PHẢI LÀM ĐÁM RỒI.
Ông Trình từng nói với thầy Tô: “Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không đón cũng tự đi.” Chưa từng nghĩ rằng mình bảy mươi ba chưa chết, lại không sống được đến tám mươi tư. Mong chờ mấy chục năm, chẳng dễ gì chờ được đến ngày lấp lóe hi vọng, Tú Anh lại sảy thai. Nếu cái thai là nữ, Trình lão thái công có lẽ sẽ không đau lòng đến mức này, nhưng vừa nghe đó là thai nam, ông thoắt cái đã oằn lưng xuống, chân cũng mềm nhũn. Thầy lang được mời đến vừa khám xong cho Tú Anh đã phải đến thăm ông Trình luôn thể.
Vừa xem mạch, thầy lang đã nhủ thầm không ổn: Mình đến kiếm đồng dễ nuốt, giờ lại phải khám cho người chết, có xui không cơ chứ? Té ra là Tú Anh vẫn khỏe, dù gì cũng còn trẻ, tuy sảy thai nhưng chăm sóc kỹ càng thì không đáng lo nữa. Còn ông Trình rõ ràng đã có điềm dầu hết đèn tắt rồi. Sau đấy cũng không đòi thêm tiền khám nữa, vội vã viết đơn thuốc rồi chắp tay, bảo: “Tiểu sinh chuyên chữa phụ khoa, bệnh của lão thái công, quý phủ vẫn nên mời thầy tốt thì hơn. Nếu nương tử có gì không ổn, cứ vời tiểu sinh ạ.”
Thầy lang được nhà họ Trình mời đến này đúng là cao thủ phụ khoa, lão đã bảo nên vời thầy khác về chữa cho ông Trình, Trình gia bèn vội vã làm theo. Nhưng đến cả thầy Mã – người được xưng là “Thái y” của thành Giang Châu được vời tới, chẩn mạch xong cũng phải đưa mắt ra hiệu cho Trình Khiêm. Hai người ra khỏi phòng rồi dừng bước, Mã thái y cũng không giấu diếm: “Là tướng dầu hết đèn tắt, nếu trong phủ có sâm tốt, ta viết vài vị thuốc phối cùng, sắc chung mà uống, nếu không có thì ra đường mua càng sớm càng tốt, cũng chỉ cố kéo mạng tàn thôi.”
Đại khái là do cả nhà đang rối tung cả lên, tôi tớ không dám tiếp lời, Tố Tỷ chỉ biết khóc, Tú Anh thì nằm giường bệnh chưa tỉnh, mợ Lý đem Ngọc Tỷ tới chỗ thầy Tô, bà Lâm bận chăm sóc ông Trình nên lúc Trình Khiêm về đến đã phải lo liệu từ đầu đến cuối, tiễn thầy lang về, quản chặt nhà cửa, xong việc mới tra hỏi kỹ càng.
Lâm lão an nhân chẳng mấy chốc cũng rã rời, Tố Tỷ theo bà vào nghỉ thôi mà cũng khóc sướt mướt, bà bị tiếng khóc làm nhức cả óc, vỗ thẳng vào đầu con mình: “Tôi còn đang thở đây, cô khóc cái gì?” Tố Tỷ trước giờ được bà Lâm nuông chiều, người khác chê trách mình, bà Lâm sẽ trả đũa hộ, chẳng ngờ mình lại bị chính bà ra tay đánh. Lập tức quên cả khóc, ngây ngẩn đứng đấy.
Bà Lâm thấy Tố Tỷ như thế, lại nghĩ đến Tú Anh, không khỏi nản lòng, phẩy tay một cái: “Thôi thôi thôi, con đi nghỉ đi, nhớ tụng kinh nhiều nhiều cho cha.” Tố Tỷ che mặt gật đầu, mắt ngân ngấn nước đi vào nhà sau.
Trình Khiêm đến gặp bà Lâm: “Đã tra hỏi Bổng Nghiên kỹ càng, đồ cũng không phải do nó lén nhận, e vẫn còn nội gián. Giờ mà loan tin ra chỉ sợ trị không được thủ phạm, tạm dìm xuống đã, cháu cần kết quả thích đáng.”
Bà Lâm nói: “Cháu đến chỗ thầy Tô đón Ngọc Tỷ đi, gửi nó đến chỗ bà ngoại rồi bẩm với thầy một tiếng, nhà mình đang loạn lắm. Ta đi chăm Tú Anh, nhà mình phạm phải tội gì thế này.”
Chúng ta không bàn đến chuyện Trình Khiêm đến chỗ Tô tiên sinh rồi gửi Ngọc Tỷ cho Tố Tỷ nữa, quay lại với bà Lâm. Lâm lão an nhân thấp thỏm đến trước giường Tú Anh, từ lúc nàng ngã đến nay đã nửa ngày, uống thuốc rồi ngủ được hai canh giờ. Bà Lâm vội lay nàng dậy: “Ôi đứa cháu tội nghiệp của bà, bà biết cái khổ của cháu, giờ chắc không dám ầm ĩ nữa nhỉ.”
Tú Anh vừa tỉnh, đầu óc còn mơ màng, nhưng chỉ chốc lát sau đã hiểu bà Lâm nói gì, lập tức nghiến răng bảo: “Nó ngon rồi! Cháu ở nhà chăm con trai, nó lại ra ngoài gạ điếm! Bảo nó cút đi! Bảo nó…”
Chưa dứt lời đã bị bà Lâm bịt miệng lại: “Cháu nói gì? Nói gì đấy? Muốn chết à! Tạm chưa xét đến chuyện nó có thật như thế hay không, chỉ xem xem thường ngày nó đối xử với cháu ra sao? Chỉ có cháu trách móc người ta, người ta có nói gì cháu không, còn chưa biết đủ à! Cháu mà cứ thế này thì tốt nhất chống mắt lên mà nhìn nó cao chạy xa bay với đứa khác nhé! Cháu thì trưởng thành rồi, tự lập rồi, chỉ khổ cho Ngọc Tỷ của ta…” Nói rồi khóc toáng lên.
Tú Anh mờ mịt hỏi: “Còn muốn cháu phải thế nào đây?” Cũng không kìm nổi mà bật khóc.
Bà Lâm đáp: “Có chuyện gì thì cháu cứ để nó quyết là được, đừng cố giành làm gì. Trước đây ta không nhận ra, bây giờ thành thế này mới biết không có đàn ông thì nhà chẳng ra nhà nữa.”
Tú Anh hỏi: “Ông đâu?”
Bà Lâm nghe đến chuyện đau lòng, rốt cuộc cũng khóc sướt mướt: “Lão già ấy cũng ngã bệnh rồi, cả cái nhà này chỉ còn trông vào cha của Ngọc Tỷ thôi.”
Tú Anh ngơ ngẩn ngồi đấy, chợt hỏi: “Ngọc Tỷ con cháu đâu?”
Bà Lâm đáp: “Ta bảo cha nó đưa đến chỗ mẹ cháu rồi, chỗ cháu lộn xộn, nó còn nhỏ, đừng làm con bé sợ. Trong ngoài nhà, chỉ có chỗ Tố Tỷ là yên tĩnh.”
Lúc hai người nói chuyện thì Trình Khiêm cũng đã về đến, bà Lâm vịn mụ Ngô đứng dậy: “Ta đi chăm ông các cháu đây, cả hai nghỉ ngơi cho kỹ, ngày mai còn việc. Tụi cháu còn trẻ, vẫn phải vững vàng sống tiếp.”
Trình Khiêm ấn Tú Anh xuống, không cho nàng đứng lên: “Để ta tiễn bà.” Bà Lâm bảo: “Cháu là đứa hiểu chuyện, ta trước giờ vẫn biết thế, đi nghỉ đi, ngày mai cháu vẫn phải ngược xuôi. Thái y không nói thẳng nhưng ta cũng hiểu rồi, ông cháu không còn bao nhiêu ngày nữa, cũng đã chuẩn bị áo quan từ mười năm trước, ngày mai cháu dậy sớm sai người mang đến đi, mang cả gỗ để dựng lều tang nữa, lụa trắng phải đặt mua, kiên cường một tý.”
Trình Khiêm vâng lời, cuối cùng đưa mắt tiễn bà Lâm ra ngoài, lại dặn châm thêm một cái đèn xếp chiếu sáng rồi mới về ngồi đầu giường Tú Anh, nắm tay nàng: “Chuyện này ta chắc chắn sẽ cho nàng một câu trả lời thích đáng.”
Tú Anh khóc đến lạc giọng, tay không ngừng đánh Trình Khiêm: “Rành rành là con trai của ta mà!” Khóc đến độ Trình Khiêm nóng lòng, cố nén bảo: “Lẽ nào không phải con ta?! Chờ chút thôi, ta tra cho ra nhẽ, không sót một kẻ nào!”
Một nhà già trẻ bệnh cả, với Trình gia thì đây là một đêm gió mưa lạnh đến nao lòng.
•••••
Ngày hôm sau ông Trình tỉnh lại, không dậy nổi, chỉ gọi Bình An dìu ngồi, kê gối sau lưng, mệnh lệnh đầu tiên lại là mời thầy Tô đến nói chuyện.
Tô tiên sinh đã biết nhà xảy ra chuyện, nhưng cũng hiểu mình là người ngoài không tiện chen lời, giờ nghe bảo Trình lão thái công cho mời, bèn chỉnh trang áo mũ, vội vàng đi đến. Đến trước giường, không khỏi giật nẩy mình: “Cụ sao thế này?” Ông Trình đáp: “Già rồi, hết xài rồi, có việc muốn nhờ thầy đây.” Nói một câu mà thở gấp bốn năm lần.
Thầy Tô nói: “Chuyện trong phủ, ta mới hay tin, trước mắt không có chuyện gì, cụ cứ tĩnh dưỡng đi.”
Ông Trình phất tay, đáp: “Tôi biết, tôi biết. Có việc cần nhờ, xin đừng từ chối. Sau khi tôi đi, cả nhà toàn phụ nữ, chỉ có một mình cháu rể, tôi, tôi muốn cùng nó sửa khế ước, sửa thành mười năm, ba năm sau, nó có thể quy tông. Thầy nhận nó vào học, rồi thi làm tú tài, ít nhiều gì cũng cứng cáp hơn để phụ nữ quản gia…”
Thầy Tô nói: “Lòng cụ ta hiểu, ta sẽ kèm cậu ta.”
Ông Trình đáp: “Con gái tôi vốn yếu đuối, bị chiều thành hư. Khi ấy tôi nghĩ, cháu gái mình không thể như vậy. Lại chẳng ngờ, con bé quá cứng rắn, tự tổn thương mình. Ngọc Tỷ… Ngọc Tỷ…”
“Ngọc Tỷ cũng là học trò của ta, ta khắc sẽ chăm sóc.”
Bà Lâm sốt ruột bên kia, nghe thầy Tô bằng lòng giúp mới thở phào nhẹ nhõm. Được ông Trình kể nên bà biết thân thế Tô tiên sinh không tầm thường, thấy thầy đồng ý bèn nghĩ, dù cháu rể có bất hảo đi chăng nữa, có thầy Tô kềm thì Trình Khiêm cũng không dám quá đáng. Quan trọng nhất đương nhiên là Ngọc Tỷ, Tô tiên sinh lại đồng ý dạy dỗ, trái tim Lâm lão an nhân rốt cuộc đã quay về vị trí cũ. Bước lên bảo: “Ông chẳng qua chỉ khó ở một thời gian, cứ nghỉ ngơi cho khỏe là được, thế mà lại làm phiền thầy rồi.”
Thầy Tô đáp: “Ta sớm đã là khách của quý phủ, ắt phải làm tròn bổn phận.”
Đám Trình Khiêm, Tố Tỷ, Ngọc Tỷ đã đến cả, Ngọc Tỷ không biết chuyện đã xảy ra, bảo Đóa Nhi hỏi dò, cũng chỉ biết nhà mời thầy lang đến. Ngọc Tỷ cho rằng mẹ mình bị bệnh, sốt ruột chết được, muốn đến thăm ngay trong đêm. Tố Tỷ dỗ không được bé, bèn ôm bé khóc, đến độ khiến Ngọc Tỷ chẳng hiểu ra sao, cũng sốt ruột khóc theo. Muốn lén trốn đi cũng không được, nghỉ ngơi qua quýt cả đêm.
Sáng sớm Tố Tỷ dắt bé đến thăm ông Trình, căn dặn: “Thái công đang bệnh, không được ồn ào.” Ngọc Tỷ mới yên tâm một chút: “Cháu sẽ tránh làm ồn.” Trong lòng bé, người già bệnh vặt là chuyện thường, mẹ bé có mang, là quý báu nhất, chỉ cần không phải mẹ bị bệnh thì trong nhà chẳng còn việc gì đáng lo nữa.
Gặp Trình lão thái công, thấy ông bệnh, Ngọc Tỷ rất đau lòng, bước đến trước giường nắm tay ông: “Thái công, sao thái công lại đổ bệnh thế này? Chăm ăn cơm, chăm uống thuốc ạ.”
Ông Trình thương yêu vô vàn, tay trái nắm lấy tay Ngọc Tỷ, tay phải xoa đầu bé: “Ừ ừ, phải chăm ăn cơm. Ngọc Tỷ cũng phải chăm ăn cơm đấy.”
Ngọc Tỷ nghe giọng ông cứ đứt quãng, lòng hoảng hốt, ngẩng đầu mở to mắt nhìn ông Trình, chợt hỏi: “Mẹ cháu đâu?”
Ông Trình cười khổ, bà Lâm đáp: “Mẹ cháu đang nghỉ, bây giờ không ra khỏi cửa được. Cháu phải ngoan.”
Ông Trình lại nói với Trình Khiêm: “Ngoài Tú Anh ra thì tất cả đều ở đây, ta có lời muốn nói. Từ lúc cháu đến với gia đình này, mọi người đều trông thấy cả, không có bất kỳ điều tiếng nào xấu xa, là Tú Anh tự cuống cuồng lên, nó có mang, lại… Cháu khoan dung với nó hơn một chút, mọi chuyện xin nể cái mặt già này, nể mặt Ngọc Tỷ nữa.”
Trình Khiêm thấy ông nói chuyện vất vả, vội vàng tiến lên đáp: “Thái công không cần phải dặn, cháu hiểu mà, nàng ấy không có ý xấu. Thái công chỉ cần an dưỡng, vài hôm nữa còn phải làm lễ mừng thọ đấy ạ.”
Ông Trình nói: “Cháu nghe cái đã! Ta và cháu sửa khế ước, vốn muốn cháu ở rể mười lăm năm, nay sửa thành mười năm thôi. Cháu chăm học vào, qua hạn mười năm, đi thi ngay.”
Trình Khiêm nghiến răng: “Xin ông đừng nói thế, cháu sẽ cho cả nhà một câu trả lời thích đáng mà.”
Bà Lâm rơi nước mắt: “Già trẻ lớn bé, đều trông cậy vào cháu rồi! Cháu không lập môn hộ, bảo chúng ta phải trông mong vào ai đây?”
Ông Trình đáp: “Mới đầu là do ông lừa cháu đến đây, cháu nhớ ơn là tốt. Nhưng ông sắp đi rồi, không thể cứ vô lương tâm mãi được. Các cháu phải sống thật tốt, ông mới nhắm mắt được.”
Thầy Tô quyết đoán nói: “Cứ để nguyên thì trò phải chờ đến tám chín năm nữa, một nhà toàn nữ, sao mà sống nổi?”
Trình Khiêm quỳ xuống trước giường, nhắm mắt rơi lệ, không nói gì nữa.
Ông Trình lại bảo bà Lâm đem một cái hộp sơn đỏ góc viền đồng đến: “Ta giao cả cho cháu.” Sau đó kiểm rõ khế ruộng khế đất của gia đình. Trình Khiêm không mở ra xem, chiếc khóa đồng vẫn y nguyên, giao cả vào tay Ngọc Tỷ: “Mẹ con đang bệnh, con giữ cho kỹ.”
Đầu ông Trình nghiêng đi, bà Lâm hoảng hốt, đưa tay đặt dưới mũi ông mới biết chỉ bất tỉnh thôi. Sau đó thì chăm sóc thuốc thang, ông Trình cũng khi khỏe khi không, lại tìm cơ hội dặn dò Tú Anh: “Là con gái thì đừng quá cứng nhắc, cứng quá thì gãy. Chuyện gì cũng phải bình tĩnh, chẳng có gì là không vượt qua nổi.”
Thầy Tô thì chăm Ngọc Tỷ thật kỹ. Ngọc Tỷ hiểu chuyện từ nhỏ, vừa thấy bụng Tú Anh bằng phẳng trở lại đã biết chuyện không ổn, chỉ dám lén hỏi mợ Lý. Bị mợ Lý bịt miệng: “Đừng hỏi nhiều. Chuyện này không được nhắc đến.” Ngọc Tỷ lại gọi Đóa Nhi đến: “Em chỉ đi nghe ngóng thôi, đừng hỏi gì cả, nghe xem bà cố nói gì với mụ Ngô, lại nghe Tiểu Hỉ khuyên bảo mẹ ta thế nào. Thầy lang mà đến thì em cũng đi nghe, thầy lang nói gì, em học thuộc rồi kể lại ta.”
Đóa Nhi đi nghe lỏm, nó bé tý, bề ngoài cũng không bắt mắt, ai cũng nhìn lướt mà không để ý. Lặng lẽ ghi nhớ, dù là phần không hiểu hay nhớ không hết cũng thuật lại tất. Ngọc Tỷ cũng không hiểu lắm, đi hỏi thầy Tô: “Sảy thai là gì? Em trai con sao lại không còn nữa?”
Thầy Tô kinh hãi: “Trò biết rồi? Sao trò biết?” Thầy nghe bé hỏi thế, còn tưởng Ngọc Tỷ đã hiểu ý của từ sảy thai.
Tuy Ngọc Tỷ chẳng hiểu nhưng vẫn vờ hỏi: “Thầy trả lời đi đã. Có câu giảng dạy là giải thích.”
Thầy Tô nghẹn họng gần chết, đành phải giải thích qua loa: “Mẹ trò bất cẩn ngã nên sảy thai, em trai thế là mất.” Bàn chuyện sảy thai với một con bé mới tý tuổi đầu, tuy thầy Tô hiểu y lý, nhưng cũng ngại giảng rõ ràng.
Ngọc Tỷ ngẫm nghĩ hồi lâu, mới hiểu được: “Em trai con mất rồi?!!”
Thầy Tô: “…” Ban nãy nói cả tràng, hóa ra con bé này đang lừa mình nói ra?
•••••
Chuyện sau đó đương nhiên là Trình Khiêm đặt bẫy, cuối cùng tống cả nhà họ Dư ra khỏi Giang Châu. Cái bẫy của Trình Khiêm cũng đơn giản, chẳng qua chỉ nói vài lời với sòng bạc và hai vị công tử, trong nửa ngày đã ôm mấy ngàn lượng bạc về.
Nhưng dù có nhiều bạc hơn cũng không mua nổi mạng người. Trình Khiêm vừa sai người đến các nơi như chùa Từ Độ bố thí, lại tu sửa đền thờ, quyên cả trăm mẫu* ruộng tốt cho chùa; vừa lập đàn cầu siêu cho con trai. Tới tới lui lui, trong tay chỉ còn dư hơn ba ngàn lượng.
[*Một mẫu khoảng 3600 thước vuông.]
Ông Trình đã mời Kỷ chủ bộ và lý chính đến, xin hai người giúp đỡ, sửa khế ước cho Trình Khiêm, lại nhờ họ chiếu cố nhà mình: “Mọi việc xin phiền các ngài.” Trong quan có Kỷ chủ bộ, hàng xóm thì có Lý chính, một người thì lòng thầm muốn tích đức, lấy tiếng thơm, một người thì làm hàng xóm đã mười năm, đều đứng trước giường đồng ý. Lại sợ ông Trình cầm cự không nổi mà mất, bèn vội vã làm xong chuyện cho ông.
Ngày kế đã sửa xong giấy tờ, lại lưu trữ trong nha môn, Kỷ chủ bộ đã quen làm mấy việc này, tay chân lanh lẹ.
Trình lão thái công thấy giấy tờ đã xong, mỉm cười qua đời.
Ông Trình từng nói với thầy Tô: “Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không đón cũng tự đi.” Chưa từng nghĩ rằng mình bảy mươi ba chưa chết, lại không sống được đến tám mươi tư. Mong chờ mấy chục năm, chẳng dễ gì chờ được đến ngày lấp lóe hi vọng, Tú Anh lại sảy thai. Nếu cái thai là nữ, Trình lão thái công có lẽ sẽ không đau lòng đến mức này, nhưng vừa nghe đó là thai nam, ông thoắt cái đã oằn lưng xuống, chân cũng mềm nhũn. Thầy lang được mời đến vừa khám xong cho Tú Anh đã phải đến thăm ông Trình luôn thể.
Vừa xem mạch, thầy lang đã nhủ thầm không ổn: Mình đến kiếm đồng dễ nuốt, giờ lại phải khám cho người chết, có xui không cơ chứ? Té ra là Tú Anh vẫn khỏe, dù gì cũng còn trẻ, tuy sảy thai nhưng chăm sóc kỹ càng thì không đáng lo nữa. Còn ông Trình rõ ràng đã có điềm dầu hết đèn tắt rồi. Sau đấy cũng không đòi thêm tiền khám nữa, vội vã viết đơn thuốc rồi chắp tay, bảo: “Tiểu sinh chuyên chữa phụ khoa, bệnh của lão thái công, quý phủ vẫn nên mời thầy tốt thì hơn. Nếu nương tử có gì không ổn, cứ vời tiểu sinh ạ.”
Thầy lang được nhà họ Trình mời đến này đúng là cao thủ phụ khoa, lão đã bảo nên vời thầy khác về chữa cho ông Trình, Trình gia bèn vội vã làm theo. Nhưng đến cả thầy Mã – người được xưng là “Thái y” của thành Giang Châu được vời tới, chẩn mạch xong cũng phải đưa mắt ra hiệu cho Trình Khiêm. Hai người ra khỏi phòng rồi dừng bước, Mã thái y cũng không giấu diếm: “Là tướng dầu hết đèn tắt, nếu trong phủ có sâm tốt, ta viết vài vị thuốc phối cùng, sắc chung mà uống, nếu không có thì ra đường mua càng sớm càng tốt, cũng chỉ cố kéo mạng tàn thôi.”
Đại khái là do cả nhà đang rối tung cả lên, tôi tớ không dám tiếp lời, Tố Tỷ chỉ biết khóc, Tú Anh thì nằm giường bệnh chưa tỉnh, mợ Lý đem Ngọc Tỷ tới chỗ thầy Tô, bà Lâm bận chăm sóc ông Trình nên lúc Trình Khiêm về đến đã phải lo liệu từ đầu đến cuối, tiễn thầy lang về, quản chặt nhà cửa, xong việc mới tra hỏi kỹ càng.
Lâm lão an nhân chẳng mấy chốc cũng rã rời, Tố Tỷ theo bà vào nghỉ thôi mà cũng khóc sướt mướt, bà bị tiếng khóc làm nhức cả óc, vỗ thẳng vào đầu con mình: “Tôi còn đang thở đây, cô khóc cái gì?” Tố Tỷ trước giờ được bà Lâm nuông chiều, người khác chê trách mình, bà Lâm sẽ trả đũa hộ, chẳng ngờ mình lại bị chính bà ra tay đánh. Lập tức quên cả khóc, ngây ngẩn đứng đấy.
Bà Lâm thấy Tố Tỷ như thế, lại nghĩ đến Tú Anh, không khỏi nản lòng, phẩy tay một cái: “Thôi thôi thôi, con đi nghỉ đi, nhớ tụng kinh nhiều nhiều cho cha.” Tố Tỷ che mặt gật đầu, mắt ngân ngấn nước đi vào nhà sau.
Trình Khiêm đến gặp bà Lâm: “Đã tra hỏi Bổng Nghiên kỹ càng, đồ cũng không phải do nó lén nhận, e vẫn còn nội gián. Giờ mà loan tin ra chỉ sợ trị không được thủ phạm, tạm dìm xuống đã, cháu cần kết quả thích đáng.”
Bà Lâm nói: “Cháu đến chỗ thầy Tô đón Ngọc Tỷ đi, gửi nó đến chỗ bà ngoại rồi bẩm với thầy một tiếng, nhà mình đang loạn lắm. Ta đi chăm Tú Anh, nhà mình phạm phải tội gì thế này.”
Chúng ta không bàn đến chuyện Trình Khiêm đến chỗ Tô tiên sinh rồi gửi Ngọc Tỷ cho Tố Tỷ nữa, quay lại với bà Lâm. Lâm lão an nhân thấp thỏm đến trước giường Tú Anh, từ lúc nàng ngã đến nay đã nửa ngày, uống thuốc rồi ngủ được hai canh giờ. Bà Lâm vội lay nàng dậy: “Ôi đứa cháu tội nghiệp của bà, bà biết cái khổ của cháu, giờ chắc không dám ầm ĩ nữa nhỉ.”
Tú Anh vừa tỉnh, đầu óc còn mơ màng, nhưng chỉ chốc lát sau đã hiểu bà Lâm nói gì, lập tức nghiến răng bảo: “Nó ngon rồi! Cháu ở nhà chăm con trai, nó lại ra ngoài gạ điếm! Bảo nó cút đi! Bảo nó…”
Chưa dứt lời đã bị bà Lâm bịt miệng lại: “Cháu nói gì? Nói gì đấy? Muốn chết à! Tạm chưa xét đến chuyện nó có thật như thế hay không, chỉ xem xem thường ngày nó đối xử với cháu ra sao? Chỉ có cháu trách móc người ta, người ta có nói gì cháu không, còn chưa biết đủ à! Cháu mà cứ thế này thì tốt nhất chống mắt lên mà nhìn nó cao chạy xa bay với đứa khác nhé! Cháu thì trưởng thành rồi, tự lập rồi, chỉ khổ cho Ngọc Tỷ của ta…” Nói rồi khóc toáng lên.
Tú Anh mờ mịt hỏi: “Còn muốn cháu phải thế nào đây?” Cũng không kìm nổi mà bật khóc.
Bà Lâm đáp: “Có chuyện gì thì cháu cứ để nó quyết là được, đừng cố giành làm gì. Trước đây ta không nhận ra, bây giờ thành thế này mới biết không có đàn ông thì nhà chẳng ra nhà nữa.”
Tú Anh hỏi: “Ông đâu?”
Bà Lâm nghe đến chuyện đau lòng, rốt cuộc cũng khóc sướt mướt: “Lão già ấy cũng ngã bệnh rồi, cả cái nhà này chỉ còn trông vào cha của Ngọc Tỷ thôi.”
Tú Anh ngơ ngẩn ngồi đấy, chợt hỏi: “Ngọc Tỷ con cháu đâu?”
Bà Lâm đáp: “Ta bảo cha nó đưa đến chỗ mẹ cháu rồi, chỗ cháu lộn xộn, nó còn nhỏ, đừng làm con bé sợ. Trong ngoài nhà, chỉ có chỗ Tố Tỷ là yên tĩnh.”
Lúc hai người nói chuyện thì Trình Khiêm cũng đã về đến, bà Lâm vịn mụ Ngô đứng dậy: “Ta đi chăm ông các cháu đây, cả hai nghỉ ngơi cho kỹ, ngày mai còn việc. Tụi cháu còn trẻ, vẫn phải vững vàng sống tiếp.”
Trình Khiêm ấn Tú Anh xuống, không cho nàng đứng lên: “Để ta tiễn bà.” Bà Lâm bảo: “Cháu là đứa hiểu chuyện, ta trước giờ vẫn biết thế, đi nghỉ đi, ngày mai cháu vẫn phải ngược xuôi. Thái y không nói thẳng nhưng ta cũng hiểu rồi, ông cháu không còn bao nhiêu ngày nữa, cũng đã chuẩn bị áo quan từ mười năm trước, ngày mai cháu dậy sớm sai người mang đến đi, mang cả gỗ để dựng lều tang nữa, lụa trắng phải đặt mua, kiên cường một tý.”
Trình Khiêm vâng lời, cuối cùng đưa mắt tiễn bà Lâm ra ngoài, lại dặn châm thêm một cái đèn xếp chiếu sáng rồi mới về ngồi đầu giường Tú Anh, nắm tay nàng: “Chuyện này ta chắc chắn sẽ cho nàng một câu trả lời thích đáng.”
Tú Anh khóc đến lạc giọng, tay không ngừng đánh Trình Khiêm: “Rành rành là con trai của ta mà!” Khóc đến độ Trình Khiêm nóng lòng, cố nén bảo: “Lẽ nào không phải con ta?! Chờ chút thôi, ta tra cho ra nhẽ, không sót một kẻ nào!”
Một nhà già trẻ bệnh cả, với Trình gia thì đây là một đêm gió mưa lạnh đến nao lòng.
•••••
Ngày hôm sau ông Trình tỉnh lại, không dậy nổi, chỉ gọi Bình An dìu ngồi, kê gối sau lưng, mệnh lệnh đầu tiên lại là mời thầy Tô đến nói chuyện.
Tô tiên sinh đã biết nhà xảy ra chuyện, nhưng cũng hiểu mình là người ngoài không tiện chen lời, giờ nghe bảo Trình lão thái công cho mời, bèn chỉnh trang áo mũ, vội vàng đi đến. Đến trước giường, không khỏi giật nẩy mình: “Cụ sao thế này?” Ông Trình đáp: “Già rồi, hết xài rồi, có việc muốn nhờ thầy đây.” Nói một câu mà thở gấp bốn năm lần.
Thầy Tô nói: “Chuyện trong phủ, ta mới hay tin, trước mắt không có chuyện gì, cụ cứ tĩnh dưỡng đi.”
Ông Trình phất tay, đáp: “Tôi biết, tôi biết. Có việc cần nhờ, xin đừng từ chối. Sau khi tôi đi, cả nhà toàn phụ nữ, chỉ có một mình cháu rể, tôi, tôi muốn cùng nó sửa khế ước, sửa thành mười năm, ba năm sau, nó có thể quy tông. Thầy nhận nó vào học, rồi thi làm tú tài, ít nhiều gì cũng cứng cáp hơn để phụ nữ quản gia…”
Thầy Tô nói: “Lòng cụ ta hiểu, ta sẽ kèm cậu ta.”
Ông Trình đáp: “Con gái tôi vốn yếu đuối, bị chiều thành hư. Khi ấy tôi nghĩ, cháu gái mình không thể như vậy. Lại chẳng ngờ, con bé quá cứng rắn, tự tổn thương mình. Ngọc Tỷ… Ngọc Tỷ…”
“Ngọc Tỷ cũng là học trò của ta, ta khắc sẽ chăm sóc.”
Bà Lâm sốt ruột bên kia, nghe thầy Tô bằng lòng giúp mới thở phào nhẹ nhõm. Được ông Trình kể nên bà biết thân thế Tô tiên sinh không tầm thường, thấy thầy đồng ý bèn nghĩ, dù cháu rể có bất hảo đi chăng nữa, có thầy Tô kềm thì Trình Khiêm cũng không dám quá đáng. Quan trọng nhất đương nhiên là Ngọc Tỷ, Tô tiên sinh lại đồng ý dạy dỗ, trái tim Lâm lão an nhân rốt cuộc đã quay về vị trí cũ. Bước lên bảo: “Ông chẳng qua chỉ khó ở một thời gian, cứ nghỉ ngơi cho khỏe là được, thế mà lại làm phiền thầy rồi.”
Thầy Tô đáp: “Ta sớm đã là khách của quý phủ, ắt phải làm tròn bổn phận.”
Đám Trình Khiêm, Tố Tỷ, Ngọc Tỷ đã đến cả, Ngọc Tỷ không biết chuyện đã xảy ra, bảo Đóa Nhi hỏi dò, cũng chỉ biết nhà mời thầy lang đến. Ngọc Tỷ cho rằng mẹ mình bị bệnh, sốt ruột chết được, muốn đến thăm ngay trong đêm. Tố Tỷ dỗ không được bé, bèn ôm bé khóc, đến độ khiến Ngọc Tỷ chẳng hiểu ra sao, cũng sốt ruột khóc theo. Muốn lén trốn đi cũng không được, nghỉ ngơi qua quýt cả đêm.
Sáng sớm Tố Tỷ dắt bé đến thăm ông Trình, căn dặn: “Thái công đang bệnh, không được ồn ào.” Ngọc Tỷ mới yên tâm một chút: “Cháu sẽ tránh làm ồn.” Trong lòng bé, người già bệnh vặt là chuyện thường, mẹ bé có mang, là quý báu nhất, chỉ cần không phải mẹ bị bệnh thì trong nhà chẳng còn việc gì đáng lo nữa.
Gặp Trình lão thái công, thấy ông bệnh, Ngọc Tỷ rất đau lòng, bước đến trước giường nắm tay ông: “Thái công, sao thái công lại đổ bệnh thế này? Chăm ăn cơm, chăm uống thuốc ạ.”
Ông Trình thương yêu vô vàn, tay trái nắm lấy tay Ngọc Tỷ, tay phải xoa đầu bé: “Ừ ừ, phải chăm ăn cơm. Ngọc Tỷ cũng phải chăm ăn cơm đấy.”
Ngọc Tỷ nghe giọng ông cứ đứt quãng, lòng hoảng hốt, ngẩng đầu mở to mắt nhìn ông Trình, chợt hỏi: “Mẹ cháu đâu?”
Ông Trình cười khổ, bà Lâm đáp: “Mẹ cháu đang nghỉ, bây giờ không ra khỏi cửa được. Cháu phải ngoan.”
Ông Trình lại nói với Trình Khiêm: “Ngoài Tú Anh ra thì tất cả đều ở đây, ta có lời muốn nói. Từ lúc cháu đến với gia đình này, mọi người đều trông thấy cả, không có bất kỳ điều tiếng nào xấu xa, là Tú Anh tự cuống cuồng lên, nó có mang, lại… Cháu khoan dung với nó hơn một chút, mọi chuyện xin nể cái mặt già này, nể mặt Ngọc Tỷ nữa.”
Trình Khiêm thấy ông nói chuyện vất vả, vội vàng tiến lên đáp: “Thái công không cần phải dặn, cháu hiểu mà, nàng ấy không có ý xấu. Thái công chỉ cần an dưỡng, vài hôm nữa còn phải làm lễ mừng thọ đấy ạ.”
Ông Trình nói: “Cháu nghe cái đã! Ta và cháu sửa khế ước, vốn muốn cháu ở rể mười lăm năm, nay sửa thành mười năm thôi. Cháu chăm học vào, qua hạn mười năm, đi thi ngay.”
Trình Khiêm nghiến răng: “Xin ông đừng nói thế, cháu sẽ cho cả nhà một câu trả lời thích đáng mà.”
Bà Lâm rơi nước mắt: “Già trẻ lớn bé, đều trông cậy vào cháu rồi! Cháu không lập môn hộ, bảo chúng ta phải trông mong vào ai đây?”
Ông Trình đáp: “Mới đầu là do ông lừa cháu đến đây, cháu nhớ ơn là tốt. Nhưng ông sắp đi rồi, không thể cứ vô lương tâm mãi được. Các cháu phải sống thật tốt, ông mới nhắm mắt được.”
Thầy Tô quyết đoán nói: “Cứ để nguyên thì trò phải chờ đến tám chín năm nữa, một nhà toàn nữ, sao mà sống nổi?”
Trình Khiêm quỳ xuống trước giường, nhắm mắt rơi lệ, không nói gì nữa.
Ông Trình lại bảo bà Lâm đem một cái hộp sơn đỏ góc viền đồng đến: “Ta giao cả cho cháu.” Sau đó kiểm rõ khế ruộng khế đất của gia đình. Trình Khiêm không mở ra xem, chiếc khóa đồng vẫn y nguyên, giao cả vào tay Ngọc Tỷ: “Mẹ con đang bệnh, con giữ cho kỹ.”
Đầu ông Trình nghiêng đi, bà Lâm hoảng hốt, đưa tay đặt dưới mũi ông mới biết chỉ bất tỉnh thôi. Sau đó thì chăm sóc thuốc thang, ông Trình cũng khi khỏe khi không, lại tìm cơ hội dặn dò Tú Anh: “Là con gái thì đừng quá cứng nhắc, cứng quá thì gãy. Chuyện gì cũng phải bình tĩnh, chẳng có gì là không vượt qua nổi.”
Thầy Tô thì chăm Ngọc Tỷ thật kỹ. Ngọc Tỷ hiểu chuyện từ nhỏ, vừa thấy bụng Tú Anh bằng phẳng trở lại đã biết chuyện không ổn, chỉ dám lén hỏi mợ Lý. Bị mợ Lý bịt miệng: “Đừng hỏi nhiều. Chuyện này không được nhắc đến.” Ngọc Tỷ lại gọi Đóa Nhi đến: “Em chỉ đi nghe ngóng thôi, đừng hỏi gì cả, nghe xem bà cố nói gì với mụ Ngô, lại nghe Tiểu Hỉ khuyên bảo mẹ ta thế nào. Thầy lang mà đến thì em cũng đi nghe, thầy lang nói gì, em học thuộc rồi kể lại ta.”
Đóa Nhi đi nghe lỏm, nó bé tý, bề ngoài cũng không bắt mắt, ai cũng nhìn lướt mà không để ý. Lặng lẽ ghi nhớ, dù là phần không hiểu hay nhớ không hết cũng thuật lại tất. Ngọc Tỷ cũng không hiểu lắm, đi hỏi thầy Tô: “Sảy thai là gì? Em trai con sao lại không còn nữa?”
Thầy Tô kinh hãi: “Trò biết rồi? Sao trò biết?” Thầy nghe bé hỏi thế, còn tưởng Ngọc Tỷ đã hiểu ý của từ sảy thai.
Tuy Ngọc Tỷ chẳng hiểu nhưng vẫn vờ hỏi: “Thầy trả lời đi đã. Có câu giảng dạy là giải thích.”
Thầy Tô nghẹn họng gần chết, đành phải giải thích qua loa: “Mẹ trò bất cẩn ngã nên sảy thai, em trai thế là mất.” Bàn chuyện sảy thai với một con bé mới tý tuổi đầu, tuy thầy Tô hiểu y lý, nhưng cũng ngại giảng rõ ràng.
Ngọc Tỷ ngẫm nghĩ hồi lâu, mới hiểu được: “Em trai con mất rồi?!!”
Thầy Tô: “…” Ban nãy nói cả tràng, hóa ra con bé này đang lừa mình nói ra?
•••••
Chuyện sau đó đương nhiên là Trình Khiêm đặt bẫy, cuối cùng tống cả nhà họ Dư ra khỏi Giang Châu. Cái bẫy của Trình Khiêm cũng đơn giản, chẳng qua chỉ nói vài lời với sòng bạc và hai vị công tử, trong nửa ngày đã ôm mấy ngàn lượng bạc về.
Nhưng dù có nhiều bạc hơn cũng không mua nổi mạng người. Trình Khiêm vừa sai người đến các nơi như chùa Từ Độ bố thí, lại tu sửa đền thờ, quyên cả trăm mẫu* ruộng tốt cho chùa; vừa lập đàn cầu siêu cho con trai. Tới tới lui lui, trong tay chỉ còn dư hơn ba ngàn lượng.
[*Một mẫu khoảng 3600 thước vuông.]
Ông Trình đã mời Kỷ chủ bộ và lý chính đến, xin hai người giúp đỡ, sửa khế ước cho Trình Khiêm, lại nhờ họ chiếu cố nhà mình: “Mọi việc xin phiền các ngài.” Trong quan có Kỷ chủ bộ, hàng xóm thì có Lý chính, một người thì lòng thầm muốn tích đức, lấy tiếng thơm, một người thì làm hàng xóm đã mười năm, đều đứng trước giường đồng ý. Lại sợ ông Trình cầm cự không nổi mà mất, bèn vội vã làm xong chuyện cho ông.
Ngày kế đã sửa xong giấy tờ, lại lưu trữ trong nha môn, Kỷ chủ bộ đã quen làm mấy việc này, tay chân lanh lẹ.
Trình lão thái công thấy giấy tờ đã xong, mỉm cười qua đời.
/71
|