Người Bình Xuyên
Chương 40: TÁM NGHỆ ĐƠN THƯƠNG XUỐNG RỪNG SÁC KHÍCH BẢY VIỄN VỀ NAM BỘ GẶP NGUYỄN BÌNH
/74
|
Tám Nghệ "đơn thương độc mã" xuống Tắt Cây Mắm là chuyện bất ngờ đối với hai tên Tư Sang, Năm Tài. Chúng biết lần này Tám Nghệ xuống không phải là để mừng Bảy Viễn lên Khu bộ trưởng mà để bàn tính một việc gì đó không có lợi cho chúng. Tài, Sang tổ chức ám sát Tám Nghệ. Ám sát thì quá dễ, nhưng chuyện tày trời này phải bàn trước với Bảy Viễn mà chưa chắc "Ngài khu bộ trưởng" đồng ý. Không phải ông ta kính trọng Tám Nghệ, mà sợ tai tiếng khi sợ Tám Nghệ chết trên giang sơn của mình. Giới giang hồ có tiếng là quý trọng tân khách. Tài, Sang lấn cấn một chút xíu đó, đội côm-măng-đô đã sẵn sàng, nhưng lịnh ám sát thì chưa dám hé môi. Còn chờ thái độ của Bảy Viễn. Năm Tài lãnh phần thuyết phục Bảy Viễn.
Tám Nghệ tới tổng hành dinh Bảy Viễn như một người bạn, thái độ rất tự nhiên, thoải mái. Ông bắt tay với tất cả mọi người, cười nói rổn rảng, vờ như không thấy tâm trạng bồn chồn của gia chủ:
- Tôi đinh ninh lần này sẽ được dự tiệc liên hoan còn linh đình hơn lần anh Bảy nhận chức Khu bộ phó. Nhưng sao êm ru thế này? Anh Bảy đã nhận được điện của Quân khu chưa?
Bảy Viễn gật:
- Được điện ba ngày nay, nhưng…
- Nhưng sao?
- Tôi định điện lên Quân khu nhường chức Khu bộ trưởng cho anh. Anh xứng đáng hơn tôi. Chi đội 10 của anh, nay là trung đoàn 310 lập nhiều thành tích, có nhiều chiến công hơn cả Liên khu Bình Xuyên chúng tôi…
Tám Nghệ khoát tay cười nói:
- Thôi đừng "gắp bỏ qua bỏ lại". Chính tôi là người gợi ý Quân khu ủy đề nghị Trung ương phong chức Khu bộ trưởng cho anh. Dù anh có nhường lại, tôi cũng không nhận. Bởi vì tôi đã suy tính kỹ rồi: Chúng ta cần đưa các nhân sĩ tên tuổi để mở rộng đoàn kết toàn dân. Mà anh là người khét tiếng trong giới giang hồ, còn tôi chỉ là một chiến sĩ vô danh…
Bảy Viễn cười:
- Anh Tám chớ khiêm nhường quá mức như vậy. Tôi tự thấy không xứng đáng với chức đó. Nhưng anh Tám tới đây chắc là có mục đích…
- Đúng! Tôi làm gì cũng có mục đích.Tôi tới đây để cùng với anh Bảy về Nam Bộ. Nguyễn Bình đã lập văn phòng Ủy viên Quân sự Nam Bộ của ông ta tại xã Nhơn Hòa Lập, trên kinh Dương Văn Dương. Lễ bàn giao chức Khu bộ trưởng sẽ tổ chức ở đó. Làm long trọng lắm. Sẽ có đầy đủ các cấp lãnh đạo quân, dân, chính Nam Bộ tham dự… Tôi tới bàn với anh để cùng đi cho có bạn…
Bảy Viễn không hăng hái lắm:
- Tôi còn đang phân vân… Nếu nhận chức Khu bộ trưởng thì tôi phải dọn về Giồng Dinh mà tôi thì quen với cuộc sống ở đây…
Tám Nghệ cả cười:
- Thì ra vì yêu mến một khu rừng mà anh Bảy chê chức Khu trưởng! Tôi cũng đã có lần đắn đo như anh Bảy. Đó là khi được tin điện Trung ương phong chức Khu phó. Tôi cũng quen sống trong một khu rừng. Tôi là dân Tân Tịch, chỉ biết có khu rừng bao quanh các xã Tân Hòa, Mỹ Lộc, Thường Lang, Lạc An… trong quận Tân Uyên. Làm Khu phó coi cả mấy tỉnh miền Đông, mình thấy choáng ngợp, nhưng không lẽ từ chối, thiên hạ sẽ chê mình nặng óc địa phương… Cho nên tôi rất hiểu ý anh Bảy. - Với tất cả nghiêm nghị, ông nhấn mạnh - Đã tới lúc anh Bảy phải bước khỏi khu Rừng Sác này để đảm nhiệm trọng trách mà cách mạng đã tín nhiệm trao cho. Với tư cách là Khu phó, tôi hứa sẽ hết mình ủng hộ anh Bảy…
Tiệc rượu dọn lên, Bảy Viễn mới Tám Nghệ cụng ly:
- Anh Tám cũng biết "giang sơn nào anh hùng nấy". Tôi sợ anh hùng các nơi khác không tùng phục mình…
Tám Nghệ cười:
- Hễ cọp ở rừng hay ở núi, thậm chí về đồng bằng, cọp vẫn là cọp. Không thể có chuyện cọp nằm trên rừng biến thành chồn khi xuống đồng bằng. Anh Bảy chớ lo ngại về chuyện đó.
Rượu ngà ngà Bảy Viễn chuếch choáng hỏi bâng quơ:
- Nhưng Nguyễn Bình có ý gì mà đề nghị Trung ương phong tôi làm Khu bộ trưởng? Có phải là hắn muốn "điệu hổ ly sơn" không?
Tám Nghệ kêu lên:
- Anh Bảy, anh nói gì kỳ vậy?
- Nguyễn Bình là người Bắc còn tụi mình là người Nam. Ai cho nó cái quyền chỉ huy tụi mình?
- Tới giờ này anh còn phân biệt Nam, Bắc sao? Không nên! Nước Việt Nam là một, dân ba kỳ có khác nhau về phong tục tập quán, nhưng đều chung một đất tổ, một tiếng nói, một nguyện vọng là độc lập. Không kể Nam hay Bắc, hễ có tài là cách mạng trọng dụng.
- Nhưng Nguyễn Bình tài ở chỗ nào? Anh chỉ cho tôi coi?
Tám Nghệ ôn tồn, giọng chậm rãi:
- Nguyễn Bình có tài chớ! Bằng chứng là ông ta dám nhận công tác thông nhất các lực lượng võ trang thuộc các phe phái… nói xin lỗi… vô tổ chức, vô chính phủ. Một người đơn độc từ Bắc vô Nam để đương đầu với bao nhiêu thử thách, bao nhiêu nguy hiểm. Đến nay chưa có vụ chống đối nào đáng kể. Như vậy ta phải khách quan nhìn nhận Nguyễn Bình có tài…
Bảy Viễn có phần khựng lại, bắt qua chuyện khác…
- Nhưng tại sao nó không trả lại tôi đại đội của thằng Nghiệp?
Tám Nghệ vỗ nhẹ lên cánh tay Bảy Viễn:
- Đại đội của hai anh Nghiệp và Dư đang ở Trung đoàn 310 của tôi. Đâu ai bắt giữ làm gì? Hai anh này kéo về Quân khu than phiền anh Bảy bắt chính trị viên của họ và chỉ chịu trở về khi nào anh chịu thả Lê Hiền ra… Nhưng tại sao anh bắt anh em chính trị viên?
Bảy Viễn lúng túng:
- Không hiểu chính trị viên ở Trung đoàn 310 của anh thế nào chớ ở đây mấy cha đó chia rẽ binh sĩ với cán bộ, gây khó khăn trong việc chỉ huy. Tôi không hiểu anh có phải là Cộng sản hay không, nhưng tôi thấy khó làm việc chung với mấy cha Cộng sản…
- Chính trị viên của tôi là bác sĩ Võ Cương, ngoài nhiệm vụ trông coi trạm quân y, Võ Cương còn phụ trách công tác chính trị, giải quyết mọi việc nội bộ. Nhờ vậy mà tôi mới rảnh tay cùng anh Ba Lung là trung đoàn trưởng đi nghiên cứu chiến trường đặt kế hoạch đánh những trận giao thông chiến kiểu như trận Là Ngà, Võ Cương là Cộng sản nhưng chúng tôi làm việc rất thoải mái…
Tiệc rượu kết thúc trong khi câu chuyện chưa đi tới đâu. Trời nóng bức, Tám Nghệ cởi quần áo xuống bến tắm.
Năm Tài ở phòng bên rình nghe, liền nói với Bảy Viễn:
- Tám Nghệ là thằng Cộng sản, Ngài Khu bộ phó chớ nghe nó. Nó xuống đây là vâng lịnh Nguyễn Bình, tính thi hành độc kế "điệu hổ ly sơn". Ngài Khu bộ phó mà đi Nam Bộ với nó chẳng khác nào vô cửa tử đó…
Bảy Viễn phân vân:
- Tám Nghệ là Cộng sản sao?
Năm Tài cả quyết:
- Chớ sao! Tám Nghệ là tay lợi hại, nó là cánh tay mặt của Nguyễn Bình. Nhân dịp nó xuống đây, ta thủ tiêu nó cho rồi. đội côm-măng-đô đã sẵn sàng, chỉ cần Ngài Khu bộ phó ra lịnh.
Bảy Viễn trợn trừng:
- Không được! Tao không cho phép! Tám Nghệ là thượng khách của tao. Giới giang hồ không hèn mạt như vậy!
Năm Tài sượng sùng lui ra.
Tám Nghệ bình tĩnh xuống bến. Ông sắp sửa phóng xuống nước thì vệ sĩ chặn lại:
- Coi chừng sấu!
Tám Nghệ khựng lại:
- Ở đây có sấu à? Không đâu! Sấu chỉ ở ngoài sông cái.
Nói xong, ông lao xuống sông, bơi một hơi theo điệu sải. Hai chân ông đập đều làm nước bắn lên loang loáng mặt trời.
Cũng trong lúc đó, trên một chiếc ghe mui ống, ba tên côm-măng-đô hờm súng ngắm vào Tám Nghệ đang đùa giỡn với làn nước mát. Ba họng súng mi tựa trên thành cửa sổ ghe nhích lại khi Tư Sang nóng lòng chờ đợi ám hiệu của Năm Tài. Nhưng Năm Tài đã thất bại trong việc thuyết phục Bảy Viễn. Hắn lật đật thông báo để Tư Sang bảo ba tên lính:
- Vụ này "xù" rồi. Đừng nhắm nữa… Bỏ súng xuống!
Ba tên côm-măng-đô tiếc ngẩn tiếc ngơ. Con mồi đang ở trong tầm tay…
Tắm xong, Tám Nghệ nai nịt gọn gàng, cáo từ Bảy Viễn:
- Lễ tấn phong Khu bộ trưởng dự định vào ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch. Đây tới đó còn một tuần. Anh Bảy nên suy nghĩ kỹ. Nguyễn Bình không có ý gì đâu. Nếu nghi nghại thì đem theo vài đại đội "cứng". Theo tôi nghĩ thì đây là một dịp tốt để hai bên giải quyết những thắc mắc và hiểu lầm… Tôi cũng có mặt tại đó. Hy vọng sẽ gặp anh Bảy và chúng ta sẽ cung ly say mèm một bữa…
- Về sao anh Tám? Tôi muốn mời anh ở lại chơi vài ngày, nói chuyện cho thỏa tâm tình… Mình rất hạp "giơ" (jeu) với nhau. Anh không phải là giới giang hồ như chúng tôi nhưng anh rất hảo hớn… - Bảy Viễn cười - Nội việc một mình anh đơn phương độc mã tới đây đủ chứng tỏ điều đó. Lúc anh lội dưới sông…
Tám Nghệ cười:
- Anh sợ sấu gắp tôi chứ gì? Lội đứng thì sấu không tài nào gắp được…
Bảy Viễn cười:
- Con người mới đáng sợ hơn sấu! Nhưng mà thôi, đồ dơ, mình nên giặt trong nhà…
Tám Nghệ cười:
- Anh Bảy nói như người ta ra câu đố. Nhưng tôi cũng đủ thông minh để hiểu. Những chuyện ấy, tôi đã dự kiến trước rồi. Nhưng tôi tin giới giang hồ quý trọng nhất là danh dự. Tôi tin chắc rằng anh Bảy không đời nào để thủ hạ ám sát tôi ngay trên tổng hành dinh của mình! Thôi xin chào tạm biệt. Hẹn sẽ cụng ly trên dòng kinh Dương Văn Dương.
Tám Nghệ đi rồi, Bảy Viễn vẫn còn đăm chiêu suy nghĩ. Hắn giật mình "đùi đụi" khi nghĩ thần chết đã rình rập Tám Nghệ trong lúc anh ta ung dung lặn hụp dưới sông. Cũng may Năm Tài cẩn thận hỏi ý chủ soái. Nếu chúng làm càn thì giờ đây chắc phải có năm mạng ngã gục để tế Tám Nghệ.
Suy nghĩ hồi lâu, Bảy Viễn lấy giấy viết thư cho Năm Hà, than phiền em út không nghĩ tới khi hữu sự. "Các Chi đội trong Liên khu Bình Xuyên cần sát cánh lại để đối phó với Việt Minh đang cố tình diệt giáo phái để nắm độc quyền kháng chiến". Khi ký tên, Bảy Viễn định đóng dấu, nhưng không muốn Năm Tài biết tâm sự của mình, Bảy Viễn không sai hắn đóng dấu là thư mà nguệch ngoạc viết thêm ba chữ "không con dấu".
Lá thư Bảy Viễn tới Liên chi 2-3 không gây được một xúc động nào. Bộ ba Năm Hà, Mười Lực, Năm Chảng đã có thái độ dứt khoát. Đây là lực lượng mạnh nhất của Liên khu. Năm Hà tuy yếu nhưng được anh em thủ hạ kính mến nhờ đức độ. Năm Chảng và chỉ huy phó Chi đội 2 là Hai Soái vốn trung thành với Ba Dương nên Năm Hà không thể nghi ngại. Còn Mười Lực thì không nắm vững được Chi đội 3 bởi đơn vị này là đơn vị ghép: Sau khi Ba Trứ vượt biển từ Bình Đại tới Rừng Sác sáp nhập bộ đội Bình Xuyên. Mười Lực chỉ nắm được có hai người: hai đại đội trưởng Bảy Môn (đại đội 1) là Tư Huỳnh (đại đội 3). Còn chi đội phó Hai Lung, chính trị viên Ba Hậu và đại đội trưởng Ba Trứ (đại đội 2) thì không theo ai, chỉ mong về đóng tại Lý Nhơn để tiện bề hoạt động trên tỉnh nhà. Mười Lực, Bảy Môn là dân Thủ Thiêm, còn Tư Huỳnh là "em út" của Bảy Viễn ở Phú Nhuận. Do đó, người mà Năm Hà, Hai Vĩnh ngại nhất là Tư Huỳnh. Nếu không khéo thì Tư Huỳnh sẽ là tai mắt của Bảy Viễn nằm ngay trong nội bộ.
Cũng trong lúc đó, các cấp chỉ huy trong Liên chi 2-3 nhận được thiệp của Tư Huỳnh mời dự tiệc "ăn đầy tháng" đứa con đầu lòng. Đến dự tiệc có đầy đủ các cấp chỉ huy. Có người dẫn cả vợ theo yêu cầu của gia chủ. Đàn ông thì nhậu ở nhà trên, đàn bà thi ăn uống ở nhà dưới. Trên dưới gì cũng vui vẻ, náo nhiệt.
Chừng về nhà, chị Hai Lung nói nhỏ với chồng:
- Cùng thời là đi kháng chiến với nhau mà tôi thấy vợ chồng Tư Huỳnh sống "đế vương" quá!
Hai Lung cười:
- Đế vương là sao đâu, bà kể cho tôi nghe?
- Ông không vô trong buồn nên không thấy. Còn tôi thì được mời vô trong đó nên thấy hết. Ông biết không, khăn lông cho đứa nhỏ cao cả gang tay. Rồi còn xà bông thơm, dầu thơm, sữa hộp cả thùng. Dân ở thành chưa chắc đã sang như vậy.
Hai Lung gật gù:
- Tôi không vô buồng nhưng tôi cũng thấy như bà. Rượu toàn là Mạc-ten, Cô-nhắc… Nhưng bà đừng có bép xép, nghe không? Chuyện này thấu tới tai binh sĩ thì chẳng hay ho gì…
Trở lại cuộc họp của bộ chỉ huy Liên chi 2-3 khi được lá tâm thư của Bảy Viễn. Tất cả đều nhất trí không theo Bảy Viễn đi đầu Tây. Giữa hai bên không còn tình nghĩa anh em gì nữa.
Năm Chảng cầm lá thư đọc từng chữ. Bỗng anh kêu lên:
- Sao kỳ vậy? Lê Văn Viễn không còn đâu! Vậy là sao?
Mọi người chụp bức thư rồi cười ngất. Dưới ánh đền lù mù, Năm Chảng đọc "không con đấu" thành "không còn đâu"!
Trong khi Nguyễn Bình cử Tám Nghệ xuống Rừng Sác "khích tướng" Bảy Viễn thì Lê Duẩn cũng phái Mưới Trí cùng Bảy Trấn tới Tắt Cây Mắm thuyết phục lãnh chúa Rừng Sác về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng Chiến khu 7.
Việc chọn hai sứ giả này rất hợp với tâm lý Bảy Viễn vì Mưới Trí là bạn kết nghĩa sinh tử có nhau khi cả hai đang còn là tù Côn Đảo. Còn Bảy Trấn là dân trí thức mà Mưới Trí và Bảy Viễn làm quen khi "chém vè" tại Bến Tranh (Dầu Tiếng) sau Nam Kỳ khởi nghĩa (11/1940).
Lê Duẩn sợ Bảy Viễn không hưởng ứng lời mời của Tám Nghệ vì ngại Tám Nghệ là người của Nguyễn Bình nên mới nhờ hai kiện tướng bạn chí cốt với Bảy Viễn.
Khi nghe Mưới Trí và Bảy Trấn mời về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng Chiến khu 7, Bảy Viễn lắc đầu:
- Đó là kế "điệu hổ ly sơn", làm sao lừa được Hắc Hổ tướng quân cáo già này!
Bảy Trấn nổi giận, cự nự:
- Nói bậy! Nếu đó là độc kế đưa Bảy Viễn vào tròng thì thằng Bảy Trấn này tội gì lặn lội từ Khu 9 lên đây? Anh Bảy nhớ lại coi. Trong bao nhiêu năm quen nhau, thằng Bảy Trấn này có bao giờ hại bạn? Đã nghi ngờ nhau thì còn kết bạn làm gì? Thôi mình về đây!
Bảy Viễn vội giữ Bảy Trấn lại:
- Thầy Bảy Dầu Tiếng này, tánh nào tật nấy. Hắc Hổ tướng quân nổi tiếng là nóng như lửa mà còn thua anh đó. Tôi không bao giờ coi thầy Bảy là phản bạn, nhưng tôi có quyền nghi các cha Cộng sản ở Nam Bộ chớ!
Mưới Trí vội can thiệp:
- Nếu nghi thì đem theo lực lượng chủ lực để đề phòng. Riêng tôi thì không tin đây là mưu mô gì đâu. Trái lại, đây là dịp để dân Bình Xuyên giải quyết những bất đồng.
Bảy Viễn bày tiệc, khui rượu Tây chiến lợi phẩm đãi bạn năm cũ. Rượu vào lời ra, không khí nghi kỵ buổi ban đầu tan biến.
Bảy Viễn cụng ly với Bảy Trấn, nói:
- Đáp tấm lòng của thầy Bảy từ Khu 9 lên đây, tôi đồng ý xuống Nam Bộ như đã hứa với Tám Nghệ, còn có nhận chức Khu trưởng hay không thì còn tùy…
Tám Nghệ tới tổng hành dinh Bảy Viễn như một người bạn, thái độ rất tự nhiên, thoải mái. Ông bắt tay với tất cả mọi người, cười nói rổn rảng, vờ như không thấy tâm trạng bồn chồn của gia chủ:
- Tôi đinh ninh lần này sẽ được dự tiệc liên hoan còn linh đình hơn lần anh Bảy nhận chức Khu bộ phó. Nhưng sao êm ru thế này? Anh Bảy đã nhận được điện của Quân khu chưa?
Bảy Viễn gật:
- Được điện ba ngày nay, nhưng…
- Nhưng sao?
- Tôi định điện lên Quân khu nhường chức Khu bộ trưởng cho anh. Anh xứng đáng hơn tôi. Chi đội 10 của anh, nay là trung đoàn 310 lập nhiều thành tích, có nhiều chiến công hơn cả Liên khu Bình Xuyên chúng tôi…
Tám Nghệ khoát tay cười nói:
- Thôi đừng "gắp bỏ qua bỏ lại". Chính tôi là người gợi ý Quân khu ủy đề nghị Trung ương phong chức Khu bộ trưởng cho anh. Dù anh có nhường lại, tôi cũng không nhận. Bởi vì tôi đã suy tính kỹ rồi: Chúng ta cần đưa các nhân sĩ tên tuổi để mở rộng đoàn kết toàn dân. Mà anh là người khét tiếng trong giới giang hồ, còn tôi chỉ là một chiến sĩ vô danh…
Bảy Viễn cười:
- Anh Tám chớ khiêm nhường quá mức như vậy. Tôi tự thấy không xứng đáng với chức đó. Nhưng anh Tám tới đây chắc là có mục đích…
- Đúng! Tôi làm gì cũng có mục đích.Tôi tới đây để cùng với anh Bảy về Nam Bộ. Nguyễn Bình đã lập văn phòng Ủy viên Quân sự Nam Bộ của ông ta tại xã Nhơn Hòa Lập, trên kinh Dương Văn Dương. Lễ bàn giao chức Khu bộ trưởng sẽ tổ chức ở đó. Làm long trọng lắm. Sẽ có đầy đủ các cấp lãnh đạo quân, dân, chính Nam Bộ tham dự… Tôi tới bàn với anh để cùng đi cho có bạn…
Bảy Viễn không hăng hái lắm:
- Tôi còn đang phân vân… Nếu nhận chức Khu bộ trưởng thì tôi phải dọn về Giồng Dinh mà tôi thì quen với cuộc sống ở đây…
Tám Nghệ cả cười:
- Thì ra vì yêu mến một khu rừng mà anh Bảy chê chức Khu trưởng! Tôi cũng đã có lần đắn đo như anh Bảy. Đó là khi được tin điện Trung ương phong chức Khu phó. Tôi cũng quen sống trong một khu rừng. Tôi là dân Tân Tịch, chỉ biết có khu rừng bao quanh các xã Tân Hòa, Mỹ Lộc, Thường Lang, Lạc An… trong quận Tân Uyên. Làm Khu phó coi cả mấy tỉnh miền Đông, mình thấy choáng ngợp, nhưng không lẽ từ chối, thiên hạ sẽ chê mình nặng óc địa phương… Cho nên tôi rất hiểu ý anh Bảy. - Với tất cả nghiêm nghị, ông nhấn mạnh - Đã tới lúc anh Bảy phải bước khỏi khu Rừng Sác này để đảm nhiệm trọng trách mà cách mạng đã tín nhiệm trao cho. Với tư cách là Khu phó, tôi hứa sẽ hết mình ủng hộ anh Bảy…
Tiệc rượu dọn lên, Bảy Viễn mới Tám Nghệ cụng ly:
- Anh Tám cũng biết "giang sơn nào anh hùng nấy". Tôi sợ anh hùng các nơi khác không tùng phục mình…
Tám Nghệ cười:
- Hễ cọp ở rừng hay ở núi, thậm chí về đồng bằng, cọp vẫn là cọp. Không thể có chuyện cọp nằm trên rừng biến thành chồn khi xuống đồng bằng. Anh Bảy chớ lo ngại về chuyện đó.
Rượu ngà ngà Bảy Viễn chuếch choáng hỏi bâng quơ:
- Nhưng Nguyễn Bình có ý gì mà đề nghị Trung ương phong tôi làm Khu bộ trưởng? Có phải là hắn muốn "điệu hổ ly sơn" không?
Tám Nghệ kêu lên:
- Anh Bảy, anh nói gì kỳ vậy?
- Nguyễn Bình là người Bắc còn tụi mình là người Nam. Ai cho nó cái quyền chỉ huy tụi mình?
- Tới giờ này anh còn phân biệt Nam, Bắc sao? Không nên! Nước Việt Nam là một, dân ba kỳ có khác nhau về phong tục tập quán, nhưng đều chung một đất tổ, một tiếng nói, một nguyện vọng là độc lập. Không kể Nam hay Bắc, hễ có tài là cách mạng trọng dụng.
- Nhưng Nguyễn Bình tài ở chỗ nào? Anh chỉ cho tôi coi?
Tám Nghệ ôn tồn, giọng chậm rãi:
- Nguyễn Bình có tài chớ! Bằng chứng là ông ta dám nhận công tác thông nhất các lực lượng võ trang thuộc các phe phái… nói xin lỗi… vô tổ chức, vô chính phủ. Một người đơn độc từ Bắc vô Nam để đương đầu với bao nhiêu thử thách, bao nhiêu nguy hiểm. Đến nay chưa có vụ chống đối nào đáng kể. Như vậy ta phải khách quan nhìn nhận Nguyễn Bình có tài…
Bảy Viễn có phần khựng lại, bắt qua chuyện khác…
- Nhưng tại sao nó không trả lại tôi đại đội của thằng Nghiệp?
Tám Nghệ vỗ nhẹ lên cánh tay Bảy Viễn:
- Đại đội của hai anh Nghiệp và Dư đang ở Trung đoàn 310 của tôi. Đâu ai bắt giữ làm gì? Hai anh này kéo về Quân khu than phiền anh Bảy bắt chính trị viên của họ và chỉ chịu trở về khi nào anh chịu thả Lê Hiền ra… Nhưng tại sao anh bắt anh em chính trị viên?
Bảy Viễn lúng túng:
- Không hiểu chính trị viên ở Trung đoàn 310 của anh thế nào chớ ở đây mấy cha đó chia rẽ binh sĩ với cán bộ, gây khó khăn trong việc chỉ huy. Tôi không hiểu anh có phải là Cộng sản hay không, nhưng tôi thấy khó làm việc chung với mấy cha Cộng sản…
- Chính trị viên của tôi là bác sĩ Võ Cương, ngoài nhiệm vụ trông coi trạm quân y, Võ Cương còn phụ trách công tác chính trị, giải quyết mọi việc nội bộ. Nhờ vậy mà tôi mới rảnh tay cùng anh Ba Lung là trung đoàn trưởng đi nghiên cứu chiến trường đặt kế hoạch đánh những trận giao thông chiến kiểu như trận Là Ngà, Võ Cương là Cộng sản nhưng chúng tôi làm việc rất thoải mái…
Tiệc rượu kết thúc trong khi câu chuyện chưa đi tới đâu. Trời nóng bức, Tám Nghệ cởi quần áo xuống bến tắm.
Năm Tài ở phòng bên rình nghe, liền nói với Bảy Viễn:
- Tám Nghệ là thằng Cộng sản, Ngài Khu bộ phó chớ nghe nó. Nó xuống đây là vâng lịnh Nguyễn Bình, tính thi hành độc kế "điệu hổ ly sơn". Ngài Khu bộ phó mà đi Nam Bộ với nó chẳng khác nào vô cửa tử đó…
Bảy Viễn phân vân:
- Tám Nghệ là Cộng sản sao?
Năm Tài cả quyết:
- Chớ sao! Tám Nghệ là tay lợi hại, nó là cánh tay mặt của Nguyễn Bình. Nhân dịp nó xuống đây, ta thủ tiêu nó cho rồi. đội côm-măng-đô đã sẵn sàng, chỉ cần Ngài Khu bộ phó ra lịnh.
Bảy Viễn trợn trừng:
- Không được! Tao không cho phép! Tám Nghệ là thượng khách của tao. Giới giang hồ không hèn mạt như vậy!
Năm Tài sượng sùng lui ra.
Tám Nghệ bình tĩnh xuống bến. Ông sắp sửa phóng xuống nước thì vệ sĩ chặn lại:
- Coi chừng sấu!
Tám Nghệ khựng lại:
- Ở đây có sấu à? Không đâu! Sấu chỉ ở ngoài sông cái.
Nói xong, ông lao xuống sông, bơi một hơi theo điệu sải. Hai chân ông đập đều làm nước bắn lên loang loáng mặt trời.
Cũng trong lúc đó, trên một chiếc ghe mui ống, ba tên côm-măng-đô hờm súng ngắm vào Tám Nghệ đang đùa giỡn với làn nước mát. Ba họng súng mi tựa trên thành cửa sổ ghe nhích lại khi Tư Sang nóng lòng chờ đợi ám hiệu của Năm Tài. Nhưng Năm Tài đã thất bại trong việc thuyết phục Bảy Viễn. Hắn lật đật thông báo để Tư Sang bảo ba tên lính:
- Vụ này "xù" rồi. Đừng nhắm nữa… Bỏ súng xuống!
Ba tên côm-măng-đô tiếc ngẩn tiếc ngơ. Con mồi đang ở trong tầm tay…
Tắm xong, Tám Nghệ nai nịt gọn gàng, cáo từ Bảy Viễn:
- Lễ tấn phong Khu bộ trưởng dự định vào ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch. Đây tới đó còn một tuần. Anh Bảy nên suy nghĩ kỹ. Nguyễn Bình không có ý gì đâu. Nếu nghi nghại thì đem theo vài đại đội "cứng". Theo tôi nghĩ thì đây là một dịp tốt để hai bên giải quyết những thắc mắc và hiểu lầm… Tôi cũng có mặt tại đó. Hy vọng sẽ gặp anh Bảy và chúng ta sẽ cung ly say mèm một bữa…
- Về sao anh Tám? Tôi muốn mời anh ở lại chơi vài ngày, nói chuyện cho thỏa tâm tình… Mình rất hạp "giơ" (jeu) với nhau. Anh không phải là giới giang hồ như chúng tôi nhưng anh rất hảo hớn… - Bảy Viễn cười - Nội việc một mình anh đơn phương độc mã tới đây đủ chứng tỏ điều đó. Lúc anh lội dưới sông…
Tám Nghệ cười:
- Anh sợ sấu gắp tôi chứ gì? Lội đứng thì sấu không tài nào gắp được…
Bảy Viễn cười:
- Con người mới đáng sợ hơn sấu! Nhưng mà thôi, đồ dơ, mình nên giặt trong nhà…
Tám Nghệ cười:
- Anh Bảy nói như người ta ra câu đố. Nhưng tôi cũng đủ thông minh để hiểu. Những chuyện ấy, tôi đã dự kiến trước rồi. Nhưng tôi tin giới giang hồ quý trọng nhất là danh dự. Tôi tin chắc rằng anh Bảy không đời nào để thủ hạ ám sát tôi ngay trên tổng hành dinh của mình! Thôi xin chào tạm biệt. Hẹn sẽ cụng ly trên dòng kinh Dương Văn Dương.
Tám Nghệ đi rồi, Bảy Viễn vẫn còn đăm chiêu suy nghĩ. Hắn giật mình "đùi đụi" khi nghĩ thần chết đã rình rập Tám Nghệ trong lúc anh ta ung dung lặn hụp dưới sông. Cũng may Năm Tài cẩn thận hỏi ý chủ soái. Nếu chúng làm càn thì giờ đây chắc phải có năm mạng ngã gục để tế Tám Nghệ.
Suy nghĩ hồi lâu, Bảy Viễn lấy giấy viết thư cho Năm Hà, than phiền em út không nghĩ tới khi hữu sự. "Các Chi đội trong Liên khu Bình Xuyên cần sát cánh lại để đối phó với Việt Minh đang cố tình diệt giáo phái để nắm độc quyền kháng chiến". Khi ký tên, Bảy Viễn định đóng dấu, nhưng không muốn Năm Tài biết tâm sự của mình, Bảy Viễn không sai hắn đóng dấu là thư mà nguệch ngoạc viết thêm ba chữ "không con dấu".
Lá thư Bảy Viễn tới Liên chi 2-3 không gây được một xúc động nào. Bộ ba Năm Hà, Mười Lực, Năm Chảng đã có thái độ dứt khoát. Đây là lực lượng mạnh nhất của Liên khu. Năm Hà tuy yếu nhưng được anh em thủ hạ kính mến nhờ đức độ. Năm Chảng và chỉ huy phó Chi đội 2 là Hai Soái vốn trung thành với Ba Dương nên Năm Hà không thể nghi ngại. Còn Mười Lực thì không nắm vững được Chi đội 3 bởi đơn vị này là đơn vị ghép: Sau khi Ba Trứ vượt biển từ Bình Đại tới Rừng Sác sáp nhập bộ đội Bình Xuyên. Mười Lực chỉ nắm được có hai người: hai đại đội trưởng Bảy Môn (đại đội 1) là Tư Huỳnh (đại đội 3). Còn chi đội phó Hai Lung, chính trị viên Ba Hậu và đại đội trưởng Ba Trứ (đại đội 2) thì không theo ai, chỉ mong về đóng tại Lý Nhơn để tiện bề hoạt động trên tỉnh nhà. Mười Lực, Bảy Môn là dân Thủ Thiêm, còn Tư Huỳnh là "em út" của Bảy Viễn ở Phú Nhuận. Do đó, người mà Năm Hà, Hai Vĩnh ngại nhất là Tư Huỳnh. Nếu không khéo thì Tư Huỳnh sẽ là tai mắt của Bảy Viễn nằm ngay trong nội bộ.
Cũng trong lúc đó, các cấp chỉ huy trong Liên chi 2-3 nhận được thiệp của Tư Huỳnh mời dự tiệc "ăn đầy tháng" đứa con đầu lòng. Đến dự tiệc có đầy đủ các cấp chỉ huy. Có người dẫn cả vợ theo yêu cầu của gia chủ. Đàn ông thì nhậu ở nhà trên, đàn bà thi ăn uống ở nhà dưới. Trên dưới gì cũng vui vẻ, náo nhiệt.
Chừng về nhà, chị Hai Lung nói nhỏ với chồng:
- Cùng thời là đi kháng chiến với nhau mà tôi thấy vợ chồng Tư Huỳnh sống "đế vương" quá!
Hai Lung cười:
- Đế vương là sao đâu, bà kể cho tôi nghe?
- Ông không vô trong buồn nên không thấy. Còn tôi thì được mời vô trong đó nên thấy hết. Ông biết không, khăn lông cho đứa nhỏ cao cả gang tay. Rồi còn xà bông thơm, dầu thơm, sữa hộp cả thùng. Dân ở thành chưa chắc đã sang như vậy.
Hai Lung gật gù:
- Tôi không vô buồng nhưng tôi cũng thấy như bà. Rượu toàn là Mạc-ten, Cô-nhắc… Nhưng bà đừng có bép xép, nghe không? Chuyện này thấu tới tai binh sĩ thì chẳng hay ho gì…
Trở lại cuộc họp của bộ chỉ huy Liên chi 2-3 khi được lá tâm thư của Bảy Viễn. Tất cả đều nhất trí không theo Bảy Viễn đi đầu Tây. Giữa hai bên không còn tình nghĩa anh em gì nữa.
Năm Chảng cầm lá thư đọc từng chữ. Bỗng anh kêu lên:
- Sao kỳ vậy? Lê Văn Viễn không còn đâu! Vậy là sao?
Mọi người chụp bức thư rồi cười ngất. Dưới ánh đền lù mù, Năm Chảng đọc "không con đấu" thành "không còn đâu"!
Trong khi Nguyễn Bình cử Tám Nghệ xuống Rừng Sác "khích tướng" Bảy Viễn thì Lê Duẩn cũng phái Mưới Trí cùng Bảy Trấn tới Tắt Cây Mắm thuyết phục lãnh chúa Rừng Sác về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng Chiến khu 7.
Việc chọn hai sứ giả này rất hợp với tâm lý Bảy Viễn vì Mưới Trí là bạn kết nghĩa sinh tử có nhau khi cả hai đang còn là tù Côn Đảo. Còn Bảy Trấn là dân trí thức mà Mưới Trí và Bảy Viễn làm quen khi "chém vè" tại Bến Tranh (Dầu Tiếng) sau Nam Kỳ khởi nghĩa (11/1940).
Lê Duẩn sợ Bảy Viễn không hưởng ứng lời mời của Tám Nghệ vì ngại Tám Nghệ là người của Nguyễn Bình nên mới nhờ hai kiện tướng bạn chí cốt với Bảy Viễn.
Khi nghe Mưới Trí và Bảy Trấn mời về Nam Bộ nhận chức Khu trưởng Chiến khu 7, Bảy Viễn lắc đầu:
- Đó là kế "điệu hổ ly sơn", làm sao lừa được Hắc Hổ tướng quân cáo già này!
Bảy Trấn nổi giận, cự nự:
- Nói bậy! Nếu đó là độc kế đưa Bảy Viễn vào tròng thì thằng Bảy Trấn này tội gì lặn lội từ Khu 9 lên đây? Anh Bảy nhớ lại coi. Trong bao nhiêu năm quen nhau, thằng Bảy Trấn này có bao giờ hại bạn? Đã nghi ngờ nhau thì còn kết bạn làm gì? Thôi mình về đây!
Bảy Viễn vội giữ Bảy Trấn lại:
- Thầy Bảy Dầu Tiếng này, tánh nào tật nấy. Hắc Hổ tướng quân nổi tiếng là nóng như lửa mà còn thua anh đó. Tôi không bao giờ coi thầy Bảy là phản bạn, nhưng tôi có quyền nghi các cha Cộng sản ở Nam Bộ chớ!
Mưới Trí vội can thiệp:
- Nếu nghi thì đem theo lực lượng chủ lực để đề phòng. Riêng tôi thì không tin đây là mưu mô gì đâu. Trái lại, đây là dịp để dân Bình Xuyên giải quyết những bất đồng.
Bảy Viễn bày tiệc, khui rượu Tây chiến lợi phẩm đãi bạn năm cũ. Rượu vào lời ra, không khí nghi kỵ buổi ban đầu tan biến.
Bảy Viễn cụng ly với Bảy Trấn, nói:
- Đáp tấm lòng của thầy Bảy từ Khu 9 lên đây, tôi đồng ý xuống Nam Bộ như đã hứa với Tám Nghệ, còn có nhận chức Khu trưởng hay không thì còn tùy…
/74
|