One Way Ticket

Chương 13: Tạm biệt

/21


Ngày 25/9/2006

“Cô…”

“Đừng khóc, ngoan. Ngày thường lỳ lợm lắm mà, sao giờ mít ướt vậy…”

Những giọt nước mắt tôi cố kìm nén nuốt vào lòng đã tràn ra. Tim tôi đang rất đau. Cô đưa tay lên mặt tôi, gạt đi dòng lệ đang tuôn trào. Cảm giác được cô quan tâm, an ủi hệt như cảm giác mà ngày xưa anh thường xoa đầu tôi. Cô là cô giáo mà tôi kính yêu nhất từ trước đến giờ, có lẽ tuổi còn trẻ, nên cô thân thiết với học sinh như là chị em vậy. Tôi là 1 đứa ngang bướng, bất cần, lại hay quậy phá nhưng cô luôn quan tâm, lo lắng, tha thứ cho tôi và không bao giờ bỏ rơi tôi cả. Tôi có thể lừa được mọi người xung quanh, có thể chônsâu cảm xúc vào lòng, luôn giữ gương mặt lạnh lùng vô cảm. Nhưng khi đứng trước cô, tôi vẫn chỉ là 1 thằng học trò nhỏ dại, cần được cô lo lắng, cần được cô bảo bọc, cần được cô rầy la mỗi khi lầm lỗi.

Hôm nay là ma chay của bố tôi. Ông mất trong1 tai nạn giao thông. Khi nghe tin sét đánh, mẹ tôi đã gục ngã, lòng tôi cũng chấn động như muốn vỡ vụn ra từng mảnh. Với tôi, ông không chỉ là một người cha, mà còn gần gũi như một người bạn, truyền dạy cho tôi kinh nghiệm như một người anh. Có lẽ với ai đó, tôi biết, họ không thích hoặc thậm chí ghét bố tôi. Nhưng đằng sau vẻ bề ngoài nghiêm nghị lạnh nhạt đó, là 1 tấm lòng yêu thương vợ con hết mực, ông đã hi sinh rất nhiều cho tôi và mẹ.

Lúc đó, tôi chỉ muốn khóc thật to, gào thật to hoặc đập phá gì đó để giải tỏa nỗi buồn trong lòng. Nhưng tôi không được làm vậy, không được gục ngã, tôi phải thay bố làm điểm tựa cho mẹ. Tôi cố nuốt hết nước mắt vào lòng, đóng chặt nó lại bằng 1 khuôn mặt trơ trơ lạnh lùng. Người ta nói đúng, đàn bà khi khóc, nước mắt chảy ra ngoài, còn đàn ông khi khóc thì nước mắt chảy ngược vào lòng. Để rồi khi mỗi đêm về, tôi đều không ngủ, ngồi suy tư với đôi mắt đẫm lệ.

Khi đưa ông vào lò hỏa táng, tôi không gào lên với tay theo như mẹ, khóc nức nở như cácdì, mà lặng lẽ đứng, đưa tay chào ông theo

kiểu tiễn đưa 1 người quân nhân lên đường. Con đã đủ lớn để hiểu chuyện, cả đời bố đã cực khổ nhiều, giờ đây hãy để con tự chăm sóc bản thân và thay bố lo cho mẹ. Bố hãy an tâm lên đường.

Bố tôi mất, nhà tôi cũng có 1 số biến cố. Những mối làm ăn lớn bị người khác giành hết, những người mà xưng huynh gọi đệ với bố tôi ngày xưa. Không lâu sau đó, bà nôi tôi vì quá đau lòng nên cũng ra đi. Tất cả tài sản lớn đều đứng tên mẹ tôi, duy chỉ có căn nhà gia đình tôi đang ở là bố đứng tên. Nôi tôi mất trong lúc chưa kịp ký tên vào bản di chúc để lại cho tôi phần của bố dành cho nội. Thế là những người anh chị em ruột của bố, những người cô chú bác ruột của tôi, những người mà khi còn sống bố tôi hết mực giúp đỡ, chăm sóc đã nhảy vào đòi bán nhà chia phần. Họ chỉ đồng ý ký tên vào giấy chứng nhận di chúc của nôi tôi với 1 điều kiện: mẹ tôi phải lo tất cả chi phí ma chay chobà.

Một đám ma kỳ lạ nhất từ trước đến giờ tôi từng chứng kiến đã diễn ra trước mặt. Mẹ tôi, các dì bên ngoại và bạn bè thân thiết phảichạy ngược chạy xuôi tiếp đãi khách. Đứng bên quan tài quỳ trả lễ là tôi. Còn những người gọi nội tôi là mẹ, những đứa con của họ gọi nội tôi là bà thì ngồi phía sau nhà ăn uống, cờ bạc. Thật là nực cười phải không. Cười thật chua chát cho cái gọi là tình mẫu tử, cái gọi là tình anh em, cái gọi là tình máu mủ. Và mỗi khi khách đến, là những người gần gũi với gia đình, họ không cần tôi lạy trả lễ, những con người máu lạnh kia lại kiếm cớ nói ra nói vào mẹ tôi, làm bà rơi nước mắt.

Phần của họ thì được bao nhiêu?Mẹ cứ bán nhà, mình quẳng tiền vào mặt họ, xem như bốthí. Không con ơi, nhà này của bố, có kỷ niệm của gia đình mình, dù mất gì mẹ cũng phải giữ, con nghe lời mẹ, ráng chịu, nội cũng là mẹcủa bố, xem như trả hiếu cho bố vậy…

Xong xuôi ma chay, lúc nghi thức cuối cùng, bọn thú vật đó đều xả tang, không mang tang cho nôi được lấy 1 ngày, chỉ còn tôi và mẹ là giữ tang cho nôi. À vâng thú vật, chứ đâu phải là con người, mà cả thú vật chắc cũng không bằng, con chó con mèo còn biết xót thương khi bạn gặp nạn, còn biết bảo vệ cho con cái, còn chúng nó thì biết làm gì?Tôi tự nhủ, chỉ lần này thôi là xong, từ nay tôi và mẹ không còn lien quan gì đến cái dòng họ cao thượng đầy tình người đó nữa. Đừng bao giờ cầu xin giúp đỡ, cũng đừng bao giờ hi vọng lấy đi bất cứ thứ gì củagia đình tôi nữa, nếu không tôi không bỏ quanhư vậy đâu.

Thật là xót xa cho câu nói:”Một giọt máu đào còn hơn ao nước lã.”

Người dưng đôi khi còn tốt hơn họ hàng là vậy, đúng là:”Bán bà con xa mua láng giềng gần.” để khi tối lửa tắt đèn còn có nhau.



Tối nay tôi buồn não ruột, lê từng bước đến nhà thằng dê già, định bụng rủ nó đi uống rượu giải sầu. Vừa bước đến gần nhà thì nghe tiếng cãi nhau:

“Con ơi, mày suốt ngày la cà, đánh nhau, chừngnào tao mới yên tâm được…”

“Có gì đâu bà già. Tôi vẫn sống tốt đó thôi…”

“Mày đi theo thằng đó, suốt ngày ăn chơi, có hay ho gì hả con?”

“Đừng nói nữa, tôi xem ổng là anh, ổng chưa hề đối xử tệ bạc với tôi lần nào…”

“…”

“…”



Tôi quay mặt bước ra khỏ hẻm nhà nó. Phải mà, tôi đang dạy hư nó. Nhìn nó tôi nhớ đến ngày xưa của mình, cũng lẽo đẽo theo anh như vậy. Nhưng tôi làm gì được cho nó, chẳngphải tôi đang đưa cuộc đời nó vào ngõ cụt đó sao?Nó cũng như tôi, còn lại mỗi mình mẹ là người thân, nhà nó còn khó khăn, nghèo khổ. Nếu cứ vậy tương lai nó sẽ ra sao?



“Ngoại ơi, cho con tô cháo.”

“Lâu lắm rồi đó con trai.”

“Dạ…”

“Bà tưởng con đã chê tô cháo nghèo hèn củabà già này rồi.”

“Dạ không đâu ngoại. Con…”

“Thôi ăn đi cho nóng con. Lát nói chuyện sau.”

Tôi đưa mũi hít thật sâu cái hương thơm quen thuộc, hương thơm của hành, của cháo nấu vừa đủ, hương thơm của ngày xưa ấy. Đưa từng muỗng cháo vào miệng, vị thanh ngọt làm tôi tỉnh hẳn. Phải rồi, những món ăn đắt tiền, những ly rượu am5nh cay xè, những viên thuốc độc hại nhưng đầy cám dỗ làm sao bằng được tô cháo của ngoại. Chúng không hề có chút tình thương, không hề mang lại chút ấm lòng nào, chúng chỉ mang cảm xúc vô bổ, thăng hoa nhất thời mà thôi.



“Ăn xong rồi hả con trai…”

“Dạ.”

“Bà biết ngày nào đó con cũng quay lại mà.”

“Sao ngoại biết?”

“Bà rành con quá mà, con là con trai của bà.”

“Ngoại, con sắp đi xa.”

“Đi đâu nữa hả con?”

“Con đi nước ngoài.”

“Cũng tốt đó con, rang đi học cho giỏi nghen.”

“Con muốn bắt đầu lại, con sẽ đi tìm một người.”

“Ai vậy con?”

“Con gái của ngoại.” tôi trả lời trong ánh mắt kiên định, đầy sự tự tin của mình.

“Ừ phải rồi, con be1 đáng yêu đó…”

“…”

“…”



“Dzô đi an hem, không say không cho về nha.” Thằng dê già vẫn oang oang như mọi khi.

“Tao có chuyện muốn nói.” Tôi khẽ ược hết lyrượu rồi điềm tĩnh lên tiếng.

“Chuyện gì vậy anh?” cả đám hỏi.

“Lần này là lần cuối mình gặp lại. Tất cả giải tán, bọn bây rang sống tốt, làm lụng kiếm tiền…”

“Đại ca, sao nữa vậy. Vì ai nữa…” thằng dê già lớn tiếng ngạc nhiên.

“Không vì ai cả, vì bản thân tao. Vì tụi bây.”

“…”

Cả đám im lặng, không khí ồn ào sôi nổi đã biến mất. Chợt thấy 2 bàn tay đặt lên vai tôi. Tôi nhìn, thằng Đức và thằng Heo Sữa mỉmcười đồng cảm. Chúng nó hiểu lần này không như lần trước nữa, tôi đã làm đúng. Cám ơn, chỉ có 2 đứa bây là hiểu tao. Tôi nắm chặt lấy tay chúng nó.

Ngày thứ 1100 không có em

Tiểu Lợi, hôm nay trời xanh mây trắng, ánh nắng chan hòa. Anh thấy lòng mình thật thanh thản, không vướng bận. Anh đã làm đúng phải không em?Em hãy chờ anh nhé. Không bao lâu nữa, đôi cánh em gửi lại cho anh sẽ đủ lớn, anh sẽ dung nó bay đến với em. Đợi anh nhé, Lợi Lợi.



“Đại ca, anh đi giữ gìn sức khỏe…” thằng dêgià rơm rớm nước mắt.

“Ngốc.” tôi xoa đầu nó như anh đã từng làm ngày xưa với tôi.

“Tao có phải anh của mày không?”

“Anh luôn là đại ca của em, mãi mãi…”

“Vậy thì nghe lời tao, bỏ hết tất cả đi, học hành cho tốt, lo cho bà già, hiểu không?”

“Dạ hiểu…”

Nó khóc còn to hơn.



“Chào 2 chiến hữu…” tôi ôm chặt lấy 2 người anh em này, không biết bao giờ mới gặp lại.

“Lên đường mạnh giỏi, nhớ gửi mail cho bọn tao. Bọn tao nhớ mày nhiều lắm…”

Chúng nó cũng bồi hồi không kém.



“Em đi nha chị…”

“Đồ quỷ, phải gọi là cô biết chưa?”

“Cô mãi là cô giáo em thương yêu nhất. Mai mốt em bé ra đời, cô nhớ gửi hình cho em xem.”

“Được rồi, ráng học nha. Cô sẽ nhớ em nhiều lắm.”

Cô xoa đầu tôi cười hiền.



“Mẹ, con đi…”

Mẹ không nói gì, ôm tôi thật chặt, tôi cảm nhận được vai áo mình ươn ướt. Lòng tôi lúc này ấm hơn bao giờ hết, con yêu mẹ nhiều lắm.

“Giữ gìn sức khỏe nha con, qua đến nơi nhớ báo tin cho mẹ.”

“Dạ.”



Vẫy tay chào tất cả, bạn bè của tôi, anh em củatôi, gia đình của tôi, người thân của tôi, quê hương của tôi, tôi sẽ nhớ nhiều lắm. Tạm biệt. Tôi sẽ trở về 1 ngày không xa. Tạm biệt!!!



Khi ta ở đất chỉ là đất ở.

Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn


/21

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status