Trong lúc chiến bại, nội bộ bên trong Viên Thuật lại mâu thuẫn. Thuộc cấp Trần Kỷ bất mãn Viên Thuật, tự lĩnh binh đầu hàng Trương Lãng. Trương Huân bởi vì vào sanh ra tử cho Viên Thuật nhiều năm nay, nhưng kết quả thì lại có thành kiến với mình, liền dẫn thân tín chạy trốn đến Hợp Phì. Bộ hạ chia năm xẻ bảy, chỉ còn có Tôn Sách và Kỷ Linh tử chiến cản ở phía sau, nhanh chóng lui về Thọ Xuân.
Binh lực có mười lăm vạn, nhưng nay chỉ còn có mấy vạn.
Từ đó Viên Thuật bại thế đã thành, Trương Lãng biết nếu như không có bất ngờ gì xảy ra, Hoài Nam đã rơi vào trong túi. Một đường đuổi giết, binh sĩ của mình giống như quả cầu tuyết, nhân mã càng đuổi càng nhiều. Mặc dù xuất hiện chút khó khăn, nhưng Từ Thịnh là người làm việc chặt chẽ, lương thảo lại tốt. Nên mới không có tình trạng xuất hiện lương thực chưa đầy.
Trong cùng một thời gian, Trách Dung và Tiết Lễ xung phong nhận việc, đợi Liêu Diêu phạt Từ đến Quảng Lăng bỗng nhiên phản bội, tự mình làm Thái thú Quảng Lăng.
Điều này khiến cho Lưu Diêu ngay tại chỗ trợn mắt mắng to hai người thay đổi thất thường. Sau đó chỉnh đốn lại binh mã, khiến Đại tướng quân Trương Anh lãnh binh tấn công Quảng Lăng. Trách Dung nhận được tin tức, liền cả đêm phái người cầu cứu Trương Lãng.
Trương Lãng sau khi trải qua mọi người thương nghị, quyết định phái Trương Liêu lãnh binh một vạn trợ giúp Quảng Lăng. Hơn nữa, còn giao cho nhiệm vụ bí mật. Sau khi đến Quảng Lăng thì giết chết Trách Dung, Tiết Lễ hai người tiếp nhận Quảng Lăng.
Lại lệnh cho Thái Sử Từ, Triệu Vân dẫn khinh kỵ binh mấy ngày liên tiếp đuổi theo, còn mình thì dẫn đại quân đi theo sau đó.
Trình Dục xuất mưu nói:
- Cầu Nhuy, Lý Phong dẫn tàn binh bốn vạn quân đóng quân tại Tứ Châu tiến thoái lưỡng nan, vừa ngăn trở quân ta tiếp liệu chi tuyến. Lúc này đánh bại Viên Thuật, chỉ cần sai người đưa một phong thư, chiêu hàng hai người.
Trương Lãng nghe theo, liền phái sứ giả đi sứ.
Từ Thứ lại nói tiếp:
- Nếu như quân ta chủ lực toàn bộ đuổi giết Viên Thuật. Lưu Diêu xuất binh tấn công Hu Dị, thì sợ rằng có nguy.
Trương Lãng lập tức suy nghĩ. Nếu như đại quân của mình đi hết, Lưu Diêu làm sao mà bỏ qua cơ hội này chứ?
Sau đó liền phái Từ Thứ lãnh binh hai vạn. Tàng Bá, Luyện Vinh trở về đóng quân tại Hu Dị, đợi sau khi bình định xong Quảng Lăng thì hai nơi cùng nhau xuất binh, tấn công Lưu Diêu.
Tiếp theo tự lĩnh năm vạn bộ binh truy kích Viên Thuật.
Tình thế tương đối rõ ràng Viên Thuật binh bại như núi đổ không thể vãn hồi tuy tổ chức phản kích mấy lần nhưng đều bị Trương Lãng hóa giải, cuối cùng Viên Thuật dưới sự bảo vệ của Kỷ Linh và Tôn Sách liền lui về Thọ Xuân, tuy nhiên lúc này tàn binh chỉ có mấy nghìn chiến tướng mấy viên, cộng thêm binh tướng Kỷ Linh già yếu, tổng cộng chỉ hơn ba vạn, mà Trương Lãng lại một đường truy binh tới Hoài Nam.
Chỗ Trương Lãng đi qua những quận huyện đều mở thành mà hàng không dám uy hiếp mũi nhọn của hắn, một đường thế như chẻ tre uy danh lan xa.
Trương Lãng dùng hàng binh làm tiên phong ba vạn binh mã làm chủ lực, từ Hu Dị bắt đầu đuổi giết tới cuối cùng vây quanh Thọ Xuân. Nguồn: http://truyenyy.com
Trình Dục góp mưu thượng binh phạt mưu hạ binh phạt thành, công thành là hạ, công tâm là thượng, trước không cần công thành gấp mà làm ra tư thế vây thành trường kỳ sau đó tâm lý chiến bởi vì Viên Thuật ở Hoài Nam tàn ác đa đoan nhân tâm bất mãn chỉ cần thả nhiều lời đồn lâu ngày tất có động.
Trương Lãng dùng theo kế của Trình Dục mỗi ngày đều đi trong đêm, bắt đầu cửa nam nổi trống cửa bắc phóng hỏa, cửa đông gào thét chỉ chừa lại một đầu cửa tây đường thủy, nhất định phải dùng tâm lý chiến để đánh đối phương, không chiến mà khuất, người quả nhiên một số gian nhân sau khi trải qua lo lắng bắt đầu chạy trốn theo đường thủy cũng bị Viên Thuật hù dọa hãi hùng khiếp vía, hàng đêm không ngủ được mong chờ viện quân.
Trương Lãng một bên phái người tới Thọ Xuân lặng lẽ dò xét địa hình đồng thời phái Hắc Ưng vệ ẩn vào thành phát ra tin tức ai lấy được đầu Viên Thuật thưởng năm trăm lượng hoàng kim.
Lưu Diêu biết Trương Lãng lãnh binh tới Hoài Nam, liền phái đại tướng Trương Anh nhận ba vạn binh đánh Quảng Lăng, tự lãnh binh năm vạn đánh Hu Dị.
Tuy nhiên người tính không bằng trời tính, Trương Anh đâu phải là đối thủ của Trương Liêu binh mã vừa tới Giang Đô, vẫn còn chưa dừng chân thì đã bị Trương Liêu cướp trại áp chế nhuệ khí ngày thứ hai Trương Anh tức giận mà tới, lại không ng nửa đường lại bị binh mã phục kích tổn thất không nhỏ kế tiếp ba vạn binh mã đều bị Trương Liêu liên tục đánh bại có lần suýt mất đi mạng nhỏ đành chịu để sĩ khí sa sút lui về phía bắc mà giữ.
Sau đó Trương Liêu mở tiệc ăn mừng lại phục năm mươi đao phủ, rượu qua ba tuần bỗng nhiên tru sát Trách Dung Tiết Lễ, hai người còn chưa hiểu chuyện gì thì đầu đã lìa khỏi đất sau đó binh sĩ nhanh chóng tru sát phn đảng, chiêu cáo Quảng Lăng. Hành động lần này của Trương Liêu rất đạt được nhân tâm đặc biệt là Triệu thị gia tộc.
Đại quân do Lưu Diêu tự chỉ huy tiến đánh Hu Dị, cả tháng vẫn không thắng được hóa ra Từ Thứ sắp đặt kế tử thủ khiến cho Lưu Diêu thúc thủ vô sách.
Lúc này Kiều Nhuy Lý Phong lĩnh bốn vạn binh mã Đồn Dương tới hàng Từ Thứ, bọn họ thấy Viên Thuật thua chạy nhận được sự chiêu hàng của Từ Châu hai người sau khi nhận định thấy Viên Thuật đại thế đã mất mà Trương Lãng tuổi trẻ tài cao, cùng hắn lập sự nghiệp thì cói tiền đồ hơn, cho nên dẫn bốn vạn quân tới hàng Trương Lãng, vì Lưu Diêu vây công Hu DỊ không được vào thành cho nên hai người lĩnh bốn vạn tàn quân ở bên cạnh xung phong liều chết, Từ Thứ thấy binh mã dưới thành đã loạn liền quyết định thật nhanh, cho Tàng Bá lãnh binh một vạn, ra khỏi thành tương trợ, hai mặt xung phong liều chết, kết quả Lưu Diêu bại lui.
Sau đó Từ Thứ tự mình trấn an hàng tướng Lý Phong, khiến cho hai người vô cùng cảm kích.
Binh mã của Trương Lãng vây quanh Thọ Xuân nửa tháng mỗi ngày cho binh sĩ nổi trống hò hét, cung tiễn bắn hàng loạt chiêu hàng thư khiến cho Viên binh loạn tâm.
Cuối cùng lời đồn Lưu Biểu xuất binh đã thành sự thật Điền Phong cuối cùng đã thuyết phục Lưu Biểu thành công hai nhà kết thành đồng minh thừa dịp đại quân Trương Lãng vây công Thọ Xuân Lưu Biểu lãnh binh nm vạn xuất binh ở phía nam ngăn quân của Viên Thuật không mang viện binh trở lại đưc.
Lúc này ở bên ngoài Thọ Xuân không ai giúp đỡ, không còn tâm để chiến bọn họ đã biết đại thế đã mất thế cục Viên Thuật bại đã định, Vương Động ở Thọ Xuân có giao hảo với đại tướng Trần Kỷ lại thấy Viên Thuật chuẩn bị vứt bỏ Thọ Xuân mà đi không để ý tới sống chết của binh s thì nản lòng thoái chí, ở trong đêm phái thân tín gửi thư cho Trương Lãng nghênh đón đại quân Từ Châu vào thành
/380
|