Trịnh Minh Thế ngồi xe Jeep đậu dưới dốc cầu Tân Thuận chỉ huy quân đội Cao Đài Liên Minh vượt cầu đánh quân Bình Xuyên đang xuống xà-lan rút ra Rừng Sác. Lễ xuất quân tảo thanh Bình Xuyên của tướng Thế diễn ra trên bãi đất trống ở rìa Đồng ông Cộ, không xa mấy chợ Bà Chiểu. Không có xe G.M.C. Thế đã phải xung công xe chở heo để chở binh sĩ. Tại cầu Tân Thuận, lính Cao Đài mấy lần vượt cầu đều bị đánh bật lại. Chỉ huy quân Bình Xuyên ở bên kia cầu là Bảy Môn. Sau khi rút từ cầu Nhị Thương Đường, cầu Chữ Y, cầu Rạch Ong, Bảy Môn tập trung quân số cố thủ cầu Tân Thuận chặn quân Cao Đài tràn qua. Ông kết hợp súng cối của bộ binh và đại liên các giang đỉnh trên Kinh Tẻ bắn xối xả vào hai chục xe heo chở đầy lính Cao Đài ở bên kia cầu. Đạn bay như mưa. Đám Cao Đài chưa quen trận mạc, chạy như vịt. Tướng Thế la hét vang dội nhưng không sao giữ vững tinh thần chiến sĩ.
Đang đứng trên xe Jeep chỉ huy, bỗng Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn từ sau bắn trúng ngay đầu. Trong mình còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Một cái chết đầy nghi vấn. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ quay về đầu tiên với Ngô "chí sĩ" đã hứng lấy cái chết bí hiểm như thế thì ai dám noi gương nối gót. Nhưng Nhu không giấu được sự thích thú: Tiền mua tướng Thế do Mỹ xuất đã chạy vô túi nhà Ngô.
Thế chết. Bình Xuyên làm chủ tình hình và trong năm ngày năm đêm, cảnh xuống tàu xà-la diễn ra vô cùng khẩn trương. Lính tráng, gia đình binh sĩ và cả lương thực, thực phẩm ồ ạt chiếm cả trăm ghe tàu.
Trong khi cố thủ cầu Tân thuận, Bảy Môn bị trúng đạn moóc-chê, thương tích khá nặng. Pháp bí mật đưa Bảy Môn vô bệnh viện Grall) điều trị. Vụ này Pháp giữ bí mật triệt để vì sợ mang tiếng xen vào nội bộ cuộc xung đột Bình Xuyên - Mỹ Diệm. Bác sĩ và y tá điều trị cho Bảy Môn được lệnh phải kín miệng. Nằm viện mới hai ngày, Bảy Môn thấy tạm ổn bèn xin bác sĩ ra viện. Bác sĩ lắc đầu, ông vừa quay lưng thì Bảy Môn đã trốn về để kịp rút lui Rừng Sác. Dù giữ bí mật đến thế, các tay phóng viên đã đánh hơi được, loan tin rùm beng trên báo. Rất may là Bảy Môn đã xuất viện sớm, nếu không thì nguy to.
Bình Xuyên rút về Rừng Sác, đóng rãi rác từ Bàu Bông Vũng Gấm tới Tắt Chàng Hảng, Tam Thôn Hiệp. Cuộc sống trong vòng vây bắt đầu tác động đến tinh thần binh sĩ, nhất là những người có vợ con nheo nhóc. Bảy Viễn lo ngại, bảo Năm Chảng, Bảy Môn và Mười Lực tìm cách móc với anh em kháng chiến. Bảy Môn đã được Năm Chảng hội ý, đứng ra chịu trách nhiệm về công tác cấp bách này. Công việc đầu tiên của Bảy Môn là dùng tam bản thọc sâu vô xóm, hỏi thăm dân địa phương mà trong thời gian chín năm anh đã đóng quân. Đồng bào gặp lại Bảy Môn mừng rỡ giới thiệu hai người kháng chiến vừa về thăm lại chiến khu cũ. Hai anh này là Ba Thu và Lâm Quốc Đăng, cũng được bố trí ở lại liên lạc với giáo phái. Ba Thu trước kia tên là Ba Thuận, bí thư tỉnh Biên Hòa, Lâm Quốc Đăng là chỉ huy phó Chi đội 12, hoạt động ở huyện Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa (chỉ huy trưởng là Tô Ký). Lâm Quốc Đăng là tên do Bác Hồ đặt khi anh ra Bắc trong phái đoàn miền Nam năm 52. Anh rất hãnh diện về cái tên này, vì Bác ngụ ý khen anh rất "sáng rừng". Tên thật của anh là Nguyễn Tấn Hưng thường gọi là Tư Thược, quê Phú Thọ Hòa. Với truyền thống cách mạng - cha anh là ông Bảy Kỉnh, nhà cách mạng bị thực dân giết những năm 30 - Tư Thược theo các bác các chú làm quốc sự lúc mười sáu tuổi. Tây bắt anh giam Khám Lớn hai năm, chờ anh đủ mười tám tuổi mới kêu án đày đi Bà Rá. Tù chính trị ở trong căn giữa rừng. Tại đây anh quen với Tô Ký và khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-45, hai anh tước súng bọn lính gác khám thành lập bộ đội đưa hết về Phú Thọ Hòa làm một tiệc liên hoan rồi tiễn đưa các đồng chí về nguyên quán tổ chức bộ đội địa phương. Riêng hai anh Tư Thược và Tô Ký lập giải phóng quân liên huyện Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa, sau này trở thành Chi đội 12. Sau Genève 54, Quốc Đăng tập kết tại thị trấn Cao Lãnh. Anh chủ trương chôn giấu võ khi phòng khi địch phản bội hiệp định đình chiến và tình nguyện ở lại miền Nam trong khi vợ con anh đều xuống tàu tập kết ra Bắc. Sau một trăm ngày tiếp quản, Cao Lãnh rơi vào tay địch. Quốc Đăng xuống thị trấn Cà Mau là vị trí tập kết hai trăm ngày. Đến khi chiến sĩ và gia đình tập kết tại Chắc Băng để xuống tàu ra Bắc, anh mới cắt đường rừng lộn về chiến trường miền Đông. Anh thọc sâu vào Rừng Sác đúng vào lúc Bảy Viễn thất trận vào đầu tháng 5-55, và khi cũng đường mới nghĩ tới những người bạn kháng chiến cũ. Bảy Viễn đã mất sáu năm để đi cái vòng lẩn quẩn từ Rừng Sác trở về Rừng Sác.
Gặp lại nhau, hai bên tay bắt mặt mừng. Bảy Môn trình bày tình thế nguy ngập của Bình Xuyên và đề nghị liện lạc với Việt Minh để thống nhất chống Mỹ-Diệm. Bảy Viễn muốn gặp một đại diện có thẩm quyền để bàn kế hoạch liên minh tác chiến. Hai anh Quốc Đăng và Ba Thu hẹn ngày giờ và địa điểm cho cuộc gặp gỡ lần sau.
Trên đường về, Ba Thu nêu lên trở ngại vấn đề liên minh chống Mỹ-Diệm. Một số đồng chí trong khu ủy có xu hướng hữu khuynh, không dám công khai đánh Mỹ-Diệm vì sợ vi phạm hiệp định Genève. Nhưng Quốc Đăng gạt ngang:
- Mỹ-Diệm có tôn trọng hiệp định đâu mà bắt ta phải tôn trọng? Chúng coi văn kiện Genève như tờ giấy lộn thì mình có quyền đánh bọn trâu bò đó phun máu đầu!
Ba Thu chỉ mỉm cười. Anh biết tính nóng như lửa của Quốc Đăng. Nóng nhưng rất tốt. Và hết sức kiên trung. Ai mới gặp lần đầu sẽ khó chịu về tính ngang bướng của Quốc Đăng. Nghe nói hồi xưa, Quốc Đăng nằm trong bụng mẹ đến mười tháng mà không chịu ra đời. Báo hại bà mẹ phải xin gạo giáp vòng cả xóm. Những tay kỳ khôi đã trổ tài trong bụng mẹ.
Đang đứng trên xe Jeep chỉ huy, bỗng Thế gục đầu quỵ xuống. Một phát đạn từ sau bắn trúng ngay đầu. Trong mình còn ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Một cái chết đầy nghi vấn. Ai giết Trịnh Minh Thế? Diệm lúng túng vì kẻ quay về đầu tiên với Ngô "chí sĩ" đã hứng lấy cái chết bí hiểm như thế thì ai dám noi gương nối gót. Nhưng Nhu không giấu được sự thích thú: Tiền mua tướng Thế do Mỹ xuất đã chạy vô túi nhà Ngô.
Thế chết. Bình Xuyên làm chủ tình hình và trong năm ngày năm đêm, cảnh xuống tàu xà-la diễn ra vô cùng khẩn trương. Lính tráng, gia đình binh sĩ và cả lương thực, thực phẩm ồ ạt chiếm cả trăm ghe tàu.
Trong khi cố thủ cầu Tân thuận, Bảy Môn bị trúng đạn moóc-chê, thương tích khá nặng. Pháp bí mật đưa Bảy Môn vô bệnh viện Grall) điều trị. Vụ này Pháp giữ bí mật triệt để vì sợ mang tiếng xen vào nội bộ cuộc xung đột Bình Xuyên - Mỹ Diệm. Bác sĩ và y tá điều trị cho Bảy Môn được lệnh phải kín miệng. Nằm viện mới hai ngày, Bảy Môn thấy tạm ổn bèn xin bác sĩ ra viện. Bác sĩ lắc đầu, ông vừa quay lưng thì Bảy Môn đã trốn về để kịp rút lui Rừng Sác. Dù giữ bí mật đến thế, các tay phóng viên đã đánh hơi được, loan tin rùm beng trên báo. Rất may là Bảy Môn đã xuất viện sớm, nếu không thì nguy to.
Bình Xuyên rút về Rừng Sác, đóng rãi rác từ Bàu Bông Vũng Gấm tới Tắt Chàng Hảng, Tam Thôn Hiệp. Cuộc sống trong vòng vây bắt đầu tác động đến tinh thần binh sĩ, nhất là những người có vợ con nheo nhóc. Bảy Viễn lo ngại, bảo Năm Chảng, Bảy Môn và Mười Lực tìm cách móc với anh em kháng chiến. Bảy Môn đã được Năm Chảng hội ý, đứng ra chịu trách nhiệm về công tác cấp bách này. Công việc đầu tiên của Bảy Môn là dùng tam bản thọc sâu vô xóm, hỏi thăm dân địa phương mà trong thời gian chín năm anh đã đóng quân. Đồng bào gặp lại Bảy Môn mừng rỡ giới thiệu hai người kháng chiến vừa về thăm lại chiến khu cũ. Hai anh này là Ba Thu và Lâm Quốc Đăng, cũng được bố trí ở lại liên lạc với giáo phái. Ba Thu trước kia tên là Ba Thuận, bí thư tỉnh Biên Hòa, Lâm Quốc Đăng là chỉ huy phó Chi đội 12, hoạt động ở huyện Hóc Môn, Bà Điểm, Đức Hòa (chỉ huy trưởng là Tô Ký). Lâm Quốc Đăng là tên do Bác Hồ đặt khi anh ra Bắc trong phái đoàn miền Nam năm 52. Anh rất hãnh diện về cái tên này, vì Bác ngụ ý khen anh rất "sáng rừng". Tên thật của anh là Nguyễn Tấn Hưng thường gọi là Tư Thược, quê Phú Thọ Hòa. Với truyền thống cách mạng - cha anh là ông Bảy Kỉnh, nhà cách mạng bị thực dân giết những năm 30 - Tư Thược theo các bác các chú làm quốc sự lúc mười sáu tuổi. Tây bắt anh giam Khám Lớn hai năm, chờ anh đủ mười tám tuổi mới kêu án đày đi Bà Rá. Tù chính trị ở trong căn giữa rừng. Tại đây anh quen với Tô Ký và khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-45, hai anh tước súng bọn lính gác khám thành lập bộ đội đưa hết về Phú Thọ Hòa làm một tiệc liên hoan rồi tiễn đưa các đồng chí về nguyên quán tổ chức bộ đội địa phương. Riêng hai anh Tư Thược và Tô Ký lập giải phóng quân liên huyện Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa, sau này trở thành Chi đội 12. Sau Genève 54, Quốc Đăng tập kết tại thị trấn Cao Lãnh. Anh chủ trương chôn giấu võ khi phòng khi địch phản bội hiệp định đình chiến và tình nguyện ở lại miền Nam trong khi vợ con anh đều xuống tàu tập kết ra Bắc. Sau một trăm ngày tiếp quản, Cao Lãnh rơi vào tay địch. Quốc Đăng xuống thị trấn Cà Mau là vị trí tập kết hai trăm ngày. Đến khi chiến sĩ và gia đình tập kết tại Chắc Băng để xuống tàu ra Bắc, anh mới cắt đường rừng lộn về chiến trường miền Đông. Anh thọc sâu vào Rừng Sác đúng vào lúc Bảy Viễn thất trận vào đầu tháng 5-55, và khi cũng đường mới nghĩ tới những người bạn kháng chiến cũ. Bảy Viễn đã mất sáu năm để đi cái vòng lẩn quẩn từ Rừng Sác trở về Rừng Sác.
Gặp lại nhau, hai bên tay bắt mặt mừng. Bảy Môn trình bày tình thế nguy ngập của Bình Xuyên và đề nghị liện lạc với Việt Minh để thống nhất chống Mỹ-Diệm. Bảy Viễn muốn gặp một đại diện có thẩm quyền để bàn kế hoạch liên minh tác chiến. Hai anh Quốc Đăng và Ba Thu hẹn ngày giờ và địa điểm cho cuộc gặp gỡ lần sau.
Trên đường về, Ba Thu nêu lên trở ngại vấn đề liên minh chống Mỹ-Diệm. Một số đồng chí trong khu ủy có xu hướng hữu khuynh, không dám công khai đánh Mỹ-Diệm vì sợ vi phạm hiệp định Genève. Nhưng Quốc Đăng gạt ngang:
- Mỹ-Diệm có tôn trọng hiệp định đâu mà bắt ta phải tôn trọng? Chúng coi văn kiện Genève như tờ giấy lộn thì mình có quyền đánh bọn trâu bò đó phun máu đầu!
Ba Thu chỉ mỉm cười. Anh biết tính nóng như lửa của Quốc Đăng. Nóng nhưng rất tốt. Và hết sức kiên trung. Ai mới gặp lần đầu sẽ khó chịu về tính ngang bướng của Quốc Đăng. Nghe nói hồi xưa, Quốc Đăng nằm trong bụng mẹ đến mười tháng mà không chịu ra đời. Báo hại bà mẹ phải xin gạo giáp vòng cả xóm. Những tay kỳ khôi đã trổ tài trong bụng mẹ.
/74
|