Năm một ngàn chín trăm tám mươi, ở thành Tây kinh xảy ra một chuyện lạ. Có hai anh bạn chí thân, một hôm buồn quá mới đi tưởng niệm Đường Quý Phi Dương Ngọc Hoàn. Thấy nhiều khách du lịch ai cũng bốc theo một nắm đất mộ xách theo người, thắc mắc lắm, hỏi ra mới biết, Quý Phi là người đẹp tuyệt thế, lấy đất này rắc vào chậu hoa, hoa cũng sẽ tươi đẹp vô cùng. Hai anh bạn cũng bới rất nhiều, gói vào áo mang về, đựng vào một cái chậu sành đen cất giữ đã lâu năm, chờ có giống hoa tốt sẽ gieo hạt. Nào ngờ mấy ngày sau tự nhiên trong chậu hoa mọc lên một cái chồi xanh, chỉ trong một tháng đã biến thành một khóm cây tươi tốt. Nhưng cây này đặc biệt lắm, không ai biết là loài gì. Bê đến chùa Dựng Hoàng trongthành hỏi người thợ già trồng hoa, người thợ già cũng không biết. Vừa may có đại sư Trí Tường đi qua, liền xin ý kiến đại sư. Đại sư cũng lắc đầu. Một trong hai anh bạn lại hỏi Thường nghe Đại sư biết xem bói đoán số. Xin đại sư bói xem cây hoa này về sau nở mấy nhánh? Đại sư bảo một anh khác nói ra một chữ, anh ấy đang cầm cái kéo của người trồng hoa trong tay, buột mồm nói ra chữ Nhĩ . Đại sư bảo Hoa sẽ là hoa lạ, nở ra bốn nhánh, nhưng chẳng được bao lâu sẽ bị các anh làm hại . Quả nhiên về sau hoa nở bốn nhánh, nhưng hình dạng vừa tương tự mẫu đơn lại vừa tương tự hoa hồng. Hơn nữa có một nhánh nhuỵ màu đỏ, một nhánh nhuỵ màu vàng, một nhánh nhuỵ màu trắng một nhánh nhuỵ màu tim, đẹp vô cùng. Bỗng chốc tin đồn loan đi, ngày nào cũng có người nườm nượp kéo tới xem, không ai là không thốt lên khen ngợi. Hai anh bạn tự nhiên đắc ý, đặc biệt có một anh yêu qúy hoa hơn, bưng để lên bàn, đích thân chăm nom, bón phân tưới nước. Nào ngờ một hôm say rượu, nửa đêm tỉnh dậy chợt thấy nên đi tưới hoa, loắng quắng thế nào xuống nhà bếp xách nhầm ấm nước sôi, thế là cây hoa chết yểu. Anh bạn cứ hối hận mãi, tức mình đập vỡ chậu sành, lăn ra ốm một tháng không gượng dậy nổi.
Chuyện này tuy lạ nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một chậu hoa mà thôi, số người biết cũng không đông, sau đấy không ai nhắc đến nữa. Nào ngờ sau mùa hè, thành Tây Kinh lại xảy ra một chuyện lạ lớn hơn ,ai ai cũng được chứng kiến. Vào giữa trưa ngày mồng bảy tháng sáu âm lịch, đầu tiên mặt trời vẫn đang còn toả ánh sáng rực rỡ, cái hay của mặt trời là mặt trời vẫn đang chiếu sáng, mà con người thì quên mặt trời đang toả sáng, cho nên người Tây Kinh không ai nhìn lên mặt trời. Hình thế đường phố vẫn là hình thế trước đây. Người có chức sắc ngồi xe con thì ngồi xe con, người không có chức sắc nhưng hái ra tiền, không muốn chen xe ca, liền giơ tiền lên vẫy đi taxi. Giữa lúc ấy có nhân vật nào đó quan trọng thân chinh đến nơi này, mấy xe công an hộ tống mở đường, bóp còi inh ỏi, tất cả xe con, xe taxi, xe ca chở khách phải tránh sang một bên đi chậm lại, còn dòng sông dài xe đạp thì rối loạn đội hình. Chỉ có người đi bộ thì chỉ biết sải bước, anh nọ dẫm vào bóng anh kia, cái bóng đâu có đau có ngứa. Đột nhiên màu sắc cái bóng chuyển từ đậm sang nhạt, càng nhạt càng ngắn, rồi chợt biến mất. Con người không có cái bóng kéo theo thì hình như con người không còn là con người nữa, đưa tay sờ vào mông, sờ đến nỗi đực mặt ra nghi hoặc. Có người chợt nhìn lên trời liền reo to Ồ kìa, trên trời có bốn ông mặt trời! Mọi người ngẩng hết đầu lên nhìn trời, quả nhiên trên đó có bốn ông mặt trời. Bốn ông mặt trời kích thước như nhau, không phân biệt rõ cũ mới, đực cái, cụm lại làm một, thành hình chữ Đinh. Trong kinh nghiệm trước kia, trên trời đã từng có trăng khuyết và nhật thực, song cùng một lúc có bôn mặt trời thì chưa thấy bao giờ, cứ tưởng mắt nhìn nhầm lại ngước mắt nhìn trời, mặt trời không còn đỏ nữa mà trắng bợt, trắng như màu trắng của tia hàn điện. Trắng giống như cái gì nhỉ? Cũng chẳng nhìn thấy cái gì hết. Hoàn toàn một màu đen. Con người không nhìn thấy cái gì. Con người sáng mắt hoàn toàn mà cũng không nhìn thấy gì ư? Xe to xe nhỏ không còn dám chạy nữa, chỉ bóp còi suông, còn con người thì bước giẫm lung tung, lơ mơ cảm thấy mình không ở trên đường phố, đang xem phim thì phải? Máy chiếu đột nhiên bị hỏng, hình trên màn bạc biến mất, mà tiếng nhạc còn đang vang. Một người cảm thấy như thế, mọi người cũng gần như cảm thấy như thế. Vậy là yên tĩnh hẳn xuống, yên tĩnh đến mức chết lặng đi, chỉ còn tiếng huyên một nhạc khí cổ xưa bằng đất hình quả trứng có sáu lỗ ai đó thổi trên tường thành còn muốn cất lên tiếng cuối cùng, song không cất lên nổi vì đã đứt hơi, giống như gió đập vào tường, tạt ngang biến mất. dường như mọi người coi khinh rẻ kẻ thổi huyên kia, cười khẩy một cái, chợt giật mình trở về với hiện thực đang sống, đồng thời bị sự yên tĩnh làm cho khiếp sợ, đã kêu ầm ĩ, đâu đâu cũng nháo nhào, lộn tùng phèo cả lên.
Hiện tượng quái dị này đã kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ, thì mặt trời trên không trung lại khôi phục chỉ còn có một ông. Khi mắt người ta đã nhìn rõ dần bóng mình trên mặt đất thì ai cũng trơ mắt nhìn nhau, sau đó đã xấu hổ vì sự nhếch nhác, liền hốt hoảng bỏ chạy tán loạn. Bỗng chốc loài người rối tinh rối mù như kiến vỡ tổ song chẳng thấy bóng cảnh sát giao thông đâu cả. Trên hòn đảo an toàn có ông già ngồi nhởn nhơ một mình. Ông già đầu bù tóc rối, mặt mày nhọ nhem song đôi mày thì rất dài, đang lạnh lùng nhìn mọi người hối hả qua lại. Ánh mắt của ông khiến ai nấy có phần nào không chịu nổi, cuối cùng điên tiết lên quát gọi Cảnh sát đâu nhỉ? Cảnh sát đâu rồi? Người cảnh sát họ Tô, vừa chạy vừa đội mũ két pi lên đầu cứ mắng ông già là kẻ ăn xin bằng tiếng Pi . Tiếng Pi là tiếng địa phương thô tục nhất trong thành Tây Kinh chửi Cút đi . Ông già nghe chửi đưa ngón tay viết lên đảo an toàn một từ thời cổ xưa lại rất nho nhã, âm đọc là pỷ song chữ là ty , có nghĩa tránh. Ông thư thả mỉm cười. Tiếp theo ai nấy cười rộ hẳn lên. Bởi vì khi ông già bước xuống khỏi đảo an toàn để lộ bộ quần áo mặc trên người vốn được may bằng những bức gấm của khách hành hương tặng chùa Dựng Hoàng. Trước ngực in hai chữ Có cầu , hai chân dạng ra, chỗ đũng quần là những đường mũi kim thô xù xì kéo dài cho đến tận lưng. Trên mông bên trái là chữ tất , bên phải là chữ ứng . Ông già không tỏ ra xấu hổ, mà xuất khẩu thành chương, đọc vanh vách một bài vè. Bài vè này sau đó lan truyền cả thành phố. Bài vè đó như sau:
Công dân loại một làm đầy tớ
Gác tía lầu son sướng như tiên.
Công dân loại hai làm quan phe
Đầu cơ buôn lậu có ô che.
Công dân loại ba làm thầu khoán
Chơi bời cờ bạc ăn uống đã có nơi thanh toán.
Công dân loại bốn chuyên cho thuê
Ngồi nhà rung đùi thu bạc tỉ.
Công dân loại năm đội mũ kê pi
Ăn cả bên nguyên lẫn bên cáo.
Công dân loại sáu thầy thuốc cầm dao
Phong bì quà biếu đầy hầu bao.
Công dân loại bảy làm diễn viên
Ngoáy mông dướn eo cũng ra tiền.
Công dân loại tám làm tuyên truyền
Dăm ba hôm một bữa giải cơn thèm.
Công dân loại chín làm giáo viên
Sơn hào hải vị nào có biết hết tên.
Công dân loại mười chủ nhân ông
Chân chỉ hạt bột loại Lôi Phong.
Bài vè này sau khi lan truyền đi, có người phân tích ông già này không phải là kẻ ăn mày, hay nói cách khác, ít nhất ông cũng làm giáo viên. Bởi chỉ có thầy giáo mới soạn được những lời vè như vậy. Hơn nữa, lời vè đều tỏ ra chỉ trích đối với mấy loại người trước, chỉ có loại người giáo viên là được kêu khổ kêu oan. Nhưng xét cho cùng ông già là loại người gì thì không ai hỏi cho ra nhẽ. Trong năm ấy, thành Tây Kinh vừa bổ nhiệm một thị trưởng mới, vị thị trưởng này quê ở gốc Thượng Hải, phu nhân lại là người địa phương Tây Kinh. Mười mấy năm qua, mỗi nhiệm kỳ thị trưởng Tây Kinh, ông nào cũng có lòng lập công lập nghiệp ở thành cổ này. Nhưng hầu hết đều làm đi làm lại, quanh quẩn như con kiến leo ra leo vào trên cành đào, không sao nhúc nhích khởi sắc lên được, liền rời khỏi dinh lũy thép ra đi một cách êm ru. Ông thị trưởng mới này tuy không vui vẻ nhận chức trước cổng nhà bố vợ, khổ một nỗi đã dấn thân vào con đường làm quan, hoàn toàn do người ta sắp đặt, sau khi nhận nhiệm vụ, lúng ta lúng túng không biết xoay sở thế nào, bắt đầu hành động từ đâu. Phu nhân thuộc diện nội trợ giỏi giang, liền triệu tập nhiều bạn bè thân thích tham mưu cố vấn cho chồng, thế là có một người trẻ tuổi tên là Hoàng Đức Phúc, nêu ra một đề nghị: Tây Kinh là cố đô của mười hai triều đại, văn hóa lắng đọng sâu dầy, vừa là vốn liếng vừa là gánh nặng, tư duy của dân chúng và cán bộ các tầng lớp có khuynh hướng bảo thủ, cho nên kinh tế lâu nay phát triển thua xa so với các tỉnh thành ven biển, nếu cứ như các thị trưởng nhiệm kỳ trước mặt nào cũng nắm, thì thường bởi xí nghiệp già cỗi, xây dựng thành phố nợ nần chồng chất, bỏ ra mười phần công sức mà hiệu quả thu được ba phần, hơn nữa nhiệm kỳ bây giờ thường là ba năm hoặc năm năm sẽ điều đi, quy hoạch lâu dài khó hình thành mà nhân sự lại thay đổi. Đã như vậy thì thà rằng cứ nắm những nghề mà người khác không ham, ví dụ phát triển văn hóa và du lịch. Chỉ trong thời gian ngắn là đã có thành tích chính trị. Thị trưởng được gợi mở lớn, không ngại hỏi tiếp, đã mời người trẻ tuổi ấy đến nói chuyện, ba ngày ba đêm, lại điều anh ta khỏi trường học cũ về trụ sở uỷ ban thị làm thư ký riêng. Ngay tức khắc lên kinh đô xin kinh phí, xuống cơ sở kêu gọi góp vốn ở khắp nơi, dóng dựng một sự nghiệp to lớn ngàn năm bất hủ, tức là sửa sang lại thành Tây Kinh, khai thông con sông trong thành, xây khu vui chơi giàu màu sắc địa phương dọc theo bờ sông. Còn xây lại ba đường phố lớn, một đường xây theo kiểu kiến trúc đời Đường, chuyên bán tranh vẽ, chữ viết và đồ gốm, một đường phố xây theo kiến trúc đời Tống, chuyên kinh doanh các món ăn vặt dân gian của thành phố cho đến cả tỉnh, một đường phố xây theo kiến trúc đời Minh, đời Thanh, tập trung tất cả công nghệ phẩm dân gian và đặc sản địa phương. Nhưng ra sức phát trỉên nghề văn hóa ở thành thị, đã làm cho số người lưu động ở thành phố tăng vọt, đã xuất hiện nhiều tệ nạn trên lãnh vực trật tự trị an. Trong giây lát thành Tây Kinh bị người nơi khác gọi là thành trộm cắp, thành nghiện hút, thành ở lậu…Dân thành phố cũng bắt đầu nảy sinh tư tưởng bất mãn. Khi ông già đầu bù tóc rối mặt mũi nhọ nhem lại đọc bài vè trên đường phố, thì lúc nào cũng có một tốp những kẻ ăn không ngồi rồi nhũng nhẵng bám theo sau, hò hét Đọc lại đi! Đọc nữa đi! Ông già liền nói hai câu:
- Bảo anh được, anh sẽ được, không được cũng được. Bảo không được sẽ không được, có được cũng không được.
Bọn vô công rồi nghề nghe xong đồng loạt vỗ tay. Ông già không nói câu vè này ám chỉ người nào, xong bọn vô công rồi nghề lại suy bụng ta ra bụng người, câu vè lại loan truyền nhanh như gió. Chẳng bao lâu câu vè lọt đến tai của Hoàng Đức Phúc, liền gọi điện thoại cho cục Công an, nói ông già gieo rắc tin đồn nhảm về thị trưởng, cần phải ngăn chặn. Cục Công an đã bắt giữ ông già, tra hỏi ra mới biết, thì ra một tên lưu manh đi kiện đã hơn mười năm nay.
Thế nào là lưu manh đi kiện?
Bởi vì hơn mười năm trước, người này là giáo viên dân lập, khi xét chuyển thành giáo viên nhà nước thì bị cấp trên trù dập không chuyển được, liền lên Uỷ ban tỉnh kêu oan, vẫn không thành công. Thế là ở hẳn Tây Kinh, cứ dăm ba ngày lại đến cổng Uỷ ban thưa kiện, đưa đơn biểu tình ngồi, lâu dần muốn vào không có lối, muốn rút không bậc thang, đâm ra bị tâm thần. Sau đó thôi chẳng kiện tụng nữa, cũng không về làng, liền lang thang trên hè phố. Cục Công an đã bắt hỏi mười ngày, tra xét không có tội nên thả ra, lấy xe chở ra khỏi thành phố ba trăm dặm rồi thả xuống. Nào ngờ được vài hôm lại thấy ông già trên đường phố . Song ông già đã kéo chiếc xe cải tiến cọc cạch len lỏi trong các phố bới nhặt đồng nát. Đám người vô công rồi nghề tự nhiên cứ bám theo, sai bảo ông lại đọc ca dao hò vè. Ông già bây giờ đã ki bo miệng lưỡi, chỉ rao rất cao rất dài Đồng nát nào! Nhận khoán đồng nát nào! tiếng rao này vang trong ngõ phố ngày hai buổi sớm tối, cũng thường có người thổi huyên trên tường thành. Một người kêu như sói gầm, một kẻ rên như ma khóc, hai bên đối đáp nhau, hàng ngàn con chim trên lầu chuông gác trong cứ huyên náo ỏm tỏi cả lên.
Hôm nay ông già kéo chiếc xe cải tiến bánh sắt không có săm lốp, đi loanh quanh mãi mà không thu nhặt được đồng nát, liền đứng ở vạt đất ngoài tường chùa Dựng Hoàng, thèm thuồng nhìn mấy đại sư khí công dạy người học phép dẫn dắt nhổ ra lấy vào, lại còn thấy từng tốp từng tốp tụ tập ở dưới tường thành thấp lè tè bốc quẻ xem bói, liền rẽ vào cũng tính xin thầy tướng số bói ột quẻ. Người xung quanh liền bảo:
- Ông già ơi, ở đây không xem bói mạng sống nhỏ nhoi đâu. Đại sư là người cao thủ ở núi Nga Mi, chỉ dự đoán những sự việc lớn dưới gầm trời.
Tự ý đẩy ông già ra mãi xa. Ông già vô cớ bị trêu chọc, liền đỏ mặt tía tai. Giữa lúc đó trời đổ mưa rào rào, những giọt nước mưa to bằng đồng xèng đập xuống, trên mặt đất lập tức giăng giăng bụi mù, loáng một cái nước nổi lênh láng, vô vàn bong bóng nước cứ thế thay nhau cái này nổi lên trên cái kia tan ngấm. Người nọ tiếp người kia bỏ đi cả, ông già nói một câu Mưa đúng lúc cũng bỏ xe đấy chạy vào cổng chùa Dựng Hoàng trú mưa dưới cột cờ. Bởi đứng không chán ngán, cũng có thể ngứa họng, ông già lại cao giọng đọc một đoạn ca dao.
Nào ngờ đại sư Trí Tường đang ngồi héo hon trong cổng chùa Dựng Hoàng đã nghe được đoạn ca dao ấy. Trong cổng chùa Dựng Hoàng có một hòn đá lạ, bình thường chẳng có màu sắc, hễ gặp mưa trời âm u, trên hòn đá nổi lên đường vằn hình con rồng rất nét, đẹp vô cùng. Đại sư Trí Tường thấy mưa liền ra cổng chùa xem đá rồng nghe bên ngoài có tiếng hát Giàu sang thì làm quan, phát tài thì buôn bán, nghèo khổ thì ra rìa .
Dường như đang nghĩ đến một chuyện gì đó thì một tiếng kêu chát chúa như sét đánh ngang tai đập trên mái ngói cổng chùa. Ngẩng đầu nhìn lên đã thấy bảy cái cầu vòng đan xen vào nhau lơ lửng trên nền trời đàng Tây, liền liên tưởng đến hôm có bốn mặt trời xuất hiện trên không trung, biết rằng Tây Kinh sắp có chuyện lạ. Quả nhiên ngày hôm sau đài đưa tin đã phát hiện ra Sarira của Đức Thích Ca Mâu Ni cách chùa cửa Phật hai trăm dặm. Xương Phật xuất hiện ở Tây Kinh đã gây chấn động thiên hạ. Đại sư Trí Tường đêm đó ngồi im trong phòng thiền, chợt hiểu ra, nói một mình. Hiện giờ trên đời hiếm có sói, hổ báo vì chó sói, hổ báo hóa thành người ra đời cả rồi, cho nên có nhiều kẻ gian ác xấu xa. Đồng thời trong thành Tây Kinh những năm gần đây tụ tập biết cơ man nào thầy khí công, nào người có công năng đặc biệt, phải chăng ông trời đã cử loại người này xuống để cứu vớt nhân loại? Chùa Dựng Hoàng tự có phép công cường thịnh. Đã có bao nhiêu thầy khí công thông thường, và người có công năng đặc biệt đua nhau xuống núi, thì sao mình không gắng hết công đức cơ chứ? Thế là dán truyền đơn áp phích quảng cáo khắp nơi, mở lớp huấn luyện sơ cấp ở trong chùa thu nhận học viên truyền thụ công pháp thông hiểu trời đất. Lớp học khí công mở được ba khóa, khóa nào cũng có một học sinh tên là Mạnh Vân Phòng. Mạnh Vân Phòng là nghiên cứu viên quán văn sử song anh đều hăng hái đối với bất cứ việc gì. Bảy năm trước cả thành phố đang háo hức với một loại nấm trà đỏ, chữa được bệnh, làm cơ thể khoẻ mạnh, anh đã nuôi trồng tại nhà đến mức trong nhà chỗ nào cũng lỉnh kỉnh chai lọ đựng nấm trà, lại còn đem cho bà con khối phố khá nhiều. Vậy là quen biết một bạn trà dẫn đến chỗ cưới bạn trà này làm vợ. Sau đó hai vợ chồng lại bắt đầu vung tay, nói liệu pháp vung tay hơn hẳn nấm trà đỏ. Đương nhiên việc ấy chỉ được chừng nửa năm. Ngoài xã hội lại dấy lên cơn sốt ăn trứng chua, lại uống tiết gà, hai người đều nhất nhất làm theo. Nào ngờ uống tiết gà vào liền sinh bệnh. Bao nhiêu lông..vợ rụng cho bằng sạch. Đi nhiều bệnh viện khám chữa không khỏi, vô tình nghe người hàng xóm kề bên có liều thuốc bí mật gia truyền, bà vợ liền sang xin chữa. Quả nhiên đã mọc lại lông mới. Người hàng xóm hơn Mạnh Vân Phòng một tuổi, trước đây cũng đã cùng nhau chơi mạt chược, sau đó ra khỏi cửa gặp nhau, gật đầu chào, người hàng xóm cười hề hề. Mạnh Vân Phòng liền mua quà biếu rất sang về bảo vợ;
- Người ta đã chữa cho em, em nên sang cám ơn người ta mới phải chứ.
Bà xã mang quà sang biếu, rồi hớn hở về nhà, song Mạnh Vân Phòng lại đặt đơn ly hôn đã viết sẵn lên bàn bảo vợ ký vào. Anh bảo thôi nhé, phen này thì chúng mình ly hôn, vợ là vợ của anh, mặc áo nhìn bố, cởi áo nhìn chồng, tại sao cái thứ của vợ anh lại để người ngoài nhìn thấy? Cắt đứt được sáu tháng thì cưới vợ mới là Hạ Tiệp, cũng theo họ Hạ tìm nơi ở mới. Nhà mái thường mới, vừa vặn cách chùa Dựng Hoàng một bức tường, tường ngăn không cao. Sau khi cưới vợ mới, Mạnh Vân Phòng ở nhà, thường ngày chẳng có việc gì, thường hay ghé đầu vào tường nghe âm nhạc, nhìn sư sãi đi lại. Từ sau khi tham gia học khí công, hàng ngày cứ nghe tiếng thanh la đồng gõ xủng xoảng là tay chân ngứa ngáy như khỉ, muốn vượt tường lao sang. Một lần đại sư Trí Tường bắt gặp, hối hả định chạy trốn thì đại sư bảo:
- Chúng mình chỗ quen biết cũ mà?
Mạnh Vân Phòng vội gật đầu và nói:
- Đại sư có trí nhớ tốt thế, vẫn còn nhớ tôi sao?
Đại sư đáp:
- Sao lại không nhớ kia chứ, cây hoa lạ của các anh chết rồi phải không?
Mạnh Vân Phòng nói:
- Vâng, chết rồi ,đại sư đoán chữ quả là linh nghiệm.
Đại sư laị hỏi:
- Thế bạn anh thì sao? Đã khỏi ốm rồi chứ?
Mạnh Vân Phòng trả lời:
- Đã khỏi lâu rồi ạ. Đại sư biết cả chuyện bạn tôi bị ốm nữa ư? Đúng là người thần thánh!
Đại sư nói:
- Đâu có, nếu là thần thánh, lúc ấy tôi nên giữ danh nhân ấy lại để tiện nói chuyện.
Mạnh Vân Phòng vội nói:
- Để lúc khác nhất định tôi sẽ dẫn anh ấy đến nói chuyện với đại sư.
Lớp học khí công khóa đầu khai giảng Mạnh Vân Phòng đã mê ngay khí công, lại còn khoe khoang khắp nơi, trên người có khí cảm. Mỗi khi có người quen họp mặt, Mạnh Vân Phòng liền xuống tấn trong trạng thái gây tác dụng, sẵn sàng phát công cho người khác, lại còn hỏi đi hỏi lại có cảm giác gì không. Không có cảm giác gì, lại đọc lời chú, đọc đến nỗi sùi cả bọt mép, trán đẫm mồ hôi vẫn không ăn thua. Mọi người liền cười ồ lên. Hạ Tiệp nói:
- Anh ấy có khí thật đấy. Tối hôm qua em chướng bụng, anh ấy phát công một cái, quả nhiên bụng em sôi ùng ục, một lát sau em đã chạy ra chuồng tiêu. Bây giờ anh ấy không đụng đến rượu thịt, không hút thuốc lá cũng không ăn hành.
Mạnh Vân Phòng nói:
- Thật đấy.
Anh em bảo:
- Ồ, đi với sư thì làm sư luôn, vậy thì cai gái luôn chứ? Nếu tối không ngủ với chị Tiệp thì là cai rồi.
Hạ Tiệp cũng cười bảo:
- Em cũng chờ anh Phòng cai đấy.
Chị liếc nhìn chồng, mặt anh Phòng đỏ ửng.
Lời của Hạ Tiệp, chỉ có Hạ Tiệp và Mạnh Vân Phòng biết được mà thôi. Thì ra trong thời gian học khí công, Mạnh Vân Phòng quen biết ni cô Tuệ Minh trong chùa. Tuệ Minh mới ba mươi tám tuổi, mới ba năm trước tốt nghiệp viện Phật học về chùa Dựng Hoàng. Hai người đã nói chuyện với nhau vài lần. Mạnh Vân Phòng rất khâm phục tri thức Phật học của chị. Anh cũng đã từng đọc Ngũ đăng hội nguyên , và Kinh kim cương , lại giỏi vận dụng nên thường được Tuệ Minh xin ý kiến khi gặp việc khó. Thế là nhiều buổi trưa, ở bên kia tường ngăn thấp lè tè, Tuệ Minh đã gọi thầy giáo Phòng. Hai người bám tường nói chuyện ríu ra ríu rít lâu lắm. Một buổi tối trăng sáng yên tĩnh, Hạ Tiệp đi đâu về lại thấy Mạnh Vân Phòng bám tường nói chuyện với ni cô Tuệ Minh. Bởi bám lâu quá, muỗi đốt hai chân, chân nọ cứ nhấc lên gãi liên tục vào chân kia. Bên này tường nói:
- Tuệ Minh ơi, bài luận văn này viết hay lắm! Nhưng em cũng cần nghỉ ngơi dưỡng sức chứ.
Bên kia tường đáp:
- Em không mệt. Người mệt là tâm mệt, lặng lẽ viết bài luận văn này, em chỉ cảm thấy khoan khoái.
Bên này tường bảo:
- Khoan khoái như sen chứ? Chỉ cách một bức tường mà hai thế giới. Anh hâm mộ bên các em.
Bên kia tường cười hì hì, bảo:
- Anh làm được mọi thứ, chỉ không làm sư được thôi. Anh ở ngoài không tìm được thanh tịnh. Tìm được nơi thanh tịnh thật thì e rằng anh không chịu nổi thanh tịnh đâu mà?
Bên này lại hỏi:
- Thật chứ?
Bên kia lại trả lời:
- Chuyện nói với anh hôm trước, nhất định phải giữ kín đấy nhé?
Bên này nói:
- Chuyện ấy anh hiểu, thắt chặt trái tim, giữ miệng kín như hũ nút mà.
Bên kia bảo:
- Thầy giáo Phòng tốt thật đấy. Vậy em còn viết một lá đơn kiện, nhờ thầy đưa tận tay cho thị trưởng.
Bên này cố sức rướn người, thò tay sang bên kia nhận, bảo:
- Em đứng trên hòn đá thì anh mới nhận được. Ái chà, trẹo chân rồi phải không?
Bên kia đáp:
- Không.
Một tập giấy thò lên khỏi mặt trường, Mạnh Vân Phòng đã cầm được, nhưng cùng lúc đó cây gỗ bên này giẫm lên bị gãy uỵch một tiếng, người ngã lăn ra, cằm va vào ngói trên tường, một hòn ngói lăn xuống vỡ tan. Hạ Tiệp nhìn lớp kịch hay đó, nói:
- E hèm, Mạnh Vân Phòng ơi, anh cẩn thận đấy! Tây sương ký em mới xem một phần đấy nhé!
Cũng chẳng chú ý xem Mạnh Phòng có đau hay không, Hạ Tiệp cầm cái ghế đứng lên nhìn qua tường. Ni cô Tuệ Minh đã chạy xa khỏi khóm hoa như một bóng ma. Lúc này Hạ Tiệp ám chỉ Mạnh Vân Phòng trước đám đông, Phòng đỏ mặt song vẫn nói:
- Em khỏi cần nói nữa, đấy cũng là việc Phật, công đức vô lường.
Mọi người càng khó hiểu được chuyện ấy. Hắn bảo sắp ăn cơm trưa đi thôi. Một anh bảo:
- Chị Phòng cứ thong thả, chỉ cần chị bỏ sức, không cần chị bỏ tiền ra đâu.
Thế là mỗi vị móc ra năm đồng, đương nhiên là Triệu Kinh Ngũ, nhanh tay nhanh chân, xách liền ra chợ mua thịt rượu.
Chuyện này tuy lạ nhưng xét cho cùng cũng chỉ là một chậu hoa mà thôi, số người biết cũng không đông, sau đấy không ai nhắc đến nữa. Nào ngờ sau mùa hè, thành Tây Kinh lại xảy ra một chuyện lạ lớn hơn ,ai ai cũng được chứng kiến. Vào giữa trưa ngày mồng bảy tháng sáu âm lịch, đầu tiên mặt trời vẫn đang còn toả ánh sáng rực rỡ, cái hay của mặt trời là mặt trời vẫn đang chiếu sáng, mà con người thì quên mặt trời đang toả sáng, cho nên người Tây Kinh không ai nhìn lên mặt trời. Hình thế đường phố vẫn là hình thế trước đây. Người có chức sắc ngồi xe con thì ngồi xe con, người không có chức sắc nhưng hái ra tiền, không muốn chen xe ca, liền giơ tiền lên vẫy đi taxi. Giữa lúc ấy có nhân vật nào đó quan trọng thân chinh đến nơi này, mấy xe công an hộ tống mở đường, bóp còi inh ỏi, tất cả xe con, xe taxi, xe ca chở khách phải tránh sang một bên đi chậm lại, còn dòng sông dài xe đạp thì rối loạn đội hình. Chỉ có người đi bộ thì chỉ biết sải bước, anh nọ dẫm vào bóng anh kia, cái bóng đâu có đau có ngứa. Đột nhiên màu sắc cái bóng chuyển từ đậm sang nhạt, càng nhạt càng ngắn, rồi chợt biến mất. Con người không có cái bóng kéo theo thì hình như con người không còn là con người nữa, đưa tay sờ vào mông, sờ đến nỗi đực mặt ra nghi hoặc. Có người chợt nhìn lên trời liền reo to Ồ kìa, trên trời có bốn ông mặt trời! Mọi người ngẩng hết đầu lên nhìn trời, quả nhiên trên đó có bốn ông mặt trời. Bốn ông mặt trời kích thước như nhau, không phân biệt rõ cũ mới, đực cái, cụm lại làm một, thành hình chữ Đinh. Trong kinh nghiệm trước kia, trên trời đã từng có trăng khuyết và nhật thực, song cùng một lúc có bôn mặt trời thì chưa thấy bao giờ, cứ tưởng mắt nhìn nhầm lại ngước mắt nhìn trời, mặt trời không còn đỏ nữa mà trắng bợt, trắng như màu trắng của tia hàn điện. Trắng giống như cái gì nhỉ? Cũng chẳng nhìn thấy cái gì hết. Hoàn toàn một màu đen. Con người không nhìn thấy cái gì. Con người sáng mắt hoàn toàn mà cũng không nhìn thấy gì ư? Xe to xe nhỏ không còn dám chạy nữa, chỉ bóp còi suông, còn con người thì bước giẫm lung tung, lơ mơ cảm thấy mình không ở trên đường phố, đang xem phim thì phải? Máy chiếu đột nhiên bị hỏng, hình trên màn bạc biến mất, mà tiếng nhạc còn đang vang. Một người cảm thấy như thế, mọi người cũng gần như cảm thấy như thế. Vậy là yên tĩnh hẳn xuống, yên tĩnh đến mức chết lặng đi, chỉ còn tiếng huyên một nhạc khí cổ xưa bằng đất hình quả trứng có sáu lỗ ai đó thổi trên tường thành còn muốn cất lên tiếng cuối cùng, song không cất lên nổi vì đã đứt hơi, giống như gió đập vào tường, tạt ngang biến mất. dường như mọi người coi khinh rẻ kẻ thổi huyên kia, cười khẩy một cái, chợt giật mình trở về với hiện thực đang sống, đồng thời bị sự yên tĩnh làm cho khiếp sợ, đã kêu ầm ĩ, đâu đâu cũng nháo nhào, lộn tùng phèo cả lên.
Hiện tượng quái dị này đã kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ, thì mặt trời trên không trung lại khôi phục chỉ còn có một ông. Khi mắt người ta đã nhìn rõ dần bóng mình trên mặt đất thì ai cũng trơ mắt nhìn nhau, sau đó đã xấu hổ vì sự nhếch nhác, liền hốt hoảng bỏ chạy tán loạn. Bỗng chốc loài người rối tinh rối mù như kiến vỡ tổ song chẳng thấy bóng cảnh sát giao thông đâu cả. Trên hòn đảo an toàn có ông già ngồi nhởn nhơ một mình. Ông già đầu bù tóc rối, mặt mày nhọ nhem song đôi mày thì rất dài, đang lạnh lùng nhìn mọi người hối hả qua lại. Ánh mắt của ông khiến ai nấy có phần nào không chịu nổi, cuối cùng điên tiết lên quát gọi Cảnh sát đâu nhỉ? Cảnh sát đâu rồi? Người cảnh sát họ Tô, vừa chạy vừa đội mũ két pi lên đầu cứ mắng ông già là kẻ ăn xin bằng tiếng Pi . Tiếng Pi là tiếng địa phương thô tục nhất trong thành Tây Kinh chửi Cút đi . Ông già nghe chửi đưa ngón tay viết lên đảo an toàn một từ thời cổ xưa lại rất nho nhã, âm đọc là pỷ song chữ là ty , có nghĩa tránh. Ông thư thả mỉm cười. Tiếp theo ai nấy cười rộ hẳn lên. Bởi vì khi ông già bước xuống khỏi đảo an toàn để lộ bộ quần áo mặc trên người vốn được may bằng những bức gấm của khách hành hương tặng chùa Dựng Hoàng. Trước ngực in hai chữ Có cầu , hai chân dạng ra, chỗ đũng quần là những đường mũi kim thô xù xì kéo dài cho đến tận lưng. Trên mông bên trái là chữ tất , bên phải là chữ ứng . Ông già không tỏ ra xấu hổ, mà xuất khẩu thành chương, đọc vanh vách một bài vè. Bài vè này sau đó lan truyền cả thành phố. Bài vè đó như sau:
Công dân loại một làm đầy tớ
Gác tía lầu son sướng như tiên.
Công dân loại hai làm quan phe
Đầu cơ buôn lậu có ô che.
Công dân loại ba làm thầu khoán
Chơi bời cờ bạc ăn uống đã có nơi thanh toán.
Công dân loại bốn chuyên cho thuê
Ngồi nhà rung đùi thu bạc tỉ.
Công dân loại năm đội mũ kê pi
Ăn cả bên nguyên lẫn bên cáo.
Công dân loại sáu thầy thuốc cầm dao
Phong bì quà biếu đầy hầu bao.
Công dân loại bảy làm diễn viên
Ngoáy mông dướn eo cũng ra tiền.
Công dân loại tám làm tuyên truyền
Dăm ba hôm một bữa giải cơn thèm.
Công dân loại chín làm giáo viên
Sơn hào hải vị nào có biết hết tên.
Công dân loại mười chủ nhân ông
Chân chỉ hạt bột loại Lôi Phong.
Bài vè này sau khi lan truyền đi, có người phân tích ông già này không phải là kẻ ăn mày, hay nói cách khác, ít nhất ông cũng làm giáo viên. Bởi chỉ có thầy giáo mới soạn được những lời vè như vậy. Hơn nữa, lời vè đều tỏ ra chỉ trích đối với mấy loại người trước, chỉ có loại người giáo viên là được kêu khổ kêu oan. Nhưng xét cho cùng ông già là loại người gì thì không ai hỏi cho ra nhẽ. Trong năm ấy, thành Tây Kinh vừa bổ nhiệm một thị trưởng mới, vị thị trưởng này quê ở gốc Thượng Hải, phu nhân lại là người địa phương Tây Kinh. Mười mấy năm qua, mỗi nhiệm kỳ thị trưởng Tây Kinh, ông nào cũng có lòng lập công lập nghiệp ở thành cổ này. Nhưng hầu hết đều làm đi làm lại, quanh quẩn như con kiến leo ra leo vào trên cành đào, không sao nhúc nhích khởi sắc lên được, liền rời khỏi dinh lũy thép ra đi một cách êm ru. Ông thị trưởng mới này tuy không vui vẻ nhận chức trước cổng nhà bố vợ, khổ một nỗi đã dấn thân vào con đường làm quan, hoàn toàn do người ta sắp đặt, sau khi nhận nhiệm vụ, lúng ta lúng túng không biết xoay sở thế nào, bắt đầu hành động từ đâu. Phu nhân thuộc diện nội trợ giỏi giang, liền triệu tập nhiều bạn bè thân thích tham mưu cố vấn cho chồng, thế là có một người trẻ tuổi tên là Hoàng Đức Phúc, nêu ra một đề nghị: Tây Kinh là cố đô của mười hai triều đại, văn hóa lắng đọng sâu dầy, vừa là vốn liếng vừa là gánh nặng, tư duy của dân chúng và cán bộ các tầng lớp có khuynh hướng bảo thủ, cho nên kinh tế lâu nay phát triển thua xa so với các tỉnh thành ven biển, nếu cứ như các thị trưởng nhiệm kỳ trước mặt nào cũng nắm, thì thường bởi xí nghiệp già cỗi, xây dựng thành phố nợ nần chồng chất, bỏ ra mười phần công sức mà hiệu quả thu được ba phần, hơn nữa nhiệm kỳ bây giờ thường là ba năm hoặc năm năm sẽ điều đi, quy hoạch lâu dài khó hình thành mà nhân sự lại thay đổi. Đã như vậy thì thà rằng cứ nắm những nghề mà người khác không ham, ví dụ phát triển văn hóa và du lịch. Chỉ trong thời gian ngắn là đã có thành tích chính trị. Thị trưởng được gợi mở lớn, không ngại hỏi tiếp, đã mời người trẻ tuổi ấy đến nói chuyện, ba ngày ba đêm, lại điều anh ta khỏi trường học cũ về trụ sở uỷ ban thị làm thư ký riêng. Ngay tức khắc lên kinh đô xin kinh phí, xuống cơ sở kêu gọi góp vốn ở khắp nơi, dóng dựng một sự nghiệp to lớn ngàn năm bất hủ, tức là sửa sang lại thành Tây Kinh, khai thông con sông trong thành, xây khu vui chơi giàu màu sắc địa phương dọc theo bờ sông. Còn xây lại ba đường phố lớn, một đường xây theo kiểu kiến trúc đời Đường, chuyên bán tranh vẽ, chữ viết và đồ gốm, một đường phố xây theo kiến trúc đời Tống, chuyên kinh doanh các món ăn vặt dân gian của thành phố cho đến cả tỉnh, một đường phố xây theo kiến trúc đời Minh, đời Thanh, tập trung tất cả công nghệ phẩm dân gian và đặc sản địa phương. Nhưng ra sức phát trỉên nghề văn hóa ở thành thị, đã làm cho số người lưu động ở thành phố tăng vọt, đã xuất hiện nhiều tệ nạn trên lãnh vực trật tự trị an. Trong giây lát thành Tây Kinh bị người nơi khác gọi là thành trộm cắp, thành nghiện hút, thành ở lậu…Dân thành phố cũng bắt đầu nảy sinh tư tưởng bất mãn. Khi ông già đầu bù tóc rối mặt mũi nhọ nhem lại đọc bài vè trên đường phố, thì lúc nào cũng có một tốp những kẻ ăn không ngồi rồi nhũng nhẵng bám theo sau, hò hét Đọc lại đi! Đọc nữa đi! Ông già liền nói hai câu:
- Bảo anh được, anh sẽ được, không được cũng được. Bảo không được sẽ không được, có được cũng không được.
Bọn vô công rồi nghề nghe xong đồng loạt vỗ tay. Ông già không nói câu vè này ám chỉ người nào, xong bọn vô công rồi nghề lại suy bụng ta ra bụng người, câu vè lại loan truyền nhanh như gió. Chẳng bao lâu câu vè lọt đến tai của Hoàng Đức Phúc, liền gọi điện thoại cho cục Công an, nói ông già gieo rắc tin đồn nhảm về thị trưởng, cần phải ngăn chặn. Cục Công an đã bắt giữ ông già, tra hỏi ra mới biết, thì ra một tên lưu manh đi kiện đã hơn mười năm nay.
Thế nào là lưu manh đi kiện?
Bởi vì hơn mười năm trước, người này là giáo viên dân lập, khi xét chuyển thành giáo viên nhà nước thì bị cấp trên trù dập không chuyển được, liền lên Uỷ ban tỉnh kêu oan, vẫn không thành công. Thế là ở hẳn Tây Kinh, cứ dăm ba ngày lại đến cổng Uỷ ban thưa kiện, đưa đơn biểu tình ngồi, lâu dần muốn vào không có lối, muốn rút không bậc thang, đâm ra bị tâm thần. Sau đó thôi chẳng kiện tụng nữa, cũng không về làng, liền lang thang trên hè phố. Cục Công an đã bắt hỏi mười ngày, tra xét không có tội nên thả ra, lấy xe chở ra khỏi thành phố ba trăm dặm rồi thả xuống. Nào ngờ được vài hôm lại thấy ông già trên đường phố . Song ông già đã kéo chiếc xe cải tiến cọc cạch len lỏi trong các phố bới nhặt đồng nát. Đám người vô công rồi nghề tự nhiên cứ bám theo, sai bảo ông lại đọc ca dao hò vè. Ông già bây giờ đã ki bo miệng lưỡi, chỉ rao rất cao rất dài Đồng nát nào! Nhận khoán đồng nát nào! tiếng rao này vang trong ngõ phố ngày hai buổi sớm tối, cũng thường có người thổi huyên trên tường thành. Một người kêu như sói gầm, một kẻ rên như ma khóc, hai bên đối đáp nhau, hàng ngàn con chim trên lầu chuông gác trong cứ huyên náo ỏm tỏi cả lên.
Hôm nay ông già kéo chiếc xe cải tiến bánh sắt không có săm lốp, đi loanh quanh mãi mà không thu nhặt được đồng nát, liền đứng ở vạt đất ngoài tường chùa Dựng Hoàng, thèm thuồng nhìn mấy đại sư khí công dạy người học phép dẫn dắt nhổ ra lấy vào, lại còn thấy từng tốp từng tốp tụ tập ở dưới tường thành thấp lè tè bốc quẻ xem bói, liền rẽ vào cũng tính xin thầy tướng số bói ột quẻ. Người xung quanh liền bảo:
- Ông già ơi, ở đây không xem bói mạng sống nhỏ nhoi đâu. Đại sư là người cao thủ ở núi Nga Mi, chỉ dự đoán những sự việc lớn dưới gầm trời.
Tự ý đẩy ông già ra mãi xa. Ông già vô cớ bị trêu chọc, liền đỏ mặt tía tai. Giữa lúc đó trời đổ mưa rào rào, những giọt nước mưa to bằng đồng xèng đập xuống, trên mặt đất lập tức giăng giăng bụi mù, loáng một cái nước nổi lênh láng, vô vàn bong bóng nước cứ thế thay nhau cái này nổi lên trên cái kia tan ngấm. Người nọ tiếp người kia bỏ đi cả, ông già nói một câu Mưa đúng lúc cũng bỏ xe đấy chạy vào cổng chùa Dựng Hoàng trú mưa dưới cột cờ. Bởi đứng không chán ngán, cũng có thể ngứa họng, ông già lại cao giọng đọc một đoạn ca dao.
Nào ngờ đại sư Trí Tường đang ngồi héo hon trong cổng chùa Dựng Hoàng đã nghe được đoạn ca dao ấy. Trong cổng chùa Dựng Hoàng có một hòn đá lạ, bình thường chẳng có màu sắc, hễ gặp mưa trời âm u, trên hòn đá nổi lên đường vằn hình con rồng rất nét, đẹp vô cùng. Đại sư Trí Tường thấy mưa liền ra cổng chùa xem đá rồng nghe bên ngoài có tiếng hát Giàu sang thì làm quan, phát tài thì buôn bán, nghèo khổ thì ra rìa .
Dường như đang nghĩ đến một chuyện gì đó thì một tiếng kêu chát chúa như sét đánh ngang tai đập trên mái ngói cổng chùa. Ngẩng đầu nhìn lên đã thấy bảy cái cầu vòng đan xen vào nhau lơ lửng trên nền trời đàng Tây, liền liên tưởng đến hôm có bốn mặt trời xuất hiện trên không trung, biết rằng Tây Kinh sắp có chuyện lạ. Quả nhiên ngày hôm sau đài đưa tin đã phát hiện ra Sarira của Đức Thích Ca Mâu Ni cách chùa cửa Phật hai trăm dặm. Xương Phật xuất hiện ở Tây Kinh đã gây chấn động thiên hạ. Đại sư Trí Tường đêm đó ngồi im trong phòng thiền, chợt hiểu ra, nói một mình. Hiện giờ trên đời hiếm có sói, hổ báo vì chó sói, hổ báo hóa thành người ra đời cả rồi, cho nên có nhiều kẻ gian ác xấu xa. Đồng thời trong thành Tây Kinh những năm gần đây tụ tập biết cơ man nào thầy khí công, nào người có công năng đặc biệt, phải chăng ông trời đã cử loại người này xuống để cứu vớt nhân loại? Chùa Dựng Hoàng tự có phép công cường thịnh. Đã có bao nhiêu thầy khí công thông thường, và người có công năng đặc biệt đua nhau xuống núi, thì sao mình không gắng hết công đức cơ chứ? Thế là dán truyền đơn áp phích quảng cáo khắp nơi, mở lớp huấn luyện sơ cấp ở trong chùa thu nhận học viên truyền thụ công pháp thông hiểu trời đất. Lớp học khí công mở được ba khóa, khóa nào cũng có một học sinh tên là Mạnh Vân Phòng. Mạnh Vân Phòng là nghiên cứu viên quán văn sử song anh đều hăng hái đối với bất cứ việc gì. Bảy năm trước cả thành phố đang háo hức với một loại nấm trà đỏ, chữa được bệnh, làm cơ thể khoẻ mạnh, anh đã nuôi trồng tại nhà đến mức trong nhà chỗ nào cũng lỉnh kỉnh chai lọ đựng nấm trà, lại còn đem cho bà con khối phố khá nhiều. Vậy là quen biết một bạn trà dẫn đến chỗ cưới bạn trà này làm vợ. Sau đó hai vợ chồng lại bắt đầu vung tay, nói liệu pháp vung tay hơn hẳn nấm trà đỏ. Đương nhiên việc ấy chỉ được chừng nửa năm. Ngoài xã hội lại dấy lên cơn sốt ăn trứng chua, lại uống tiết gà, hai người đều nhất nhất làm theo. Nào ngờ uống tiết gà vào liền sinh bệnh. Bao nhiêu lông..vợ rụng cho bằng sạch. Đi nhiều bệnh viện khám chữa không khỏi, vô tình nghe người hàng xóm kề bên có liều thuốc bí mật gia truyền, bà vợ liền sang xin chữa. Quả nhiên đã mọc lại lông mới. Người hàng xóm hơn Mạnh Vân Phòng một tuổi, trước đây cũng đã cùng nhau chơi mạt chược, sau đó ra khỏi cửa gặp nhau, gật đầu chào, người hàng xóm cười hề hề. Mạnh Vân Phòng liền mua quà biếu rất sang về bảo vợ;
- Người ta đã chữa cho em, em nên sang cám ơn người ta mới phải chứ.
Bà xã mang quà sang biếu, rồi hớn hở về nhà, song Mạnh Vân Phòng lại đặt đơn ly hôn đã viết sẵn lên bàn bảo vợ ký vào. Anh bảo thôi nhé, phen này thì chúng mình ly hôn, vợ là vợ của anh, mặc áo nhìn bố, cởi áo nhìn chồng, tại sao cái thứ của vợ anh lại để người ngoài nhìn thấy? Cắt đứt được sáu tháng thì cưới vợ mới là Hạ Tiệp, cũng theo họ Hạ tìm nơi ở mới. Nhà mái thường mới, vừa vặn cách chùa Dựng Hoàng một bức tường, tường ngăn không cao. Sau khi cưới vợ mới, Mạnh Vân Phòng ở nhà, thường ngày chẳng có việc gì, thường hay ghé đầu vào tường nghe âm nhạc, nhìn sư sãi đi lại. Từ sau khi tham gia học khí công, hàng ngày cứ nghe tiếng thanh la đồng gõ xủng xoảng là tay chân ngứa ngáy như khỉ, muốn vượt tường lao sang. Một lần đại sư Trí Tường bắt gặp, hối hả định chạy trốn thì đại sư bảo:
- Chúng mình chỗ quen biết cũ mà?
Mạnh Vân Phòng vội gật đầu và nói:
- Đại sư có trí nhớ tốt thế, vẫn còn nhớ tôi sao?
Đại sư đáp:
- Sao lại không nhớ kia chứ, cây hoa lạ của các anh chết rồi phải không?
Mạnh Vân Phòng nói:
- Vâng, chết rồi ,đại sư đoán chữ quả là linh nghiệm.
Đại sư laị hỏi:
- Thế bạn anh thì sao? Đã khỏi ốm rồi chứ?
Mạnh Vân Phòng trả lời:
- Đã khỏi lâu rồi ạ. Đại sư biết cả chuyện bạn tôi bị ốm nữa ư? Đúng là người thần thánh!
Đại sư nói:
- Đâu có, nếu là thần thánh, lúc ấy tôi nên giữ danh nhân ấy lại để tiện nói chuyện.
Mạnh Vân Phòng vội nói:
- Để lúc khác nhất định tôi sẽ dẫn anh ấy đến nói chuyện với đại sư.
Lớp học khí công khóa đầu khai giảng Mạnh Vân Phòng đã mê ngay khí công, lại còn khoe khoang khắp nơi, trên người có khí cảm. Mỗi khi có người quen họp mặt, Mạnh Vân Phòng liền xuống tấn trong trạng thái gây tác dụng, sẵn sàng phát công cho người khác, lại còn hỏi đi hỏi lại có cảm giác gì không. Không có cảm giác gì, lại đọc lời chú, đọc đến nỗi sùi cả bọt mép, trán đẫm mồ hôi vẫn không ăn thua. Mọi người liền cười ồ lên. Hạ Tiệp nói:
- Anh ấy có khí thật đấy. Tối hôm qua em chướng bụng, anh ấy phát công một cái, quả nhiên bụng em sôi ùng ục, một lát sau em đã chạy ra chuồng tiêu. Bây giờ anh ấy không đụng đến rượu thịt, không hút thuốc lá cũng không ăn hành.
Mạnh Vân Phòng nói:
- Thật đấy.
Anh em bảo:
- Ồ, đi với sư thì làm sư luôn, vậy thì cai gái luôn chứ? Nếu tối không ngủ với chị Tiệp thì là cai rồi.
Hạ Tiệp cũng cười bảo:
- Em cũng chờ anh Phòng cai đấy.
Chị liếc nhìn chồng, mặt anh Phòng đỏ ửng.
Lời của Hạ Tiệp, chỉ có Hạ Tiệp và Mạnh Vân Phòng biết được mà thôi. Thì ra trong thời gian học khí công, Mạnh Vân Phòng quen biết ni cô Tuệ Minh trong chùa. Tuệ Minh mới ba mươi tám tuổi, mới ba năm trước tốt nghiệp viện Phật học về chùa Dựng Hoàng. Hai người đã nói chuyện với nhau vài lần. Mạnh Vân Phòng rất khâm phục tri thức Phật học của chị. Anh cũng đã từng đọc Ngũ đăng hội nguyên , và Kinh kim cương , lại giỏi vận dụng nên thường được Tuệ Minh xin ý kiến khi gặp việc khó. Thế là nhiều buổi trưa, ở bên kia tường ngăn thấp lè tè, Tuệ Minh đã gọi thầy giáo Phòng. Hai người bám tường nói chuyện ríu ra ríu rít lâu lắm. Một buổi tối trăng sáng yên tĩnh, Hạ Tiệp đi đâu về lại thấy Mạnh Vân Phòng bám tường nói chuyện với ni cô Tuệ Minh. Bởi bám lâu quá, muỗi đốt hai chân, chân nọ cứ nhấc lên gãi liên tục vào chân kia. Bên này tường nói:
- Tuệ Minh ơi, bài luận văn này viết hay lắm! Nhưng em cũng cần nghỉ ngơi dưỡng sức chứ.
Bên kia tường đáp:
- Em không mệt. Người mệt là tâm mệt, lặng lẽ viết bài luận văn này, em chỉ cảm thấy khoan khoái.
Bên này tường bảo:
- Khoan khoái như sen chứ? Chỉ cách một bức tường mà hai thế giới. Anh hâm mộ bên các em.
Bên kia tường cười hì hì, bảo:
- Anh làm được mọi thứ, chỉ không làm sư được thôi. Anh ở ngoài không tìm được thanh tịnh. Tìm được nơi thanh tịnh thật thì e rằng anh không chịu nổi thanh tịnh đâu mà?
Bên này lại hỏi:
- Thật chứ?
Bên kia lại trả lời:
- Chuyện nói với anh hôm trước, nhất định phải giữ kín đấy nhé?
Bên này nói:
- Chuyện ấy anh hiểu, thắt chặt trái tim, giữ miệng kín như hũ nút mà.
Bên kia bảo:
- Thầy giáo Phòng tốt thật đấy. Vậy em còn viết một lá đơn kiện, nhờ thầy đưa tận tay cho thị trưởng.
Bên này cố sức rướn người, thò tay sang bên kia nhận, bảo:
- Em đứng trên hòn đá thì anh mới nhận được. Ái chà, trẹo chân rồi phải không?
Bên kia đáp:
- Không.
Một tập giấy thò lên khỏi mặt trường, Mạnh Vân Phòng đã cầm được, nhưng cùng lúc đó cây gỗ bên này giẫm lên bị gãy uỵch một tiếng, người ngã lăn ra, cằm va vào ngói trên tường, một hòn ngói lăn xuống vỡ tan. Hạ Tiệp nhìn lớp kịch hay đó, nói:
- E hèm, Mạnh Vân Phòng ơi, anh cẩn thận đấy! Tây sương ký em mới xem một phần đấy nhé!
Cũng chẳng chú ý xem Mạnh Phòng có đau hay không, Hạ Tiệp cầm cái ghế đứng lên nhìn qua tường. Ni cô Tuệ Minh đã chạy xa khỏi khóm hoa như một bóng ma. Lúc này Hạ Tiệp ám chỉ Mạnh Vân Phòng trước đám đông, Phòng đỏ mặt song vẫn nói:
- Em khỏi cần nói nữa, đấy cũng là việc Phật, công đức vô lường.
Mọi người càng khó hiểu được chuyện ấy. Hắn bảo sắp ăn cơm trưa đi thôi. Một anh bảo:
- Chị Phòng cứ thong thả, chỉ cần chị bỏ sức, không cần chị bỏ tiền ra đâu.
Thế là mỗi vị móc ra năm đồng, đương nhiên là Triệu Kinh Ngũ, nhanh tay nhanh chân, xách liền ra chợ mua thịt rượu.
/67
|