Hai công tử họ Lâu đã cho Trương Thiết Tý năm trăm lạng bạc để Trương tạ ơn ân nhân. Trương ra đi để lại trong nhà cái bị da trong đấy có một cái đầu người. Mặc dầu họ là người nhà quan tể tướng không có việc gì phải lo sợ, nhưng khi thấy một cái đầu người đầy máu me ở ngoài thềm thì họ cũng không khỏi lo lắng. Lâu Toản nói với anh:
- Trương Thiết Tý là một tay hiệp khách, chắc chắn ông ta không thất tín với chúng ta đâu. Chúng ta không nên làm như thể tục. Chúng ta cứ dọn một bữa tiệc, mời tất cả các bạn thân nhất, đợi ông ta đến mở cái bị kia ra. Có phải dễ dàng gì mà ngày nào cũng thấy đầu người biến thành nước? Tại sao chúng ta không tổ chức làm một bữa "tiệc đầu người"?
Lâu Bổng nghe vậy bằng lòng? Trời vừa sáng, y ra lệnh dọn một bữa tiệc, mời Ngưu Bố Y, Trần Hòa Phủ, Cừ Dật Phu đến. Cố nhiên ba người khách ở trong nhà cũng được mời. Hai công tử nói:
- Đây là một bữa cơm xoàng!
Họ không nói vì sao lại mời ăn tiệc để cho những người khách kia ngạc nhiên hơn khi thấy Trương Thiết Tý trổ tài.
Mấy người khách đều đến và nói chuyện suông suốt ba bốn giờ. Nhưng mãi đến trưa vẫn không thấy Trương Thiết Tý trổ tài.
Lâu Bổng thì thầm với em:
- Việc này xem ra không hay rồi!
Bị da của ông ta vẫn còn đây. Nhất định thế nào ông ta cũng lại!
Họ đợi mãi đến chiều nhưng Trương vẫn không lại. Bữa tiệc đã dọn xong. Họ mời khách cùng ngồi vào ăn. Hôm ấy trời lại nóng, cái bị da bắt đầu bốc ra hơi thối. Hai công tử nóng ruột tự nghĩ:
- Nếu như hắn không đến thì còn cái đầu ở ngoài thềm làm sao bây giờ?
Đợi mãi đến chiều, hơi thối bốc ra. Các bà vợ ngửi thấy mùi thối không chịu nổi sai người đến nhờ hai công tử ra xem một chút. Hai người không biết làm thế nào, đành bảo mở bị ra nhìn thì chẳng thấy đầu người đâu cả. Chỉ thấy một cái đầu lợn nặng năm, sáu cân. Hai người nhìn nhau không nói một lời. Liền ra lệnh đem thủ lợn xuống bếp cho đầy tớ ăn. Hai người bàn nhỏ với nhau đừng đem việc này nói cho ai biết và trở lại tiếp khách như thường. Trong lòng đang buồn rầu thì có người giữ cổng vào bẩm:
- Có sai nhân huyện Ô Trình mang thiếp của quan huyện đến đây. Hắn lại mang thêm hai sai nhân ở huyện Tiêu Sơn đến muốn thưa chuyện với ông.
Lâu Bổng nói:
- Lạ thật! Có việc gì vậy?
Lâu Bổng để Lâu Toản ngồi tiếp khách, còn mình thì ra nhà khách, bảo đưa sai nhân vào. Người này đến vái chào và nói:
- Quan huyện chúng tôi có lời hỏi thăm ngài. Sai nhân đưa ra một tờ công văn. Lâu Bổng sai đem đèn nến đến. Tờ công văn viết:
Tri huyện Ngô, ở huyện Tiêu Sơn báo về việc bắt cóc. Theo lời của thầy tăng chùa Lan Nhược là Tuệ Viễn thì người ni cô trong chùa là Tâm Viễn đã bị một tên côn đồ là Quyền Vật Dụng quyến rũ và bắt về nhà. Trước khi việc lộ ra tên này đã chạy trốn đến quý huyện. Vì vậy, tôi gửi giấy này đến quý huyện xét và nhờ quý huyện giúp bọn sai nha của tôi để tìm xem tên phạm nhân hiện nay trốn ở đâu đặng bắt về huyện tôi xét xử. Việc gấp.
Lâu Bổng đọc xong. Người sai nhân nói:
- Quan huyện chúng tôi muốn bẩm với ngài rằng quan tôi biết tên ấy hiện nay đang ở trong quý phủ. Vì ngài không biết việc làm của hắn cho nên ngài cho hắn ở tại phủ. Quan tôi xin ngài giao hắn cho những người sai nhân hiện đang đợi ở ngoài cửa để giải hắn đi. Nếu hắn biết việc này thì sẽ bỏ trốn, khó lòng mà trả lời với quan huyện Tiêu Sơn.
Lâu Bổng nói:
- Ta biết rồi! Hãy đợi một chút.
Sai nhân vâng dạ bước ra đứng đợi ở ngoài cổng.
Lâu Bổng trong lòng hết sức buồn bực, gọi Lâu Toản và Dương Chấp Trung đến, đưa công văn và giấy của huyện đòi bắt Quyền Vật Dụng. Lâu Toản cũng không biết làm sao. Dương Chấp Trung nói:
- Ông Ba, ông Tư! Người xưa có câu: "Con ong đã vào ống tay áo thì phải cởi ra mà giũ nó đi". Nay ông ta đã làm việc ấy thì dù hai công tử có che chở cũng không được. Tôi xin đến nói thẳng với ông ta và giao ông ta cho bọn sai nhân để ông ta lo liệu với họ.
Hai người không biết làm sao. Dương Chấp Trung bước vào thư phòng, nói sơ qua việc này với những người ăn tiệc. Quyền Vật Dụng đỏ mặt nói:
- Sự thật là sự thật! Giả dối là giả dối! Tôi cứ đi với họ, sợ cái quái gì?
Hai công tử tiễn Quyền ra cửa, vẫn đối xử như một thượng khách và tỏ ý bất bình về việc xảy ra. Sau khi uống hai chén rượu tiễn biệt và đưa cho Quyền hai gói bạc làm tiền đi đường, hai công tử tiễn y ra cổng, bảo một người nhà mang hành lý, rồi vái chào từ biệt. Sai nhân vừa thấy Quyền ra khỏi phủ, lập tức giữ chặt lấy và xích tay lại.
Sau hai việc này, hai người chán nản. Họ ra lệnh cho người giữ cửa hễ có người lạ đến thì bảo họ đã lên kinh rồi. Từ đó trở đi, họ đóng cửa, chỉ lo việc nhà 1.
° ° °
Vài ngày sau, Cừ Dật Phu đến cáo từ hai cậu trở về, nói rằng thái thú mắc bệnh nên phải về Gia Hưng chăm sóc. Hai công tử nghe vậy cũng đều về Gia Hưng với Cừ Dật Phu. Nhưng về đến Gia Hưng thì thái thú đã mắc bệnh nặng lắm, xem chừng không sống nổi. Thái thú bảo Cừ Dật Phu nhờ hai cậu thu xếp để đưa Lỗ tiểu thư về nhà. Hai công tử viết thư sai một người đầy tớ gái đến bẩm với Lỗ phủ. Lỗ phu nhân không chịu nhưng tiểu thư hiểu đạo làm vợ nên xin phép mẹ về nhà chồng để chăm sóc thuốc thang. Bây giờ Thái Tần đã lấy chồng, chỉ còn Song Hồng cùng đi với tiểu thư, mang tất cả của hồi môn xuống thuyền. Khi đến nhà thì nghe tin thái thú đã chết và Cừ Dật Phu đã được lập làm thừa tự. Tiểu thư chăm sóc mẹ chồng và lo lắng việc nhà đâu vào đấu. Thân thích ai cũng khen ngợi. Hai công tử ở lại đến khi chôn cất xong mới trở về Hồ Châu.
Cừ Dật Phu chịu tang ba năm. Cừ nhận thấy hai ông cậu của mình suốt đời lo tìm kiếm người tài nhưng cuối cùng hoàn toàn thất vọng cho nên lòng hiếu danh của Cừ cũng do đó mà nguội lạnh. Y không in thơ để biếu ai nữa. Sau khi đoạn tang, con trai của Lỗ tiểu thư đã được bốn tuổi. Ngày nào tiểu thư cũng dạy cho đứa con học "Tứ thư" và "Văn bát cổ". Cừ Dật Phu ở bên cạnh dạy bảo thêm. Cừ cũng nghĩ đến việc giao du với những người khoa cử ở Gia Hưng, nhưng tất cả những người này cho rằng Cừ là một nhà thơ có danh cho nên không đến gần. Cừ cũng cảm thấy buồn. Một hôm, Cừ đang đi chơi ngoài phố, thì thấy một hiệu sách ngoài cửa dán một tờ giấy đỏ, ở trên viết:
"Hiệu chúng tôi đã mời ông Mã Thuần Thượng người ở Xử Châu tuyển giúp những bài văn đi thi. Ai có những bài văn cho chúng tôi mượn xin làm ơn gửi đến hiệu sách Văn Hải Lâu ở đường phố chính, phủ Gia Hưng".
Cừ nghĩ bụng:
- Ông này là một tay tuyển văn, tại sao ta không đến thăm một chút?
Bèn vội vàng về nhà, thay quần áo, viết một cái thiếp và đưa đến hiệu sách. Cừ hỏi:
- Ở đây có ông Mã không?
Người chủ hiệu sách nói:
- Ông Mã ở trên gác.
Và gọi lớn:
- Ông Mã! Có khách đến thăm.
Ở trên gác có tiếng đáp:
- Tôi sẽ xuống ngay!
Mã ở trên gác bước xuống. Cừ nhìn thấy Mã người cao tám thước, rất to lớn, đầu đội mũ vuông, mình mặc áo màu lam, chân đi giày đen đế trắng, da mặt đen xạm, râu thưa. Hai người vái chào nhau và mời nhau ngồi. Mã Thuần Thượng nhìn thấy tờ danh thiếp nói:
- Tôi đã thấy quý danh trong nhiều bài thơ. Tôi mong được gặp ông đã lâu.
Cừ Dật Phu nói:
- Hiện nay ông làm văn tuyển thật là một tay cự phách về văn chương. Tôi mong mỏi từ lâu. Tiếc không được gặp sớm hơn!
Người chủ hiệu sách mang trà vào. Cừ Dật Phu nói:
- Có phải ông thi đỗ ở Xử Châu không? Chắc ông đỗ cao lắm.
- Tôi thi đỗ ở Xử Châu, đã hai mươi bốn năm nay. Tôi được các quan chấm thi cho đỗ đầu sáu, bảy lần ở phủ, nhưng lên thi ở tỉnh mãi vẫn không đỗ.
- Đó chẳng qua là số phận. Chắc chắn lần sau ông sẽ đỗ khôi nguyên.
Nói chuyện một lát, Cừ cáo từ ra về. Mã Thuần Thượng hỏi chỗ ở của Cừ để ngày hôm sau đến thăm. Cừ về nói với vợ:
- Ngày mai có ông Mã Thuần Thượng đến chơi. Ông ta là một người thạo về văn chương cử nghiệp, phải chuẩn bị làm cơm cho ông ta ăn!
Tiểu thư vui vẻ chuẩn bị cơm nước. Sáng hôm sau Mã Thuần Thượng mặc áo, viết một cái danh thiếp rồi đến nhà Cừ Dật Phu. Cừ Dật Phu nói:
- Chúng ta không phải là hạng bạn bè tầm thường. Tâm hồn chúng ta gặp nhau từ lâu. Hôm nay ông đã hạ cố đến đây. Chắc ông cũng vui lòng ăn cơm với tôi. Tôi đã sửa soạn một bữa cơm thường, xin ông tha thứ cho việc thất lễ.
Mã Thuần Thượng rất mừng rõ. Cừ Dật Phu hỏi: - Khi ông chọn các bài văn thì ông theo những tiêu chuẩn gì?
- Theo lý pháp 2 là chính. Phong cách thì thay đổi luôn. Nhưng lý pháp thì vẫn không thay đổi gì. Thời Hồng Vũ và Vĩnh Lạc, theo phong cách khác, đến thời Thành Hoá và Hoằng Trị lại theo một phong cách khác. Nhưng nếu ta xem kỹ thì cách lý pháp vẫn là một. Nói chung không nên viết văn chương như văn chú thích. Nhưng viết như văn thơ phú lại càng phải tránh. Bởi vì viết như văn chú thích thì chỉ kém về hình thức mà thôi, còn nếu viết như thơ, phú thì trái với khẩu khí của thánh hiền. Cho nên lại càng phải tránh lối văn thơ, phú.
- Viết văn thì như thế, còn phê vào các bài văn thì như thế nào?
- Cũng như vậy cả! Hoàn toàn không có khẩu khí của thơ phú. Tôi đã đọc nhiều lời phê của các vị tiền bối. Khi nào lời văn có vẻ "phong hoa tuyết nguyệt" 3 làm cho người sau tưởng như là thơ, phú thì tức là có hại cho tâm thuật. Người xưa có câu rất hay:
"Lòng người viết văn cũng như con mắt vậy". Con mắt người ta không thể có bụi bậm gì hết, dù bụi bậm ấy là ngọc hay là vàng cũng không được. Vì vậy khi nào tôi chú thích hay phê bình văn chương, tôi lấy tinh thần của Chu Hy ở trong "Ngữ Loại", "Hoặc Vấn". Tôi thường ngồi mãi đến nửa đêm không dám viết một câu. Tôi muốn người đọc một chương của tôi có thể hiểu được đạo lý của mười mấy chương khác. Như thế mới có ích. Khi nào làm tuyển tập xong tôi sẽ gửi một quyển đến nhờ ông chỉ giáo.
Hai người nói chuyện thì cơm đã dọn ra. Đó là một bữa cơm thường. Có một bát vịt hầm, một bát gà nấu, một con cá, một bát thịt lợn bung. Mã Thuần Thượng là người ăn khoẻ. Vừa giơ đũa vừa nói với Cừ Dật Phu:
- Chúng ta là những người bạn thân gặp nhau, không cần làm khách. Con cá này thì chưa cần ăn đến. Chúng ta hãy ăn bát thịt trước.
Mã liền ăn ngay bốn bát cơm và ăn hết sạch cả bát thịt. Ở trong nhà biết vậy lại đưa ra một bát khác. Mã cũng ăn hết cả thịt cả nước. Sau đó, người nhà dọn dẹp và bưng trà lên. Hai người bắt đầu nói chuyện. Mã nói:
- Ông tài năng như thế, lại là con nhà danh tiếng. Đáng lẽ ông phải thi đỗ đã lâu rồi. Tại sao vẫn cứ nằm một xó ở đây như thế?
Cừ Dật Phu nói:
- Vì phụ thân tôi mất sớm. Ông tôi nói tôi phải lo việc nhà. Cho nên không có thì giờ lo đến việc khoa cử.
Mã nói:
- Thế là sai! Hai chữ cử nghiệp là việc từ xưa đến nay ai cũng phải làm. Khổng Phu Tử sống vào thời Xuân Thu bấy giờ làm quan là căn cứ vào lời nói và việc làm tốt. Cho nên Khổng Tử nói: "Nói ít điều sai, làm ít điều phải thẹn, lộc là ở đó". Đó là lối "cử nghiệp" ở thời Khổng Tử đấy. Đời chiến quốc lấy việc du thuyết để làm quan. Cho nên Mạnh Tử đi khắp Tề, Lương. Đó là lối "cử nghiệp" của thời Mạnh Tử. Đời Hán thi "Hiền lương phương chính" nhờ vậy Công Tôn Hoằng, Đổng Trọng Thư đều đỗ. "Hiền lương phương chính" là lối "cử nghiệp" đời Hán. Đời Đường, lấy thi phú để ra làm quan. Nếu có ai nói giỏi như Khổng Tử hay Mạnh Tử thì cũng chịu ngồi xó thôi. Cho nên những người đời Đường đều biết làm thơ. Đó là lối "cử nghiệp" đời Đường. Đời Tống, lấy "lý học" để chọn người làm quan cho nên Trình, Chu đều giảng lý học. Đó là lối "cử nghiệp" đời Tống. Đến bản triều lấy người thi đỗ làm quan bằng văn chương. Đó là cái cách tốt nhất. Nếu Khổng Phu Tử sống lại bây giờ thì ngài cũng phải làm văn chương theo kiểu cử nghiệp. Nhất định, không còn nói câu: "Nói ít sai lầm, làm ít điều phải thẹn" 4 nữa. Vì sao? Vì nếu ngài cứ lo "nói ít điều sai lầm, làm ít điều phải thẹn" thì ai cho ngài ra làm quan và cái đạo của Khổng Tử không thể thực hiện được 5.
Lời nói ấy làm cho Cừ Dật Phu như người trong mơ sực tỉnh. Cừ giữ Mã ở lại uống rượu, ăn cơm chiều và kết nghĩa bạn bè suốt đời. Mã cáo từ ra về. Từ đó họ thường đến chơi với nhau.
Hôm ấy, hai người nói chuyện với nhau ở hiệu sách Văn Hải Lâu, Cừ thấy mục lục quyển "Lịch khoa mặc quyển trì vân" 6 đã được khắc xong để trên bàn, ở dưới có một hàng chữ viết: "Do Mã Thuần Thượng ở Xử Châu chọn lọc và phê duyệt". Cừ nói với Mã:
- Tôi muốn hỏi ông một việc. Không biết trên tên của ông có thể thêm tên của tôi được không? Như thế thì tôi cũng được thơm lây vì tôi cũng tham dự vào việc làm văn tuyển với ông.
Mã nghiêm sắc mặt nói:
- Cái đó không được. Viết cái tên ở ngoài bìa không phải là một chuyện dễ. Riêng tôi, tôi phải mất mấy mươi năm theo dõi khoa cử, đỗ đạt cao mới có một chút hư danh. Cho nên họ mới nhờ tôi làm. Cố nhiên, tên của ông có giá trị hơn là viết vào cái bìa sách này, nhưng chỉ một trong hai ta nên có tên ở đây mà thôi. Cái đó có lý do.
- Lý do như thế nào?
- Chẳng qua là hai chữ "danh, lợi" mà thôi! Tôi không chịu bỏ cái danh của tôi để mang tiếng chạy theo thế lợi. Nếu như viết tên ông đứng thứ hai, thì người ta nghĩ rằng: người xuất tiền ra khắc chính là ông. Còn tôi làm việc chỉ vì tiền. Trái lại, để tên ông đứng trước thì tất cả cái hư danh mấy lâu nay tôi có được chẳng qua là giả dối sao? Nếu ông ở địa vị tôi thì ông cũng cảm thấy như thế.
Trong lúc nói chuyện, cơm đã dọn lên. Đó là một bữa cơm thường, chỉ có một bát canh rau và hai đĩa rau. Mã nói:
- Tôi không dám mời ông ăn bữa cơm rau này! Tôi biết làm thế nào?
- Chẳng cần gì đâu! Tôi biết ông không quen ăn cơm rau nên đã mang theo ít tiền lại đây!
Nói xong đưa ra một lạng bạc bảo người con thứ hai của chủ hiệu sách đi mua thịt nấu. Ăn cơm xong, Cừ Dật Phu từ biệt.
Ở nhà mỗi ngày Cừ Dật Phu và tiểu thư dạy cho con mãi đến nửa đêm. Và nếu con không học thuộc bài, thì tiểu thư giữ lại cho đến sáng. Tiểu thư để Cừ Dật Phu đi ngủ trước, sai Song Hồng mang trà và nước đến hầu hạ. Song Hồng hầu hạ rất chăm chỉ, lại biết đọc thơ, thường thường đem thơ đến cho Cừ Dật Phu giảng hộ. Cừ Dật Phu thấy Song Hồng chăm chỉ cũng giảng thơ cho Song Hồng nghe. Cừ đem cái tráp cũ của Vương Huệ cho Song Hồng đựng đồ kim chỉ. Lại vô tình kể lại câu chuyện gặp Vương Huệ ngày trước cho Song Hồng nghe.
Không ngờ gã Hoạn Thành từ trước đã dan díu với Song Hồng. Y liều mạng chạy đến Gia Hưng mang Song Hồng đi. Cừ Dật Phu giận quá, báo với quan tri huyện ở Tú Thuỷ. Quan huyện viết công văn ra lệnh bắt giữ Song Hồng và Hoạn Thành ở nhà một người sai nhân. Hoạn Thành nhờ một người bạn đến xin Cừ Dật Phu đưa ra mấy mươi lạng bạc xin chuộc người đầy tờ gái đem về làm vợ. Nhưng Cừ không nghe. Nếu người sai nhân đem Hoạn Thành lên quan huyện thì y sẽ bị đánh một trận và Song Hồng bị giao lại cho gia đình họ Cừ. Vì vậy, Hoạn Thành phải đem tiền đút lót. Tiền hết, áo quần Hoạn Thành cũng phải đem cầm.
Buổi chiều hôm đó, ở trong nhà người sai nhân, Hoạn Thành và Song Hồng đang bàn nhau làm thế nào đem bán cái tráp lấy một ít tiền mua cái gì ăn. Song Hồng là một người đầy tớ gái, chưa hiểu gì về việc đời. Song Hồng nói:
- Cái tráp này trước là của một ông quan to. Chắc là nó đắt tiền. Nếu đem bán đi, lấy một ít tiền thì chẳng tốt hơn sao?
- Nó là của ông Cừ hay ông Lỗ.
- Đều không phải tất! Nó là của một ông quan to hơn cả Cừ thái thú nữa cơ! Tôi nghe ông chủ nói cái tráp này là của Vương thái thú, làm thái thú ở Nam Xương sau Cừ thái thú. Sau đó, ông Vương còn làm chức quan gì to lắm nữa, rồi đầu hàng Ninh Vương. Ninh Vương ngày đêm nghĩ đến chuyện giết Hoàng Đế. Không ngờ Hoàng Đế lại giết Ninh Vương và muốn giết luôn cả ông Vương. Ông Vương chạy đến Chiết Giang. Nghe nói Hoàng Đế vì một lẽ gì không rõ muốn lấy cái tráp này nên ông Vương không dám mang theo trong mình, sợ lộ tung tích. Ông Vương mới giao cho ông chủ. Ông chủ giữ nó ở nhà giao cho tôi đựng đồ kim chỉ, không biết tôi lại mang nó theo đây. Tôi cho rằng cái gì Hoàng Đế muốn lấy thì chắc là đắt tiền. Có phải không? Nếu anh nhìn vào trong tráp thì anh sẽ thấy chữ ông Vương viết ở đây.
- Hoàng Đế cần cái tráp này để làm gì? Chắc là có lý do nào khác, chứ cái tráp này thì đáng mấy đồng!
Vừa lúc ấy, người sai nhân đứng bên ngoài nghe tất cả, chạy vào mắng:
- Mày thật là đồ ngu! Tiền nằm trong tay mà không biết dùng, cứ nằm đấy mà chịu tội!
Hoạn Thành nói:
- Thưa ông, tôi có tiền của gì đâu?
- Thật là đồ ngu! Nếu tao nói cho mày biết thì thật là may cho mày. Mày không những được vợ không mất một đồng tiền mà sẽ có mấy trăm lạng bạc nữa kia! Mày có chịu thết tao một bữa tiệc và chia cho tao một nửa tiền, tao mới nói cho mà nghe.
- Tôi mà có tiền thì tôi chia ngay cho ông một nửa, nhưng tôi không thể nào đãi ông được, trừ phi ngày mai tôi đem bán cái tráp đi.
- Bán tráp đi! Thì hết mẹ tiền rồi còn đâu nữa. Mày không có tiền thì tao cho mượn. Bữa tiệc chiều nay tao trả cho! Từ ngày mai trở đi, mày cần gì cứ nói với tao. Tao sẽ lo liệu giúp rồi sau này trả lại gấp đôi.
Lại nói tiếp:
- Thật là mày không làm nên trò trống gì hết!
Sai nhân liền đưa ngay ra hai trăm đồng tiền mua rượu, thịt cùng Hoạn Thành ngồi ăn. Hắn nói rằng cho Hoạn Thành mượn và lấy bút ghi vào sổ. Trong lúc ăn Hoạn Thành hỏi:
- Ông nói tôi biết lấy tiền ở đâu ra?
- Hôm nay chúng ta cứ uống rượu. Đến ngày mai sẽ bàn.
Tối hôm ấy chúng đánh bạc, uống rượu suốt đêm, tiêu hết cả hai trăm đồng tiền.
Hoạn Thành uống rượu say cùng ngủ với Song Hồng đến trưa vẫn chưa dậy. Tên sai nhân thì dậy từ sáng tinh mơ. Hắn đi tìm một tên sai nhân già nghề, kể tất cả mọi việc và hỏi:
- Việc này nên làm thế nào thì hơn. Có nên báo quan, hay chỉ nên giương cung mà không bắn để rồi tìm cách kiếm tiền.
Tên sai nhân kia nhổ toẹt một cái và nói:
- Thế cũng báo quan! Làm thế còn được xơ múi gì? Chi bằng bảo cho hắn biết. Hắn nhất định phải "xuỳ" tiền ra. Làm việc quan mấy mươi năm nay, không biết gì hết! Việc này mà lại báo với quan à! Báo cái mả tổ nhà mày!
Tên sai nhân bị mắng, vừa thẹn lại vừa mừng, vội vàng chạy về nhà. Hoạn Thành vẫn chưa dậy. Hắn liền chửi:
- Sướng nhỉ! Bây giờ vẫn còn ôm nhau như hai con chó ấy à? Dậy mau, tao nói cho mà nghe!
Hoạn Thành vội vàng dậy, đi ra cửa phòng. Tên sai nhân nói:
- Đi ra ngoài tao nói cho mà nghe!
Hai người dắt nhau ra ngoài đường, đến một chỗ vắng. Họ vào trong một tiệm trà. Tên sai nhân nói:
- Mày là một thằng ngốc! Mày chỉ biết có uống rượu, ngủ với gái; ngoài ra, chẳng còn biết gì nữa! Mày có một món bở mà không biết vồ lấy! Như thế khác nào vào trong cả một kho vàng mà ra tay không!
- Có việc gì xin ông làm ơn cho biết!
- Tao sẽ nói cho mày biết nhưng mày phải cảm ơn tao mới được!
Vừa lúc ấy, một người đi ngang qua chào tên sai nhân rồi đi thẳng. Tên sai nhân nhìn thấy hắn có vẻ lo lắng cho nên bảo Hoạn Thành ngồi đợi, còn mình thì chạy theo. Tên sai nhân nghe người kia lẩm bẩm:
- Nó đánh mình một trận nhưng không có thương tích gì. Ta lên quan kiện thì không kiện được. Ta phải làm ra bị thương thì mới có thể nhờ quan xét được!
Tên sai nhân im lặng, nhặt một viên gạch ném thẳng vào giữa đầu người kia làm vỡ một miếng lớn máu chảy đầm đìa. Người kia lảo đảo ngã, hỏi sai nhân:
- Ông làm gì thế?
Sai nhân nói:
- Mày vừa nói không có thương tích! Đấy! Thương tích đấy! Lại không phải do tay mày làm ra. Tao không sợ quan khám xét dâu! Mày cứ lên quan mà kiện.
Người kia cảm ơn sai nhân rồi đi. Hắn lấy máu xoa cả mặt mày đỏ ngầu rồi lên phủ kiện.
Hoạn Thành đứng ở ngoài cửa nhìn ra thấy việc đó, học được một bài học. Tên sai nhân trở lại ngồi, nói:
- Hôm qua nghe vợ anh nói cái tráp kia là của Vương thái thú. Bấy giờ Vương thái thú đầu hàng Ninh Vương và sau đó chạy trốn. Vì vậy Vương thái thú là một tên phản nghịch và cái tráp kia là một tang chứng rành rành. Nay ông Cừ là bạn của Vương, lại giấu đồ vật cho Vương. Nếu ta phát giác việc này ra, thì ông Cừ bị giết hay bị đày chứ còn làm gì được anh!
Hoạn Thành nghe vậy như người trong mơ sực tỉnh. Hoạn Thành nói:
- Tôi sẽ báo với quan việc ấy.
- Thằng ngốc! Chẳng làm được việc gì! Mày phát giác việc ấy ra thì gia đình ông ta bị giết sạch còn mày thì được cái gì? Mày không được một đồng tiền nào hết. Vả chăng mày với ông ta không có thù hằn gì nhau. Bây giờ ta cứ đưa một người đến doạ cho ông ta một mẻ bắt phải đưa cho mày vài trăm lạng bạc và mất không Song Hồng cho mày. Thế là tốt hơn cả.
- Ông thật là tốt quá! Tôi làm theo lời ông.
- Mày không nên gấp!
Trả tiền trà xong, hai người cùng đi ra. Tên sai nhân dặn dò:
- Khi nào về nhà mày chớ nói một câu gì với vợ mày về việc ấy hết!
Hoạn Thành vâng dạ. Sau đó, tên sai nhân đưa tiền cho Hoạn Thành ăn uống thỏa thích và Hoạn Thành sống rất hể hả.
Cừ Dật Phu đợi sai nhân đem Hoạn Thành lên quan nhưng vẫn thấy y dùng dằng mãi. Hôm nay thì nói ngày mai, ngày mai lại nói ngày kia, đến ngày kia lại nói ba, bốn ngày nữa... làm cho Cừ Dật Phu sốt cả ruột doạ đem việc ấy lên kiện quan. Bấy giờ sai nhân mới nói với Hoạn Thành:
- Lúc này có thể làm được rồi! Ông Cừ thường ngày có bạn bè gì với ai không?
- Tôi không biết.
Về nhà hỏi Song Hồng, Song Hồng nói:
- Ở Hồ Châu ông ta có nhiều bạn. Nhưng ở đây tôi không thấy ai. Tôi chỉ thấy có ông Mã ở ngoài hiệu sách hay đến chơi.
Hoạn Thành đem việc này nói lại với tên sai nhân. Tên sai nhân nói:
- Thế thì tốt lắm!
Bèn đi tìm một người lại nhờ viết một tờ giấy tố cáo bọn phản nghịch rồi mang đi. Hỏi thăm ông Mã khắp các hiệu sách trên đường phố cho đến khi đến hiệu Văn Hải Lâu. Mã thấy có người trong huyện muốn tìm mình không hiểu y đến có việc gì nhưng cũng mời lên gác nói chuyện. Tên sai nhân nói:
- Thưa ông! Ông có quen ông Cừ Dật Phu cháu cụ Cừ thái thú ở Nam Xương không?
- Ông ta là người bạn tốt nhất của tôi. Ông hỏi việc gì vậy?
Tên sai nhân nhìn quanh:
- Ở đây có ai không?
- Không.
Tên sai nhân kéo ghế lại gần, đưa ra tờ giấy cho Mã đọc và nói:
- Nhà ông ta có việc như thế này! Chúng tôi là người nhà quan muốn giữ phúc đức nên đến đây báo cho ông ta biết việc này để tiện lo liệu. Chúng tôi nỡ nào để mất lương tâm.
Mã đọc tờ giấy, mặt tái mét và hỏi thêm về những chi tiết. Mã nói với tên sai nhân:
- Việc này không thể nào báo quan được. Xin ông làm ơn giữ tờ giấy này cho đến khi ông Cừ trở về, ông ta vừa đi sửa mộ. Chúng ta đợi khi về hãy bàn.
Sai nhân nói:
- Hắn cứ muốn gửi đơn kiện ngay hôm nay. Việc này là một việc lớn, ai dám cản trở được.
Mã hoảng sợ nói:
- Làm thế nào bây giờ?
Tên sai nhân nói:
- Có lẽ nào một người thông thái như ông mà lại không biết việc ấy sao? Người xưa đã có câu "Tiền đưa ra việc nhà phải xong; lửa đưa ra lợn ta phải chín". Cứ đưa ra một ít tiền mua cái tráp kia thế là xong.
Mã vỗ tay nói:
- Hay quá! Hay quá!
Liền khoá cửa kéo sai nhân đến một quán rượu. Mã ngồi ngôi chủ, bảo dọn một bữa cơm thật sang rồi cùng bàn bạc.
Nhân phen này khiến cho:
ở nơi đô ấp lại thêm mấy vị tuyển văn;
vào chốn cùng hương xuất hiện một người danh sĩ.
Muốn biết tên sai nhân đòi bao nhiêu tiền để chuộc cái tráp kia, hãy xem hồi sau phân giải.
- Trương Thiết Tý là một tay hiệp khách, chắc chắn ông ta không thất tín với chúng ta đâu. Chúng ta không nên làm như thể tục. Chúng ta cứ dọn một bữa tiệc, mời tất cả các bạn thân nhất, đợi ông ta đến mở cái bị kia ra. Có phải dễ dàng gì mà ngày nào cũng thấy đầu người biến thành nước? Tại sao chúng ta không tổ chức làm một bữa "tiệc đầu người"?
Lâu Bổng nghe vậy bằng lòng? Trời vừa sáng, y ra lệnh dọn một bữa tiệc, mời Ngưu Bố Y, Trần Hòa Phủ, Cừ Dật Phu đến. Cố nhiên ba người khách ở trong nhà cũng được mời. Hai công tử nói:
- Đây là một bữa cơm xoàng!
Họ không nói vì sao lại mời ăn tiệc để cho những người khách kia ngạc nhiên hơn khi thấy Trương Thiết Tý trổ tài.
Mấy người khách đều đến và nói chuyện suông suốt ba bốn giờ. Nhưng mãi đến trưa vẫn không thấy Trương Thiết Tý trổ tài.
Lâu Bổng thì thầm với em:
- Việc này xem ra không hay rồi!
Bị da của ông ta vẫn còn đây. Nhất định thế nào ông ta cũng lại!
Họ đợi mãi đến chiều nhưng Trương vẫn không lại. Bữa tiệc đã dọn xong. Họ mời khách cùng ngồi vào ăn. Hôm ấy trời lại nóng, cái bị da bắt đầu bốc ra hơi thối. Hai công tử nóng ruột tự nghĩ:
- Nếu như hắn không đến thì còn cái đầu ở ngoài thềm làm sao bây giờ?
Đợi mãi đến chiều, hơi thối bốc ra. Các bà vợ ngửi thấy mùi thối không chịu nổi sai người đến nhờ hai công tử ra xem một chút. Hai người không biết làm thế nào, đành bảo mở bị ra nhìn thì chẳng thấy đầu người đâu cả. Chỉ thấy một cái đầu lợn nặng năm, sáu cân. Hai người nhìn nhau không nói một lời. Liền ra lệnh đem thủ lợn xuống bếp cho đầy tớ ăn. Hai người bàn nhỏ với nhau đừng đem việc này nói cho ai biết và trở lại tiếp khách như thường. Trong lòng đang buồn rầu thì có người giữ cổng vào bẩm:
- Có sai nhân huyện Ô Trình mang thiếp của quan huyện đến đây. Hắn lại mang thêm hai sai nhân ở huyện Tiêu Sơn đến muốn thưa chuyện với ông.
Lâu Bổng nói:
- Lạ thật! Có việc gì vậy?
Lâu Bổng để Lâu Toản ngồi tiếp khách, còn mình thì ra nhà khách, bảo đưa sai nhân vào. Người này đến vái chào và nói:
- Quan huyện chúng tôi có lời hỏi thăm ngài. Sai nhân đưa ra một tờ công văn. Lâu Bổng sai đem đèn nến đến. Tờ công văn viết:
Tri huyện Ngô, ở huyện Tiêu Sơn báo về việc bắt cóc. Theo lời của thầy tăng chùa Lan Nhược là Tuệ Viễn thì người ni cô trong chùa là Tâm Viễn đã bị một tên côn đồ là Quyền Vật Dụng quyến rũ và bắt về nhà. Trước khi việc lộ ra tên này đã chạy trốn đến quý huyện. Vì vậy, tôi gửi giấy này đến quý huyện xét và nhờ quý huyện giúp bọn sai nha của tôi để tìm xem tên phạm nhân hiện nay trốn ở đâu đặng bắt về huyện tôi xét xử. Việc gấp.
Lâu Bổng đọc xong. Người sai nhân nói:
- Quan huyện chúng tôi muốn bẩm với ngài rằng quan tôi biết tên ấy hiện nay đang ở trong quý phủ. Vì ngài không biết việc làm của hắn cho nên ngài cho hắn ở tại phủ. Quan tôi xin ngài giao hắn cho những người sai nhân hiện đang đợi ở ngoài cửa để giải hắn đi. Nếu hắn biết việc này thì sẽ bỏ trốn, khó lòng mà trả lời với quan huyện Tiêu Sơn.
Lâu Bổng nói:
- Ta biết rồi! Hãy đợi một chút.
Sai nhân vâng dạ bước ra đứng đợi ở ngoài cổng.
Lâu Bổng trong lòng hết sức buồn bực, gọi Lâu Toản và Dương Chấp Trung đến, đưa công văn và giấy của huyện đòi bắt Quyền Vật Dụng. Lâu Toản cũng không biết làm sao. Dương Chấp Trung nói:
- Ông Ba, ông Tư! Người xưa có câu: "Con ong đã vào ống tay áo thì phải cởi ra mà giũ nó đi". Nay ông ta đã làm việc ấy thì dù hai công tử có che chở cũng không được. Tôi xin đến nói thẳng với ông ta và giao ông ta cho bọn sai nhân để ông ta lo liệu với họ.
Hai người không biết làm sao. Dương Chấp Trung bước vào thư phòng, nói sơ qua việc này với những người ăn tiệc. Quyền Vật Dụng đỏ mặt nói:
- Sự thật là sự thật! Giả dối là giả dối! Tôi cứ đi với họ, sợ cái quái gì?
Hai công tử tiễn Quyền ra cửa, vẫn đối xử như một thượng khách và tỏ ý bất bình về việc xảy ra. Sau khi uống hai chén rượu tiễn biệt và đưa cho Quyền hai gói bạc làm tiền đi đường, hai công tử tiễn y ra cổng, bảo một người nhà mang hành lý, rồi vái chào từ biệt. Sai nhân vừa thấy Quyền ra khỏi phủ, lập tức giữ chặt lấy và xích tay lại.
Sau hai việc này, hai người chán nản. Họ ra lệnh cho người giữ cửa hễ có người lạ đến thì bảo họ đã lên kinh rồi. Từ đó trở đi, họ đóng cửa, chỉ lo việc nhà 1.
° ° °
Vài ngày sau, Cừ Dật Phu đến cáo từ hai cậu trở về, nói rằng thái thú mắc bệnh nên phải về Gia Hưng chăm sóc. Hai công tử nghe vậy cũng đều về Gia Hưng với Cừ Dật Phu. Nhưng về đến Gia Hưng thì thái thú đã mắc bệnh nặng lắm, xem chừng không sống nổi. Thái thú bảo Cừ Dật Phu nhờ hai cậu thu xếp để đưa Lỗ tiểu thư về nhà. Hai công tử viết thư sai một người đầy tớ gái đến bẩm với Lỗ phủ. Lỗ phu nhân không chịu nhưng tiểu thư hiểu đạo làm vợ nên xin phép mẹ về nhà chồng để chăm sóc thuốc thang. Bây giờ Thái Tần đã lấy chồng, chỉ còn Song Hồng cùng đi với tiểu thư, mang tất cả của hồi môn xuống thuyền. Khi đến nhà thì nghe tin thái thú đã chết và Cừ Dật Phu đã được lập làm thừa tự. Tiểu thư chăm sóc mẹ chồng và lo lắng việc nhà đâu vào đấu. Thân thích ai cũng khen ngợi. Hai công tử ở lại đến khi chôn cất xong mới trở về Hồ Châu.
Cừ Dật Phu chịu tang ba năm. Cừ nhận thấy hai ông cậu của mình suốt đời lo tìm kiếm người tài nhưng cuối cùng hoàn toàn thất vọng cho nên lòng hiếu danh của Cừ cũng do đó mà nguội lạnh. Y không in thơ để biếu ai nữa. Sau khi đoạn tang, con trai của Lỗ tiểu thư đã được bốn tuổi. Ngày nào tiểu thư cũng dạy cho đứa con học "Tứ thư" và "Văn bát cổ". Cừ Dật Phu ở bên cạnh dạy bảo thêm. Cừ cũng nghĩ đến việc giao du với những người khoa cử ở Gia Hưng, nhưng tất cả những người này cho rằng Cừ là một nhà thơ có danh cho nên không đến gần. Cừ cũng cảm thấy buồn. Một hôm, Cừ đang đi chơi ngoài phố, thì thấy một hiệu sách ngoài cửa dán một tờ giấy đỏ, ở trên viết:
"Hiệu chúng tôi đã mời ông Mã Thuần Thượng người ở Xử Châu tuyển giúp những bài văn đi thi. Ai có những bài văn cho chúng tôi mượn xin làm ơn gửi đến hiệu sách Văn Hải Lâu ở đường phố chính, phủ Gia Hưng".
Cừ nghĩ bụng:
- Ông này là một tay tuyển văn, tại sao ta không đến thăm một chút?
Bèn vội vàng về nhà, thay quần áo, viết một cái thiếp và đưa đến hiệu sách. Cừ hỏi:
- Ở đây có ông Mã không?
Người chủ hiệu sách nói:
- Ông Mã ở trên gác.
Và gọi lớn:
- Ông Mã! Có khách đến thăm.
Ở trên gác có tiếng đáp:
- Tôi sẽ xuống ngay!
Mã ở trên gác bước xuống. Cừ nhìn thấy Mã người cao tám thước, rất to lớn, đầu đội mũ vuông, mình mặc áo màu lam, chân đi giày đen đế trắng, da mặt đen xạm, râu thưa. Hai người vái chào nhau và mời nhau ngồi. Mã Thuần Thượng nhìn thấy tờ danh thiếp nói:
- Tôi đã thấy quý danh trong nhiều bài thơ. Tôi mong được gặp ông đã lâu.
Cừ Dật Phu nói:
- Hiện nay ông làm văn tuyển thật là một tay cự phách về văn chương. Tôi mong mỏi từ lâu. Tiếc không được gặp sớm hơn!
Người chủ hiệu sách mang trà vào. Cừ Dật Phu nói:
- Có phải ông thi đỗ ở Xử Châu không? Chắc ông đỗ cao lắm.
- Tôi thi đỗ ở Xử Châu, đã hai mươi bốn năm nay. Tôi được các quan chấm thi cho đỗ đầu sáu, bảy lần ở phủ, nhưng lên thi ở tỉnh mãi vẫn không đỗ.
- Đó chẳng qua là số phận. Chắc chắn lần sau ông sẽ đỗ khôi nguyên.
Nói chuyện một lát, Cừ cáo từ ra về. Mã Thuần Thượng hỏi chỗ ở của Cừ để ngày hôm sau đến thăm. Cừ về nói với vợ:
- Ngày mai có ông Mã Thuần Thượng đến chơi. Ông ta là một người thạo về văn chương cử nghiệp, phải chuẩn bị làm cơm cho ông ta ăn!
Tiểu thư vui vẻ chuẩn bị cơm nước. Sáng hôm sau Mã Thuần Thượng mặc áo, viết một cái danh thiếp rồi đến nhà Cừ Dật Phu. Cừ Dật Phu nói:
- Chúng ta không phải là hạng bạn bè tầm thường. Tâm hồn chúng ta gặp nhau từ lâu. Hôm nay ông đã hạ cố đến đây. Chắc ông cũng vui lòng ăn cơm với tôi. Tôi đã sửa soạn một bữa cơm thường, xin ông tha thứ cho việc thất lễ.
Mã Thuần Thượng rất mừng rõ. Cừ Dật Phu hỏi: - Khi ông chọn các bài văn thì ông theo những tiêu chuẩn gì?
- Theo lý pháp 2 là chính. Phong cách thì thay đổi luôn. Nhưng lý pháp thì vẫn không thay đổi gì. Thời Hồng Vũ và Vĩnh Lạc, theo phong cách khác, đến thời Thành Hoá và Hoằng Trị lại theo một phong cách khác. Nhưng nếu ta xem kỹ thì cách lý pháp vẫn là một. Nói chung không nên viết văn chương như văn chú thích. Nhưng viết như văn thơ phú lại càng phải tránh. Bởi vì viết như văn chú thích thì chỉ kém về hình thức mà thôi, còn nếu viết như thơ, phú thì trái với khẩu khí của thánh hiền. Cho nên lại càng phải tránh lối văn thơ, phú.
- Viết văn thì như thế, còn phê vào các bài văn thì như thế nào?
- Cũng như vậy cả! Hoàn toàn không có khẩu khí của thơ phú. Tôi đã đọc nhiều lời phê của các vị tiền bối. Khi nào lời văn có vẻ "phong hoa tuyết nguyệt" 3 làm cho người sau tưởng như là thơ, phú thì tức là có hại cho tâm thuật. Người xưa có câu rất hay:
"Lòng người viết văn cũng như con mắt vậy". Con mắt người ta không thể có bụi bậm gì hết, dù bụi bậm ấy là ngọc hay là vàng cũng không được. Vì vậy khi nào tôi chú thích hay phê bình văn chương, tôi lấy tinh thần của Chu Hy ở trong "Ngữ Loại", "Hoặc Vấn". Tôi thường ngồi mãi đến nửa đêm không dám viết một câu. Tôi muốn người đọc một chương của tôi có thể hiểu được đạo lý của mười mấy chương khác. Như thế mới có ích. Khi nào làm tuyển tập xong tôi sẽ gửi một quyển đến nhờ ông chỉ giáo.
Hai người nói chuyện thì cơm đã dọn ra. Đó là một bữa cơm thường. Có một bát vịt hầm, một bát gà nấu, một con cá, một bát thịt lợn bung. Mã Thuần Thượng là người ăn khoẻ. Vừa giơ đũa vừa nói với Cừ Dật Phu:
- Chúng ta là những người bạn thân gặp nhau, không cần làm khách. Con cá này thì chưa cần ăn đến. Chúng ta hãy ăn bát thịt trước.
Mã liền ăn ngay bốn bát cơm và ăn hết sạch cả bát thịt. Ở trong nhà biết vậy lại đưa ra một bát khác. Mã cũng ăn hết cả thịt cả nước. Sau đó, người nhà dọn dẹp và bưng trà lên. Hai người bắt đầu nói chuyện. Mã nói:
- Ông tài năng như thế, lại là con nhà danh tiếng. Đáng lẽ ông phải thi đỗ đã lâu rồi. Tại sao vẫn cứ nằm một xó ở đây như thế?
Cừ Dật Phu nói:
- Vì phụ thân tôi mất sớm. Ông tôi nói tôi phải lo việc nhà. Cho nên không có thì giờ lo đến việc khoa cử.
Mã nói:
- Thế là sai! Hai chữ cử nghiệp là việc từ xưa đến nay ai cũng phải làm. Khổng Phu Tử sống vào thời Xuân Thu bấy giờ làm quan là căn cứ vào lời nói và việc làm tốt. Cho nên Khổng Tử nói: "Nói ít điều sai, làm ít điều phải thẹn, lộc là ở đó". Đó là lối "cử nghiệp" ở thời Khổng Tử đấy. Đời chiến quốc lấy việc du thuyết để làm quan. Cho nên Mạnh Tử đi khắp Tề, Lương. Đó là lối "cử nghiệp" của thời Mạnh Tử. Đời Hán thi "Hiền lương phương chính" nhờ vậy Công Tôn Hoằng, Đổng Trọng Thư đều đỗ. "Hiền lương phương chính" là lối "cử nghiệp" đời Hán. Đời Đường, lấy thi phú để ra làm quan. Nếu có ai nói giỏi như Khổng Tử hay Mạnh Tử thì cũng chịu ngồi xó thôi. Cho nên những người đời Đường đều biết làm thơ. Đó là lối "cử nghiệp" đời Đường. Đời Tống, lấy "lý học" để chọn người làm quan cho nên Trình, Chu đều giảng lý học. Đó là lối "cử nghiệp" đời Tống. Đến bản triều lấy người thi đỗ làm quan bằng văn chương. Đó là cái cách tốt nhất. Nếu Khổng Phu Tử sống lại bây giờ thì ngài cũng phải làm văn chương theo kiểu cử nghiệp. Nhất định, không còn nói câu: "Nói ít sai lầm, làm ít điều phải thẹn" 4 nữa. Vì sao? Vì nếu ngài cứ lo "nói ít điều sai lầm, làm ít điều phải thẹn" thì ai cho ngài ra làm quan và cái đạo của Khổng Tử không thể thực hiện được 5.
Lời nói ấy làm cho Cừ Dật Phu như người trong mơ sực tỉnh. Cừ giữ Mã ở lại uống rượu, ăn cơm chiều và kết nghĩa bạn bè suốt đời. Mã cáo từ ra về. Từ đó họ thường đến chơi với nhau.
Hôm ấy, hai người nói chuyện với nhau ở hiệu sách Văn Hải Lâu, Cừ thấy mục lục quyển "Lịch khoa mặc quyển trì vân" 6 đã được khắc xong để trên bàn, ở dưới có một hàng chữ viết: "Do Mã Thuần Thượng ở Xử Châu chọn lọc và phê duyệt". Cừ nói với Mã:
- Tôi muốn hỏi ông một việc. Không biết trên tên của ông có thể thêm tên của tôi được không? Như thế thì tôi cũng được thơm lây vì tôi cũng tham dự vào việc làm văn tuyển với ông.
Mã nghiêm sắc mặt nói:
- Cái đó không được. Viết cái tên ở ngoài bìa không phải là một chuyện dễ. Riêng tôi, tôi phải mất mấy mươi năm theo dõi khoa cử, đỗ đạt cao mới có một chút hư danh. Cho nên họ mới nhờ tôi làm. Cố nhiên, tên của ông có giá trị hơn là viết vào cái bìa sách này, nhưng chỉ một trong hai ta nên có tên ở đây mà thôi. Cái đó có lý do.
- Lý do như thế nào?
- Chẳng qua là hai chữ "danh, lợi" mà thôi! Tôi không chịu bỏ cái danh của tôi để mang tiếng chạy theo thế lợi. Nếu như viết tên ông đứng thứ hai, thì người ta nghĩ rằng: người xuất tiền ra khắc chính là ông. Còn tôi làm việc chỉ vì tiền. Trái lại, để tên ông đứng trước thì tất cả cái hư danh mấy lâu nay tôi có được chẳng qua là giả dối sao? Nếu ông ở địa vị tôi thì ông cũng cảm thấy như thế.
Trong lúc nói chuyện, cơm đã dọn lên. Đó là một bữa cơm thường, chỉ có một bát canh rau và hai đĩa rau. Mã nói:
- Tôi không dám mời ông ăn bữa cơm rau này! Tôi biết làm thế nào?
- Chẳng cần gì đâu! Tôi biết ông không quen ăn cơm rau nên đã mang theo ít tiền lại đây!
Nói xong đưa ra một lạng bạc bảo người con thứ hai của chủ hiệu sách đi mua thịt nấu. Ăn cơm xong, Cừ Dật Phu từ biệt.
Ở nhà mỗi ngày Cừ Dật Phu và tiểu thư dạy cho con mãi đến nửa đêm. Và nếu con không học thuộc bài, thì tiểu thư giữ lại cho đến sáng. Tiểu thư để Cừ Dật Phu đi ngủ trước, sai Song Hồng mang trà và nước đến hầu hạ. Song Hồng hầu hạ rất chăm chỉ, lại biết đọc thơ, thường thường đem thơ đến cho Cừ Dật Phu giảng hộ. Cừ Dật Phu thấy Song Hồng chăm chỉ cũng giảng thơ cho Song Hồng nghe. Cừ đem cái tráp cũ của Vương Huệ cho Song Hồng đựng đồ kim chỉ. Lại vô tình kể lại câu chuyện gặp Vương Huệ ngày trước cho Song Hồng nghe.
Không ngờ gã Hoạn Thành từ trước đã dan díu với Song Hồng. Y liều mạng chạy đến Gia Hưng mang Song Hồng đi. Cừ Dật Phu giận quá, báo với quan tri huyện ở Tú Thuỷ. Quan huyện viết công văn ra lệnh bắt giữ Song Hồng và Hoạn Thành ở nhà một người sai nhân. Hoạn Thành nhờ một người bạn đến xin Cừ Dật Phu đưa ra mấy mươi lạng bạc xin chuộc người đầy tờ gái đem về làm vợ. Nhưng Cừ không nghe. Nếu người sai nhân đem Hoạn Thành lên quan huyện thì y sẽ bị đánh một trận và Song Hồng bị giao lại cho gia đình họ Cừ. Vì vậy, Hoạn Thành phải đem tiền đút lót. Tiền hết, áo quần Hoạn Thành cũng phải đem cầm.
Buổi chiều hôm đó, ở trong nhà người sai nhân, Hoạn Thành và Song Hồng đang bàn nhau làm thế nào đem bán cái tráp lấy một ít tiền mua cái gì ăn. Song Hồng là một người đầy tớ gái, chưa hiểu gì về việc đời. Song Hồng nói:
- Cái tráp này trước là của một ông quan to. Chắc là nó đắt tiền. Nếu đem bán đi, lấy một ít tiền thì chẳng tốt hơn sao?
- Nó là của ông Cừ hay ông Lỗ.
- Đều không phải tất! Nó là của một ông quan to hơn cả Cừ thái thú nữa cơ! Tôi nghe ông chủ nói cái tráp này là của Vương thái thú, làm thái thú ở Nam Xương sau Cừ thái thú. Sau đó, ông Vương còn làm chức quan gì to lắm nữa, rồi đầu hàng Ninh Vương. Ninh Vương ngày đêm nghĩ đến chuyện giết Hoàng Đế. Không ngờ Hoàng Đế lại giết Ninh Vương và muốn giết luôn cả ông Vương. Ông Vương chạy đến Chiết Giang. Nghe nói Hoàng Đế vì một lẽ gì không rõ muốn lấy cái tráp này nên ông Vương không dám mang theo trong mình, sợ lộ tung tích. Ông Vương mới giao cho ông chủ. Ông chủ giữ nó ở nhà giao cho tôi đựng đồ kim chỉ, không biết tôi lại mang nó theo đây. Tôi cho rằng cái gì Hoàng Đế muốn lấy thì chắc là đắt tiền. Có phải không? Nếu anh nhìn vào trong tráp thì anh sẽ thấy chữ ông Vương viết ở đây.
- Hoàng Đế cần cái tráp này để làm gì? Chắc là có lý do nào khác, chứ cái tráp này thì đáng mấy đồng!
Vừa lúc ấy, người sai nhân đứng bên ngoài nghe tất cả, chạy vào mắng:
- Mày thật là đồ ngu! Tiền nằm trong tay mà không biết dùng, cứ nằm đấy mà chịu tội!
Hoạn Thành nói:
- Thưa ông, tôi có tiền của gì đâu?
- Thật là đồ ngu! Nếu tao nói cho mày biết thì thật là may cho mày. Mày không những được vợ không mất một đồng tiền mà sẽ có mấy trăm lạng bạc nữa kia! Mày có chịu thết tao một bữa tiệc và chia cho tao một nửa tiền, tao mới nói cho mà nghe.
- Tôi mà có tiền thì tôi chia ngay cho ông một nửa, nhưng tôi không thể nào đãi ông được, trừ phi ngày mai tôi đem bán cái tráp đi.
- Bán tráp đi! Thì hết mẹ tiền rồi còn đâu nữa. Mày không có tiền thì tao cho mượn. Bữa tiệc chiều nay tao trả cho! Từ ngày mai trở đi, mày cần gì cứ nói với tao. Tao sẽ lo liệu giúp rồi sau này trả lại gấp đôi.
Lại nói tiếp:
- Thật là mày không làm nên trò trống gì hết!
Sai nhân liền đưa ngay ra hai trăm đồng tiền mua rượu, thịt cùng Hoạn Thành ngồi ăn. Hắn nói rằng cho Hoạn Thành mượn và lấy bút ghi vào sổ. Trong lúc ăn Hoạn Thành hỏi:
- Ông nói tôi biết lấy tiền ở đâu ra?
- Hôm nay chúng ta cứ uống rượu. Đến ngày mai sẽ bàn.
Tối hôm ấy chúng đánh bạc, uống rượu suốt đêm, tiêu hết cả hai trăm đồng tiền.
Hoạn Thành uống rượu say cùng ngủ với Song Hồng đến trưa vẫn chưa dậy. Tên sai nhân thì dậy từ sáng tinh mơ. Hắn đi tìm một tên sai nhân già nghề, kể tất cả mọi việc và hỏi:
- Việc này nên làm thế nào thì hơn. Có nên báo quan, hay chỉ nên giương cung mà không bắn để rồi tìm cách kiếm tiền.
Tên sai nhân kia nhổ toẹt một cái và nói:
- Thế cũng báo quan! Làm thế còn được xơ múi gì? Chi bằng bảo cho hắn biết. Hắn nhất định phải "xuỳ" tiền ra. Làm việc quan mấy mươi năm nay, không biết gì hết! Việc này mà lại báo với quan à! Báo cái mả tổ nhà mày!
Tên sai nhân bị mắng, vừa thẹn lại vừa mừng, vội vàng chạy về nhà. Hoạn Thành vẫn chưa dậy. Hắn liền chửi:
- Sướng nhỉ! Bây giờ vẫn còn ôm nhau như hai con chó ấy à? Dậy mau, tao nói cho mà nghe!
Hoạn Thành vội vàng dậy, đi ra cửa phòng. Tên sai nhân nói:
- Đi ra ngoài tao nói cho mà nghe!
Hai người dắt nhau ra ngoài đường, đến một chỗ vắng. Họ vào trong một tiệm trà. Tên sai nhân nói:
- Mày là một thằng ngốc! Mày chỉ biết có uống rượu, ngủ với gái; ngoài ra, chẳng còn biết gì nữa! Mày có một món bở mà không biết vồ lấy! Như thế khác nào vào trong cả một kho vàng mà ra tay không!
- Có việc gì xin ông làm ơn cho biết!
- Tao sẽ nói cho mày biết nhưng mày phải cảm ơn tao mới được!
Vừa lúc ấy, một người đi ngang qua chào tên sai nhân rồi đi thẳng. Tên sai nhân nhìn thấy hắn có vẻ lo lắng cho nên bảo Hoạn Thành ngồi đợi, còn mình thì chạy theo. Tên sai nhân nghe người kia lẩm bẩm:
- Nó đánh mình một trận nhưng không có thương tích gì. Ta lên quan kiện thì không kiện được. Ta phải làm ra bị thương thì mới có thể nhờ quan xét được!
Tên sai nhân im lặng, nhặt một viên gạch ném thẳng vào giữa đầu người kia làm vỡ một miếng lớn máu chảy đầm đìa. Người kia lảo đảo ngã, hỏi sai nhân:
- Ông làm gì thế?
Sai nhân nói:
- Mày vừa nói không có thương tích! Đấy! Thương tích đấy! Lại không phải do tay mày làm ra. Tao không sợ quan khám xét dâu! Mày cứ lên quan mà kiện.
Người kia cảm ơn sai nhân rồi đi. Hắn lấy máu xoa cả mặt mày đỏ ngầu rồi lên phủ kiện.
Hoạn Thành đứng ở ngoài cửa nhìn ra thấy việc đó, học được một bài học. Tên sai nhân trở lại ngồi, nói:
- Hôm qua nghe vợ anh nói cái tráp kia là của Vương thái thú. Bấy giờ Vương thái thú đầu hàng Ninh Vương và sau đó chạy trốn. Vì vậy Vương thái thú là một tên phản nghịch và cái tráp kia là một tang chứng rành rành. Nay ông Cừ là bạn của Vương, lại giấu đồ vật cho Vương. Nếu ta phát giác việc này ra, thì ông Cừ bị giết hay bị đày chứ còn làm gì được anh!
Hoạn Thành nghe vậy như người trong mơ sực tỉnh. Hoạn Thành nói:
- Tôi sẽ báo với quan việc ấy.
- Thằng ngốc! Chẳng làm được việc gì! Mày phát giác việc ấy ra thì gia đình ông ta bị giết sạch còn mày thì được cái gì? Mày không được một đồng tiền nào hết. Vả chăng mày với ông ta không có thù hằn gì nhau. Bây giờ ta cứ đưa một người đến doạ cho ông ta một mẻ bắt phải đưa cho mày vài trăm lạng bạc và mất không Song Hồng cho mày. Thế là tốt hơn cả.
- Ông thật là tốt quá! Tôi làm theo lời ông.
- Mày không nên gấp!
Trả tiền trà xong, hai người cùng đi ra. Tên sai nhân dặn dò:
- Khi nào về nhà mày chớ nói một câu gì với vợ mày về việc ấy hết!
Hoạn Thành vâng dạ. Sau đó, tên sai nhân đưa tiền cho Hoạn Thành ăn uống thỏa thích và Hoạn Thành sống rất hể hả.
Cừ Dật Phu đợi sai nhân đem Hoạn Thành lên quan nhưng vẫn thấy y dùng dằng mãi. Hôm nay thì nói ngày mai, ngày mai lại nói ngày kia, đến ngày kia lại nói ba, bốn ngày nữa... làm cho Cừ Dật Phu sốt cả ruột doạ đem việc ấy lên kiện quan. Bấy giờ sai nhân mới nói với Hoạn Thành:
- Lúc này có thể làm được rồi! Ông Cừ thường ngày có bạn bè gì với ai không?
- Tôi không biết.
Về nhà hỏi Song Hồng, Song Hồng nói:
- Ở Hồ Châu ông ta có nhiều bạn. Nhưng ở đây tôi không thấy ai. Tôi chỉ thấy có ông Mã ở ngoài hiệu sách hay đến chơi.
Hoạn Thành đem việc này nói lại với tên sai nhân. Tên sai nhân nói:
- Thế thì tốt lắm!
Bèn đi tìm một người lại nhờ viết một tờ giấy tố cáo bọn phản nghịch rồi mang đi. Hỏi thăm ông Mã khắp các hiệu sách trên đường phố cho đến khi đến hiệu Văn Hải Lâu. Mã thấy có người trong huyện muốn tìm mình không hiểu y đến có việc gì nhưng cũng mời lên gác nói chuyện. Tên sai nhân nói:
- Thưa ông! Ông có quen ông Cừ Dật Phu cháu cụ Cừ thái thú ở Nam Xương không?
- Ông ta là người bạn tốt nhất của tôi. Ông hỏi việc gì vậy?
Tên sai nhân nhìn quanh:
- Ở đây có ai không?
- Không.
Tên sai nhân kéo ghế lại gần, đưa ra tờ giấy cho Mã đọc và nói:
- Nhà ông ta có việc như thế này! Chúng tôi là người nhà quan muốn giữ phúc đức nên đến đây báo cho ông ta biết việc này để tiện lo liệu. Chúng tôi nỡ nào để mất lương tâm.
Mã đọc tờ giấy, mặt tái mét và hỏi thêm về những chi tiết. Mã nói với tên sai nhân:
- Việc này không thể nào báo quan được. Xin ông làm ơn giữ tờ giấy này cho đến khi ông Cừ trở về, ông ta vừa đi sửa mộ. Chúng ta đợi khi về hãy bàn.
Sai nhân nói:
- Hắn cứ muốn gửi đơn kiện ngay hôm nay. Việc này là một việc lớn, ai dám cản trở được.
Mã hoảng sợ nói:
- Làm thế nào bây giờ?
Tên sai nhân nói:
- Có lẽ nào một người thông thái như ông mà lại không biết việc ấy sao? Người xưa đã có câu "Tiền đưa ra việc nhà phải xong; lửa đưa ra lợn ta phải chín". Cứ đưa ra một ít tiền mua cái tráp kia thế là xong.
Mã vỗ tay nói:
- Hay quá! Hay quá!
Liền khoá cửa kéo sai nhân đến một quán rượu. Mã ngồi ngôi chủ, bảo dọn một bữa cơm thật sang rồi cùng bàn bạc.
Nhân phen này khiến cho:
ở nơi đô ấp lại thêm mấy vị tuyển văn;
vào chốn cùng hương xuất hiện một người danh sĩ.
Muốn biết tên sai nhân đòi bao nhiêu tiền để chuộc cái tráp kia, hãy xem hồi sau phân giải.
/56
|