GIEO GÌ GẶP NẤY Tội nghiệp con Hường, chỉ vì nhìn thấy Xuyến mà ngất đi suốt mấy giờ liền. Đến khi tỉnh lại nó như kẻ điên loạn, cứ nhìn ai cũng ra gương mặt Xuyến. Lúc ấy Minh Nguyệt nói với mọi người:
- Con này ăn phải bùa mê thuốc lú gì đó rồi nên mới như vậy, đuổi nó quách cho yên chuyện.
Con Hường bị tống ra khỏi nhà ngay sau đó. Con nhỏ có lẽ cũng chỉ chờ có thế, nó xách gói quần áo chạy một mạch không dám nhìn lại, cho đến khi ra tới bến đò. Nhà Hường ở cách đó mất gần nửa ngày đò, nên con bé chờ đò đủ người là đi ngay, nhưng chờ khá lâu rồi mà chuyến đò thường khi tấp nập khách, giờ đây lại thưa vắng, chỉ có đúng người chèo đò đứng chơ vơ nhìn ra sông lớn.
Quá sốt ruột nên Hường bước tới hỏi:
- Đò chừng nào đi vậy chị?
Cô lái đò đang đội chiếc nón lá lụp sụp vội giở ra, quay lại nhìn thẳng vào người hỏi:
- Trời ơi... Xuyến!
Trước mặt con Hường là Xuyến. Nhưng không phải với bộ mặt ma, mà con bé lại mỉm cười hiền hòa:
- Đừng sợ, chính là tao đây, nhưng tao không hại mày.
Hường sợ điếng hồn vía, cứ muốn chạy, nhưng dường như hai chân nó lúc ấy mềm nhũn.
- Xuyến... tao với mày đâu có thù oán gì. Tao...
Lặng lẽ đưa con đò rời bến mà chỉ có một hành khách là Hường, mãi khi ra tới giữa sông Xuyến mới lại nói:
- Tao muốn cứu mày nên vừa rồi tao nhập vô xác con tiện nhân đó để khiến cho mày bị đuổi, chớ nếu không thì mày cũng theo số phận của tao mà thôi. Mày có biết là con tiện nhân ấy lắm mưu nhiều kế, nó giả bộ hiền ngoan vừa rồi là để loại trừ bà chủ Bành, sau khi đã giết được tao. Mày hãy yên tâm mà về quê đi, vài bữa nữa thôi, mày sẽ trở lại nhà đó với vai bà chủ. Mày sẽ thay mặt tao trả giùm mối thù mà tao đang gánh nặng trên người! Giúp tao nghen Hường!
Con Hường hoàn toàn thụ động, nghe đến đâu nó gật đến đó. Cho đến khi có một cơn gió mạnh nổi lên làm cho chiếc đò chòng chềnh, khiến Hường suýt ngã, phải bám be xuồng. Khi nó hoàn hồn nhìn lại thì chẳng còn thấy bóng dáng con Xuyến đâu nữa. Nó ngơ ngác tìm thì nghe vọng trong gió giọng của Xuyến:
- Mày phải giúp tao!
Hường bàng hoàng khá lâu, đến khi thấy con đò cứ lềnh bềnh trôi không phương hướng nó mới giật mình cầm lấy chèo, nhắm hướng nhà mình mà chèo một mạch. Đến tối mịt nó mới về tới nhà. Vừa bước lên bến Hường đã nghe trên nhà reo lên:
- Con nhỏ về rồi kìa!
Chú thím Tám Xum, cha mẹ Hường cùng chạy xuống mừng vui khôn tả:
- Con yên lành dìa đây rồi, ba má mừng quá!
Thấy thái độ bất thường của cha mẹ Hường có hơi nghi. Nó nhìn lên nhà thì thấy có bóng ai đó, nó ngạc nhiên hỏi:
- Khách nào trong nhà mình vậy má?
Thím Tám không giấu được niềm vui:
- Rồng tới nhà tôm con ơi!
- Rồng nào?
Con Hường hỏi mà mắt vẫn không rời hướng đang nhìn. Chú Tám phải lên tiếng:
- Con lên tới ắt biết.
Vừa bước tới cửa Hường đã khựng lại, hồn vía lên mây khi nhìn thấy Hai Tường đang đứng trong nhà! Thấy nó, ông chủ biện lý mà từ ngày vô ở đợ nhà chủ chưa bao giờ Hường dám nhìn thẳng mặt, đã cười rất tươi, cất giọng thanh trong như con gái nghe rất quen:
- Vắng có mấy tháng mà cô Hường khác đi nhiều. Cao lớn hơn, đẹp lên nhiều nữa!
Vốn đã sợ, nay lại nghe những lời đó Hường lại càng run thêm, nó lúng túng nói gần không ra lời:
- Dạ... dạ... bẩm... bẩm quan...
Hai Tường bước gần lại, hạ thấp giọng chỉ cho mình Hường nghe:
- Đừng sợ, Xuyến đây.
Tròn mắt ngạc nhiên, Hường định hỏi, nhưng miệng như bị ai đó bịt lại. Trong khi Hai Tường lại tiếp:
- Đã biết chuyện này do tao xếp đặt rồi, vậy đừng thắc mắc gì nữa hết, cứ theo ý tao mà làm. Rồi mày sẽ đổi đời sẽ cùng tao làm được việc mà lúc sống tao không thể làm. Ba má mày có hỏi thì cũng đừng nói gì hết. Câu duy nhất mày phải nói lúc này là: Tui thương cậu Hai! Nhớ nghen Hường!
Nói xong câu đó Hai Tường trở lại bình thường, anh ta cất giọng đúng của ông chủ hét ra lửa của Bành gia:
- Cô Hường năm nay bao nhiêu tuổi?
Hường riu ríu:
- Dạ... mười bảy.
- Mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Vậy có dám bẻ gãy sừng con trâu già này không?
Nói xong Hai Tường tự nhiên kéo ghế ngồi mà không đợi mời. Và trái với thường khi, chú thím Tám không tỏ ra sợ sệt khi đứng trước ông chủ khét tiếng hung tàn này. Chú lại còn nói:
- Quan biện lý có ý chờ con từ sáng tới giờ đó. Mời ăn gì cũng không, nói chờ con về rồi đưa con ra chợ ăn cao lầu!
Thím Tám thêm vô:
- Quan biện lý còn đem tới tặng cho con mấy bộ đồ quý nữa kìa.
Thím nói xong chạy đi lấy ra một gói đồ khá lớn đưa cho con:
- Trong này có đủ hết, đều là của riêng con.
Hường tiếp nhận không chút do dự, có lẽ nó nhớ lời dặn của hồn con Xuyến lúc nãy, Hai Tường cũng thế, anh ta làm như đã được sự đồng tình của Hường, nên cất tiếng thân mật:
- Em đi thay đồ để ta còn đi sớm. Ta ra chợ ăn uống, sau đó đi luôn Sài Gòn ở chơi mấy bữa. Đợi cho lúc nào chuyện nhà dưới này xong xuôi thì ta về. Anh đã nói với ba má rồi.
Hường đưa mắt nhìn cha mẹ, thì họ đều gật đầu. Chú Tám thường khi nghiêm khắc, giờ cũng dịu giọng:
- Thầy Hai đã thưa chuyện với ba má rồi. Sau khi suy tính ba má thấy cũng được. Vậy con nên nghe lời.
Nghĩ là cha mẹ mình cũng đã được vong hồn Xuyến tác động nên Hường không nói gì thêm, nó ngoan ngoãn đi vào phòng riêng thay quần áo. Mấy bộ đồ Hai Tường mua về ngẫu nhiên lại vừa khít Hường, nên khi nó mặc bước ra chính cha mẹ nó cũng phải trầm trồ:
- Con tui đẹp quá!
Hai Tường vừa ý:
- Em quá xứng đáng!
Anh ta bước tới nắm tay Hường kéo sát mình rồi hỏi:
- Ba má thấy có chênh lệch gì không?
Thím Tám lên tiếng ngay:
- Cũng đâu có sao!
Chú Tám lại giục:
- Hai đứa đi kẻo trễ!
Hường rui ríu đi theo sau, Hai Tường đi trước ra chiếc xe hơi đã đậu sẵn gần nhà. Đích thân Hai Tường lái, không có tài xế. Khi đi một đoạn khá xa anh ta mới lên tiếng:
- Được rồi, cám ơn mày nghen Hường!
Giọng nói của Xuyến! Còn Hai Tường thì mỉm cười. Hường không có phản ứng gì, mãi một lúc sau mới nói rất khẽ:
- Tao sẽ làm được chuyện mày nhờ, Xuyến ơi!
Sau cái chết đột ngột của bà chủ Bành, cả Bành gia rơi vào tình trạng như rắn không đầu. Biện lý Tường thì ở biệt trên Sài Gòn không về, còn Minh Nguyệt thì hầu như suốt ngày đóng kín cửa phòng không ló mặt ra. Tôi tớ trong nhà trên chục người không ai dám léo hánh lên nhà lớn, chỉ trừ một người, đó là Hai Hùm. Chính anh ta cũng không hiểu tại sao chỉ mình anh khi bước lên nhà lớn thì không hề gì, còn những người khác thì mỗi khi vừa đặt chân lên thềm nhà đã nghe từ trong phòng bà Bành cũng như phòng Minh Nguyệt vọng ra những âm thanh kỳ quái!
Có người biết chuyện đã đoán rằng do Hai Hùm lắm máu chó, máu bò trâu nhiều nên ma quỷ sợ không dám lên tiếng! Nhưng ma quỷ gì trong Bành gia?
Bà Tư Phấn, một người làm công lâu năm, chuyên quét dọn phòng ốc cho chủ nhà, đã tiết lộ:
- Hôm qua khi bước vô phòng bà chủ tui suýt nữa đã rụng tim ra ngoài, bởi tui thấy một người treo cổ giữa phòng!
Mọi người hỏi ai là người treo cổ thì bà Phấn lắc đầu nói:
- Tui cũng hổng biết. Bởi vì khi tri hô lên, vài người nữa chạy tới xem thì... không hề có ai hết!
- Bà bị ám ảnh, nhìn gà hóa quốc rồi!
Bà Tư lắc đầu nói:
- Không nhìn lầm đâu. Lầm sao hồi tối này tui đang ngồi rửa chén ngoài bờ ao nhìn vô, tui thấy trong phòng bà chủ có cái bóng đang đút đầu vô dây thắt cổ rõ ràng. Đến khi Hai Hùm chạy vô thì chẳng có ai, nhưng sợi dây thòng lọng thì còn nguyên!
Ai nghe kể cũng le lưỡi lắc đầu, sự sợ hãi lan khắp nơi. Có người còn nói:
- Chắc tại chuyện này nên con Hường xin nghỉ luôn cũng không chừng!
Nghe nhắc tới con Hường, một người có nhà gần nhà ba má Hường bỗng nói:
- Tui nghe nói tháng sau thì con Hường làm đám cưới!
Mọi người ngạc nhiên:
- Nó lấy ai vậy?
- Ai mà biết. Chỉ nghe má nó nói úp mở là con Hường sắp lấy chồng giàu. Nghe nói giàu lắm!
Con Tư Bê, bạn Hường, cùng hầu hạ bà Bành, chép miệng:
- Con người ta có số. Biết đâu mai mốt con Hường làm bà chủ này chủ nọ cho coi! Chỉ có tụi mình Ià số con rệp, suốt đời chui rút vô cái xó khỉ này, để cho người ta đè đầu cưỡi cổ.
Mọi người đang bàn tán thì chợt nghe có tiếng huyên náo dưới bến, liền đó Hai Hùm hớt hãi chạy lên, trên tay bế xốc một người.
- Ai vậy Hai?
Bà Tư Phấn hỏi, vừa bước lại gần rồi kêu thét lên:
- Sáu Thắm! Sao vậy Hai?
Hai Hùm đặt mụ Sáu xuống, giọng còn run:
- Tui... tui thấy bà nằm trên xuồng, tấp vô bến...
Anh ta chỉ vô cái miệng đầy máu của mụ Sáu, vừa lúc Tư Phấn cũng đã phát hiện:
- Cái lưỡi!
Lưỡi của mụ Sáu Thắm đã bị ai đó cắt đứt và mụ ta đã chết!
- Ai đã làm?
Câu hỏi của Tư Phấn không có lời đáp. Mãi một lúc Hai Hùm mới hạ thấp giọng nói mà như sợ có người nghe:
- Tui nghi vụ này...
Con Tư Bê vọt miệng nói liền:
- Con Xuyến làm chớ không ai vô!
Bị mọi người tròn mắt nhìn, khiến Bê phải thấp giọng:
- Chỉ có ma mới làm được. Mà ma thì chỉ có...
Bà Tư Phấn cũng đồng tình:
- Con mụ Sáu này thường ton hót nhiều chuyện, rồi lại còn bày trò gả người này bán người kia. Con Xuyến mà linh thiêng nó cũng dám lắm à!
Hai Hùm tiết lộ làm mọi người còn hoảng hơn:
- Tui nghe nói hồi sáng này Sáu Thắm với bà Chín thầy bùa đi chung dự đám cưới bên kia cồn, mà chẳng hiểu sao giờ này chỉ có mình xác Sáu Thắm ở đây. Hay là...
Anh ta vỗ đùi đánh đét một cái:
- Chắc là mụ Tám cũng xong đời rồi cũng nên!
Anh ta vội chạy bay xuống chỗ chiếc xuồng lúc nãy và không suy nghĩ gì thêm, đã đẩy mạnh xuồng ra giữa sông, nhắm hướng cồn chèo một mạch. Chèo chưa được bao xa thì bỗng anh ta kêu khẽ:
- Có người!
Một xác người nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Xác nằm ngửa chứng tỏ đó là đàn bà. Cho xuồng lại gần, Hai Hùm hốt hoảng:
- Bà Chín.
Người phụ nữ lắm mưu mẹo gọi là bà Thầy Chín đang chết trôi sông, miệng mụ ta há hốc ra, với chiếc lưỡi bị cắt cụt. Hai Hùm thất thần, đứng thờ người ra một lúc rồi mới đưa tay vớt cái xác lên. Nhìn kỹ thì cả hai cái chết của hai mụ Sáu và bà Chín đều cùng một cách với nhau. Có nghĩa là do một người gây ra...
- Con Xuyến!
Lần đầu tiên chính miệng anh đồ tể này nhắc tới Xuyến. Anh ta đã bắt đầu cảm nhận những gì đang xảy ra đều có liên quan tới con hầu gái chết oan? Tự dưng phát rùng mình, khiến Hai Hùm lảo đảo, suýt ngã xuống sông. Anh ta luống cuống cầm chèo mà cứ quơ tới quơ lui, không làm sao đưa chiếc xuồng đi được.
Phải mất gần nửa giờ sau Hai Hùm mới đi được về bến. Cũng vừa lúc đó từ trên nhà đã nghe có tiêng kêu thất thanh:
- Mợ Hai, bớ người ta!
Mọi người đang chạy về phía phòng của Minh Nguyệt. Ở trong phòng có tiếng rú vọng ra, đúng là giọng của ả ta. Do không có ai dám vào phòng nên Tư hô lên:
- Kêu Hai Hùm về lẹ lên!
Cũng may Hai Hùm vừa bước lên tới. Anh ta bảo:
- Ai đó cùng tui phá cửa phòng vô coi!
Không ai dám, cuối cùng bà Tư Phấn phải lên tiếng:
- Để tao.
Hai Hùm dùng sức phá tung cửa phòng, vừa kịp lúc họ phát hiện Minh Nguyệt đang định đút đầu vào vòng treo cổ.
Hai Hùm vừa chạm tới chân thì toàn thân Minh Nguyệt đã rơi xuống nằm sóng sượt trên sàn nhà. Bà Tư Phấn hốt hoảng:
- Mợ Hai!
Khi bà chạm vào người Minh Nguyệt thì lại càng sợ thêm, bởi toàn thân ả ta đã lạnh như nước đá. Hai Hùm sau khi đưa tay sờ lên mũi ả, đã mừng rỡ reo lên:
- Còn sống!
Ả ta được cứu tỉnh, nhưng từ phút đó cứ luôn kêu la giống như người mất trí. Hai Hùm bàn:
- Hay là ta đưa mợ ấy đi nhà thương, chớ để ở nhà thì biết liệu thế nào?
Không còn ai khác để quyết định, nên sau đó bà Tư Phấn phải hành động. Đích thân bà cùng với hai con hầu ngồi ghe có mui đưa Minh Nguyệt đi.
Nhưng đã ba lần đưa ghe ra khỏi bến thì đều như bị ai đó kéo mạnh lại, chiếc ghe cứ chạy lùi! Hai Hùm là người có sức vóc, vậy mà cuối cùng cũng phải chào thua. Anh ta lắc đầu nói:
- Sông nước này bây giờ đã thuộc về cô ấy rồi!
Bà Tư Phấn ngạc nhiên:
- Chú nói cô nào?
Hai Hùm không dám nói lớn:
- Cô Xuyến!
- Con Xuyến... làm sao?
Trả lời bà là một cột nước đột ngột vọt lên từ lòng sông, cao đến quá đầu mọi người, rồi chiếc ghe lắc lư, chao đảo như sắp lật úp! Hoảng quá Hai Hùm hét mấy đứa hầu:
- Ôm mợ Hai cho chặt, tao cập ghe lại rồi đưa lên bờ!
Phải vất vả lắm họ mới đưa được người lên bờ an toàn. Lúc này Hai Hùm đã quá mệt, anh ta nói hổn hển:
- Ai làm thì làm, tui chịu thua!
Nói xong anh ta bỏ đi một nước, không quay lại nhìn mọi người. Mặc cho Minh Nguyệt vẫn tiếp tục kêu gào, điên loạn…
- Con này ăn phải bùa mê thuốc lú gì đó rồi nên mới như vậy, đuổi nó quách cho yên chuyện.
Con Hường bị tống ra khỏi nhà ngay sau đó. Con nhỏ có lẽ cũng chỉ chờ có thế, nó xách gói quần áo chạy một mạch không dám nhìn lại, cho đến khi ra tới bến đò. Nhà Hường ở cách đó mất gần nửa ngày đò, nên con bé chờ đò đủ người là đi ngay, nhưng chờ khá lâu rồi mà chuyến đò thường khi tấp nập khách, giờ đây lại thưa vắng, chỉ có đúng người chèo đò đứng chơ vơ nhìn ra sông lớn.
Quá sốt ruột nên Hường bước tới hỏi:
- Đò chừng nào đi vậy chị?
Cô lái đò đang đội chiếc nón lá lụp sụp vội giở ra, quay lại nhìn thẳng vào người hỏi:
- Trời ơi... Xuyến!
Trước mặt con Hường là Xuyến. Nhưng không phải với bộ mặt ma, mà con bé lại mỉm cười hiền hòa:
- Đừng sợ, chính là tao đây, nhưng tao không hại mày.
Hường sợ điếng hồn vía, cứ muốn chạy, nhưng dường như hai chân nó lúc ấy mềm nhũn.
- Xuyến... tao với mày đâu có thù oán gì. Tao...
Lặng lẽ đưa con đò rời bến mà chỉ có một hành khách là Hường, mãi khi ra tới giữa sông Xuyến mới lại nói:
- Tao muốn cứu mày nên vừa rồi tao nhập vô xác con tiện nhân đó để khiến cho mày bị đuổi, chớ nếu không thì mày cũng theo số phận của tao mà thôi. Mày có biết là con tiện nhân ấy lắm mưu nhiều kế, nó giả bộ hiền ngoan vừa rồi là để loại trừ bà chủ Bành, sau khi đã giết được tao. Mày hãy yên tâm mà về quê đi, vài bữa nữa thôi, mày sẽ trở lại nhà đó với vai bà chủ. Mày sẽ thay mặt tao trả giùm mối thù mà tao đang gánh nặng trên người! Giúp tao nghen Hường!
Con Hường hoàn toàn thụ động, nghe đến đâu nó gật đến đó. Cho đến khi có một cơn gió mạnh nổi lên làm cho chiếc đò chòng chềnh, khiến Hường suýt ngã, phải bám be xuồng. Khi nó hoàn hồn nhìn lại thì chẳng còn thấy bóng dáng con Xuyến đâu nữa. Nó ngơ ngác tìm thì nghe vọng trong gió giọng của Xuyến:
- Mày phải giúp tao!
Hường bàng hoàng khá lâu, đến khi thấy con đò cứ lềnh bềnh trôi không phương hướng nó mới giật mình cầm lấy chèo, nhắm hướng nhà mình mà chèo một mạch. Đến tối mịt nó mới về tới nhà. Vừa bước lên bến Hường đã nghe trên nhà reo lên:
- Con nhỏ về rồi kìa!
Chú thím Tám Xum, cha mẹ Hường cùng chạy xuống mừng vui khôn tả:
- Con yên lành dìa đây rồi, ba má mừng quá!
Thấy thái độ bất thường của cha mẹ Hường có hơi nghi. Nó nhìn lên nhà thì thấy có bóng ai đó, nó ngạc nhiên hỏi:
- Khách nào trong nhà mình vậy má?
Thím Tám không giấu được niềm vui:
- Rồng tới nhà tôm con ơi!
- Rồng nào?
Con Hường hỏi mà mắt vẫn không rời hướng đang nhìn. Chú Tám phải lên tiếng:
- Con lên tới ắt biết.
Vừa bước tới cửa Hường đã khựng lại, hồn vía lên mây khi nhìn thấy Hai Tường đang đứng trong nhà! Thấy nó, ông chủ biện lý mà từ ngày vô ở đợ nhà chủ chưa bao giờ Hường dám nhìn thẳng mặt, đã cười rất tươi, cất giọng thanh trong như con gái nghe rất quen:
- Vắng có mấy tháng mà cô Hường khác đi nhiều. Cao lớn hơn, đẹp lên nhiều nữa!
Vốn đã sợ, nay lại nghe những lời đó Hường lại càng run thêm, nó lúng túng nói gần không ra lời:
- Dạ... dạ... bẩm... bẩm quan...
Hai Tường bước gần lại, hạ thấp giọng chỉ cho mình Hường nghe:
- Đừng sợ, Xuyến đây.
Tròn mắt ngạc nhiên, Hường định hỏi, nhưng miệng như bị ai đó bịt lại. Trong khi Hai Tường lại tiếp:
- Đã biết chuyện này do tao xếp đặt rồi, vậy đừng thắc mắc gì nữa hết, cứ theo ý tao mà làm. Rồi mày sẽ đổi đời sẽ cùng tao làm được việc mà lúc sống tao không thể làm. Ba má mày có hỏi thì cũng đừng nói gì hết. Câu duy nhất mày phải nói lúc này là: Tui thương cậu Hai! Nhớ nghen Hường!
Nói xong câu đó Hai Tường trở lại bình thường, anh ta cất giọng đúng của ông chủ hét ra lửa của Bành gia:
- Cô Hường năm nay bao nhiêu tuổi?
Hường riu ríu:
- Dạ... mười bảy.
- Mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Vậy có dám bẻ gãy sừng con trâu già này không?
Nói xong Hai Tường tự nhiên kéo ghế ngồi mà không đợi mời. Và trái với thường khi, chú thím Tám không tỏ ra sợ sệt khi đứng trước ông chủ khét tiếng hung tàn này. Chú lại còn nói:
- Quan biện lý có ý chờ con từ sáng tới giờ đó. Mời ăn gì cũng không, nói chờ con về rồi đưa con ra chợ ăn cao lầu!
Thím Tám thêm vô:
- Quan biện lý còn đem tới tặng cho con mấy bộ đồ quý nữa kìa.
Thím nói xong chạy đi lấy ra một gói đồ khá lớn đưa cho con:
- Trong này có đủ hết, đều là của riêng con.
Hường tiếp nhận không chút do dự, có lẽ nó nhớ lời dặn của hồn con Xuyến lúc nãy, Hai Tường cũng thế, anh ta làm như đã được sự đồng tình của Hường, nên cất tiếng thân mật:
- Em đi thay đồ để ta còn đi sớm. Ta ra chợ ăn uống, sau đó đi luôn Sài Gòn ở chơi mấy bữa. Đợi cho lúc nào chuyện nhà dưới này xong xuôi thì ta về. Anh đã nói với ba má rồi.
Hường đưa mắt nhìn cha mẹ, thì họ đều gật đầu. Chú Tám thường khi nghiêm khắc, giờ cũng dịu giọng:
- Thầy Hai đã thưa chuyện với ba má rồi. Sau khi suy tính ba má thấy cũng được. Vậy con nên nghe lời.
Nghĩ là cha mẹ mình cũng đã được vong hồn Xuyến tác động nên Hường không nói gì thêm, nó ngoan ngoãn đi vào phòng riêng thay quần áo. Mấy bộ đồ Hai Tường mua về ngẫu nhiên lại vừa khít Hường, nên khi nó mặc bước ra chính cha mẹ nó cũng phải trầm trồ:
- Con tui đẹp quá!
Hai Tường vừa ý:
- Em quá xứng đáng!
Anh ta bước tới nắm tay Hường kéo sát mình rồi hỏi:
- Ba má thấy có chênh lệch gì không?
Thím Tám lên tiếng ngay:
- Cũng đâu có sao!
Chú Tám lại giục:
- Hai đứa đi kẻo trễ!
Hường rui ríu đi theo sau, Hai Tường đi trước ra chiếc xe hơi đã đậu sẵn gần nhà. Đích thân Hai Tường lái, không có tài xế. Khi đi một đoạn khá xa anh ta mới lên tiếng:
- Được rồi, cám ơn mày nghen Hường!
Giọng nói của Xuyến! Còn Hai Tường thì mỉm cười. Hường không có phản ứng gì, mãi một lúc sau mới nói rất khẽ:
- Tao sẽ làm được chuyện mày nhờ, Xuyến ơi!
Sau cái chết đột ngột của bà chủ Bành, cả Bành gia rơi vào tình trạng như rắn không đầu. Biện lý Tường thì ở biệt trên Sài Gòn không về, còn Minh Nguyệt thì hầu như suốt ngày đóng kín cửa phòng không ló mặt ra. Tôi tớ trong nhà trên chục người không ai dám léo hánh lên nhà lớn, chỉ trừ một người, đó là Hai Hùm. Chính anh ta cũng không hiểu tại sao chỉ mình anh khi bước lên nhà lớn thì không hề gì, còn những người khác thì mỗi khi vừa đặt chân lên thềm nhà đã nghe từ trong phòng bà Bành cũng như phòng Minh Nguyệt vọng ra những âm thanh kỳ quái!
Có người biết chuyện đã đoán rằng do Hai Hùm lắm máu chó, máu bò trâu nhiều nên ma quỷ sợ không dám lên tiếng! Nhưng ma quỷ gì trong Bành gia?
Bà Tư Phấn, một người làm công lâu năm, chuyên quét dọn phòng ốc cho chủ nhà, đã tiết lộ:
- Hôm qua khi bước vô phòng bà chủ tui suýt nữa đã rụng tim ra ngoài, bởi tui thấy một người treo cổ giữa phòng!
Mọi người hỏi ai là người treo cổ thì bà Phấn lắc đầu nói:
- Tui cũng hổng biết. Bởi vì khi tri hô lên, vài người nữa chạy tới xem thì... không hề có ai hết!
- Bà bị ám ảnh, nhìn gà hóa quốc rồi!
Bà Tư lắc đầu nói:
- Không nhìn lầm đâu. Lầm sao hồi tối này tui đang ngồi rửa chén ngoài bờ ao nhìn vô, tui thấy trong phòng bà chủ có cái bóng đang đút đầu vô dây thắt cổ rõ ràng. Đến khi Hai Hùm chạy vô thì chẳng có ai, nhưng sợi dây thòng lọng thì còn nguyên!
Ai nghe kể cũng le lưỡi lắc đầu, sự sợ hãi lan khắp nơi. Có người còn nói:
- Chắc tại chuyện này nên con Hường xin nghỉ luôn cũng không chừng!
Nghe nhắc tới con Hường, một người có nhà gần nhà ba má Hường bỗng nói:
- Tui nghe nói tháng sau thì con Hường làm đám cưới!
Mọi người ngạc nhiên:
- Nó lấy ai vậy?
- Ai mà biết. Chỉ nghe má nó nói úp mở là con Hường sắp lấy chồng giàu. Nghe nói giàu lắm!
Con Tư Bê, bạn Hường, cùng hầu hạ bà Bành, chép miệng:
- Con người ta có số. Biết đâu mai mốt con Hường làm bà chủ này chủ nọ cho coi! Chỉ có tụi mình Ià số con rệp, suốt đời chui rút vô cái xó khỉ này, để cho người ta đè đầu cưỡi cổ.
Mọi người đang bàn tán thì chợt nghe có tiếng huyên náo dưới bến, liền đó Hai Hùm hớt hãi chạy lên, trên tay bế xốc một người.
- Ai vậy Hai?
Bà Tư Phấn hỏi, vừa bước lại gần rồi kêu thét lên:
- Sáu Thắm! Sao vậy Hai?
Hai Hùm đặt mụ Sáu xuống, giọng còn run:
- Tui... tui thấy bà nằm trên xuồng, tấp vô bến...
Anh ta chỉ vô cái miệng đầy máu của mụ Sáu, vừa lúc Tư Phấn cũng đã phát hiện:
- Cái lưỡi!
Lưỡi của mụ Sáu Thắm đã bị ai đó cắt đứt và mụ ta đã chết!
- Ai đã làm?
Câu hỏi của Tư Phấn không có lời đáp. Mãi một lúc Hai Hùm mới hạ thấp giọng nói mà như sợ có người nghe:
- Tui nghi vụ này...
Con Tư Bê vọt miệng nói liền:
- Con Xuyến làm chớ không ai vô!
Bị mọi người tròn mắt nhìn, khiến Bê phải thấp giọng:
- Chỉ có ma mới làm được. Mà ma thì chỉ có...
Bà Tư Phấn cũng đồng tình:
- Con mụ Sáu này thường ton hót nhiều chuyện, rồi lại còn bày trò gả người này bán người kia. Con Xuyến mà linh thiêng nó cũng dám lắm à!
Hai Hùm tiết lộ làm mọi người còn hoảng hơn:
- Tui nghe nói hồi sáng này Sáu Thắm với bà Chín thầy bùa đi chung dự đám cưới bên kia cồn, mà chẳng hiểu sao giờ này chỉ có mình xác Sáu Thắm ở đây. Hay là...
Anh ta vỗ đùi đánh đét một cái:
- Chắc là mụ Tám cũng xong đời rồi cũng nên!
Anh ta vội chạy bay xuống chỗ chiếc xuồng lúc nãy và không suy nghĩ gì thêm, đã đẩy mạnh xuồng ra giữa sông, nhắm hướng cồn chèo một mạch. Chèo chưa được bao xa thì bỗng anh ta kêu khẽ:
- Có người!
Một xác người nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Xác nằm ngửa chứng tỏ đó là đàn bà. Cho xuồng lại gần, Hai Hùm hốt hoảng:
- Bà Chín.
Người phụ nữ lắm mưu mẹo gọi là bà Thầy Chín đang chết trôi sông, miệng mụ ta há hốc ra, với chiếc lưỡi bị cắt cụt. Hai Hùm thất thần, đứng thờ người ra một lúc rồi mới đưa tay vớt cái xác lên. Nhìn kỹ thì cả hai cái chết của hai mụ Sáu và bà Chín đều cùng một cách với nhau. Có nghĩa là do một người gây ra...
- Con Xuyến!
Lần đầu tiên chính miệng anh đồ tể này nhắc tới Xuyến. Anh ta đã bắt đầu cảm nhận những gì đang xảy ra đều có liên quan tới con hầu gái chết oan? Tự dưng phát rùng mình, khiến Hai Hùm lảo đảo, suýt ngã xuống sông. Anh ta luống cuống cầm chèo mà cứ quơ tới quơ lui, không làm sao đưa chiếc xuồng đi được.
Phải mất gần nửa giờ sau Hai Hùm mới đi được về bến. Cũng vừa lúc đó từ trên nhà đã nghe có tiêng kêu thất thanh:
- Mợ Hai, bớ người ta!
Mọi người đang chạy về phía phòng của Minh Nguyệt. Ở trong phòng có tiếng rú vọng ra, đúng là giọng của ả ta. Do không có ai dám vào phòng nên Tư hô lên:
- Kêu Hai Hùm về lẹ lên!
Cũng may Hai Hùm vừa bước lên tới. Anh ta bảo:
- Ai đó cùng tui phá cửa phòng vô coi!
Không ai dám, cuối cùng bà Tư Phấn phải lên tiếng:
- Để tao.
Hai Hùm dùng sức phá tung cửa phòng, vừa kịp lúc họ phát hiện Minh Nguyệt đang định đút đầu vào vòng treo cổ.
Hai Hùm vừa chạm tới chân thì toàn thân Minh Nguyệt đã rơi xuống nằm sóng sượt trên sàn nhà. Bà Tư Phấn hốt hoảng:
- Mợ Hai!
Khi bà chạm vào người Minh Nguyệt thì lại càng sợ thêm, bởi toàn thân ả ta đã lạnh như nước đá. Hai Hùm sau khi đưa tay sờ lên mũi ả, đã mừng rỡ reo lên:
- Còn sống!
Ả ta được cứu tỉnh, nhưng từ phút đó cứ luôn kêu la giống như người mất trí. Hai Hùm bàn:
- Hay là ta đưa mợ ấy đi nhà thương, chớ để ở nhà thì biết liệu thế nào?
Không còn ai khác để quyết định, nên sau đó bà Tư Phấn phải hành động. Đích thân bà cùng với hai con hầu ngồi ghe có mui đưa Minh Nguyệt đi.
Nhưng đã ba lần đưa ghe ra khỏi bến thì đều như bị ai đó kéo mạnh lại, chiếc ghe cứ chạy lùi! Hai Hùm là người có sức vóc, vậy mà cuối cùng cũng phải chào thua. Anh ta lắc đầu nói:
- Sông nước này bây giờ đã thuộc về cô ấy rồi!
Bà Tư Phấn ngạc nhiên:
- Chú nói cô nào?
Hai Hùm không dám nói lớn:
- Cô Xuyến!
- Con Xuyến... làm sao?
Trả lời bà là một cột nước đột ngột vọt lên từ lòng sông, cao đến quá đầu mọi người, rồi chiếc ghe lắc lư, chao đảo như sắp lật úp! Hoảng quá Hai Hùm hét mấy đứa hầu:
- Ôm mợ Hai cho chặt, tao cập ghe lại rồi đưa lên bờ!
Phải vất vả lắm họ mới đưa được người lên bờ an toàn. Lúc này Hai Hùm đã quá mệt, anh ta nói hổn hển:
- Ai làm thì làm, tui chịu thua!
Nói xong anh ta bỏ đi một nước, không quay lại nhìn mọi người. Mặc cho Minh Nguyệt vẫn tiếp tục kêu gào, điên loạn…
/6
|