Trang Chi Điệp chửi Chu Mẫn phải về Đồng Quan cứu Đường Uyển Nhi, về đến nhà thì Ngưu Nguyệt Thanh đã bỏ đi. Trong phút chốc gà bay trứng vỡ, anh đã sa vào cảnh cô đơn thê thảm. Đối với việc ly hôn mà Ngưu Nguyệt Thanh nêu ra, trước khi Ngưu Nguyệt Thanh nêu ra chuyện này, Trang Chi Điệp hận chẳng thể ly hôn được ngay, nhưng khi lá thư đòi ly hôn để ở trước mặt, thì quả thật Trang Chi Điệp lại thấy hết sức ngạc nhiên. Sau khi đọc bức thư, anh cười một tiếng rõ to, đi pha một ly cà phê đặc để uống, chợt cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Nhưng rồi ngồi một mình trong phòng một ngày, liền cảm thấy trống trải khó chịu, mở to băng nhạc đưa đám tới nấc to nhất, anh ngả người xuống giường, lặng lẽ nghĩ. Trong những ngày trước đây, mỗi lần ăn nằm viết Đường Uyển Nhi và Liễu Nguyệt, thậm chí với A Xán, lúc trở về nhà liền hy vọng Ngưu Nguyệt Thanh có thể chửi anh giận anh. Nhưng Ngưu Nguyệt Thanh mặc kệ anh, anh lại cảm thấy đau khổ, nếu Ngưu Nguyệt Thanh hết lòng chăm sóc anh, thì trong lòng anh lại cảm thấy có lỗi với chị. Anh không chỉ một lần mong ngóng kết thúc sự dày vò này. Bây giờ đã kết thúc, song trỗi dậy trong trái tim anh lại là những cử chỉ đẹp đẽ tốt lành của Ngưu Nguyệt Thanh trước kia. Trang Chi Điệp nghĩ tới nhiều ưu điểm của Ngưu Nguyệt Thanh, song anh lại không sang Song Nhân Phủ xin vợ tha thứ. Anh biết rõ sự việc đã tới nước này, nếu hai người đoàn tụ trở lại sẽ khó khăn lắm.
Trước hết Ngưu Nguyệt Thanh có thể xoá bỏ được những bóng đen anh và Đường Uyển Nhi ăn nằm với nhau trong lòng không? Sau nữa, từ nay về sau anh làm thế nào để loại bỏ được hết tình yêu với Đường Uyển Nhi cơ chứ? Đường Uyển Nhi đã đem đến cho anh cảm giác mới, rung động mới, mà cô ấy bây giờ đã sa vào một vực sâu của bể khổ khác, thì liệu anh có thể cứ bình chân như vại mà sống những ngày tháng thanh thản được sao? Chưa nói đến bản thân từ nay trở đi chịu đựng đau khổ như thế nào, mà đây há chẳng phải suốt đời đeo đẳng cái gông của tội ác song trùng đó sao? Nhưng…nhưng Trang Chi Điệp lại nghĩ, chính vì quen biết Đường Uyển Nhi, có sự gian díu với Đường Uyển Nhi về thể xác và tâm hồn đã từng bước khiến anh lún sâu vào vũng lầy! Để thoát khỏi cảnh khốn quẫn, anh bắt đầu đánh giá Đường Uyển Nhi bằng những quy phạm đạo đức về người đàn bà, hy vọng anh sẽ giận cô, quên cô ta. Nhưng Trang Chi Điệp không giải thích được Đường Uyển Nhi sai ở chỗ nào, chỗ nào có thể làm cho anh ác cảm mà ghét bỏ. Trong trái tim, anh đã muốn quên Đường Uyển Nhi hết lần này đến lần khác, song lại hết lần này đến lần khác nhớ nhung Đường Uyển Nhi. Biết mười mươi trước mặt là một ly rượu chim gáy uống vào sẽ gầy mòn, nhưng màu sắc sặc sỡ và mùi thơm sực nức của nó, lại cuốn hút anh không thể không uống. Mạnh Vân Phòng đã đến nói chuyện với anh, chỉ trích anh thời gian hoạt động sáng tác văn học nhiều quá lâu quá, say sưa quá, đã không hiểu biết xã hội, xử lý tất cả bằng nghệ thuật, nên mới dần dần thành thế này. Sự việc đã xảy ra, lẽ nào vẫn muốn tiếp tục như thế nữa? Anh cứ lo lắng cái này, không an tâm cái kia, vậy bản thân anh thì sao? Anh là danh nhân, danh nhân phải nên sống càng tự do, càng thoải mái, mà anh sống tới mức khổ như vậy, mệt như vậy ư?
Trang Chi Điệp đã cười không thành tiếng, anh bảo anh không nghe Mạnh Vân Phòng nhà ngươi đâu, quan đỉêm của Mạnh Vân Phòng nhà ngươi, trước đây anh đã không đồng ý, bây giờ cũng không đồng ý. Anh chỉ yêu cầu các bạn đừng nhắc đến chuyện này. Anh bảo Đường Uyển Nhi bị mất, Ngưu Nguyệt Thanh bỏ đi, rõ ràng đây là một trừng phạt của Thượng Đế đối với anh. Đã là trừng phạt thì mình làm mình chịu. Thế là anh mua về một thùng mì ăn liền, tự giặt quần áo. Cứ thế anh sống ở nhà mấy hôm, buồn chán quá thì sang nhà Mạnh Vân Phòng, hẹn Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang đến uống rượu. Nhìn thấy rượu là tham, đã tham thì say. Bản thân cũng tự cảm thấy chán ghét chính mình, liền ngày nào cũng cưỡi xe máy “Mộc lan” đầu tóc bù xù, lắp băng nhạc vào máy ghi âm nho nhỏ, cắm vào tai nghe, vừa nghênh ngang chạy một vòng trong thành phố vừa nghe âm nhạc. Có lúc anh nghĩ, hôm nay có lẽ có một cô gái vẫy xe đi nhờ anh một đoạn, có lẽ trên con đường vắng vẻ nào đó, anh sẽ chặn một người đàn bà xinh đẹp lại chăng? Nhưng anh thường phóng như điên một vòng như thế, quay về, người ah đẫm mồ hôi và bụi, chẳng thể nhận ra anh nữa.
Hôm nay trong lúc đi vòng vèo quanh quẩn, đột nhiên anh nảy ra ý nghĩ, liền đi ra ngoại ô phía nam thăm con bò sữa. Tuy đã sang thu, ánh nắng mặt trời vẫn còn chói chang, vụ ngô đã thu hoạch xong, cánh đồng khô cạn còn chưa cày bừa, một màu vàng xỉn trải dài, bụi đất bay mù mịt. Chiếc “mộc lan” đã đến bãi rộng trước cửa nhà chị Lưu, trong bãi tập trung hàng chục con bò cày, những con bò này không ai chăn dắt, cũng không buộc thừng vào cọc, hay hòn đá kéo lúa, nhưng chúng không đi lại, cứ quanh quẩn ngoài tường sân nhà chị Lưu đã sập đổ nhìn. Trang Chi Điệp nhìn vào trong sân, con bò sữa kia đang nằm đó, gần như chỉ còn da bọc xương. Chị Lưu đang cúi xuống khuấy thức ăn trong chậu gỗ đặt cạnh đầu con bò. Trang Chi Điệp đỗ xe máy đi vào, chị Lưu lẳng lặng nhìn anh, không nói gì, nước mắt chảy giàn giụa. Trang Chi Điệp cảm thấy con bò sữa không thể qua khỏi, may mà mình đến đúng lúc, còn nhìn thấy nó lần cuối cùng. Từ chân tường sập đổ anh nhổ một nắm cỏ khao trắng có mùi rất tanh đặt vào sát mũi con bò sữa. Con bò sữa chỉ cựa quậy cái tai một cách khó nhọc, coi như lời chào Trang Chi Điệp. Nó không mở to được mắt, chung quanh vành mắt có gỉ rất dính, nó đã ngửi thấy cỏ tanh, cái lưỡi thỉnh thoảng lè ra, chỉ độ một tấc, cuốn nước dãi đậm đặc chảy xuống. Ở trong nhà, anh Lưu gọi vợ bằng cái giọng nặng trịch:
Muốn đọc truyện hay vào ngay Thích Truyện: http://thichtruyen. vn
– Bảo cô đi mua rượu, mà cô cứ lề mề, đến nước này còn cho nó ăn cái gì hả?
Bạn đang đọc truyện tại
Anh Lưu cùng một người đàn ông nữa đi ra đứng ở hè. Đầu tiên Trang Chi Điệp cảm thấy có một vệt sáng, nhìn kỹ mới thấy người đó cầm một con dao hình lá liễu. Chồng chị Lưu râu mọc xồm xoàm, nước da trắng bợt, nhìn thấy Trang Chi Điệp cất tiếng chào:
– Anh đã đến đấy hả? Mời vào uống trà.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Đang định giết bò đấy ư?
Anh Lưu đáp:
– Quả thật đã hết cách, cứ kéo dài thời gian mãi, để nó chịu tội thế này, chẳng thà giải thoát nó. Nếu con bò có khôn thiêng thì nó cũng bằng lòng làm như thế. Một nhân vật tai to mặt lớn như anh, khi nó ốm đã từng đến thăm, hôm nay là ngày nó tận số anh lại đến!
Trang Chi Điệp nói:
– Tôi có duyên nợ với con bò này ấy mà.
Người đàn ông kia cười khà khà dưới bóng nắng. Anh ta nói:
– Anh Lưu ơi, anh mà chết có lẽ không ai đến thăm đâu.
Anh Lưu bảo:
– Nên thế, bò chết trong tay tôi, thì tôi cũng có tội.
Người đàn ông đi đến cạnh con bò, ngậm con dao vào miệng, hai tay thắt chặt dải rút, nói:
– Hai anh chị ấn chặt sừng bò nhé!
Anh Lưu bước đến ấn, nhưng chị Lưu ôm mặt ù té chạy vào trong nhà. Anh Lưu mắng:
– Cái con mụ này!
Đành mỗi tay nắm giữ một sừng bò. Chị Lưu chạy tới cửa thì dừng lại, chị không nhẫn tâm nhìn thấy, lại không nhẫn tâm không có mặt khi con bò chết, chị quay mặt vào cánh cửa, hai tay nắm chặt vòng cửa. Người đàn ông vẫn ngậm chặt dao ở miệng, con dao đang lấp lánh, tay sờ vào chỗ cổ họng của con bò, sau đó lấy con dao ra khỏi miệng nói:
– Vị khách này, anh nắm chặt đuôi bò giúp nhé!
Trang Chi Điệp không nhúc nhích. Người đàn ông coi thường, hắng một tiếng, quỳ một chân xuống, nói:
– Hôm nay mi chịu khổ đến ngày cuối cùng rồi, kiếp sau đừng làm thân con bò nữa nhé!
Sột một tiếng, con dao được thọc vào dưới cổ con bò, cả lưỡi và một phần cán dao ngập vào trong. Trang Chi Điệp nhìn vào, mắt con bò trợn thành màu trắng như quả trứng gà, miệng dao kêu ục ục phun ra một luồng hơi tanh nóng, dòng máu nổi lên những bong bóng màu đỏ nhạt ồng ộc chảy ra đất nóng. Trang Chi Điệp bỗng chốc bủn rủn từ từ ngồi xuống, cùng lúc đó nhìn thấy chị Lưu tữ vòng cửa tụt xuống, cuối cùng ngã sấp trên ngưỡng cửa. Lúc này ở vạt đất ngoài sân tiếng bò rống loạn xạ, tất cả đàn bò cứ chạy vòng quanh một cách điên cuồng, bụi đất tung bay mù mịt. Người đàn ông kia lập tức bảo ra đóng cửa vào, lại còn cầm cái roi da đứng cạnh ở chỗ tường sập đổ, cái roi da quăng lên kêu bem bép. Cuối cùng đàn bò không ùa vào, sau đó có một con gào khóc vô cùng thảm thiết, nhảy bừa qua một đường hào cạnh vạt đất, mười mấy con bò cũng rống lên xông theo sau.
Trang Chi Điệp quay đầu lại, một tấm da bò đã trải ra đất, từ đống thịt lộn xộn, người đàn ông lấy ra một miếng nhỏ màu vàng, nói:
– Ngưu hoàng của nó to như thế này cơ mà!
Anh ta hớn hở tới mức giơ túi ngưu hoàng cầm trong bàn tay dính đầy máu soi lên ánh nắng mặt trời để nhìn, ngưu hoàng còn đang bốc lên một làn hơi nóng.
Trang Chi Điệp được chồng chị Lưu kéo vào trong nhà ngồi bên mâm rượu. Từ trong hoảng hốt, Trang Chi Điệp đã tỉnh lại, bên cạnh anh là một chiếc lồng cỏ to, trong lồng đựng những miếng thịt to tướng, còn tấm da bò vấy đầy máu thì phơi ở chỗ tường đổ. Trang Chi Điệp không uống rượu. Anh bảo:
– Tôi muốn mua tấm da bò này!
Người đàn ông đổ một ly rượu vào mồm, bảo:
– Ồ, anh là chủ cửa hàng da phải không? Tấm da này tốt lắm, anh trả bao nhiêu?
Trang Chi Điệp bảo:
– Đòi bao nhiêu tôi trả ngần ấy.
Chị Lưu lập tức bảo:
– Giá cả cái gì hả? Anh Điệp này, nếu anh chịu giữ, thì cứ cầm về.
Liễu Nguyệt về ở nhà Đại Chính, giống như nhà Trang Chi Điệp, gia đình cũng đông khách đến. Nhưng khách nhà họ Trang Chi Điệp đều là khách nghèo, còn khách nhà Đại Chính hầu hết đều là lãnh đạo các ban các cục, giám đốc các nhà máy, giám đốc công ty, thương trường. Những khách này chẳng có ai đến tay không bao giờ. To thì tủ lạnh, bé thì thuốc, rượu, quả dưa, người đem quà đến biếu dường như thành quy luật, khi bước vào cửa thay dép lê, thì quà biếu cũng đặt luôn vào trong gian nhỏ chứa giày dép, sau đó ngồi trong phòng khách nói chuyện với chủ nhà, người biếu quà chẳng bao giờ nói quà để ở chỗ kia, người nhận quà cũng không hỏi han cám ơn. Khi họ nói chuyện, Liễu Nguyệt không ra chào hỏi, chỉ khi nào chồng hay mẹ chồng gọi một tiếng:
– Liễu Nguyệt ơi, con (hoặc em) cũng ra đây chứ?
Liễu Nguyệt mới tươi cười hớn hở từ buồng ngủ bước ra, bước ra rồi, cô ta biết mỉm cười chào hỏi khách đến một cách hấp dẫn, thỉnh thoảng lại nói xen vào một hai câu chuyện phiếm. Nhưng cô ta biết chính xác chén nước trà của khách nào đã uống cạn hay chưa, cô ta không đi rót thêm nước mà gọi:
– Tiểu Cúc, rót thêm nước đi em!
Tiểu Cúc là con ở giúp việc trong nhà Đại Chính. Sáng sớm hôm sau về làm dâu, Liễu Nguyệt đã biết Tiểu Cúc. Lúc ấy Tiểu Cúc đang nhặt rau hẹ ở nhà bếp, Liễu Nguyệt cũng vô tình cúi xuống bốc nắm rau hẹ lên nhặt, chưa nhặt xong đã bỏ xuống ngay, đứng lên lấy xà phòng thơm rửa tay trong bể nước. Tiểu Cúc hắng một tiếng, Liễu Nguyệt vừa rửa vừa hỏi:
– Cô tên là gì?
Tiểu Cúc đáp:
– Tiểu Cúc!
Liễu Nguyệt bảo:
– Tiểu Cúc này, hôm nay mình ăn bánh chẻo, cho nhiều tôm khô vào, khi cho, cô gọi tôi một tiếng, tôi xuống tự tay làm nhân bánh.
Tiểu Cúc im lặng, vẫn nhặt rau hẹ như cũ, đột nhiên nói:
– Gia đình chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố ăn bánh chẻo, chưa bao giờ cho tôm khô vào nhân, thưa chị!
Liễu Nguyệt thừ người ra một lát, thay đổi sắc mặt, bảo:
– Thì ta muốn ăn bánh chẻo có tôm khô đấy!
Nói rồi cô ta vẩy vẩy nước trên tay, cũng chẳng thèm đóng vòi nước, nước chảy xoè xoè. Lên đến buồng cưới rồi, cô ta nói trống không:
– Vặn vòi nước vào chứ!
Sang ngày thứ mười, Liễu Nguyệt ở nhà buồn tẻ quá, cô ta bảo Đại Chính cô ta muốn làm việc. Đại Chính bảo đã cử người đi làm thủ tục hộ khẩu thành phố cho cô ta, ngay một lúc chưa làm xong thì đi làm ở đâu được? Liễu Nguyệt bảo, mặc kệ việc ấy, cô ta cần làm việc. Đại Chính liền nói với mẹ yêu cầu của Liễu Nguyệt. Bà vợ ông chủ tịch nghĩ đi nghĩ lại, liền gọi điện thoại cho Nguyễn Tri Phi, yêu cầu anh sắp xếp cho con dâu vào tiệm ca múa của anh. Ngày hôm sau Liễu Nguyệt đã đi làm.
Liễu Nguyệt không biết ca múa, nhưng Liễu Nguyệt có khuôn mặt xinh, có dáng người đẹp, nên cô ta đi theo đội mốt thời trang, học cách biểu diễn trên sân khấu. Đội mốt thời trang đều là những cô gái lưng ong chân dài, đẹp thì rất đẹp, nhưng trình độ văn hóa thấp nên nét mặt cứ đần đần. Liễu Nguyệt đọc nhiều sách, có khí chất tốt, biết biểu diễn phong thái của mình, nên chỉ trong thời gian rất ngắn đã trở thành một người nổi bật nhất trong đội mốt thời trang. Dân trong thành phố này thưởng thức biểu diễn mốt thời trang, không phải chỉ đến thưởng thức thời trang, mà cái họ muốn xem là mặt, hay nói một cách khác, cho dù thợ thiết kế ra thời trang kiểu gì, đối với họ, mốt trên sân khấu đều là những tấm thân hở hang, trần truồng. Họ chỉ trỏ cô này mặt xinh, nhưng mông to, cô kia gầy quá, vú lép kẹp. Cuối cùng người mà họ cảm thấy mê ly nhất, khêu gợi nhất vẫn là cô gái tên Liễu Nguyệt. Mỗi lần Liễu Nguyệt ra sàn diễn, thì ở bên dưới người xem cứ kêu lên ồ ồ và huýt sáo ầm ĩ. Bỗng chốc loan tin, ở chỗ Nguyễn Tri Phi có một cô người mẫu hết ý, khách đến xem cứ nườm nượp, phen này tha hồ mà hốt bạc. Trưa nay Mạnh Vân Phòng dắt ông lão có cuốn “thiệu tử thần số” độc nhất ở Bắc giao đến gặp vị đại sư từ Tân Cương đến, giám đốc khách sạn Trường Hồng đã bố trí ăn ở không phải trả tiền để cám ơn giám đốc, cũng là để mỗi bên trổ tài cho đối phương xem. Hai vị khách lạ này đã phát công chữa bệnh cho giám đốc, lại dự đóan làm ăn buôn bán cho khách sạn, quần nhau suốt một ngày. Đương nhiên vị giám đốc này đã tặng Mạnh Vân Phòng một nồi lẩu bằng đồng hoa sen kiểu cổ và hai ký rưỡi thịt dê đã thái sẵn, cùng gia vị ba màu để cám ơn lòng tốt của anh.
Mạnh Vân Phòng vui vẻ nhận quà đem về nhà nấu, gọi Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ đến ăn. Trang Chi Điệp rầu rĩ, ăn chẳng được mấy, tiện tay mở tivi đang chiếu bộ phim đánh nhau của nước ngoài gồm năm mươi tập. Trước khi chiếu phim, đã quảng cáo tiệm ca múa của Nguyễn Tri Phi. Mạnh Vân Phòng bảo:
– Chi Điệp này, anh có biết không, hiện giờ Liễu Nguyệt đi làm trong tiệm ca múa, cô ấy làm người mẫu, ăn khách lắm.
Trang Chi Điệp nói:
– Thế thì tốt, Liễu Nguyệt thích hợp với công việc này. Sao anh biết chuyện ấy? Anh thường đi nhảy à?
Mạnh Vân Phòng bảo:
– Mình đâu có đi!
Hạ Tiệp bảo:
– Anh ấy không đi, nhưng con trai anh ấy thường hay đi!
Trang Chi Điệp nói:
– Mạnh Tần còn choi choi thế thì đi cái gì, nó có tiền mua vé à?
Hạ Tiệp đáp:
– Vấn đề là ở chỗ đó. Hôm trước Nguyễn Tri Phi gặp tôi bảo, cậu con trai của chị thông minh lắm, dăm ba hôm lại dẫn bạn học đến xem một buổi. Người soát vé hỏi vé, nó bảo Nguyễn Tri Phi là chú cháu, Liễu Nguyệt là chị cháu, thế là vào. Sau đó người soát vé hỏi tôi có thằng cháu ấy không, tôi ra xem, thấy Mạnh Tần, thằng nhóc này được, tương lai sẽ giống anh Phòng, cũng sẽ là một nhân vật. Khi về tôi nói lại với anh Phòng, bảo anh ấy giáo dục dạy bảo tử tế, nhưng anh ấy đã nhăn mặt lại. Anh nhìn kìa, mặt anh ấy đã tối sầm lại rồi.
Khuôn mặt tối sầm của Mạnh Vân Phòng lại ngượng ngập cười, bảo:
– Mình đâu có tối sầm mặt lại cơ chứ? Chi Điệp này, bao giờ mình đến đấy thăm Liễu Nguyệt nhé, đừng để Liễu Nguyệt cảm thấy con gái đi lấy chồng như chậu nước hắt đi.
Trang Chi Điệp đáp:
– Được thôi, anh liên hệ đi.
Mạnh Vân Phòng nói:
– Việc gì phải liên hệ? Ăn cơm xong, mình phải đi đến ban tuyên truyền một chuyến. Ông trưởng ban hôm qua gọi điện đến bảo mình chiều nay đến. Có việc gì thế không biết! Chẳng phải là mời sư phụ của Mạnh Tần phát khí công thải sỏi bọng đái cho vợ ông ấy sao? Hôm nay mình đi không chữa đâu, chỉ hẹn thời gian thôi!
Hạ Tiệp bảo:
– Xem ra anh tích cực nhỉ, lúc thì đi thăm con dâu của chủ tịch thành phố, lúc thì đi khám bệnh cho vợ ông trưởng ban tuyên truyền, bỏ mặc nhà văn ở đây chẳng đoái hoài gì đến hả?
Mạnh Vân Phòng đáp:
– Em nói thế, hóa ra anh là kẻ tiểu nhân chạy theo quyền thế và lợi lộc phải không? Mình đi đến nhà ông trưởng ban tuyên truyền không đến ba mươi phút đâu. Các anh cứ ngồi đây nói chuyện, bốn giờ chiều chúng ta gặp mặt ở tiệm ca múa đúng giờ.
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Nếu các anh đi, tôi không đi đâu.
Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Kinh Ngũ, cậu hẹp hòi thế. Liễu Nguyệt không làm vợ cậu, thì cậu không dám gặp mặt cô ấy, có phải không? Người không dám gặp mặt phải là Liễu Nguyệt chứ? Nếu cậu không muốn gặp, cậu có thể không gặp, cậu sẽ nhảy ở sàn nhảy, chưa biết chừng sẽ gặp một cô vừa ý.
Hạ Tiệp nói:
– Anh có đi thì đi mau mau lên, lôi thôi mãi, sốt cả ruột. Vân Phòng này, em phải nói với anh, hôm nay muốn đi đến đó cho khuây khoả thì cứ ở khuây khoả thoải mái, đừng có bám theo Mạnh Tần đi, kẻo người soát vé lại phàn nàn, em không thể bẽ mặt nữa đâu!
Mạnh Vân Phòng hậm hực ra đi. Hạ Tiệp vội vàng thu dọn chén bát, cũng không rửa, liền gọi người hàng xóm bên cạnh sang, ngồi vây quanh đánh mạt chược.
Mạnh Vân Phòng đi đến chỗ trưởng ban tuyên truyền không phải do chữa sỏi thận cho vợ ông mà để nói một việc lớn có liên quan đến dân chúng cả thành phố. Thì ra, để tiến thêm một bước lấy chủ trương văn hoá dựng sân khấu để diễn kịch, sau khi vườn thú Bắc Kinh tặng vườn thú Tây Kinh ba con gấu mèo to, chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố chợt nẩy ra ý định liệu có nên tổ chức một tết văn hoá ở thành phố cổ? hơn nữa, cũng nghĩ sẵn huy hiệu của tết này là con gấu mèo to. Chủ tịch thành phố triệu tập các nhân viên hữu quan của ban tuyên truyền và cục văn hoá đến họp, ai cũng nhất trí khen hay, bảo đây là một ý kiến tôi, một là mở rộng tuyên truyền của thành phố ra ngoài, hai là lấy đó làm sống động nền kinh tế, đây cũng là một sáng kiến trong cả nước. Thế là đã thành lập một uỷ ban trù bị khổng lồ. Trưởng ban gọi Mạnh Vân Phòng đến là để trưng cầu ý kiến của anh về nội dung của tết văn hoá. Mạnh Vân Phòng nghe xong, đầu tiên nêu ra phải để Trang Chi Điệp tham gia việc này. Trưởng ban bảo đương nhiên là như thế rồi , nhưng Trang Chi Điệp là nhà văn, những việc thông thường không cần phải phiền đến anh ấy, chỉ chờ sau này có nhiều văn bản phải viết mới nhờ đến anh ấy khởi thảo. Mạnh Vân Phòng đã đọc được các dự án thiết kế của tết văn hoá viết đầy ba tờ giấy, chợt cảm thấy nếu cứ tiếp tục bàn bạc như thế này, thì có bàn đến tối cũng chưa xong. Anh liền bảo đây là một chủ trương lớn, để anh đem bản kê dự án này về suy nghĩ cẩn thận, chiều mai sẽ đến trình bày cụ thể ý kiến của mình. Anh vội vàng gỡ ra, hấp ta hấp tấp đi đến tiệm ca múa.
Trong tiệm ca múa, biểu diễn thời trang vừa kết thúc, vũ hội mới bắt đầu. Người đến nhảy đông nghìn nghịt, đều là từng đôi, từng đôi áp sát vào nhau đung đưa tại chỗ, ánh sáng lốm đốm xoay tròn, làm cho tất cả khách nhảy giống như ảo ảnh và quỷ sứ không sao nhìn rõ ai với ai. Mạnh Vân Phòng đã từng nghe Mạnh Tần nói, Liễu Nguyệt thường hay tiếp bạn nhảy liền ngồi xuống cái bàn ngay cạnh, ra sức tìm Liễu Nguyệt trong đám đông. Nhưng mắt phải của anh đã hỏng, thị lực mắt trái cũng bắt đầu kém. Anh nhìn cô nào cũng mặc quần áo mới lạ, khuôn mặt xinh đẹp vô cùng, cứ tưởng là Liễu Nguyệt nhưng mỗi bản nhạc kết thúc, các cô gái từ sàn nhảy đi xuống thì chẳng có ai là Liễu Nguyệt. Không có Liễu Nguyệt thì tìm Nguyễn Tri Phi vậy. Nhạc lại nổi lên, từng đôi trai gái lại ùa ra sàn nhảy. Tất cả lại không biệt ra ai với ai. Lúc này Mạnh Vân Phòng mới cau có tại vì không liên hệ trước. Nếu bọn Trang Chi Điệp đến không gặp Liễu Nguyệt và Nguyễn Tri Phi chắc sẽ chửi mình. Đang lúc sốt ruột thì đột nhiên có người hỏi:
– Anh có phải là Mạnh Vân Phòng không ạ?
Khi Mạnh Vân Phòng quay đầu nhìn, thì ra tiếng nói ngay ở bên cạnh, một người đàn bà xinh đẹp ngồi đối diện cùng bàn đang đưa hai tay tì vào cằm ngắm nhìn anh. Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Chị hỏi tôi phải không? Tôi là Mạnh Vân Phòng đây, xin lỗi chị là ai?
Người đàn bà kia giơ tay ra, đương nhiên Mạnh Vân Phòng đã bắt tay, lại nói một câu:
– Trông mặt thì quen lắm, đầu óc tôi yếu kém, ngay một lúc không nhớ ra, thành thật xin lỗi chị.
Người đàn bà nói:
– Khỏi cần xin lỗi, thật ra chúng ta chưa bao giờ gặp mặt nhau bao giờ. Em chỉ nhìn hình dáng của anh mà hỏi thôi đấy, quả nhiên là anh thật.
Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Chị thấy tôi chột mắt có phải không?
Người đàn bà cười đáp:
– Nghe nói anh Phòng nhộn lắm, quả có nhộn thật. Nhưng em không phải là người vui nhộn, em làm việc ở viện kiểm sát, chắc chắn anh sẽ biết em là ai. Còn chưa nhận ra ư? Cảnh Tuyết Ấm là chị hai của em.
Trước hết Ngưu Nguyệt Thanh có thể xoá bỏ được những bóng đen anh và Đường Uyển Nhi ăn nằm với nhau trong lòng không? Sau nữa, từ nay về sau anh làm thế nào để loại bỏ được hết tình yêu với Đường Uyển Nhi cơ chứ? Đường Uyển Nhi đã đem đến cho anh cảm giác mới, rung động mới, mà cô ấy bây giờ đã sa vào một vực sâu của bể khổ khác, thì liệu anh có thể cứ bình chân như vại mà sống những ngày tháng thanh thản được sao? Chưa nói đến bản thân từ nay trở đi chịu đựng đau khổ như thế nào, mà đây há chẳng phải suốt đời đeo đẳng cái gông của tội ác song trùng đó sao? Nhưng…nhưng Trang Chi Điệp lại nghĩ, chính vì quen biết Đường Uyển Nhi, có sự gian díu với Đường Uyển Nhi về thể xác và tâm hồn đã từng bước khiến anh lún sâu vào vũng lầy! Để thoát khỏi cảnh khốn quẫn, anh bắt đầu đánh giá Đường Uyển Nhi bằng những quy phạm đạo đức về người đàn bà, hy vọng anh sẽ giận cô, quên cô ta. Nhưng Trang Chi Điệp không giải thích được Đường Uyển Nhi sai ở chỗ nào, chỗ nào có thể làm cho anh ác cảm mà ghét bỏ. Trong trái tim, anh đã muốn quên Đường Uyển Nhi hết lần này đến lần khác, song lại hết lần này đến lần khác nhớ nhung Đường Uyển Nhi. Biết mười mươi trước mặt là một ly rượu chim gáy uống vào sẽ gầy mòn, nhưng màu sắc sặc sỡ và mùi thơm sực nức của nó, lại cuốn hút anh không thể không uống. Mạnh Vân Phòng đã đến nói chuyện với anh, chỉ trích anh thời gian hoạt động sáng tác văn học nhiều quá lâu quá, say sưa quá, đã không hiểu biết xã hội, xử lý tất cả bằng nghệ thuật, nên mới dần dần thành thế này. Sự việc đã xảy ra, lẽ nào vẫn muốn tiếp tục như thế nữa? Anh cứ lo lắng cái này, không an tâm cái kia, vậy bản thân anh thì sao? Anh là danh nhân, danh nhân phải nên sống càng tự do, càng thoải mái, mà anh sống tới mức khổ như vậy, mệt như vậy ư?
Trang Chi Điệp đã cười không thành tiếng, anh bảo anh không nghe Mạnh Vân Phòng nhà ngươi đâu, quan đỉêm của Mạnh Vân Phòng nhà ngươi, trước đây anh đã không đồng ý, bây giờ cũng không đồng ý. Anh chỉ yêu cầu các bạn đừng nhắc đến chuyện này. Anh bảo Đường Uyển Nhi bị mất, Ngưu Nguyệt Thanh bỏ đi, rõ ràng đây là một trừng phạt của Thượng Đế đối với anh. Đã là trừng phạt thì mình làm mình chịu. Thế là anh mua về một thùng mì ăn liền, tự giặt quần áo. Cứ thế anh sống ở nhà mấy hôm, buồn chán quá thì sang nhà Mạnh Vân Phòng, hẹn Triệu Kinh Ngũ và Hồng Giang đến uống rượu. Nhìn thấy rượu là tham, đã tham thì say. Bản thân cũng tự cảm thấy chán ghét chính mình, liền ngày nào cũng cưỡi xe máy “Mộc lan” đầu tóc bù xù, lắp băng nhạc vào máy ghi âm nho nhỏ, cắm vào tai nghe, vừa nghênh ngang chạy một vòng trong thành phố vừa nghe âm nhạc. Có lúc anh nghĩ, hôm nay có lẽ có một cô gái vẫy xe đi nhờ anh một đoạn, có lẽ trên con đường vắng vẻ nào đó, anh sẽ chặn một người đàn bà xinh đẹp lại chăng? Nhưng anh thường phóng như điên một vòng như thế, quay về, người ah đẫm mồ hôi và bụi, chẳng thể nhận ra anh nữa.
Hôm nay trong lúc đi vòng vèo quanh quẩn, đột nhiên anh nảy ra ý nghĩ, liền đi ra ngoại ô phía nam thăm con bò sữa. Tuy đã sang thu, ánh nắng mặt trời vẫn còn chói chang, vụ ngô đã thu hoạch xong, cánh đồng khô cạn còn chưa cày bừa, một màu vàng xỉn trải dài, bụi đất bay mù mịt. Chiếc “mộc lan” đã đến bãi rộng trước cửa nhà chị Lưu, trong bãi tập trung hàng chục con bò cày, những con bò này không ai chăn dắt, cũng không buộc thừng vào cọc, hay hòn đá kéo lúa, nhưng chúng không đi lại, cứ quanh quẩn ngoài tường sân nhà chị Lưu đã sập đổ nhìn. Trang Chi Điệp nhìn vào trong sân, con bò sữa kia đang nằm đó, gần như chỉ còn da bọc xương. Chị Lưu đang cúi xuống khuấy thức ăn trong chậu gỗ đặt cạnh đầu con bò. Trang Chi Điệp đỗ xe máy đi vào, chị Lưu lẳng lặng nhìn anh, không nói gì, nước mắt chảy giàn giụa. Trang Chi Điệp cảm thấy con bò sữa không thể qua khỏi, may mà mình đến đúng lúc, còn nhìn thấy nó lần cuối cùng. Từ chân tường sập đổ anh nhổ một nắm cỏ khao trắng có mùi rất tanh đặt vào sát mũi con bò sữa. Con bò sữa chỉ cựa quậy cái tai một cách khó nhọc, coi như lời chào Trang Chi Điệp. Nó không mở to được mắt, chung quanh vành mắt có gỉ rất dính, nó đã ngửi thấy cỏ tanh, cái lưỡi thỉnh thoảng lè ra, chỉ độ một tấc, cuốn nước dãi đậm đặc chảy xuống. Ở trong nhà, anh Lưu gọi vợ bằng cái giọng nặng trịch:
Muốn đọc truyện hay vào ngay Thích Truyện: http://thichtruyen. vn
– Bảo cô đi mua rượu, mà cô cứ lề mề, đến nước này còn cho nó ăn cái gì hả?
Bạn đang đọc truyện tại
Anh Lưu cùng một người đàn ông nữa đi ra đứng ở hè. Đầu tiên Trang Chi Điệp cảm thấy có một vệt sáng, nhìn kỹ mới thấy người đó cầm một con dao hình lá liễu. Chồng chị Lưu râu mọc xồm xoàm, nước da trắng bợt, nhìn thấy Trang Chi Điệp cất tiếng chào:
– Anh đã đến đấy hả? Mời vào uống trà.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Đang định giết bò đấy ư?
Anh Lưu đáp:
– Quả thật đã hết cách, cứ kéo dài thời gian mãi, để nó chịu tội thế này, chẳng thà giải thoát nó. Nếu con bò có khôn thiêng thì nó cũng bằng lòng làm như thế. Một nhân vật tai to mặt lớn như anh, khi nó ốm đã từng đến thăm, hôm nay là ngày nó tận số anh lại đến!
Trang Chi Điệp nói:
– Tôi có duyên nợ với con bò này ấy mà.
Người đàn ông kia cười khà khà dưới bóng nắng. Anh ta nói:
– Anh Lưu ơi, anh mà chết có lẽ không ai đến thăm đâu.
Anh Lưu bảo:
– Nên thế, bò chết trong tay tôi, thì tôi cũng có tội.
Người đàn ông đi đến cạnh con bò, ngậm con dao vào miệng, hai tay thắt chặt dải rút, nói:
– Hai anh chị ấn chặt sừng bò nhé!
Anh Lưu bước đến ấn, nhưng chị Lưu ôm mặt ù té chạy vào trong nhà. Anh Lưu mắng:
– Cái con mụ này!
Đành mỗi tay nắm giữ một sừng bò. Chị Lưu chạy tới cửa thì dừng lại, chị không nhẫn tâm nhìn thấy, lại không nhẫn tâm không có mặt khi con bò chết, chị quay mặt vào cánh cửa, hai tay nắm chặt vòng cửa. Người đàn ông vẫn ngậm chặt dao ở miệng, con dao đang lấp lánh, tay sờ vào chỗ cổ họng của con bò, sau đó lấy con dao ra khỏi miệng nói:
– Vị khách này, anh nắm chặt đuôi bò giúp nhé!
Trang Chi Điệp không nhúc nhích. Người đàn ông coi thường, hắng một tiếng, quỳ một chân xuống, nói:
– Hôm nay mi chịu khổ đến ngày cuối cùng rồi, kiếp sau đừng làm thân con bò nữa nhé!
Sột một tiếng, con dao được thọc vào dưới cổ con bò, cả lưỡi và một phần cán dao ngập vào trong. Trang Chi Điệp nhìn vào, mắt con bò trợn thành màu trắng như quả trứng gà, miệng dao kêu ục ục phun ra một luồng hơi tanh nóng, dòng máu nổi lên những bong bóng màu đỏ nhạt ồng ộc chảy ra đất nóng. Trang Chi Điệp bỗng chốc bủn rủn từ từ ngồi xuống, cùng lúc đó nhìn thấy chị Lưu tữ vòng cửa tụt xuống, cuối cùng ngã sấp trên ngưỡng cửa. Lúc này ở vạt đất ngoài sân tiếng bò rống loạn xạ, tất cả đàn bò cứ chạy vòng quanh một cách điên cuồng, bụi đất tung bay mù mịt. Người đàn ông kia lập tức bảo ra đóng cửa vào, lại còn cầm cái roi da đứng cạnh ở chỗ tường sập đổ, cái roi da quăng lên kêu bem bép. Cuối cùng đàn bò không ùa vào, sau đó có một con gào khóc vô cùng thảm thiết, nhảy bừa qua một đường hào cạnh vạt đất, mười mấy con bò cũng rống lên xông theo sau.
Trang Chi Điệp quay đầu lại, một tấm da bò đã trải ra đất, từ đống thịt lộn xộn, người đàn ông lấy ra một miếng nhỏ màu vàng, nói:
– Ngưu hoàng của nó to như thế này cơ mà!
Anh ta hớn hở tới mức giơ túi ngưu hoàng cầm trong bàn tay dính đầy máu soi lên ánh nắng mặt trời để nhìn, ngưu hoàng còn đang bốc lên một làn hơi nóng.
Trang Chi Điệp được chồng chị Lưu kéo vào trong nhà ngồi bên mâm rượu. Từ trong hoảng hốt, Trang Chi Điệp đã tỉnh lại, bên cạnh anh là một chiếc lồng cỏ to, trong lồng đựng những miếng thịt to tướng, còn tấm da bò vấy đầy máu thì phơi ở chỗ tường đổ. Trang Chi Điệp không uống rượu. Anh bảo:
– Tôi muốn mua tấm da bò này!
Người đàn ông đổ một ly rượu vào mồm, bảo:
– Ồ, anh là chủ cửa hàng da phải không? Tấm da này tốt lắm, anh trả bao nhiêu?
Trang Chi Điệp bảo:
– Đòi bao nhiêu tôi trả ngần ấy.
Chị Lưu lập tức bảo:
– Giá cả cái gì hả? Anh Điệp này, nếu anh chịu giữ, thì cứ cầm về.
Liễu Nguyệt về ở nhà Đại Chính, giống như nhà Trang Chi Điệp, gia đình cũng đông khách đến. Nhưng khách nhà họ Trang Chi Điệp đều là khách nghèo, còn khách nhà Đại Chính hầu hết đều là lãnh đạo các ban các cục, giám đốc các nhà máy, giám đốc công ty, thương trường. Những khách này chẳng có ai đến tay không bao giờ. To thì tủ lạnh, bé thì thuốc, rượu, quả dưa, người đem quà đến biếu dường như thành quy luật, khi bước vào cửa thay dép lê, thì quà biếu cũng đặt luôn vào trong gian nhỏ chứa giày dép, sau đó ngồi trong phòng khách nói chuyện với chủ nhà, người biếu quà chẳng bao giờ nói quà để ở chỗ kia, người nhận quà cũng không hỏi han cám ơn. Khi họ nói chuyện, Liễu Nguyệt không ra chào hỏi, chỉ khi nào chồng hay mẹ chồng gọi một tiếng:
– Liễu Nguyệt ơi, con (hoặc em) cũng ra đây chứ?
Liễu Nguyệt mới tươi cười hớn hở từ buồng ngủ bước ra, bước ra rồi, cô ta biết mỉm cười chào hỏi khách đến một cách hấp dẫn, thỉnh thoảng lại nói xen vào một hai câu chuyện phiếm. Nhưng cô ta biết chính xác chén nước trà của khách nào đã uống cạn hay chưa, cô ta không đi rót thêm nước mà gọi:
– Tiểu Cúc, rót thêm nước đi em!
Tiểu Cúc là con ở giúp việc trong nhà Đại Chính. Sáng sớm hôm sau về làm dâu, Liễu Nguyệt đã biết Tiểu Cúc. Lúc ấy Tiểu Cúc đang nhặt rau hẹ ở nhà bếp, Liễu Nguyệt cũng vô tình cúi xuống bốc nắm rau hẹ lên nhặt, chưa nhặt xong đã bỏ xuống ngay, đứng lên lấy xà phòng thơm rửa tay trong bể nước. Tiểu Cúc hắng một tiếng, Liễu Nguyệt vừa rửa vừa hỏi:
– Cô tên là gì?
Tiểu Cúc đáp:
– Tiểu Cúc!
Liễu Nguyệt bảo:
– Tiểu Cúc này, hôm nay mình ăn bánh chẻo, cho nhiều tôm khô vào, khi cho, cô gọi tôi một tiếng, tôi xuống tự tay làm nhân bánh.
Tiểu Cúc im lặng, vẫn nhặt rau hẹ như cũ, đột nhiên nói:
– Gia đình chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố ăn bánh chẻo, chưa bao giờ cho tôm khô vào nhân, thưa chị!
Liễu Nguyệt thừ người ra một lát, thay đổi sắc mặt, bảo:
– Thì ta muốn ăn bánh chẻo có tôm khô đấy!
Nói rồi cô ta vẩy vẩy nước trên tay, cũng chẳng thèm đóng vòi nước, nước chảy xoè xoè. Lên đến buồng cưới rồi, cô ta nói trống không:
– Vặn vòi nước vào chứ!
Sang ngày thứ mười, Liễu Nguyệt ở nhà buồn tẻ quá, cô ta bảo Đại Chính cô ta muốn làm việc. Đại Chính bảo đã cử người đi làm thủ tục hộ khẩu thành phố cho cô ta, ngay một lúc chưa làm xong thì đi làm ở đâu được? Liễu Nguyệt bảo, mặc kệ việc ấy, cô ta cần làm việc. Đại Chính liền nói với mẹ yêu cầu của Liễu Nguyệt. Bà vợ ông chủ tịch nghĩ đi nghĩ lại, liền gọi điện thoại cho Nguyễn Tri Phi, yêu cầu anh sắp xếp cho con dâu vào tiệm ca múa của anh. Ngày hôm sau Liễu Nguyệt đã đi làm.
Liễu Nguyệt không biết ca múa, nhưng Liễu Nguyệt có khuôn mặt xinh, có dáng người đẹp, nên cô ta đi theo đội mốt thời trang, học cách biểu diễn trên sân khấu. Đội mốt thời trang đều là những cô gái lưng ong chân dài, đẹp thì rất đẹp, nhưng trình độ văn hóa thấp nên nét mặt cứ đần đần. Liễu Nguyệt đọc nhiều sách, có khí chất tốt, biết biểu diễn phong thái của mình, nên chỉ trong thời gian rất ngắn đã trở thành một người nổi bật nhất trong đội mốt thời trang. Dân trong thành phố này thưởng thức biểu diễn mốt thời trang, không phải chỉ đến thưởng thức thời trang, mà cái họ muốn xem là mặt, hay nói một cách khác, cho dù thợ thiết kế ra thời trang kiểu gì, đối với họ, mốt trên sân khấu đều là những tấm thân hở hang, trần truồng. Họ chỉ trỏ cô này mặt xinh, nhưng mông to, cô kia gầy quá, vú lép kẹp. Cuối cùng người mà họ cảm thấy mê ly nhất, khêu gợi nhất vẫn là cô gái tên Liễu Nguyệt. Mỗi lần Liễu Nguyệt ra sàn diễn, thì ở bên dưới người xem cứ kêu lên ồ ồ và huýt sáo ầm ĩ. Bỗng chốc loan tin, ở chỗ Nguyễn Tri Phi có một cô người mẫu hết ý, khách đến xem cứ nườm nượp, phen này tha hồ mà hốt bạc. Trưa nay Mạnh Vân Phòng dắt ông lão có cuốn “thiệu tử thần số” độc nhất ở Bắc giao đến gặp vị đại sư từ Tân Cương đến, giám đốc khách sạn Trường Hồng đã bố trí ăn ở không phải trả tiền để cám ơn giám đốc, cũng là để mỗi bên trổ tài cho đối phương xem. Hai vị khách lạ này đã phát công chữa bệnh cho giám đốc, lại dự đóan làm ăn buôn bán cho khách sạn, quần nhau suốt một ngày. Đương nhiên vị giám đốc này đã tặng Mạnh Vân Phòng một nồi lẩu bằng đồng hoa sen kiểu cổ và hai ký rưỡi thịt dê đã thái sẵn, cùng gia vị ba màu để cám ơn lòng tốt của anh.
Mạnh Vân Phòng vui vẻ nhận quà đem về nhà nấu, gọi Trang Chi Điệp và Triệu Kinh Ngũ đến ăn. Trang Chi Điệp rầu rĩ, ăn chẳng được mấy, tiện tay mở tivi đang chiếu bộ phim đánh nhau của nước ngoài gồm năm mươi tập. Trước khi chiếu phim, đã quảng cáo tiệm ca múa của Nguyễn Tri Phi. Mạnh Vân Phòng bảo:
– Chi Điệp này, anh có biết không, hiện giờ Liễu Nguyệt đi làm trong tiệm ca múa, cô ấy làm người mẫu, ăn khách lắm.
Trang Chi Điệp nói:
– Thế thì tốt, Liễu Nguyệt thích hợp với công việc này. Sao anh biết chuyện ấy? Anh thường đi nhảy à?
Mạnh Vân Phòng bảo:
– Mình đâu có đi!
Hạ Tiệp bảo:
– Anh ấy không đi, nhưng con trai anh ấy thường hay đi!
Trang Chi Điệp nói:
– Mạnh Tần còn choi choi thế thì đi cái gì, nó có tiền mua vé à?
Hạ Tiệp đáp:
– Vấn đề là ở chỗ đó. Hôm trước Nguyễn Tri Phi gặp tôi bảo, cậu con trai của chị thông minh lắm, dăm ba hôm lại dẫn bạn học đến xem một buổi. Người soát vé hỏi vé, nó bảo Nguyễn Tri Phi là chú cháu, Liễu Nguyệt là chị cháu, thế là vào. Sau đó người soát vé hỏi tôi có thằng cháu ấy không, tôi ra xem, thấy Mạnh Tần, thằng nhóc này được, tương lai sẽ giống anh Phòng, cũng sẽ là một nhân vật. Khi về tôi nói lại với anh Phòng, bảo anh ấy giáo dục dạy bảo tử tế, nhưng anh ấy đã nhăn mặt lại. Anh nhìn kìa, mặt anh ấy đã tối sầm lại rồi.
Khuôn mặt tối sầm của Mạnh Vân Phòng lại ngượng ngập cười, bảo:
– Mình đâu có tối sầm mặt lại cơ chứ? Chi Điệp này, bao giờ mình đến đấy thăm Liễu Nguyệt nhé, đừng để Liễu Nguyệt cảm thấy con gái đi lấy chồng như chậu nước hắt đi.
Trang Chi Điệp đáp:
– Được thôi, anh liên hệ đi.
Mạnh Vân Phòng nói:
– Việc gì phải liên hệ? Ăn cơm xong, mình phải đi đến ban tuyên truyền một chuyến. Ông trưởng ban hôm qua gọi điện đến bảo mình chiều nay đến. Có việc gì thế không biết! Chẳng phải là mời sư phụ của Mạnh Tần phát khí công thải sỏi bọng đái cho vợ ông ấy sao? Hôm nay mình đi không chữa đâu, chỉ hẹn thời gian thôi!
Hạ Tiệp bảo:
– Xem ra anh tích cực nhỉ, lúc thì đi thăm con dâu của chủ tịch thành phố, lúc thì đi khám bệnh cho vợ ông trưởng ban tuyên truyền, bỏ mặc nhà văn ở đây chẳng đoái hoài gì đến hả?
Mạnh Vân Phòng đáp:
– Em nói thế, hóa ra anh là kẻ tiểu nhân chạy theo quyền thế và lợi lộc phải không? Mình đi đến nhà ông trưởng ban tuyên truyền không đến ba mươi phút đâu. Các anh cứ ngồi đây nói chuyện, bốn giờ chiều chúng ta gặp mặt ở tiệm ca múa đúng giờ.
Triệu Kinh Ngũ nói:
– Nếu các anh đi, tôi không đi đâu.
Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Kinh Ngũ, cậu hẹp hòi thế. Liễu Nguyệt không làm vợ cậu, thì cậu không dám gặp mặt cô ấy, có phải không? Người không dám gặp mặt phải là Liễu Nguyệt chứ? Nếu cậu không muốn gặp, cậu có thể không gặp, cậu sẽ nhảy ở sàn nhảy, chưa biết chừng sẽ gặp một cô vừa ý.
Hạ Tiệp nói:
– Anh có đi thì đi mau mau lên, lôi thôi mãi, sốt cả ruột. Vân Phòng này, em phải nói với anh, hôm nay muốn đi đến đó cho khuây khoả thì cứ ở khuây khoả thoải mái, đừng có bám theo Mạnh Tần đi, kẻo người soát vé lại phàn nàn, em không thể bẽ mặt nữa đâu!
Mạnh Vân Phòng hậm hực ra đi. Hạ Tiệp vội vàng thu dọn chén bát, cũng không rửa, liền gọi người hàng xóm bên cạnh sang, ngồi vây quanh đánh mạt chược.
Mạnh Vân Phòng đi đến chỗ trưởng ban tuyên truyền không phải do chữa sỏi thận cho vợ ông mà để nói một việc lớn có liên quan đến dân chúng cả thành phố. Thì ra, để tiến thêm một bước lấy chủ trương văn hoá dựng sân khấu để diễn kịch, sau khi vườn thú Bắc Kinh tặng vườn thú Tây Kinh ba con gấu mèo to, chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố chợt nẩy ra ý định liệu có nên tổ chức một tết văn hoá ở thành phố cổ? hơn nữa, cũng nghĩ sẵn huy hiệu của tết này là con gấu mèo to. Chủ tịch thành phố triệu tập các nhân viên hữu quan của ban tuyên truyền và cục văn hoá đến họp, ai cũng nhất trí khen hay, bảo đây là một ý kiến tôi, một là mở rộng tuyên truyền của thành phố ra ngoài, hai là lấy đó làm sống động nền kinh tế, đây cũng là một sáng kiến trong cả nước. Thế là đã thành lập một uỷ ban trù bị khổng lồ. Trưởng ban gọi Mạnh Vân Phòng đến là để trưng cầu ý kiến của anh về nội dung của tết văn hoá. Mạnh Vân Phòng nghe xong, đầu tiên nêu ra phải để Trang Chi Điệp tham gia việc này. Trưởng ban bảo đương nhiên là như thế rồi , nhưng Trang Chi Điệp là nhà văn, những việc thông thường không cần phải phiền đến anh ấy, chỉ chờ sau này có nhiều văn bản phải viết mới nhờ đến anh ấy khởi thảo. Mạnh Vân Phòng đã đọc được các dự án thiết kế của tết văn hoá viết đầy ba tờ giấy, chợt cảm thấy nếu cứ tiếp tục bàn bạc như thế này, thì có bàn đến tối cũng chưa xong. Anh liền bảo đây là một chủ trương lớn, để anh đem bản kê dự án này về suy nghĩ cẩn thận, chiều mai sẽ đến trình bày cụ thể ý kiến của mình. Anh vội vàng gỡ ra, hấp ta hấp tấp đi đến tiệm ca múa.
Trong tiệm ca múa, biểu diễn thời trang vừa kết thúc, vũ hội mới bắt đầu. Người đến nhảy đông nghìn nghịt, đều là từng đôi, từng đôi áp sát vào nhau đung đưa tại chỗ, ánh sáng lốm đốm xoay tròn, làm cho tất cả khách nhảy giống như ảo ảnh và quỷ sứ không sao nhìn rõ ai với ai. Mạnh Vân Phòng đã từng nghe Mạnh Tần nói, Liễu Nguyệt thường hay tiếp bạn nhảy liền ngồi xuống cái bàn ngay cạnh, ra sức tìm Liễu Nguyệt trong đám đông. Nhưng mắt phải của anh đã hỏng, thị lực mắt trái cũng bắt đầu kém. Anh nhìn cô nào cũng mặc quần áo mới lạ, khuôn mặt xinh đẹp vô cùng, cứ tưởng là Liễu Nguyệt nhưng mỗi bản nhạc kết thúc, các cô gái từ sàn nhảy đi xuống thì chẳng có ai là Liễu Nguyệt. Không có Liễu Nguyệt thì tìm Nguyễn Tri Phi vậy. Nhạc lại nổi lên, từng đôi trai gái lại ùa ra sàn nhảy. Tất cả lại không biệt ra ai với ai. Lúc này Mạnh Vân Phòng mới cau có tại vì không liên hệ trước. Nếu bọn Trang Chi Điệp đến không gặp Liễu Nguyệt và Nguyễn Tri Phi chắc sẽ chửi mình. Đang lúc sốt ruột thì đột nhiên có người hỏi:
– Anh có phải là Mạnh Vân Phòng không ạ?
Khi Mạnh Vân Phòng quay đầu nhìn, thì ra tiếng nói ngay ở bên cạnh, một người đàn bà xinh đẹp ngồi đối diện cùng bàn đang đưa hai tay tì vào cằm ngắm nhìn anh. Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Chị hỏi tôi phải không? Tôi là Mạnh Vân Phòng đây, xin lỗi chị là ai?
Người đàn bà kia giơ tay ra, đương nhiên Mạnh Vân Phòng đã bắt tay, lại nói một câu:
– Trông mặt thì quen lắm, đầu óc tôi yếu kém, ngay một lúc không nhớ ra, thành thật xin lỗi chị.
Người đàn bà nói:
– Khỏi cần xin lỗi, thật ra chúng ta chưa bao giờ gặp mặt nhau bao giờ. Em chỉ nhìn hình dáng của anh mà hỏi thôi đấy, quả nhiên là anh thật.
Mạnh Vân Phòng hỏi:
– Chị thấy tôi chột mắt có phải không?
Người đàn bà cười đáp:
– Nghe nói anh Phòng nhộn lắm, quả có nhộn thật. Nhưng em không phải là người vui nhộn, em làm việc ở viện kiểm sát, chắc chắn anh sẽ biết em là ai. Còn chưa nhận ra ư? Cảnh Tuyết Ấm là chị hai của em.
/67
|