Sau một con thuyền lại là một con thuyền, hai con thuyền, ba con thuyền … Không khí xao động bắt đầu xuất hiện theo ánh lửa. Đám người từ trên thuyền đi xuống, bắt đầu bao phủ làng chài nhỏ bé cũ nát này. Một ít căn phòng điểm lên ánh lửa sáng, chó sủa, rồi sau đó tên từ trên thuyền bắn xuống, chuẩn xác bắn thủng cổ họng chó. Bị chiếc thuyền thứ nhất đẩy lên bờ, thiếu nữ mang nước bị đụng gãy hai chân, toàn bộ thân thể nằm gục trên một đống đổ nát, hoang tàn, vừa khóc vừa run rẩy thân hình. Đầu lĩnh từ trên thuyền đi xuống nhìn cô, chần chừ một lát nhưng cũng lắc lắc đầu.
- Cô nương, ta thay cô giải thoát vậy!
Y rút đao ra, đâm vào cổ thiếu nữ. Máu tươi phun ra, rốt cục thiếu nữ không còn nhúc nhích nữa.
Từng đám từng đám người từ trên thuyền đi xuống, gây ra vô số tiếng xao động.
Quân tốt đuổi những thôn dân vừa bừng tỉnh dậy, khiến một ít người nhà và đầu lĩnh đi đến trong phòng nghỉ tạm một chút. Mấy người nhà của thiếu nữ bị chết đi ra khỏi phòng, phụ thân của cô bị quân tốt Lương Sơn xô đẩy đang khóc, sau đó cầm lấy mộc xoa (chĩa ba bằng gỗ) ở một bên muốn liều mạng thì đột nhiên bị người dùng đao chém cả người lẫn xoa, tiếp đó một cước đá bay ông lên đống hỗn độn ở gần đó, máu tươi dần chảy loang ra.
- Một đám khốn khiếp! Muốn thương tổn huynh đệ ta!
Đầu lĩnh kia gầm lên, sau đó nhìn chằm chằm mấy người còn lại và những thôn dân đang bị xua đuổi xung quanh:
- Gia gia (ông nội mày) giữ lại tính mạng của các ngươi, các ngươi phải biết điều. Nếu lại dám lằng nhằng nữa, gia gia liền giết luôn giống như y!
Tổng cộng gần bốn ngàn người này hơi chút tập trung lại ở lân cận làng chài này rồi sau đó lại dựa theo biên chế đầu lĩnh mới để tập hợp lại trong làn gió sớm, hướng về phía giọng nói của Tống Giang:
- … Ta Tống Giang Tống Công Minh, cả đời này hết sức kết giao bằng hữu, coi trọng nghĩa khí, hễ là huynh đệ gặp nạn, từ đầu đến cuối đều dốc hết sức giúp đỡ.
Cũng từng có chí đền nợ nước, nhưng bất hạnh là triều đình bị gian nhân cầm quyền, bị người hãm hại, sau đó bất đắc dĩ phải vào rừng làm cướp. Chỉ nguyện lưu lại một mảnh đất cực lạc trên đất Lương Sơn, khiến vợ con giang hồ chúng ta có thể có một đường sống ở đây … Nhưng tình huống tối nay trên Lương Sơn, tất cả mọi người đều đã thấy. Kẻ đó ép tới từng bước, không muốn cho chúng ta đường sống … Tống Giang ta lúc này thề, suốt đời không đội trời chung với kẻ đó …
- … Ta ở Lương Sơn, cùng tụ nghĩa với các vị huynh đệ, vốn muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, cho đến hôm nay cũng vẫn là như thế … Lương Sơn tới nông nỗi hôm nay, thứ nhất là Tống Giang ta vô năng, cũng không trách được cách huynh đệ trên núi phản chiến. Bọn họ là vì sinh tử, vì bị ma đầu kia bức ép, không có cách nào … Nhưng những huynh đệ hiện giờ ở đây đã là những huynh đệ mà Tống Giang đáng giá tín nhiệm nhất bên người. Chúng ta không thể lại dẫm lên vết xe đổ … Từ nay về sau ta xin cam đoan với chư vị, ta chắc chắn sẽ cùng các huynh đệ ở đây mở ra một đường máu thoát khỏi khốn cảnh, phải đòi lại công đạo từ tên ma đầu thao túng nhân tâm kia …
Lời nói từng đoạn từng đoạn bị bao phủ trong gió. Không lâu sau, mấy chục quan binh bị bắt được người kéo lên đài. Mọi người đi lên giết từng người từng người một. Lấy đao, thương chém, đâm, … Máu chảy đầy đất, gần như toàn bộ thi thể đều bị băm nát. Cả làng chài và chiến thuyền bên làng chài đều bốc lên lửa lớn hừng hực.
Thôn dân bị tụ tập ở một bên kêu khóc, cũng có người gào thét.
- … Muốn trách! Các ngươi hãy đi trách đám quan binh đó ấy! Chúng ta đã bị ép tới cùng đường! Nhưng ngay cả như thế, Lương Sơn ta nhân nghĩa, hôm nay cũng chỉ lấy tiền lương của các ngươi, không lấy tính mạng của các ngươi! Về phần cái khác, các ngươi đi đòi quan phủ ấy! Trong nước có cá, lúa trên đồng đã chín, đã để lại đường sống cho các ngươi. Sau này các ngươi tự giải quyết cho tốt, không được cấu kết với quan phủ để làm ác. Nếu không một ngày hảo hán Lương Sơn ta trở về thì chính là ngày mà đầu của đám người các ngươi rơi xuống đất!
Ngày hai mươi hai tháng sáu, Lương Sơn với gần sáu vạn người vốn tụ nghĩa ở giữa hồ nước đã hoàn toàn bị đánh tan. Thế nhưng chuyện chém giết ở trên Lương Sơn chỉ nghe thôi đã rợn cả người. Ngoại trừ bốn ngàn người kết thành tổ chức do Tống Giang cầm đầu thoát được ra khỏi Lương Sơn, còn có mấy ngàn người cũng lựa chọn chạy thoát trong quá trình tan tác. Trong số đó có Lâm Xung và các đầu lĩnh tổ chức những người bên cạnh yểm hộ chạy trốn chết. Cũng có các nhóm to nhỏ đủ loại do các đầu mục lớn nhỏ lãnh đạo chạy tứ tán. Trong thời gian vài ngày đã đẩy không khí rối loạn, căng thẳng, xơ xác, tiêu điều ra ngoài, tới những vùng lân cận hồ nước.
Ở một mức độ nào đó, trận đại thắng quỷ dị này dù sao cũng khiến lòng người phấn chấn. Có sự thực này làm cơ sở, những người biết chuyện ở những châu huyện xung quanh cũng phần lớn đều cảm nhận được sự đáng sợ của người thanh niên đến từ kinh thành này. Mặc kệ là ai, chỉ dẫn một nhúm người đến đây bày bố chút âm mưu đã khiến cho Lương Sơn ầm ầm tan tác, đều có thể khiến người ta có cảm giác ngẩng đầu lên nhìn đầy ngưỡng mộ. Huống chi hắn còn được Hữu tướng tín nhiệm, chỉ có thể coi là đại nhân vật xuất sắc nhất trong kinh thành. Dưới loại ảnh hưởng thế này, mấy châu huyện xung quanh cũng không dám bằng mặt không bằng lòng. Chỉ trong thời gian vài ngày, họ đã lùng sục, vây bắt ở xung quanh, bắt được không ít bại binh Lương Sơn.
Mà ngoài lực lượng của quan phủ, các thôn trang, sơn trại ở Sơn Đông vốn có lực lượng tự bảo vệ mình. Điểm thứ nhất xuất phát từ suy xét an toàn cho bản thân.
Điểm thứ hai tường đổ mọi người đẩy thêm. Tuy rằng sau đó cũng bởi vì Lương Sơn tan tác mà phát sinh không ít xung đột, chết rất nhiều người nhưng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của họ. Mà điểm quan trọng nhất, cũng không phải là cứ mang theo một thanh đao là có thể ăn trộm dưa của nông dân, còn phải chuẩn bị sẵn tâm lý bị đánh chết. Trong lúc này, chỉ có một vài đám bại binh có quy mô hơi lớn. Gây ra phiền toái nhất, ảnh hưởng lớn nhất đối với vùng xung quanh, vẫn là hơn ba ngàn người do Tống Giang cầm đầu.
Trong thời gian hai, ba ngày, hơn ba ngàn người này chạy trốn rất nhanh. Cứ đi qua nơi nào đều cướp tiền lương và thiêu hủy nhà cửa nhưng giết người lại không nhiều lắm, rồi sau đó tuyên truyền tin tức rằng bọn họ bị quan phủ làm cho cùng đường, bắt đầu tạo áp lực đối với bên phía quan binh. Trong lúc đó, bọn họ còn bị quan binh ngăn chặn một lần, chỉ có điều Võ Thụy Doanh chỉ có hơn hai vạn người, lại còn phải chia binh ra cho nên lực lượng chặn đường không đủ. Sau một trận chém giết, rốt cục Võ Thụy Doanh vẫn bị hơn ba ngàn người, đã bị ép tới mức trở thành liều mạng, phá được vây.
Còn đến giữa trưa ngày thứ ba mà đám người Tống Giang tàn sát bừa bãi khắp nơi, trên một ngọn núi hoang dã, Lâm Xung cũng đang dẫn ngựa cầm thương, cáo biệt hơn hai trăm người bên cạnh.
- Lâm mỗ cả đời … Chỉ biết múa thương cầm gậy, kỳ thật tâm tính và tài đức đều không đủ, mới khiến người nhà bị bức tử, bị ép lên Lương Sơn. Chư vị huynh đệ coi trọng Lâm mỗ một chút, Lâm Xung thẹn trong lòng. Lần này Lương Sơn đã tan, cùng chư vị huynh đệ trở lại núi cũng có thể, chỉ có điều hiện tại có một số việc cần phải làm, chỉ có thể đi trước một bước. Ngày khác Lâm mỗ trở về, nếu có thể được tin tức của các vị huynh đệ, tất sẽ lại đến gặp các huynh đệ …
Trong mấy ngày cuối cùng của Lương Sơn, Tống Giang và Ngô Dụng tính toán gì, toàn bộ Lương Sơn phân liệt, trong lòng những đại đầu lĩnh như Lâm Xung đều biết hoặc ít hoặc nhiều. Tống Giang không gọi y chính là vì một câu nói của Ninh Nghị đã nảy sinh kiêng kị, y cũng có thể hiểu được. Trên thực tế, cho dù là gọi y thì y cũng sẽ không đi theo cùng. Lần này theo một đám huynh đệ tin tưởng phá vây mà ra, tới lúc này tạm thời giải được tai ách, y lại muốn rời khỏi, kỳ thật mọi người cũng hiểu được lý do vì sao. Y từng tới Tô gia, Ninh Nghị sẽ không bỏ qua cho y, y cũng không muốn liên lụy tới các huynh đệ này.
Lần này y kiên quyết muốn đi, mọi người giữ lại một hồi nhưng sau đó vẫn lưu luyến chia tay.
Mà theo sự sụp đổ của Lương Sơn và sự khuếch tán của loạn phỉ, còn có thứ khác cũng đang khuếch tán ra ngoài. Đó là những lời nói chuyện của một số ít người lựa chọn rời khỏi sáng sớm ngày hai mươi hai tháng sáu.
- … Cả đời Tống Giang, bất kể là với kẻ địch hay với bằng hữu, đều quang minh lỗi lạc, tự tin có thể đối xử với người minh bạch rõ ràng. Cho dù là kẻ địch cũng có thể đường đường chính chính quyết đấu với người trên chiến trường. Chúng ta kiếm miếng cơm ăn trong lục lâm vốn là bị bất đắc dĩ, nhưng quy củ đạo nghĩa thì nhất định phải giữ … Hôm nay, Huyết Thủ Nhân Đồ Ninh Lập Hằng này lại chỉ biết âm độc, giết người không kiêng nể gì, dùng mưu kết ác độc quỷ quyệt. Huynh đệ Lương Sơn ta vốn tụ lại vì nghĩa khí, nhưng bởi vì mưu kế và cưỡng bức của kẻ này mà huynh đệ tương tàn, tay chân đánh lẫn nhau trên Lương Sơn, quả thực là việc thảm nhất nhân gian … Nhưng nếu không có thiết kế âm độc của kẻ này thì vốn tuyệt đối sẽ không như vậy! Kẻ này thao túng, kích động lòng người lợi hại như vậy, nếu cứ thế mãi, trong lục lâm ta làm gì còn đạo nghĩa đáng nói chứ …
- Cô nương, ta thay cô giải thoát vậy!
Y rút đao ra, đâm vào cổ thiếu nữ. Máu tươi phun ra, rốt cục thiếu nữ không còn nhúc nhích nữa.
Từng đám từng đám người từ trên thuyền đi xuống, gây ra vô số tiếng xao động.
Quân tốt đuổi những thôn dân vừa bừng tỉnh dậy, khiến một ít người nhà và đầu lĩnh đi đến trong phòng nghỉ tạm một chút. Mấy người nhà của thiếu nữ bị chết đi ra khỏi phòng, phụ thân của cô bị quân tốt Lương Sơn xô đẩy đang khóc, sau đó cầm lấy mộc xoa (chĩa ba bằng gỗ) ở một bên muốn liều mạng thì đột nhiên bị người dùng đao chém cả người lẫn xoa, tiếp đó một cước đá bay ông lên đống hỗn độn ở gần đó, máu tươi dần chảy loang ra.
- Một đám khốn khiếp! Muốn thương tổn huynh đệ ta!
Đầu lĩnh kia gầm lên, sau đó nhìn chằm chằm mấy người còn lại và những thôn dân đang bị xua đuổi xung quanh:
- Gia gia (ông nội mày) giữ lại tính mạng của các ngươi, các ngươi phải biết điều. Nếu lại dám lằng nhằng nữa, gia gia liền giết luôn giống như y!
Tổng cộng gần bốn ngàn người này hơi chút tập trung lại ở lân cận làng chài này rồi sau đó lại dựa theo biên chế đầu lĩnh mới để tập hợp lại trong làn gió sớm, hướng về phía giọng nói của Tống Giang:
- … Ta Tống Giang Tống Công Minh, cả đời này hết sức kết giao bằng hữu, coi trọng nghĩa khí, hễ là huynh đệ gặp nạn, từ đầu đến cuối đều dốc hết sức giúp đỡ.
Cũng từng có chí đền nợ nước, nhưng bất hạnh là triều đình bị gian nhân cầm quyền, bị người hãm hại, sau đó bất đắc dĩ phải vào rừng làm cướp. Chỉ nguyện lưu lại một mảnh đất cực lạc trên đất Lương Sơn, khiến vợ con giang hồ chúng ta có thể có một đường sống ở đây … Nhưng tình huống tối nay trên Lương Sơn, tất cả mọi người đều đã thấy. Kẻ đó ép tới từng bước, không muốn cho chúng ta đường sống … Tống Giang ta lúc này thề, suốt đời không đội trời chung với kẻ đó …
- … Ta ở Lương Sơn, cùng tụ nghĩa với các vị huynh đệ, vốn muốn đến thì đến, muốn đi thì đi, cho đến hôm nay cũng vẫn là như thế … Lương Sơn tới nông nỗi hôm nay, thứ nhất là Tống Giang ta vô năng, cũng không trách được cách huynh đệ trên núi phản chiến. Bọn họ là vì sinh tử, vì bị ma đầu kia bức ép, không có cách nào … Nhưng những huynh đệ hiện giờ ở đây đã là những huynh đệ mà Tống Giang đáng giá tín nhiệm nhất bên người. Chúng ta không thể lại dẫm lên vết xe đổ … Từ nay về sau ta xin cam đoan với chư vị, ta chắc chắn sẽ cùng các huynh đệ ở đây mở ra một đường máu thoát khỏi khốn cảnh, phải đòi lại công đạo từ tên ma đầu thao túng nhân tâm kia …
Lời nói từng đoạn từng đoạn bị bao phủ trong gió. Không lâu sau, mấy chục quan binh bị bắt được người kéo lên đài. Mọi người đi lên giết từng người từng người một. Lấy đao, thương chém, đâm, … Máu chảy đầy đất, gần như toàn bộ thi thể đều bị băm nát. Cả làng chài và chiến thuyền bên làng chài đều bốc lên lửa lớn hừng hực.
Thôn dân bị tụ tập ở một bên kêu khóc, cũng có người gào thét.
- … Muốn trách! Các ngươi hãy đi trách đám quan binh đó ấy! Chúng ta đã bị ép tới cùng đường! Nhưng ngay cả như thế, Lương Sơn ta nhân nghĩa, hôm nay cũng chỉ lấy tiền lương của các ngươi, không lấy tính mạng của các ngươi! Về phần cái khác, các ngươi đi đòi quan phủ ấy! Trong nước có cá, lúa trên đồng đã chín, đã để lại đường sống cho các ngươi. Sau này các ngươi tự giải quyết cho tốt, không được cấu kết với quan phủ để làm ác. Nếu không một ngày hảo hán Lương Sơn ta trở về thì chính là ngày mà đầu của đám người các ngươi rơi xuống đất!
Ngày hai mươi hai tháng sáu, Lương Sơn với gần sáu vạn người vốn tụ nghĩa ở giữa hồ nước đã hoàn toàn bị đánh tan. Thế nhưng chuyện chém giết ở trên Lương Sơn chỉ nghe thôi đã rợn cả người. Ngoại trừ bốn ngàn người kết thành tổ chức do Tống Giang cầm đầu thoát được ra khỏi Lương Sơn, còn có mấy ngàn người cũng lựa chọn chạy thoát trong quá trình tan tác. Trong số đó có Lâm Xung và các đầu lĩnh tổ chức những người bên cạnh yểm hộ chạy trốn chết. Cũng có các nhóm to nhỏ đủ loại do các đầu mục lớn nhỏ lãnh đạo chạy tứ tán. Trong thời gian vài ngày đã đẩy không khí rối loạn, căng thẳng, xơ xác, tiêu điều ra ngoài, tới những vùng lân cận hồ nước.
Ở một mức độ nào đó, trận đại thắng quỷ dị này dù sao cũng khiến lòng người phấn chấn. Có sự thực này làm cơ sở, những người biết chuyện ở những châu huyện xung quanh cũng phần lớn đều cảm nhận được sự đáng sợ của người thanh niên đến từ kinh thành này. Mặc kệ là ai, chỉ dẫn một nhúm người đến đây bày bố chút âm mưu đã khiến cho Lương Sơn ầm ầm tan tác, đều có thể khiến người ta có cảm giác ngẩng đầu lên nhìn đầy ngưỡng mộ. Huống chi hắn còn được Hữu tướng tín nhiệm, chỉ có thể coi là đại nhân vật xuất sắc nhất trong kinh thành. Dưới loại ảnh hưởng thế này, mấy châu huyện xung quanh cũng không dám bằng mặt không bằng lòng. Chỉ trong thời gian vài ngày, họ đã lùng sục, vây bắt ở xung quanh, bắt được không ít bại binh Lương Sơn.
Mà ngoài lực lượng của quan phủ, các thôn trang, sơn trại ở Sơn Đông vốn có lực lượng tự bảo vệ mình. Điểm thứ nhất xuất phát từ suy xét an toàn cho bản thân.
Điểm thứ hai tường đổ mọi người đẩy thêm. Tuy rằng sau đó cũng bởi vì Lương Sơn tan tác mà phát sinh không ít xung đột, chết rất nhiều người nhưng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của họ. Mà điểm quan trọng nhất, cũng không phải là cứ mang theo một thanh đao là có thể ăn trộm dưa của nông dân, còn phải chuẩn bị sẵn tâm lý bị đánh chết. Trong lúc này, chỉ có một vài đám bại binh có quy mô hơi lớn. Gây ra phiền toái nhất, ảnh hưởng lớn nhất đối với vùng xung quanh, vẫn là hơn ba ngàn người do Tống Giang cầm đầu.
Trong thời gian hai, ba ngày, hơn ba ngàn người này chạy trốn rất nhanh. Cứ đi qua nơi nào đều cướp tiền lương và thiêu hủy nhà cửa nhưng giết người lại không nhiều lắm, rồi sau đó tuyên truyền tin tức rằng bọn họ bị quan phủ làm cho cùng đường, bắt đầu tạo áp lực đối với bên phía quan binh. Trong lúc đó, bọn họ còn bị quan binh ngăn chặn một lần, chỉ có điều Võ Thụy Doanh chỉ có hơn hai vạn người, lại còn phải chia binh ra cho nên lực lượng chặn đường không đủ. Sau một trận chém giết, rốt cục Võ Thụy Doanh vẫn bị hơn ba ngàn người, đã bị ép tới mức trở thành liều mạng, phá được vây.
Còn đến giữa trưa ngày thứ ba mà đám người Tống Giang tàn sát bừa bãi khắp nơi, trên một ngọn núi hoang dã, Lâm Xung cũng đang dẫn ngựa cầm thương, cáo biệt hơn hai trăm người bên cạnh.
- Lâm mỗ cả đời … Chỉ biết múa thương cầm gậy, kỳ thật tâm tính và tài đức đều không đủ, mới khiến người nhà bị bức tử, bị ép lên Lương Sơn. Chư vị huynh đệ coi trọng Lâm mỗ một chút, Lâm Xung thẹn trong lòng. Lần này Lương Sơn đã tan, cùng chư vị huynh đệ trở lại núi cũng có thể, chỉ có điều hiện tại có một số việc cần phải làm, chỉ có thể đi trước một bước. Ngày khác Lâm mỗ trở về, nếu có thể được tin tức của các vị huynh đệ, tất sẽ lại đến gặp các huynh đệ …
Trong mấy ngày cuối cùng của Lương Sơn, Tống Giang và Ngô Dụng tính toán gì, toàn bộ Lương Sơn phân liệt, trong lòng những đại đầu lĩnh như Lâm Xung đều biết hoặc ít hoặc nhiều. Tống Giang không gọi y chính là vì một câu nói của Ninh Nghị đã nảy sinh kiêng kị, y cũng có thể hiểu được. Trên thực tế, cho dù là gọi y thì y cũng sẽ không đi theo cùng. Lần này theo một đám huynh đệ tin tưởng phá vây mà ra, tới lúc này tạm thời giải được tai ách, y lại muốn rời khỏi, kỳ thật mọi người cũng hiểu được lý do vì sao. Y từng tới Tô gia, Ninh Nghị sẽ không bỏ qua cho y, y cũng không muốn liên lụy tới các huynh đệ này.
Lần này y kiên quyết muốn đi, mọi người giữ lại một hồi nhưng sau đó vẫn lưu luyến chia tay.
Mà theo sự sụp đổ của Lương Sơn và sự khuếch tán của loạn phỉ, còn có thứ khác cũng đang khuếch tán ra ngoài. Đó là những lời nói chuyện của một số ít người lựa chọn rời khỏi sáng sớm ngày hai mươi hai tháng sáu.
- … Cả đời Tống Giang, bất kể là với kẻ địch hay với bằng hữu, đều quang minh lỗi lạc, tự tin có thể đối xử với người minh bạch rõ ràng. Cho dù là kẻ địch cũng có thể đường đường chính chính quyết đấu với người trên chiến trường. Chúng ta kiếm miếng cơm ăn trong lục lâm vốn là bị bất đắc dĩ, nhưng quy củ đạo nghĩa thì nhất định phải giữ … Hôm nay, Huyết Thủ Nhân Đồ Ninh Lập Hằng này lại chỉ biết âm độc, giết người không kiêng nể gì, dùng mưu kết ác độc quỷ quyệt. Huynh đệ Lương Sơn ta vốn tụ lại vì nghĩa khí, nhưng bởi vì mưu kế và cưỡng bức của kẻ này mà huynh đệ tương tàn, tay chân đánh lẫn nhau trên Lương Sơn, quả thực là việc thảm nhất nhân gian … Nhưng nếu không có thiết kế âm độc của kẻ này thì vốn tuyệt đối sẽ không như vậy! Kẻ này thao túng, kích động lòng người lợi hại như vậy, nếu cứ thế mãi, trong lục lâm ta làm gì còn đạo nghĩa đáng nói chứ …
/532
|