Trang Chi Điệp cười nhăn nhở, nói anh định chủân bị viết tác phẩm, ý tưởng gần như đã thai nghén lâu lắm, định viết một tiểu thuyết rất dài.
Anh nắm vai Đường Uyển Nhi nói:
– Anh phải nói với em một việc Đường Uyển Nhi ạ, em phải thông cảm với anh việc này. Người nào cũng có khó khăn cả, nhưng khó khăn của anh còn lớn hơn bất cứ người nào, anh phải đi sáng tác, sáng tác có lẽ sẽ giải thoát được anh. Viết tác phẩm dài, cần phải có thời gian, cần phải yên tĩnh. Anh phải tránh xa nơi ồn ào, tránh xa mọi người, tránh xa cả em. Anh định đi xa, ở trong thành phố, anh không làm được việc gì, cứ tiếp tục như thế này mãi, anh sẽ đi toi hết!
Đường Uyển Nhi nói:
– Cuối cùng anh đã nói ra điều đó, cũng là điều mong đợi của em. Anh bảo em đã kích thích sức sáng tạo của anh, nhưng thời gian qua anh không viết được bao nhiêu. Em cũng nghĩ cớ phải em tham quá chăng, đã ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của anh? Nhưng em không có nghị lực, thường muốn đến thăm anh, đến rồi anh…
Bạn đang đọc truyện tại
Trang Chi Điệp nói:
– Đây không phải là lỗi tại em, Uyển Nhi ạ, chính vì có em, anh mới phải viết cho tốt tác phẩm ấy, quả thật còn cần em ủng hộ anh, động viên anh. Anh không định nói việc này với bất cứ người nào, sau khi đi anh sẽ gửi thư cho em, nếu anh gửi thư bảo em đến với anh một chuyến, em có đi được không?
Đường Uyển Nhi đáp:
– Em sẽ đi, chỉ cần anh yêu cầu em.
Nhưng khi Trang Chi Điệp gọi điện thoại cho mấy anh bạn ở huyện ngọai thành, anh liền quyết định đi tìm giám đốc Hoàng ở ngoại ô phía tây nam thành phố. Giám đốc Hoàng đã từng nói với anh nhà ông ấy có căn phòng bỏ không, nếu đến đấy sáng tác thì yên tĩnh hết ý, hơn nữa chị vợ chẳng phải làm gì, chỉ ở nhà nấu cơm, có thể cán ra những mẻ mì sợi ngon tuyệt vời. Trang Chi Điệp liền viết mấy chữ “Đi xa sáng tác” để tại nhà, rồi cưỡi xe máy đi. Buổi trưa thì đến nơi. Gia đình Hoàng Hồng Bảo quả nhiên mới xây một biệt thự nhỏ, bên ngoài gắn toàn gạch men, nhưng lầu cổng thì hình như xây bằng những hòn đá kiểu cổ, giữa mái ngói có lắp một gương tròn, một đôi đèn lồng đỏ treo ở góc hiên chạm trổ bằng gạch cong vút lên. Trên bậc cửa sổ ngô đồng căng dây thép và đinh tán viết bốn chữ “trí thức nông dân”. Cổng nửa khép nửa mở. Trên cánh cổng có người cầm bút chì, viết xiêu xiêu xẹo xẹo. Trang Chi Điệp lại gần xem thì một bên là “Tuyệt đỉnh thông minh”, bên kia là “Thông minh tuyệt đỉnh”. Không biết là ý gì. Nhìn vào khe cổng thấy sân rất rộng. Chính diện là cửa nhà của ngôi lầu to cao, trông y như phòng họp của đơn vị. Ngôi lầu có ba tầng, mỗi tầng năm cửa sổ, trước cửa sổ có sân phơi, tấm lan can của sân phơi lại vẽ cỏ hoa sông núi, bốn mùa xuân hạ thu đông. Ngôi lầu hình con số bảy, trong tường sân nối liền với bên trái cửa chính là một dãy nhà mái bằng một tầng, nóc nhà có ống khói cao, đó là nhà bếp. Từ cổng vào cửa nhà chính là một lối đi lát đá, trên không chăng ngang một dây thép, không có quần áo giặt phơi. Trang Chi Điệp ho một tiếng, không thấy động tịnh gì, liền cất tiếng hỏi:
– Giám đốc Hoàng có nhà không?
Vẫn không có người đáp lại. vừa đẩy cánh cổng một cái, thì đột nhiên một con chó vàng xộc ra, cắn rú lên, kéo theo tiếng xích sắt. Con chó trông như con sói ở đầu hè, dây xích chó buộc vào sợi dây thép kia. Tuy nhiên bởi sợi dây xích có hạn, nên con chó không vồ được vào người Trang Chi Điệp, ở cách anh nửa thước con chó cứ sủa rống lên tru tréo như con báo. Trang Chi Điệp giật nảy mình, vội lùi ra cổng, thì từ trong nhà bếp có một người đàn bà đi ra, hai mắt sưng vù nhìn khách đến cũng ngẩn người ra hỏi:
– Anh tìm ai?
Trang Chi Điệp đáp:
– Tôi tìm giám đốc Hoàng, đây là nhà giám đốc Hoàng phải không chị?
Trang Chi Điệp nhìn người đàn bà. Chị ta vội vàng nhổ nước bọt vào lòng bàn tay, vuốt phẳng mái tóc rối bung trên đầu, nhưng mái tóc thưa quá nhìn rõ cả da đầu đo đỏ. Trang Chi Điệp biết ngay chị ta là vợ của giám đốc Hoàng Hồng Bảo. Hoàng Hồng Bảo có cái đầu hói, không chỉ có một mình ông chồng hói, mà bà vợ này cũng không có tóc, vậy thì câu đó ở cánh cổng, chẳng phải trò tinh nghịch của kẻ háu chuyện đó sao? Anh tự giới thiệu:
– Tôi là Trang Chi Điệp ở trong thành, chị là phu nhân của giám đốc Hoàng phải không ạ? Chị không biết tôi, nhưng tôi quen biết giám đốc Hoàng.
Người đàn bà đáp:
– Sao tôi lại không biết anh cơ chứ, anh là nhà văn viết bài cho nhà máy thuốc trừ sâu 101. Mời anh vào trong nhà.
Nhưng con chó cứ sủa inh ỏi, chị chủ nhà liền mắng chó, mắng chó nghe chối tai như mắng người. Sau đó chị bước tới kẹp hai chân vào đầu con chó, tươi cười mời Trang Chi Điệp đi vào nhà. Đương nhiên Trang Chi Điệp đi vào cửa nhà chính, chị chủ nhà bảo:
– Mời anh đi sang đây, chúng tôi ở bên này.
Nói xong đi lên trước mở cửa nhà bếp. Đây là ngôi nhà ba gian, có bức tường thấp ở giữa, bên này có ba cái bếp đun nấu, bên kia là một cái giường lò, cạnh đó có ghế xa lông, ghế tựa, tivi. Trang Chi Điệp ngồi xuống hút thuốc, chị chủ nhà đi đun nước, quay chiếc quạt gió kêu phành phạch, căn nhà lập tức khói mù mịt. Trang Chi Điệp hỏi:
– Gia đình không dùng bếp ga hả chị?
Chị chủ nhà đáp:
– Mua thì có nhưng tôi e nguy hiểm, đun bằng củi cháy đùng đùng. Không quay quạt gió cứ cảm thấy mình không phải người bếp núc trong nhà.
Trang Chi Điệp cười hỏi:
– Ngôi nhà gác cho người ta thuê rồi phải không?
Chị chủ nhà đáp:
– Đâu có, không có người ở.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Sao anh chị không ở bên ấy?
Chị chủ nhà đáp:
– Ở trên gác không quen, nằm giường lò dễ chịu hơn nằm giường tây, lưng không đau. Anh Hoàng hút thuốc cả đêm, muốn khạc nhổ, thì thảm nền nhà sao tiện bằng nền gạch.
Nước sôi được bưng ra, nhưng không phải là nước sôi, ở dưới đáy bát nằm lù lù bốn quả trứng ốp lết. Trang Chi Điệp vừa ăn, vừa nhắc tới lời mời của giám đốc Hoàng trước đây, nói ra mục đích anh đến lần này. Chị chủ nhà nói:
– Tốt quá! Anh cứ ở đây mà viết, anh cứ viết về tôi cho hay vào, anh phải đứng ra giúp tôi, anh không đến, tôi đang định đi tìm anh cơ đấy!
Trang Chi Điệp cười, biết chị không hiểu việc viết văn, liền hỏi giám đốc Hoàng có ở nhà máy không, bao giờ thì về. Chị Hoàng đáp:
– Anh đến đây, anh ấy không về mà được ư? Một lát nữa tôi sẽ cho người đi tìm anh ấy về.
Nói xong chị hỏi Trang Chi Điệp có mệt không, mệt thì lên gác nằm nghỉ. Hai người liền đi ra mở cửa nhà chính. Bước vào cửa là một sảnh lớn chiếm cả gác một, kê một cái bàn rất to, chung quanh là ghế. Bên trái có cầu thang trên mỗi tay vịn đều vễ hoa lan trúc. Lên tầng hai, tầng ba, phòng nào cũng trải thảm, giường nào cũng có khung che đình màn, bào thô sơ nhưng được chạm trổ chim hoa sâu cá, sơn xanh xanh đỏ đỏ. Đệm giường sô pha thì đặt trên mặt giường khung gỗ tấm, lại cố tình để lộ mép gỗ, mép giường gắn lớp nhôm mạ vàng. Trên tường có gương, mặt gương vẽ hình rồng phượng, dưới gương treo hai dải tua. Có bàn chải lau giày, có bàn tay bằng tre gãi ngửa, song trên nền nhà, trên giường, trên bàn đêu phủ một lớp bụi dày bằng ngón tay. Chị chủ nhà vỗ chăn giường bồm bộp, chửi lò luyện kim loại mới xây ở đầu làng, ống khói chẳng khác nào lò thiêu xác ở bãi hoả táng, đem tai họa đến cho dân làng. Bụi đen thế này bay đi, cô dâu nào mới cưới về đây đi giải ba năm liền nước vẫn còn đen.
Trang Chi Điệp miệng thì nói:
– Anh chị quả thật đã phát tài, chủ tịch thành phố cũng không có nhà ở rộng rãi như thế này.
Song anh cười thầm trong bụng, đúng là kiểu trang trí của gia đình địa chủ sẵn tiền! Chị Hoàng kéo anh ngồi xuống mép giường mới. Chị rất vụi trước đây nghe anh Hoàng nói anh sẽ đến, anh ấy bảo anh thích ăn bánh đúc ngô, trời đất ạ những thứ nông dân không ai thích ăn mà anh còn ăn ư? Người thành phố như anh khổ thế ư, cá mực hải sâm chê ngón quá phải không?
Trang Chi Điệp giải thích cho chị, song giải thích không rõ, chỉ biết cười. Chị Hoàng hỏi:
– Văn chương anh viết thế nào. Anh có định viết thì nhất định phải viết tôi vào, để ai ai cũng biết tôi mới là vợ của anh ấy!
Trang Chi Điệp nói:
– Đương nhiên chị là vợ của anh ấy!
Chị Hoàng liền nhăn nhó, trông rất khó coi. Trang Chi Điệp giật mình nhìn lại thì hai hàng nước mắt đã lã chã chảy xuống, chị nói:
– Tôi giúp anh ấy làm ra “101”, đã phất lên, song anh ấy lại ruồng bỏ tôi. Tôi không sợ xấu mặt, tôi nói hết với anh, khi anh ấy yêu tôi, anh ấy ôm tôi vào lòng, khi không dùng nữa, anh ấy đẩy tôi xuống vực. Ngày nào anh ấy còn nghèo xác nghèo xơ, đói rài đói rạc, đặt trên dất, ai nhìn thấy nhặt hòn ngói vỡ đậy lên rồi đi. Tôi đã lấy anh ấy, đẻ con cho anh ấy, bởi số phận anh không giữ nổi đứa con thứ hai, lại cứ trách tôi làm con chết bỏng. Anh thử xét xem, tôi đốt bếp, bắc nồi to đun nước, thấy hết củi, tôi ra sân vơ vào lúc quay trở lại không thấy con đâu, vừa nhìn vào nồi, thì đứa con đã ở trong đó! Thì ra đứa con chơi trên sàn bếp đã sơ ý ngã vào nồi. Anh bảo quở trách tôi sao được? bây giờ anh ấy chê tôi răng đen người lùn tìn tịt. Mẹ tôi đẻ ra tôi đã như thế! Ngày xưa sao anh ấy không chê? Bây giờ đêm nằm ngủ với tôi anh ấy thường cầm quyển hoạ báo điện ảnh, vừa cưỡi trên người tôi, vừa xem những con bé ngứa nghề trong hoạ báo. Tôi bảo đàn bà ai cũng thế cả, cái khoản kia chẳng phải như cái hốc mắt của con lợn chết đó ư? Anh ấy bảo đàn ông “lấy” đàn bà là “lấy mặt”, cô hãy nhìn cái dáng buồn nôn của cô xem nào. Thế là chúng tôi đánh nhau. Đánh nhau xong, từ đó anh ấy không về nhà nữa, anh ấy đòi cắt đứt. Tôi bảo cuộc hôn nhân này cắt đứt được ư? Anh ấy không để tôi sống ra gì, tôi cũng không để anh ấy sống yên ổn, trừ phi tôi đã chết! Tôi còn sống sờ sờ, thì xem con chó chết nào dám bước vào ngôi nhà này? Con đĩ chó chết ấy đừng hòng nằm trên giường xô pha mềm mại của nhà gác này!
Trang Chi Điệp nghe đến mức tê dại cả da đầu, anh biết ngay không thể nào sáng tác ở đây được. Chị Hoàng có cán mì ngon đến đâu, bánh đúc ngô có nấu ngon đến đâu, anh cũng chẳng thể viết nổi một chữ. Anh liền đứng dậy nói:
– Tại sao giám đốc Hoàng lại thế nhỉ? Hôm nay tôi đến thăm trước, hôm nào sã đến viết riêng về chị nhé?
Nói xong, anh xuống cầu thang, ra sân nổ xe máy.
Chị Hoàng nói:
– Úi chà, sao anh nóng nảy giống tôi thế, bảo đi là đi ngay ư?
Trang Chi Điệp đẩy xe ra đến đầu làng, còn nghe thấy chị Hoàng đang nói bô bô với một người ở cổng:
– Nhìn thấy chưa? Đó là nhà văn viết sách, anh ấy sẽ đến viết về tôi, sẽ bênh vực phụ nữ mình. Ấy ấy, xin chớ đi vào, trên đấy có dấu chân của nhà văn để lại!
Đi một mạch đến cửa nam thành phố, trong bụng cứ chửi suốt dọc đường, trong thành Tây Kinh to thế này, mà không có chỗ nào yên tĩnh dành cho anh. Vừa đi vào cổng thành, người đã mềm nhũn, không biết về khu nhà hội văn học nghệ thuật, hay về bên Song Nhân Phủ, hoặc đến nhà Đường Uyển Nhi. Trang Chi Điệp đứng thẫn thờ ra một lúc. Sau đó đỗ xe lại, một mình leo lên tường thành, xua đi nỗi buồn một cách chán chường vô vị. Lúc này, Trang Chi Điệp thật tình muốn gặp Chu Mẫn, nếu Chu Mẫn mang huyên đến thổi, nhất định anh sẽ bảo Chu Mẫn dạy thổi, anh cũng tuyệt đối tin tưởng mình có thể thổi được một đoạn nhạc cực nhanh. Nhưng tường thành lúc này vắng vẻ không một bóng người, ngay một con chim cũng không có. Chỗ mạch nối từng viên gạch bát vuông vức, mọc đầy cỏ xanh, nhìn hết tầm mắt, giống như một bức thảm trắng kẻ ô xanh trải dài. Đi theo bờ tường thấp có những khe ngắm bắn hình thước thợ trên mặt thành. Ở trong rừng cây đấy chân tưỡng thành ngoài, từng đôi từng đôi trai gái gục vào nhau giữa các vạt cỏ hoang. Những đôi nhân tình này chỉ chú ý đồng loại đi lại bên cạnh, song hoàn toàn không để ý vẫn còn có đôi mắt trên đầu họ. Trang Chi Điệp nhìn bọn họ như nhìn những con dã thú trong vườn thú. Anh bước đi thong thả, hy vọng mắt nhìn thấy một nơi cảnh vật trong lành sạch sẽ. Cứ thế anh bước, đã đi đến chỗ góc ngoặt của tường thành, chợt nhìn thấy bầy chim bay liệng đan kín bầu trời rồi đột nhiên mất hút trong bãi lau sậy hoang. Trang Chi Điệp có phần nào an ủi, định nhìn xem rút cuộc bầy chim kia đã đậu xuống chỗ nào trong bãi lau, trong đám cỏ lau của thành phố như thế nào? Nhưng giữa lúc đó anh đã phát hiện một người đang ngồi ở đó, lúc đầu cứ tưởng hòn đá, sau đó nhìn rõ là người. Anh nghĩ, vẫn có người tìm nơi yên tĩnh như mình ư? Không nén nổi cảm động, anh định chào anh ta một tiếng. Anh nhìn kỹ người đó, thì ra anh ta đang ở đó thủ dâm, hai chân duỗi thẳng, sau đó ngã ngửa trong khóm lau hoang, mồm kêu “ôi a” “ối a”, bầy chim đậu vù vù bay lên như cơn lốc. Trong chốc lát Trang Chi Điệp lúng túng chân tay, thẫn thờ tại chỗ như kẻ mất hồn, khi tỉnh táo quay lại, anh quay người cắm đầu cắm cổ chạy. Trong lúc chạy lại hối hận tại sao mình còn đứng đấy lâu thế. Anh thấy đau bụng, nôn oẹ liên tục, anh bám vào mặt dốc thoai thoải đi xuống khỏi tường thành, lại oẹ oẹ nôn nôn một đống nước vàng vàng. Nôn xong thì mắt tối sầm lại, song anh nghĩ hay mình hoa mắt, hoặc đã có ảo giác, trogn khóm lau hoang kia vốn quanh năm có nước kia mà, có lẽ điều mà mình nhìn thấy liệu có phải là cái bóng của mình đổ xuống chân tường? Anh liền nhìn thấy ông già kéo xe cải tiến đang đi trong ngõ vắng ở chân tường thành rộng dài kia, miệng rao tiếng cao tiếng thấp:
– Đồng nát đây! Nhận mua đồng nát nào!
Ông già đang đi tới, hơn nữa lại đang đọc một đoạn ca dao:
Một hai chai rượu chưa say
Mạt chược dánh bốn năm ngày vẫn hăng
Nhảy năm sáu bước rất sành
Khoản kia tám chín người tình dâm chơi
Anh nắm vai Đường Uyển Nhi nói:
– Anh phải nói với em một việc Đường Uyển Nhi ạ, em phải thông cảm với anh việc này. Người nào cũng có khó khăn cả, nhưng khó khăn của anh còn lớn hơn bất cứ người nào, anh phải đi sáng tác, sáng tác có lẽ sẽ giải thoát được anh. Viết tác phẩm dài, cần phải có thời gian, cần phải yên tĩnh. Anh phải tránh xa nơi ồn ào, tránh xa mọi người, tránh xa cả em. Anh định đi xa, ở trong thành phố, anh không làm được việc gì, cứ tiếp tục như thế này mãi, anh sẽ đi toi hết!
Đường Uyển Nhi nói:
– Cuối cùng anh đã nói ra điều đó, cũng là điều mong đợi của em. Anh bảo em đã kích thích sức sáng tạo của anh, nhưng thời gian qua anh không viết được bao nhiêu. Em cũng nghĩ cớ phải em tham quá chăng, đã ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của anh? Nhưng em không có nghị lực, thường muốn đến thăm anh, đến rồi anh…
Bạn đang đọc truyện tại
Trang Chi Điệp nói:
– Đây không phải là lỗi tại em, Uyển Nhi ạ, chính vì có em, anh mới phải viết cho tốt tác phẩm ấy, quả thật còn cần em ủng hộ anh, động viên anh. Anh không định nói việc này với bất cứ người nào, sau khi đi anh sẽ gửi thư cho em, nếu anh gửi thư bảo em đến với anh một chuyến, em có đi được không?
Đường Uyển Nhi đáp:
– Em sẽ đi, chỉ cần anh yêu cầu em.
Nhưng khi Trang Chi Điệp gọi điện thoại cho mấy anh bạn ở huyện ngọai thành, anh liền quyết định đi tìm giám đốc Hoàng ở ngoại ô phía tây nam thành phố. Giám đốc Hoàng đã từng nói với anh nhà ông ấy có căn phòng bỏ không, nếu đến đấy sáng tác thì yên tĩnh hết ý, hơn nữa chị vợ chẳng phải làm gì, chỉ ở nhà nấu cơm, có thể cán ra những mẻ mì sợi ngon tuyệt vời. Trang Chi Điệp liền viết mấy chữ “Đi xa sáng tác” để tại nhà, rồi cưỡi xe máy đi. Buổi trưa thì đến nơi. Gia đình Hoàng Hồng Bảo quả nhiên mới xây một biệt thự nhỏ, bên ngoài gắn toàn gạch men, nhưng lầu cổng thì hình như xây bằng những hòn đá kiểu cổ, giữa mái ngói có lắp một gương tròn, một đôi đèn lồng đỏ treo ở góc hiên chạm trổ bằng gạch cong vút lên. Trên bậc cửa sổ ngô đồng căng dây thép và đinh tán viết bốn chữ “trí thức nông dân”. Cổng nửa khép nửa mở. Trên cánh cổng có người cầm bút chì, viết xiêu xiêu xẹo xẹo. Trang Chi Điệp lại gần xem thì một bên là “Tuyệt đỉnh thông minh”, bên kia là “Thông minh tuyệt đỉnh”. Không biết là ý gì. Nhìn vào khe cổng thấy sân rất rộng. Chính diện là cửa nhà của ngôi lầu to cao, trông y như phòng họp của đơn vị. Ngôi lầu có ba tầng, mỗi tầng năm cửa sổ, trước cửa sổ có sân phơi, tấm lan can của sân phơi lại vẽ cỏ hoa sông núi, bốn mùa xuân hạ thu đông. Ngôi lầu hình con số bảy, trong tường sân nối liền với bên trái cửa chính là một dãy nhà mái bằng một tầng, nóc nhà có ống khói cao, đó là nhà bếp. Từ cổng vào cửa nhà chính là một lối đi lát đá, trên không chăng ngang một dây thép, không có quần áo giặt phơi. Trang Chi Điệp ho một tiếng, không thấy động tịnh gì, liền cất tiếng hỏi:
– Giám đốc Hoàng có nhà không?
Vẫn không có người đáp lại. vừa đẩy cánh cổng một cái, thì đột nhiên một con chó vàng xộc ra, cắn rú lên, kéo theo tiếng xích sắt. Con chó trông như con sói ở đầu hè, dây xích chó buộc vào sợi dây thép kia. Tuy nhiên bởi sợi dây xích có hạn, nên con chó không vồ được vào người Trang Chi Điệp, ở cách anh nửa thước con chó cứ sủa rống lên tru tréo như con báo. Trang Chi Điệp giật nảy mình, vội lùi ra cổng, thì từ trong nhà bếp có một người đàn bà đi ra, hai mắt sưng vù nhìn khách đến cũng ngẩn người ra hỏi:
– Anh tìm ai?
Trang Chi Điệp đáp:
– Tôi tìm giám đốc Hoàng, đây là nhà giám đốc Hoàng phải không chị?
Trang Chi Điệp nhìn người đàn bà. Chị ta vội vàng nhổ nước bọt vào lòng bàn tay, vuốt phẳng mái tóc rối bung trên đầu, nhưng mái tóc thưa quá nhìn rõ cả da đầu đo đỏ. Trang Chi Điệp biết ngay chị ta là vợ của giám đốc Hoàng Hồng Bảo. Hoàng Hồng Bảo có cái đầu hói, không chỉ có một mình ông chồng hói, mà bà vợ này cũng không có tóc, vậy thì câu đó ở cánh cổng, chẳng phải trò tinh nghịch của kẻ háu chuyện đó sao? Anh tự giới thiệu:
– Tôi là Trang Chi Điệp ở trong thành, chị là phu nhân của giám đốc Hoàng phải không ạ? Chị không biết tôi, nhưng tôi quen biết giám đốc Hoàng.
Người đàn bà đáp:
– Sao tôi lại không biết anh cơ chứ, anh là nhà văn viết bài cho nhà máy thuốc trừ sâu 101. Mời anh vào trong nhà.
Nhưng con chó cứ sủa inh ỏi, chị chủ nhà liền mắng chó, mắng chó nghe chối tai như mắng người. Sau đó chị bước tới kẹp hai chân vào đầu con chó, tươi cười mời Trang Chi Điệp đi vào nhà. Đương nhiên Trang Chi Điệp đi vào cửa nhà chính, chị chủ nhà bảo:
– Mời anh đi sang đây, chúng tôi ở bên này.
Nói xong đi lên trước mở cửa nhà bếp. Đây là ngôi nhà ba gian, có bức tường thấp ở giữa, bên này có ba cái bếp đun nấu, bên kia là một cái giường lò, cạnh đó có ghế xa lông, ghế tựa, tivi. Trang Chi Điệp ngồi xuống hút thuốc, chị chủ nhà đi đun nước, quay chiếc quạt gió kêu phành phạch, căn nhà lập tức khói mù mịt. Trang Chi Điệp hỏi:
– Gia đình không dùng bếp ga hả chị?
Chị chủ nhà đáp:
– Mua thì có nhưng tôi e nguy hiểm, đun bằng củi cháy đùng đùng. Không quay quạt gió cứ cảm thấy mình không phải người bếp núc trong nhà.
Trang Chi Điệp cười hỏi:
– Ngôi nhà gác cho người ta thuê rồi phải không?
Chị chủ nhà đáp:
– Đâu có, không có người ở.
Trang Chi Điệp hỏi:
– Sao anh chị không ở bên ấy?
Chị chủ nhà đáp:
– Ở trên gác không quen, nằm giường lò dễ chịu hơn nằm giường tây, lưng không đau. Anh Hoàng hút thuốc cả đêm, muốn khạc nhổ, thì thảm nền nhà sao tiện bằng nền gạch.
Nước sôi được bưng ra, nhưng không phải là nước sôi, ở dưới đáy bát nằm lù lù bốn quả trứng ốp lết. Trang Chi Điệp vừa ăn, vừa nhắc tới lời mời của giám đốc Hoàng trước đây, nói ra mục đích anh đến lần này. Chị chủ nhà nói:
– Tốt quá! Anh cứ ở đây mà viết, anh cứ viết về tôi cho hay vào, anh phải đứng ra giúp tôi, anh không đến, tôi đang định đi tìm anh cơ đấy!
Trang Chi Điệp cười, biết chị không hiểu việc viết văn, liền hỏi giám đốc Hoàng có ở nhà máy không, bao giờ thì về. Chị Hoàng đáp:
– Anh đến đây, anh ấy không về mà được ư? Một lát nữa tôi sẽ cho người đi tìm anh ấy về.
Nói xong chị hỏi Trang Chi Điệp có mệt không, mệt thì lên gác nằm nghỉ. Hai người liền đi ra mở cửa nhà chính. Bước vào cửa là một sảnh lớn chiếm cả gác một, kê một cái bàn rất to, chung quanh là ghế. Bên trái có cầu thang trên mỗi tay vịn đều vễ hoa lan trúc. Lên tầng hai, tầng ba, phòng nào cũng trải thảm, giường nào cũng có khung che đình màn, bào thô sơ nhưng được chạm trổ chim hoa sâu cá, sơn xanh xanh đỏ đỏ. Đệm giường sô pha thì đặt trên mặt giường khung gỗ tấm, lại cố tình để lộ mép gỗ, mép giường gắn lớp nhôm mạ vàng. Trên tường có gương, mặt gương vẽ hình rồng phượng, dưới gương treo hai dải tua. Có bàn chải lau giày, có bàn tay bằng tre gãi ngửa, song trên nền nhà, trên giường, trên bàn đêu phủ một lớp bụi dày bằng ngón tay. Chị chủ nhà vỗ chăn giường bồm bộp, chửi lò luyện kim loại mới xây ở đầu làng, ống khói chẳng khác nào lò thiêu xác ở bãi hoả táng, đem tai họa đến cho dân làng. Bụi đen thế này bay đi, cô dâu nào mới cưới về đây đi giải ba năm liền nước vẫn còn đen.
Trang Chi Điệp miệng thì nói:
– Anh chị quả thật đã phát tài, chủ tịch thành phố cũng không có nhà ở rộng rãi như thế này.
Song anh cười thầm trong bụng, đúng là kiểu trang trí của gia đình địa chủ sẵn tiền! Chị Hoàng kéo anh ngồi xuống mép giường mới. Chị rất vụi trước đây nghe anh Hoàng nói anh sẽ đến, anh ấy bảo anh thích ăn bánh đúc ngô, trời đất ạ những thứ nông dân không ai thích ăn mà anh còn ăn ư? Người thành phố như anh khổ thế ư, cá mực hải sâm chê ngón quá phải không?
Trang Chi Điệp giải thích cho chị, song giải thích không rõ, chỉ biết cười. Chị Hoàng hỏi:
– Văn chương anh viết thế nào. Anh có định viết thì nhất định phải viết tôi vào, để ai ai cũng biết tôi mới là vợ của anh ấy!
Trang Chi Điệp nói:
– Đương nhiên chị là vợ của anh ấy!
Chị Hoàng liền nhăn nhó, trông rất khó coi. Trang Chi Điệp giật mình nhìn lại thì hai hàng nước mắt đã lã chã chảy xuống, chị nói:
– Tôi giúp anh ấy làm ra “101”, đã phất lên, song anh ấy lại ruồng bỏ tôi. Tôi không sợ xấu mặt, tôi nói hết với anh, khi anh ấy yêu tôi, anh ấy ôm tôi vào lòng, khi không dùng nữa, anh ấy đẩy tôi xuống vực. Ngày nào anh ấy còn nghèo xác nghèo xơ, đói rài đói rạc, đặt trên dất, ai nhìn thấy nhặt hòn ngói vỡ đậy lên rồi đi. Tôi đã lấy anh ấy, đẻ con cho anh ấy, bởi số phận anh không giữ nổi đứa con thứ hai, lại cứ trách tôi làm con chết bỏng. Anh thử xét xem, tôi đốt bếp, bắc nồi to đun nước, thấy hết củi, tôi ra sân vơ vào lúc quay trở lại không thấy con đâu, vừa nhìn vào nồi, thì đứa con đã ở trong đó! Thì ra đứa con chơi trên sàn bếp đã sơ ý ngã vào nồi. Anh bảo quở trách tôi sao được? bây giờ anh ấy chê tôi răng đen người lùn tìn tịt. Mẹ tôi đẻ ra tôi đã như thế! Ngày xưa sao anh ấy không chê? Bây giờ đêm nằm ngủ với tôi anh ấy thường cầm quyển hoạ báo điện ảnh, vừa cưỡi trên người tôi, vừa xem những con bé ngứa nghề trong hoạ báo. Tôi bảo đàn bà ai cũng thế cả, cái khoản kia chẳng phải như cái hốc mắt của con lợn chết đó ư? Anh ấy bảo đàn ông “lấy” đàn bà là “lấy mặt”, cô hãy nhìn cái dáng buồn nôn của cô xem nào. Thế là chúng tôi đánh nhau. Đánh nhau xong, từ đó anh ấy không về nhà nữa, anh ấy đòi cắt đứt. Tôi bảo cuộc hôn nhân này cắt đứt được ư? Anh ấy không để tôi sống ra gì, tôi cũng không để anh ấy sống yên ổn, trừ phi tôi đã chết! Tôi còn sống sờ sờ, thì xem con chó chết nào dám bước vào ngôi nhà này? Con đĩ chó chết ấy đừng hòng nằm trên giường xô pha mềm mại của nhà gác này!
Trang Chi Điệp nghe đến mức tê dại cả da đầu, anh biết ngay không thể nào sáng tác ở đây được. Chị Hoàng có cán mì ngon đến đâu, bánh đúc ngô có nấu ngon đến đâu, anh cũng chẳng thể viết nổi một chữ. Anh liền đứng dậy nói:
– Tại sao giám đốc Hoàng lại thế nhỉ? Hôm nay tôi đến thăm trước, hôm nào sã đến viết riêng về chị nhé?
Nói xong, anh xuống cầu thang, ra sân nổ xe máy.
Chị Hoàng nói:
– Úi chà, sao anh nóng nảy giống tôi thế, bảo đi là đi ngay ư?
Trang Chi Điệp đẩy xe ra đến đầu làng, còn nghe thấy chị Hoàng đang nói bô bô với một người ở cổng:
– Nhìn thấy chưa? Đó là nhà văn viết sách, anh ấy sẽ đến viết về tôi, sẽ bênh vực phụ nữ mình. Ấy ấy, xin chớ đi vào, trên đấy có dấu chân của nhà văn để lại!
Đi một mạch đến cửa nam thành phố, trong bụng cứ chửi suốt dọc đường, trong thành Tây Kinh to thế này, mà không có chỗ nào yên tĩnh dành cho anh. Vừa đi vào cổng thành, người đã mềm nhũn, không biết về khu nhà hội văn học nghệ thuật, hay về bên Song Nhân Phủ, hoặc đến nhà Đường Uyển Nhi. Trang Chi Điệp đứng thẫn thờ ra một lúc. Sau đó đỗ xe lại, một mình leo lên tường thành, xua đi nỗi buồn một cách chán chường vô vị. Lúc này, Trang Chi Điệp thật tình muốn gặp Chu Mẫn, nếu Chu Mẫn mang huyên đến thổi, nhất định anh sẽ bảo Chu Mẫn dạy thổi, anh cũng tuyệt đối tin tưởng mình có thể thổi được một đoạn nhạc cực nhanh. Nhưng tường thành lúc này vắng vẻ không một bóng người, ngay một con chim cũng không có. Chỗ mạch nối từng viên gạch bát vuông vức, mọc đầy cỏ xanh, nhìn hết tầm mắt, giống như một bức thảm trắng kẻ ô xanh trải dài. Đi theo bờ tường thấp có những khe ngắm bắn hình thước thợ trên mặt thành. Ở trong rừng cây đấy chân tưỡng thành ngoài, từng đôi từng đôi trai gái gục vào nhau giữa các vạt cỏ hoang. Những đôi nhân tình này chỉ chú ý đồng loại đi lại bên cạnh, song hoàn toàn không để ý vẫn còn có đôi mắt trên đầu họ. Trang Chi Điệp nhìn bọn họ như nhìn những con dã thú trong vườn thú. Anh bước đi thong thả, hy vọng mắt nhìn thấy một nơi cảnh vật trong lành sạch sẽ. Cứ thế anh bước, đã đi đến chỗ góc ngoặt của tường thành, chợt nhìn thấy bầy chim bay liệng đan kín bầu trời rồi đột nhiên mất hút trong bãi lau sậy hoang. Trang Chi Điệp có phần nào an ủi, định nhìn xem rút cuộc bầy chim kia đã đậu xuống chỗ nào trong bãi lau, trong đám cỏ lau của thành phố như thế nào? Nhưng giữa lúc đó anh đã phát hiện một người đang ngồi ở đó, lúc đầu cứ tưởng hòn đá, sau đó nhìn rõ là người. Anh nghĩ, vẫn có người tìm nơi yên tĩnh như mình ư? Không nén nổi cảm động, anh định chào anh ta một tiếng. Anh nhìn kỹ người đó, thì ra anh ta đang ở đó thủ dâm, hai chân duỗi thẳng, sau đó ngã ngửa trong khóm lau hoang, mồm kêu “ôi a” “ối a”, bầy chim đậu vù vù bay lên như cơn lốc. Trong chốc lát Trang Chi Điệp lúng túng chân tay, thẫn thờ tại chỗ như kẻ mất hồn, khi tỉnh táo quay lại, anh quay người cắm đầu cắm cổ chạy. Trong lúc chạy lại hối hận tại sao mình còn đứng đấy lâu thế. Anh thấy đau bụng, nôn oẹ liên tục, anh bám vào mặt dốc thoai thoải đi xuống khỏi tường thành, lại oẹ oẹ nôn nôn một đống nước vàng vàng. Nôn xong thì mắt tối sầm lại, song anh nghĩ hay mình hoa mắt, hoặc đã có ảo giác, trogn khóm lau hoang kia vốn quanh năm có nước kia mà, có lẽ điều mà mình nhìn thấy liệu có phải là cái bóng của mình đổ xuống chân tường? Anh liền nhìn thấy ông già kéo xe cải tiến đang đi trong ngõ vắng ở chân tường thành rộng dài kia, miệng rao tiếng cao tiếng thấp:
– Đồng nát đây! Nhận mua đồng nát nào!
Ông già đang đi tới, hơn nữa lại đang đọc một đoạn ca dao:
Một hai chai rượu chưa say
Mạt chược dánh bốn năm ngày vẫn hăng
Nhảy năm sáu bước rất sành
Khoản kia tám chín người tình dâm chơi
/67
|