Tối hôm đó Trang Chi Điệp không về nhà ở khu tập thể của Hội văn học nghệ thuật. Nguyễn Tri Phi mời anh cùng lãnh đạo thành phố duyệt một chương trình mới dàn dựng, giúp sửa lời giới thiệu của cả chương trình, một tốp diễn viên cứ đòi chơi cờ với anh cho vui. Mãi tới đêm khuya, Trang Chi Điệp định ra về, thì Phi cứ bắt về nhà Phi uống rượu. Nguyễn Tri Phi vừa xây xong ngôi nhà mới, cũng có ý muốn ra oai với Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp phớt lờ hết, chỉ ngồi im uống rượu thầm nghĩ, trước đây cứ tưởng Nguyễn Tri Phi là lãnh tụ của kịch, người cầm đầu lang thang, đóng dựng một đoàn ca múa, có biết bao cô gái xinh đẹp bao vây. Song, thì ra băng diễn viên này, cô nào cũng như quả thị còn xanh chưa khai phá, sắc mặt còn thua Đường Uyển Nhi. Ngấm ngầm nhớ lại nhiều chi tiết trên bữa tiệc ban ngày, Trang Chi Điệp không khỏi có những thú vui nho nhỏ, càng nốc rượu hăng hơn. Anh cũng biết đêm nay bà xã của Nguyễn Tri Phi vắng nhà. Đôi vợ chồng này một người gánh củi bán, một người mua củi đun, thường ngày không ai can thiệp vào việc riêng của ai, chỉ quy định tối thứ bảy phải ngủ chung. Cho nên cũng cởi áo ra, vừa uống vừa tán vung thiên địa, mãi đến khi cả hai mụ mị cả đầu óc, mới chen vào cái giường riêng trong buồng ngủ của Nguyễn Tri Phi ngáy khò khò. Hôm sau thức dậy thì mặt trời đã chiếu vào bệ cửa sổ. Trang Chi Điệp cứ tấm tắc khen ngôi nhà của Nguyễn Tri Phi trang trí rất trang trọng hào hoa. Nguyễn Tri Phi cũng mượn gió căng buồm khoe luôn, giấy dán tường nhập của Pháp, kính màu cửa chính cửa sổ của Itaty sản xuất, chỉ riêng gỗ dán nổi tiếng của Thượng Hải, đã mua ba mươi bảy tấm vẫn không thừa bao nhiêu. Lại dẫn Trang Chi Điệp đi xem chậu tắm ở buồng tắm, xem bếp ga ở nhà bếp, xem tủ tổ hợp cao thấp ở hai gian phòng nhỏ. Chỉ có gian kế phòng khách khoá trái. Nguyễn Tri Phi nói:
– Đây là buồng của phu nhân, chị cậu đấy. Trong ấy lắp đèn treo hàng Nhật Bản nghiêm chỉnh, cậu vào xem hàng quý hiếm nhé!
Móc luôn chìa khoá, vặn mở ra. Trang Chi Điệp hết sức ngạc nhiên. Trên giường đệm mút ấy rất rộng, có hai người đang ngủ chung gối, một người là phu nhân của Nguyễn Tri Phi, một người là đàn ông, mép người đàn ông chảy dãi, không nhận ra là ai. Đầu Trang Chi Điệp bỗng choáng váng, mê hoặc như cõi mộng, song vẫn nghe Nguyễn Tri Phi giới thiệu:
– Đây là vợ mình. Cô ấy về lúc nào, bọn mình ngủ say không nghe thấy chuông cổng nhỉ?
Trang Chi Điệp không biết trả lời ra sao, mà không nói thì lại cảm thấy không trọn vẹn với Nguyễn Tri Phi, càng định nói hay, lời nói ra càng đỡ, lại nói luôn:
Bạn đang đọc truyện tại
– Còn người đàn ông kia?
Nguyễn Tri Phi đáp:
– Người đó là mình.
Nói xong khép cửa buồng, dắt Trang Chi Điệp lại trở về buồng ngủ, lách cách mở cửa tủ tường. Bên trong có năm tầng giá, toàn là giày phụ nữ các kiểu dáng kích cỡ khác nhau.
– Mình thích giày da – Nguyễn Tri Phi nói – mỗi đôi giày này đều có một câu chuyện lý thú.
Trang Chi Điệp không rõ ông Phi đang nói gì, nhìn gỉ trắng ở đuôi mắt Nguyễn Tri Phi, nói:
– Anh chùi ghèn mắt đi!
Loáng thoáng nảy ra ý nghĩ, nếu là mua cho các chị các cô, thì tại sao không dám tặng? Có lẽ tặng một đôi lại mua một đôi, để vào đây lập một loại hồ sơ khác chăng? Nguyễn Tri Phi lấy một đôi tặng cho Trang Chi Điệp, nói:
– Đôi này giám đốc Chu ở thương trường đại lộ Tây tặng mình hôm nọ. Nó không có số, không có câu chuyện, mình tặng lại em cậu, nhất định phải nhận đấy!
Trang Chi Điệp xách giày da, vội vàng rời khỏi nhà Nguyễn Tri Phi. Xe máy đã rẽ qua ngã tư phố Quảng Tế, mới nhớ ra trong người có một giấy lĩnh nhuận bút, liền quay xe trở về bưu điện Gác Chuông lĩnh tiền. Chẳng đáng mấy, chỉ có hơn hai trăm đồng. Lúc đó thấy người qua lại trên phố đông hẳn lên, nhìn đồng hồ thì đã đến giờ tan ca, tay xách hộp đựng giày, hấp tấp ra chỗ để xe, song cảm thấy sao mình lại nhận đôi giày da này, đã làm một việc chẳng thích thú gì. Vẫn đang cười , thì chợt xao xuyến trong lòng, liền đi vào buồng điện thoại, bấm số điện thoại gia đình Cảnh Tuyết Ấm.
Một giọng đàn ông vang lên trong ống nghe, hỏi thẳng:
– Ai đấy? Ai đấy?
Trang Chi Điệp biết đó là chồng của Cảnh Tuyết Ấm, liền bỏ ống nghe xuống kêu lạch cạch. Lại gọi đến đơn vị Cảnh Tuyết Ấm. Hỏi ra mới biết. Cảnh Tuyết Ấm đã đi phép thăm bố mẹ đẻ chưa về, liền vỗ vỗ vào hộp giấy, hậm hực ra khỏi buồng điện thoại, ngán ngẩm ra bảng dán báo bên cạnh xem báo. Một thanh niên nhoáng một cái đã sà đến gần, khe khẽ nói:
– Có mua kính không? – rồi phanh áo ra, một chiếc kính gọng cứng hình tròn treo ở may ô trước ngực – chẳng giấu gì ông anh, kính này thằng em thó được, kính đá thật đấy, trong cửa hàng để giá tám trăm đồng, thằng em cần tiền tiêu, sốt ruột đem bán đi. Ông anh cho ba trăm đồng nhá, rẻ thôi mà.
Trang Chi Điệp ngẩng mặt nhìn trời, mặt trời trắng loá, cười tít mắt lại, móc trong người lấy ra, không phải tiền mà là tấm danh thiếp, nói:
– Chú em, chẳng giấu gì chú em, anh đây cũng là dân buôn bán, ta kết bạn nhé. Đây là cạc vi sít của anh.
Chàng trai nhận danh thiếp xem, rồi quì sụp xuống chào, rồi bảo:
– Thì ra là Trang Chi Điệp, thật là vinh hạnh! Em đã nghe ông nói chuyện một lần, nhưng ông đã béo ra, bụng phệ, em không nhận ra nữa.
Trang Chi Điệp nói:
– Cậu cũng thích sáng tác sao?
Chàng trai đáp:
– Từ hồi còn bé đã ao ước làm nhà văn. Năm ngoái, báo thành phố đã đăng báo của em một bài thơ ngắn.
Trang Chi Điệp nói:
– Tây Kinh ghê gớm quá, trên trời có một hòn đá rơi xuống, đập chết mười người, thì có đến bảy người yêu chuộng văn học.
Anh chàng kia xấu hổ bỏ đi, vừa đi còn vừa quay lại nhìn Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp vừa cảm thấy buồn cười vừa bực, liền đi vào cửa hàng tạp hoá, coi hai trằm ngàn đồng nhuận bút chẳng đáng bao nhiêu, mua luôn một bộ đĩa chén sứ của thị trấn Cảnh Đức, một cái muôi xào nấu, một cái bếp than tổ ong, và một bộ ấm chén, viết luôn địa chỉ của gia đình Đường Uyển Nhi, dặn cửa hàng chuyển đến tận nơi. Sau đó đi chiếc “Mộc lan” phóng thẳng đến nhà mẹ vợ ở phố Song Nhân Phủ.
Năm mươi lăm năm trước, trên bờ sông Vị ngoại ô xa ở phiá bắc thành phố có một người kỳ lạ họ Ngưu, xuất quỷ nhập thần, “ngẩng lên thì xem được tượng trời trong sự huyền ảo, cúi xuống thì trông thấy cách thức của đất trong hình dáng muôn loài”. Lúc ấy Dương Hổ Thành vừa kết thúc cuộc binh đao ở Quan Trung Đạo, kéo cờ vào thành Tây Kinh làm võ quan oai phong lẫm liệt, đã mời ông làm quan dưới trướng. Con người kỳ lạ này chỉ có một trái tim hoang dã, không muốn ở trong thành, vẫn sống thoải mái trong gian nhà tranh ở làng quê với một mẫu ruộng bạc màu. Mỗi khi tư lệnh Dương Hổ Thành có việc gì quan trọng mới vào thành một lần. Không bao lâu quân phiệt Hà Nam Lưu Trấn Hoa vây đánh Tây Kinh, ròng rã tám mươi ngày không chiếm nổi, liền dùng mưu kế của người Nhật bản, đáng đường hầm từ bên ngoài vào. Người trong thành đều biết phiá địch đang đào đường hầm, song không biết cửa ra ở đâu. Ngày đêm chôn chum vại xuống đất, đựng nước vào, nhìn động tĩnh của nước, chỗ nào cũng nơm nớp lo âu. Con người lạ lùng đã đến, mặc quần chùng áo dài, đi một lượt khắp các ngõ phố, rồi ngồi nghỉ trên một hòn đá ở ngoài cổng bãi tập hút thuốc lào, hút hết mười hai lần thổi còi, thì bảo:
– Gánh đất đục đá ở đây, làm một cái hồ chứa nước.
Dương Hổ Thành nửa tin nửa ngờ, nhưng vẫn dẫn nước của cả thành phố chứa ở đó. Quả nhiên cửa ra đào đúng đáy hồ. Một hôm lòng hồ tụt xuống, nước tràn ra ngoài thành, Lưu Trấn Hoa đành phải rút chạy tan tác. Dương Hổ Thành cảm ơn người này, đã thưởng một ngõ phố ở Song Nhân Phủ để ông ở, ông vẫn trở về bên bờ sông Vị, nhường cho con trai ở ngõ đó. Bởi vì nơi này chính là nơi có cái giếng lớn nhất trong bốn cái giếng nước ngọt lớn ở thành Tây Kinh, nên người con trai liền thiết lập Cục quản lý nước Song Nhân Phủ, hàng ngày xe chở lừa thồ, chuyên cung cấp nước ngọt. Trang Chi Điệp rất thích nhắc đến giai đoạn lịch sử này, hễ có khách đến nhà, lại bảo phu nhân Ngưu Nguyệt Thanh đem bức ảnh của ông chị ra xem, đem cái biển bằng xương của Cục quản lý nước ra xem, xem xong, còn đi ra phố Song Nhân Phủ chỉ trỏ giới thiệu quang cảnh nhà họ Ngưu ở riêng hẳn một ngõ ngày nào. Ngưu Nguyệt Thanh đã từng cằn nhằn Trang Chi Điệp:
– Anh phô trương khắp nơi, là để chê cười người đời sau nhà họ Ngưu này lụn bại phải không? Mẹ em không sinh được một đứa con trai, nếu có con trai, thì đâu đến nỗi hiện giờ chỉ ở mấy gian nhà bình thường này.
Trang Chi Điệp thường vênh mặt lên nói:
– Anh đâu có chê cười, gia đình họ Ngưu này có lụn bại, thì chẳng phải đã có anh con rể này đó sao?
Lúc này Ngưu Nguyệt Thanh liền gọi mẹ:
– Mẹ ơi mẹ nghe rõ chưa? Con rể mẹ đang lên giọng danh nhân đây này, anh ấy đã mang lại sĩ diện cho nhà họ Ngưu. Mẹ thử nói xem, danh phận hiện giờ của anh ấy có lớn bằng danh phận của ông con, của bố con ngày xưa không hả mẹ?
Bà già vẫn ở ngôi nhà nhỏ của phố Song Nhân Phủ, sống chết thế nào bà vẫn cứ khăng khăng không muốn dọn đến ở nhà gác của khu tập thể Hội văn học nghệ thuật, làm khổ cho Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh cứ phải qua lại cả hai nơi. Mỗi lần Trang Chi Điệp bước chân vào ngõ phố này, tự nhiên như sống lại giai đoạn lịch sử đã qua, cứ đứng trên thành giếng đã phủ lấp, chăm chú nhìn rất lâu những đường rãnh như răng cưa trên đá xanh thành giếng bị dây thừng mài mọn tưởng tượng ra quang cảnh trong ngõ phố ngày xưa, liền cảm thấy Ngưu Nguyệt Thanh cằn nhằn mình là đúng.
Mặt trời đã ở đỉnh đầu, hơi nóng rát ràn rạt. Trang Chi Điệp cưỡi chiếc “Mộc lan” rẽ vào đường ngõ, một luồng hơi nóng ngột ngạt trùm lên người, mồ hôi lập tức làm mờ mắt. Một con chó chạy rông nằm lù lù chắn đường, thò cái lưỡi dài thè lè ra thở. Trang Chi Điệp tránh không kịp, chiếc “Mộc lan” lao sát vào cạnh tường. Xe máy không đổ, song ngón tay út bên trái xước một mảng da. Vào đến cổng ngôi nhà nhỏ, thì Triệu Kinh Ngũ đang nói chuyện với Ngưu Nguyệt Thanh trong nhà, nghe thấy tiếng xe máy liền chạy ra, bảo:
– Coi như đã đợi được anh về.
Liền giúp bê hòn gạch tường thành đèo sau xe vào nhà trước. Ngưu Nguyệt Thanh nói to:
– Đừng có bê cái rách nát ấy vào trong nhà.
Trang Chi Điệp nói:
– Em nhìn kỹ mà xem, đấy là viên gạch đời nhà Hán.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Anh đã xếp trong căn nhà của Hội văn học nghệ thuật chật kín không có lối đi, lại còn định bày ở đây nữa! Một hòn gạch tường thành nói là đời nhà Hán, thì con ruồi trong nhà này là đời nhà Đường cũng nên.
Trang Chi Điệp thấy Triệu Kinh Ngũ khó xử liền bảo:
– Câu nói ấy có tính nghệ thuật, chỉ khi nào nóng nảy, thì tế bào nghệ thuật của em mới sôi nổi hơn cả.
Liền bảo Triệu Kinh Ngũ buộc lại hòn gạch vào sau xe máy, rồi vào trong nhà ngồi.
Đây là mấy gian nhà cũ có chiều sâu rất rộng, Cột và tường ngăn hai bên đều là gỗ thông đỏ hảo hạng. Tuy hình người, côn trùng, chim, hoa chạm nổi đã tróc đi kha nhiều, song rút cuộc vẫn nhận ra sự phồn hoa của ngày xưa. Gian sau tường ngăn bên trái là buồng ngủ của bà già tám mươi tuổi. Nghe thấy tiếng Trang Chi Điệp bà liền gọi sang, bà mất chồng lúc năm mươi tuổi, nếu sáu mươi ba tuổi bà đâm ra lẫn cẫn. Năm kia bà ốm nửa tháng trời, cứ tưởng không qua khỏi, nhưng vẫn sống, từ đó toàn nói lảm nhảm như ma làm chẳng đâu vào đâu và làm những việc kỳ quái như điên dại. Mùa đôn năm ngoái đột nhiên bắt Trang Chi Điệp mua cho một cỗ quan tài, phải là gỗ bách, gỗ bách lõi nhẵn. Trang Chi Điệp bảo, người mẹ còn khoẻ mạnh thế này phải sống hai mươi năm nữa, mua quan tài bây giờ làm gì, hơn nữa người thành phố chết lại không được chôn. Bà già bảo, tôi mặc kệ, tôi cứ sắm, tôi nhìn thấy quan tài của tôi tôi sẽ biết còn tôi. Bà bỏ ăn bỏ uống cứ đòi bằng được. Trang Chi Điệp chịu thua, đành phải nhờ người đi tận núi Chung Nam mua một cỗ. Bà già liền tháo bỏ giường đi, bê chăn đệm đặt vào quan tài nằm ngủ. Ngưu Nguyệt Thanh cãi lại mẹ, chị bảo làm thế ai đến khó coi lắm, họ sẽ bảo con cái ngược đãi mẹ già. Trang Chi Điệp bảo vợ, mẹ đã có đến bảy tám mươi phần trăm mắc bệnh tâm thần, mẹ thích thế nào cứ để mẹ làm thế. Điều lạ lùng là sau khi lấy quan tài làm giường ngủ, mỗi lần đi ra ngoài, bao giờ bà cũng đeo vào mặt một chiếc mặt nạ bằng giấy. Ngưu Nguyệt Thanh tức đến mức không dám cho mẹ đi phố nhiều nữa. Còn Trang Chi Điệp thì thích trêu mẹ, bảo mẹ có chức năng đặc biệt. Nếu mình được như thế, khỏi phải đọc tiểu thuyết ma quái của nước ngoài, cứ viết tự nhiên theo trực cảm sẽ là tiểu thuyết kỳ dị ma quái. Bà mẹ vợ gọi anh, anh liền đi sang. Trong căn buồng ấy, cửa sổ đóng im ỉm, lại kéo rèm che kín mít. Trang Chi Điệp liền toát hết mồ hôi. Mẹ vợ bảo:
– Thế này mà nóng à? Lúc mẹ còn trẻ mới gọi là trời nóng. Mồng sáu tháng sáu mặt trời như đổ lửa, nhà nào cũng đem chăn đệm tơ lụa ra phơi, áo tang của người già cũng đem phơi, xong ông ngoại con lại cắp cái ô đi trong ngõ xóm, chẳng nói chẳng rằng, người làng mải móng cất quần áo, người cất nhanh người cất chậm, thì mưa rào rào đổ xuống. Ngày nay trời không nóng mà con cảm thấy nóng là nóng lòng đấy, con lấy nước bọt bôi vào nụ hoa sẽ không nóng nữa.
Trang Chi Điệp cười không bảo sao, bà gia lấy ngón tay nhúng nước bọt bôi vào nụ hoa cho anh, cũng tự nhiên cảm thấy hai luồng khí lạnh truyền thẳng vào trong tim, rùng mình một cái. Bà mẹ nói:
– Chi Điệp này, bố con vừa về đấy, ngồi ở chỗ con đang ngồi. Bảo với mẹ bố con buồn lắm, bố con bảo người hàng xóm mới đến của bố không phải là láng giềng tốt, hai vợ chồng trẻ suốt ngày cãi nhau, thằng con cũng ương bướng, thường hay mò sang ăn trộm bánh bao của bố con. Con châm cho bố con một nén hương đi.
Trên bàn thờ trong buồng đặt thờ bức ảnh của bố vợ, trong lư hương đầy ăm ắp tro hương. Trang Chi Điệp thắp một nén nhang, ngẩng lên thấy ở góc tường có một mạng nhện cũ, bụi dính bám vào to như sợi dây thừng. Trang Chi Điệp liền cầm gậy định gạt đi. Bà già nói:
– Chớ động vào, đó là chỗ bố con về thích ngồi.
Trang Chi Điệp còn định hỏi, thì mẹ vợ đã nói:
– Bố con về đấy, hương đốt lên là bố con về liền. Con ma chết rấp như ông, vừa rồi ở đâu mà về nhanh thế hả?
Trang Chi Điệp quay đầu nhìn bốn chung quanh, chẳng thấy gì cả. Nén hương đang cháy, khói dài như tơ, xộc thẳng lên nóc nhà. Bà già lại bảo ông lão đang mở cái hộp đựng tấm biển nước và chửi: đồ cổ trong nhà lưu truyền lại chỉ có cái biển của Cục quản lý nước, mà anh cũng định lấy đi ư? Lần trước ông thị trưởng cũng đến nhà xem rồi, người ta còn đến nữa, liệu sẽ lấy cái gì cho họ xem?
Bà già liền đặt mông đè lên cái hộp nhỏ làm gối, luôn gối ở dưới đầu. Trang Chi Điệp chỉ cảm thấy buồn cười, đang định nói câu gì thì ở ngoài Ngưu Nguyệt Thanh đã nói:
– Anh cứ ở trong đó nói chuyện ma quỷ với mẹ. Nói xong anh bỏ đấy anh đi, làm em sợ hú viá còn dám bước vào nhà nữa hay không?
Trang Chi Điệp đi ra, bảo:
– Những sự việc mẹ nói cũng lạ, có lẽ là một loại cảm ứng tâm linh. Ngày mười chín tháng sáu là ngày sinh của bố, tuy đã mười năm không tổ chức ăn mừng, năm nay đến ngày ấy đừng quên mua một xấp giấy tiền đốt cho bố.
Liền hỏi Triệu Kinh Ngũ có việc gì. Triệu Kinh Ngũ nói:
– Xét ra thì cũng không có việc gì lớn, định mời anh đến nhà em xem xem. Nhà em xây bốn mặt kiểu cũ, thị trường có quyết định xây một cung thể dục thể thao ở chỗ chúng em, một loạt nhà phải dỡ hết, nếu anh không đi xem, thì chẳng bao giờ xem được nữa.
Trang Chi Điệp nói:
– Cứ bảo đi, rồi cũng chẳng có thời gian mà đi. Nhưng mình vẫn phải nhắc cậu, cậu bảo sẽ tặng mình mấy cái đồ cổ đấy nhé!
Triệu Kinh Ngũ đáp:
– Không thành vấn đề, tuỳ ý lấy ở gầm giường một thứ gì đó cũng sánh được với hòn gạch tường thành của anh. Hôm nay chị không phải nấu cơm trưa, em đăng cai, chúng mình đi ăn món “quả bầu”, em còn nói với anh một chuyện quan trọng.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Trời nắng chang chang ăn sao được quả bầu, hôi xì xì, tôi không đi đâu!
Trang Chi Điệp nói:
– Thế là em không hiểu rồi. Món ăn quả bầu là số một trong các quán ăn bình dân ở Tây Kinh. Tuy là lòng gà với bánh bao, nhưng gia vị khác, nên mùi vị cũng khác. Trước đây em ăn ở “Phúc Lai Thuận” Cửa Đông đương nhiên là kém rồi, chính cung là phải kể đến “Xuân Sinh Phát” ở cổng Nam Viện, nghe đâu ông nội có được liều thuốc thật của Tôn Tư Mạc, ăn vào khác hẳn. Em táo bón kinh niên, là vì ruột có bệnh, ăn thứ gì bổ thứ ấy, nên ăn đi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Ăn thứ gì bổ thứ đó, vậy thì Triệu Kinh Ngũ không ăn được!
Trang Chi Điệp hỏi:
– Kinh Ngũ sao cơ?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Kinh Ngũ vừa kể cho em nghe nỗi oan uổng. Cậu ấy nhằm trúng một cô phố Trung Đường Phường, song xấu hổ không dám nói toạc với người ta. Ngày nào cũng ra đầu đường chờ cô ấy đi ca về ca. Tương tư một tháng nay, ba hôm trước ra đầu phố nghe tiếng pháo nổ giòn tan, lại gần xem, thì mới biết cô ấy đã lấy chồng, chàng rể đâu phải là cậu ấy. Kinh Ngũ được mọi mặt, chỉ không biết tỏ tình thôi. Đã có hai cái óc lợn, lại còn đòi đi ăn lòng lợn làm gì?
Trang Chi Điệp hỏi:
– Kinh Ngũ thất tình à? Ăn gì bổ đấy, vậy thì ăn đàn bà.
Triệu Kinh Ngũ cười ha ha, cậu ta bảo sẵn sàng sống độc thân, đứng dậy kéo Trang Chi Điệp đi. Ngưu Nguyệt Thanh ngăn lại bảo:
– Hượm đã, việc của em làm xong, các anh đi ba ngày ba đêm cũng mặc.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Việc gì thế?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Sớm hôm nay em ra cửa hàng bách hoá Chu Tước mua cho mẹ một cái tay gãi, mẹ cứ bảo trên người có rận, làm gì có rận cơ chứ! Người già thì da hay ngứa. Mua về rồi thì ngờ đâu bà Vương cạnh nhà cũng kính biếu mẹ một cái tay gãi, cái của bà Vương hay hơn cái em mua, em định đem trả lại cái mình mua, chỉ e người ta không cho trả lại, các anh thử cho biết xem nên trả bằng cách nào?
Trang Chi Điệp bảo:
– Một cái tay gãi đáng mấy đồng, phí tổn tâm tư!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Anh rộng rãi gớm nhỉ, anh đâu phải là Cung Tịnh Nguyên chứ!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Chị sống cặn kẽ tử tế đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Đàn ông làm ra tiền, đàn bà không biết dành dụm chi tiêu cũng bằng không. Huống hồ anh ấy là cái bừa không răng, cái ví tôi đâu dám không có đáy? Kinh Ngũ này, tôi định ra cửa hàng, đương nhiên phải khen trước, khen tay gãi chất lượng tốt, đầy công phu, tôi thành tâm mua về, nào ngờ bố cháu cũng mua cho mẹ già một cái, lại đều là hàng ở đây cả. Bạn thử nghĩ xem, một bà già gài ngứa, dùng làm gì những hai cái cơ chứ? Chúng tôi đều là người ăn lương, một xu cũng khó kiếm, mua thêm một cái để đấy, chẳng phải lãng phí ư? Cho nên mong được trả lại một cái. Nếu người ta khăng khăng không nhận trả, thì nói lý, nói mua bán phải công bằng sòng phẳng, bây giờ Đảng viên thậm chí có thể xin ra khỏi Đảng, mà mua một đồ dùng cũng không trả lại được sao? Nhân viên bán hàng hiện nay đều trẻ, người ta nghe cái lý ấy họ quay ra cài nhau thì làm thế nào? Vậy thì mình cãi, anh nói thử xem, nếu cãi nhau thì dùng ngôn ngữ sách vở hày dùng lời thô tục?
Trang Chi Điệp hỏi:
– Em thử cho anh nghe, ngôn ngữ sách vở chửi như thế nào?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Các người cãi lấy được, đồ hỗ nó, ranh con bị cắm sừng, loài súc vật chơi cái con mẹ mày!
Trang Chi Điệp nói:
– Em chửi tục thì xuôi, nói ngôn ngữ sách vở thì càng nói càng chệch. Chơi cái con mẹ mày, nên nói là chơi mẫu thân nhà mày sẽ văn minh hơn.
Ngưu Nguyệt Thanh tức tới mức phải nói:
– Kinh Ngũ, cậu xem đấy, thầy giáo Điệp nhà cậu là loại đàn ông thế đó, xưa nay chưa bao giờ che mưa chắn gió cho vợ!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Ra ngoài thầy giáo Điệp là hình tượng mà cánh thanh niên sùng bái đấy chị ạ!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Tôi lấy chồng chứ không lấy hình tượng. Cánh trẻ ở ngoài cứ nuông chiều làm hư hỏng anh ấy. Bọn họ đâu có biết thầy giáo Điệp bị nâm chân, sâu răng, ngủ thì nghiến răng ken két, ăn cơm thì đánh rắm um ủm, vào nhà xí thì ngồi xổm đọc hết tờ báo mới đi ra.
Triệu Kinh Ngũ chỉ cười hì hì, nói:
– Em xin mách nước cho chị, nếu quay ra cãi nhau vẫn không ăn thua thì chị cứ tìm lãnh đạo của họ, không gặp được lãnh đạo thì gọi điện thoại dành riêng cho chủ tịch thành phố.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Thế thì tôi phải đi ngay. Các anh chờ tôi về hẵng đi nhé?
Bà già nghe thấy Ngưu Nguyệt Thanh sắp sửa đi, cứ nhất định đòi Ngưu Nguyệt Thanh phải son phấn hoá trang rồi mới đi. Ngưu Nguyệt Thanh không thích bôi phấn sáp lên mặt, mặc kệ mẹ cứ thế đi luôn. Bà già nằm trong giường luôn mồm ca cẩm, bảo đeo mặt nạ không đeo, ngay đến son phấn cũng không nốt, bộ mặt thật của mình sao lại để người ngoài nhìn thấy cơ chứ?
Ngưu Nguyệt Thanh vừa đi ra, thì Trang Chi Điệp nói:
– Mình đi ra ngoài thì tiền hô hậu ủng, về nhà thì cuộc sống như thế đấy!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Chị ấy thế là phải, trình độ văn hoá hơi non, nhưng nết thảo hiền thì hơn hẳn mọi người.
Trang Chi Điệp nói:
– Bà ấy mà cáu tiết lên, thì đá cũng đau đầu, khi đã tốt với cậu thì chẳng khác gì cầm bánh nướng, cậu đã ăn no cứ khăng khăng bắt nhét vào mồm.
Trang Chi Điệp bảo Triệu Kinh Ngũ cứ ngồi chờ đây, còn bản thân thì phóng xe máy đưa hòn gạch tường thành đến nhà riêng ở Hội văn học nghệ thuật.
Vừa quay về, chưa uống hết một ly trà, thì Ngưu Nguyệt Thanh đã bước vào cổng, xách một gói bánh bao nhân thịt vừa hấp xong còn nóng sốt, bảo mẹ mau mau ăn trước đi. Khuôn mặt ửng hồng lên, phơi phới chị nói:
– Các anh đoán thử xem, kết quả thế nào?
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Về nhanh thế, chắc người ta không cho trả lại?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Trả lại rồi!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Chị được đấy, đi ra ngoài xét cho cùng giỏi ra trò, mạnh đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Đâu có mạnh, tôi đến đó cứ đứng cạnh quầy hàng, người bán hàng hỏi mua gì, tôi úp úp mở mở không nói rõ, người ta liền cười, hỏi, trả lại hàng chứ gì! Tôi lập tức trả lời vâng, xin trả lại. Người ta nhận lại và trả tiền, thế là xong.
Triệu Kinh Ngũ ngạc nhiên:
– Xong rồi ư?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Chẳng phải xong rồi sao, dễ dàng thế đấy, tôi đâm ra xấu hổ.
Cả ba người đều im lặng, Trang Chi Điệp nói:
– Bọn mình thường nghĩ quá ư đơn giản những việc phức tạp, nhưng cũng thường nghĩ quá ư phức tạp những chuyện đơn giản.
Ngưu Nguyệt Thanh bĩu môi:
– Nhà văn lại giảng bài cho tôi đấy!
Bà già ăn bánh bao còn chê nhạt, liền lấy bát múc dấm trong vại để ở buồng ngủ của bà. Vại to lắm, tháo vải mở nắp đậy, mùi toả ngào ngạt khắp nhà. Triệu Kinh Ngũ hỏi:
– Mùi gì thơm nồng thế nhỉ?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Mẹ ơi, mẹ mở vại dấm đấy à?
Ủ dấm ngày nào cũng phải lấy que sạch khuấy lên, bà già đáp:
– Không khuấy nữa, nhuyễn rồi.
Triệu Kinh Ngũ hỏi:
– Gia đình chị tự làm dấm ư?
Ngưu Nguyệt Thanh trả lời:
– Thầy giáo Điệp của anh có tật lạ, không ăn dấm hun ở phố, chỉ ăn dấm trắng, tôi ủ hẳn một vại tương, mùi vị sạch lắm, múc cho anh một can nhé?
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Em không kén như thầy giáo Điệp, ăn được mọi thứ, nếu có dưa muối, dưa ướp. Hôm nào em nếm thử.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Vậy thì cậu tìm đúng chỗ rồi đấy, nhà chị có dưa muối, dưa ướp, tỏi ngọt, ớt, chỉ cần cậu thích ăn.
Lập tức lấy túi ny lông, gắp mỗi thứ một ít để khi đi Triệu Kinh Ngũ đem theo.
Trang Chi Điệp nói mấy câu, gia đình anh có khẩu vị của người nhà quê, đột nhiên nhớ đến chuyện đôi giày, liền lấy trong túi ra đưa cho Ngưu Nguyệt Thanh, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
– Anh mua cho em à?
Trang Chi Điệp không nói Nguyễn Tri Phi tặng. Vợ anh ghét Nguyễn Tri Phi, chửi là “đồ lưu manh”, liền bảo hôm qua ở nhà Mạnh Vân Phòng, Hạ Tiệp gởi tặng. Ngưu Nguyệt Thanh nhìn thấy một đôi giày mũi nhọn bằng da trâu màu đen cao gót nho nhỏ, liền bảo:
– Trời ơi, gót cao như thế này à, đâu phải là giày, mà là cái cùm chân.
Trang Chi Điệp nói:
– Anh rất ớn em nói thế, nếu cùm chân, thì đàn bà đầy đường đầy phố đều là phạm nhân à?
Ngưu Nguyệt Thanh vừa tháo giày cũ ra thử, vừa nói:
– Anh cứ mong em chưng diện theo mốt, đi đôi giày này chẳng làm được việc gì nữa, anh có hầu hạ em được không?
Đưa được chân vào, thì mũi giày phồng lên, đứng dậy một cái liền kêu đau. Chân Ngưu Nguyệt Thanh to lại rộng, thường đi giày đế bằng, vì thế Trang Chi Điệp thường than vãn, bảo chân đàn bà là quan trọng nhất, chân không đẹp thì mười phần đã đánh mất ba, ngay lúc ấy Ngưu Nguyệt Thanh đã buồn buồn nói:
– Em đi giày cao gót, chỉ đi được loại Bắc Kinh sản xuất, không đi được mác Thượng Hải!
Trang Chi Điệp đành phải thu lại, bảo, vậy thì trả lại người ta để khỏi mất lòng. Thế là cùng với Triệu Kinh Ngũ đi ra, cái túi đựng đôi giày treo vào xe máy.
– Đây là buồng của phu nhân, chị cậu đấy. Trong ấy lắp đèn treo hàng Nhật Bản nghiêm chỉnh, cậu vào xem hàng quý hiếm nhé!
Móc luôn chìa khoá, vặn mở ra. Trang Chi Điệp hết sức ngạc nhiên. Trên giường đệm mút ấy rất rộng, có hai người đang ngủ chung gối, một người là phu nhân của Nguyễn Tri Phi, một người là đàn ông, mép người đàn ông chảy dãi, không nhận ra là ai. Đầu Trang Chi Điệp bỗng choáng váng, mê hoặc như cõi mộng, song vẫn nghe Nguyễn Tri Phi giới thiệu:
– Đây là vợ mình. Cô ấy về lúc nào, bọn mình ngủ say không nghe thấy chuông cổng nhỉ?
Trang Chi Điệp không biết trả lời ra sao, mà không nói thì lại cảm thấy không trọn vẹn với Nguyễn Tri Phi, càng định nói hay, lời nói ra càng đỡ, lại nói luôn:
Bạn đang đọc truyện tại
– Còn người đàn ông kia?
Nguyễn Tri Phi đáp:
– Người đó là mình.
Nói xong khép cửa buồng, dắt Trang Chi Điệp lại trở về buồng ngủ, lách cách mở cửa tủ tường. Bên trong có năm tầng giá, toàn là giày phụ nữ các kiểu dáng kích cỡ khác nhau.
– Mình thích giày da – Nguyễn Tri Phi nói – mỗi đôi giày này đều có một câu chuyện lý thú.
Trang Chi Điệp không rõ ông Phi đang nói gì, nhìn gỉ trắng ở đuôi mắt Nguyễn Tri Phi, nói:
– Anh chùi ghèn mắt đi!
Loáng thoáng nảy ra ý nghĩ, nếu là mua cho các chị các cô, thì tại sao không dám tặng? Có lẽ tặng một đôi lại mua một đôi, để vào đây lập một loại hồ sơ khác chăng? Nguyễn Tri Phi lấy một đôi tặng cho Trang Chi Điệp, nói:
– Đôi này giám đốc Chu ở thương trường đại lộ Tây tặng mình hôm nọ. Nó không có số, không có câu chuyện, mình tặng lại em cậu, nhất định phải nhận đấy!
Trang Chi Điệp xách giày da, vội vàng rời khỏi nhà Nguyễn Tri Phi. Xe máy đã rẽ qua ngã tư phố Quảng Tế, mới nhớ ra trong người có một giấy lĩnh nhuận bút, liền quay xe trở về bưu điện Gác Chuông lĩnh tiền. Chẳng đáng mấy, chỉ có hơn hai trăm đồng. Lúc đó thấy người qua lại trên phố đông hẳn lên, nhìn đồng hồ thì đã đến giờ tan ca, tay xách hộp đựng giày, hấp tấp ra chỗ để xe, song cảm thấy sao mình lại nhận đôi giày da này, đã làm một việc chẳng thích thú gì. Vẫn đang cười , thì chợt xao xuyến trong lòng, liền đi vào buồng điện thoại, bấm số điện thoại gia đình Cảnh Tuyết Ấm.
Một giọng đàn ông vang lên trong ống nghe, hỏi thẳng:
– Ai đấy? Ai đấy?
Trang Chi Điệp biết đó là chồng của Cảnh Tuyết Ấm, liền bỏ ống nghe xuống kêu lạch cạch. Lại gọi đến đơn vị Cảnh Tuyết Ấm. Hỏi ra mới biết. Cảnh Tuyết Ấm đã đi phép thăm bố mẹ đẻ chưa về, liền vỗ vỗ vào hộp giấy, hậm hực ra khỏi buồng điện thoại, ngán ngẩm ra bảng dán báo bên cạnh xem báo. Một thanh niên nhoáng một cái đã sà đến gần, khe khẽ nói:
– Có mua kính không? – rồi phanh áo ra, một chiếc kính gọng cứng hình tròn treo ở may ô trước ngực – chẳng giấu gì ông anh, kính này thằng em thó được, kính đá thật đấy, trong cửa hàng để giá tám trăm đồng, thằng em cần tiền tiêu, sốt ruột đem bán đi. Ông anh cho ba trăm đồng nhá, rẻ thôi mà.
Trang Chi Điệp ngẩng mặt nhìn trời, mặt trời trắng loá, cười tít mắt lại, móc trong người lấy ra, không phải tiền mà là tấm danh thiếp, nói:
– Chú em, chẳng giấu gì chú em, anh đây cũng là dân buôn bán, ta kết bạn nhé. Đây là cạc vi sít của anh.
Chàng trai nhận danh thiếp xem, rồi quì sụp xuống chào, rồi bảo:
– Thì ra là Trang Chi Điệp, thật là vinh hạnh! Em đã nghe ông nói chuyện một lần, nhưng ông đã béo ra, bụng phệ, em không nhận ra nữa.
Trang Chi Điệp nói:
– Cậu cũng thích sáng tác sao?
Chàng trai đáp:
– Từ hồi còn bé đã ao ước làm nhà văn. Năm ngoái, báo thành phố đã đăng báo của em một bài thơ ngắn.
Trang Chi Điệp nói:
– Tây Kinh ghê gớm quá, trên trời có một hòn đá rơi xuống, đập chết mười người, thì có đến bảy người yêu chuộng văn học.
Anh chàng kia xấu hổ bỏ đi, vừa đi còn vừa quay lại nhìn Trang Chi Điệp. Trang Chi Điệp vừa cảm thấy buồn cười vừa bực, liền đi vào cửa hàng tạp hoá, coi hai trằm ngàn đồng nhuận bút chẳng đáng bao nhiêu, mua luôn một bộ đĩa chén sứ của thị trấn Cảnh Đức, một cái muôi xào nấu, một cái bếp than tổ ong, và một bộ ấm chén, viết luôn địa chỉ của gia đình Đường Uyển Nhi, dặn cửa hàng chuyển đến tận nơi. Sau đó đi chiếc “Mộc lan” phóng thẳng đến nhà mẹ vợ ở phố Song Nhân Phủ.
Năm mươi lăm năm trước, trên bờ sông Vị ngoại ô xa ở phiá bắc thành phố có một người kỳ lạ họ Ngưu, xuất quỷ nhập thần, “ngẩng lên thì xem được tượng trời trong sự huyền ảo, cúi xuống thì trông thấy cách thức của đất trong hình dáng muôn loài”. Lúc ấy Dương Hổ Thành vừa kết thúc cuộc binh đao ở Quan Trung Đạo, kéo cờ vào thành Tây Kinh làm võ quan oai phong lẫm liệt, đã mời ông làm quan dưới trướng. Con người kỳ lạ này chỉ có một trái tim hoang dã, không muốn ở trong thành, vẫn sống thoải mái trong gian nhà tranh ở làng quê với một mẫu ruộng bạc màu. Mỗi khi tư lệnh Dương Hổ Thành có việc gì quan trọng mới vào thành một lần. Không bao lâu quân phiệt Hà Nam Lưu Trấn Hoa vây đánh Tây Kinh, ròng rã tám mươi ngày không chiếm nổi, liền dùng mưu kế của người Nhật bản, đáng đường hầm từ bên ngoài vào. Người trong thành đều biết phiá địch đang đào đường hầm, song không biết cửa ra ở đâu. Ngày đêm chôn chum vại xuống đất, đựng nước vào, nhìn động tĩnh của nước, chỗ nào cũng nơm nớp lo âu. Con người lạ lùng đã đến, mặc quần chùng áo dài, đi một lượt khắp các ngõ phố, rồi ngồi nghỉ trên một hòn đá ở ngoài cổng bãi tập hút thuốc lào, hút hết mười hai lần thổi còi, thì bảo:
– Gánh đất đục đá ở đây, làm một cái hồ chứa nước.
Dương Hổ Thành nửa tin nửa ngờ, nhưng vẫn dẫn nước của cả thành phố chứa ở đó. Quả nhiên cửa ra đào đúng đáy hồ. Một hôm lòng hồ tụt xuống, nước tràn ra ngoài thành, Lưu Trấn Hoa đành phải rút chạy tan tác. Dương Hổ Thành cảm ơn người này, đã thưởng một ngõ phố ở Song Nhân Phủ để ông ở, ông vẫn trở về bên bờ sông Vị, nhường cho con trai ở ngõ đó. Bởi vì nơi này chính là nơi có cái giếng lớn nhất trong bốn cái giếng nước ngọt lớn ở thành Tây Kinh, nên người con trai liền thiết lập Cục quản lý nước Song Nhân Phủ, hàng ngày xe chở lừa thồ, chuyên cung cấp nước ngọt. Trang Chi Điệp rất thích nhắc đến giai đoạn lịch sử này, hễ có khách đến nhà, lại bảo phu nhân Ngưu Nguyệt Thanh đem bức ảnh của ông chị ra xem, đem cái biển bằng xương của Cục quản lý nước ra xem, xem xong, còn đi ra phố Song Nhân Phủ chỉ trỏ giới thiệu quang cảnh nhà họ Ngưu ở riêng hẳn một ngõ ngày nào. Ngưu Nguyệt Thanh đã từng cằn nhằn Trang Chi Điệp:
– Anh phô trương khắp nơi, là để chê cười người đời sau nhà họ Ngưu này lụn bại phải không? Mẹ em không sinh được một đứa con trai, nếu có con trai, thì đâu đến nỗi hiện giờ chỉ ở mấy gian nhà bình thường này.
Trang Chi Điệp thường vênh mặt lên nói:
– Anh đâu có chê cười, gia đình họ Ngưu này có lụn bại, thì chẳng phải đã có anh con rể này đó sao?
Lúc này Ngưu Nguyệt Thanh liền gọi mẹ:
– Mẹ ơi mẹ nghe rõ chưa? Con rể mẹ đang lên giọng danh nhân đây này, anh ấy đã mang lại sĩ diện cho nhà họ Ngưu. Mẹ thử nói xem, danh phận hiện giờ của anh ấy có lớn bằng danh phận của ông con, của bố con ngày xưa không hả mẹ?
Bà già vẫn ở ngôi nhà nhỏ của phố Song Nhân Phủ, sống chết thế nào bà vẫn cứ khăng khăng không muốn dọn đến ở nhà gác của khu tập thể Hội văn học nghệ thuật, làm khổ cho Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh cứ phải qua lại cả hai nơi. Mỗi lần Trang Chi Điệp bước chân vào ngõ phố này, tự nhiên như sống lại giai đoạn lịch sử đã qua, cứ đứng trên thành giếng đã phủ lấp, chăm chú nhìn rất lâu những đường rãnh như răng cưa trên đá xanh thành giếng bị dây thừng mài mọn tưởng tượng ra quang cảnh trong ngõ phố ngày xưa, liền cảm thấy Ngưu Nguyệt Thanh cằn nhằn mình là đúng.
Mặt trời đã ở đỉnh đầu, hơi nóng rát ràn rạt. Trang Chi Điệp cưỡi chiếc “Mộc lan” rẽ vào đường ngõ, một luồng hơi nóng ngột ngạt trùm lên người, mồ hôi lập tức làm mờ mắt. Một con chó chạy rông nằm lù lù chắn đường, thò cái lưỡi dài thè lè ra thở. Trang Chi Điệp tránh không kịp, chiếc “Mộc lan” lao sát vào cạnh tường. Xe máy không đổ, song ngón tay út bên trái xước một mảng da. Vào đến cổng ngôi nhà nhỏ, thì Triệu Kinh Ngũ đang nói chuyện với Ngưu Nguyệt Thanh trong nhà, nghe thấy tiếng xe máy liền chạy ra, bảo:
– Coi như đã đợi được anh về.
Liền giúp bê hòn gạch tường thành đèo sau xe vào nhà trước. Ngưu Nguyệt Thanh nói to:
– Đừng có bê cái rách nát ấy vào trong nhà.
Trang Chi Điệp nói:
– Em nhìn kỹ mà xem, đấy là viên gạch đời nhà Hán.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Anh đã xếp trong căn nhà của Hội văn học nghệ thuật chật kín không có lối đi, lại còn định bày ở đây nữa! Một hòn gạch tường thành nói là đời nhà Hán, thì con ruồi trong nhà này là đời nhà Đường cũng nên.
Trang Chi Điệp thấy Triệu Kinh Ngũ khó xử liền bảo:
– Câu nói ấy có tính nghệ thuật, chỉ khi nào nóng nảy, thì tế bào nghệ thuật của em mới sôi nổi hơn cả.
Liền bảo Triệu Kinh Ngũ buộc lại hòn gạch vào sau xe máy, rồi vào trong nhà ngồi.
Đây là mấy gian nhà cũ có chiều sâu rất rộng, Cột và tường ngăn hai bên đều là gỗ thông đỏ hảo hạng. Tuy hình người, côn trùng, chim, hoa chạm nổi đã tróc đi kha nhiều, song rút cuộc vẫn nhận ra sự phồn hoa của ngày xưa. Gian sau tường ngăn bên trái là buồng ngủ của bà già tám mươi tuổi. Nghe thấy tiếng Trang Chi Điệp bà liền gọi sang, bà mất chồng lúc năm mươi tuổi, nếu sáu mươi ba tuổi bà đâm ra lẫn cẫn. Năm kia bà ốm nửa tháng trời, cứ tưởng không qua khỏi, nhưng vẫn sống, từ đó toàn nói lảm nhảm như ma làm chẳng đâu vào đâu và làm những việc kỳ quái như điên dại. Mùa đôn năm ngoái đột nhiên bắt Trang Chi Điệp mua cho một cỗ quan tài, phải là gỗ bách, gỗ bách lõi nhẵn. Trang Chi Điệp bảo, người mẹ còn khoẻ mạnh thế này phải sống hai mươi năm nữa, mua quan tài bây giờ làm gì, hơn nữa người thành phố chết lại không được chôn. Bà già bảo, tôi mặc kệ, tôi cứ sắm, tôi nhìn thấy quan tài của tôi tôi sẽ biết còn tôi. Bà bỏ ăn bỏ uống cứ đòi bằng được. Trang Chi Điệp chịu thua, đành phải nhờ người đi tận núi Chung Nam mua một cỗ. Bà già liền tháo bỏ giường đi, bê chăn đệm đặt vào quan tài nằm ngủ. Ngưu Nguyệt Thanh cãi lại mẹ, chị bảo làm thế ai đến khó coi lắm, họ sẽ bảo con cái ngược đãi mẹ già. Trang Chi Điệp bảo vợ, mẹ đã có đến bảy tám mươi phần trăm mắc bệnh tâm thần, mẹ thích thế nào cứ để mẹ làm thế. Điều lạ lùng là sau khi lấy quan tài làm giường ngủ, mỗi lần đi ra ngoài, bao giờ bà cũng đeo vào mặt một chiếc mặt nạ bằng giấy. Ngưu Nguyệt Thanh tức đến mức không dám cho mẹ đi phố nhiều nữa. Còn Trang Chi Điệp thì thích trêu mẹ, bảo mẹ có chức năng đặc biệt. Nếu mình được như thế, khỏi phải đọc tiểu thuyết ma quái của nước ngoài, cứ viết tự nhiên theo trực cảm sẽ là tiểu thuyết kỳ dị ma quái. Bà mẹ vợ gọi anh, anh liền đi sang. Trong căn buồng ấy, cửa sổ đóng im ỉm, lại kéo rèm che kín mít. Trang Chi Điệp liền toát hết mồ hôi. Mẹ vợ bảo:
– Thế này mà nóng à? Lúc mẹ còn trẻ mới gọi là trời nóng. Mồng sáu tháng sáu mặt trời như đổ lửa, nhà nào cũng đem chăn đệm tơ lụa ra phơi, áo tang của người già cũng đem phơi, xong ông ngoại con lại cắp cái ô đi trong ngõ xóm, chẳng nói chẳng rằng, người làng mải móng cất quần áo, người cất nhanh người cất chậm, thì mưa rào rào đổ xuống. Ngày nay trời không nóng mà con cảm thấy nóng là nóng lòng đấy, con lấy nước bọt bôi vào nụ hoa sẽ không nóng nữa.
Trang Chi Điệp cười không bảo sao, bà gia lấy ngón tay nhúng nước bọt bôi vào nụ hoa cho anh, cũng tự nhiên cảm thấy hai luồng khí lạnh truyền thẳng vào trong tim, rùng mình một cái. Bà mẹ nói:
– Chi Điệp này, bố con vừa về đấy, ngồi ở chỗ con đang ngồi. Bảo với mẹ bố con buồn lắm, bố con bảo người hàng xóm mới đến của bố không phải là láng giềng tốt, hai vợ chồng trẻ suốt ngày cãi nhau, thằng con cũng ương bướng, thường hay mò sang ăn trộm bánh bao của bố con. Con châm cho bố con một nén hương đi.
Trên bàn thờ trong buồng đặt thờ bức ảnh của bố vợ, trong lư hương đầy ăm ắp tro hương. Trang Chi Điệp thắp một nén nhang, ngẩng lên thấy ở góc tường có một mạng nhện cũ, bụi dính bám vào to như sợi dây thừng. Trang Chi Điệp liền cầm gậy định gạt đi. Bà già nói:
– Chớ động vào, đó là chỗ bố con về thích ngồi.
Trang Chi Điệp còn định hỏi, thì mẹ vợ đã nói:
– Bố con về đấy, hương đốt lên là bố con về liền. Con ma chết rấp như ông, vừa rồi ở đâu mà về nhanh thế hả?
Trang Chi Điệp quay đầu nhìn bốn chung quanh, chẳng thấy gì cả. Nén hương đang cháy, khói dài như tơ, xộc thẳng lên nóc nhà. Bà già lại bảo ông lão đang mở cái hộp đựng tấm biển nước và chửi: đồ cổ trong nhà lưu truyền lại chỉ có cái biển của Cục quản lý nước, mà anh cũng định lấy đi ư? Lần trước ông thị trưởng cũng đến nhà xem rồi, người ta còn đến nữa, liệu sẽ lấy cái gì cho họ xem?
Bà già liền đặt mông đè lên cái hộp nhỏ làm gối, luôn gối ở dưới đầu. Trang Chi Điệp chỉ cảm thấy buồn cười, đang định nói câu gì thì ở ngoài Ngưu Nguyệt Thanh đã nói:
– Anh cứ ở trong đó nói chuyện ma quỷ với mẹ. Nói xong anh bỏ đấy anh đi, làm em sợ hú viá còn dám bước vào nhà nữa hay không?
Trang Chi Điệp đi ra, bảo:
– Những sự việc mẹ nói cũng lạ, có lẽ là một loại cảm ứng tâm linh. Ngày mười chín tháng sáu là ngày sinh của bố, tuy đã mười năm không tổ chức ăn mừng, năm nay đến ngày ấy đừng quên mua một xấp giấy tiền đốt cho bố.
Liền hỏi Triệu Kinh Ngũ có việc gì. Triệu Kinh Ngũ nói:
– Xét ra thì cũng không có việc gì lớn, định mời anh đến nhà em xem xem. Nhà em xây bốn mặt kiểu cũ, thị trường có quyết định xây một cung thể dục thể thao ở chỗ chúng em, một loạt nhà phải dỡ hết, nếu anh không đi xem, thì chẳng bao giờ xem được nữa.
Trang Chi Điệp nói:
– Cứ bảo đi, rồi cũng chẳng có thời gian mà đi. Nhưng mình vẫn phải nhắc cậu, cậu bảo sẽ tặng mình mấy cái đồ cổ đấy nhé!
Triệu Kinh Ngũ đáp:
– Không thành vấn đề, tuỳ ý lấy ở gầm giường một thứ gì đó cũng sánh được với hòn gạch tường thành của anh. Hôm nay chị không phải nấu cơm trưa, em đăng cai, chúng mình đi ăn món “quả bầu”, em còn nói với anh một chuyện quan trọng.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Trời nắng chang chang ăn sao được quả bầu, hôi xì xì, tôi không đi đâu!
Trang Chi Điệp nói:
– Thế là em không hiểu rồi. Món ăn quả bầu là số một trong các quán ăn bình dân ở Tây Kinh. Tuy là lòng gà với bánh bao, nhưng gia vị khác, nên mùi vị cũng khác. Trước đây em ăn ở “Phúc Lai Thuận” Cửa Đông đương nhiên là kém rồi, chính cung là phải kể đến “Xuân Sinh Phát” ở cổng Nam Viện, nghe đâu ông nội có được liều thuốc thật của Tôn Tư Mạc, ăn vào khác hẳn. Em táo bón kinh niên, là vì ruột có bệnh, ăn thứ gì bổ thứ ấy, nên ăn đi.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Ăn thứ gì bổ thứ đó, vậy thì Triệu Kinh Ngũ không ăn được!
Trang Chi Điệp hỏi:
– Kinh Ngũ sao cơ?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Kinh Ngũ vừa kể cho em nghe nỗi oan uổng. Cậu ấy nhằm trúng một cô phố Trung Đường Phường, song xấu hổ không dám nói toạc với người ta. Ngày nào cũng ra đầu đường chờ cô ấy đi ca về ca. Tương tư một tháng nay, ba hôm trước ra đầu phố nghe tiếng pháo nổ giòn tan, lại gần xem, thì mới biết cô ấy đã lấy chồng, chàng rể đâu phải là cậu ấy. Kinh Ngũ được mọi mặt, chỉ không biết tỏ tình thôi. Đã có hai cái óc lợn, lại còn đòi đi ăn lòng lợn làm gì?
Trang Chi Điệp hỏi:
– Kinh Ngũ thất tình à? Ăn gì bổ đấy, vậy thì ăn đàn bà.
Triệu Kinh Ngũ cười ha ha, cậu ta bảo sẵn sàng sống độc thân, đứng dậy kéo Trang Chi Điệp đi. Ngưu Nguyệt Thanh ngăn lại bảo:
– Hượm đã, việc của em làm xong, các anh đi ba ngày ba đêm cũng mặc.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Việc gì thế?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Sớm hôm nay em ra cửa hàng bách hoá Chu Tước mua cho mẹ một cái tay gãi, mẹ cứ bảo trên người có rận, làm gì có rận cơ chứ! Người già thì da hay ngứa. Mua về rồi thì ngờ đâu bà Vương cạnh nhà cũng kính biếu mẹ một cái tay gãi, cái của bà Vương hay hơn cái em mua, em định đem trả lại cái mình mua, chỉ e người ta không cho trả lại, các anh thử cho biết xem nên trả bằng cách nào?
Trang Chi Điệp bảo:
– Một cái tay gãi đáng mấy đồng, phí tổn tâm tư!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Anh rộng rãi gớm nhỉ, anh đâu phải là Cung Tịnh Nguyên chứ!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Chị sống cặn kẽ tử tế đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Đàn ông làm ra tiền, đàn bà không biết dành dụm chi tiêu cũng bằng không. Huống hồ anh ấy là cái bừa không răng, cái ví tôi đâu dám không có đáy? Kinh Ngũ này, tôi định ra cửa hàng, đương nhiên phải khen trước, khen tay gãi chất lượng tốt, đầy công phu, tôi thành tâm mua về, nào ngờ bố cháu cũng mua cho mẹ già một cái, lại đều là hàng ở đây cả. Bạn thử nghĩ xem, một bà già gài ngứa, dùng làm gì những hai cái cơ chứ? Chúng tôi đều là người ăn lương, một xu cũng khó kiếm, mua thêm một cái để đấy, chẳng phải lãng phí ư? Cho nên mong được trả lại một cái. Nếu người ta khăng khăng không nhận trả, thì nói lý, nói mua bán phải công bằng sòng phẳng, bây giờ Đảng viên thậm chí có thể xin ra khỏi Đảng, mà mua một đồ dùng cũng không trả lại được sao? Nhân viên bán hàng hiện nay đều trẻ, người ta nghe cái lý ấy họ quay ra cài nhau thì làm thế nào? Vậy thì mình cãi, anh nói thử xem, nếu cãi nhau thì dùng ngôn ngữ sách vở hày dùng lời thô tục?
Trang Chi Điệp hỏi:
– Em thử cho anh nghe, ngôn ngữ sách vở chửi như thế nào?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Các người cãi lấy được, đồ hỗ nó, ranh con bị cắm sừng, loài súc vật chơi cái con mẹ mày!
Trang Chi Điệp nói:
– Em chửi tục thì xuôi, nói ngôn ngữ sách vở thì càng nói càng chệch. Chơi cái con mẹ mày, nên nói là chơi mẫu thân nhà mày sẽ văn minh hơn.
Ngưu Nguyệt Thanh tức tới mức phải nói:
– Kinh Ngũ, cậu xem đấy, thầy giáo Điệp nhà cậu là loại đàn ông thế đó, xưa nay chưa bao giờ che mưa chắn gió cho vợ!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Ra ngoài thầy giáo Điệp là hình tượng mà cánh thanh niên sùng bái đấy chị ạ!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Tôi lấy chồng chứ không lấy hình tượng. Cánh trẻ ở ngoài cứ nuông chiều làm hư hỏng anh ấy. Bọn họ đâu có biết thầy giáo Điệp bị nâm chân, sâu răng, ngủ thì nghiến răng ken két, ăn cơm thì đánh rắm um ủm, vào nhà xí thì ngồi xổm đọc hết tờ báo mới đi ra.
Triệu Kinh Ngũ chỉ cười hì hì, nói:
– Em xin mách nước cho chị, nếu quay ra cãi nhau vẫn không ăn thua thì chị cứ tìm lãnh đạo của họ, không gặp được lãnh đạo thì gọi điện thoại dành riêng cho chủ tịch thành phố.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
– Thế thì tôi phải đi ngay. Các anh chờ tôi về hẵng đi nhé?
Bà già nghe thấy Ngưu Nguyệt Thanh sắp sửa đi, cứ nhất định đòi Ngưu Nguyệt Thanh phải son phấn hoá trang rồi mới đi. Ngưu Nguyệt Thanh không thích bôi phấn sáp lên mặt, mặc kệ mẹ cứ thế đi luôn. Bà già nằm trong giường luôn mồm ca cẩm, bảo đeo mặt nạ không đeo, ngay đến son phấn cũng không nốt, bộ mặt thật của mình sao lại để người ngoài nhìn thấy cơ chứ?
Ngưu Nguyệt Thanh vừa đi ra, thì Trang Chi Điệp nói:
– Mình đi ra ngoài thì tiền hô hậu ủng, về nhà thì cuộc sống như thế đấy!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Chị ấy thế là phải, trình độ văn hoá hơi non, nhưng nết thảo hiền thì hơn hẳn mọi người.
Trang Chi Điệp nói:
– Bà ấy mà cáu tiết lên, thì đá cũng đau đầu, khi đã tốt với cậu thì chẳng khác gì cầm bánh nướng, cậu đã ăn no cứ khăng khăng bắt nhét vào mồm.
Trang Chi Điệp bảo Triệu Kinh Ngũ cứ ngồi chờ đây, còn bản thân thì phóng xe máy đưa hòn gạch tường thành đến nhà riêng ở Hội văn học nghệ thuật.
Vừa quay về, chưa uống hết một ly trà, thì Ngưu Nguyệt Thanh đã bước vào cổng, xách một gói bánh bao nhân thịt vừa hấp xong còn nóng sốt, bảo mẹ mau mau ăn trước đi. Khuôn mặt ửng hồng lên, phơi phới chị nói:
– Các anh đoán thử xem, kết quả thế nào?
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Về nhanh thế, chắc người ta không cho trả lại?
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Trả lại rồi!
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Chị được đấy, đi ra ngoài xét cho cùng giỏi ra trò, mạnh đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Đâu có mạnh, tôi đến đó cứ đứng cạnh quầy hàng, người bán hàng hỏi mua gì, tôi úp úp mở mở không nói rõ, người ta liền cười, hỏi, trả lại hàng chứ gì! Tôi lập tức trả lời vâng, xin trả lại. Người ta nhận lại và trả tiền, thế là xong.
Triệu Kinh Ngũ ngạc nhiên:
– Xong rồi ư?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Chẳng phải xong rồi sao, dễ dàng thế đấy, tôi đâm ra xấu hổ.
Cả ba người đều im lặng, Trang Chi Điệp nói:
– Bọn mình thường nghĩ quá ư đơn giản những việc phức tạp, nhưng cũng thường nghĩ quá ư phức tạp những chuyện đơn giản.
Ngưu Nguyệt Thanh bĩu môi:
– Nhà văn lại giảng bài cho tôi đấy!
Bà già ăn bánh bao còn chê nhạt, liền lấy bát múc dấm trong vại để ở buồng ngủ của bà. Vại to lắm, tháo vải mở nắp đậy, mùi toả ngào ngạt khắp nhà. Triệu Kinh Ngũ hỏi:
– Mùi gì thơm nồng thế nhỉ?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
– Mẹ ơi, mẹ mở vại dấm đấy à?
Ủ dấm ngày nào cũng phải lấy que sạch khuấy lên, bà già đáp:
– Không khuấy nữa, nhuyễn rồi.
Triệu Kinh Ngũ hỏi:
– Gia đình chị tự làm dấm ư?
Ngưu Nguyệt Thanh trả lời:
– Thầy giáo Điệp của anh có tật lạ, không ăn dấm hun ở phố, chỉ ăn dấm trắng, tôi ủ hẳn một vại tương, mùi vị sạch lắm, múc cho anh một can nhé?
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Em không kén như thầy giáo Điệp, ăn được mọi thứ, nếu có dưa muối, dưa ướp. Hôm nào em nếm thử.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
– Vậy thì cậu tìm đúng chỗ rồi đấy, nhà chị có dưa muối, dưa ướp, tỏi ngọt, ớt, chỉ cần cậu thích ăn.
Lập tức lấy túi ny lông, gắp mỗi thứ một ít để khi đi Triệu Kinh Ngũ đem theo.
Trang Chi Điệp nói mấy câu, gia đình anh có khẩu vị của người nhà quê, đột nhiên nhớ đến chuyện đôi giày, liền lấy trong túi ra đưa cho Ngưu Nguyệt Thanh, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
– Anh mua cho em à?
Trang Chi Điệp không nói Nguyễn Tri Phi tặng. Vợ anh ghét Nguyễn Tri Phi, chửi là “đồ lưu manh”, liền bảo hôm qua ở nhà Mạnh Vân Phòng, Hạ Tiệp gởi tặng. Ngưu Nguyệt Thanh nhìn thấy một đôi giày mũi nhọn bằng da trâu màu đen cao gót nho nhỏ, liền bảo:
– Trời ơi, gót cao như thế này à, đâu phải là giày, mà là cái cùm chân.
Trang Chi Điệp nói:
– Anh rất ớn em nói thế, nếu cùm chân, thì đàn bà đầy đường đầy phố đều là phạm nhân à?
Ngưu Nguyệt Thanh vừa tháo giày cũ ra thử, vừa nói:
– Anh cứ mong em chưng diện theo mốt, đi đôi giày này chẳng làm được việc gì nữa, anh có hầu hạ em được không?
Đưa được chân vào, thì mũi giày phồng lên, đứng dậy một cái liền kêu đau. Chân Ngưu Nguyệt Thanh to lại rộng, thường đi giày đế bằng, vì thế Trang Chi Điệp thường than vãn, bảo chân đàn bà là quan trọng nhất, chân không đẹp thì mười phần đã đánh mất ba, ngay lúc ấy Ngưu Nguyệt Thanh đã buồn buồn nói:
– Em đi giày cao gót, chỉ đi được loại Bắc Kinh sản xuất, không đi được mác Thượng Hải!
Trang Chi Điệp đành phải thu lại, bảo, vậy thì trả lại người ta để khỏi mất lòng. Thế là cùng với Triệu Kinh Ngũ đi ra, cái túi đựng đôi giày treo vào xe máy.
/67
|