Ở nông thôn, Ngọc Tỷ chưa từng thiếu thốn thứ gì, vẫn ăn ngon ngủ đẫy, dù Trình lão thái công, Lâm lão an nhân phải kiêng kem một tý cũng không muốn cháu mình thiệt thòi. Nếu không gặp Đóa Nhi, bé vẫn cho rằng cuộc sống ở nông thôn an nhàn hơn thành Giang Châu nhiều. Đến khi thu nhận Đóa Nhi, Ngọc Tỷ mới biết trên thế gian còn có những mảnh đời cơ cực như thế. Bé hỏi Đóa Nhi tại sao cha lại mặc mẹ kế ngược đãi nó, Đóa Nhi đáp: “Cha phải ra đồng, ngày ngày đầu tắt mặt tối, rỗi việc thì làm thời vụ, thế mới đủ tiền trang trải cả gia đình. Con gái ở nông thôn chẳng đáng bao tiền, có đứa mới sinh ra đã bị nhấn nước chết…”
Ngọc Tỷ lại hỏi Đóa Nhi cuộc sống nông thôn như nào, bé chỉ mới biết xuân cày hạ nhổ thu gặt đông cất, vỏn vẹn tám chữ trong sách, thực sự gian khổ thế sao. Sau khi gặt lúa thu, nông dân vẫn chưa thể nghỉ ngơi được. Than dùng trong nhà, đều do họ đốt* cả. Nhưng những nhà đốt than không nỡ dùng hết mấy cân chỉ trong một mùa đông mà đem đi bán lại, đề phòng bất trắc.
[*Ở đây là chỉ than củi dùng để sưởi ấm trong mùa đông.]
Mợ Lý thấy bé nghe mà buồn, thường xuyên khiển trách Đóa Nhi, cấm nó kể. Ngọc Tỷ lại ngày ngày muốn nghe, mà Đóa Nhi chỉ nghe mỗi lời Ngọc Tỷ. Mợ Lý chẳng biết phải làm sao, đành bẩm với Tú Anh, ai ngờ Ngọc Tỷ mới bấy nhiêu tuổi đã có chính kiến, Tú Anh không quản nổi bé nữa, Trình Khiêm lại cho rằng con gái nên biết chuyện đời, cũng không ngăn cản. Mợ Lý đành phải hằng ngày lắng nghe nỗi vất vả ở nông thôn, vô cùng khó chịu, chỉ mong sớm được về thành. Mong tới ngóng lui, cuối cùng mợ cũng trông được đến ngày Trình lão thái công ra lệnh quay về.
Chuyến đi này, ông Trình đạt được mục đích, Ngọc Tỷ thì gặp Đóa Nhi, xem như gặt hái được ngoài ý muốn. Tú Anh không quen nếp sống nông thôn nhưng dồn cả tâm trí vào gia nghiệp, khiến nỗi lạ lẫm nhạt bớt năm phần nên chẳng khổ cực gì mấy, còn thấy đi một chuyến lại hiểu thêm nhiều điều, vừa lòng thỏa ý. Ngọc Tỷ đem Đóa Nhi về, rất vui. Đến cả Tô tiên sinh và Trình Khiêm, mỗi người tra hỏi dò xét tá điền rất kỹ, thu hoạch được vài điều. Những người còn lại cũng mở rộng tầm mắt, tuy không đạt được lợi ích gì rõ ràng, nhưng với tư tưởng sáng đi chiều đến, về đến thành Giang Châu là có thể dùng được cái bô thân thương của mình, cũng vui mừng nhảy nhót.
Chủ tớ Trình gia về thành với nụ cười phơi phới, cuối đoàn lại thêm một chiếc xe, đem quà quê về. Vốn các tá điền muốn biếu thêm, nhưng ông Trình nói: “Thời kỳ giáp vụ*, ai nấy đều kẹt cả, để lại cho mọi người dùng, nếu có lòng thì vụ thu biếu ta nhiều một chút.” Sau đó chỉ đem một xe về.
[*Lúc thứ gì cũng chưa chín, dễ thiếu ăn kém mặc.]
Về đến nhà, quét tước, sắp xong đồ đạc, Tú Anh giao Đóa Nhi cho mợ Lý: “Mợ tạm giữ nó, thay từ trong ra ngoài cho nó, chải đầu, tắm rửa rồi hẵng đưa vào phòng tiểu thư.”
Mợ Lý đáp: “Nương tử tốt của tôi ơi, tôi phải hầu hạ tiểu thư, rảnh đâu mà quản nó.”
Tú Anh nói: “Đưa đại tỷ đến chỗ lão an nhân, mụ Ngô bên ấy cũng là bà hầu lâu năm.”
Mợ Lý không nói được gì nữa, lệnh Đóa Nhi đứng ngoài vườn: “Ta đưa tiểu thư đi, ngươi đứng đấy, không được chạy lung tung, không được cản tay cản chân, cẩn thận một tý.” Đóa Nhi ậm ừ đáp, thấy mợ Lý nhìn mình mới vội vã gật đầu vài cái. Mợ Lý bèn thay cho Ngọc Tỷ một bộ đồ mới, đưa đến chỗ mụ Ngô: “Đại tỷ chờ một chút, dưới bếp đang đun nước, sôi rồi sẽ mang lên cho tiểu thư tắm rửa thay đồ.”
Trên dưới Trình gia bận bỉu cả buổi, tắm rửa thay đồ xong lại nhân lúc trời còn sáng, mang chăn đệm ra phơi, Đóa Nhi không có đồ mới, mợ Lý móc tiền, gọi một gã sai vặt ra hiệu may mua đại hai bộ cho nó mặc tạm. Đợi báo với Tú Anh, đến lúc nhà dưới may áo cắt đồ mới tiện thể may cho nó hai bộ khác.
Tú Anh nghe mợ Lý nói xong, bấm tay tính: “Sinh nhật đại tỷ sắp đến, nên may áo mới rồi, tiện thể may cho nó hai bộ, rồi cả giày tất, cũng nên mua vài sợi chun buộc tóc luôn.”
Mợ Lý đáp vâng, rồi đến chỗ Trình Phúc báo lại.
•••••
Vì đem quà quê về, Tú Anh chuẩn bị biếu tặng hàng xóm. Có thù với Lục thị, đương nhiên không chia cho nhà thị. Trừ phần nhà dùng, số còn lại chia đều cho các nhà, cửa lớn Trình gia vừa mở, thị nữ sai vặt đến gõ cửa khắp nơi. Lại đem lời cảm ơn từ chủ nhân các nhà về thưa lại với Tú Anh, người thì mời Tú Anh vài ngày sau đến nhà chơi, người thì vừa khéo trong nhà có trà bánh hảo hạng biếu lại. Vô cùng rộn rã.
Nhà người khác còn ổn, chứ Hà thị nương tử Kỷ chủ bộ lại không đợi được dù chỉ là một khắc, dắt con gái là Nga Tỷ đến Trình gia trò chuyện với Tú Anh.
Lúc mới đến ngõ Hậu Đức, Nga Tỷ mới mười tuổi, năm nay đã sắp mười hai, đã có dáng dấp trưởng thành, Tú Anh thấy Hà thị sắc mặt không tốt, cố ý tâng bốc Nga Tỷ: “Sắp trổ mã rồi, mới mấy ngày không gặp mà đã lớn thêm được một tý, nuôi khéo quá thế này.”
Hà thị gượng cười: “Đến lúc cần lớn lại không lớn, chẳng phải sẽ rầu chết người sao? Ta thấy Ngọc Tỷ mới khéo nuôi đấy, ý, con nha đầu này tìm ở đâu về thế?”
Tú Anh đáp: “Đây là Đóa Nhi đem về từ quê, mẹ kế chăm nó không tốt, Ngọc Tỷ gặp được cũng là duyên phận giữa hai đứa nó, rồi thì mua về thôi.” Lại gọi Đóa Nhi dập đầu với Hà thị. Đóa Nhi liếc Ngọc Tỷ, thấy bé gật đầu mới bái lạy. Hà thị khen: “Là một nha đầu tốt.” Lại lấy một chiếc lắc tua rua bạc thưởng cho Đóa Nhi, Đóa Nhi lại liếc Ngọc Tỷ một cái, Ngọc Tỷ đáp: “Thím thật hào phóng, mau tạ ơn đi.” Đóa Nhi mới nhận.
Hà thị nói: “Các con đi chơi đi.”
Ngọc Tỷ đưa tay kéo Nga Tỷ: “Đóa Nhi biết bện châu chấu đó, nhìn y như thật vậy, a tỷ cùng ta xem nhé? Nếu thích thì mấy ngày sau bảo Đóa Nhi bện cho tỷ.”
Nga Tỷ như có tâm sự, cười hơi gượng gạo: “Được.”
Ngọc Tỷ chỉ cảm thấy Nga Tỷ hơi lạ, song không rõ chuyện là gì, bèn kể cho nàng nghe vài chuyện dân dã. Chẳng ngờ trước khi cha Nga Tỷ trúng cử cũng từng sống ở nông thôn, tuy không vất vả như Đóa Nhi, nhưng nàng hiểu chuyện hơn Ngọc Tỷ nhiều. Cuối cùng đương nhiên là Ngọc Tỷ hỏi, Nga Tỷ đáp. Dần dần, nét mặt Nga Tỷ nhẹ nhõm hơn nhiều.
Trong phòng Tú Anh, Hà thị lại đang mắng Kỷ chủ bộ: “Ta đã bảo cái tên chết tiệt này không nên làm quan, vừa làm đã biến chất.”
Thì ra, nhà họ Trình có thêm một thị nữ, bên phía nhà họ Kỷ cũng vậy. Trình gia, Ngọc Tỷ mang về một nha hoàn khờ, có dáng dấp trung thành. Còn bên Kỷ gia, ả thị nữ nọ là do Kỷ chủ bộ được tặng —– Huyện lệnh ban cho làm thiếp. Vì nhiệm kỳ của huyện lệnh đã hết, sắp được điều đi làm đồng tri*, tôi tớ trong nhà nhiều, nhũ nhân** muốn phân phát đi bớt. Trong đó có một thị nữ thường ngày rất được huyện lệnh yêu thích, nhũ nhân khăng khăng đòi bán. Huyện lệnh không muốn cãi nhau với vợ chỉ vì một thị nữ, bảo vứt thì không nỡ, nhưng để thì chẳng xong. Bèn đẩy thẳng qua Kỷ chủ bộ, cũng đã thể hiện hết phần tình cảm bèo nước của mình dành cho ả.
[*Là chức quan phụ giúp tri phủ, tri phủ là chánh, đồng tri là phó, quan hàm ngũ phẩm.]
[**Ý chỉ vợ hoặc mẹ của quan thất phẩm.]
Thị nữ dáng dấp không tệ, biết đàn hát, hiểu chữ nghĩa, lại còn trẻ, khiến Kỷ chủ bộ năm lần bảy lượt đến phòng ả qua đêm. Hà thị lấy lý do “Nga Tỷ đang tuổi lớn, không nên cho con bé nhìn thấy những thứ này” mà cấm ả đàn hát, Kỷ chủ bộ vì để con gái dễ kiếm chồng, sau này lên làm chủ mẫu, cũng không muốn Nga Tỷ bị đống ca từ này làm phân tâm, bèn đồng ý.
Hà thị vẫn ấm ức, nghe tin Tú Anh về đến, qua kể khổ ngay: “Con nha đầu nhà em còn đỡ, nuôi từ nhỏ đến lớn, biết tính tình nó, cũng dễ sai bảo, dễ trừng trị. Ta thấy con bé cũng đã nhận lệnh, chỉ nghe lời mỗi Ngọc Tỷ. Còn nhà ta, là rước một con quỷ phá hoại đến.”
Tú Anh cười: “Thế có gì khó? Gả Nga Tỷ đi thì còn An Lang, một thiếu gia dùi mài đèn sách, sao có thể vào tai đống ca từ hèn kém đó? Đến lúc An Lang phải vào trường, ả muốn hát, chị cứ việc nghe, con trai trưởng là của chị rồi mà. Thị nữ chả là cái đinh gì cả, đừng để ả sinh nhiều con trai, mổ bớt gia sản của An Lang là được.”
Một câu khiến Hà thị sực tỉnh: “Em nói đúng thật.”
Hai người hàn huyên rất lâu, rồi Hà thị dắt Nga Tỷ về nhà.
•••••
Tú Anh bụng bảo dạ rằng chuyện thị nữ Kỷ gia không liên quan gì đến mình, chẳng qua chỉ là thêm một đề tài để tán, bồi đắp tình cảm với Hà thị. Chả ngờ nhà mình còn có một nhân vật là Tố Tỷ, suýt nữa đã khiến nàng mất hết đường lùi.
Ả thị nữ kia trước kia được huyện lệnh ban cho một cái tên rất dễ nghe là Uyển Khanh, đến nhà họ Kỷ, Hà thị đọc không trôi chữ, bèn sửa thành Thanh Nhi, thế mà lại giống tên nha hoàn thật. Còn nhốt ả trong nhà, không cho ra ngoài. Ấy vậy mà đến tháng năm, Kỷ chủ bộ mừng sinh nhật, mời láng giềng đến ăn cỗ, vì Thanh Nhi biết đàn hát nên được lệnh diễn tấu vài bài. Chòm xóm khen: “Nếu không phải là nhà chủ bộ, lấy đâu ra một người đàn hay hát giỏi đến thế.” Kỷ chủ bộ nghe mà lâng lâng, bèn sai Thanh Nhi sang chỗ cánh má hồng tấu thêm mấy khúc.
Tố Tỷ trước nay không thích chốn ồn ào, mới được hai bài đã ra ngoài tản bộ giải rượu, rồi gặp Thanh Nhi vừa hát xong, bị Hà thị đuổi ra ngoài vì không muốn cho ả gặp khách. Hai bên đụng nhau, thấy vẻ mặt đượm buồn, chẳng hồ hởi được như khi ở trong phòng của Thanh Nhi, Tố Tỷ không khỏi hỏi thêm vài câu.
Nghe Thanh Nhi tố khổ: “Thiếp cũng là con nhà đàng hoàng, gặp thiên tai mới phải chia lìa thân thích. May mà được bán cho nhà Lý huyện lệnh, không ép may vá, chẳng buộc làm nặng, chỉ yêu cầu học đàn ca hát xướng. Thiếp vốn có tên là Uyển Khanh, dẫu sao cũng còn chút gì đó kỷ niệm, không tiếc đã hầu hạ chủ cũ một phen, nay đến tên cũng phải đổi.”
Tố Tỷ nghe ả tỏ bày cảnh đời, rất đỗi cảm thông: “Quan hàm của Kỷ chủ bộ không cao bằng huyện lệnh, nhà neo người, cũng có cái tốt. Đừng nghĩ nhiều thế, cứ an tâm đi.”
Thanh Nhi khóc đáp: “Nương tử nhà này rất đáng gờm. Thiếp chỉ có mỗi ngón tỳ bà này là lấy làm tự hào, người lại không cho phép gảy, tay nghề lụt, dăm ba năm nữa hoa tàn bướm tan, đành hóa thành cát bụi. Vốn muốn tương ngộ lang nhân, chẳng ngờ… Cũng do thiếp bạc phận.”
Tố Tỷ lại càng thương cảm: “Cô mới đến, nên kính thuận đại phu nhân, thấy cô hiền thục, ắt nàng mến thương. Chịu khoảng hai năm, nàng sẽ dịu hiền hơn, nói cho cùng thì lòng người vẫn là thịt. Nếu cô khổ tâm đủ đường, có thể đến nhà ta, chỗ ta thanh tịnh, thay đổi không khí cũng tốt.”
Thanh Nhi vô cùng cảm động: “Nhưng nương tử không cho phép thiếp ra ngoài.”
Tố Tỷ nói: “Không sao, vài ngày nữa ta sẽ nói với nương tử nhà cô, rằng ngón nghề đàn hát của cô rất tuyệt, muốn mượn người thưởng thức đôi lần.”
Thanh Nhi xúc động vô vàn: “Nếu có kiếp sau, thiếp nguyện ngậm cỏ kết vành.”
Tố Tỷ tự cho rằng mình đã làm được một việc tốt, chẳng mấy ngày đã nhắc Hà thị, muốn mượn Thanh Nhi. Hà thị xưa nay chơi thân với Tú Anh, thấy người Tố Tỷ đến mượn người bèn sai thị nữ của mình dắt Thanh Nhi đến nhà họ Trình. Tố Tỷ thấy Thanh Nhi tới, lệnh Phần Hương dùng trà tán chuyện với thị nữ của Hà thị. Mình vừa bưng trà quả lên, đã nghe Thanh Nhi than thở: “Nhà chủ cũ cũng có trà thơm quả ngọt như vậy, thiếp đã lâu chưa nếm, chẳng ngờ vẫn còn cơ hội thưởng thức hương vị này.” Nói rồi rơi nước mắt.
Tố Tỷ bảo: “Trà quả nhà chủ bộ cũng ngon mà.”
Thanh Nhi đáp: “Một thị nữ như thiếp, sao đã được phần. Chẳng qua cũng chỉ là nước sôi để nguội, cơm đạm canh bạc vậy thôi, đều là nhân quả cả.”
Tố Tỷ lại chân thành khuyên nhủ: “Cứ đến chỗ ta mà dùng, cho cô một ít mang về.”
Thanh Nhi không dám: “Sợ nương tử rầy.”
Tố Tỷ nói: “Cô cứ năng đến đây, ta mang ra cho mà ăn.”
Trong một tháng, Tố Tỷ gọi Thanh Nhi đến bảy tám lần, Phần Hương bắt đầu thấy không ổn, lén thưa mọi chuyện với Tú Anh: “Trâm cài đã cho nó dăm ba cây, khuyên tai cũng đưa mất mấy cặp, cứ bảo là đồ thời trẻ, giờ mang không hợp nữa. Bẩm với lão an nhân, hẳn người sẽ tức giận, con thưa với nương tử, xin đừng cho ai biết là con nói ạ. Nương tử và cô gia vắng nhà buổi sáng, láng giềng lại có mấy hộ ở nhà, e rằng đều biết cả.”
Tú Anh giận đến ngã ngửa: “Sao không nói sớm cho ta biết?” Vì Tố Tỷ mười mấy năm trước sau như một, chỉ ở lỳ trong phòng tụng kinh chứ không ra ngoài, không cần phải thường xuyên hỏi thăm tình hình của bà, Tú Anh thực chẳng ngờ bà lại còn có cái trò này.
Bèn đến nói với Tố Tỷ: “Nhà Kỷ chủ bộ có chủ mẫu, mẹ chưa từng cho Hà nương tử cây kim sợi chỉ nào mà lại qua lại thân thiết với thị nữ người ta, đây chẳng phải ra mặt hộ thị nữ, hạ bệ chủ mẫu à?”
Tố Tỷ kinh ngạc: “Nói gì thế? Mẹ gọi cô ta đến lén cho đồ, chưa bao giờ toạc ra cho ai xem cả. Cô ta cũng đáng thương mà…”
Tú Anh giương mắt há mồm.
Không ngờ ở nhà họ Kỷ lại xảy ra chuyện, thì ra là lúc Kỷ chủ bộ nghỉ ở phòng Thanh Nhi, Thanh Nhi cố ý cài trâm đeo khuyên, hỏi hắn: “Nhìn vẫn đẹp chứ ạ? An nhân Trình gia ban tặng đấy.”
Kỷ chủ bộ híp mắt, đương nhiên khen đẹp. Thanh Nhi tâng Tố Tỷ lên trời: “Trâm vòng của thiếp, nương tử bảo bình thường không được đeo, cả ngày đầu trơ mình trọi, may nhờ an nhân thương xót.” Lại bảo Tố Tỷ dịu dàng thân thiện, ban cơm cho ả. Kỷ chủ bộ dần vỡ lẽ, ngày hôm sau đến tìm Hà thị nói chuyện.
Hà thị giận dữ: “Cái con đào ngu dốt dần độn tay ti chân tiện này! Vẫn nghĩ mình còn làm điếm đàn ca hát xướng đấy? Nhà tôi là nhà lành, con gái sắp phải lấy chồng, con trai lại gần nhập học, ăn bận hoa hòe như kỹ nữ, là muốn giở trò gì? Muốn giở trò gì? Xin xỏ đồ đến tận nhà hàng xóm, tôi thiếu ăn kém mặc cho nó ấy? Muốn ăn ngon mặc đẹp, đi tìm thằng giàu khác mà đòi! Tôi ở nhà cũng có điểm trang đâu, nó đòi diêm dúa là muốn cái gì? Cất cái thang đi cho tôi, cho nó đỡ có mà trèo lên trên đầu tường ngồi!”
Mắng đến mức Kỷ chủ bộ không nén được cơn tức, phẩy áo bỏ đi, tối đến chả về phòng ai nghỉ mà chui vào chỗ con trai An Lang lánh tạm.
Hà thị không thể không nói với Tú Anh: “Bác nhà em tốt bụng quá, coi chừng bị nó lừa cho đấy.” Tú Anh đỏ cả mặt: “Mẹ em là thế, yêu bằng tai mà. Thái công giao việc nhà cho em xử lý, chị cho rằng vì sao? Người ta vừa khóc bà ấy xót ngay, chưa từng suy xét thật giả. Xin chị thứ lỗi, con quỷ cái đó mà còn đến, em sai người đánh đuổi ra ngoài, nhà em là chốn thanh bạch, không thể tùy tiện cho kẻ khác chõ chân vào được.”
Hà thị đáp: “Ta hiểu em mà, nếu là người khác, ta đã nghĩ ngay nó có ác ý rồi.”
Tú Anh rưng rưng nói: “Nếu là em, em cũng nghĩ thế. Cái con ở nhà chị, không phải dạng vừa đâu. Mẹ em trước giờ chưa từng nghe hát, tụng kinh bao nhiêu năm, trong nhà còn có con trẻ đang tuổi ăn học, sao chịu nổi ồn ào? Em thật chẳng hiểu hai người làm sao mà gặp được nhau.”
Hà thị ngẫm nghĩ, Tố Tỷ thường ngày ở mãi trong nhà, quả thật không biết họ đã quen nhau thế nào, căm hờn: “Đúng là con quỷ cái! Em yên tâm, ta tự có cách, mấy ngày nay không trò chuyện được nữa, ta phải thanh lý môn hộ đã.” Tú Anh đã nói hết lời, tiễn người về. Không thể không mượn cớ tặng quà cho Nga Tỷ mà đưa một bộ xuyến vàng sang cho Kỷ gia.
Chuyện đã không giấu được, Tú Anh đành phải báo cáo với Lâm lão an nhân: “Vạn lần phải bảo mẹ cháu bớt sinh sự đi ạ.”
Tố Tỷ nghe bà Lâm rầy một trận thì lấy làm ngạc nhiên: “Hà nương tử hẹp hòi tới vậy cơ à?” Bà Lâm giận điếng người, hạ lệnh: “Hễ khi Tố Tỷ không tụng kinh mà làm chuyện khác, đều phải báo hết cho ta.”
Ngọc Tỷ lại hỏi Đóa Nhi cuộc sống nông thôn như nào, bé chỉ mới biết xuân cày hạ nhổ thu gặt đông cất, vỏn vẹn tám chữ trong sách, thực sự gian khổ thế sao. Sau khi gặt lúa thu, nông dân vẫn chưa thể nghỉ ngơi được. Than dùng trong nhà, đều do họ đốt* cả. Nhưng những nhà đốt than không nỡ dùng hết mấy cân chỉ trong một mùa đông mà đem đi bán lại, đề phòng bất trắc.
[*Ở đây là chỉ than củi dùng để sưởi ấm trong mùa đông.]
Mợ Lý thấy bé nghe mà buồn, thường xuyên khiển trách Đóa Nhi, cấm nó kể. Ngọc Tỷ lại ngày ngày muốn nghe, mà Đóa Nhi chỉ nghe mỗi lời Ngọc Tỷ. Mợ Lý chẳng biết phải làm sao, đành bẩm với Tú Anh, ai ngờ Ngọc Tỷ mới bấy nhiêu tuổi đã có chính kiến, Tú Anh không quản nổi bé nữa, Trình Khiêm lại cho rằng con gái nên biết chuyện đời, cũng không ngăn cản. Mợ Lý đành phải hằng ngày lắng nghe nỗi vất vả ở nông thôn, vô cùng khó chịu, chỉ mong sớm được về thành. Mong tới ngóng lui, cuối cùng mợ cũng trông được đến ngày Trình lão thái công ra lệnh quay về.
Chuyến đi này, ông Trình đạt được mục đích, Ngọc Tỷ thì gặp Đóa Nhi, xem như gặt hái được ngoài ý muốn. Tú Anh không quen nếp sống nông thôn nhưng dồn cả tâm trí vào gia nghiệp, khiến nỗi lạ lẫm nhạt bớt năm phần nên chẳng khổ cực gì mấy, còn thấy đi một chuyến lại hiểu thêm nhiều điều, vừa lòng thỏa ý. Ngọc Tỷ đem Đóa Nhi về, rất vui. Đến cả Tô tiên sinh và Trình Khiêm, mỗi người tra hỏi dò xét tá điền rất kỹ, thu hoạch được vài điều. Những người còn lại cũng mở rộng tầm mắt, tuy không đạt được lợi ích gì rõ ràng, nhưng với tư tưởng sáng đi chiều đến, về đến thành Giang Châu là có thể dùng được cái bô thân thương của mình, cũng vui mừng nhảy nhót.
Chủ tớ Trình gia về thành với nụ cười phơi phới, cuối đoàn lại thêm một chiếc xe, đem quà quê về. Vốn các tá điền muốn biếu thêm, nhưng ông Trình nói: “Thời kỳ giáp vụ*, ai nấy đều kẹt cả, để lại cho mọi người dùng, nếu có lòng thì vụ thu biếu ta nhiều một chút.” Sau đó chỉ đem một xe về.
[*Lúc thứ gì cũng chưa chín, dễ thiếu ăn kém mặc.]
Về đến nhà, quét tước, sắp xong đồ đạc, Tú Anh giao Đóa Nhi cho mợ Lý: “Mợ tạm giữ nó, thay từ trong ra ngoài cho nó, chải đầu, tắm rửa rồi hẵng đưa vào phòng tiểu thư.”
Mợ Lý đáp: “Nương tử tốt của tôi ơi, tôi phải hầu hạ tiểu thư, rảnh đâu mà quản nó.”
Tú Anh nói: “Đưa đại tỷ đến chỗ lão an nhân, mụ Ngô bên ấy cũng là bà hầu lâu năm.”
Mợ Lý không nói được gì nữa, lệnh Đóa Nhi đứng ngoài vườn: “Ta đưa tiểu thư đi, ngươi đứng đấy, không được chạy lung tung, không được cản tay cản chân, cẩn thận một tý.” Đóa Nhi ậm ừ đáp, thấy mợ Lý nhìn mình mới vội vã gật đầu vài cái. Mợ Lý bèn thay cho Ngọc Tỷ một bộ đồ mới, đưa đến chỗ mụ Ngô: “Đại tỷ chờ một chút, dưới bếp đang đun nước, sôi rồi sẽ mang lên cho tiểu thư tắm rửa thay đồ.”
Trên dưới Trình gia bận bỉu cả buổi, tắm rửa thay đồ xong lại nhân lúc trời còn sáng, mang chăn đệm ra phơi, Đóa Nhi không có đồ mới, mợ Lý móc tiền, gọi một gã sai vặt ra hiệu may mua đại hai bộ cho nó mặc tạm. Đợi báo với Tú Anh, đến lúc nhà dưới may áo cắt đồ mới tiện thể may cho nó hai bộ khác.
Tú Anh nghe mợ Lý nói xong, bấm tay tính: “Sinh nhật đại tỷ sắp đến, nên may áo mới rồi, tiện thể may cho nó hai bộ, rồi cả giày tất, cũng nên mua vài sợi chun buộc tóc luôn.”
Mợ Lý đáp vâng, rồi đến chỗ Trình Phúc báo lại.
•••••
Vì đem quà quê về, Tú Anh chuẩn bị biếu tặng hàng xóm. Có thù với Lục thị, đương nhiên không chia cho nhà thị. Trừ phần nhà dùng, số còn lại chia đều cho các nhà, cửa lớn Trình gia vừa mở, thị nữ sai vặt đến gõ cửa khắp nơi. Lại đem lời cảm ơn từ chủ nhân các nhà về thưa lại với Tú Anh, người thì mời Tú Anh vài ngày sau đến nhà chơi, người thì vừa khéo trong nhà có trà bánh hảo hạng biếu lại. Vô cùng rộn rã.
Nhà người khác còn ổn, chứ Hà thị nương tử Kỷ chủ bộ lại không đợi được dù chỉ là một khắc, dắt con gái là Nga Tỷ đến Trình gia trò chuyện với Tú Anh.
Lúc mới đến ngõ Hậu Đức, Nga Tỷ mới mười tuổi, năm nay đã sắp mười hai, đã có dáng dấp trưởng thành, Tú Anh thấy Hà thị sắc mặt không tốt, cố ý tâng bốc Nga Tỷ: “Sắp trổ mã rồi, mới mấy ngày không gặp mà đã lớn thêm được một tý, nuôi khéo quá thế này.”
Hà thị gượng cười: “Đến lúc cần lớn lại không lớn, chẳng phải sẽ rầu chết người sao? Ta thấy Ngọc Tỷ mới khéo nuôi đấy, ý, con nha đầu này tìm ở đâu về thế?”
Tú Anh đáp: “Đây là Đóa Nhi đem về từ quê, mẹ kế chăm nó không tốt, Ngọc Tỷ gặp được cũng là duyên phận giữa hai đứa nó, rồi thì mua về thôi.” Lại gọi Đóa Nhi dập đầu với Hà thị. Đóa Nhi liếc Ngọc Tỷ, thấy bé gật đầu mới bái lạy. Hà thị khen: “Là một nha đầu tốt.” Lại lấy một chiếc lắc tua rua bạc thưởng cho Đóa Nhi, Đóa Nhi lại liếc Ngọc Tỷ một cái, Ngọc Tỷ đáp: “Thím thật hào phóng, mau tạ ơn đi.” Đóa Nhi mới nhận.
Hà thị nói: “Các con đi chơi đi.”
Ngọc Tỷ đưa tay kéo Nga Tỷ: “Đóa Nhi biết bện châu chấu đó, nhìn y như thật vậy, a tỷ cùng ta xem nhé? Nếu thích thì mấy ngày sau bảo Đóa Nhi bện cho tỷ.”
Nga Tỷ như có tâm sự, cười hơi gượng gạo: “Được.”
Ngọc Tỷ chỉ cảm thấy Nga Tỷ hơi lạ, song không rõ chuyện là gì, bèn kể cho nàng nghe vài chuyện dân dã. Chẳng ngờ trước khi cha Nga Tỷ trúng cử cũng từng sống ở nông thôn, tuy không vất vả như Đóa Nhi, nhưng nàng hiểu chuyện hơn Ngọc Tỷ nhiều. Cuối cùng đương nhiên là Ngọc Tỷ hỏi, Nga Tỷ đáp. Dần dần, nét mặt Nga Tỷ nhẹ nhõm hơn nhiều.
Trong phòng Tú Anh, Hà thị lại đang mắng Kỷ chủ bộ: “Ta đã bảo cái tên chết tiệt này không nên làm quan, vừa làm đã biến chất.”
Thì ra, nhà họ Trình có thêm một thị nữ, bên phía nhà họ Kỷ cũng vậy. Trình gia, Ngọc Tỷ mang về một nha hoàn khờ, có dáng dấp trung thành. Còn bên Kỷ gia, ả thị nữ nọ là do Kỷ chủ bộ được tặng —– Huyện lệnh ban cho làm thiếp. Vì nhiệm kỳ của huyện lệnh đã hết, sắp được điều đi làm đồng tri*, tôi tớ trong nhà nhiều, nhũ nhân** muốn phân phát đi bớt. Trong đó có một thị nữ thường ngày rất được huyện lệnh yêu thích, nhũ nhân khăng khăng đòi bán. Huyện lệnh không muốn cãi nhau với vợ chỉ vì một thị nữ, bảo vứt thì không nỡ, nhưng để thì chẳng xong. Bèn đẩy thẳng qua Kỷ chủ bộ, cũng đã thể hiện hết phần tình cảm bèo nước của mình dành cho ả.
[*Là chức quan phụ giúp tri phủ, tri phủ là chánh, đồng tri là phó, quan hàm ngũ phẩm.]
[**Ý chỉ vợ hoặc mẹ của quan thất phẩm.]
Thị nữ dáng dấp không tệ, biết đàn hát, hiểu chữ nghĩa, lại còn trẻ, khiến Kỷ chủ bộ năm lần bảy lượt đến phòng ả qua đêm. Hà thị lấy lý do “Nga Tỷ đang tuổi lớn, không nên cho con bé nhìn thấy những thứ này” mà cấm ả đàn hát, Kỷ chủ bộ vì để con gái dễ kiếm chồng, sau này lên làm chủ mẫu, cũng không muốn Nga Tỷ bị đống ca từ này làm phân tâm, bèn đồng ý.
Hà thị vẫn ấm ức, nghe tin Tú Anh về đến, qua kể khổ ngay: “Con nha đầu nhà em còn đỡ, nuôi từ nhỏ đến lớn, biết tính tình nó, cũng dễ sai bảo, dễ trừng trị. Ta thấy con bé cũng đã nhận lệnh, chỉ nghe lời mỗi Ngọc Tỷ. Còn nhà ta, là rước một con quỷ phá hoại đến.”
Tú Anh cười: “Thế có gì khó? Gả Nga Tỷ đi thì còn An Lang, một thiếu gia dùi mài đèn sách, sao có thể vào tai đống ca từ hèn kém đó? Đến lúc An Lang phải vào trường, ả muốn hát, chị cứ việc nghe, con trai trưởng là của chị rồi mà. Thị nữ chả là cái đinh gì cả, đừng để ả sinh nhiều con trai, mổ bớt gia sản của An Lang là được.”
Một câu khiến Hà thị sực tỉnh: “Em nói đúng thật.”
Hai người hàn huyên rất lâu, rồi Hà thị dắt Nga Tỷ về nhà.
•••••
Tú Anh bụng bảo dạ rằng chuyện thị nữ Kỷ gia không liên quan gì đến mình, chẳng qua chỉ là thêm một đề tài để tán, bồi đắp tình cảm với Hà thị. Chả ngờ nhà mình còn có một nhân vật là Tố Tỷ, suýt nữa đã khiến nàng mất hết đường lùi.
Ả thị nữ kia trước kia được huyện lệnh ban cho một cái tên rất dễ nghe là Uyển Khanh, đến nhà họ Kỷ, Hà thị đọc không trôi chữ, bèn sửa thành Thanh Nhi, thế mà lại giống tên nha hoàn thật. Còn nhốt ả trong nhà, không cho ra ngoài. Ấy vậy mà đến tháng năm, Kỷ chủ bộ mừng sinh nhật, mời láng giềng đến ăn cỗ, vì Thanh Nhi biết đàn hát nên được lệnh diễn tấu vài bài. Chòm xóm khen: “Nếu không phải là nhà chủ bộ, lấy đâu ra một người đàn hay hát giỏi đến thế.” Kỷ chủ bộ nghe mà lâng lâng, bèn sai Thanh Nhi sang chỗ cánh má hồng tấu thêm mấy khúc.
Tố Tỷ trước nay không thích chốn ồn ào, mới được hai bài đã ra ngoài tản bộ giải rượu, rồi gặp Thanh Nhi vừa hát xong, bị Hà thị đuổi ra ngoài vì không muốn cho ả gặp khách. Hai bên đụng nhau, thấy vẻ mặt đượm buồn, chẳng hồ hởi được như khi ở trong phòng của Thanh Nhi, Tố Tỷ không khỏi hỏi thêm vài câu.
Nghe Thanh Nhi tố khổ: “Thiếp cũng là con nhà đàng hoàng, gặp thiên tai mới phải chia lìa thân thích. May mà được bán cho nhà Lý huyện lệnh, không ép may vá, chẳng buộc làm nặng, chỉ yêu cầu học đàn ca hát xướng. Thiếp vốn có tên là Uyển Khanh, dẫu sao cũng còn chút gì đó kỷ niệm, không tiếc đã hầu hạ chủ cũ một phen, nay đến tên cũng phải đổi.”
Tố Tỷ nghe ả tỏ bày cảnh đời, rất đỗi cảm thông: “Quan hàm của Kỷ chủ bộ không cao bằng huyện lệnh, nhà neo người, cũng có cái tốt. Đừng nghĩ nhiều thế, cứ an tâm đi.”
Thanh Nhi khóc đáp: “Nương tử nhà này rất đáng gờm. Thiếp chỉ có mỗi ngón tỳ bà này là lấy làm tự hào, người lại không cho phép gảy, tay nghề lụt, dăm ba năm nữa hoa tàn bướm tan, đành hóa thành cát bụi. Vốn muốn tương ngộ lang nhân, chẳng ngờ… Cũng do thiếp bạc phận.”
Tố Tỷ lại càng thương cảm: “Cô mới đến, nên kính thuận đại phu nhân, thấy cô hiền thục, ắt nàng mến thương. Chịu khoảng hai năm, nàng sẽ dịu hiền hơn, nói cho cùng thì lòng người vẫn là thịt. Nếu cô khổ tâm đủ đường, có thể đến nhà ta, chỗ ta thanh tịnh, thay đổi không khí cũng tốt.”
Thanh Nhi vô cùng cảm động: “Nhưng nương tử không cho phép thiếp ra ngoài.”
Tố Tỷ nói: “Không sao, vài ngày nữa ta sẽ nói với nương tử nhà cô, rằng ngón nghề đàn hát của cô rất tuyệt, muốn mượn người thưởng thức đôi lần.”
Thanh Nhi xúc động vô vàn: “Nếu có kiếp sau, thiếp nguyện ngậm cỏ kết vành.”
Tố Tỷ tự cho rằng mình đã làm được một việc tốt, chẳng mấy ngày đã nhắc Hà thị, muốn mượn Thanh Nhi. Hà thị xưa nay chơi thân với Tú Anh, thấy người Tố Tỷ đến mượn người bèn sai thị nữ của mình dắt Thanh Nhi đến nhà họ Trình. Tố Tỷ thấy Thanh Nhi tới, lệnh Phần Hương dùng trà tán chuyện với thị nữ của Hà thị. Mình vừa bưng trà quả lên, đã nghe Thanh Nhi than thở: “Nhà chủ cũ cũng có trà thơm quả ngọt như vậy, thiếp đã lâu chưa nếm, chẳng ngờ vẫn còn cơ hội thưởng thức hương vị này.” Nói rồi rơi nước mắt.
Tố Tỷ bảo: “Trà quả nhà chủ bộ cũng ngon mà.”
Thanh Nhi đáp: “Một thị nữ như thiếp, sao đã được phần. Chẳng qua cũng chỉ là nước sôi để nguội, cơm đạm canh bạc vậy thôi, đều là nhân quả cả.”
Tố Tỷ lại chân thành khuyên nhủ: “Cứ đến chỗ ta mà dùng, cho cô một ít mang về.”
Thanh Nhi không dám: “Sợ nương tử rầy.”
Tố Tỷ nói: “Cô cứ năng đến đây, ta mang ra cho mà ăn.”
Trong một tháng, Tố Tỷ gọi Thanh Nhi đến bảy tám lần, Phần Hương bắt đầu thấy không ổn, lén thưa mọi chuyện với Tú Anh: “Trâm cài đã cho nó dăm ba cây, khuyên tai cũng đưa mất mấy cặp, cứ bảo là đồ thời trẻ, giờ mang không hợp nữa. Bẩm với lão an nhân, hẳn người sẽ tức giận, con thưa với nương tử, xin đừng cho ai biết là con nói ạ. Nương tử và cô gia vắng nhà buổi sáng, láng giềng lại có mấy hộ ở nhà, e rằng đều biết cả.”
Tú Anh giận đến ngã ngửa: “Sao không nói sớm cho ta biết?” Vì Tố Tỷ mười mấy năm trước sau như một, chỉ ở lỳ trong phòng tụng kinh chứ không ra ngoài, không cần phải thường xuyên hỏi thăm tình hình của bà, Tú Anh thực chẳng ngờ bà lại còn có cái trò này.
Bèn đến nói với Tố Tỷ: “Nhà Kỷ chủ bộ có chủ mẫu, mẹ chưa từng cho Hà nương tử cây kim sợi chỉ nào mà lại qua lại thân thiết với thị nữ người ta, đây chẳng phải ra mặt hộ thị nữ, hạ bệ chủ mẫu à?”
Tố Tỷ kinh ngạc: “Nói gì thế? Mẹ gọi cô ta đến lén cho đồ, chưa bao giờ toạc ra cho ai xem cả. Cô ta cũng đáng thương mà…”
Tú Anh giương mắt há mồm.
Không ngờ ở nhà họ Kỷ lại xảy ra chuyện, thì ra là lúc Kỷ chủ bộ nghỉ ở phòng Thanh Nhi, Thanh Nhi cố ý cài trâm đeo khuyên, hỏi hắn: “Nhìn vẫn đẹp chứ ạ? An nhân Trình gia ban tặng đấy.”
Kỷ chủ bộ híp mắt, đương nhiên khen đẹp. Thanh Nhi tâng Tố Tỷ lên trời: “Trâm vòng của thiếp, nương tử bảo bình thường không được đeo, cả ngày đầu trơ mình trọi, may nhờ an nhân thương xót.” Lại bảo Tố Tỷ dịu dàng thân thiện, ban cơm cho ả. Kỷ chủ bộ dần vỡ lẽ, ngày hôm sau đến tìm Hà thị nói chuyện.
Hà thị giận dữ: “Cái con đào ngu dốt dần độn tay ti chân tiện này! Vẫn nghĩ mình còn làm điếm đàn ca hát xướng đấy? Nhà tôi là nhà lành, con gái sắp phải lấy chồng, con trai lại gần nhập học, ăn bận hoa hòe như kỹ nữ, là muốn giở trò gì? Muốn giở trò gì? Xin xỏ đồ đến tận nhà hàng xóm, tôi thiếu ăn kém mặc cho nó ấy? Muốn ăn ngon mặc đẹp, đi tìm thằng giàu khác mà đòi! Tôi ở nhà cũng có điểm trang đâu, nó đòi diêm dúa là muốn cái gì? Cất cái thang đi cho tôi, cho nó đỡ có mà trèo lên trên đầu tường ngồi!”
Mắng đến mức Kỷ chủ bộ không nén được cơn tức, phẩy áo bỏ đi, tối đến chả về phòng ai nghỉ mà chui vào chỗ con trai An Lang lánh tạm.
Hà thị không thể không nói với Tú Anh: “Bác nhà em tốt bụng quá, coi chừng bị nó lừa cho đấy.” Tú Anh đỏ cả mặt: “Mẹ em là thế, yêu bằng tai mà. Thái công giao việc nhà cho em xử lý, chị cho rằng vì sao? Người ta vừa khóc bà ấy xót ngay, chưa từng suy xét thật giả. Xin chị thứ lỗi, con quỷ cái đó mà còn đến, em sai người đánh đuổi ra ngoài, nhà em là chốn thanh bạch, không thể tùy tiện cho kẻ khác chõ chân vào được.”
Hà thị đáp: “Ta hiểu em mà, nếu là người khác, ta đã nghĩ ngay nó có ác ý rồi.”
Tú Anh rưng rưng nói: “Nếu là em, em cũng nghĩ thế. Cái con ở nhà chị, không phải dạng vừa đâu. Mẹ em trước giờ chưa từng nghe hát, tụng kinh bao nhiêu năm, trong nhà còn có con trẻ đang tuổi ăn học, sao chịu nổi ồn ào? Em thật chẳng hiểu hai người làm sao mà gặp được nhau.”
Hà thị ngẫm nghĩ, Tố Tỷ thường ngày ở mãi trong nhà, quả thật không biết họ đã quen nhau thế nào, căm hờn: “Đúng là con quỷ cái! Em yên tâm, ta tự có cách, mấy ngày nay không trò chuyện được nữa, ta phải thanh lý môn hộ đã.” Tú Anh đã nói hết lời, tiễn người về. Không thể không mượn cớ tặng quà cho Nga Tỷ mà đưa một bộ xuyến vàng sang cho Kỷ gia.
Chuyện đã không giấu được, Tú Anh đành phải báo cáo với Lâm lão an nhân: “Vạn lần phải bảo mẹ cháu bớt sinh sự đi ạ.”
Tố Tỷ nghe bà Lâm rầy một trận thì lấy làm ngạc nhiên: “Hà nương tử hẹp hòi tới vậy cơ à?” Bà Lâm giận điếng người, hạ lệnh: “Hễ khi Tố Tỷ không tụng kinh mà làm chuyện khác, đều phải báo hết cho ta.”
/71
|