Hắc Viện. Giang Nam.
Trong lúc Nữ Thần Y tập trung chuẩn mạch thì Cửu Dương chăm chú nhìn trộm người đẹp. Chàng nghe lòng lâng lâng. Người nữ nhân đó thật sự rất khả ái.
Nữ Thần Y vô danh. Ngay cả gia cảnh của nàng như thế nào, phụ mẫu là ai cũng không rõ ràng cho lắm. Nàng được Tôn bà nuôi nấng khi còn bé tí. Tôn bà lúc bấy giờ là vị y thuật gia đa tài của bang hội. Bà là tri kỉ tâm giao của Mã Lương lão nhân.
Mười mấy năm về trước, Tôn bà trong một lần viếng thăm miếu Quan Âm đã phát hiện một hài nhi bị bỏ rơi. Bà đành mang đứa bé về chăm sóc cùng với đám cô nhi ở tông đường của hội Minh Triều, một địa đạo bí mật nằm ngay bên cạnh Tây hồ.
Tây hồ vốn là hồ nước lớn nhất và yên ổn thanh bình nhất của xứ sở Giang Nam. Và địa đạo bí mật kể trên là một trong ba di cư quan trọng của bang phái phản Thanh. Hai sào huyệt kia là Hắc Viện học đường và đồn Bạch Nhật. Hắc Viện là gia cư của Cửu Dương, còn đồn Bạch Nhật thì nằm ở vùng núi non bao la hùng vĩ, nơi Sư Thái bế môn dưỡng thương.
Tôn bà từ cổ chí kim nguyện không nhận đệ tử nhưng hôm đó vì thấy có duyên với bé gái bị bỏ rơi nên đã động lòng mà truyền thụ y học tinh vi. Bà mến đứa trẻ nên tặng nhiều sách y. Nghe nói phong phanh là những quyển sách đã được bà mua từ tay các vị thương gia sưu tầm đồ cổ. Những cuốn sách cũ kỹ trở thành thứ cẩm nang vô giá bởi vì trong đó chứa đầy sự cao kì của ngành y học. Nào là cách điều trị nào là phương thức pha chế thuốc, rồi thì nghệ thuật chuẩn mạch và nguyên tắc liều thương, bao gồm cả việc giải phẫu cũng có kể lại một cách tỉ mỉ. Mọi chi tiết đều được ghi chép trên từng trang giấy. Các yếu tố y thuật này được gom góp từ lúc xa xưa, hình như là khởi đầu vào thời kỳ Đông Chu Liệt Quốc.
Năm Nữ Thần Y lên bảy thì Tôn bà thọ cao qua đời. Nàng theo Tần Thiên Nhân, bắt đầu hành y giang hồ. Cả hai sư huynh muội giao du hết các miền Đông, Tây, Nam, Bắc. Đến năm mười bốn, nàng chia tay Tần Thiên Nhân, một mình lên đường đơn phương độc mã. Giang hồ ưu ái tặng nàng biệt hiệu “tái thế Hoa Đà.” Còn ba chữ Nữ Thần Y thì đã có từ khi nàng được Tôn bà đem về chăm nom như con ruột. Lúc đó bà chẳng biết phải đặt tên gì cho nàng. Và bà nhớ lại rằng các thành viên bang hội tôn sùng bà là Lão Thần Y cho nên trong lúc bắt bí, bà đã âu yếm gọi nàng là Nữ Thần Y. Thôi kệ, như người đời thường hay nói “tên xấu thì dễ nuôi.”
Thiên hạ đồn rằng từ ngày Nữ Thần Y xuất hiện thì nghĩa trang trở thành hiu quạnh vì nàng có bản lĩnh dùng kim châm cứu sống kẻ vừa tắt thở. Ngay cả sư phụ của nàng là Tôn bà cũng sánh không bằng. Quả đúng y câu “đệ tử vượt trội sư tôn.” Bà ở trên thiên đình mà biết được người đồ đệ cưng của mình tài tình như vậy chắc cũng có đôi ba phần an ủi.
Ngoài y thuật đa tài thì Nữ Thần Y còn trí tuệ thông minh nhưng nàng tâm dạ hiền lương nên không xuất nhiều mưu mô gian trá như Cửu Dương. Tuy nhiên, những trò lừa phỉnh của chàng từ xưa đến nay đều bị nàng lật tẩy.
Mỗi lần bang phái có việc phải tụ tập thì huynh đệ trong hội thường tâng bốc Cửu Dương lên chín tầng mây xanh. Chàng ngồi nghe mà khoái chí tử. Lát sau, chàng hiên ngang bảo rằng, đương nhiên lúc đó Nữ Thần Y vắng mặt:
- Tài nghệ của Tần Thiên Văn tôi, đến Nữ Thần Y cũng muốn bái làm sư phụ.
Lâm Tố Đình đứng xớ rớ bên cạnh, chứng kiến cảnh Cửu Dương vỗ ngực xưng tên thật họ thật thì tức khí vô cùng. Thành thử nàng ngứa miệng hét lên:
- Muội chưa thấy Nữ Thần Y muốn bái thất đương gia Cửu Dương làm sư phụ bao giờ nhưng suýt mấy lần huynh ấy định quỳ xuống bái Nữ Thần Y làm sư phụ thì có.
Kê tủ đứng xong, Lâm Tố Đình bật cười sảng khoái. Các sư huynh đệ khác nhịn không được đành há miệng theo.
Sở dĩ mà Lâm Tố Đình chộ vậy là bởi vì Nữ Thần Y sở hữu lối đánh cờ vô cùng độc đáo. Tuyệt chiêu của nàng ngang tài ngang sức với Cửu Dương, đôi khi còn vượt trội hơn. Lúc bị nàng chiếu tướng, Cửu Dương luôn có cớ biện hộ, chẳng hạn như lấy lý do là vì mải mê chiêm ngưỡng đôi mắt của nàng nên tâm tư chìm xuống Tây hồ. Nhưng đấy chỉ là tìm cớ thôi, chứ thật ra là chơi thua rồi…ngây.
Nói chung chung thì Nữ Thần Y và Cửu Dương là đôi kỳ phùng địch thủ trong vấn đề văn chương thao lược. Trái ngược với Tần Thiên Nhân và Dương Tiêu Phong, cặp này chuyên môn luận võ chiêu anh hùng. Xem chừng như giang hồ từ nay về sau sẽ có tuyệt tác. Một cặp văn và một cặp võ. Cả bốn kẻ đó diện mạo lẫn tài nghệ đều song toàn. Chỉ tiếc cho vị Bắc quan đại nhân Dương Tiêu Phong thuộc dân tộc Mãn Châu, không đứng cùng chiến tuyến với ba người còn lại. Nếu có một ngày thiên hạ thái hòa, bốn người họ ngồi xuống nâng ly thì ắt sẽ trở thành tác phẩm kỳ diệu nhất trên thế gian.
Bây giờ quay trở lại kể tiếp về vị Hoa Đà tái thế. Nữ Thần Y không phải đệ tử nhập môn của Sư Thái nhưng tính về gia cấp thì nàng cũng là sư muội của bảy vị Giang Nam thất hiệp. Tuổi tác của nàng không ai biết một cách rành mạch, nếu phải đoán mò đại thì chắc có lẽ cũng xấp xỉ Lâm Tố Đình. Hai vị cô nương thân thiết với nhau còn hơn tỉ muội ruột thịt. Đặc biệt là Lâm Tố Đình, lúc nàng va phải chuyện tình cảm vớ vẩn nào cũng đè Nữ Thần Y ra để mà tra tấn lỗ tai. Nữ Thần Y nghe riết rồi quen, ngay cả trong giấc mơ cũng có thể lặp lại cái điệp khúc ra rả. Nữ Thần Y biết Lâm Tố Đình đem lòng yêu thương sư huynh của Cửu Dương, là thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân. Còn về phía của Tần Thiên Nhân thì sao? Tâm tư của chàng kín đáo. Tuy chàng là vị hôn phu song Lâm Tố Đình chưa một lần vinh hạnh để được nghe chàng nói yêu nàng. Hình như tiếng yêu không hề xuất hiện trong bộ từ điển của chàng thì phải. Chẳng ai đoán được tại làm sao mà Tần Thiên Nhân hờ hững với Lâm Tố Đình. Nàng con gái đó có khuôn mặt xinh như hoa như ngọc, còn dáng vóc thì thần tiên thoát tục, độc nhất vô nhị trong chốn trần gian.
Dưng Tần Thiên Nhân đối xử thờ ơ với Lâm Tố Đình không có nghĩa là trái tim chàng héo úa. Trái lại, chàng là người có tình cảm nồng hậu, sống bằng phương cách nhân nhượng, vừa độ lượng vừa bao dung. Mấy điểm này, Lâm Tố Đình lẫn Cửu Dương và những người kia có thể không hiểu chứ Nữ Thần Y thì rất rõ. Nữ Thần Y biết trong quả tim của Tần Thiên Nhân đã chứa đầy hình ảnh của nàng con gái khác, người nữ nhi đó không phải Lâm Tố Đình. Đúng là chuyện tình yêu thường hay ngang trái. Và cũng vì vậy nên Nữ Thần Y tìm cớ xa lánh Hắc Viện và rời bỏ địa đạo cạnh bờ hồ thanh nhã của thị trấn Giang Nam. Nữ Thần Y đi lại nơi chốn giang hồ và trong một lần ngẫu nhiên đã thu nạp Hiểu Lạc, lâu lâu thì dắt tay nó về tham kiến các vị đương gia. Xin cho nói thêm rằng trước khi gặp Nữ Thần Y thì Hiểu Lạc là chuyên gia đi lang thang trên các vỉa hè, sống lây lất nay đây mai đó để rồi nhập bọn với tụi đánh bài ma lừa các vị quan khách nhẹ dạ. Hiểu Lạc vì kính phục nên xem Nữ Thần Y là sư phụ chứ thật sự thì nó không phải đệ tử nhập môn chính thức của nàng. Nó cũng…ma giáo lắm, chẳng thua kém Cửu Dương bao lăm.
Lúc hành y, Nữ Thần Y không hề lộ diện. Nàng chỉ xuất hiện khi trời tối, bắt mạch cho bệnh nhân, ghi toa thuốc rồi bỏ đi. Nhìn những dòng chữ mềm mại bay bướm trên tờ giấy mà nhiều người phỏng đoán nàng là một thiếu nữ. Và do vậy nên hiếm có người biết đến dung nhan mỹ miều.
Nếu sánh về nhan sắc thì Nữ Thần Y và Lâm Tố Đình như thủy với hỏa. Nàng xuân lan gặp nàng thu cúc, mỗi người một vẻ đẹp riêng.
Lâm Tố Đình xinh tựa đóa lan hoàng thảo, ngũ quan đoan chính, tướng mạo hơn người, phấn diện đào hoa. Dung nhan của Lâm Tố Đình rạng ngời lấp lánh hơn hẳn Tố Nga, và khi xuất hiện là lộng lẫy giữa bầy con gái. Nàng có thân mình uyển chuyển như cành thiên hương, còn phong thái đi đứng thì quý phái, phẩm giá lại sang trọng nhưng cũng có một chút cao ngạo. Tướng mạo khuynh thiên của nàng được thể hiện qua câu “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai,” có nghĩa là về diện mạo thì chỉ có một mình Lâm Tố Đình oai trấn thiên hạ vô địch thủ, không ai sánh bằng, nhưng luận về phần tài nghệ hoặc trí tuệ thông thái thì còn có người khác kiêm giữ chức vị.
Nam nhân trò chuyện với Lâm Tố Đình sẽ cảm thấy cao hứng nhưng khi họ ở bên cạnh Nữ Thần Y thì lại cảm giác cuộc đời bỗng chốc hóa thành thanh thản bình an. Nữ Thần Y mang một nét đẹp hiền thục nhu mì. Ngay cả tính nết của nàng cũng rất thùy mị, không có một chút đỉnh phô trương.
Nữ Thần Y đẹp dịu dàng, từa tựa hoa đồng cỏ nội nhưng không kém phần quyến rũ lạ lùng. Bản thân của Cửu Dương có rất nhiều ưu điểm tự hào, và dẫn đầu những ưu điểm đó là sư muội của chàng có nụ cười bát tiên ghen tị. Chàng không tìm ra lời diễn tả nên gọi đại là “nụ cười thần tiên.” Nụ cười thần tiên ngây thơ trong sáng, chất chứa niềm tự tin và nhựa sống tràn trề. Mỗi lần nàng mỉm miệng cười duyên thì người đối diện sẽ cảm nhận cuộc đời không chút âu lo sầu muộn. Lúc nàng nhoẻn miệng cười khúc khích lại đem đến cảm xúc gần gũi hòa đồng. Nụ cười có sức thu hút như vườn hoa thiên đường rộ nở. Những bông hoa thiên thần có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng lại khiến người nhớ mãi không quên.
Nữ Thần Y còn sở hữu cặp mắt sát nhân. Tuyệt thế nhãn quang nghiêng thành đổ nước. Hàng mi dày mượt mà cong vút. Ánh mắt biếc dịu vợi xa xăm. Hai hạt phỉ thúy như mặt nước hồ trong, êm ả thanh bình không gợn sóng. Và cũng vì ánh mắt vương vấn khói lam chiều đó mà nàng đã khiến cho rất nhiều vị tú tài phải lao công làm tặng hàng chục bài thơ, dưng mãi vẫn không gột rửa được nét đẹp của chúng. Hình như tên gọi là phượng nhãn quang. Nữ Thần Y cũng biết nên thường biến đôi mắt thôi miên thành binh khí.
Nụ cười và ánh mắt là hai chiêu thức tuyệt kỹ của nàng. Mỗi lần bị nam nhân trêu chọc thì lấy tuyệt kỹ ra tổng dợt như một võ sĩ tập luyện quyền cước. Cú liếc độc địa là ám khí, bay đến đâm thủng trái tim những kẻ địch thù. Nữ Thần Y không biết võ công thành thử phải dùng mỹ nhân tâm kế để mà thay thế cho việc thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Ngoài ra, lão Thiên còn bất công nên ưu ái ban nàng giọng nói du dương xao xuyến, nghe trong trẻo tựa tiếng chim khuyên, có lúc lại êm ái như lời ru da diết. Cũng bởi vì thế mà khi nàng yêu cầu điều chi, cho dù là lên núi đao hay xuống biển lửa, các vị sư huynh không nỡ chối từ. Ngay cả đại đương gia Khẩu Tâm là hòa thượng mà cũng nhất nhất tuân theo.
Trong lúc Nữ Thần Y tập trung chuẩn mạch thì Cửu Dương chăm chú nhìn trộm người đẹp. Chàng nghe lòng lâng lâng. Người nữ nhân đó thật sự rất khả ái.
Nữ Thần Y vô danh. Ngay cả gia cảnh của nàng như thế nào, phụ mẫu là ai cũng không rõ ràng cho lắm. Nàng được Tôn bà nuôi nấng khi còn bé tí. Tôn bà lúc bấy giờ là vị y thuật gia đa tài của bang hội. Bà là tri kỉ tâm giao của Mã Lương lão nhân.
Mười mấy năm về trước, Tôn bà trong một lần viếng thăm miếu Quan Âm đã phát hiện một hài nhi bị bỏ rơi. Bà đành mang đứa bé về chăm sóc cùng với đám cô nhi ở tông đường của hội Minh Triều, một địa đạo bí mật nằm ngay bên cạnh Tây hồ.
Tây hồ vốn là hồ nước lớn nhất và yên ổn thanh bình nhất của xứ sở Giang Nam. Và địa đạo bí mật kể trên là một trong ba di cư quan trọng của bang phái phản Thanh. Hai sào huyệt kia là Hắc Viện học đường và đồn Bạch Nhật. Hắc Viện là gia cư của Cửu Dương, còn đồn Bạch Nhật thì nằm ở vùng núi non bao la hùng vĩ, nơi Sư Thái bế môn dưỡng thương.
Tôn bà từ cổ chí kim nguyện không nhận đệ tử nhưng hôm đó vì thấy có duyên với bé gái bị bỏ rơi nên đã động lòng mà truyền thụ y học tinh vi. Bà mến đứa trẻ nên tặng nhiều sách y. Nghe nói phong phanh là những quyển sách đã được bà mua từ tay các vị thương gia sưu tầm đồ cổ. Những cuốn sách cũ kỹ trở thành thứ cẩm nang vô giá bởi vì trong đó chứa đầy sự cao kì của ngành y học. Nào là cách điều trị nào là phương thức pha chế thuốc, rồi thì nghệ thuật chuẩn mạch và nguyên tắc liều thương, bao gồm cả việc giải phẫu cũng có kể lại một cách tỉ mỉ. Mọi chi tiết đều được ghi chép trên từng trang giấy. Các yếu tố y thuật này được gom góp từ lúc xa xưa, hình như là khởi đầu vào thời kỳ Đông Chu Liệt Quốc.
Năm Nữ Thần Y lên bảy thì Tôn bà thọ cao qua đời. Nàng theo Tần Thiên Nhân, bắt đầu hành y giang hồ. Cả hai sư huynh muội giao du hết các miền Đông, Tây, Nam, Bắc. Đến năm mười bốn, nàng chia tay Tần Thiên Nhân, một mình lên đường đơn phương độc mã. Giang hồ ưu ái tặng nàng biệt hiệu “tái thế Hoa Đà.” Còn ba chữ Nữ Thần Y thì đã có từ khi nàng được Tôn bà đem về chăm nom như con ruột. Lúc đó bà chẳng biết phải đặt tên gì cho nàng. Và bà nhớ lại rằng các thành viên bang hội tôn sùng bà là Lão Thần Y cho nên trong lúc bắt bí, bà đã âu yếm gọi nàng là Nữ Thần Y. Thôi kệ, như người đời thường hay nói “tên xấu thì dễ nuôi.”
Thiên hạ đồn rằng từ ngày Nữ Thần Y xuất hiện thì nghĩa trang trở thành hiu quạnh vì nàng có bản lĩnh dùng kim châm cứu sống kẻ vừa tắt thở. Ngay cả sư phụ của nàng là Tôn bà cũng sánh không bằng. Quả đúng y câu “đệ tử vượt trội sư tôn.” Bà ở trên thiên đình mà biết được người đồ đệ cưng của mình tài tình như vậy chắc cũng có đôi ba phần an ủi.
Ngoài y thuật đa tài thì Nữ Thần Y còn trí tuệ thông minh nhưng nàng tâm dạ hiền lương nên không xuất nhiều mưu mô gian trá như Cửu Dương. Tuy nhiên, những trò lừa phỉnh của chàng từ xưa đến nay đều bị nàng lật tẩy.
Mỗi lần bang phái có việc phải tụ tập thì huynh đệ trong hội thường tâng bốc Cửu Dương lên chín tầng mây xanh. Chàng ngồi nghe mà khoái chí tử. Lát sau, chàng hiên ngang bảo rằng, đương nhiên lúc đó Nữ Thần Y vắng mặt:
- Tài nghệ của Tần Thiên Văn tôi, đến Nữ Thần Y cũng muốn bái làm sư phụ.
Lâm Tố Đình đứng xớ rớ bên cạnh, chứng kiến cảnh Cửu Dương vỗ ngực xưng tên thật họ thật thì tức khí vô cùng. Thành thử nàng ngứa miệng hét lên:
- Muội chưa thấy Nữ Thần Y muốn bái thất đương gia Cửu Dương làm sư phụ bao giờ nhưng suýt mấy lần huynh ấy định quỳ xuống bái Nữ Thần Y làm sư phụ thì có.
Kê tủ đứng xong, Lâm Tố Đình bật cười sảng khoái. Các sư huynh đệ khác nhịn không được đành há miệng theo.
Sở dĩ mà Lâm Tố Đình chộ vậy là bởi vì Nữ Thần Y sở hữu lối đánh cờ vô cùng độc đáo. Tuyệt chiêu của nàng ngang tài ngang sức với Cửu Dương, đôi khi còn vượt trội hơn. Lúc bị nàng chiếu tướng, Cửu Dương luôn có cớ biện hộ, chẳng hạn như lấy lý do là vì mải mê chiêm ngưỡng đôi mắt của nàng nên tâm tư chìm xuống Tây hồ. Nhưng đấy chỉ là tìm cớ thôi, chứ thật ra là chơi thua rồi…ngây.
Nói chung chung thì Nữ Thần Y và Cửu Dương là đôi kỳ phùng địch thủ trong vấn đề văn chương thao lược. Trái ngược với Tần Thiên Nhân và Dương Tiêu Phong, cặp này chuyên môn luận võ chiêu anh hùng. Xem chừng như giang hồ từ nay về sau sẽ có tuyệt tác. Một cặp văn và một cặp võ. Cả bốn kẻ đó diện mạo lẫn tài nghệ đều song toàn. Chỉ tiếc cho vị Bắc quan đại nhân Dương Tiêu Phong thuộc dân tộc Mãn Châu, không đứng cùng chiến tuyến với ba người còn lại. Nếu có một ngày thiên hạ thái hòa, bốn người họ ngồi xuống nâng ly thì ắt sẽ trở thành tác phẩm kỳ diệu nhất trên thế gian.
Bây giờ quay trở lại kể tiếp về vị Hoa Đà tái thế. Nữ Thần Y không phải đệ tử nhập môn của Sư Thái nhưng tính về gia cấp thì nàng cũng là sư muội của bảy vị Giang Nam thất hiệp. Tuổi tác của nàng không ai biết một cách rành mạch, nếu phải đoán mò đại thì chắc có lẽ cũng xấp xỉ Lâm Tố Đình. Hai vị cô nương thân thiết với nhau còn hơn tỉ muội ruột thịt. Đặc biệt là Lâm Tố Đình, lúc nàng va phải chuyện tình cảm vớ vẩn nào cũng đè Nữ Thần Y ra để mà tra tấn lỗ tai. Nữ Thần Y nghe riết rồi quen, ngay cả trong giấc mơ cũng có thể lặp lại cái điệp khúc ra rả. Nữ Thần Y biết Lâm Tố Đình đem lòng yêu thương sư huynh của Cửu Dương, là thiếu đà chủ Tần Thiên Nhân. Còn về phía của Tần Thiên Nhân thì sao? Tâm tư của chàng kín đáo. Tuy chàng là vị hôn phu song Lâm Tố Đình chưa một lần vinh hạnh để được nghe chàng nói yêu nàng. Hình như tiếng yêu không hề xuất hiện trong bộ từ điển của chàng thì phải. Chẳng ai đoán được tại làm sao mà Tần Thiên Nhân hờ hững với Lâm Tố Đình. Nàng con gái đó có khuôn mặt xinh như hoa như ngọc, còn dáng vóc thì thần tiên thoát tục, độc nhất vô nhị trong chốn trần gian.
Dưng Tần Thiên Nhân đối xử thờ ơ với Lâm Tố Đình không có nghĩa là trái tim chàng héo úa. Trái lại, chàng là người có tình cảm nồng hậu, sống bằng phương cách nhân nhượng, vừa độ lượng vừa bao dung. Mấy điểm này, Lâm Tố Đình lẫn Cửu Dương và những người kia có thể không hiểu chứ Nữ Thần Y thì rất rõ. Nữ Thần Y biết trong quả tim của Tần Thiên Nhân đã chứa đầy hình ảnh của nàng con gái khác, người nữ nhi đó không phải Lâm Tố Đình. Đúng là chuyện tình yêu thường hay ngang trái. Và cũng vì vậy nên Nữ Thần Y tìm cớ xa lánh Hắc Viện và rời bỏ địa đạo cạnh bờ hồ thanh nhã của thị trấn Giang Nam. Nữ Thần Y đi lại nơi chốn giang hồ và trong một lần ngẫu nhiên đã thu nạp Hiểu Lạc, lâu lâu thì dắt tay nó về tham kiến các vị đương gia. Xin cho nói thêm rằng trước khi gặp Nữ Thần Y thì Hiểu Lạc là chuyên gia đi lang thang trên các vỉa hè, sống lây lất nay đây mai đó để rồi nhập bọn với tụi đánh bài ma lừa các vị quan khách nhẹ dạ. Hiểu Lạc vì kính phục nên xem Nữ Thần Y là sư phụ chứ thật sự thì nó không phải đệ tử nhập môn chính thức của nàng. Nó cũng…ma giáo lắm, chẳng thua kém Cửu Dương bao lăm.
Lúc hành y, Nữ Thần Y không hề lộ diện. Nàng chỉ xuất hiện khi trời tối, bắt mạch cho bệnh nhân, ghi toa thuốc rồi bỏ đi. Nhìn những dòng chữ mềm mại bay bướm trên tờ giấy mà nhiều người phỏng đoán nàng là một thiếu nữ. Và do vậy nên hiếm có người biết đến dung nhan mỹ miều.
Nếu sánh về nhan sắc thì Nữ Thần Y và Lâm Tố Đình như thủy với hỏa. Nàng xuân lan gặp nàng thu cúc, mỗi người một vẻ đẹp riêng.
Lâm Tố Đình xinh tựa đóa lan hoàng thảo, ngũ quan đoan chính, tướng mạo hơn người, phấn diện đào hoa. Dung nhan của Lâm Tố Đình rạng ngời lấp lánh hơn hẳn Tố Nga, và khi xuất hiện là lộng lẫy giữa bầy con gái. Nàng có thân mình uyển chuyển như cành thiên hương, còn phong thái đi đứng thì quý phái, phẩm giá lại sang trọng nhưng cũng có một chút cao ngạo. Tướng mạo khuynh thiên của nàng được thể hiện qua câu “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai,” có nghĩa là về diện mạo thì chỉ có một mình Lâm Tố Đình oai trấn thiên hạ vô địch thủ, không ai sánh bằng, nhưng luận về phần tài nghệ hoặc trí tuệ thông thái thì còn có người khác kiêm giữ chức vị.
Nam nhân trò chuyện với Lâm Tố Đình sẽ cảm thấy cao hứng nhưng khi họ ở bên cạnh Nữ Thần Y thì lại cảm giác cuộc đời bỗng chốc hóa thành thanh thản bình an. Nữ Thần Y mang một nét đẹp hiền thục nhu mì. Ngay cả tính nết của nàng cũng rất thùy mị, không có một chút đỉnh phô trương.
Nữ Thần Y đẹp dịu dàng, từa tựa hoa đồng cỏ nội nhưng không kém phần quyến rũ lạ lùng. Bản thân của Cửu Dương có rất nhiều ưu điểm tự hào, và dẫn đầu những ưu điểm đó là sư muội của chàng có nụ cười bát tiên ghen tị. Chàng không tìm ra lời diễn tả nên gọi đại là “nụ cười thần tiên.” Nụ cười thần tiên ngây thơ trong sáng, chất chứa niềm tự tin và nhựa sống tràn trề. Mỗi lần nàng mỉm miệng cười duyên thì người đối diện sẽ cảm nhận cuộc đời không chút âu lo sầu muộn. Lúc nàng nhoẻn miệng cười khúc khích lại đem đến cảm xúc gần gũi hòa đồng. Nụ cười có sức thu hút như vườn hoa thiên đường rộ nở. Những bông hoa thiên thần có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng lại khiến người nhớ mãi không quên.
Nữ Thần Y còn sở hữu cặp mắt sát nhân. Tuyệt thế nhãn quang nghiêng thành đổ nước. Hàng mi dày mượt mà cong vút. Ánh mắt biếc dịu vợi xa xăm. Hai hạt phỉ thúy như mặt nước hồ trong, êm ả thanh bình không gợn sóng. Và cũng vì ánh mắt vương vấn khói lam chiều đó mà nàng đã khiến cho rất nhiều vị tú tài phải lao công làm tặng hàng chục bài thơ, dưng mãi vẫn không gột rửa được nét đẹp của chúng. Hình như tên gọi là phượng nhãn quang. Nữ Thần Y cũng biết nên thường biến đôi mắt thôi miên thành binh khí.
Nụ cười và ánh mắt là hai chiêu thức tuyệt kỹ của nàng. Mỗi lần bị nam nhân trêu chọc thì lấy tuyệt kỹ ra tổng dợt như một võ sĩ tập luyện quyền cước. Cú liếc độc địa là ám khí, bay đến đâm thủng trái tim những kẻ địch thù. Nữ Thần Y không biết võ công thành thử phải dùng mỹ nhân tâm kế để mà thay thế cho việc thượng cẳng chân hạ cẳng tay.
Ngoài ra, lão Thiên còn bất công nên ưu ái ban nàng giọng nói du dương xao xuyến, nghe trong trẻo tựa tiếng chim khuyên, có lúc lại êm ái như lời ru da diết. Cũng bởi vì thế mà khi nàng yêu cầu điều chi, cho dù là lên núi đao hay xuống biển lửa, các vị sư huynh không nỡ chối từ. Ngay cả đại đương gia Khẩu Tâm là hòa thượng mà cũng nhất nhất tuân theo.
/67
|