn thấy cảnh tượng mọi người cùng nhau vui vẻ nói cười. Gần đây tôi cảm thấy cơ thể mình ngày càng suy bại, đêm nào cũng mơ thấy những chiến hữu đã chết, bọn họ vẫn y hệt như xưa, vẫy tay gọi tôi, trung đội trưởng ngồi ngay đó đàn một khúc rất dễ nghe bằng đàn accordion, ở giữa còn có Hạt Đậu. Hạt Đậu vẫn thấp bé như xưa, trong tay ôm một chậu hoa quỳnh còn chưa nở hoa. Tôi muốn đến gần bọn họ, muốn nói cho cậu ấy biết tôi bây giờ đã là một chuyên gia trồng hoa quỳnh rồi, nhưng bọn họ đều dần dần rời xa tôi, cây hoa trong tay Hạt Đậu vẫn không nở…”
“Gần đây tôi đã cảm thấy cái chết đối với con người là một thế lực kinh khủng tới mức nào. Tôi thường xuyên nhìn thấy những cái bóng đen đi lại trong nhà, có lúc hình dạng không rõ, có lúc mặt mũi giống hệt như những chiến hữu đã chết, tôi biết tôi đã sắp đi hết cuộc đời mình. Tôi đột nhiên nghĩ không biết linh hồn Hạt Đậu đã về được quê cũ hay chưa? Hay vẫn còn lang thang ở đâu đó? Không, tôi muốn đi tìm cậu ta, cho dù có chết, tôi cũng muốn muốn nói với cậu ấy tôi đã thành chuyên gia trồng hoa quỳnh rồi, tôi muốn nói cho cậu ấy biết, tôi đã làm cho hoa quỳnh nở hoa ở phương bắc này rồi…”
Đó là những câu cuối cùng. Chúng tôi khép lại trang nhật ký, không khí chợt trầm xuống đến khó thở, cuối cùng Vi Đàm lên tiếng: “Thực ra lúc đó ông nội tôi đã bị bệnh tim rất nặng, cũng là do di chứng chiến tranh, nhưng ước nguyện của ông vẫn là làm sao đến Triều Tiên một lần. Trong nhà đều phản đối, vì mọi người đều biết với sức khỏe của ông, lần này ra đi có thể vĩnh viễn không về nữa. Nhưng từ đó chuyện lạ cũng bắt đầu xảy ra…”
Cô gái dừng lại nhìn tôi một chút rồi kể tiếp: “Ông nội bắt đầu trẻ lại, chúng tôi phát hiện mái tóc bạc phơ của ông dần dần trở lại màu đen. Chúng tôi đều giật mình, nhưng ban đầu lại nghĩ là sức khỏe của ông đang hồi phục, bác sĩ vẫn chẩn đoán ông bị bệnh tim nặng, nhưng chỉ có chúng tôi chứng kiến ông càng ngày càng trẻ lại, như thể cải lão hoàn đồng vậy…”
Bạch Dực “À” lên một tiếng, dường như đã nghĩ ra cái gì, nhưng vẫn không lên tiếng, Vi Đàm tiếp tục kể hết: “Sau đó ông nội đột ngột bỏ nhà ra đi, chỉ để lại một phong thư, bên trong là di chúc phân chia tài sản vân vân. Nói cách khác, ý ông là chúng tôi đừng đi tìm ông nữa, ông bảo muốn đi tìm một vị cố nhân, lại nói có thể sẽ tìm được.”
Tôi im lặng một lát rồi lên tiếng hỏi: “Vậy làm sao cô biết được ông nội mình đã chết thế nào?”
Ánh mắt Vi Đàm trở nên cực kỳ bi thương: “Đó là bởi vì tôi cũng nằm mơ thấy hoa quỳnh, trong mơ có một thiếu niên tay ôm một chậu hoa quỳnh còn chưa nở hoa, người đó nói ông nội tôi vẫn còn đang lang thang trên đường…”
Tôi và Bạch Dực nhìn nhau, cùng đồng thời ngầm hiểu rằng Vi Đàm còn giấu gì đó chưa nói hết, bất quá người ta không muốn nói, chúng tôi cũng không thể cố hỏi được. Bạch Dực lại hỏi tiếp: “Vậy cô tìm An Tung làm gì?”
Vi Đàm lặng lẽ nhìn chúng tôi: “Tôi hi vọng hai người có thể giúp ông nội tôi hoàn thành tâm nguyện, giúp ông được thấy thứ ông vẫn đang tìm, để ông có thể an tâm yên nghỉ.”
Chúng tôi từ lúc nào đã chuyển nghề làm nghề siêu độ linh hồn thế này? Nhưng dù sao mọi thứ đã có Bạch Dực chuyên gia, tôi chỉ cần nghe đâu làm vậy là được. Nhưng Kỷ Thiên thì khác, vừa nghe đến đây anh ta lập tức mở to mắt, vội vàng hỏi lại: “Giúp thế nào? Làm cái gì bây giờ?”
Tôi ho khan một tiếng, quay sang Bạch Dực nói: “Lão Bạch, lại phiền tới anh ra tay rồi.”
Bạch Dực bật cười hỏi lại: “Chẳng lẽ cô muốn chúng tôi làm cho hoa quỳnh nở hoa trong tiết trời này hay sao? Ha ha, cái này, cô không nên tìm chúng tôi mới phải.”
Vi Đàm suy tư một lát, cuối cùng làm như đã quyết định, mói nói: “Tôi có một gốc hoa quỳnh, là cây hoa cuối cùng mà ông nội trồng trước khi ông mất, nhưng dù sao hoa quỳnh vẫn là hoa quỳnh, không trồng xen với những cây cỏ tầm thường khác được, cho nên tôi hi vọng các vị có thể giúp tôi dẫn ông nội tới nơi đó, chỉ cần để ông được nhìn thấy nó là tốt rồi.”
Kỷ Thiên xen vào: “Nhưng vấn đề là nếu ông nội cô không chịu theo chúng tôi thì sao?” Tôi cũng gật đầu: “Đúng vậy, nếu ông nội cô cứ nhất quyết chỉ đi về phía trước thì thế nào? Ông ấy lúc này đang là cái xác nằm trong kia, cô có thể đem cái xác đó đi thẳng tới chỗ cây hoa đặt ông ấy bên cạnh nó, để ông ấy vừa vùng dậy là… Tada~ tìm được rồi, như vậy không phải đơn giản hơn nhiều sao?”
Bạch Dực bình thản nói: “Nhưng ý cô là muốn cho ông ấy có thể tự mình tìm thấy hoa quỳnh, đúng không?”
Vi Đàm gật đầu: “Đúng, cho nên tôi mới muốn các vị dẫn đường cho ông, chỉ cần để ông nhìn thấy hoa, thì có thể ngủ yên rồi.”
Tôi lại hỏi: “Cần dẫn ông ấy về đâu? Cục cảnh sát này à?”
Vi Đàm nhìn ra ngoài cửa sổ, giọng nói xa xăm: “Không, tôi mong muốn ông nội có thể tìm thấy hoa quỳnh ông muốn gặp ‘trên đường’.” Nói xong cô chỉ vào một vị trí trên tấm bản đồ treo trên tường trong phòng, nói, là ở đây, tôi muốn các vị dẫn ông nội tới đây.
Tôi vội vàng hướng ánh mắt về phía Bạch Dực hỏi ý, anh ta không nói gì, chỉ lẳng lặng nhìn Vi Đàm hồi lâu, cuối cùng hỏi: “Cô làm như thế, có đáng không?”
Vi Đàm nhàn nhạt nở nụ cười, trong mắt thoáng một tia xao động ươn ướt: “Không cần biết có đáng hay không, hoa quỳnh bừng nở, chỉ vì Vi Đà.”
[1] Truyền thuyết về “Tam sinh thạch” (Đá ba kiếp) thực ra là một câu chuyện tình đầy xúc động. Ẩn sĩ Lý Nguyên đời Đường làm bạn tri kỷ cùng trụ trì Viên Trạch. Có một ngày, bọn họ hẹn nhau cùng đi du ngoạn núi Thanh Thành và Nga Mi ở Tứ Xuyên. Lý Nguyên muốn đi bằng đường thủy, còn Viên Trạch lại đòi đi bằng đường bộ. Lý Nguyên không chịu đi đường bộ, nên Viên Trạch không còn cách nào khác ngoài việc bằng lòng. Tới bên bờ Nam Phổ, thuyền dừng lại, hai người nhìn thấy một người phụ nữ mang thai mặc áo hoa ngồi bên sông giặt áo, Viên Trạch liền khóc, nói với Lý Nguyên: “Đây chính là lý do vì sao ta không muốn đi bằng đường thủy, vì sợ gặp phải bà ấy. Ta vốn phải đầu thai làm con trai bà ấy, nhưng lại không chịu đi, cho nên bà ấy mang thai đã ba năm mà chưa sinh được. Nay đã gặp phải, chắc chắn không thể tránh khỏi, xin ngươi dùng phù chú giúp ta đầu thai nhanh, ba ngày sau tắm cho đứa trẻ, ngươi nhớ đến thăm ta, ta sẽ cười để chứng minh. Mười ba năm sau vào đêm trung thu, hẹn ngươi tới Hàng Châu ngoài chùa Thiên Trúc, ta nhất định tới cùng ngươi gặp mặt.” Nói xong, lập tức viên tịch. Ba ngày sau Lý Nguyên vào làng thăm hỏi, qua nhiên đứa bé mới sinh nhìn thấy ông liền mỉm cười.
Mười ba năm sau, Lý Nguyên đi khắp núi non sông hồ, chờ đến lúc gặp lại Viên Trạch. Lúc đi tới tảng đá lớn dưới chân đỉnh Phong Hoa, tinh thần còn đang hoảng hốt thì chợt thấy xa xa một mục đồng chậm rãi đi qua, xướng một bài thơ: “Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn, thưởng nguyệt lâm phong bất yếu luận. Tàm quý tình nhân viễn tương phóng, thử thân tuy dị tính thường tồn.” (Bài trên do Bạch Dực ngâm lại, Lục Mịnh tạm dịch)
Mục đồng nói mình đúng là Viên Trạch, nhưng nay trần duyên còn chưa hết, không thể ở lại lâu cùng Lý Nguyên, nên xướng bài thơ thứ hai: “Thân tiền thân hậu sự mang mang, dục thoại nhân duyên khủng đoạn trường. Ngô Việt giang sơn du dĩ biến, khước hồi yên trạo thượng cù đường.” rồi lặng lẽ quay người bỏ đi. (Bài dưới do Vi Đàm ngâm, Lục Mịnh tạm dịch)
Từ đó, “tam sinh thạch” liền trở thành vật tượng trưng cho ước hẹn ba kiếp, nhiều người Trung Quốc coi tình yêu không phải là tình cảm bắt đầu từ lúc gặp nhau, mà là duyên nợ từ kiếp trước, cho nên ngày nay, chúng ta mới có cụm từ “duyên định tam sinh” (ước hẹn tam sinh).
Lời người biên tập: Cái truyền thuyết “ước hẹn tam sinh” này chẳng phải rất đậm chất Đam mỹ sao? *mắt tròn mắt dẹt*
/101
|