Hai công tử họ Lâu ở trên thuyền, bỗng đằng sau có một chiếc thuyền buồm lớn tiến đến bên cạnh. Một người nhảy sang. Hai người nhận ra người quản gia của quan Biên Tu họ Lỗ, người đồng hương, bèn nói:
- Ông chủ anh bao giờ thì về?
- Ông tôi xin về hưu. Nay đang ở trên đường về!
Lâu Bổng hỏi:
- Bây giờ ở đâu?
- Ở trong cái thuyền lớn, mời hai vị qua chơi!
Hai người sang thuyền lớn. Thấy trên thuyền có cái thiếp đề: "Hàn lâm viện".
Biên Tu đang đội mũ vuông, mặc áo thường, đứng ở cửa thuyền. Biên Tu nguyên là học trò của quan Thái Bảo, y cười và nói:
- Tôi nhìn ra xa thấy ông Tư ở đầu thuyền, trong bụng nghi hoặc, không biết ông Ba có trong thuyền không? Không ngờ lại có cả ông Ba ở đây! Thật là thú vị quá! Xin mời các vị vào khoang!
Biên Tu bèn mời hai người vào khoang. Mấy người vái chào nhau, rồi ngồi xuống.
Lâu Bổng nói:
- Từ khi chia tay ở kinh về, không ngờ đến nay thấm thoắt đã nửa năm. Tại sao ông anh lại về hưu?
- Thưa anh! Bọn hàn lâm xác chỉ mong có chức gì khá mà làm. Nay cái gì béo bở thì người ta làm hết rồi. Tôi ngồi ở kinh chỉ có tiêu hết tiền thôi. Huống chi, tôi nay đã năm mươi tuổi đầu lại không có con giai, chỉ có một mụn gái chưa gả chồng. Tôi nghĩ đi nghĩ lại thấy không có gì bằng xin cáo quan về lo việc nhà. Tại sao hai ông anh lại đi có một chiếc thuyền con ở giữa sông như thế này? Đầy tớ đâu cả rồi? Có việc gì thế?
Lâu Toản nói:
- Tiểu đệ nhàn rỗi, nhân tiết trời trong sáng ấm áp, mới cùng anh đi chơi. Thật chẳng có việc gì cả.
- Tôi sáng nay đi thăm một người bạn ở Trấn. Ông ta giữ tôi lại ăn cơm, nhưng tôi vội vàng ra đi. Thật là phải từ chối mãi mới được. Ông ta đem rượu và đồ nhắm xuống thuyền tôi. Nay được có hai vị đây cùng uống rượu ôn chuyện cũ thì còn gì cho bằng.
Nhân hỏi người tuỳ tùng:
- Thuyền thứ hai đã đến chưa?
- Còn xa lắm, chưa đến!
- Như thế cũng được! Đem hành lý của hai công tử sang thuyền lớn, còn thuyền kia thì để cho người ta đi.
Rồi Lỗ Biên Tu ra lệnh dọn tiệc rượu, cùng rót rượu uống, kể những việc xảy ra ở kinh. Lỗ lại hỏi chuyện mùa màng ở quê nhà và gần đây có ai là người danh vọng. Lâu Bổng bèn kể chuyện Dương Chấp Trung là người phẩm hạnh rất cao và đem bài thơ ra cho Lỗ xem. Lỗ xem xong, cau mày mà rằng:
- Thưa anh, các anh làm thế này thật là những người hiền từ cổ chí kim, cả Tín Lăng Quân, Xuân Thân Quân 1 cũng đến thế là cùng! Nhưng hạng này thì hư danh nhiều, mà thực học ít! Tôi nói nôm na thế này: Nếu ông ta có học vấn, thế tại sao thi lại không đỗ 2. Mấy câu thơ này để làm gì mới được chứ? Yêu kẻ sĩ như các anh thật là một điều may mắn nhất trong đời ông Dương! Hai lần đến đều không dám gặp mặt, như thế cũng có thể đoán biết. Cứ như tôi thì hơi đâu mà lo lắng đến họ!
Hai người nghe vậy im lặng. Uống rượu hồi lâu họ nói chuyện suông, rồi trở về. Lỗ Biên Tu tiễn hai người về nhà, rồi mới đi.
Hai công tử về đến nhà thấy có người lại bẩm.
- Cậu cháu cụ Cừ thái thú đã đến, đang ở trong phòng nói chuyện với bà Ba.
Hai người vào nhà trong thì thấy Cừ Dật Phu đang ngồi tiếp chuyện bà Ba. Thấy hai cậu đến, Cừ vội vàng lạy chào. Hai người đỡ dậy mời vào thư phòng.
Cừ đưa thư của ông nội cùng lễ vật và tặng mỗi người một tập thơ mà cậu ta đã khắc in. Hai người xem mấy trang đã khen nức nở.
- Cháu thật là trẻ tuổi, tài hoa, các cậu không thấm vào đâu.
- Cháu không biết làm liều mong các cậu chữa hộ.
Hai người vui mừng khôn xiết. Hôm ấy đặt tiệc đón tiếp và giữ Cừ ở lại thư phòng.
Sáng sau, sau khi dậy nói chuyện qua loa với Cừ, hai người thay quần áo gọi người nhà mang thiếp rồi lên kiệu đến nhà Lỗ Biên Tu. Sau khi đáp lễ, họ về dặn người nhà chuẩn bị bữa tiệc, viết thiếp mời Lỗ Biên Tu ngày mai sang chơi. Hai người vào thư phòng cười nói với Cừ:
- Ngày mai các cậu mời một ông khách, nhờ cháu tiếp hộ.
Cừ Dật Phu hỏi ông ấy là ai, Lâu Bổng đáp:
- Ông Lỗ Biên Tu đồng hương với cậu! Đó là người mà quan Thái Bảo nhà ta xưa kia lấy đỗ khi làm chánh chủ khảo.
Lâu Toản nói:
- Tóm lại, một anh tầm thường! Nhưng vì ông ta với các cậu là chỗ bạn bè từ tuổi nhỏ, lại vì hôm trước các cậu quấy rầy ông ta một bữa tiệc nên ngày mai phải mời ông ta đến đó thôi.
Vừa nói xong, thì có người nhà vào bẩm:
- Ông Ngưu Bố Y đang ở ngoài chờ hai ông.
Lâu Bổng nói:
- Mời ngay vào!
Cừ Dật Phu nói:
- Có phải ông Ngưu Bố Y làm việc với cụ Phạm không?
Lâu Bổng nói:
- Đúng đấy! Sao cháu biết?
- Cùng là bạn đồng sự với thầy cháu, cho nên cháu biết!
Lâu Toản nói:
- Các cậu cũng quên khuấy đi mất rằng thầy cháu đã từng làm với cụ Phạm.
Hai người liền ra gặp Ngưu Bố Y. Nói chuyện một hồi lâu rồi đưa Ngưu Bố Y vào thư phòng. Cừ Dật Phu ra lạy chào. Ngưu Bố Y nói:
- Vừa mới nghe ông Lâu nói không ngờ ông thân sinh nay đã là người thiên cổ, trong lòng tôi thật đau xót. Nay thấy anh là người tài năng tuấn tú, thực là dòng dõi cụ nhà, tôi lại đổi buồn làm vui. Cụ cố ở nhà vẫn mạnh khoẻ đấy chứ?
- Ông tôi vẫn mạnh, thường nhắc đến bác.
Ngưu Bố Y lại nói:
- Tôi còn nhớ ngày cụ Phạm lo tìm quyển thi của một thí sinh nào đó, phụ thân của ông có kể câu chuyện ông Hà Cảnh Minh, quả thực là "ý tứ sâu xa, có cái vẻ phong lưu của người danh sĩ". Nhân đó Ngưu Bố Y đem câu chuyện kể lại một lượt, hai công tử và Cừ đều cười vang!
Lâu Bổng nói:
- Ông Ngưu! Chúng ta là bạn chí thân đã mấy mươi năm nay. Nay lại có cháu ở đây học tập lời dạy bảo của ông, xin mời ông ở lại đây chơi.
Một lát tiệc dọn ra, bốn người uống rượu, nói văn chương mãi đến chiều, Ngưu Bố Y từ biệt. Hai người hỏi địa chỉ và tiễn ra cửa.
Sáng hôm sau hai người cho người đi mời Lỗ Biên Tu. Đến trưa Lỗ Biên Tu mới đến, đầu đội mũ sa, mình mặc áo rộng, bước vào trong nhà khách. Y cứ nằng nặc đòi vào lạy bàn thờ của thầy học, hai công tử phải nói đi nói lại hai ba lần y mới chịu mặc áo thường cùng ngồi. Uống trà xong Cừ Dật Phu ra lạy chào. Lâu Bổng nói:
- Đây là cháu tôi. Cháu nội cụ thái thú Nam Xương.
Lỗ Biên Tu nói:
- Đã lâu tôi mong được gặp ông, rất hân hạnh!
Rồi hai người nhường nhau ngồi. Hàn huyên xong, tiệc rượu bày ra. Lỗ Biên Tu nói:
- Thưa anh! Thế này thì không phải, chúng ta là chỗ bạn thân thiết với nhau từ lâu, xin đừng khách sáo. Theo ý tôi cái nhà này rộng quá, tôi chỉ mong cùng ăn cơm ở trong thư phòng, bốn chúng ta cùng ngồi một bàn nói chuyện tâm sự thì mới thực là thú!
Hai người nghe nói vậy, không dám trái ý, bèn mời vào thư phòng. Lỗ Biên Tu thấy bình hoa, lư hương bày biện đẹp mắt, rất lấy làm vừa ý. Vừa ngồi xuống công tử đã dặn gia nhân:
- Đốt hương!
Một tiểu đồng tóc dài đến mắt bưng cái lư hương ở trên ghế xuống, rồi đi ra. Hai người quản gia vào buông rèm xuống rồi lại ra. Một lát sau, khi họ đã uống được ba chén rượu, thì hai người quản gia đến cuốn rèm lên. Bỗng ở hai bên tường nhà hương thơm tỏa lên ngào ngạt khắp thư phòng. Lỗ Biên Tu cảm thấy mình sung sướng như bay lên mây xanh say sưa ngây ngất.
Lâu Bổng nói với Lỗ Biên Tu:
- Đốt hương phải đốt như thế thì mới đỡ khói.
Lỗ Biên Tu than thở một hồi, cùng Cừ Dật Phu bàn về việc xảy ra ở Giang Tây. Lỗ Biên Tu nói:
- Có phải người làm thái thú Nam Xương, sau cụ cố nhà là Vương Huệ không?
Cừ nói:
- Chính thế.
Lỗ Biên Tu nói:
- Cái ông Vương ấy gớm lắm! Triều đình đã ra lệnh bắt.
Lâu Bổng nói:
- Ông ta đầu hàng Ninh Vương.
Lỗ nói:
- Ông ta là người quan giỏi nhất ở Giang Tây thế mà lại đầu hàng trước nhất.
Lâu Toản nói:
- Ông ta hàng thì thật là không phải.
Lỗ Biên Tu nói:
- Có câu tục ngữ xưa: Không lính, không lương, không hàng, không xong" thế mà đúng! Ngụy quan trốn tránh cũng nhiều, nhưng chỉ có ông ấy là đầu hàng với mấy quận ở Nam Cống. Cho nên triều đình mới kết tội nặng và treo thưởng cho ai bắt được ông ta.
Nghe vậy Cừ không dám nói một câu về việc gặp gỡ ngày trước.
Lỗ Biên Tu kể lại chuyện Vương Huệ cầu tiên, hai người không hiểu. Lỗ Biên Tu đem chuyện ấy kể lại tỉ mỉ. Y ngâm lại bài thơ tiên theo điệu Tây Giang nguyệt, sau đó giảng từng câu một.
- Lời tiên thật là kì lạ! Thơ chỉ nói ông ta đầu hàng sau đó không nói thêm nữa. Không biết hay dở thế nào!
Lâu Toản nói:
- "Đại phàm việc sắp xảy ra thì điều may rủi có thể thấy trước". Những kẻ cầu tiên thấy được cái lẽ huyền diệu ấy. Còn nói là có thần tiên hay có ma quỷ đều không liên quan gì với việc đó.
Sau bữa tiệc hai người đem thơ và bản thơ Cừ đã khắc ra cho Lỗ Biên Tu xem.
Lỗ nức nở khen tài. Lỗ Biên Tu tán thưởng hồi lâu, nói với hai công tử:
- Cháu ngài năm nay bao nhiêu tuổi?
Lâu Bổng đáp:
- Mười bảy tuổi.
- Thế sinh vào ngày nào?
Lâu Bổng quay lại hỏi.
Cừ Dật Phu nói:
- Cháu sinh tháng ba, ngày 16, giờ hợi.
Lỗ Biên Tu gật đầu nhớ kĩ điều ấy. Tiệc rượu đến tối mới tan, hai người tiễn khách ra về rồi cùng vào nghỉ.
Vài ngày sau, Cừ cáo từ về phủ Gia Hưng. Hai người giữ lại một ngày nữa. Hôm sau, Lâu Bổng đang ngồi trong phòng viết thư trả lời Cừ thái thú, thì có tiểu đồng chạy vào:
- Người giữ cổng có điều gì muốn thưa với ông.
- Cho vào.
Người giữ cổng nói:
- Ở ngoài có một người muốn gặp hai ông.
- Ra nói rằng chúng tao không ở nhà, để lại thiếp cũng được.
- Ông ta không có thiếp, hỏi họ tên gì ông ta không chịu nói, ông ta bảo chỉ gặp hai ông nói một chuyện.
- Người như thế nào?
- Độ năm sáu mươi tuổi. Đội mũ vuông, mặc áo lụa, ống tay rộng, ra vẻ con nhà văn nhân.
Lâu Bổng nghĩ thầm:
- Chắc là Dương Chấp Trung đến đây!
Lâu Bổng vội vàng để thư ra một bên, mời Lâu Toản lại nói có lẽ Dương Chấp Trung đã đến và nói to ra ngoài cửa:
- Mời ông ấy vào phòng khách! Chúng ta sẽ ra tiếp.
Người giữ cổng vâng dạ đi ra, mời người kia vào phòng khách. Hai người ra tiếp kiến. Sau khi thi lễ, tất cả cùng ngồi. Người kia nói:
- Tôi nghe đại danh hai vị đã lâu, như sấm động bên tai trong lòng rất hâm mộ nhưng không có dịp nào để bái yết.
Lâu Toản nói:
- Tiên sinh cho biết tính danh là gì?
- Vãn sinh họ Trần, tự là Hòa Phủ, mấy lâu hành đạo ở Kinh. Tôi cùng về với ông Lỗ để thăm quý hương. Nay được may mắn thấy hai vị. Ông Ba tai trắng hơn mặt, tài năng sẽ nổi tiếng khắp thiên hạ. Ông Tư sống mũi rõ ràng, chẳng bao lâu sẽ có tin mừng ra làm quan.
Hai người nghe vậy, biết y không phải là Dương Chấp Trung, bèn hỏi:
- Ông chắc giỏi về đoán số?
- Bói toán, xem sao, xem tướng, xem số, nội khoa, ngoại khoa, luyện đơn trường sinh và việc cầu tiên, đánh đồng bút, vãn sinh đều biết một ít. Ở Kinh Đô các vị trong các bộ và bốn nha thường mời luôn. Vãn sinh nói cái nào thì cái ấy ứng nghiệm như thần. Không giấu gì hai vị, vãn sinh thích nói thẳng không chịu a dua vì vậy được các vị quan cao thương đến. Hôm trước vừa nói đùa với ông Lỗ, từ khi rời Giang Tây đến nay trở lại tỉnh này thấm thoắt đã hai mươi năm và đã đi qua chín tỉnh rồi.
Nói xong cười khanh khách.
Người nhà đem nước trà ra, Lâu Toản nói:
- Ông cùng về với ông Lỗ. Nhưng tại sao hôm ấy tôi cùng ông Lỗ ở lại trên thuyền suốt một ngày mà không thấy ông?
- Hôm ấy vãn sinh ở trong cái thuyền thứ hai. Đến chiều mới biết hai vị ở thuyền trước. Đó là vì vãn sinh vô duyên nên lần lữa mấy hôm, nay mới được bái kiến.
Lâu Toản nói:
- Ông nói năng khoát đạt, rất tiếc anh em chúng tôi được gặp hơi muộn.
- Ông Lỗ có nhờ vãn sinh nói với hai ông một việc. Có thể nói riêng được không?
Hai người nói:
- Được chứ?
Hai người bèn mời Hòa Phủ vào thư phòng. Trần Hòa Phủ liếc mắt nhìn bốn phía, thấy sân nhà râm mát, đàn, sách phong lưu bèn nói:
- Thật là: "trên trời thì chỗ thần tiên; dưới đất là nhà tể tướng" - và kéo ghế lại gần - Ông Lỗ có một cô con gái vừa tuổi cài trâm. Vãn sinh ở trong phủ, biết cô ta đức tính thuận hòa, tài mạo tuyệt trần. Lỗ Biên Tu và phu nhân vì không có con trai nên nâng niu như hòn ngọc trên tay. Nhiều người đến hỏi nhưng không bằng lòng. Hôm trước ở đây Lỗ Biên Tu thấy ông Cừ cháu cụ thái thú Nam Xương thật là tài hoa nên yêu mến, có nhờ vãn sinh đến hỏi không biết ông ấy đã có vợ chưa.
Lâu Bổng nói:
- Cháu tôi hiện nay chưa có nơi nào, nay được Lỗ tiên sinh yêu mến như thế thật là đáng quý. Nhưng chẳng biết tiểu thư bao nhiêu tuổi, ngày sinh và tuổi có hợp không?
- Cái đó không cần phải bàn nữa! Lỗ tiên sinh lúc ở đây có hỏi và nhớ tuổi của cậu cháu của ngài. Về nhà, liền bảo tôi tính số! Tiểu thư kém công tử một tuổi, năm nay mười sáu, thật là tốt đôi. Năm tháng ngày giờ đều hợp, sau này phúc thọ lâu dài, con cháu đầy nhà. Thật chẳng còn lo có điều gì ngăn cản được hạnh phúc của họ.
Hai người nói:
- Thảo nào hôm ấy thấy ông Lỗ hỏi ngày sinh của cháu kĩ lưỡng lắm! Tôi nghĩ có việc gì đây. Hoá ra ông đã nghĩ đến việc ấy!
Lâu Bổng nói:
- Thế thật là tốt! Đã được Lỗ tiên sinh yêu quý lại được Trần tiên sinh giúp đỡ, chúng tôi phải viết ngay thơ về nhà để Thái thú chọn ngày tốt để cầu hôn.
Trần Hòa Phủ ra về nói;
- Ngày khác tôi sẽ đến, bây giờ xin cáo để về báo với ông Lỗ.
Hai người tiễn Trần Hòa Phủ xong nói với Cừ:
- Nếu vậy thì cháu hãy khoan về Gia Hưng vội. Các cậu sẽ viết thư về cho ông. Chờ khi có thư trả lời ta sẽ bàn sau. Cừ vâng lời ở lại.
Người nhà ra đi, mười ngày sau đem thư của Thái thú về cho hai công tử và nói:
- Thái thú nghe việc này rất là vui mừng, có nói với con rằng: "Thái thú không đi xa được, việc này nhờ hai vị làm chủ. Tất cả việc cưới xin, nhờ hai vị lo liệu giúp. Sau khi lấy nhau, hoặc ở lại nhà vợ, hoặc về thì tuỳ ở hai vị. Cùng với thư có năm trăm lạng bạc làm sính lễ. Ông Cừ cũng không phải về nhà làm gì, cứ ở đấy lo việc vui. Thái thú khoẻ mạnh, ông cứ yên tâm".
Hai người nhận thư, bạc, chọn ngày lành nhờ Trần Hòa Phủ làm mối. Lại nhờ Ngưu Bố Y làm người mối thứ hai. Hôm ấy, hai ông tơ hồng cùng đến Lâu phủ. Ở đây nhà trai tiếp đãi, rồi lại lên kiệu cùng quản gia mang thiếp đến nhà Lỗ Biên Tu. Lỗ Biên Tu đã sửa soạn tiệc, gửi họ tờ thiếp ưng thuận, đồng thời gửi lá số của tiểu thư sang.
Đến ngày thứ ba mấy người ở Lâu phủ, mang tiền bạc, châu báu, áo quần, vải vóc, lụa, rượu, dê, quả đến Lỗ phủ làm lễ. Lại sắm món quà cảm ơn hai người mối là Trần Hòa Phủ và Ngưu Bố Y, mỗi người mười hai lạng bạc tiền mũ áo và bốn lạng tiền rượu, quả. Mọi người đều vui vẻ. Hai công tử nhờ Trần Hòa Phủ chọn ngày hoa chúc. Trần Hòa Phủ chọn ngày mồng tám tháng chạp là ngày tốt. Lỗ Biên Tu nói:
- Tôi chỉ có một mụn gái, không muốn cháu ra khỏi nhà, muốn mời ông Cừ ở rể.
Lâu phủ cũng bằng lòng.
Ngày mồng tám tháng chạp, Lâu phủ treo đèn, kết hoa, trước tiên mời hai ông mối ăn một ngày. Đến tối nổi nhạc lên, Lâu phủ có trên tám mươi cặp đèn lồng có ghi chức tước các quan, cộng thêm với các đèn lồng ở nhà Cừ thái thú, đi chật ních cả ba bốn con đường, chen chân không lọt. Toàn bộ chấp sự, lại một đoàn nhạc và tám cặp đèn lồng bằng sa. Vì bấy giờ mưa mới tạnh, trên trời vẫn còn có mây cho nên đèn đều chụp chao đèn bằng vải sơn, đằng sau là cái kiệu lớn do bốn người khiêng. Cừ Dật Phu ngồi trên kiệu. Đằng sau có bốn cái kiệu nhỏ: đó là kiệu của hai công tử họ Lâu, của Trần Hòa Phủ, Ngưu Bố Y. Đến cửa nhà họ Lỗ, họ cho người giữ cửa tiền phong bao. Kiệu đi vào. Hai công tử mặc áo lễ phục, hai người mối mặc áo cát phục. Lỗ Biên Tu đội mũ ra, mặc áo gấm, thắt đai vàng, giày đoạn ra tiếp, mời họ lên thèm. Nhạc cử lên và tám cặp đèn lồng đưa Cừ Dật Phu vào. Cừ đội mũ sa, mang áo rộng cúi đầu đi vào. Trước tiên Cừ làm lễ hiến chim nhạn để tỏ tình thân, rồi lạy chào Lỗ Biên Tu. Biên Tu mời chàng rể mới ngồi vào bàn tiệc thứ nhất. Hai công tử, hai ông mối và Lỗ Biên Tu ngồi hai bàn bên để tiếp. Uống ba chén trà, thì tiệc rượu bày ra. Mỗi người ngồi vào một bàn. Tất cả sáu bàn. Lỗ Biên Tu trước tiên lại mời chàng rể, chàng rể lại đáp lễ. Ở cuối bàn thì tấu nhạc. Lỗ Biên Tu lại mời các bàn khác. Cừ liếc mắt nhìn thấy ba gian phòng rất cổ, lúc ấy thắp mấy mươi ngọn đèn thật là huy hoàng.
Một lát tiệc tan, nhạc cũng dừng lại. Cừ đến mời ông nhạc, ông cậu và hai ông mối rồi trở lại chỗ ngồi.
Những người đóng trò ra cúi chào các vị tân khách, đánh trống, thanh la, nhảy điệu "gia quan" rồi diễn vở "Trương tiến tống tử", vở "phong tặng". Bấy giờ trời mưa hai hôm liền vừa mới tạnh, đất chưa khô. Những người đóng trò đi giày mới, phải bước lên trên một tấm ván ở dưới hiên đi vào.
Họ hát xong ba khúc, người trùm hát mang bản ghi tên các vở tuồng đến trước mặt Cừ Dật Phu và quỳ xuống để xin chọn vở. Một người quản gia bưng lên một bát yến sào, đặt bát yến trên bàn, bảo các diễn viên "đứng lên!". Diễn viên đứng yên. Vừa lúc đó, nghe một tiếng "bình" có cái gì rơi trên xà nhà xuống, vừa vặn đúng ngay vào giữa bát yến sào làm bát yến tung toé vào mặt người trùm hát và đổ tràn ra bàn. Nhìn kĩ thì chính là một chú chuột từ trên xà nhà tuột chân rơi xuống. Con chuột rơi vào giữa bát bị bỏng nên hoảng hốt giãy đổ bát và nhảy vào giữa chàng rể, làm cho cái áo đoạn mới tinh của chàng rể đầy cả mỡ. Mọi người thất sắc cất bát đi, lau bàn, lấy một cái áo khác cho chàng rể thay. Cừ Dật Phu hai ba lần nhún nhường không dám chọn vở. Mãi mới chọn vở "Ba đòi vinh quang". Các diễn viên đem danh sách ra.
Xong vài tuần rượu, người nhà bếp đem canh ra. Anh này là một người nhà quê, chân đi một đôi giày đinh, trên đầu đội một cái mâm với sáu bát canh, đang đứng ngoài sân chú ý xem trò. Người quản gia đã lấy đi bốn bát, còn lại hai bát. Y vẫn đội mâm mà xem trò. Thấy người đóng vai một cô hát hình dung yểu điệu, hắn ta thích quá quên phắt mọi việc, tưởng rằng người ta đã bưng tất cả các bát đi rồi, nên bỏ mâm xuống, canh đổ tung toé, hai bát đều bị vỡ tan. Anh ta hoảng hốt sợ cúi xuống vét. Vừa lúc ấy, hai con chó chạy ra tranh nhau liếm. Hắn nổi giận, đem hết sức bình sinh đá một cái thật mạnh. Không ngờ đá mạnh quá, không đúng con chó; trái lại chiếc giày đinh lại văng ra bay cao hơn một trượng. Trần Hòa Phủ ngồi ở bàn đầu, phía bên trái, trước mặt là hai món điểm tâm, một món bánh nướng nhân tim lợn và bánh bao hấp với đường và mỡ ngỗng, nóng nghi ngút, lại có một đĩa bát trân. Y đang cầm đưa vào miệng thì đột nhiên có một cái gì đen bay vèo vào. Nghe xoảng một tiếng, hai đĩa điểm tâm vỡ tan. Trần Hòa Phủ giật nảy mình, vội vàng đứng dậy, ống tay áo gạt bát canh đổ ra bàn. Mọi người hoảng hốt. Lỗ Biên Tu thấy việc chẳng lành, rất bực mình nhưng biết nói thế nào, bèn gọi quản gia vào mà gắt:
- Chúng mày làm gì mà gọi cái thằng ấy bưng mâm! Điềm thật là gở! Tiệc xong, tao cho chúng mày biết tay!
Vở tuồng diễn xong, người nhà cầm đèn sáp đưa Cừ Dật Phu vào buồng cô dâu.
Khách ở nhà ngoài ăn tiệc xong lại xem tuồng cho đến sáng.
Hôm sau, Cừ Dật Phu ra ngoài nhà khách chào cha mẹ vợ và cùng ăn tiệc. Tiệc xong đi vào phòng, lại có tiệc khác cho vợ chồng cùng ăn với nhau. Bây giờ Lỗ tiểu thư đã thay áo, mặc áo thường. Cừ đưa mắt nhìn, thật là nhạn sa cá lặn, hoa ghen thua thắm. Ba, bốn người a hoàn thay nhau tiếp đãi, lại có hai đứa a hoàn, một là Thái Tần, một là Song Hồng đều hình dung yểu điệu, nhan sắc hơn người. Bấy giờ Cừ như lạc vào Bồng lai tiên cảnh, Lạc Phố, Vu Sơn!...
Nhân việc này khiến cho:
Khuê các nổi gia thanh, như được người thầy quý báu;
nhà tranh ẩn hiền sĩ, nổi danh yêu khách tài hoa.
Muốn biết việc sau thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
- Ông chủ anh bao giờ thì về?
- Ông tôi xin về hưu. Nay đang ở trên đường về!
Lâu Bổng hỏi:
- Bây giờ ở đâu?
- Ở trong cái thuyền lớn, mời hai vị qua chơi!
Hai người sang thuyền lớn. Thấy trên thuyền có cái thiếp đề: "Hàn lâm viện".
Biên Tu đang đội mũ vuông, mặc áo thường, đứng ở cửa thuyền. Biên Tu nguyên là học trò của quan Thái Bảo, y cười và nói:
- Tôi nhìn ra xa thấy ông Tư ở đầu thuyền, trong bụng nghi hoặc, không biết ông Ba có trong thuyền không? Không ngờ lại có cả ông Ba ở đây! Thật là thú vị quá! Xin mời các vị vào khoang!
Biên Tu bèn mời hai người vào khoang. Mấy người vái chào nhau, rồi ngồi xuống.
Lâu Bổng nói:
- Từ khi chia tay ở kinh về, không ngờ đến nay thấm thoắt đã nửa năm. Tại sao ông anh lại về hưu?
- Thưa anh! Bọn hàn lâm xác chỉ mong có chức gì khá mà làm. Nay cái gì béo bở thì người ta làm hết rồi. Tôi ngồi ở kinh chỉ có tiêu hết tiền thôi. Huống chi, tôi nay đã năm mươi tuổi đầu lại không có con giai, chỉ có một mụn gái chưa gả chồng. Tôi nghĩ đi nghĩ lại thấy không có gì bằng xin cáo quan về lo việc nhà. Tại sao hai ông anh lại đi có một chiếc thuyền con ở giữa sông như thế này? Đầy tớ đâu cả rồi? Có việc gì thế?
Lâu Toản nói:
- Tiểu đệ nhàn rỗi, nhân tiết trời trong sáng ấm áp, mới cùng anh đi chơi. Thật chẳng có việc gì cả.
- Tôi sáng nay đi thăm một người bạn ở Trấn. Ông ta giữ tôi lại ăn cơm, nhưng tôi vội vàng ra đi. Thật là phải từ chối mãi mới được. Ông ta đem rượu và đồ nhắm xuống thuyền tôi. Nay được có hai vị đây cùng uống rượu ôn chuyện cũ thì còn gì cho bằng.
Nhân hỏi người tuỳ tùng:
- Thuyền thứ hai đã đến chưa?
- Còn xa lắm, chưa đến!
- Như thế cũng được! Đem hành lý của hai công tử sang thuyền lớn, còn thuyền kia thì để cho người ta đi.
Rồi Lỗ Biên Tu ra lệnh dọn tiệc rượu, cùng rót rượu uống, kể những việc xảy ra ở kinh. Lỗ lại hỏi chuyện mùa màng ở quê nhà và gần đây có ai là người danh vọng. Lâu Bổng bèn kể chuyện Dương Chấp Trung là người phẩm hạnh rất cao và đem bài thơ ra cho Lỗ xem. Lỗ xem xong, cau mày mà rằng:
- Thưa anh, các anh làm thế này thật là những người hiền từ cổ chí kim, cả Tín Lăng Quân, Xuân Thân Quân 1 cũng đến thế là cùng! Nhưng hạng này thì hư danh nhiều, mà thực học ít! Tôi nói nôm na thế này: Nếu ông ta có học vấn, thế tại sao thi lại không đỗ 2. Mấy câu thơ này để làm gì mới được chứ? Yêu kẻ sĩ như các anh thật là một điều may mắn nhất trong đời ông Dương! Hai lần đến đều không dám gặp mặt, như thế cũng có thể đoán biết. Cứ như tôi thì hơi đâu mà lo lắng đến họ!
Hai người nghe vậy im lặng. Uống rượu hồi lâu họ nói chuyện suông, rồi trở về. Lỗ Biên Tu tiễn hai người về nhà, rồi mới đi.
Hai công tử về đến nhà thấy có người lại bẩm.
- Cậu cháu cụ Cừ thái thú đã đến, đang ở trong phòng nói chuyện với bà Ba.
Hai người vào nhà trong thì thấy Cừ Dật Phu đang ngồi tiếp chuyện bà Ba. Thấy hai cậu đến, Cừ vội vàng lạy chào. Hai người đỡ dậy mời vào thư phòng.
Cừ đưa thư của ông nội cùng lễ vật và tặng mỗi người một tập thơ mà cậu ta đã khắc in. Hai người xem mấy trang đã khen nức nở.
- Cháu thật là trẻ tuổi, tài hoa, các cậu không thấm vào đâu.
- Cháu không biết làm liều mong các cậu chữa hộ.
Hai người vui mừng khôn xiết. Hôm ấy đặt tiệc đón tiếp và giữ Cừ ở lại thư phòng.
Sáng sau, sau khi dậy nói chuyện qua loa với Cừ, hai người thay quần áo gọi người nhà mang thiếp rồi lên kiệu đến nhà Lỗ Biên Tu. Sau khi đáp lễ, họ về dặn người nhà chuẩn bị bữa tiệc, viết thiếp mời Lỗ Biên Tu ngày mai sang chơi. Hai người vào thư phòng cười nói với Cừ:
- Ngày mai các cậu mời một ông khách, nhờ cháu tiếp hộ.
Cừ Dật Phu hỏi ông ấy là ai, Lâu Bổng đáp:
- Ông Lỗ Biên Tu đồng hương với cậu! Đó là người mà quan Thái Bảo nhà ta xưa kia lấy đỗ khi làm chánh chủ khảo.
Lâu Toản nói:
- Tóm lại, một anh tầm thường! Nhưng vì ông ta với các cậu là chỗ bạn bè từ tuổi nhỏ, lại vì hôm trước các cậu quấy rầy ông ta một bữa tiệc nên ngày mai phải mời ông ta đến đó thôi.
Vừa nói xong, thì có người nhà vào bẩm:
- Ông Ngưu Bố Y đang ở ngoài chờ hai ông.
Lâu Bổng nói:
- Mời ngay vào!
Cừ Dật Phu nói:
- Có phải ông Ngưu Bố Y làm việc với cụ Phạm không?
Lâu Bổng nói:
- Đúng đấy! Sao cháu biết?
- Cùng là bạn đồng sự với thầy cháu, cho nên cháu biết!
Lâu Toản nói:
- Các cậu cũng quên khuấy đi mất rằng thầy cháu đã từng làm với cụ Phạm.
Hai người liền ra gặp Ngưu Bố Y. Nói chuyện một hồi lâu rồi đưa Ngưu Bố Y vào thư phòng. Cừ Dật Phu ra lạy chào. Ngưu Bố Y nói:
- Vừa mới nghe ông Lâu nói không ngờ ông thân sinh nay đã là người thiên cổ, trong lòng tôi thật đau xót. Nay thấy anh là người tài năng tuấn tú, thực là dòng dõi cụ nhà, tôi lại đổi buồn làm vui. Cụ cố ở nhà vẫn mạnh khoẻ đấy chứ?
- Ông tôi vẫn mạnh, thường nhắc đến bác.
Ngưu Bố Y lại nói:
- Tôi còn nhớ ngày cụ Phạm lo tìm quyển thi của một thí sinh nào đó, phụ thân của ông có kể câu chuyện ông Hà Cảnh Minh, quả thực là "ý tứ sâu xa, có cái vẻ phong lưu của người danh sĩ". Nhân đó Ngưu Bố Y đem câu chuyện kể lại một lượt, hai công tử và Cừ đều cười vang!
Lâu Bổng nói:
- Ông Ngưu! Chúng ta là bạn chí thân đã mấy mươi năm nay. Nay lại có cháu ở đây học tập lời dạy bảo của ông, xin mời ông ở lại đây chơi.
Một lát tiệc dọn ra, bốn người uống rượu, nói văn chương mãi đến chiều, Ngưu Bố Y từ biệt. Hai người hỏi địa chỉ và tiễn ra cửa.
Sáng hôm sau hai người cho người đi mời Lỗ Biên Tu. Đến trưa Lỗ Biên Tu mới đến, đầu đội mũ sa, mình mặc áo rộng, bước vào trong nhà khách. Y cứ nằng nặc đòi vào lạy bàn thờ của thầy học, hai công tử phải nói đi nói lại hai ba lần y mới chịu mặc áo thường cùng ngồi. Uống trà xong Cừ Dật Phu ra lạy chào. Lâu Bổng nói:
- Đây là cháu tôi. Cháu nội cụ thái thú Nam Xương.
Lỗ Biên Tu nói:
- Đã lâu tôi mong được gặp ông, rất hân hạnh!
Rồi hai người nhường nhau ngồi. Hàn huyên xong, tiệc rượu bày ra. Lỗ Biên Tu nói:
- Thưa anh! Thế này thì không phải, chúng ta là chỗ bạn thân thiết với nhau từ lâu, xin đừng khách sáo. Theo ý tôi cái nhà này rộng quá, tôi chỉ mong cùng ăn cơm ở trong thư phòng, bốn chúng ta cùng ngồi một bàn nói chuyện tâm sự thì mới thực là thú!
Hai người nghe nói vậy, không dám trái ý, bèn mời vào thư phòng. Lỗ Biên Tu thấy bình hoa, lư hương bày biện đẹp mắt, rất lấy làm vừa ý. Vừa ngồi xuống công tử đã dặn gia nhân:
- Đốt hương!
Một tiểu đồng tóc dài đến mắt bưng cái lư hương ở trên ghế xuống, rồi đi ra. Hai người quản gia vào buông rèm xuống rồi lại ra. Một lát sau, khi họ đã uống được ba chén rượu, thì hai người quản gia đến cuốn rèm lên. Bỗng ở hai bên tường nhà hương thơm tỏa lên ngào ngạt khắp thư phòng. Lỗ Biên Tu cảm thấy mình sung sướng như bay lên mây xanh say sưa ngây ngất.
Lâu Bổng nói với Lỗ Biên Tu:
- Đốt hương phải đốt như thế thì mới đỡ khói.
Lỗ Biên Tu than thở một hồi, cùng Cừ Dật Phu bàn về việc xảy ra ở Giang Tây. Lỗ Biên Tu nói:
- Có phải người làm thái thú Nam Xương, sau cụ cố nhà là Vương Huệ không?
Cừ nói:
- Chính thế.
Lỗ Biên Tu nói:
- Cái ông Vương ấy gớm lắm! Triều đình đã ra lệnh bắt.
Lâu Bổng nói:
- Ông ta đầu hàng Ninh Vương.
Lỗ nói:
- Ông ta là người quan giỏi nhất ở Giang Tây thế mà lại đầu hàng trước nhất.
Lâu Toản nói:
- Ông ta hàng thì thật là không phải.
Lỗ Biên Tu nói:
- Có câu tục ngữ xưa: Không lính, không lương, không hàng, không xong" thế mà đúng! Ngụy quan trốn tránh cũng nhiều, nhưng chỉ có ông ấy là đầu hàng với mấy quận ở Nam Cống. Cho nên triều đình mới kết tội nặng và treo thưởng cho ai bắt được ông ta.
Nghe vậy Cừ không dám nói một câu về việc gặp gỡ ngày trước.
Lỗ Biên Tu kể lại chuyện Vương Huệ cầu tiên, hai người không hiểu. Lỗ Biên Tu đem chuyện ấy kể lại tỉ mỉ. Y ngâm lại bài thơ tiên theo điệu Tây Giang nguyệt, sau đó giảng từng câu một.
- Lời tiên thật là kì lạ! Thơ chỉ nói ông ta đầu hàng sau đó không nói thêm nữa. Không biết hay dở thế nào!
Lâu Toản nói:
- "Đại phàm việc sắp xảy ra thì điều may rủi có thể thấy trước". Những kẻ cầu tiên thấy được cái lẽ huyền diệu ấy. Còn nói là có thần tiên hay có ma quỷ đều không liên quan gì với việc đó.
Sau bữa tiệc hai người đem thơ và bản thơ Cừ đã khắc ra cho Lỗ Biên Tu xem.
Lỗ nức nở khen tài. Lỗ Biên Tu tán thưởng hồi lâu, nói với hai công tử:
- Cháu ngài năm nay bao nhiêu tuổi?
Lâu Bổng đáp:
- Mười bảy tuổi.
- Thế sinh vào ngày nào?
Lâu Bổng quay lại hỏi.
Cừ Dật Phu nói:
- Cháu sinh tháng ba, ngày 16, giờ hợi.
Lỗ Biên Tu gật đầu nhớ kĩ điều ấy. Tiệc rượu đến tối mới tan, hai người tiễn khách ra về rồi cùng vào nghỉ.
Vài ngày sau, Cừ cáo từ về phủ Gia Hưng. Hai người giữ lại một ngày nữa. Hôm sau, Lâu Bổng đang ngồi trong phòng viết thư trả lời Cừ thái thú, thì có tiểu đồng chạy vào:
- Người giữ cổng có điều gì muốn thưa với ông.
- Cho vào.
Người giữ cổng nói:
- Ở ngoài có một người muốn gặp hai ông.
- Ra nói rằng chúng tao không ở nhà, để lại thiếp cũng được.
- Ông ta không có thiếp, hỏi họ tên gì ông ta không chịu nói, ông ta bảo chỉ gặp hai ông nói một chuyện.
- Người như thế nào?
- Độ năm sáu mươi tuổi. Đội mũ vuông, mặc áo lụa, ống tay rộng, ra vẻ con nhà văn nhân.
Lâu Bổng nghĩ thầm:
- Chắc là Dương Chấp Trung đến đây!
Lâu Bổng vội vàng để thư ra một bên, mời Lâu Toản lại nói có lẽ Dương Chấp Trung đã đến và nói to ra ngoài cửa:
- Mời ông ấy vào phòng khách! Chúng ta sẽ ra tiếp.
Người giữ cổng vâng dạ đi ra, mời người kia vào phòng khách. Hai người ra tiếp kiến. Sau khi thi lễ, tất cả cùng ngồi. Người kia nói:
- Tôi nghe đại danh hai vị đã lâu, như sấm động bên tai trong lòng rất hâm mộ nhưng không có dịp nào để bái yết.
Lâu Toản nói:
- Tiên sinh cho biết tính danh là gì?
- Vãn sinh họ Trần, tự là Hòa Phủ, mấy lâu hành đạo ở Kinh. Tôi cùng về với ông Lỗ để thăm quý hương. Nay được may mắn thấy hai vị. Ông Ba tai trắng hơn mặt, tài năng sẽ nổi tiếng khắp thiên hạ. Ông Tư sống mũi rõ ràng, chẳng bao lâu sẽ có tin mừng ra làm quan.
Hai người nghe vậy, biết y không phải là Dương Chấp Trung, bèn hỏi:
- Ông chắc giỏi về đoán số?
- Bói toán, xem sao, xem tướng, xem số, nội khoa, ngoại khoa, luyện đơn trường sinh và việc cầu tiên, đánh đồng bút, vãn sinh đều biết một ít. Ở Kinh Đô các vị trong các bộ và bốn nha thường mời luôn. Vãn sinh nói cái nào thì cái ấy ứng nghiệm như thần. Không giấu gì hai vị, vãn sinh thích nói thẳng không chịu a dua vì vậy được các vị quan cao thương đến. Hôm trước vừa nói đùa với ông Lỗ, từ khi rời Giang Tây đến nay trở lại tỉnh này thấm thoắt đã hai mươi năm và đã đi qua chín tỉnh rồi.
Nói xong cười khanh khách.
Người nhà đem nước trà ra, Lâu Toản nói:
- Ông cùng về với ông Lỗ. Nhưng tại sao hôm ấy tôi cùng ông Lỗ ở lại trên thuyền suốt một ngày mà không thấy ông?
- Hôm ấy vãn sinh ở trong cái thuyền thứ hai. Đến chiều mới biết hai vị ở thuyền trước. Đó là vì vãn sinh vô duyên nên lần lữa mấy hôm, nay mới được bái kiến.
Lâu Toản nói:
- Ông nói năng khoát đạt, rất tiếc anh em chúng tôi được gặp hơi muộn.
- Ông Lỗ có nhờ vãn sinh nói với hai ông một việc. Có thể nói riêng được không?
Hai người nói:
- Được chứ?
Hai người bèn mời Hòa Phủ vào thư phòng. Trần Hòa Phủ liếc mắt nhìn bốn phía, thấy sân nhà râm mát, đàn, sách phong lưu bèn nói:
- Thật là: "trên trời thì chỗ thần tiên; dưới đất là nhà tể tướng" - và kéo ghế lại gần - Ông Lỗ có một cô con gái vừa tuổi cài trâm. Vãn sinh ở trong phủ, biết cô ta đức tính thuận hòa, tài mạo tuyệt trần. Lỗ Biên Tu và phu nhân vì không có con trai nên nâng niu như hòn ngọc trên tay. Nhiều người đến hỏi nhưng không bằng lòng. Hôm trước ở đây Lỗ Biên Tu thấy ông Cừ cháu cụ thái thú Nam Xương thật là tài hoa nên yêu mến, có nhờ vãn sinh đến hỏi không biết ông ấy đã có vợ chưa.
Lâu Bổng nói:
- Cháu tôi hiện nay chưa có nơi nào, nay được Lỗ tiên sinh yêu mến như thế thật là đáng quý. Nhưng chẳng biết tiểu thư bao nhiêu tuổi, ngày sinh và tuổi có hợp không?
- Cái đó không cần phải bàn nữa! Lỗ tiên sinh lúc ở đây có hỏi và nhớ tuổi của cậu cháu của ngài. Về nhà, liền bảo tôi tính số! Tiểu thư kém công tử một tuổi, năm nay mười sáu, thật là tốt đôi. Năm tháng ngày giờ đều hợp, sau này phúc thọ lâu dài, con cháu đầy nhà. Thật chẳng còn lo có điều gì ngăn cản được hạnh phúc của họ.
Hai người nói:
- Thảo nào hôm ấy thấy ông Lỗ hỏi ngày sinh của cháu kĩ lưỡng lắm! Tôi nghĩ có việc gì đây. Hoá ra ông đã nghĩ đến việc ấy!
Lâu Bổng nói:
- Thế thật là tốt! Đã được Lỗ tiên sinh yêu quý lại được Trần tiên sinh giúp đỡ, chúng tôi phải viết ngay thơ về nhà để Thái thú chọn ngày tốt để cầu hôn.
Trần Hòa Phủ ra về nói;
- Ngày khác tôi sẽ đến, bây giờ xin cáo để về báo với ông Lỗ.
Hai người tiễn Trần Hòa Phủ xong nói với Cừ:
- Nếu vậy thì cháu hãy khoan về Gia Hưng vội. Các cậu sẽ viết thư về cho ông. Chờ khi có thư trả lời ta sẽ bàn sau. Cừ vâng lời ở lại.
Người nhà ra đi, mười ngày sau đem thư của Thái thú về cho hai công tử và nói:
- Thái thú nghe việc này rất là vui mừng, có nói với con rằng: "Thái thú không đi xa được, việc này nhờ hai vị làm chủ. Tất cả việc cưới xin, nhờ hai vị lo liệu giúp. Sau khi lấy nhau, hoặc ở lại nhà vợ, hoặc về thì tuỳ ở hai vị. Cùng với thư có năm trăm lạng bạc làm sính lễ. Ông Cừ cũng không phải về nhà làm gì, cứ ở đấy lo việc vui. Thái thú khoẻ mạnh, ông cứ yên tâm".
Hai người nhận thư, bạc, chọn ngày lành nhờ Trần Hòa Phủ làm mối. Lại nhờ Ngưu Bố Y làm người mối thứ hai. Hôm ấy, hai ông tơ hồng cùng đến Lâu phủ. Ở đây nhà trai tiếp đãi, rồi lại lên kiệu cùng quản gia mang thiếp đến nhà Lỗ Biên Tu. Lỗ Biên Tu đã sửa soạn tiệc, gửi họ tờ thiếp ưng thuận, đồng thời gửi lá số của tiểu thư sang.
Đến ngày thứ ba mấy người ở Lâu phủ, mang tiền bạc, châu báu, áo quần, vải vóc, lụa, rượu, dê, quả đến Lỗ phủ làm lễ. Lại sắm món quà cảm ơn hai người mối là Trần Hòa Phủ và Ngưu Bố Y, mỗi người mười hai lạng bạc tiền mũ áo và bốn lạng tiền rượu, quả. Mọi người đều vui vẻ. Hai công tử nhờ Trần Hòa Phủ chọn ngày hoa chúc. Trần Hòa Phủ chọn ngày mồng tám tháng chạp là ngày tốt. Lỗ Biên Tu nói:
- Tôi chỉ có một mụn gái, không muốn cháu ra khỏi nhà, muốn mời ông Cừ ở rể.
Lâu phủ cũng bằng lòng.
Ngày mồng tám tháng chạp, Lâu phủ treo đèn, kết hoa, trước tiên mời hai ông mối ăn một ngày. Đến tối nổi nhạc lên, Lâu phủ có trên tám mươi cặp đèn lồng có ghi chức tước các quan, cộng thêm với các đèn lồng ở nhà Cừ thái thú, đi chật ních cả ba bốn con đường, chen chân không lọt. Toàn bộ chấp sự, lại một đoàn nhạc và tám cặp đèn lồng bằng sa. Vì bấy giờ mưa mới tạnh, trên trời vẫn còn có mây cho nên đèn đều chụp chao đèn bằng vải sơn, đằng sau là cái kiệu lớn do bốn người khiêng. Cừ Dật Phu ngồi trên kiệu. Đằng sau có bốn cái kiệu nhỏ: đó là kiệu của hai công tử họ Lâu, của Trần Hòa Phủ, Ngưu Bố Y. Đến cửa nhà họ Lỗ, họ cho người giữ cửa tiền phong bao. Kiệu đi vào. Hai công tử mặc áo lễ phục, hai người mối mặc áo cát phục. Lỗ Biên Tu đội mũ ra, mặc áo gấm, thắt đai vàng, giày đoạn ra tiếp, mời họ lên thèm. Nhạc cử lên và tám cặp đèn lồng đưa Cừ Dật Phu vào. Cừ đội mũ sa, mang áo rộng cúi đầu đi vào. Trước tiên Cừ làm lễ hiến chim nhạn để tỏ tình thân, rồi lạy chào Lỗ Biên Tu. Biên Tu mời chàng rể mới ngồi vào bàn tiệc thứ nhất. Hai công tử, hai ông mối và Lỗ Biên Tu ngồi hai bàn bên để tiếp. Uống ba chén trà, thì tiệc rượu bày ra. Mỗi người ngồi vào một bàn. Tất cả sáu bàn. Lỗ Biên Tu trước tiên lại mời chàng rể, chàng rể lại đáp lễ. Ở cuối bàn thì tấu nhạc. Lỗ Biên Tu lại mời các bàn khác. Cừ liếc mắt nhìn thấy ba gian phòng rất cổ, lúc ấy thắp mấy mươi ngọn đèn thật là huy hoàng.
Một lát tiệc tan, nhạc cũng dừng lại. Cừ đến mời ông nhạc, ông cậu và hai ông mối rồi trở lại chỗ ngồi.
Những người đóng trò ra cúi chào các vị tân khách, đánh trống, thanh la, nhảy điệu "gia quan" rồi diễn vở "Trương tiến tống tử", vở "phong tặng". Bấy giờ trời mưa hai hôm liền vừa mới tạnh, đất chưa khô. Những người đóng trò đi giày mới, phải bước lên trên một tấm ván ở dưới hiên đi vào.
Họ hát xong ba khúc, người trùm hát mang bản ghi tên các vở tuồng đến trước mặt Cừ Dật Phu và quỳ xuống để xin chọn vở. Một người quản gia bưng lên một bát yến sào, đặt bát yến trên bàn, bảo các diễn viên "đứng lên!". Diễn viên đứng yên. Vừa lúc đó, nghe một tiếng "bình" có cái gì rơi trên xà nhà xuống, vừa vặn đúng ngay vào giữa bát yến sào làm bát yến tung toé vào mặt người trùm hát và đổ tràn ra bàn. Nhìn kĩ thì chính là một chú chuột từ trên xà nhà tuột chân rơi xuống. Con chuột rơi vào giữa bát bị bỏng nên hoảng hốt giãy đổ bát và nhảy vào giữa chàng rể, làm cho cái áo đoạn mới tinh của chàng rể đầy cả mỡ. Mọi người thất sắc cất bát đi, lau bàn, lấy một cái áo khác cho chàng rể thay. Cừ Dật Phu hai ba lần nhún nhường không dám chọn vở. Mãi mới chọn vở "Ba đòi vinh quang". Các diễn viên đem danh sách ra.
Xong vài tuần rượu, người nhà bếp đem canh ra. Anh này là một người nhà quê, chân đi một đôi giày đinh, trên đầu đội một cái mâm với sáu bát canh, đang đứng ngoài sân chú ý xem trò. Người quản gia đã lấy đi bốn bát, còn lại hai bát. Y vẫn đội mâm mà xem trò. Thấy người đóng vai một cô hát hình dung yểu điệu, hắn ta thích quá quên phắt mọi việc, tưởng rằng người ta đã bưng tất cả các bát đi rồi, nên bỏ mâm xuống, canh đổ tung toé, hai bát đều bị vỡ tan. Anh ta hoảng hốt sợ cúi xuống vét. Vừa lúc ấy, hai con chó chạy ra tranh nhau liếm. Hắn nổi giận, đem hết sức bình sinh đá một cái thật mạnh. Không ngờ đá mạnh quá, không đúng con chó; trái lại chiếc giày đinh lại văng ra bay cao hơn một trượng. Trần Hòa Phủ ngồi ở bàn đầu, phía bên trái, trước mặt là hai món điểm tâm, một món bánh nướng nhân tim lợn và bánh bao hấp với đường và mỡ ngỗng, nóng nghi ngút, lại có một đĩa bát trân. Y đang cầm đưa vào miệng thì đột nhiên có một cái gì đen bay vèo vào. Nghe xoảng một tiếng, hai đĩa điểm tâm vỡ tan. Trần Hòa Phủ giật nảy mình, vội vàng đứng dậy, ống tay áo gạt bát canh đổ ra bàn. Mọi người hoảng hốt. Lỗ Biên Tu thấy việc chẳng lành, rất bực mình nhưng biết nói thế nào, bèn gọi quản gia vào mà gắt:
- Chúng mày làm gì mà gọi cái thằng ấy bưng mâm! Điềm thật là gở! Tiệc xong, tao cho chúng mày biết tay!
Vở tuồng diễn xong, người nhà cầm đèn sáp đưa Cừ Dật Phu vào buồng cô dâu.
Khách ở nhà ngoài ăn tiệc xong lại xem tuồng cho đến sáng.
Hôm sau, Cừ Dật Phu ra ngoài nhà khách chào cha mẹ vợ và cùng ăn tiệc. Tiệc xong đi vào phòng, lại có tiệc khác cho vợ chồng cùng ăn với nhau. Bây giờ Lỗ tiểu thư đã thay áo, mặc áo thường. Cừ đưa mắt nhìn, thật là nhạn sa cá lặn, hoa ghen thua thắm. Ba, bốn người a hoàn thay nhau tiếp đãi, lại có hai đứa a hoàn, một là Thái Tần, một là Song Hồng đều hình dung yểu điệu, nhan sắc hơn người. Bấy giờ Cừ như lạc vào Bồng lai tiên cảnh, Lạc Phố, Vu Sơn!...
Nhân việc này khiến cho:
Khuê các nổi gia thanh, như được người thầy quý báu;
nhà tranh ẩn hiền sĩ, nổi danh yêu khách tài hoa.
Muốn biết việc sau thế nào, xin xem hồi sau phân giải.
/56
|