Giấu đi là sao? Giấu ở đâu?
Mấy lời này xuất hiện quá đột ngột, thực sự sẽ làm người ta sợ hết hồn.
Văn Thời nhíu chặt mày.
Không phải anh sợ gì, có điều mặc dù chữ trong nhật ký không đẹp lắm, nhưng mỗi nét lại vô cùng tinh tế, như một người mới học chữ chưa được bao lâu.
Dùng sinh trĩ nghiêm túc bút pháp viết ra như vậy nội dung, người xem thật sự thực không thoải mái.
Người đọc cảm thấy rất khó chịu khi nội dung như thế lại được viết bằng những nét bút trẻ con hẳn hoi.
Văn Thời ngẩng đầu, đang muốn nói gì đó, nhưng lại đụng trúng tầm mắt của Tạ Vấn. Chỉ một chớp mắt sau, ánh mắt của đối phương đã lướt nhẹ qua, bình tĩnh quay về trên mặt giấy.
Văn Thời hơi ngẩn ra, mím môi mỏng, cũng buông mắt theo.
Ngón cái của anh vén giờ giấy một cái. Trong mấy giây này, sự tĩnh lặng lại bỗng được tô sáng.
Tạ Vấn giơ bàn tay trống không lên, lại lật tới vài tờ sau đó rồi mới chợt cười một cái, bảo: “Hình như cậu không sợ thật.”
“Nếu không thì sao?” Văn Thời cũng không ngước lên: “Ai rảnh giả vờ như thế làm gì.”
Tạ Vấn nhướng nhẹ lông mày, không bình luận thêm.
Hắn lật tới cuối trước Văn Thời, ngón tay búng lên tờ giấy cuối đó một cái: “May là em trai cậu chỉ lật vài tờ rồi để lại chỗ cũ, nếu không… lúc cậu ta lật tới đây, có lẽ đã bị dọa ngất rồi.”
Văn Thời trực tiếp lật tới trang hắn nói, chỉ thấy trên đó ghi là:
Ngày 22 tháng 5 năm 1913, trời quang.
Lý tiên sinh nói trong nhà có một mùi lạ, mũi của ông ta cũng nhạy ghê.
Lúc ngủ trưa, tôi hất ngã chai nước hoa mẹ mang về từ cảng Quảng Châu, làm thế để ông ta đổi đề tài lải nhải.
Ông ta từng đọc rất nhiều sách nhưng lại không hiểu sự công bằng. Ông ta là một kẻ không tử tế mà lại thích nịnh nọt. Ông ta thường khen tiếng khóc của Thẩm Mạn Xu nghe mới lảnh lót, rằng nó là một cô gái khỏe mạnh. Khen dáng mặt tròn của Thẩm Mạn San trông có phúc tướng. Khen Thẩm Mạn Di đeo mắt kính có khí chất thư hương khuê tú. Nhưng chị ta hay vứt cặp mắt kính đó tùm lum, vứt xong lại bắt nguyên đám người đi tìm cho mình. Chị ta là một thứ phiền phức. Anh Tuấn cũng học viết chữ từ ông ta. Ông ta nhạy cảm lắm, lại còn thích soi mói nữa. Nói chung là ông ta khen chúng tôi chẳng vì lý do nào cả.
Dù má Thái đã đổi thảm nhưng vẫn chưa thể dọn sạch mùi nước hoa. Chiều nào Lý tiên sinh cũng hắt xì, chú Tề cũng hơi nhức đầu. Tối đến, họ dọn xuống phòng nhỏ dưới lầu để ngủ.
Làm thế này, tôi mới không còn ngửi thấy mùi của Thẩm Mạn Di nữa, cũng có thể yên tĩnh thêm mấy ngày.
Nhưng Thẩm Mạn Di còn thích bắt tôi đoán ‘cô dâu thật giả’ lắm. Trước đây là ban ngày, giờ lại là ban đêm. Chị ta nói với tôi, nếu lỡ đoán sai, tôi sẽ phải chơi trò này với chị ta mãi mãi.
Phiền muốn chết.
Sổ nhật ký được dùng một cách đứt quãng, như là cách mấy ngày chủ nhân mới có thể nhớ viết hai câu.
Đúng ra sau trang này phải có nhiều tờ hơn, nhưng chẳng thấy đâu, bị người ta lấy dao rọc mất, chỗ rạch trông rất ngay ngắn.
“Ít nhất là còn phân nửa.” Văn Thời vuốt chỗ rạch bảo.
Tạ Vấn cầm đèn nhìn sang một chỗ khác của căn phòng: “Hẳn là tách ra thả.”
Phòng của tiểu thiếu gia nhà họ Thẩm rất lớn, nhưng cách bố trí lại phức tạp cho mấy. Ngoài sô pha và vài tủ đồ ra cũng chỉ có hai chiếc giường. Một cái mềm mại rộng lớn có mùng, cái còn lại thì giản dị hơn nhiều, được đặt bên cạnh giường lớn, có lẽ là chỗ ngủ của đầy tớ hoặc người canh giấc của gia đình.
Nhưng chiếc giường giản dị gần như không có bất cứ dấu vết từng bị ai đó nằm lên. Trong khi đó, trên giường lớn lại có xếp sẵn hai bộ đệm chăn đàng hoàng.
Họ còn xốc nệm lên xem thử, cũng không tìm ra phần còn sót của quyển nhật ký, thế nên quyết định quay về phòng nhỏ trước đã.
Trước lúc đi, Văn Thời nhìn chằm chằm vào hai chiếc giường song song nọ, hơi mê mẩn.
Mãi đến khi chiếc đèn trước mắt anh hơi lung lay, anh mới khôi phục tinh thần.
Tạ Vấn nói: “Ngẩn người gì đấy?”
“Không.” Văn Thời đưa mắt về, trầm giọng lẩm bẩm một câu: “Cảm thấy như từng thấy ở đâu đó.”
Anh cầm quyển nhật ký bước ra ngoài như còn đang suy tư gì đó, không để ý rằng Tạ Vấn đã hơi dừng bước khi nghe thấy câu nói kia.
***
Văn Thời vừa bước khỏi cửa đã nghe thấy tiếng bước chân, còn có đè thấp khe khẽ nói nhỏ.
Anh mới xoay đầu nhìn, đó lại là đám người vốn đang chờ trong căn phòng nọ.
“Sao mấy cậu lại tới đây?” Văn Thời thấy khó hiểu.
“Ngồi trong phòng cũng chỉ có thể chờ thôi, còn không bằng đi ra xem thử tình huống.” Đại Đông nói với tông giọng dẫn đầu, “Huống hồ hai cậu nửa ——”
Hắn nuốt ngược lại hai chữ ‘gà mờ’ suýt nữa đã thốt ra, khụ một tiếng bảo: “Hai cậu đi tìm đồ, ai biết có thể gặp phải chiêu gì không chịu nổi rồi gieo bản thân vào đó luôn hay không. Tôi suy nghĩ, cuối cùng cho rằng hành động cùng nhau thì vẫn an toàn hơn. Khó thể nói được có chuyện gì sẽ xảy ra ở đây, tốt nhất là mấy cậu đừng cách tôi quá xa.”
Mấy lời này xuất hiện quá đột ngột, thực sự sẽ làm người ta sợ hết hồn.
Văn Thời nhíu chặt mày.
Không phải anh sợ gì, có điều mặc dù chữ trong nhật ký không đẹp lắm, nhưng mỗi nét lại vô cùng tinh tế, như một người mới học chữ chưa được bao lâu.
Dùng sinh trĩ nghiêm túc bút pháp viết ra như vậy nội dung, người xem thật sự thực không thoải mái.
Người đọc cảm thấy rất khó chịu khi nội dung như thế lại được viết bằng những nét bút trẻ con hẳn hoi.
Văn Thời ngẩng đầu, đang muốn nói gì đó, nhưng lại đụng trúng tầm mắt của Tạ Vấn. Chỉ một chớp mắt sau, ánh mắt của đối phương đã lướt nhẹ qua, bình tĩnh quay về trên mặt giấy.
Văn Thời hơi ngẩn ra, mím môi mỏng, cũng buông mắt theo.
Ngón cái của anh vén giờ giấy một cái. Trong mấy giây này, sự tĩnh lặng lại bỗng được tô sáng.
Tạ Vấn giơ bàn tay trống không lên, lại lật tới vài tờ sau đó rồi mới chợt cười một cái, bảo: “Hình như cậu không sợ thật.”
“Nếu không thì sao?” Văn Thời cũng không ngước lên: “Ai rảnh giả vờ như thế làm gì.”
Tạ Vấn nhướng nhẹ lông mày, không bình luận thêm.
Hắn lật tới cuối trước Văn Thời, ngón tay búng lên tờ giấy cuối đó một cái: “May là em trai cậu chỉ lật vài tờ rồi để lại chỗ cũ, nếu không… lúc cậu ta lật tới đây, có lẽ đã bị dọa ngất rồi.”
Văn Thời trực tiếp lật tới trang hắn nói, chỉ thấy trên đó ghi là:
Ngày 22 tháng 5 năm 1913, trời quang.
Lý tiên sinh nói trong nhà có một mùi lạ, mũi của ông ta cũng nhạy ghê.
Lúc ngủ trưa, tôi hất ngã chai nước hoa mẹ mang về từ cảng Quảng Châu, làm thế để ông ta đổi đề tài lải nhải.
Ông ta từng đọc rất nhiều sách nhưng lại không hiểu sự công bằng. Ông ta là một kẻ không tử tế mà lại thích nịnh nọt. Ông ta thường khen tiếng khóc của Thẩm Mạn Xu nghe mới lảnh lót, rằng nó là một cô gái khỏe mạnh. Khen dáng mặt tròn của Thẩm Mạn San trông có phúc tướng. Khen Thẩm Mạn Di đeo mắt kính có khí chất thư hương khuê tú. Nhưng chị ta hay vứt cặp mắt kính đó tùm lum, vứt xong lại bắt nguyên đám người đi tìm cho mình. Chị ta là một thứ phiền phức. Anh Tuấn cũng học viết chữ từ ông ta. Ông ta nhạy cảm lắm, lại còn thích soi mói nữa. Nói chung là ông ta khen chúng tôi chẳng vì lý do nào cả.
Dù má Thái đã đổi thảm nhưng vẫn chưa thể dọn sạch mùi nước hoa. Chiều nào Lý tiên sinh cũng hắt xì, chú Tề cũng hơi nhức đầu. Tối đến, họ dọn xuống phòng nhỏ dưới lầu để ngủ.
Làm thế này, tôi mới không còn ngửi thấy mùi của Thẩm Mạn Di nữa, cũng có thể yên tĩnh thêm mấy ngày.
Nhưng Thẩm Mạn Di còn thích bắt tôi đoán ‘cô dâu thật giả’ lắm. Trước đây là ban ngày, giờ lại là ban đêm. Chị ta nói với tôi, nếu lỡ đoán sai, tôi sẽ phải chơi trò này với chị ta mãi mãi.
Phiền muốn chết.
Sổ nhật ký được dùng một cách đứt quãng, như là cách mấy ngày chủ nhân mới có thể nhớ viết hai câu.
Đúng ra sau trang này phải có nhiều tờ hơn, nhưng chẳng thấy đâu, bị người ta lấy dao rọc mất, chỗ rạch trông rất ngay ngắn.
“Ít nhất là còn phân nửa.” Văn Thời vuốt chỗ rạch bảo.
Tạ Vấn cầm đèn nhìn sang một chỗ khác của căn phòng: “Hẳn là tách ra thả.”
Phòng của tiểu thiếu gia nhà họ Thẩm rất lớn, nhưng cách bố trí lại phức tạp cho mấy. Ngoài sô pha và vài tủ đồ ra cũng chỉ có hai chiếc giường. Một cái mềm mại rộng lớn có mùng, cái còn lại thì giản dị hơn nhiều, được đặt bên cạnh giường lớn, có lẽ là chỗ ngủ của đầy tớ hoặc người canh giấc của gia đình.
Nhưng chiếc giường giản dị gần như không có bất cứ dấu vết từng bị ai đó nằm lên. Trong khi đó, trên giường lớn lại có xếp sẵn hai bộ đệm chăn đàng hoàng.
Họ còn xốc nệm lên xem thử, cũng không tìm ra phần còn sót của quyển nhật ký, thế nên quyết định quay về phòng nhỏ trước đã.
Trước lúc đi, Văn Thời nhìn chằm chằm vào hai chiếc giường song song nọ, hơi mê mẩn.
Mãi đến khi chiếc đèn trước mắt anh hơi lung lay, anh mới khôi phục tinh thần.
Tạ Vấn nói: “Ngẩn người gì đấy?”
“Không.” Văn Thời đưa mắt về, trầm giọng lẩm bẩm một câu: “Cảm thấy như từng thấy ở đâu đó.”
Anh cầm quyển nhật ký bước ra ngoài như còn đang suy tư gì đó, không để ý rằng Tạ Vấn đã hơi dừng bước khi nghe thấy câu nói kia.
***
Văn Thời vừa bước khỏi cửa đã nghe thấy tiếng bước chân, còn có đè thấp khe khẽ nói nhỏ.
Anh mới xoay đầu nhìn, đó lại là đám người vốn đang chờ trong căn phòng nọ.
“Sao mấy cậu lại tới đây?” Văn Thời thấy khó hiểu.
“Ngồi trong phòng cũng chỉ có thể chờ thôi, còn không bằng đi ra xem thử tình huống.” Đại Đông nói với tông giọng dẫn đầu, “Huống hồ hai cậu nửa ——”
Hắn nuốt ngược lại hai chữ ‘gà mờ’ suýt nữa đã thốt ra, khụ một tiếng bảo: “Hai cậu đi tìm đồ, ai biết có thể gặp phải chiêu gì không chịu nổi rồi gieo bản thân vào đó luôn hay không. Tôi suy nghĩ, cuối cùng cho rằng hành động cùng nhau thì vẫn an toàn hơn. Khó thể nói được có chuyện gì sẽ xảy ra ở đây, tốt nhất là mấy cậu đừng cách tôi quá xa.”