- Đã chia tay rồi.
Diệp Khai đột nhiên nói với Chung Ly Dư.
- Cái gì?
Chung Ly Dư đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề của Diệp Khai, tâm trạng đang bất an, giờ nghe hắn hỏi vậy không kịp phản ứng.
- Anh nói là em và người bạn trai kia...... Đã chia tay rồi.
Diệp Khai nói.
-......
- Em cầm lấy cái này.
Diệp Khai cầm lấy một lọ thuốc nhỏ đưa cho Chung Ly Dư.
- Để làm gì?
Chung Ly Dư khó hiểu.
- Bôi lên vết thương.
Diệp Khai đáp, sau đó nhìn nàng:
- Có cần anh giúp em bôi thuốc?
- Không cần, tự em bôi được.
Chung Ly Dư giờ mới hiểu, khuôn mặt đỏ bừng.
Tuy hai người đã làm qua chuyện kia nhưng Chung Ly Dư vẫn chưa biết gì về Diệp Khai, làm sao có dũng khí để hắn bôi giúp, nhất là lại ở vào vị trí kia.
Chung Ly Dư trốn vào trong phòng bôi thuốc, Diệp Khai cầm lấy bản fax mới nhất, bắt đầu nghiên cứu chuyện của Chung Ly gia.
Chuyện đêm nay coi như hắn đã rõ ràng. Chung Ly Thiên, cha của Chung Ly Dư, là một thương nhân có suy nghĩ của một học giả, có thể coi như một nho thương truyền thống. Nếu như Chung Ly Thiên cứ ở Hongkong phát triển sự nghiệp thì chắc là đã không gặp phải nan đề trước mắt. Tình thế nguy hiểm của Chung Ly gia có liên quan nhất định tới hồi phong ba chính trị năm trước.
Bởi vì sự kiện chính trị năm trước mà cục diện chính trị trong nước có những biến động tinh tế. Động lực của phái cải cách rõ ràng chưa đủ, trong nước lại dấy lên một làn sóng đòi xét lại cải cách, phái bảo thủ lại một lần nữa ngóc đầu dậy, ý đồ phủ định thành quả cải cách, quay lại từ đầu.
Trong tình huống như vậy, mấy hạng mục lớn của Chung Ly gia đều lâm vào ngưng trệ. Kết quả dẫn đến tài chính đầu tư cạn kiệt, các ngân hàng cũng bắt đầu siết chặt điều kiện cho vay, xuất hiện sự áp chế với các xí nghiệp dân doanh.
Chỉ qua một năm, đã có một số lượng lớn xí nghiệp dân doanh phải đóng cửa. Rất nhiều người bắt đầu nửa đường bỏ cuộc, hoặc là cầm chừng, thậm chí đem quyên tặng trở thành tài sản quốc hữu.
Nói tóm lại, đây là lần khó khăn lớn nhất mà cải cách gặp phải. Chung Ly gia vừa lúc gặp phải sóng gió nên mới xảy ra chuyện.
Là con gái độc nhất của Chung Ly Thiên, tuy Chung Ly Dư cảm nhận được tình thế nguy hiểm trong nhà nhưng lại không có được cái nhìn toàn cục.Chỉ là nàng cũng biết, chỉ cân nhắc theo phương diện tài chính e là khó giải quyết được chuyện.
Vừa khéo Đại Hoa Tạ gia Tạ Quân Hào ngẫu nhiên gặp Chung Ly Dư liền nổi lòng tà dâm. Sau đó hắn biết Chung Ly gia gặp phải khó khăn, liền thông qua quan hệ liên lạc với Chung Ly Dư, lấy mồi nhử là muốn đầu tư bỏ vốn cùng trợ giúp Chung Ly gia đả thông quan hệ để chiếm đoạt thân thể Chung Ly Dư. Nào ngờ không biết ông trời đưa đẩy thế nào lại khiến nàng gặp phải Diệp Khai.
Lúc này, tư liệu đầy đủ về Chung Ly Dư cũng đã được fax xong.
Sau khi Diệp Khai đọc kỹ, cũng có hảo cảm với Chung Ly Dư thậm chí là Chung Ly Thiên, đồng thời nghĩ qua một số cách.
Thẳng thắn mà nói, vấn đề Chung Ly gia cũng không lớn, chỉ là đầu tư 5000 vạn mà thôi, dù là vốn ngân hàng hay tư nhân đều có thể giải quyết. Một khi lão Diệp gia khai kim khẩu thì coi như xong, nhưng ảnh hưởng phức tạp sau lưng khiến Diệp Khai cảm thấy không thể không cẩn thận.
Sau khi xảy ra sự kiện chính trị năm trước, uy vọng của thủ trưởng tối cao Phương Hòa theo phái cải cách bắt đầu tuột dốc, phái bảo thủ bắt đầu nắm được quyền quyết định quyết sách phát triển.
Vào cuối tháng hai năm nay, trên tờ Nhân dân nhật báo, coi như phát ngôn chính thức của đảng, có bài xã luận dài ký tên Trường Văn có nhan đề là [ Về phản đối tự do hóa giai cấp tư sản ], đây cũng là vấn đề tranh cãi gay gắt nhất từ đầu thập niên 90, đó chính là phổ biến cải cách tư bản chủ nghĩa hay phổ biến cải cách chủ nghĩa xã hội khoa học?
Bài báo này đánh tráo khái niệm “hủy bỏ kinh tế kế hoạch, thực hiện thị trường hóa” thành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nhật báo Nhân Dân là tiếng nói chính thống, chiếm vị trí chủ yếu trong tuyên truyền, quả nhiên làm cho rất nhiều người cảm nhận được sắp có bão tố giáng xuống.
Trong hoàn cảnh như vậy, xã trưởng nhân dân nhật báo cũng rất dũng cảm. Ông đưa ra một quan điểm mới: Người Trung Quốc trong tương lai có hai nhiệm vụ, đấu tranh giai cấp cùng toàn diện kiến thiết. Chỉ có đánh giá chính xác và tiến hành đấu tranh giai cấp mới có thể đảm bảo tính chất cùng phương hướng của sự nghiệp hiện đại hoá kiến thiết chủ nghĩa xã hội khoa học cũng như thúc đẩy sức sản xuất của xã hội.
Nhưng dân chúng trải qua nhiều năm chịu sóng gió như vậy đều không phải đồ ngốc, người chậm hiểu nhất cũng nhìn ra manh mối trong đó, trong lòng không khỏi nghi ngờ “Có phải quốc gia đã chuyển từ lấy kinh tế làm trung tâm thành hai nhiệm vụ trung tâm”?
Thậm chí còn có một số luận điểm đi xa hơn “Trên lĩnh vực chính trị, tiến hành đến cùng đấu tranh giai cấp”, cái này chẳng phải là thực hiện chuyên chính vô sản với giai cấp tư sản sao? Sao thứ đã mất đi hơn mười năm giờ lại quay đầu trở lại?
Những vấn đề đưa ra liên tiếp này vẫn chưa có đáp án lại đã nảy sinh vấn đề mới. Lãnh đạo chủ chốt của nghành tuyên huấn viết bài báo [ Về phản đối tự do hóa giai cấp tư sản], đăng trên trang nhất của Nhật báo Nhân Dân.
Dù nói dài dòng thế nào, thực chất bài báo này đề cập đến một vấn đề: Những người tiến hành tự do hóa giai cấp tư sản có được lực lượng kinh tế nào ủng hộ hay không?
Bài báo gây tiếng vang cực lớn trong dân chúng bình thường.
- Đại cách mạng văn hóa đã qua đi nhiều năm, người Trung Quốc đã không còn thói quen dùng cái nhìn đấu tranh giai cấp để quan sát, chỉ lo thoát nghèo làm giàu, nào có nghĩ đến chuyện phần tử tự do hóa giai cấp tư sản.
Bài báo càng về cuối càng ác liệt. Vị lãnh đạo này trịnh trọng nhấn mạnh, căn nguyên kinh tế của tự do hóa tư sản là giai cấp tư sản dân tộc, xí nghiệp tư doanh và hộ cá thể ở Trung Quốc. Đọc tới đây, các chủ xí nghiệp tư doanh và hộ cá thể đều sợ hãi.
Hộ kinh doanh cá thể thoáng cái thiếu đi 300 vạn, xí nghiệp tư doanh cũng đóng cửa chừng một nửa. Ông chủ lần lượt cuốn gói rời đi, công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp.
Điều này cũng làm thỏa mãn tâm nguyện một số người, theo lý tưởng của bọn họ, dù bị thất nghiệp cũng không làm thuê để cho nhà tư bản bóc lột.
Cũng may thất nghiệp phần lớn là nông dân, không nằm trong công tác thống kê của chính phủ. Có không ít người ở nhà còn ruộng nên quay về nhà tiếp tục làm nông, nhưng vẫn còn một số người nấn ná ở lại thành phố.
Nói là “có một số người”, kỳ thật lên tới con số vài trăm vạn. Cục diện như vậy có quan hệ rất lớn trong việc tạo dư luận. Chuyện của Chung Ly Thiên kỳ thật cũng là bị vạ lây từ đây.
Trong lòng Diệp Khai cũng thấy khó khăn, Diệp gia ra tay cũng không tính là chuyện lớn gì, nhưng điều này tương đương với việc bày tỏ thái độ cho mọi người thấy là bọn họ ủng hộ phái cải cách hay ủng hộ phái bảo thủ. Nếu vì vấn đề như vậy mà phá vỡ thái độ im lặng của Diệp gia lão gia tử Diệp Tương Kiền thì quả thật tương đối khó khăn.
Bởi vì, thực ra đây còn là vấn đề lựa chọn đội ngũ.
Diệp Khai đột nhiên nói với Chung Ly Dư.
- Cái gì?
Chung Ly Dư đang bị ảnh hưởng bởi vấn đề của Diệp Khai, tâm trạng đang bất an, giờ nghe hắn hỏi vậy không kịp phản ứng.
- Anh nói là em và người bạn trai kia...... Đã chia tay rồi.
Diệp Khai nói.
-......
- Em cầm lấy cái này.
Diệp Khai cầm lấy một lọ thuốc nhỏ đưa cho Chung Ly Dư.
- Để làm gì?
Chung Ly Dư khó hiểu.
- Bôi lên vết thương.
Diệp Khai đáp, sau đó nhìn nàng:
- Có cần anh giúp em bôi thuốc?
- Không cần, tự em bôi được.
Chung Ly Dư giờ mới hiểu, khuôn mặt đỏ bừng.
Tuy hai người đã làm qua chuyện kia nhưng Chung Ly Dư vẫn chưa biết gì về Diệp Khai, làm sao có dũng khí để hắn bôi giúp, nhất là lại ở vào vị trí kia.
Chung Ly Dư trốn vào trong phòng bôi thuốc, Diệp Khai cầm lấy bản fax mới nhất, bắt đầu nghiên cứu chuyện của Chung Ly gia.
Chuyện đêm nay coi như hắn đã rõ ràng. Chung Ly Thiên, cha của Chung Ly Dư, là một thương nhân có suy nghĩ của một học giả, có thể coi như một nho thương truyền thống. Nếu như Chung Ly Thiên cứ ở Hongkong phát triển sự nghiệp thì chắc là đã không gặp phải nan đề trước mắt. Tình thế nguy hiểm của Chung Ly gia có liên quan nhất định tới hồi phong ba chính trị năm trước.
Bởi vì sự kiện chính trị năm trước mà cục diện chính trị trong nước có những biến động tinh tế. Động lực của phái cải cách rõ ràng chưa đủ, trong nước lại dấy lên một làn sóng đòi xét lại cải cách, phái bảo thủ lại một lần nữa ngóc đầu dậy, ý đồ phủ định thành quả cải cách, quay lại từ đầu.
Trong tình huống như vậy, mấy hạng mục lớn của Chung Ly gia đều lâm vào ngưng trệ. Kết quả dẫn đến tài chính đầu tư cạn kiệt, các ngân hàng cũng bắt đầu siết chặt điều kiện cho vay, xuất hiện sự áp chế với các xí nghiệp dân doanh.
Chỉ qua một năm, đã có một số lượng lớn xí nghiệp dân doanh phải đóng cửa. Rất nhiều người bắt đầu nửa đường bỏ cuộc, hoặc là cầm chừng, thậm chí đem quyên tặng trở thành tài sản quốc hữu.
Nói tóm lại, đây là lần khó khăn lớn nhất mà cải cách gặp phải. Chung Ly gia vừa lúc gặp phải sóng gió nên mới xảy ra chuyện.
Là con gái độc nhất của Chung Ly Thiên, tuy Chung Ly Dư cảm nhận được tình thế nguy hiểm trong nhà nhưng lại không có được cái nhìn toàn cục.Chỉ là nàng cũng biết, chỉ cân nhắc theo phương diện tài chính e là khó giải quyết được chuyện.
Vừa khéo Đại Hoa Tạ gia Tạ Quân Hào ngẫu nhiên gặp Chung Ly Dư liền nổi lòng tà dâm. Sau đó hắn biết Chung Ly gia gặp phải khó khăn, liền thông qua quan hệ liên lạc với Chung Ly Dư, lấy mồi nhử là muốn đầu tư bỏ vốn cùng trợ giúp Chung Ly gia đả thông quan hệ để chiếm đoạt thân thể Chung Ly Dư. Nào ngờ không biết ông trời đưa đẩy thế nào lại khiến nàng gặp phải Diệp Khai.
Lúc này, tư liệu đầy đủ về Chung Ly Dư cũng đã được fax xong.
Sau khi Diệp Khai đọc kỹ, cũng có hảo cảm với Chung Ly Dư thậm chí là Chung Ly Thiên, đồng thời nghĩ qua một số cách.
Thẳng thắn mà nói, vấn đề Chung Ly gia cũng không lớn, chỉ là đầu tư 5000 vạn mà thôi, dù là vốn ngân hàng hay tư nhân đều có thể giải quyết. Một khi lão Diệp gia khai kim khẩu thì coi như xong, nhưng ảnh hưởng phức tạp sau lưng khiến Diệp Khai cảm thấy không thể không cẩn thận.
Sau khi xảy ra sự kiện chính trị năm trước, uy vọng của thủ trưởng tối cao Phương Hòa theo phái cải cách bắt đầu tuột dốc, phái bảo thủ bắt đầu nắm được quyền quyết định quyết sách phát triển.
Vào cuối tháng hai năm nay, trên tờ Nhân dân nhật báo, coi như phát ngôn chính thức của đảng, có bài xã luận dài ký tên Trường Văn có nhan đề là [ Về phản đối tự do hóa giai cấp tư sản ], đây cũng là vấn đề tranh cãi gay gắt nhất từ đầu thập niên 90, đó chính là phổ biến cải cách tư bản chủ nghĩa hay phổ biến cải cách chủ nghĩa xã hội khoa học?
Bài báo này đánh tráo khái niệm “hủy bỏ kinh tế kế hoạch, thực hiện thị trường hóa” thành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Nhật báo Nhân Dân là tiếng nói chính thống, chiếm vị trí chủ yếu trong tuyên truyền, quả nhiên làm cho rất nhiều người cảm nhận được sắp có bão tố giáng xuống.
Trong hoàn cảnh như vậy, xã trưởng nhân dân nhật báo cũng rất dũng cảm. Ông đưa ra một quan điểm mới: Người Trung Quốc trong tương lai có hai nhiệm vụ, đấu tranh giai cấp cùng toàn diện kiến thiết. Chỉ có đánh giá chính xác và tiến hành đấu tranh giai cấp mới có thể đảm bảo tính chất cùng phương hướng của sự nghiệp hiện đại hoá kiến thiết chủ nghĩa xã hội khoa học cũng như thúc đẩy sức sản xuất của xã hội.
Nhưng dân chúng trải qua nhiều năm chịu sóng gió như vậy đều không phải đồ ngốc, người chậm hiểu nhất cũng nhìn ra manh mối trong đó, trong lòng không khỏi nghi ngờ “Có phải quốc gia đã chuyển từ lấy kinh tế làm trung tâm thành hai nhiệm vụ trung tâm”?
Thậm chí còn có một số luận điểm đi xa hơn “Trên lĩnh vực chính trị, tiến hành đến cùng đấu tranh giai cấp”, cái này chẳng phải là thực hiện chuyên chính vô sản với giai cấp tư sản sao? Sao thứ đã mất đi hơn mười năm giờ lại quay đầu trở lại?
Những vấn đề đưa ra liên tiếp này vẫn chưa có đáp án lại đã nảy sinh vấn đề mới. Lãnh đạo chủ chốt của nghành tuyên huấn viết bài báo [ Về phản đối tự do hóa giai cấp tư sản], đăng trên trang nhất của Nhật báo Nhân Dân.
Dù nói dài dòng thế nào, thực chất bài báo này đề cập đến một vấn đề: Những người tiến hành tự do hóa giai cấp tư sản có được lực lượng kinh tế nào ủng hộ hay không?
Bài báo gây tiếng vang cực lớn trong dân chúng bình thường.
- Đại cách mạng văn hóa đã qua đi nhiều năm, người Trung Quốc đã không còn thói quen dùng cái nhìn đấu tranh giai cấp để quan sát, chỉ lo thoát nghèo làm giàu, nào có nghĩ đến chuyện phần tử tự do hóa giai cấp tư sản.
Bài báo càng về cuối càng ác liệt. Vị lãnh đạo này trịnh trọng nhấn mạnh, căn nguyên kinh tế của tự do hóa tư sản là giai cấp tư sản dân tộc, xí nghiệp tư doanh và hộ cá thể ở Trung Quốc. Đọc tới đây, các chủ xí nghiệp tư doanh và hộ cá thể đều sợ hãi.
Hộ kinh doanh cá thể thoáng cái thiếu đi 300 vạn, xí nghiệp tư doanh cũng đóng cửa chừng một nửa. Ông chủ lần lượt cuốn gói rời đi, công nhân lâm vào cảnh thất nghiệp.
Điều này cũng làm thỏa mãn tâm nguyện một số người, theo lý tưởng của bọn họ, dù bị thất nghiệp cũng không làm thuê để cho nhà tư bản bóc lột.
Cũng may thất nghiệp phần lớn là nông dân, không nằm trong công tác thống kê của chính phủ. Có không ít người ở nhà còn ruộng nên quay về nhà tiếp tục làm nông, nhưng vẫn còn một số người nấn ná ở lại thành phố.
Nói là “có một số người”, kỳ thật lên tới con số vài trăm vạn. Cục diện như vậy có quan hệ rất lớn trong việc tạo dư luận. Chuyện của Chung Ly Thiên kỳ thật cũng là bị vạ lây từ đây.
Trong lòng Diệp Khai cũng thấy khó khăn, Diệp gia ra tay cũng không tính là chuyện lớn gì, nhưng điều này tương đương với việc bày tỏ thái độ cho mọi người thấy là bọn họ ủng hộ phái cải cách hay ủng hộ phái bảo thủ. Nếu vì vấn đề như vậy mà phá vỡ thái độ im lặng của Diệp gia lão gia tử Diệp Tương Kiền thì quả thật tương đối khó khăn.
Bởi vì, thực ra đây còn là vấn đề lựa chọn đội ngũ.
/1169
|