Phồn Hoa Ánh Tình Không

Chương 3 - Chân Hung Vị Minh (Tam)

/27


Mấy người Phiền Tế Cảnh chân trước vừa bị người tập kích, Hoa Hoài Tú chân sau liền tới chơi, vừa khớp như vậy nhượng Tống Bách Lâm liên tưởng đến rất nhiều thứ.

Hắn cân nhắc một lúc, một bên phái đệ tử thân tín đưa Hoa Hoài Tú thỉnh đến đại thính (phòng khách), một bên mang theo mấy người Phiền Tế Cảnh tùy tiện vào một gian khách phòng.

Bởi trong lòng hắn lúc đó đầy tâm sự, nên khi đẩy cửa cũng không chú ý sắc mặt của người khác, đến tận khi một trận hương phấn xông vào mũi, ngẩng đầu nhìn thấy hai cái yếm treo trên bình phong thì, mới thất kinh, thẹn quá hóa giận nói: “Đây là phòng của ai?”

Thượng Quan Đinh Ninh xấu hổ đến mức suýt khóc, nhưng vẫn phải kiên trì nói: “Sư thúc, gian phòng này là của ta.”

“Phòng của ngươi, phòng của ngươi...” Tống Bách Lâm nghĩ muốn phát hỏa, nhưng hít sâu vài lần cũng không nghĩ ra được nên viện cớ gì, không thể làm gì khác hơn là tức giận nói, “Ngươi vì sao không chốt cửa?”

Thượng Quan Đinh Ninh ủy khuất nói: “Có chốt mà.”

“Có chốt như thế nào hội...” Tống Bách Lâm cúi đầu nhìn then chốt cửa bị hắn dùng lực đẩy ra rơi trên mặt đất, “Then cửa này sao lại yếu như vậy?”

Những người khác cúi đầu nhìn mặt đất.

Tống Bách Lâm đại khái cũng nhận ra được là bản thân có phần vô lý thủ nháo, đối Thượng Quan Đinh Ninh hung dữ nói: “Sau này không được chọn gian phòng dễ tìm như thế này!”

“Vâng, sư thúc.” Thượng Quan Đinh Ninh cắn răng lên tiếng trả lời.

Tống Bách Lâm giận dữ xoay người, hướng Chu Liêu Đại nói: “Phòng của ngươi ở đâu?”

Gian phòng của Chu Liêu Đại đương nhiên không có yếm, nhưng có miệt tử (tất) và hài tử (giầy), hơn nữa là miệt tử và hài tử cực thối.

Tống Bách Lâm đi vào, cả người có loại cảm giác muốn có người mông trụ (che, bịt) miệng mũi, khiến cho các giác quan như sinh ra một cỗ tức giận mông lung hỗn tạp.

“Đây...” Vừa mới mở miệng, mùi hôi hít vào càng trở nên gay gắt, mắt nhìn trợn ngược, Phiền Tế Cảnh và Quan Tỉnh hai người lập tức mở cửa sổ, nhượng mùi hôi tiêu tán ra ngoài.

“Sư thúc.” Chu Liêu Đại hắng giọng nhìn sắc mặt Tống Bách Lâm, đã làm tốt chuẩn bị nghe mắng.

Tống Bách Lâm oán hận liếc mắt trừng hắn, cố nén lại sự khó chịu trong ngực nói: “Chưởng môn bị giết tại Cửu Hoa Sơn chính là sỉ nhục đối với Cửu Hoa phái, trước khi bắt được hung thủ, không được tiết lộ với bất kì ai! Nếu có người hỏi, nói chưởng môn hiện đang bế quan.”

Phiền Tế Cảnh mặt lộ vẻ khó xử.

Những lời của Tống Bách Lâm chính là muốn nói cho hắn nghe, liền bổ sung thêm: “Ngay cả biểu huynh cũng không được.”

Phiền Tế Cảnh nói: “Ta đây cũng bế quan.”

“...” Tống Bách Lâm tức giận đến mức nghiến răng kẽo kẹt kẽo kẹt, “Ngươi vừa hồi Cửu Hoa Sơn liền bế quan, chẳng lẽ muốn cho người ta biết Cửu Hoa phái có việc không thể cho ai biết?”

Phiền Tế Cảnh nói: “Bình sinh sở vi, sự vô bất khả đối nhân ngôn [1].”

“Nhưng chưởng môn sư huynh cũng không phải là do ngươi giết chết! Liên quan gì tới ngươi? Cần ngươi nói với người khác?”

“Thành giả vật chi chung thủy, bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quý [2].” Phiền Tế Cảnh nói, “Biểu ca đối với ta như anh em, ta sao có thể lừa gạt hắn?”

Tống Bách Lâm rất muốn dùng búa đập mở đầu hắn, nhìn bên trong xem có phải là gỗ hay không, “Ngươi...”

Mắt Phiền Tế Cảnh mở to so với hắn còn tròn hơn.

May là mùi trong phòng đã tản đi rất nhiều, nhượng tâm tình của hắn có chút hồi chuyển, “Mà thôi. Hoa Hoài Tú chưa hẳn hội hỏi gặp chưởng môn.”

Tiếng bước chân ở ngoài cửa vang lên, một đệ tử ở bên ngoài nói: “Sư phụ.”

“Chuyện gì?” Tống Bách Lâm nói.

“Hoa tam công tử muốn cầu kiến chưởng môn.”

“...” Tống Bách Lâm nhìn về phía Phiền Tế Cảnh.

Phiền Tế Cảnh vẻ mặt vẫn như trước kiên định.

“Nhượng hắn ở đây ngốc trứ.” Hắn thở ra, tựa như đang đưa ra quyết định vô cùng trọng yếu, “Ngươi nếu đã cố ý như vậy, ta đây cũng chỉ hảo...”

“Sư thúc hạ thủ lưu tình.” Thi Kế Trung nhíu mày nói.

Quan Tỉnh không nói gì tiến về phía trước nửa bước.

Chu Liêu Đại do dự một lúc, đi theo sau hắn.

Thượng Quan Đinh Ninh sắc mặt mới nãy xấu hổ, giờ thì sợ đến mức muốn thét lên.

“Hạ thủ lưu tình?” Tống Bách Lâm lạnh lùng nhìn họ, “Ngươi nghĩ rằng ta muốn?”

Phiền Tế Cảnh từ phía sau Quan Tỉnh đi tới, thành khẩn nhìn hắn nói: “Là ta vi phạm mệnh lệnh của sư thúc, nếu sư thúc muốn nghiêm phạt, ta cũng không có gì để nói.”

“Vậy ngươi phải hảo hảo dùng công bồi tội.” Tống Bách Lâm nói, “Ta cho ngươi thời gian nửa tháng, tra ra hung thủ là ai, bằng không, hậu quả cãi lại mệnh lệnh của ta sẽ không đơn giản như vậy.”

Phiền Tế Cảnh nghiêm mặt nói: “Dù sư thúc không nói, ta cũng tuyệt đối sẽ không để cho hung thủ tự do bên ngoài.”

“Còn có.” Tống Bách Lâm nói, “Trong vòng nửa tháng này, vị biểu ca kia của ngươi không được ly khai Cửu Hoa Sơn nửa bước, không được phép dùng bồ câu đưa tin, không được phép viết thư. Nói chung, không được phép tiết lộ tin tức ra bên ngoài.”

Phiền Tế Cảnh mân mân môi.

Tống Bách Lâm lập tức ngăn chặn nói: “Ngươi nếu còn coi ta là sư thúc, tựu chiếu theo những gì ta nói mà làm.”

“Thế nhưng biểu ca và Hoa gia...” Phiền Tế Cảnh biết Hoa gia có nhiều quy củ, không muốn ép buộc.

“Ngươi không gạt người chẳng lẽ cho rằng toàn bộ người trong thiên hạ cũng không gạt ngươi sao?” Tống Bách Lâm thở hắt ra, “Quên đi. Việc này để tự ta đi nói.”

Phiền Tế Cảnh thở phào nhẹ nhõm.

Nhượng hắn nói còn không biết nói thế nào.

Tống Bách Lâm đưa mắt nhìn những người khác: “Các ngươi luôn miệng nói kẻ giết sư phụ mình là người khác, như vậy lẽ ra không nên thẹn với lương tâm. Hảo hảo hiệp trợ hắn phá án.”

Chu Liêu Đại đảo mắt nói: “Thế nhưng người nọ võ công cao cường...”

Tống Bách Lâm nói: “Ngươi sao không nói là võ công các ngươi thấp?”

Chu Liêu Đại không dám nói nữa.

“Ta đi gặp Hoa Hoài Tú.” Tống Bách Lâm phất tay áo xuất môn.

Mấy người lưu lại trong phòng, mỗi người một tâm tư khác nhau.

Chu Liêu Đại nhịn không được mở miệng đầu tiên nói: “Không biết tam sư đệ định bắt tay điều tra từ đâu?”

Phiền Tế Cảnh nói: “Ta nghĩ thỉnh sư thúc cho ta thấy di dung của sư phụ.”

Một lời kinh sợ bốn người còn lại.

Không chỉ Chu Liêu Đại và Thượng Quan Đinh Ninh động dung, ngay đến Thi Kế Trung và Quan Tỉnh cũng lộ ra thần tình kinh ngạc.

Chu Liêu Đại hoàn hồn đầu tiên, vỗ tay hoan nghênh nói: “Phải, nên như vậy!”

Thượng Quan Đinh Ninh nhỏ giọng nói: “Thế nhưng sư thúc chưa chắc hội đáp ứng.”

Chu Liêu Đại cười vỗ vai Phiền Tế Cảnh nói: “Hiện tại là Tống sư thúc muốn tam sư đệ tra án. Nếu nhượng hắn tra án, làm sao có thể không cho hắn nghiệm thi?”

“Sư đệ.” Quan Tỉnh bình thường không nói nhiều lắm, nhưng mỗi lời đều vô cùng có trọng lượng.

Chu Liêu Đại lập tức không dám nói gì nữa.

Quan Tỉnh nhìn Phiền Tế Cảnh nói: “Thử án này mê vụ [3] trùng trùng điệp điệp, ngươi muốn tra rõ, chỉ sợ sẽ gặp không ít khó khăn.”

Phiền Tế Cảnh ôm quyền nói: “Ta minh bạch.”

Quan Tỉnh cũng không nói nhiều, gật đầu nói: “Vậy là tốt rồi.”

Chu Liêu Đại liếc mắt, nói: “Đúng là huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đồng tâm [4]. Chúng ta tuy rằng không phải là thân huynh đệ, chỉ là sư huynh đệ, nhưng muốn tề tâm hợp lực, tuyệt không có chuyện gì là không thể làm!”

Thi Kế Trung lạnh lùng nói: “Tra án chỉ có tam sư huynh mà thôi.”

Chu Liêu Đại nói: “Sao? Sư huynh đệ trong lúc khó khăn không thể giúp đỡ nhau sao? Lẽ nào muốn khoanh tay đứng nhìn tam sư đệ một mình ứng phó với kì hạn nửa tháng?”

Thi Kế Trung nói: “Ngươi là một trong các hung hiềm (nghi phạm).”

“Ngươi...” Chu Liêu Đại muốn phát hỏa, nhưng nhìn đến Quan Tỉnh đứng bên cạnh, cố đem lửa giận đè xuống nói, “Thế chẳng lẽ ngươi không phải?”

Thượng Quan Đinh Ninh thấy Phiền Tế Cảnh vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ không nói lời nào, đi tới cạnh hắn, nhẹ giọng nói: “Tam sư huynh đang nhìn gì vậy?”

Phiền Tế Cảnh nói: “Không biết sư thúc sẽ nói gì với biểu ca?”

Mặc dù Hoa Hoài Tú và Tống Bách Lâm rất nhanh thảo luận xong, vào ở căn phòng ngay bên cạnh phòng Phiền Tế Cảnh, nhưng hắn vẫn không biết Tống Bách Lâm cùng y đã nói những gì.

Hoa Hoài Tú một bên sai bảo Cửu Hoa đệ tử thay vào chăn đệm mà y mang theo, một bên ngồi đó mạn mạn du du (chậm rãi) chử trà.

Phiền Tế Cảnh nhịn không được nói: “Biểu ca, ngươi sao lại đến Cửu Hoa?”

Hoa Hoài Tú không ngẩng đầu nói: “Muốn tới thì tới thôi.”

“Thế nhưng Hoa gia trước giờ không phải vẫn giục ngươi hồi gia sao?”

Hoa Hoài Tú nói: “Ta đã trở về.”

“Nhanh như vậy?” Phiền Tế Cảnh hơi giật mình. Theo như hắn biết, môn quy Hoa gia vô cùng nghiêm khắc, con cháu một năm phải ở nhà hầu hạ vài tháng. Trừ phi là chuyện quan trọng, nếu không tuyệt đối không thể đồng ý người ít khi hồi gia như y rời đi.

Hoa Hoài Tú quay đầu nhìn mấy vị Cửu Hoa đệ tử đầu đầy mồ hôi đang trải giường, hơi nhíu mày, đứng lên nói: “Đa tạ chư vị, còn lại để tự ta làm.”

Đệ tử Cửu Hoa phái như được đại xá, cả đám vội ôm quyền, cuống cuồng chạy ra.

Chờ bọn hắn đóng cửa lại, Hoa Hoài Tú mới ngồi xuống nói: “Ta trốn nhà đi.”

Phiền Tế Cảnh kinh ngạc nói: “Vì sao?”

“Đào hôn.”

“Là vị Tống cô nương gặp tại An Khang thành lần trước sao? Ta thấy nàng tự nhiên thanh nhã, coi như cũng là đẹp đôi.”

Tay cầm ấm trà của Hoa Hoài Tú hơi run, một lúc mới bình tĩnh giúp hắn châm trà nói: “Nga? Ngươi thích.”

Phiền Tế Cảnh vội vàng xua tay nói: “Đương nhiên là không.”

“Không phải nàng.” Hoa Hoài Tú nhìn cái chén trước mặt hắn nói, “Uống trà.”

Phiền Tế Cảnh không nghi ngờ y, cầm chén lên uống một ngụm, ngay sau đó mặt nhăn lại, “Hảo khổ.” (thật đắng, ‘khổ’ ở đây = đắng)

Hoa Hoài Tú đắc ý cười nói: “Ta chử chính là hoàng liên, đương nhiên khổ.”

Phiền Tế Cảnh nói: “Vì sao chử hoàng liên?”

“Cho ngươi uống.” Hoa Hoài Tú mỉm cười nói, “Giúp ngươi bổ thân.”

Phiền Tế Cảnh nhìn nước trong chén, mặt so với hoàng liên còn khổ (‘khổ’ ở đây là đau khổ) hơn.

————-

Tác giả nói ra suy nghĩ: Chú ý:

Thứ tự huynh đệ thế hệ trước:

Nhất – Bộ Lâu Liêm (步楼廉) (chính là vị sư phụ đoản mệnh của Phiền Tế Cảnh, về phần hắn vì sao đoản mệnh, khái khái, nhìn tên đã biết) (mình không hiểu vì sao ~.~)

Nhị – Tống Bách Lâm (宋柏林) (lão Đại mất, lão Nhị gào to gào to cũng là đúng)

Tam – Biển Phong (扁峰) (còn chưa lên sân khấu, thỉnh bỏ qua không tính)

Tứ – Phiền Anh (樊英) (cha của Phiền Tế Cảnh. “Tử” cùng “tứ” là hài âm (đồng âm), sở dĩ tựu... ╮(╯_╰)╭)

Ngũ – Ngô Thường Bác (吴常博) (họ Ngô mà, đương lão Ngũ là đúng rồi) (chữ ‘Ngũ’ và ‘Ngô’ trong tiếng TQ phát âm gần giống nhau)

Thế hệ sau, cũng là nhất nhị tam tứ ngũ năm người.

Nói thêm, bài danh của sư huynh đệ bọn họ là do một hồi thi đấu viết tên —–

1 – Quan Tỉnh (关醒) (bởi vì tên ngắn nhất, sở dĩ đoạt đệ nhất)

2 – Chu Liêu Đại (朱辽大) (tên hơn một chữ, nhưng may là viết đơn giản, sở dĩ thưởng đệ nhị)

3 – Phiền Tế Cảnh (樊霁景) (không cần nhìn, viết nhiều nét hơn a)

4 – Thượng Quan Đinh Ninh (上官叮咛) (ngay đến họ tên đều là bốn chữ, nàng không làm lão Tứ người nào là lão Tứ?)

5 – Thi Kế Trung (施继忠) (buổi tối luôn đi dạo, thế nên sáng không dậy sớm được, thi đấu viết tên đến muộn, dẫn đến thành lão Ngũ ╮(╯_╰)╭)

——————————————————

[1] Bình sinh sở vi, sự vô bất khả đối nhân ngôn 平生所为, 事无不可对人言: xưa nay, những việc đã làm, không có việc gì không thể nói ra với người khác.

语出 《宋史·司马光传》:“平生所为,未尝有不可对人言者。”

Câu này có xuất xứ từ Tống sử – Tư Mã Quang truyện: “Bình sinh sở vi, vị thường hữu bất khả đối nhân ngôn giả”.

Tư Mã Quang 司馬光 tự Quân Thực 君實, hiệu Vu Phu 迂夫, sau lớn tuổi xưng là Vu Tẩu 迂叟, người đời gọi ông là Tốc Thủy Tiên Sinh 涑水先生, sinh năm 1019, mất năm 1086. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Hạ Huyện 夏縣, Thiểm Châu, nay thuộc huyện Vận Thành 運城, tỉnh Sơn Tây. Ông là một sử học gia, một học giả lớn, văn học gia, chính trị gia, thừa tướng thời nhà Tống. Ông đã làm quan cho bốn triều đại nhà Tống là: Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tống Triết Tông.

Năm Bảo Nguyên đời Tống Nhân Tông, ông mới 20 tuổi thi Tiến Sĩ đỗ khoa đầu (Giáp Khoa). Ông được bổ làm Phụng Lễ Lang, vừa làm quan thì bố mẹ mất, ông từ chức về nhà chịu tang tất cả 5 năm. Sau đó lại ra làm quan, được bổ làm Quốc Tử Trực Giảng (Giảng viên Đại học ở Kinh đô). Quan Khu Mật Phó Sứ (Chức vụ tương đương với Tể Tướng) là Bàng Tịch 龐籍 tiến cử ông làm Quán Các Giáo Khám, Đồng Tri Lễ Viện (nắm việc bộ Lễ). Ông lần lượt nắm chức ở Phủ Khai Phong, rồi Bộ Lễ, gặp việc đều cương trực tâu trình, ít tị hiềm, nhưng cũng may mắn là lời ông thường được nghe theo. Đời Tống Anh Tông, ông làm Gián Nghị Đại Phu, đời Thần Tông, ông được phong Hàn Lâm Học Sĩ, Ngự Sử Trung Thừa. Tớii đời Tống Nhân Tông và Tống Anh Tông, ông thường tham gia luận bàn chính sách quốc gia, nên dần trở thành nhân vật quan trọng trên chính trường. Ông chủ trương bảo thủ, nặng tư tưởng Khổng-Mạnh, ông trở lành thủ lĩnh nhóm bảo thủ (Cựu Đảng) đối lập với chủ trương canh tân của Vương An Thạch 王安石. Đời Tống Thần Tông, vì tư tưởng không đồng nhất với Vương An Thạch, ông phẫn uất với chính trường, năm 1070 ông từ quan dời đến Lạc Dương, quyết không bàn bạc gì đến chính trị, chú chăm vào việc biên soạn sử, ‘Tư Trị Thông Giám’ nhờ đó hoàn thành.

Tư trị thông giám không chỉ đề cập các sự kiện lịch sử mà còn có những bình luận, kiến giải về các sự kiện đó. Tư Mã Quang viết “Tư trị thông giám” nhằm đích củng cố sự thống trị của nhà Tống nên nội dung và hình thức công trình sử học này mang màu sắc chính trị rõ nét.

Được Tống Thần Tông ủng hộ, cùng với những tài liệu mà ông sưu tầm, ông có tổng cộng gần 4 vạn đầu sách tham khảo để viết “Tư trị thông giám”. Cuốn sách được hoàn thành vào năm 1084 sau 19 năm. Tựa đề Thông giám ở đây có thể được hiểu được hiểu là đề cập tới một tác phẩm có tính chất tham khảo và hướng dẫn; vì thế hoàng đế đã chấp nhận tác phẩm trong lĩnh vực khoa học lịch sử và những ứng dụng của nó trong công việc triều đình, và trong nhiều thập kỷ cai trị của mình vị hoàng đế luôn để tâm tới công trình đó.

Cuối năm 1084, dù trời mùa đông đầy tuyết, Tư Mã Quang vẫn đóng sách vào 10 chiếc hòm được trang trí chạm trổ lộng lẫy và thân chinh áp tải từ Lạc Dương đến Biện Kinh dâng lên Tống Thần Tông.

Tư trị thông giám có ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử sử học Trung Quốc, thành công được đánh giá ngang với Sử Ký Tư Mã Thiên.

Đến năm 1085, Tống Thần Tông mất, Triết Tông lên ngôi, Thái Hậu bổ Tư Mã Quang làm Tể Tướng. Ông loại bỏ gần hết những cải cách của Tân Pháp, song ông làm Tể Tướng chỉ được 8 tháng thì mất, thọ 67 tuổi. Triều đình truy tặng ông làm Thái Sư, thụy là Văn Chính, tước Ôn Quốc Công 溫國公, nên người đời sau còn gọi ông là Ôn Công.

Không chỉ là chính trị gia và sử học, ông còn sáng tác, bình phẩm, chú thích văn học, triết học, y học, và tham gia biên soạn tự điển. Ngoài Tư Trị Thông Giám, tác phẩm của ông gồm: Thông Giám Cử Yếu Lịch 通鑑舉要歷, Kê Cổ Lục 稽古錄, Bản Triều Bách Quan Công Khanh Biểu 本朝百官公卿表, Hàn Lâm Thi Thảo 翰林詩草, Chú Cổ Văn Học Kinh 注古文學經, Dịch Thuyết 易說, Chú Thái Huyền Kinh 注太玄經, Chú Dương Tử 注揚子, Thư Nghi 書儀, Du Sơn Hành Ký 遊山行記, Tục Thi Trì 續詩治, Y Vân醫問, Tốc Thủy Kỷ Văn 涑水紀聞, Loại Thiên 類篇, v…v… Tương truyền còn cho ông là chủ biên của Tập Vận 集韻.

Sau đây là bài Ôn Công Danh Ngôn. Câu “Bình sinh sở vi, vị thường hữu bất khả đối nhân ngôn giả” chính là từ bài này mà lưu truyền cổ kim.

Nguyên văn:

温公名言

平而后清,清而后明。用人如器,各取所长。

不宝金玉,而忠信为宝。

家贫思良妻,国乱思良相。

由俭入奢易,由奢入俭难。

正心以为本,修身以为基。

与其得小人,不如交愚人。

读重要之书,不可不背诵。

学者贵于行之,而不贵于知之。

人不可以求备,必舍其短,取其所长。

才者,德之资也;德者,才之师也。

上以制下,寡以统众,而纲纪定矣。

贫贱之交不可忘,糟糠之妻不下堂。

生无益于时,死无闻于后,是自弃也。

众人皆以奢靡为荣,吾心独以俭朴为美。

人臣之谊,宜直言正论,非苟阿意顺指。

凡百事之成也在敬之,其败也必在慢之。

小事不糊涂之谓能,大事不糊涂之谓才。

天地之功不可仓卒,艰难之业当累日月。

侈则多欲。君子多欲则念慕富贵,枉道速祸。

为官择人,唯才是与。苟或不才,虽亲不用。

不素养士而欲求贤,譬犹不琢玉而求文采也。

大者为纲,小者为纪,所以张理上下,整齐人道也。

吾无过人者,但平生所为,未曾有不可对人言者耳。

德才兼备为圣人,德才兼亡为愚人,德胜才为君子,才胜德为小人。

善治财者,养其所自来,而收其所有余,故用之不竭,而上下交足也。

书不可不成诵,或在马上,或在中夜不寝时,咏其文,思其义,所得多矣。

尽小者大,慎微者著;积善在身,犹长日加益而人不知也;积恶在身,犹火销膏而人不见也。

天之生人,各有偏长。国家之用人,备有众长。然而投之所向,辄不济事者,所用非所长,所长非所用也。

积金以遗子孙,子孙未必能守;积书以遗子孙,子孙未必能读。不如积阴德于冥冥之中,子孙必有受其报者。

Hán Việt:

Ôn công danh ngôn

Bình nhi hậu thanh, thanh nhi hậu minh.

Dụng nhân như khí, các thủ sở trường.

Bất bảo kim ngọc, nhi trung tín vi bảo.

Gia bần tư lương thê, quốc loạn tư lương tương.

Do kiệm nhập xa dịch, do xa nhập kiệm nan.

Chính tâm dĩ vi bản, tu thân dĩ vi cơ.

Dữ kỳ đắc tiểu nhân, bất như giao ngu nhân.

Độc trọng yếu chi thư, bất khả bất bối tụng.

Học giả quý vu hành chi, nhi bất quý vu tri chi.

Nhân bất khả dĩ cầu bị, tất xá kỳ đoản, thủ kỳ sở trường.

Tài giả, đức chi tư dã; đức giả, tài chi sư dã.

Thượng dĩ chế hạ, quả dĩ thống chúng, nhi cương kỷ định hĩ.

Bần tiện chi giao bất khả vong, tao khang chi thê bất hạ đường.

Sinh vô ích vu thì, tử vô văn vu hậu, thị tự khí dã.

Chúng nhân giai dĩ xa mỹ vi vinh, ngô tâm độc dĩ kiệm phác vi mỹ.

Nhân thần chi nghị, nghi trực ngôn chính luận, phi cẩu a ý thuận chỉ.

Phàm bách sự chi thành dã tại kính chi, kỳ bại dã tất tại mạn chi.

Tiểu sự bất hồ đồ chi vị năng, đại sự bất hồ đồ chi vị tài.

Thiên địa chi công bất khả thương tốt, gian nan chi nghiệp đương luy nhật nguyệt.

Xỉ tắc đa dục. Quân tử đa dục tắc niệm mộ phú quý, uổng đạo tốc họa.

Vi quan trạch nhân, duy tài thị dữ. Cẩu hoặc bất tài, tuy thân bất dụng.

Bất tố dưỡng sĩ nhi dục cầu hiền, thí do bất trác ngọc nhi cầu văn thải dã.

Đại giả vi cương, tiểu giả vi kỷ, sở dĩ trương lý thượng hạ, chỉnh tề nhân đạo dã.

Ngô vô quá nhân giả, đãn bình sinh sở vi, vị tằng hữu bất khả đối nhân ngôn giả nhĩ.

Đức tài kiêm bị vi thánh nhân, đức tài kiêm vong vi ngu nhân, đức thắng tài vi quân tử, tài thắng đức vi tiểu nhân.

Thiện trì tài giả, dưỡng kỳ sở tự lai, nhi thu kỳ sở hữu dư, cố dụng chi bất kiệt, nhi thượng hạ giao túc dã.

Thư bất khả bất thành tụng, hoặc tại mã thượng, hoặc tại trung dạ bất tẩm thì, vịnh kỳ văn, tư kỳ nghĩa, sở đắc đa hĩ.

Tẫn tiểu giả đại, thận vi giả trứ; tích thiện tại thân, do trường nhật gia ích nhi nhân bất tri dã; tích ác tại thân, do hỏa tiêu cao nhi nhân bất kiến dã.

Thiên chi sinh nhân, các hữu thiên trường. Quốc gia chi dụng nhân, bị hữu chúng trường. Nhiên nhi đầu chi sở hướng, triếp bất tể sự giả, sở dụng phi sở trường, sở trường phi sở dụng dã.

Tích kim dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ; tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc. Bất như tích âm đức vu minh minh chi trung, tử tôn tất hữu thụ kỳ báo giả.

Dịch nghĩa:

Ôn Công Danh Ngôn

Phải công bằng rồi phải trong sạch, trong sạch rồi phải công khai quang minh chính đại.

Dùng người phải chiếu theo đức độ tài năng, đều phải theo sở trường của người đó.

Không được lấy vàng ngọc làm bảo bối, mà phải lấy trung tín làm bảo bối.

Nhà nghèo thì tưởng niệm vợ hiền, quốc loạn thì suy nghĩ cách hỗ trợ.

Nên tiết kiệm mà tránh xa xỉ, bởi đã xa xỉ muốn tiết kiệm sẽ rất gian nan.

Bản thân phải là chí công vô tư, tu thân sửa mình phải là nền tảng.

Chơi với kẻ tiểu nhân, không bằng kết giao với người ngốc nghếch.

Đọc những sách quan trọng, thì không phải chỉ nhớ thuộc lòng.

Người học rộng quý là biết áp dụng kiến thức, chứ không quý biết nhiều mà không thực hành.

Nhân không thể cầu toàn, nhất định đều có sở đoản, phải biết lấy sở trường làm gốc.

Người tài, phải hướng tới đức hạnh; người đức hạnh, mới tài năng làm thầy.

Thánh thượng phải quản thúc người dưới, phải đặt vào công chúng, thì kỷ cương mới bền vững.

Có gian nan mới biết bạn bè, nghèo khổ mới biết nghĩa vợ chồng.

Sinh mà không có ích gì, tử cũng không để lại tiếng gì, thì là người không có chí tiến thủ.

Nếu thiên hạ đều lấy xa hoa lãng phí làm quang vinh, thì chúng ta chỉ duy độc lấy cần kiệm làm đắc ý.

Bề tôi khi nghị sự, phải lấy chính kiến của mình làm lập trường, không phải là cẩu thả tùy tiện buông theo.

Bởi vì nếu sự thành thì là tôn kính bề trên, nếu sự mà bại cũng không phải là thể hiện sự bất kính.

Việc nhỏ mà không hồ đồ thì là có năng lực, đại sự không hồ đồ thì là người tài năng.

Công đức trong trời đất không thể vội vàng hấp tấp mà đạt được, sự nghiệp gian nan không nên nản chí mệt mỏi theo năm tháng.

Xa xỉ tức sẽ kéo theo nhiều dục vọng, vua thần mà nhiều dục vọng sẽ ham mê phú quý, đây là một tai họa to lớn.

Làm quan phải vì dân, đây mới là điều phải. Cẩu thả hoặc bất tài, thì cũng không cần người đó nữa.

Không lo rèn luyện đức hạnh hàng ngày mà muốn tìm hiền tài giúp sức, thì cũng sẽ như một viên ngọc không được mài dũa mà đòi phải tỏa ánh sáng xinh đẹp vậy.

Người trưởng bối phải có cương thường riềng mối, người vãn bối phải biết kỷ cương phép tắc, phải biết để ý trên dưới, thì đó là đạo làm người.

Chúng ta phải vượt hơn người ở chỗ, những việc đã làm suốt cả cuộc đời, không có việc gì là không thể đối người đời không thể nói ra.

Tài đức vẹn toàn là thánh nhân (vua), quên đi đức tài là ngu nhân, đức thắng tài là người quân tử, có tài mà không có đức là tiểu nhân.

Người thiện lương trị người tài, là điều vốn dĩ từ tước đến nay, mà thu dụng thêm người tài, sẽ không bao giờ là đủ, mà kết giao người dưới cũng không là xấu.

Đọc sách thì phải đọc nhiều, bất kể ở đâu, cả trên lưng ngựa, cả trong thư phòng, phải biết ngâm thơ, phải biết kể nghĩa, sẽ đạt được nhiều thành quả vui sướng.

Tích tiểu thành đại, là người cẩn thận; tích thiện trong người, do ngày ngày giúp người mà chẳng màng báo đáp; tích ác trong người, do nóng giận mà vô tình làm cũng không kể hết được.

Trời xanh sinh ra, con người đều bị thiên vị khác nhau. Quốc gia cần người, thì có dân chúng. Nhưng mà người cần được tiếp nhận, không phải là không nên việc người, phải là người sở dụng được, chứ không phải chỉ có sở trường người, có sở trường mà không thể sở dụng thì cũng như không.

Cho con cháu vàng bạc châu báu, con cháu không có khả năng giữ được lâu dài; cho con cháu sách vở học thức, con cháu chưa hẳn sẽ đọc được lâu dài. Không bằng tích đức của chính mình cho con cháu, con cháu chắc chắn sẽ được người báo đáp.

(nao-chan: Phần Nguyên văn tiếng Trung trích từ baike.baidu.com. Phần Hán Việt từ QT ca ca, còn phần Dịch nghĩa là ta tự mình làm toàn bộ, trên web không hề có phần dịch nghĩa này, với chút kiến thức của mình, ta đã cặm cụi mài gươm tự mình xông trận, phần Ôn Công Danh Ngôn này khó, toàn từ cổ ngữ, toàn thuật ngữ trị quốc làm người, nên có chỗ nào sai sót, thỉnh mọi người góp ý. Đa tạ. ^_^)

[2] Thành giả vật chi chung thủy, bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quý 诚者,物之终始,不诚无物。是故君子诚之为贵: Bởi vật vốn tự nhiên không thay đổi mới không bị mất đi, dù có bị biến hóa đa đoan thế nào, rồi lúc chung cuộc, cũng trở về nguyên bản, cũng như quân tử lấy sự thành thật hoàn thiện mình làm quý giá. Thành 誠 = có nghĩa là thành thật, cũng có nghĩa là sự hoàn thiện.

Câu trên vốn nguyên bản được trích từ sách Kinh Lễ (1) hay còn gọi là Lễ ký (禮記 Lǐ Jì), bộ Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng), chương thứ 25, mục Thánh nhân trong ngoài trọn hảo.

(1) Kinh Lễ: là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước.

Tiếng Trung:

第 二 十 五 章

誠 者, 自 成 也; 而 道, 自 道 也. 誠 者, 物 之 終 始, 不 誠 無 物. 是 故 君 子 誠 之 為 貴. 誠 者, 非 自 成 己 而 已 也, 所 以 成 物 也. 成 己, 仁 也; 成 物, 知 也; 性 之 德 也, 合 外 內 之 道 也. 故 時 措 之 宜 也.

Hán Việt:

Đệ nhị thập ngũ chương

Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã. Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật. Thị cố quân tử thành chi vi quý. Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dã, sở dĩ thành vật dã. Thành kỷ, nhân dã; thành vật, trí dã; tính chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã. Cố thời thố chi nghi dã.

Dịch và bình nghĩa:

1. Thành giả, tự thành dã; nhi đạo, tự đạo dã.

Thành chi (trở nên hoàn thiện) là đạo quân tử, là đạo người. Thành là đạo Trời, là đạo thánh nhân vốn tự nhiên mà có. Nơi Trời, nơi thánh, sự hoàn thiện đã sẵn có nơi mình, mà đạo lý cũng đã sẵn có nơi mình,không phải cầu cạnh nơi đâu. Tự thành ở đây cũng như tự cường, tự lập, tự trị. Sở dĩ, mình nên tự trị được mình chỉ là mình làm lấy mình, nên không phải vay mướn nhờ cậy ai cả, nên bảo rằng tự thành; mà sở dĩ tự thành được là gốc ở cái tinh thần chân thật, nên nói rằng ‘Thành giả, tự thành dã’.

Xem ở hai chữ ‘tự đạo’ thì chúng ta nên biết rằng ta đã là người thì chính giữa chân lý của mình ta làm nên người tức là đạo. Dầu Phật, dầu Thánh, dầu Thượng Đế, dầu Thiên chúa cũng chỉ ở giữa mình ta mà thôi, không bao giờ ở ngoài mình ta mà có đạo, nên nói rằng ‘tự đạo’.

(Dẫn từ sách cụ Phan Bội Châu, Khổng học đăng I, tr.378)

Thành giả tự thành dã, nhi đạo tự đạo dã. Thành (tuyệt đối thể) tự mình mà có, và thành làm đường cho chính mình. (Vũ Đình Trác & Trần Văn Hiến Minh, Triết học Đông phương, tr.140)

2. Thành giả, vật chi chung thủy, bất thành vô vật.

Trời Đất hoàn thiện là gốc gác phát sinh ra muôn vật. Như vậy gốc gác muôn vật dĩ nhiên là hoàn thiện. Hơn nữa vạn vật dẫu biến hóa đa đoan đến mức nào, rồi ra lúc chung cuộc cũng phải trở về nguyên bản là Trời Đất. Đó là định luật tuần hoàn. Cho nên sự hoàn thiện cũng chính là mục đích muôn loài.

Không Trời, dĩ nhiên không người, không vạn vật. Nhưng sinh muôn vật mà không để cho biến thiên tiến hóa cho tới hoàn thiện, thì sinh ra đã vô nghĩa, mà biến hóa cũng vô nghĩa. Cho nên dù xét về phương diện nguyên thủy, quá trình biến hóa, hay cùng đích, thì sự hoàn thiện cũng vẫn là lẽ sống muôn loài.

3. Cố quân tử thành chi vi quý.

Hiểu biết đầu đuôi của cuộc thế, hiểu biết ý nghĩa sâu xa của lẽ biến dịch, tuần hoàn, cũng như của cuộc đời, dĩ nhiên người quân tử lấy sự hoàn thiện mình làm quý.

4. Thành giả, phi tự thành kỷ nhi dĩ dã, sở dĩ thành vật dã. Thành kỷ, nhân dã; thành vật, trí dã; tính chi đức dã, hợp ngoại nội chi đạo dã. Cố thời thố chi nghi dã.

Thành kỷ là hoàn thiện mình, thành vật là cải thiện hoàn cảnh bên ngoài. Người hoàn thiện phải có đủ hai mặt trong ngoài, không thể khinh khi một khía cạnh nào. Sách Ecclésiastique nói: «Mọi sự đều có một lúc, mọi vật đều có một thời ở dưới trời này.» Cho nên dồn cả thời gian vào công việc chắc không phải là thuận theo ý Trời.

Á Đông ta từ trước đến nay thường chỉ chú trọng nội tâm, mà quên đi hoặc coi thường ngoại cảnh, nên đã phải chứng kiến cảnh bao nhiêu triệu sinh linh đói khát lầm than. Đó cũng là một bài học cần phải được ngẫm nghĩ.

Sống trong thế giới tương đối, dĩ nhiên là phải chấp nhận hai chiều, hai mặt biến thiên, cần phải có cả trong lẫn ngoài, bỏ một phương diện nào cũng có thể gọi là không hoàn toàn. Cho nên cái hay là phải biết sắp đặt thời giờ.

Tuổi trẻ thì để tâm nhiều hơn đến xác thân, vật chất, ngoại cảnh, quốc gia, xã hội. Tuổi già cần chú trọng phương diện nội tâm. Thế mới đúng là chiều Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng của trời đất.

Tuy nhiên bao giờ cũng phải tâm niệm rằng vật chất cốt là để phục vụ tinh thần, chứ không phải là tinh thần cốt để phục vụ vật chất. Suốt đời lấy tinh thần phục vụ vật chất là không biết bắc cân nặng nhẹ. Đã không biết nặng nhẹ trọng khinh thì rốt cuộc sẽ nếm mùi thất bại. Lã Thị Xuân Thu viết: «Vật dã giả sở dĩ dưỡng tính dã, phi sở dĩ tính dưỡng dã. Kim thế chi nhân hoặc giả đa dĩ tính dưỡng vật, tắc bất tri khinh trọng dã. Bất tri khinh trọng tắc trọng giả vi khinh, khinh giả vi trọng hĩ. Nhược thử tắc mỗi động vô bất bại.» 物 也 者 所 以 養 性 也, 非 所 以 性 養 也. 今 世 之 人 惑 者 多 以 性 養 物 則 不 知 輕 重 也. 不 知 輕 重 則 重 者 為 輕 輕 者 為 重 矣. 若 此 則 每 動 無 不 敗 (Chư Tử văn túy, q.47, tr.1)

(Phần “Dịch và bình nghĩa” dẫn từ Sơn Trung Thư Trang, phần Trung Dung bình dịch IV)

[3] Mê vụ 迷雾重重: sương mù dày đặc. Ý cả câu là: chứng cứ hư ảo, không xác thực, làm mất phương hướng.

[4] Huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đồng tâm 兄弟同心,其利断金: huynh đệ đồng chung một lòng thì việc gì cũng sẽ đồng chung ích lợi lớn.

/27

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status