Phượng từ biệt Vạn trung thư đi Hàng Châu. Ở Hàng Châu Phượng có một người bạn là Trần Chính Công trước đây có vay Phượng mấy mươi lạng bạc. Phượng nghĩ bụng.
- Ta phải đến thăm ông ta đồng thời lấy tiền ăn đường để về nhà.
Trần Chính Công ở ngoài cửa Tiền Đường, Phượng đi đến đó tìm. Mới đi được một quãng thì thấy trên bờ đê Tô Đông Pha có một nhóm người đang vây xung quanh hai người tập cưỡi ngựa ở dưới bóng liễu. Một người nhận ra Phượng vội kêu lớn:
- Anh Phượng! Anh ở đâu đến đây?
Phượng đến gần để nhìn, người kia nhảy xuống ngựa nắm lấy tay Phượng. Phượng nói:
- Tưởng ai hóa ra anh Tần Nhị! Anh đến đây bao giờ? Anh làm gì ở đây?
Tần Nhị nói:
- Anh ra đi đã lâu, việc ông Vạn liên quan gì đến anh? Công đâu "ăn cơm nhà vác ngà voi", như thế có phải là điên không? Được anh đến đây đúng lúc quá, tôi và Hồ công tử vừa nhắc đến anh. Phượng hỏi:
- Vị này là ai?
Tần Nhị nói:
- Vị này là Hồ công tử, con thứ tám của Hồ thượng thư ở địa phương đây, một người rất vui tính lại là bạn rất thân của tôi.
Khi Hồ công tử biết là Phượng, hai bên đều nói mình bấy lâu khao khát được gặp nhau. Tần Nhị nói:
- Nay có ông Phượng đến đây, chúng ta không đi ngựa nữa, hãy trở về nhà uống một chén rượu đi.
Phượng nói: - Tôi phải đi thăm một người bạn. Hồ công tử nói:
- Ngày mai ông đi thăm bạn cũng được. Hôm nay may mắn chúng ta được gặp nhau, chúng ta hãy đến nhà anh Tần chơi.
Và Phượng nói thế nào họ cũng mặc, cứ kéo đi, bảo người nhà đem đến cho Phượng một con ngựa. Đến trước đền thờ Ngũ Tử Tư, họ xuống ngựa cùng vào.
Tần Nhị ở tại tầng dưới về phía sau lầu. Phượng vào nhà thi lễ rồi ngồi xuống. Tần bảo người nhà mau mau dọn cơm rượu. Tần Nhị nói với Hồ công tử:
- Hôm nay may mắn có anh Phượng đến, ngày mai anh sẽ thấy tài võ nghệ của anh ta. Hôm khác tôi và anh Phượng sẽ đến nhà anh và sẽ còn làm phiền anh nhiều.
Hồ công tử nói:
- Cố nhiên!
Phượng chỉ câu đối trên tường nói với hai người:
- Tôi biết ông Hồng Hám Tiên. Có một thời gian ông ta cũng thích học võ nghệ. Về sau không hiểu sao, ông ta học pháp luật và cứ lừa người ta về việc luyện đan. Không hiểu bây giờ ông ta còn sống nữa không?
Hồ công tử nói:
- Nói ra cũng buồn cười. Anh Ba tôi suýt nữa cũng bị lừa một vố. Năm ấy ông Hồng kéo ông Mã Thuần Thượng ở Xử Châu và bày cho anh tôi luyện đan. Anh tôi đã đem bạc gói sẵn cả. Cũng may số anh tôi còn đỏ, đột nhiên ông Hồng mắc bệnh, được vài ngày thì chết. Nếu không thì rõ ràng bị ông ta lừa!
Phượng nói:
- Có phải ông Ba tên là Thận không?
- Đúng đáy, anh tôi và tôi tính tình khác nhau. Anh tôi ham chơi với một bọn không ra gì, lo làm thơ và tự xưng là danh sĩ. Thực ra, anh ta không dám uống một cân rượu ngon hay ăn một cân thịt ngon, nhưng bị người ta lừa mất hàng ngàn, hàng trăm lạng bạc mà cũng không tỉnh ngộ. Trái lại, tính tôi thì thích nuôi ngựa. Anh tôi sinh chuyện nói rằng ngựa hay vào phá sân, tôi chịu không được, cho anh tôi cái nhà cũ rồi dời đi ở chỗ khác. Thế là hai người đoạn tuyệt với nhau.
Tần nói: - Chỗ ở mới của anh Hồ rất là sạch sẽ, khi nào anh Phượng đến với tôi sẽ thấy.
Đang lúc nói chuyện thì rượu bưng lên. Ba người rót rượu mời nhau. Rượu đã ngà ngà say, Tần Nhị nói:
- Anh Phượng! Anh vừa nói đi tìm người bạn. Vậy anh đi tìm người nào?
- Tôi có một người bạn là Trần Chính Công người ở đây. Anh ta nợ tôi mấy lạng bạc, tôi đến đấy để lấy.
Hồ nói:
- Có phải ông ta trước ở ngõ Trúc Can, nay đã dời đến cửa Tiền Đường phải không?
Phượng nói:
- Đúng đấy.
Hồ nói:
- Hiện nay ông ta không ở nhà. Ông ta đã đi Nam Kinh bán tơ với Mao Nhị rồi. Mao Nhị là người khách trong nhà anh Ba tôi. Anh Phượng! Anh không cần đi tìm ông ta làm gì. Tôi sẽ cho người nhà đem thư đến nhà ông ta bảo khi nào ông ta trở về sẽ đến đây.
Cơm xong, mọi người ra về. Hồ cáo từ về trước. Tần Nhị giữ Phượng ở lại. Hôm sau, Tần Nhị đem Phượng đến thăm Hồ công tử. Hồ công tử lại đến nhà đáp lễ và cho người nhà đến mời.
- Ngày mai mời ông Tần và ông Phượng qua nhà ăn cơm xoàng. Ông chủ tôi nói vì chỗ thân nên không viết thiếp.
Hôm sau, ăn sáng xong, Tần bảo người nhà chuẩn bị hai con ngựa cùng Phượng đến nhà Hồ công tử. Người nhà đi theo sau. Chủ nhà ra tiếp mời vào sảnh ngồi. Tần hỏi:
- Tại sao chúng ta không vào thư phòng mà ngồi?
- Chúng ta hãy dùng trà đã.
Uống trà xong, Hồ công tử mời hai người đi theo một con đường ra phía sau, đường đầy cả phân ngựa. Đến thư phòng, thấy có mấy người khách đều là những người bạn thường ngày cưỡi ngựa và đánh kiếm với Hồ công tử. Hôm nay, tất cả đều đến đây để xem võ nghệ của Phượng. Mọi người vái chào nhau rồi ngồi xuống, Hồ nói:
- Những người này đều là bạn thân của tôi. Nghe nói hôm nay có ông Phượng đến, nên họ đều đến đây để được dạy bảo.
Phượng nói:
- Đâu dám thế.
Uống trà xong, mọi người đều đứng dậy đi dạo chơi. Ba gian lầu của Hồ công tử không lớn lắm. Ở bên cạnh nhà có hành lang, trên hành lang bày nhiều yên ngựa, ở trên tường lại có mấy cái bao đựng tên. Sau khi đi qua cái cửa tròn, mọi người đến một cái sân rộng rồi đến một cái chuồng ngựa. Hồ công tử nói với Tần Nhị:
- Anh Tần! Tôi mới mua một con ngựa vóc dạc cũng khá, anh xem thử nó đáng giá bao nhiêu.
Bèn sai người chăn ngựa dắt ngựa ra. Những người khách xúm lại xem. Con ngựa này hết sức dữ tợn. Thấy mọi người không đề phòng, nó đá một cái làm một người khách trẻ ngã lăn ra đất đau đớn vô cùng.
Hồ công tử nổi giận tiến đến đá một cái vào đúng chân con ngựa, chân con ngựa gãy gục xuống. Mọi người kinh sợ.
Tần Nhị nói:
- Hay quá, mấy lâu nay tôi không gặp anh, không ngờ võ nghệ của anh nay đã cao cường như vậy.
Người khách bị thương được đưa về nhà. Tiệc rượu lại bày ra. Chủ và khách, bảy tám người uống những chén to, ăn những đĩa lớn rất là vui vẻ. Ăn tiệc xong Tần Nhị nói:
Anh Phượng, anh phải trổ một vài món võ để mọi người xem chứ!
Mọi người đều nói:
- Chúng tôi muốn xem lắm.
Phượng nói:
- Tôi cũng xin làm trò cười để anh em xem cho vui.
Và chỉ vào một cái bồn hoa cao ở sân trong nói:
- Đem mấy viên gạch vuông đầu kia lại đây.
Tần Nhị bảo người nhà đem tám viên gạch đến. Phượng thong thả xắn ống tay phải. Tám viên gạch vuông chồng lên nhau ở trên thềm làm thành một chồng cao hơn một thước. Phượng lấy tay đấm một cái. Cả tám viên gạch đều vỡ tan thành mười mấy mảnh không sót viên nào. Mọi người đều tán thưởng. Tần Nhị nói:
- Ông Phượng của chúng ta đã luyện được môn này. Trong sách của ông học nói "Nắm tay lại có thể đập nát đầu con hổ, mở tay ra có thể chặt đứt đầu con bò". Nhưng đó chưa phải là cái tài giỏi nhất của ông. Anh Hồ! Anh vừa lấy chân đá gãy chân ngựa. Như vậy chân anh cứng lắm. Nếu anh dám đá vào dái ông Phượng thì tôi mới thực phục anh là người tài giỏi.
Mọi người đều cười mà nói rằng:
- Làm như thế sao được!
Phượng nói:
- Anh Hồ! Nếu anh muốn thử thì anh cứ tự nhiên. Nếu tôi có bị thương thì tôi cũng không trách anh đâu, tôi chỉ trách anh Tần mà thôi.
Mọi người đều nói:
- Ông Phượng đã bằng lòng chắc là phải có lí do.
Mọi người giục Hồ công tử cứ đá đi. Hồ công tử nghĩ bụng. Ông Phượng kia cũng không phải là Kim Cương, Cừ Vô Bá 1 mình sợ cái gì? Và nói:
- Anh Phượng! Nếu anh bằng lòng thì tôi xin làm.
Phượng kéo thân áo trước ra để lộ cái quần. Hồ đem tất cả sức lực bình sinh đá ngay vào quần đùi nhưng lạ lùng sao, chân không phải đá vào thịt mà đá vào một cục sắt. Năm ngón chân cơ hồ bị gãy. Hồ suýt ngất đi vì đau. Phải một lát sau cái chân mới cử động được. Phượng đến nói "xin lỗi".
Mọi người thấy vậy vừa kinh sợ vừa buồn cười. Một lát sau, tất cả cáo từ ra về. Hồ đi khập khiễng tiễn khách ra cửa. Chân không thể xỏ giày vì sưng lên đau nhức bảy tám ngày.
Phượng ở lại nhà Tần. Ngày nào cũng đánh quyền, phi ngựa cho nên không cảm thấy buồn. Một hôm, đang tập đánh quyền thì thấy một người gầy gò nhỏ bé, trạc độ hai mươi tuổi đến hỏi:
- Ông Phượng ở Nam Kinh có ở đây không?
Phượng đi ra gặp, nhận ra là người cháu của Trần Chính Công tên là Trần Hà Tử. Phượng hỏi đến đây có việc gì. Trần Hà Tử nói:
- Hôm trước Hồ công tử có viết thư nói ông đã đến đây. Chú tôi hiện nay còn ở Nam Kinh bán tơ. Lần này tôi đi Nam Kinh rồi cùng chú tôi về. Ông có dặn gì tôi, có viết thơ, thì tôi sẽ đem đi.
- Tôi muốn gặp chú anh. Ngoài ra không có việc gì. Chú anh trước đây nợ tôi năm mươi lạng bạc, nếu tiện thì trả cho tôi ngay. Tôi còn ở đây một ít hôm cho đến khi chú anh về. Anh làm ơn nói hộ với chú anh như vậy, tôi cũng không viết thư làm gì.
Trần Hà Tử vâng dạ về nhà thu xếp hành lí dáp thuyền đi Nam Kinh. Y đi đến hiệu bán tơ của ông Phó trước cửa huyện Giang Ninh, tìm Trần Chính Công. Bấy giờ Trần Chính Công đang ngồi ăn cơm cùng một bàn với Mao Nhị. Thấy cháu đến, Trần bảo vào ngồi cùng ăn và hỏi việc nhà. Trần hà Tử đem chuyện ông Phượng đòi tiền nói lại rồi mang hành lí lên lầu.
Mao Nhị trước kia mở một cửa hàng chỉ ở Hàng Châu với một số vốn là hai ngàn lạng bạc. Sau này y lại kết bạn với Hồ Tam công tử lấy được thêm hai ngàn lạng bạc rồi đến phủ Gia Hưng mở một hiệu cầm đồ nhỏ. Anh chàng này có cái tật là hà tiện vắt ra nước xem đồng tiền quý hơn mạng của mình. Phen này y lại cùng Trần Chính Công bán tơ. Trần Chính Công cũng là con người coi đồng tiền quý hơn mạng của mình cho nên hai người tương đắc với nhau lắm.
Cửa hàng bán tơ ở Nam Kinh cho khách bán tơ ăn uống rất hậu. Mao Nhị nói với Trần Chính Công:
- Ông chủ của phường buôn chúng ta ngày nào cũng cho chúng ta ăn thịt. Đây không phải là thịt của ông chủ chúng ta mà là thịt của chúng ta vì chúng ta sẽ phải tính tiền vào đấy. Chi bằng chúng ta chỉ ăn cơm không của ông ta thôi, còn thịt thì tự mua lấy. Như thế rẻ hơn.
Trần Chính Công nói: - Nói như vậy đúng lắm! Đến bữa ăn, Trần Chính Công sai Trần Hà Tử mua mười bốn đồng tiền lòng ở nhà bán thịt nấu cho tất cả ba người ăn. Trần Hà Tử không ăn được bao nhiêu nên cứ ấm ức trong lòng.
Một hôm Mao Nhị nói với Trần Chính Công: - Hôm qua tôi nghe một người bạn nói ông Tần Trung Thư ở ngõ Yên Chi lên Bắc Kinh làm quan. Ông ta không có tiền đi đường, muốn vay một ngàn lạng khấu lãi trước ba mươi phân. Tôi thấy ông ta là một chủ nợ rất chắc
chắn. Chỉ trong ba tháng là trả nợ. Số tiền mua tơ của anh còn thừa lại hơn hai trăm lạng. Sao anh không lấy hai trăm mười lạng cho ông ta vay, sau ba tháng là có thể được ba trăm lạng. Như thế chẳng lời hơn là bán tơ sao? Nếu anh không tin tôi thì tôi viết cho anh một tờ giấy cam đoan. Tôi quen biết người mách mối. Không có chút mảy may nào đáng ngại cả.
Trần Chính Công nghe lời cho vay. Ba tháng sau Mao Nhị trả lại cả vốn lẫn lãi. Bạc toàn bạc tốt, cân lại rất đúng. Trần Chính Công rất mừng rỡ.
Một hôm, Mai nhị lại nói với Trần Chính Công:
- Hôm qua tôi gặp một người bạn. Ông ta bán nhân sâm. Ông ta nói Từ Công tử trong phủ Quốc Công có một người anh họ là ông Trần mua của ông ta một cân nhân sâm. Nay ông ta muốn về Tô Châu, ông Trần hiện nay chưa đủ tiền cho nên muốn vay một trăm lạng. Sau hai tháng sẽ được trả hai trăm lạng. Cái này cũng hoàn toàn chắc chắn. Trần lại đưa một trăm lạng bạc cho Mao Nhị để Mao Nhị cho vay. Sau hai tháng được hai trăm lạng còn thêm ba mươi đồng nữa. Trần Chính Công lại càng mừng rỡ.
Còn Trần Hà Tử thì bị Mao Nhị đối xử không ra gì, rượu không có, thịt cũng không, cho nên Trần Hà Tử rất ghét Mao Nhị. Nhân lúc vắng, y nói với Trần Chính Công:
- Chú ở đây bán tơ. Được lãi bao nhiêu thì giao cho người chủ phường buôn để mua tơ. Nếu chú mua được thứ tơ tốt và đem cầm thì sẽ có lời. Lại lấy số tiền lời mua tơ thì chú sẽ có nhiều tơ nữa để đem cầm. Tiền lãi ở hiệu cầm đồ thì rất nhẹ. Như vậy, cứ mua tơ rồi lại cầm đi, thì với một ngàn lạng bạc, chẳng bao lâu chú sẽ được hai ngàn. Như thế chẳng hơn sao? Đằng này chú lại nghe lời ông Mao Nhị đem tiền cho vay. Cho vay là việc không chắc chắn. Nếu chú cứ mắc cứng ở đây thì bao giờ mới trở về nhà.
Trần Chính Công nói:
- Không hề gì, trong vài hôm nữa chúng ta sẽ thu xếp hành lí trở về.
Một hôm Mao Nhị tiếp được thư ở nhà. Mao xem thư rồi mím môi có vẻ đăm chiêu suy nghĩ một mình.
Trần Chính Công hỏi:
- Ở nhà ông có việc gì mà thừ người như thế?
- Không can gì. Việc này nói với anh không tiện.
Trần Chính Công hỏi hai ba lần Mao Nhị mới nói:
- Tôi mới nhận được thơ của đứa con ở nhà nói cửa hàng cầm đồ của họ Đàm ở đường phía đông đã vỡ nợ sắp giao cho người khác. Hiện nay họ có một cái nhà đầy cả đồ đạc, đáng giá một ngàn sáu trăm lạng. Tôi đang nghĩ cách làm thế nào để có thể có những đồ đạc ấy đem về hiệu tôi thì thực là một dịp phát tài. Chỉ tiếc rằng nay gặp lúc đen, tiền không có sẵn.
Trần Chính Công hỏi:
- Thế tại sao ông không hùn vốn với người khác?
- Tôi cũng đã nghĩ đến điều đó. Nếu tôi hùn vốn với người khác với tám phần trăm tiền lời thì tôi vẫn còn lời một ít. Nhưng nếu họ đòi thêm hai phân nữa thì tôi mất sạch: "Thịt dê không được nếm mà chỉ ngửi được mùi dê" như thế chẳng bõ công.
- Tại sao anh lại ngốc thế, anh không đem bàn với tôi chẳng hơn ư? Tôi có ít tiền đây, có thể cho anh mượn. Tôi không sợ anh lừa đâu.
- Thôi, thôi, anh ơi! Việc làm ăn có chỗ nào không chắc chắn hoặc là nếu sau này bị lỗ vốn, tôi không trả cho anh được thì còn mặt mũi nào mà nhìn anh!
Thấy anh ta thực thà như vậy, Trần Chính Công quyết tâm cho vay.
- Này anh, chúng ta cùng bàn việc ấy cho kĩ. Anh có thể lấy tiền của tôi để mua đồ đạc. Tôi không đòi nhiều lãi đâu. Chỉ mỗi tháng hai phân thôi. Như thế anh sẽ lãi to. Sau này anh sẽ trả tôi dần. Nếu anh không trả được ngay tất cả thì chúng ta là bạn thân với nhau, lẽ nào tôi lại làm khó dễ với anh.
- Như thế thì anh tốt quá. Nhưng việc này phải có người làm chứng viết giấy hẳn hoi giao cho anh làm bằng thì anh mới yên tâm. Lẽ nào việc này lại đem bàn riêng giữa hai người?
- Tôi biết anh có phải như người ta đâu? Có gì mà không an tâm. Không những không cần ai làm chứng mà cũng không cần giấy tờ gì hết. Chỉ cốt lấy việc tin cậy nhau là hơn.
Rồi Trần Chính Công giấu Trần Hà Tử, đem tất cả số tiền của mình ở trong bị cũng như số tiền nợ đã thu được, gộp lại được một ngàn lạng, gói ghém cẩn thận rồi giao cho Mao Nhị và nói:
- Tôi đang đợi ông chủ phường buôn định giá về số tơ của tôi. Tôi cũng định đem số tiền này về Hồ Châu mua một ít tơ nhưng nay tôi giao tất cả cho anh để thu xếp việc ấy. Vài ngày nữa, tôi cũng về nhà.
Mao Nhị cảm ơn rồi nhận số tiền, trở về Gia Hưng.
Vài hôm sau khi đã thu được tiền bán tơ, Trần Chính Công từ giã người chủ phường buôn, mang theo Trần Hà Tử xuống thuyền về Hàng Châu. Nhân tiện đường, y ghé qua Gia Hưng thăm Mao Nhị. Hiệu cầm đồ của Mao Nhị ở đường phía tây. Chính Công hỏi thăm đường đi đến. Chỉ thấy ba gian nhà nhỏ cửa nhìn ra dường, bên ngoài có bình phong. Đi qua bình phong thấy một cái nhà khách có ba gian. Có một cái quầy hàng và mấy người buôn ở đấy. Trần Chính Công hỏi:
- Đây có phải là hiệu buôn của Mao Nhị không? Người buôn ở quầy hàng nói:
- Ông là ai?
- Tôi là Trần Chính Công, mới ở Nam Kinh đến đây thăm ông Mao Nhị.
- Mời ông vào trong nhà ngồi chơi.
Đằng sau là một cái lầu để đồ đạc, Trần Chính Công bước vào ngồi ở dưới lầu. Người kia đem trà đến.
- Ông Mao có nhà không?
- Hiệu này trước kia của ông Mao nhưng nay ông ta đã bán cho ông chủ chúng tôi là ông Uông rồi.
Trần hoảng hốt nói:
- Hôm trước ông ấy có đến đây không?
- Đây không phải là hiệu của ông ta, ông ta đến đây làm gì?
- Bây giờ ông ấy ở đâu?
- Ông ta đi lang thang khắp nơi, ai biết đi Bắc Kinh hay Nam Kinh mà tìm?
Trần Chính Công nghe thấy câu chuyện đầu Ngô mình Sở, mồ hôi toát ra như tắm. Y cùng Trần Hà Tử xuống thuyền về nhà. Hôm sau, có người đến gõ cửa. Mở cửa ra thì thấy Phượng. Trần mời vào phòng khách kể chuyện. Mấy lâu xa cách nhớ nhung, Trần nói:
- Đáng lí tôi phải trả tiền cho anh đã lâu, nhưng ngày nay tôi bị lừa, không có cách gì trả cho anh cả.
Công việc xảy ra như thế nào?
Trần kể lại đầu đuôi cho Phượng nghe. Phượng nói:
- Không hề gì, anh cứ để mặc tôi. Ngày mai tôi sẽ đi Nam Kinh với ông Tần. Anh cứ ở Gia Hưng đợi tôi. Tôi cam đoan sẽ đưa tiền về cho anh không thiếu một đồng. Anh nghĩ thế nào?
- Nếu anh làm được thế, tôi không biết lấy gì cảm ơn.
- Cái việc cảm ơn không cần nói đến!
Phượng về nhà kể lại câu chuyện đầu đuôi với Tần Nhị. Tần Nhị nói:
- Bây giờ ông lại có việc rồi. Việc này chắc ông thích làm lắm.
Tần gọi người nhà đến trả tiền thuê phòng rồi cùng Phượng thu xếp hành lí đến bến Đan Hà xuống thuyền. Sắp đến Gia Hưng, Tần nói:
- Tôi cũng đi theo anh để xem anh làm gì.
Tần cùng Phượng lên bờ đến thẳng hiệu cầm đồ của Mao. Thấy Trần Chính Công đang cãi nhau với người ta ở trong hiệu buôn của Mao. Phượng bước nhanh đến cổng và nắm lấy cổng gọi to:
- Ông Mao có ở nhà không? Ông có muốn trả tiền cho ông Trần hay là không trả?
Người coi hàng chưa kịp chạy ra thì Phượng đã nắm lấy cửa, ngả mình về phía sau nửa bức tường bị đẩy đổ sầm xuống. Tần Nhị bước vào xem suýt nữa vỡ đầu. Khách hàng và người buôn đứng nhìn mắt trợn trừng miệng há hốc. Phượng lại bước vào nhà khách dựa lưng vào cột ở quầy hàng, hỏi:
- Chúng bay muốn sống thì mau mau chạy ra.
Nói xong kéo hai tay ra đằng sau, vặn mình một cái, cột bị nhổ bật lên. Một nửa nhà khách đổ sụp, ngói và gạch rơi xuống như mưa, tro bụi bay tứ tung. May sao, những người coi hàng đều đã chạy ra hết, nên không việc gì. Người ở ngoài đường xúm lại xem vì họ nghe thấy tiếng nhà đổ. Mao Nhị thấy vậy đành phải chạy ra. Phượng mặt mày đầy bụi lại càng kiên quyết. Phượng bước đến chân lầu dựa vào cột chính. Mọi người chạy đến lạy lục. Mao Nhị phải nhận lỗi; hứa trả cả vốn lẫn lãi và van xin Phượng đừng làm đổ sụp nhà cửa của mình. Phượng cười mà nói:
- Cái tổ của anh to lớn bao nhiêu thì chỉ trong một bữa cơm ta cũng có thể san phẳng.
Tần Nhị và Trần Chính Công đều ở dưới lầu nhìn. Tần nói:
- Anh Mao! Anh làm như vậy là không đúng; anh tưởng không có ai làm chứng thì ông Trần không thể lên quan kiện. Vì vậy anh lừa ông ta. Cho hay: "Sợ chi kẻ khó đi vay. Sợ chăng, đòi nợ là tay anh hùng". Ngày nay anh đã gặp ông Phượng chắc chả ăn quịt được đâu.
Mao Nhị không biết làm thế nào đành phải trả lại cả vốn lẫn lãi và việc ấy như thế là xong. Trần Chính Công nhận được tiền, tiễn Tần và Phượng xuống thuyền. Sau khi mọi người đã rửa mặt xong, Trần đưa cho Phượng hai gói bạc, tất cả một trăm lạng để cảm tạ. Phượng cười mà nói:
- Đó chẳng qua tôi cao hứng mà giúp anh đấy thôi. Tôi không muốn anh cảm ơn gì hết. Tôi chỉ lấy năm mươi lạng số tiền anh nợ tôi, còn năm mươi lạng kia thì anh cầm lấy.
Trần Chính Công cảm tạ nhận số bạc, từ biệt hai người, thuê một chiếc thuyền nhỏ về nhà.
Tần và Phượng vừa cười vừa nói chuyện, chẳng bao lâu đến Nam Kinh và trở về nhà. Hai ngày sau, Phượng đến ngõ Yên Chi để thăm Tần Trung Thư. Người giữ cổng nói:
- Chủ chúng tôi gần đây cứ đi chơi suốt ngày với ông Trần Tứ, người phủ Thái Bình trong nhà ông Trương ở lầu Lai Tân, không thấy về nhà.
Sau đó Phượng gặp Tần Trung Thư, khuyên Tần Trung Thư không nên làm như vậy. Vừa lúc ấy, may sao có một bức thư ở kinh đô đưa đến, nói rằng Tần sắp sửa được bổ làm quan. Tần vội vàng thu xếp hành lí lên kinh. Chỉ còn một mình Trần Tứ vui chơi ở lầu Lai Tân.
Chỉ nhân phen này khiến cho:
Phủ Quốc Công chơi tuyết, cùng dốc chén quỳnh,
Lầu Lai Tân đêm khuya, chợt mơ giấc mộng.
Muốn biết lầu Lai Tân như thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
- Ta phải đến thăm ông ta đồng thời lấy tiền ăn đường để về nhà.
Trần Chính Công ở ngoài cửa Tiền Đường, Phượng đi đến đó tìm. Mới đi được một quãng thì thấy trên bờ đê Tô Đông Pha có một nhóm người đang vây xung quanh hai người tập cưỡi ngựa ở dưới bóng liễu. Một người nhận ra Phượng vội kêu lớn:
- Anh Phượng! Anh ở đâu đến đây?
Phượng đến gần để nhìn, người kia nhảy xuống ngựa nắm lấy tay Phượng. Phượng nói:
- Tưởng ai hóa ra anh Tần Nhị! Anh đến đây bao giờ? Anh làm gì ở đây?
Tần Nhị nói:
- Anh ra đi đã lâu, việc ông Vạn liên quan gì đến anh? Công đâu "ăn cơm nhà vác ngà voi", như thế có phải là điên không? Được anh đến đây đúng lúc quá, tôi và Hồ công tử vừa nhắc đến anh. Phượng hỏi:
- Vị này là ai?
Tần Nhị nói:
- Vị này là Hồ công tử, con thứ tám của Hồ thượng thư ở địa phương đây, một người rất vui tính lại là bạn rất thân của tôi.
Khi Hồ công tử biết là Phượng, hai bên đều nói mình bấy lâu khao khát được gặp nhau. Tần Nhị nói:
- Nay có ông Phượng đến đây, chúng ta không đi ngựa nữa, hãy trở về nhà uống một chén rượu đi.
Phượng nói: - Tôi phải đi thăm một người bạn. Hồ công tử nói:
- Ngày mai ông đi thăm bạn cũng được. Hôm nay may mắn chúng ta được gặp nhau, chúng ta hãy đến nhà anh Tần chơi.
Và Phượng nói thế nào họ cũng mặc, cứ kéo đi, bảo người nhà đem đến cho Phượng một con ngựa. Đến trước đền thờ Ngũ Tử Tư, họ xuống ngựa cùng vào.
Tần Nhị ở tại tầng dưới về phía sau lầu. Phượng vào nhà thi lễ rồi ngồi xuống. Tần bảo người nhà mau mau dọn cơm rượu. Tần Nhị nói với Hồ công tử:
- Hôm nay may mắn có anh Phượng đến, ngày mai anh sẽ thấy tài võ nghệ của anh ta. Hôm khác tôi và anh Phượng sẽ đến nhà anh và sẽ còn làm phiền anh nhiều.
Hồ công tử nói:
- Cố nhiên!
Phượng chỉ câu đối trên tường nói với hai người:
- Tôi biết ông Hồng Hám Tiên. Có một thời gian ông ta cũng thích học võ nghệ. Về sau không hiểu sao, ông ta học pháp luật và cứ lừa người ta về việc luyện đan. Không hiểu bây giờ ông ta còn sống nữa không?
Hồ công tử nói:
- Nói ra cũng buồn cười. Anh Ba tôi suýt nữa cũng bị lừa một vố. Năm ấy ông Hồng kéo ông Mã Thuần Thượng ở Xử Châu và bày cho anh tôi luyện đan. Anh tôi đã đem bạc gói sẵn cả. Cũng may số anh tôi còn đỏ, đột nhiên ông Hồng mắc bệnh, được vài ngày thì chết. Nếu không thì rõ ràng bị ông ta lừa!
Phượng nói:
- Có phải ông Ba tên là Thận không?
- Đúng đáy, anh tôi và tôi tính tình khác nhau. Anh tôi ham chơi với một bọn không ra gì, lo làm thơ và tự xưng là danh sĩ. Thực ra, anh ta không dám uống một cân rượu ngon hay ăn một cân thịt ngon, nhưng bị người ta lừa mất hàng ngàn, hàng trăm lạng bạc mà cũng không tỉnh ngộ. Trái lại, tính tôi thì thích nuôi ngựa. Anh tôi sinh chuyện nói rằng ngựa hay vào phá sân, tôi chịu không được, cho anh tôi cái nhà cũ rồi dời đi ở chỗ khác. Thế là hai người đoạn tuyệt với nhau.
Tần nói: - Chỗ ở mới của anh Hồ rất là sạch sẽ, khi nào anh Phượng đến với tôi sẽ thấy.
Đang lúc nói chuyện thì rượu bưng lên. Ba người rót rượu mời nhau. Rượu đã ngà ngà say, Tần Nhị nói:
- Anh Phượng! Anh vừa nói đi tìm người bạn. Vậy anh đi tìm người nào?
- Tôi có một người bạn là Trần Chính Công người ở đây. Anh ta nợ tôi mấy lạng bạc, tôi đến đấy để lấy.
Hồ nói:
- Có phải ông ta trước ở ngõ Trúc Can, nay đã dời đến cửa Tiền Đường phải không?
Phượng nói:
- Đúng đấy.
Hồ nói:
- Hiện nay ông ta không ở nhà. Ông ta đã đi Nam Kinh bán tơ với Mao Nhị rồi. Mao Nhị là người khách trong nhà anh Ba tôi. Anh Phượng! Anh không cần đi tìm ông ta làm gì. Tôi sẽ cho người nhà đem thư đến nhà ông ta bảo khi nào ông ta trở về sẽ đến đây.
Cơm xong, mọi người ra về. Hồ cáo từ về trước. Tần Nhị giữ Phượng ở lại. Hôm sau, Tần Nhị đem Phượng đến thăm Hồ công tử. Hồ công tử lại đến nhà đáp lễ và cho người nhà đến mời.
- Ngày mai mời ông Tần và ông Phượng qua nhà ăn cơm xoàng. Ông chủ tôi nói vì chỗ thân nên không viết thiếp.
Hôm sau, ăn sáng xong, Tần bảo người nhà chuẩn bị hai con ngựa cùng Phượng đến nhà Hồ công tử. Người nhà đi theo sau. Chủ nhà ra tiếp mời vào sảnh ngồi. Tần hỏi:
- Tại sao chúng ta không vào thư phòng mà ngồi?
- Chúng ta hãy dùng trà đã.
Uống trà xong, Hồ công tử mời hai người đi theo một con đường ra phía sau, đường đầy cả phân ngựa. Đến thư phòng, thấy có mấy người khách đều là những người bạn thường ngày cưỡi ngựa và đánh kiếm với Hồ công tử. Hôm nay, tất cả đều đến đây để xem võ nghệ của Phượng. Mọi người vái chào nhau rồi ngồi xuống, Hồ nói:
- Những người này đều là bạn thân của tôi. Nghe nói hôm nay có ông Phượng đến, nên họ đều đến đây để được dạy bảo.
Phượng nói:
- Đâu dám thế.
Uống trà xong, mọi người đều đứng dậy đi dạo chơi. Ba gian lầu của Hồ công tử không lớn lắm. Ở bên cạnh nhà có hành lang, trên hành lang bày nhiều yên ngựa, ở trên tường lại có mấy cái bao đựng tên. Sau khi đi qua cái cửa tròn, mọi người đến một cái sân rộng rồi đến một cái chuồng ngựa. Hồ công tử nói với Tần Nhị:
- Anh Tần! Tôi mới mua một con ngựa vóc dạc cũng khá, anh xem thử nó đáng giá bao nhiêu.
Bèn sai người chăn ngựa dắt ngựa ra. Những người khách xúm lại xem. Con ngựa này hết sức dữ tợn. Thấy mọi người không đề phòng, nó đá một cái làm một người khách trẻ ngã lăn ra đất đau đớn vô cùng.
Hồ công tử nổi giận tiến đến đá một cái vào đúng chân con ngựa, chân con ngựa gãy gục xuống. Mọi người kinh sợ.
Tần Nhị nói:
- Hay quá, mấy lâu nay tôi không gặp anh, không ngờ võ nghệ của anh nay đã cao cường như vậy.
Người khách bị thương được đưa về nhà. Tiệc rượu lại bày ra. Chủ và khách, bảy tám người uống những chén to, ăn những đĩa lớn rất là vui vẻ. Ăn tiệc xong Tần Nhị nói:
Anh Phượng, anh phải trổ một vài món võ để mọi người xem chứ!
Mọi người đều nói:
- Chúng tôi muốn xem lắm.
Phượng nói:
- Tôi cũng xin làm trò cười để anh em xem cho vui.
Và chỉ vào một cái bồn hoa cao ở sân trong nói:
- Đem mấy viên gạch vuông đầu kia lại đây.
Tần Nhị bảo người nhà đem tám viên gạch đến. Phượng thong thả xắn ống tay phải. Tám viên gạch vuông chồng lên nhau ở trên thềm làm thành một chồng cao hơn một thước. Phượng lấy tay đấm một cái. Cả tám viên gạch đều vỡ tan thành mười mấy mảnh không sót viên nào. Mọi người đều tán thưởng. Tần Nhị nói:
- Ông Phượng của chúng ta đã luyện được môn này. Trong sách của ông học nói "Nắm tay lại có thể đập nát đầu con hổ, mở tay ra có thể chặt đứt đầu con bò". Nhưng đó chưa phải là cái tài giỏi nhất của ông. Anh Hồ! Anh vừa lấy chân đá gãy chân ngựa. Như vậy chân anh cứng lắm. Nếu anh dám đá vào dái ông Phượng thì tôi mới thực phục anh là người tài giỏi.
Mọi người đều cười mà nói rằng:
- Làm như thế sao được!
Phượng nói:
- Anh Hồ! Nếu anh muốn thử thì anh cứ tự nhiên. Nếu tôi có bị thương thì tôi cũng không trách anh đâu, tôi chỉ trách anh Tần mà thôi.
Mọi người đều nói:
- Ông Phượng đã bằng lòng chắc là phải có lí do.
Mọi người giục Hồ công tử cứ đá đi. Hồ công tử nghĩ bụng. Ông Phượng kia cũng không phải là Kim Cương, Cừ Vô Bá 1 mình sợ cái gì? Và nói:
- Anh Phượng! Nếu anh bằng lòng thì tôi xin làm.
Phượng kéo thân áo trước ra để lộ cái quần. Hồ đem tất cả sức lực bình sinh đá ngay vào quần đùi nhưng lạ lùng sao, chân không phải đá vào thịt mà đá vào một cục sắt. Năm ngón chân cơ hồ bị gãy. Hồ suýt ngất đi vì đau. Phải một lát sau cái chân mới cử động được. Phượng đến nói "xin lỗi".
Mọi người thấy vậy vừa kinh sợ vừa buồn cười. Một lát sau, tất cả cáo từ ra về. Hồ đi khập khiễng tiễn khách ra cửa. Chân không thể xỏ giày vì sưng lên đau nhức bảy tám ngày.
Phượng ở lại nhà Tần. Ngày nào cũng đánh quyền, phi ngựa cho nên không cảm thấy buồn. Một hôm, đang tập đánh quyền thì thấy một người gầy gò nhỏ bé, trạc độ hai mươi tuổi đến hỏi:
- Ông Phượng ở Nam Kinh có ở đây không?
Phượng đi ra gặp, nhận ra là người cháu của Trần Chính Công tên là Trần Hà Tử. Phượng hỏi đến đây có việc gì. Trần Hà Tử nói:
- Hôm trước Hồ công tử có viết thư nói ông đã đến đây. Chú tôi hiện nay còn ở Nam Kinh bán tơ. Lần này tôi đi Nam Kinh rồi cùng chú tôi về. Ông có dặn gì tôi, có viết thơ, thì tôi sẽ đem đi.
- Tôi muốn gặp chú anh. Ngoài ra không có việc gì. Chú anh trước đây nợ tôi năm mươi lạng bạc, nếu tiện thì trả cho tôi ngay. Tôi còn ở đây một ít hôm cho đến khi chú anh về. Anh làm ơn nói hộ với chú anh như vậy, tôi cũng không viết thư làm gì.
Trần Hà Tử vâng dạ về nhà thu xếp hành lí dáp thuyền đi Nam Kinh. Y đi đến hiệu bán tơ của ông Phó trước cửa huyện Giang Ninh, tìm Trần Chính Công. Bấy giờ Trần Chính Công đang ngồi ăn cơm cùng một bàn với Mao Nhị. Thấy cháu đến, Trần bảo vào ngồi cùng ăn và hỏi việc nhà. Trần hà Tử đem chuyện ông Phượng đòi tiền nói lại rồi mang hành lí lên lầu.
Mao Nhị trước kia mở một cửa hàng chỉ ở Hàng Châu với một số vốn là hai ngàn lạng bạc. Sau này y lại kết bạn với Hồ Tam công tử lấy được thêm hai ngàn lạng bạc rồi đến phủ Gia Hưng mở một hiệu cầm đồ nhỏ. Anh chàng này có cái tật là hà tiện vắt ra nước xem đồng tiền quý hơn mạng của mình. Phen này y lại cùng Trần Chính Công bán tơ. Trần Chính Công cũng là con người coi đồng tiền quý hơn mạng của mình cho nên hai người tương đắc với nhau lắm.
Cửa hàng bán tơ ở Nam Kinh cho khách bán tơ ăn uống rất hậu. Mao Nhị nói với Trần Chính Công:
- Ông chủ của phường buôn chúng ta ngày nào cũng cho chúng ta ăn thịt. Đây không phải là thịt của ông chủ chúng ta mà là thịt của chúng ta vì chúng ta sẽ phải tính tiền vào đấy. Chi bằng chúng ta chỉ ăn cơm không của ông ta thôi, còn thịt thì tự mua lấy. Như thế rẻ hơn.
Trần Chính Công nói: - Nói như vậy đúng lắm! Đến bữa ăn, Trần Chính Công sai Trần Hà Tử mua mười bốn đồng tiền lòng ở nhà bán thịt nấu cho tất cả ba người ăn. Trần Hà Tử không ăn được bao nhiêu nên cứ ấm ức trong lòng.
Một hôm Mao Nhị nói với Trần Chính Công: - Hôm qua tôi nghe một người bạn nói ông Tần Trung Thư ở ngõ Yên Chi lên Bắc Kinh làm quan. Ông ta không có tiền đi đường, muốn vay một ngàn lạng khấu lãi trước ba mươi phân. Tôi thấy ông ta là một chủ nợ rất chắc
chắn. Chỉ trong ba tháng là trả nợ. Số tiền mua tơ của anh còn thừa lại hơn hai trăm lạng. Sao anh không lấy hai trăm mười lạng cho ông ta vay, sau ba tháng là có thể được ba trăm lạng. Như thế chẳng lời hơn là bán tơ sao? Nếu anh không tin tôi thì tôi viết cho anh một tờ giấy cam đoan. Tôi quen biết người mách mối. Không có chút mảy may nào đáng ngại cả.
Trần Chính Công nghe lời cho vay. Ba tháng sau Mao Nhị trả lại cả vốn lẫn lãi. Bạc toàn bạc tốt, cân lại rất đúng. Trần Chính Công rất mừng rỡ.
Một hôm, Mai nhị lại nói với Trần Chính Công:
- Hôm qua tôi gặp một người bạn. Ông ta bán nhân sâm. Ông ta nói Từ Công tử trong phủ Quốc Công có một người anh họ là ông Trần mua của ông ta một cân nhân sâm. Nay ông ta muốn về Tô Châu, ông Trần hiện nay chưa đủ tiền cho nên muốn vay một trăm lạng. Sau hai tháng sẽ được trả hai trăm lạng. Cái này cũng hoàn toàn chắc chắn. Trần lại đưa một trăm lạng bạc cho Mao Nhị để Mao Nhị cho vay. Sau hai tháng được hai trăm lạng còn thêm ba mươi đồng nữa. Trần Chính Công lại càng mừng rỡ.
Còn Trần Hà Tử thì bị Mao Nhị đối xử không ra gì, rượu không có, thịt cũng không, cho nên Trần Hà Tử rất ghét Mao Nhị. Nhân lúc vắng, y nói với Trần Chính Công:
- Chú ở đây bán tơ. Được lãi bao nhiêu thì giao cho người chủ phường buôn để mua tơ. Nếu chú mua được thứ tơ tốt và đem cầm thì sẽ có lời. Lại lấy số tiền lời mua tơ thì chú sẽ có nhiều tơ nữa để đem cầm. Tiền lãi ở hiệu cầm đồ thì rất nhẹ. Như vậy, cứ mua tơ rồi lại cầm đi, thì với một ngàn lạng bạc, chẳng bao lâu chú sẽ được hai ngàn. Như thế chẳng hơn sao? Đằng này chú lại nghe lời ông Mao Nhị đem tiền cho vay. Cho vay là việc không chắc chắn. Nếu chú cứ mắc cứng ở đây thì bao giờ mới trở về nhà.
Trần Chính Công nói:
- Không hề gì, trong vài hôm nữa chúng ta sẽ thu xếp hành lí trở về.
Một hôm Mao Nhị tiếp được thư ở nhà. Mao xem thư rồi mím môi có vẻ đăm chiêu suy nghĩ một mình.
Trần Chính Công hỏi:
- Ở nhà ông có việc gì mà thừ người như thế?
- Không can gì. Việc này nói với anh không tiện.
Trần Chính Công hỏi hai ba lần Mao Nhị mới nói:
- Tôi mới nhận được thơ của đứa con ở nhà nói cửa hàng cầm đồ của họ Đàm ở đường phía đông đã vỡ nợ sắp giao cho người khác. Hiện nay họ có một cái nhà đầy cả đồ đạc, đáng giá một ngàn sáu trăm lạng. Tôi đang nghĩ cách làm thế nào để có thể có những đồ đạc ấy đem về hiệu tôi thì thực là một dịp phát tài. Chỉ tiếc rằng nay gặp lúc đen, tiền không có sẵn.
Trần Chính Công hỏi:
- Thế tại sao ông không hùn vốn với người khác?
- Tôi cũng đã nghĩ đến điều đó. Nếu tôi hùn vốn với người khác với tám phần trăm tiền lời thì tôi vẫn còn lời một ít. Nhưng nếu họ đòi thêm hai phân nữa thì tôi mất sạch: "Thịt dê không được nếm mà chỉ ngửi được mùi dê" như thế chẳng bõ công.
- Tại sao anh lại ngốc thế, anh không đem bàn với tôi chẳng hơn ư? Tôi có ít tiền đây, có thể cho anh mượn. Tôi không sợ anh lừa đâu.
- Thôi, thôi, anh ơi! Việc làm ăn có chỗ nào không chắc chắn hoặc là nếu sau này bị lỗ vốn, tôi không trả cho anh được thì còn mặt mũi nào mà nhìn anh!
Thấy anh ta thực thà như vậy, Trần Chính Công quyết tâm cho vay.
- Này anh, chúng ta cùng bàn việc ấy cho kĩ. Anh có thể lấy tiền của tôi để mua đồ đạc. Tôi không đòi nhiều lãi đâu. Chỉ mỗi tháng hai phân thôi. Như thế anh sẽ lãi to. Sau này anh sẽ trả tôi dần. Nếu anh không trả được ngay tất cả thì chúng ta là bạn thân với nhau, lẽ nào tôi lại làm khó dễ với anh.
- Như thế thì anh tốt quá. Nhưng việc này phải có người làm chứng viết giấy hẳn hoi giao cho anh làm bằng thì anh mới yên tâm. Lẽ nào việc này lại đem bàn riêng giữa hai người?
- Tôi biết anh có phải như người ta đâu? Có gì mà không an tâm. Không những không cần ai làm chứng mà cũng không cần giấy tờ gì hết. Chỉ cốt lấy việc tin cậy nhau là hơn.
Rồi Trần Chính Công giấu Trần Hà Tử, đem tất cả số tiền của mình ở trong bị cũng như số tiền nợ đã thu được, gộp lại được một ngàn lạng, gói ghém cẩn thận rồi giao cho Mao Nhị và nói:
- Tôi đang đợi ông chủ phường buôn định giá về số tơ của tôi. Tôi cũng định đem số tiền này về Hồ Châu mua một ít tơ nhưng nay tôi giao tất cả cho anh để thu xếp việc ấy. Vài ngày nữa, tôi cũng về nhà.
Mao Nhị cảm ơn rồi nhận số tiền, trở về Gia Hưng.
Vài hôm sau khi đã thu được tiền bán tơ, Trần Chính Công từ giã người chủ phường buôn, mang theo Trần Hà Tử xuống thuyền về Hàng Châu. Nhân tiện đường, y ghé qua Gia Hưng thăm Mao Nhị. Hiệu cầm đồ của Mao Nhị ở đường phía tây. Chính Công hỏi thăm đường đi đến. Chỉ thấy ba gian nhà nhỏ cửa nhìn ra dường, bên ngoài có bình phong. Đi qua bình phong thấy một cái nhà khách có ba gian. Có một cái quầy hàng và mấy người buôn ở đấy. Trần Chính Công hỏi:
- Đây có phải là hiệu buôn của Mao Nhị không? Người buôn ở quầy hàng nói:
- Ông là ai?
- Tôi là Trần Chính Công, mới ở Nam Kinh đến đây thăm ông Mao Nhị.
- Mời ông vào trong nhà ngồi chơi.
Đằng sau là một cái lầu để đồ đạc, Trần Chính Công bước vào ngồi ở dưới lầu. Người kia đem trà đến.
- Ông Mao có nhà không?
- Hiệu này trước kia của ông Mao nhưng nay ông ta đã bán cho ông chủ chúng tôi là ông Uông rồi.
Trần hoảng hốt nói:
- Hôm trước ông ấy có đến đây không?
- Đây không phải là hiệu của ông ta, ông ta đến đây làm gì?
- Bây giờ ông ấy ở đâu?
- Ông ta đi lang thang khắp nơi, ai biết đi Bắc Kinh hay Nam Kinh mà tìm?
Trần Chính Công nghe thấy câu chuyện đầu Ngô mình Sở, mồ hôi toát ra như tắm. Y cùng Trần Hà Tử xuống thuyền về nhà. Hôm sau, có người đến gõ cửa. Mở cửa ra thì thấy Phượng. Trần mời vào phòng khách kể chuyện. Mấy lâu xa cách nhớ nhung, Trần nói:
- Đáng lí tôi phải trả tiền cho anh đã lâu, nhưng ngày nay tôi bị lừa, không có cách gì trả cho anh cả.
Công việc xảy ra như thế nào?
Trần kể lại đầu đuôi cho Phượng nghe. Phượng nói:
- Không hề gì, anh cứ để mặc tôi. Ngày mai tôi sẽ đi Nam Kinh với ông Tần. Anh cứ ở Gia Hưng đợi tôi. Tôi cam đoan sẽ đưa tiền về cho anh không thiếu một đồng. Anh nghĩ thế nào?
- Nếu anh làm được thế, tôi không biết lấy gì cảm ơn.
- Cái việc cảm ơn không cần nói đến!
Phượng về nhà kể lại câu chuyện đầu đuôi với Tần Nhị. Tần Nhị nói:
- Bây giờ ông lại có việc rồi. Việc này chắc ông thích làm lắm.
Tần gọi người nhà đến trả tiền thuê phòng rồi cùng Phượng thu xếp hành lí đến bến Đan Hà xuống thuyền. Sắp đến Gia Hưng, Tần nói:
- Tôi cũng đi theo anh để xem anh làm gì.
Tần cùng Phượng lên bờ đến thẳng hiệu cầm đồ của Mao. Thấy Trần Chính Công đang cãi nhau với người ta ở trong hiệu buôn của Mao. Phượng bước nhanh đến cổng và nắm lấy cổng gọi to:
- Ông Mao có ở nhà không? Ông có muốn trả tiền cho ông Trần hay là không trả?
Người coi hàng chưa kịp chạy ra thì Phượng đã nắm lấy cửa, ngả mình về phía sau nửa bức tường bị đẩy đổ sầm xuống. Tần Nhị bước vào xem suýt nữa vỡ đầu. Khách hàng và người buôn đứng nhìn mắt trợn trừng miệng há hốc. Phượng lại bước vào nhà khách dựa lưng vào cột ở quầy hàng, hỏi:
- Chúng bay muốn sống thì mau mau chạy ra.
Nói xong kéo hai tay ra đằng sau, vặn mình một cái, cột bị nhổ bật lên. Một nửa nhà khách đổ sụp, ngói và gạch rơi xuống như mưa, tro bụi bay tứ tung. May sao, những người coi hàng đều đã chạy ra hết, nên không việc gì. Người ở ngoài đường xúm lại xem vì họ nghe thấy tiếng nhà đổ. Mao Nhị thấy vậy đành phải chạy ra. Phượng mặt mày đầy bụi lại càng kiên quyết. Phượng bước đến chân lầu dựa vào cột chính. Mọi người chạy đến lạy lục. Mao Nhị phải nhận lỗi; hứa trả cả vốn lẫn lãi và van xin Phượng đừng làm đổ sụp nhà cửa của mình. Phượng cười mà nói:
- Cái tổ của anh to lớn bao nhiêu thì chỉ trong một bữa cơm ta cũng có thể san phẳng.
Tần Nhị và Trần Chính Công đều ở dưới lầu nhìn. Tần nói:
- Anh Mao! Anh làm như vậy là không đúng; anh tưởng không có ai làm chứng thì ông Trần không thể lên quan kiện. Vì vậy anh lừa ông ta. Cho hay: "Sợ chi kẻ khó đi vay. Sợ chăng, đòi nợ là tay anh hùng". Ngày nay anh đã gặp ông Phượng chắc chả ăn quịt được đâu.
Mao Nhị không biết làm thế nào đành phải trả lại cả vốn lẫn lãi và việc ấy như thế là xong. Trần Chính Công nhận được tiền, tiễn Tần và Phượng xuống thuyền. Sau khi mọi người đã rửa mặt xong, Trần đưa cho Phượng hai gói bạc, tất cả một trăm lạng để cảm tạ. Phượng cười mà nói:
- Đó chẳng qua tôi cao hứng mà giúp anh đấy thôi. Tôi không muốn anh cảm ơn gì hết. Tôi chỉ lấy năm mươi lạng số tiền anh nợ tôi, còn năm mươi lạng kia thì anh cầm lấy.
Trần Chính Công cảm tạ nhận số bạc, từ biệt hai người, thuê một chiếc thuyền nhỏ về nhà.
Tần và Phượng vừa cười vừa nói chuyện, chẳng bao lâu đến Nam Kinh và trở về nhà. Hai ngày sau, Phượng đến ngõ Yên Chi để thăm Tần Trung Thư. Người giữ cổng nói:
- Chủ chúng tôi gần đây cứ đi chơi suốt ngày với ông Trần Tứ, người phủ Thái Bình trong nhà ông Trương ở lầu Lai Tân, không thấy về nhà.
Sau đó Phượng gặp Tần Trung Thư, khuyên Tần Trung Thư không nên làm như vậy. Vừa lúc ấy, may sao có một bức thư ở kinh đô đưa đến, nói rằng Tần sắp sửa được bổ làm quan. Tần vội vàng thu xếp hành lí lên kinh. Chỉ còn một mình Trần Tứ vui chơi ở lầu Lai Tân.
Chỉ nhân phen này khiến cho:
Phủ Quốc Công chơi tuyết, cùng dốc chén quỳnh,
Lầu Lai Tân đêm khuya, chợt mơ giấc mộng.
Muốn biết lầu Lai Tân như thế nào hãy xem hồi sau phân giải.
/56
|