Cuối canh năm, Lý Hạo được Trần nguyên phi đánh thức. Hắn tỉnh dậy, ra ngoài sân bắt đầu luyện tập bài quyền Long Hổ Song Sát. Hoàn tất bài quyền, cũng gần tới giờ lên triều, hắn sửa soạn lại cho tươm tất. Sau đó cùng với lão thái giám Lê Việt Tiến tới điện chầu.
Vẫn như thường lệ, hắn giả ngây giả dại quan sát diễn biến của buổi điện chầu. Tình hình đấu đá giữa các quan lại hôm nay cũng chẳng khác hôm qua là mấy. Tô Trung Từ hống hách thành tính, gạt ngang mọi ý kiến phản đối hắn. Lý Hạo thật muốn đi xuống dưới mời hắn ngồi lên ngai vàng luôn cho rồi.
Việc nhỏ không nhẫn, tất hỏng chuyện lớn. Hắn bỏ qua hết thảy. Tiếp tục làm quen với lối sống mới. Lối sống hưởng thụ của vị vua. Trong giấc ngủ trưa, hắn mơ thấy mình được làm một ông vua của đất nước thái bình, thịnh trị. Không có quyền thần, không có loạn đảng, không có sứ quân nổi loạn cát cứ khắp nơi. Hắn bình an thoải mái, tay trái ôm mĩ nhân, tay phải ôm mĩ nữ mà sống hết quãng đời còn lại.
Đang mơ giấc mơ êm đềm, tiếng gọi the thé như tiếng gà trống thiến lại cất lên đưa hắn trở về thực tại. Lý Hạo bực bội gắt: “Lão thái giám chết tiệt, không để trẫm ngủ thêm một lúc được à?”
Giọng nói eo éo từ ngoài cửa lại vọng vào: “Bẩm hoàng thượng, đã tới giờ duyệt tấu chương rồi ạ?”
Lý Hạo ngạc nhiên khi nhận ra giọng nói không phải của Lê Việt Tiến. Lý Hạo bước nhanh ra cửa, thấy người thái giám đang đứng khom mình là một người trẻ tuổi. Nhìn kỹ lại mới nhớ ra đây là nghĩa tử của Lê Việt Tiến, tiểu thái giám này là Lê Việt Công. Lê Việt Tiến thấy hắn thông minh tháo vát, cho nên Lê Việt Tiến mới coi trọng hắn, nhận làm nghĩa tử cách đây vài tháng. Trước kia hắn chỉ làm những việc lặt vặt trong hoàng cung, vì vậy Lý Sảm rất ít khi chạm mặt hắn.
Giữa trưa lão thái giám đã đi đảm nhận chức quản vụ thái giám, người đứng đầu toàn bộ thái giám, cung nữ trong hoàng cung. Công việc chủ yếu của Lê Việt Tiến là chỉ đạo chung mọi hoạt động của thái giám và cung nữ. Cho nên, lão không thể ngày đêm kề cận bên cạnh Lý Hạo như trước kia nữa. Lão đành phải cho nghĩa tử của mình đến phụng thị Lý Hạo.
Lê Việt Công cung kính cúi người một cách vừa phải, không kiêu ngạo, không siểm nịnh nói: “Bẩm hoàng thượng, nô tài phụng lệnh nghĩa phụ đến hầu hạ hoàng thượng. Nếu như nô tài có gì sai sót, khẩn xin hoàng thượng trách phạt.”
Hài lòng quan sát Lê Việt Công, Lý Hạo gật gù: “Tốt, Lê Việt Tiến có nghĩa tử như khanh thực đáng mừng. Đợi trẫm một chút, trẫm tha phục rồi cùng khanh tới điện Trường Xuân.”
Giải quyết xong đám tấu chương dày cộp, hắn nghĩ tới nghĩ lui mà không biết làm gì. Chẳng lẽ lại về ngự thư phòng tiếp tục nghiên cứu cổ thư, hay là đi thăm Đàm thái hậu. Ài, lựa chọn khó khăn. Thôi thì đi dạo vòng quanh các cung điện xem nào.
Hắn lững thững đi dọc các cung điện, từ điện Văn Minh tới điện Giảng Võ. Hai điện này được chọn để lục bộ làm việc. Vào thời Lý đã có đủ lục bộ gồm: Hộ, Lễ, Lại, Binh, Hình và Công. Các bộ Hộ, Lễ, Lại thì đặt ở điện Văn Minh. Còn các bộ Binh, Hình, Công thì được đặt ở điện Giảng Võ. Lý Hạo đi tới chỗ nào cũng đánh trống khua chiêng, rình rang khắp chốn.
Địa điểm thị sát tiếp theo của Lý Hạo là khu mật viện nằm ở điện Diên Phúc. Khu mật viện có từ thời Lý Thái Tổ, có chức năng tham mưu cho hoàng đế và thái phó các việc cơ mật. Đứng đầu khu mật viện là khu mật sứ; có tả sứ và hữu sứ. Cả hai người tả sứ và hữu sứ đều là tay chân thân cận của hoàng đế.
Tới đó hắn thấy các vị quan trên đang ngồi chơi hóng mát rất thảnh thơi. Kế tiếp, hai tên béo ục ịch chạy ra, quỳ lạy khấu đầu tung hô vạn tuế. Họ tự nhận là tả khu mật sứ và hữu khu mật sứ, người bên trái tên là Lý Quang Huy, kẻ bên phải gọi là Lý Công Minh. Lý Hạo cố nán lại trò chuyện với hai gã béo thuộc hoàng tộc xem có hy vọng gì không. Rốt cuộc, hắn đành phải tán thưởng không thôi trước cái sự khoác loác vô địch thủ của hai vị đại nhân trước mặt.
Mang lòng thất vọng ê chề, Lý Hạo lê bước tới điện Tuyên Đức. Chỗ này được coi như phòng văn thư giúp việc bên cạnh vua. Sảnh và hàn lâm viện được đặt ở đây. Sảnh là cơ quan giúp việc cho hoàng đế. Nhà Lý có hai sảnh là thượng thư sảnh và trung thư sảnh. Đứng đầu các sảnh là chức viên ngoại lang.
Hàn lâm viện được lập ra đầu tiên ở nước ta bắt đầu từ thời Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông, và đứng đầu hàn lâm viện là chức quan hàn lâm học sĩ. Hàn lâm viện có nhiệm vụ trông coi việc soạn thảo những chế, cáo và chiếu biểu của vua. Triều đình đã tổ chức thi cho những người có văn tài trong nước, ai trúng tuyển được sung vào làm quan ở hàn lâm viện.
Phòng văn thư của một đất nước có khác. Không khí hoàn toàn bất đồng với khu mật viện. Ai nấy đều bù đầu bù cổ, chạy đôn chạy đáo mà làm việc. Cũng phải thôi, bao nhiêu văn từ, tấu chương đều tập trung cả hết vào đây, thì làm sao mà không vất vả cho được.
Lý Hạo rất hứng thú với mọi người ở đây. Đi từng bàn mà tay bắt mặt mừng, hỏi han từng người về công việc. Hắn xem như bước đầu giao lưu tình cảm giữa ông chủ với đám nhân viên văn phòng.
Hắn quyết định kiếm chiếc bàn nằm ở góc dễ quan sát nhất. Kế đó, tuyên bố từ giờ về sau chỗ này trở thành nơi hắn duyệt tấu chương, cái bàn này chính là chỗ hắn đặt văn thư. Hắn yêu thích được làm việc cùng mọi người hơn là ngồi ru rú một góc mà thực hiện công việc nhàm chán, đóng dấu tấu chương.
Ngoài ra, hắn còn một mục đích khác, hắn muốn tìm kiếm nhân tài ở đây. Ở chỗ này không chỉ những người thuộc dòng dõi hoàng tộc, quan lại. Mà còn có cả những nhân tài thông qua các kì khoa cử của triều đình, được tuyển vào làm việc ở hàn lâm viện và sảnh.
Chỉ có những nơi như vậy, con người mới bộc lộ được một phần tính cách và tài năng. Tuy nhiên, đòi hỏi hắn phải có óc quan sát và nhận xét cực kỳ tinh tế. Nếu không, cũng chỉ như tìm trăng trong nước, tìm bóng trong gương mà thôi.
Vẫn như thường lệ, hắn giả ngây giả dại quan sát diễn biến của buổi điện chầu. Tình hình đấu đá giữa các quan lại hôm nay cũng chẳng khác hôm qua là mấy. Tô Trung Từ hống hách thành tính, gạt ngang mọi ý kiến phản đối hắn. Lý Hạo thật muốn đi xuống dưới mời hắn ngồi lên ngai vàng luôn cho rồi.
Việc nhỏ không nhẫn, tất hỏng chuyện lớn. Hắn bỏ qua hết thảy. Tiếp tục làm quen với lối sống mới. Lối sống hưởng thụ của vị vua. Trong giấc ngủ trưa, hắn mơ thấy mình được làm một ông vua của đất nước thái bình, thịnh trị. Không có quyền thần, không có loạn đảng, không có sứ quân nổi loạn cát cứ khắp nơi. Hắn bình an thoải mái, tay trái ôm mĩ nhân, tay phải ôm mĩ nữ mà sống hết quãng đời còn lại.
Đang mơ giấc mơ êm đềm, tiếng gọi the thé như tiếng gà trống thiến lại cất lên đưa hắn trở về thực tại. Lý Hạo bực bội gắt: “Lão thái giám chết tiệt, không để trẫm ngủ thêm một lúc được à?”
Giọng nói eo éo từ ngoài cửa lại vọng vào: “Bẩm hoàng thượng, đã tới giờ duyệt tấu chương rồi ạ?”
Lý Hạo ngạc nhiên khi nhận ra giọng nói không phải của Lê Việt Tiến. Lý Hạo bước nhanh ra cửa, thấy người thái giám đang đứng khom mình là một người trẻ tuổi. Nhìn kỹ lại mới nhớ ra đây là nghĩa tử của Lê Việt Tiến, tiểu thái giám này là Lê Việt Công. Lê Việt Tiến thấy hắn thông minh tháo vát, cho nên Lê Việt Tiến mới coi trọng hắn, nhận làm nghĩa tử cách đây vài tháng. Trước kia hắn chỉ làm những việc lặt vặt trong hoàng cung, vì vậy Lý Sảm rất ít khi chạm mặt hắn.
Giữa trưa lão thái giám đã đi đảm nhận chức quản vụ thái giám, người đứng đầu toàn bộ thái giám, cung nữ trong hoàng cung. Công việc chủ yếu của Lê Việt Tiến là chỉ đạo chung mọi hoạt động của thái giám và cung nữ. Cho nên, lão không thể ngày đêm kề cận bên cạnh Lý Hạo như trước kia nữa. Lão đành phải cho nghĩa tử của mình đến phụng thị Lý Hạo.
Lê Việt Công cung kính cúi người một cách vừa phải, không kiêu ngạo, không siểm nịnh nói: “Bẩm hoàng thượng, nô tài phụng lệnh nghĩa phụ đến hầu hạ hoàng thượng. Nếu như nô tài có gì sai sót, khẩn xin hoàng thượng trách phạt.”
Hài lòng quan sát Lê Việt Công, Lý Hạo gật gù: “Tốt, Lê Việt Tiến có nghĩa tử như khanh thực đáng mừng. Đợi trẫm một chút, trẫm tha phục rồi cùng khanh tới điện Trường Xuân.”
Giải quyết xong đám tấu chương dày cộp, hắn nghĩ tới nghĩ lui mà không biết làm gì. Chẳng lẽ lại về ngự thư phòng tiếp tục nghiên cứu cổ thư, hay là đi thăm Đàm thái hậu. Ài, lựa chọn khó khăn. Thôi thì đi dạo vòng quanh các cung điện xem nào.
Hắn lững thững đi dọc các cung điện, từ điện Văn Minh tới điện Giảng Võ. Hai điện này được chọn để lục bộ làm việc. Vào thời Lý đã có đủ lục bộ gồm: Hộ, Lễ, Lại, Binh, Hình và Công. Các bộ Hộ, Lễ, Lại thì đặt ở điện Văn Minh. Còn các bộ Binh, Hình, Công thì được đặt ở điện Giảng Võ. Lý Hạo đi tới chỗ nào cũng đánh trống khua chiêng, rình rang khắp chốn.
Địa điểm thị sát tiếp theo của Lý Hạo là khu mật viện nằm ở điện Diên Phúc. Khu mật viện có từ thời Lý Thái Tổ, có chức năng tham mưu cho hoàng đế và thái phó các việc cơ mật. Đứng đầu khu mật viện là khu mật sứ; có tả sứ và hữu sứ. Cả hai người tả sứ và hữu sứ đều là tay chân thân cận của hoàng đế.
Tới đó hắn thấy các vị quan trên đang ngồi chơi hóng mát rất thảnh thơi. Kế tiếp, hai tên béo ục ịch chạy ra, quỳ lạy khấu đầu tung hô vạn tuế. Họ tự nhận là tả khu mật sứ và hữu khu mật sứ, người bên trái tên là Lý Quang Huy, kẻ bên phải gọi là Lý Công Minh. Lý Hạo cố nán lại trò chuyện với hai gã béo thuộc hoàng tộc xem có hy vọng gì không. Rốt cuộc, hắn đành phải tán thưởng không thôi trước cái sự khoác loác vô địch thủ của hai vị đại nhân trước mặt.
Mang lòng thất vọng ê chề, Lý Hạo lê bước tới điện Tuyên Đức. Chỗ này được coi như phòng văn thư giúp việc bên cạnh vua. Sảnh và hàn lâm viện được đặt ở đây. Sảnh là cơ quan giúp việc cho hoàng đế. Nhà Lý có hai sảnh là thượng thư sảnh và trung thư sảnh. Đứng đầu các sảnh là chức viên ngoại lang.
Hàn lâm viện được lập ra đầu tiên ở nước ta bắt đầu từ thời Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông, và đứng đầu hàn lâm viện là chức quan hàn lâm học sĩ. Hàn lâm viện có nhiệm vụ trông coi việc soạn thảo những chế, cáo và chiếu biểu của vua. Triều đình đã tổ chức thi cho những người có văn tài trong nước, ai trúng tuyển được sung vào làm quan ở hàn lâm viện.
Phòng văn thư của một đất nước có khác. Không khí hoàn toàn bất đồng với khu mật viện. Ai nấy đều bù đầu bù cổ, chạy đôn chạy đáo mà làm việc. Cũng phải thôi, bao nhiêu văn từ, tấu chương đều tập trung cả hết vào đây, thì làm sao mà không vất vả cho được.
Lý Hạo rất hứng thú với mọi người ở đây. Đi từng bàn mà tay bắt mặt mừng, hỏi han từng người về công việc. Hắn xem như bước đầu giao lưu tình cảm giữa ông chủ với đám nhân viên văn phòng.
Hắn quyết định kiếm chiếc bàn nằm ở góc dễ quan sát nhất. Kế đó, tuyên bố từ giờ về sau chỗ này trở thành nơi hắn duyệt tấu chương, cái bàn này chính là chỗ hắn đặt văn thư. Hắn yêu thích được làm việc cùng mọi người hơn là ngồi ru rú một góc mà thực hiện công việc nhàm chán, đóng dấu tấu chương.
Ngoài ra, hắn còn một mục đích khác, hắn muốn tìm kiếm nhân tài ở đây. Ở chỗ này không chỉ những người thuộc dòng dõi hoàng tộc, quan lại. Mà còn có cả những nhân tài thông qua các kì khoa cử của triều đình, được tuyển vào làm việc ở hàn lâm viện và sảnh.
Chỉ có những nơi như vậy, con người mới bộc lộ được một phần tính cách và tài năng. Tuy nhiên, đòi hỏi hắn phải có óc quan sát và nhận xét cực kỳ tinh tế. Nếu không, cũng chỉ như tìm trăng trong nước, tìm bóng trong gương mà thôi.
/100
|