Có niềm vui nào hơn được sống trong những tháng ngày đất nước vùng lên giành độc lập sau cả trăm năm nô lệ? Có hạnh phúc nào hơn được thấy tuổi xuân của mình hòa nhịp với trái tim của cả nước, ngất ngây trước những trang sử vẻ vang mà chính mình đang góp sức tô điểm?
Hai Vĩnh cảm thấy được điều đó và lao vào cuộc sống hào hùng mỗi ngày càng sôi nổi, càng hấp dẫn. Anh đem hết tâm hồn dìu dắt đội Thanh niên Tiền phong mà ông Tám Mạnh giao cho.
Từ trung tuần tháng tám đến đầu tháng chín, chỉ trong vòng 10 ngày mà có đến ba cuộc xuống đường biểu dương lực lượng. Đầu tiên là cuộc biểu tình ngày 21-8 của nhóm Cao Đài, Hòa Hảo và các tổ chức thân Nhật làm lễ ra mắt Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Có khoảng vài trăm ngàn người kéo tới đại lộ No-ro-đom (nay là đại lộ Lê Duẩn). Chưa rành không khí chính trị, Hai Vĩnh náo nức muốn tham gia mọi cuộc xuống đường để giới thiệu với mọi người đội ngũ Thanh niên Tiền phong của anh. Nhưng ông Bảy Trân kịp thời giải thích cho anh em trong nhóm ông Tám Mạnh biết "Mặt trận Quốc gia Thống nhất" là tổ chức thân Nhật mà Nhật đã là kẻ chiến bại sắp bị đưa ra tòa án quốc tế xét xử, các tổ chức Cao Đài, Hòa Hảo chỉ là những cây tầm gởi không còn sống khi cây cổ thụ phát xít Nhật đã trốc gốc…
Bốn ngày sau, ngày 25-8, Xứ ủy tổ chức cuộc biểu dương lực lượng tại vườn Bồ-rô 2. Thanh niên Tiền phong của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một lực lượng đáng kể bên cạnh đội ngũ công nhân, lao động và nông dân ngoại thành. Trong cuộc biểu tình, Lâm ủy Hành chính Nam bộ ra mắt đồng bào. Trong Lâm ủy có các ông Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Phi Hoanh, Huỳnh Văn Tiểng…
Nhưng không ai quên được cuộc biểu tình ngày 2-9, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình giữa thủ đô Hà Nội. Tại Sài Gòn, có khoảng hai triệu người xuống đường chào mừng độc lập, tự do mà biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương trắng máu đào để dân tộc có được ngày chiến thắng huy hoàng rực rỡ hôm nay. Ngoài các lực lượng công nhân, nông dân, lao động, có một đội ngũ được đặc biệt chú ý đến bên cạnh Thanh niên Tiền phong. Đó là anh em giang hồ tứ chiếng mà thiên hạ gọi là "Bình Xuyên".
Dân anh chị đi biểu tình cố nhiên là phải khác thiên hạ! Ba Nhỏ là dân Thị Nghè cưỡi ngựa mang gươm, đầu bịt khăn rằn, theo sau "có một vài thằng con con". Sáu Đối, dân Tân Thuận, đầu quân trong nhóm Ba Dương- Năm Hà, cầm cờ vàng sao đỏ có đuôi như sao chổi và hàng chữ "Tẩy uế quan trường" chẳng hiểu rút từ sách vở nào. Lâm Ngọc Đường cũng cưỡi ngựa, ăn mặc bảnh bao, như một chủ nông trại ở… Pháp. Nhóm ông Tám Mạnh, ngoài các đội Thanh niên Tiền phong của Hai Vĩnh, còn có đội lân của Năm Hồi- với dư âm trận lân râu bạc ở Cầu Dừa năm xưa. Nhóm Bảy Viễn, Mười Trí cũng có mặt, mỗi người một vẻ, nhưng cùng chung một niềm hân hoan: đất nước đã độc lập.
Dân Sài Gòn đổ xô xuống đường, không ai nằm nhà mà chịu nổi trước sức hút của phố phường rực rỡ cờ bay và tiếng chiêng tiếng trống. Dân ngoại thành tràn về như thác. Cờ, băng-rôn, khẩu hiệu, hành khúc. Đằng này hát "Nào anh em ta", đằng kia ca "Việt Nam mến yêu!", "Lên đàng" chen vai với "Khúc khải hoàn". Bỗng mọi người lắng tai nghe một khúc ca đặc biệt làm rung động tâm hồn "Một ra đi là không trở về".
Khí thế cao ngất trời, dù những người biểu tình chỉ mang vũ khí thô sơ, phần lớn là tầm vông vạt nhọn.
Để tránh khiêu khích, Ban tổ chức kêu gọi các đoàn thể siết chặt hàng ngũ, không để kẻ lạ chen vào. Nắng đã lên, cuộc diễu hành bắt đầu. Xuất phát từ đại lộ Norodom 1, đoàn người tiến về nhà thờ Đức Bà để quẹo xuống đường Catinat2 vừa đổi là Ba-lê công xã. Các đồng chí trong Lâm ủy Hành chính Nam bộ đi đầu. Đến Hãng Giăng Công (Jeen Comte), bỗng từ trên lầu có tiếng súng bắn xuống. Tức thì đoàn biểu tình dừng lại. Bọn Pháp ở đây đã đưa mấy con đầm trẻ đẹp dụ dỗ đám lính Anh, xúi giục chúng khiêu khích, phá rối cuộc biểu tình. Lập tức các đội cảm tử nhào lên truy tìm kẻ bắn lén. Trên gác chuông nhà thờ cũng có tiếng súng nổ. Cảm tử ta xông lên. Thầy dòng Tri-coa (Tricoire) trúng đạn gục bên khung cửa sổ.
Ban tổ chức lập tức ra lệnh: 1. Không được đổ máu. Phải bắt sống. 2. Phải bảo vệ đàn bà, trẻ con.
Bạn khiêu khích đã đánh gãy răng hai phụ nữ Pháp đi trong hàng ngũ những người biểu tình. Đó là bà Phạm Ngọc Thạch và bà Vũ Văn Huyền. Trong cuộc xô xát có bốn người Pháp chết và một số bị thương. Hai Vĩnh có dịp sử dụng nghề võ của mình. Anh đá bay một thằng Pháp to gấp đôi anh. Tất cả những tên Pháp gây rối đều được bắt giải về Khám Lớn. Hai anh Dương Bạch Mai và Huỳnh Văn Tiểng được giao nhiệm vụ theo sát những người Pháp bị ta giam giữ. Đến chiều, một bức điện từ Hà Nội đánh vào ra lệnh thả bọn Pháp để tránh rắc rối: quân Anh có thể mượn cớ này để can thiệp vào nội bộ của ta. Khi Dương Bạch Mai và Huỳnh Văn Tiểng tới các trạm gác thì bọn đầm quỳ lạy khóc lóc như mưa. Hai anh giải thích cho chúng biết những người cách mạng Việt Nam chỉ chống thực dân Pháp chớ không hề bài Pháp. Hai anh nhắc cuộc cách mạng tư sản dân quyền của Pháp năm 1789 đã mở đường tranh đấu cho tự do, bình đẳng, bác ái… và khuyên họ bình tĩnh, tin tưởng nơi những người cách mạng Việt Nam.
Đêm ấy, kiểm điểm cuộc biểu tình, Ban tổ chức rất phấn khởi mà cũng rất lo âu. Phấn khởi vì mặc dù bọn Pháp cố tình khiêu khích đồng bào vẫn giữ được bình tĩnh, nghe lời kêu gọi của Lâm ủy Hành chánh. Lo âu vì nhận định thực dân Pháp sẽ còn giở nhiều trò lôi kéo quân Anh đứng về phía chúng phá rối cách mạng. Nhưng thắng lợi to lớn của cuộc biểu tình làm mọi giới lên tinh thần. Không có giờ phút nào trang nghiêm cho bằng lúc hai triệu người đứng im chờ Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập qua làn sóng điện phát từ Hà Nội. Rất tiếc Ban tổ chức bắt không được vì trục trặc kỹ thuật. Lời tuyên bố lịch sử này bay ra năm châu bốn biển. Phái bộ Pháp tại Can-cut-ta (Caleutta) bàng hoàng khi nghe Sài Gòn biểu tình mừng độc lập có đến hai triệu người tham dự. Bọn chúng muốn bay sang ngay nhưng không có phi cơ, phải bóp bụng chờ tháp tùng chuyến bay của phái đoàn Bộ chỉ huy quân Gur-kha (cũng gọi là quân Chà chóp hay quân Anh- Ấn) từ thủ đô Răn-gun (Rangoon) của Miến Điện sang Sài Gòn ngày 12-9. Ngay ngày hôm sau, tướng Gra-xi (Gracey) Tư lệnh quân Anh- Ấn, đáp phi cơ riêng tới Sài Gòn chánh thức thi hành nhiệm vụ giải giới quân Nhật. Lâm ủy Hành chánh tổ chức đón tiếp tướng Gra-xi thật long trọng. Cờ xí, băng-rôn, bích chương. Ngoài ra còn có nhiều đoàn nữ sinh chọn trong giới sinh viên biết tiếng Anh để tặng hoa tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khẩu hiệu viết bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp hoan nghênh phái đoàn Đồng minh đồng thời nhấn mạnh "Việt Nam của người Việt Nam", "Độc lập hay là chết". Ta treo cờ các nước trong khối Đồng minh: Mỹ, Anh, Nga, Tàu và Việt minh (kể từ ngày 2-9 đã trở thành Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Tuyệt đối không có một lá cờ ba sắc. Thái độ đầu tiên của tướng Gra-xi làm ta thất vọng. Hắn đã đi quá nhiệm vụ và quyền hạn của hắn. Đồng minh đã nói rõ trong một câu ngắn gọn khi giao nhiệm vụ cho Gra-xi, nguyên văn tiếng Anh như sau: "sole mission: disarm the Japanese; do not get involved in keeping order" (nhiệm vụ duy nhất: giải giới quân Nhật, đừng dính líu trong việc giữ gìn trật tự). Nhưng Gra-xi đã không bắt tay ngay vào việc giải giới quân Nhật mà tuyên bố quân Anh- Ấn không đủ sức giữ trật tự, cần có sự tiếp tay của quân Nhật. Thâm tâm của hắn là kéo dài thời gian để trong vòng 10 ngày nữa quân đội anh và Pháp tới Sài Gòn. Trong khi chờ đợi, hắn tự quyền phóng thích tù binh Đồng minh từ vĩ tuyến 16 đổ xuống, hầu hết là người Pháp. Trong 10 ngày, từ ngày 13 đến 23-9, tình hình biến chuyển cực kỳ nghiêm trọng. Luật sư Phạm Văn Bạch vừa lãnh chức Chủ tịch UBND Nam bộ đã lên tiếng kêu gọi các nhân sĩ tiến bộ Pháp như nhà văn Man-rô (Andrée Malraux), nữ sĩ Vi-ô-lít (Andrée Viollis) và các trí thức cánh tả Pháp ủng hộ cuộc chiến đấu giành độc lập của Việt Nam.
Nhưng tướng Gra-xi theo đúng âm mưu của Pháp vẫn ngoan cố đi sâu can thiệp vào nội tình Việt Nam. Hắn tuyến bố thiết quân luật, giới nghiêm, cấm báo chí (hầu hết đều tranh đấu cho độc lập, tự do), cấm biểu tình, cấm mang vũ khí. Ngày 22, vào sáng sớm, quân Anh chiếm Khám Lớn Sài Gòn, trại Ông-dèm, chọn 1.000 lính Pháp khỏe mạnh cấp súng để "tiếp tay giữ gìn trật tự". Sáng hôm sau, số lính này nhập với 500 quân Pháp tư Mác-xây (Marseille) tới, chiếm các công sở quan trọng. Đây là lúc bọn Pháp "lên chân" dám đánh người Việt trên đường Catinat. Tình hình căng thẳng đến mức đại tá Xê-đi (Cédile), ủy viên Cộng hòa phải lái xe đi khắp nơi khuyên người Pháp nên ôn hòa.
Nhưng Xứ ủy và UBND đã tranh thế chủ động. Nắm được chân tướng tên thực dân Gra-xi, ta đã cho phần lớn lực lượng quân sự ra ngoại thành bao vây thành phố khi quân Anh đòi giải giới quân đội Việt Nam. Ngày 19-9, Ủy ban đã ra lời hịch kêu gọi "đồng bào nên sẵn sàng tổng đình công và kháng chiến ngay khi phát tờ hịch này". Bấy giờ lực lượng bảo vệ thành phố Sài Gòn là các đội cảm tử. Ta có đến 350 đội, ngày đêm sẵn sàng "một ra đi là không trở về" như bài hát mang tên "Chính khí ca" rất được phổ biến trong giới tuổi trẻ.
Trước thái độ lật lọng của bọn Anh- Pháp, lực lượng quân sự ta siết chặt vòng vây bên ngoài, bên trong thực hiện tổng đình công, tổng bãi thị. Ngày 23 là ngày chính thức Nam bộ kháng chiến và một ngày sau, bọn Pháp trong thành sống trong cảnh kinh hoàng: Không nước, không điện. Đàn bà, trẻ nít tập trung tại nhà hàng Công-ti-năng-tan (Continental), ăn ngủ cả ngoài hành lang để dễ được bảo vệ. Ban ngày còn đỡ, ban đêm không đèn là một thảm cảnh đối với bọn chúng: các đội cảm tử ẩn hiện bất ngờ khiến chúng mất ăn mất ngủ. Tìm cái ăn không phải dễ, chợ Bến Thành, cầu Ông Lãnh, cầu Kho đã bị đốt. Ta áp dụng tiêu thổ kháng chiến, không cho địch có cái ăn, có chỗ ngủ.
Thành phố trong những ngày ấy, chia ra làm nhiều khu do các lực lượng lính Chà chóp, lính Nhật và lính Pháp canh gác. Đêm 25 xảy ra một vụ thảm sát tại khu vực Tân Định, do bọn Nhật giữ trật tự. Đây là một cư xá đa số là người Pháp lấy tên là Cité Hérault (Xi-tê Êrô). Nửa đêm, một đám người đột nhập cư xá tàn sát hết tất cả, không phân biệt đàn bà, con trẻ. Trong số này có những người Pháp dân chủ tiến bộ như phi công Xô-tơ-rây (Sauterey) đã giải ngũ và tham gia cánh tả Đảng Xã hội SFIO. Anh này ủng hộ lập trường kháng chiến của ta. Anh biết phân biệt những người Pháp mới ở bên Pháp với bọn Pháp thực dân ở thuộc địa. Xô-tơ-rây đã từng tâm sự với sinh viên Huỳnh Văn Tiểng: "Nếu xảy ra cảnh đánh nhau thì các anh cho tôi cây súng, tôi sẽ chiến đấu bên cạnh các anh". Vậy mà đêm ấy, cả gia đình anh sáu người: hai vợ chồng và bốn đứa con bị tàn sát.
Sáng hôm sau, khi hay tin này, báo "kèn gọi lính" của Trần Bửu Kiếm đã đăng lời chia buồn, đồng thời UBND mở cuộc điều tra. Có dấu hiệu cho thấy hành động bừa bãi này là do Ba Nhỏ, tay anh chị vùng Thị Nghè, cầm đầu. Ba Nhỏ chịu trách nhiệm khu vực Bà Chiểu, cách nơi thảm sát có một con rạch nhỏ, không xa Cầu Bông bao nhiêu, Ủy ban phái cán bộ tới tận nơi điều tra, nhưng bị bọn thực dân ngăn cản.
Ngày 26, một biến cố nữa làm thế giới chú ý đến thời cuộc Sài Gòn. Đại tá Đơ-vi (Peter Dewey), Giám đốc tình báo Hoa Kỳ, bị dân quân bắn chết ở Phú Nhuận, khi hắn lái chiếc xe Jeep có gắn cờ Mỹ từ Tân Sơn Nhất về Sài Gòn. Trước khi chết, hắn còn kêu to lên 1 câu tiếng Pháp "Je suis Américain" (Tôi là người Mỹ). Đây là người Mỹ đầu tiên chết về súng đạn tại Việt Nam.
Cũng trong ngày này, soái hạm Ri-sơ-liơ (Richelieu) tới Vũng Tàu và chiến hạm Tri-om-phăng (Triomphant) đưa quân Pháp vào Sài Gòn. Bọn Pháp càng thêm đắc chí xúi Gra-xi buộc Nhật đảm trách nhiệm vụ giải giới bộ đội Việt Nam. Nhưng ta khéo tuyên truyền đường lối chủ trương kháng chiến nên Nhật không nhận trách nhiệm đó, viện lẽ họ chỉ có việc giao khí giới cho Đồng minh để xuống tàu về nước. Tướng Gra-xi dọa xử tướng Numata là tội phạm không tuân lệnh hắn. Túng thế, Numata nhận là trung gian giữa hai bên Anh- Pháp và Việt minh.
Tình hình căng thẳng kéo dài đến đầu tháng 10, tướng Lơcơle (Leclerc) tới Sài Gòn. Tên háo thắng này chủ trương đánh nhanh thắng lẹ, huênh hoang tuyên bố đánh một tháng là xong ngay. Từ đó chiến tranh tăng cường độ và cháy lan thật nhanh khắp nơi.
--------------------------------
1Nay là đại lộ Lê Duẩn2Công viên Tao Đàn
Hai Vĩnh cảm thấy được điều đó và lao vào cuộc sống hào hùng mỗi ngày càng sôi nổi, càng hấp dẫn. Anh đem hết tâm hồn dìu dắt đội Thanh niên Tiền phong mà ông Tám Mạnh giao cho.
Từ trung tuần tháng tám đến đầu tháng chín, chỉ trong vòng 10 ngày mà có đến ba cuộc xuống đường biểu dương lực lượng. Đầu tiên là cuộc biểu tình ngày 21-8 của nhóm Cao Đài, Hòa Hảo và các tổ chức thân Nhật làm lễ ra mắt Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Có khoảng vài trăm ngàn người kéo tới đại lộ No-ro-đom (nay là đại lộ Lê Duẩn). Chưa rành không khí chính trị, Hai Vĩnh náo nức muốn tham gia mọi cuộc xuống đường để giới thiệu với mọi người đội ngũ Thanh niên Tiền phong của anh. Nhưng ông Bảy Trân kịp thời giải thích cho anh em trong nhóm ông Tám Mạnh biết "Mặt trận Quốc gia Thống nhất" là tổ chức thân Nhật mà Nhật đã là kẻ chiến bại sắp bị đưa ra tòa án quốc tế xét xử, các tổ chức Cao Đài, Hòa Hảo chỉ là những cây tầm gởi không còn sống khi cây cổ thụ phát xít Nhật đã trốc gốc…
Bốn ngày sau, ngày 25-8, Xứ ủy tổ chức cuộc biểu dương lực lượng tại vườn Bồ-rô 2. Thanh niên Tiền phong của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một lực lượng đáng kể bên cạnh đội ngũ công nhân, lao động và nông dân ngoại thành. Trong cuộc biểu tình, Lâm ủy Hành chính Nam bộ ra mắt đồng bào. Trong Lâm ủy có các ông Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Nguyễn Phi Hoanh, Huỳnh Văn Tiểng…
Nhưng không ai quên được cuộc biểu tình ngày 2-9, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình giữa thủ đô Hà Nội. Tại Sài Gòn, có khoảng hai triệu người xuống đường chào mừng độc lập, tự do mà biết bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương trắng máu đào để dân tộc có được ngày chiến thắng huy hoàng rực rỡ hôm nay. Ngoài các lực lượng công nhân, nông dân, lao động, có một đội ngũ được đặc biệt chú ý đến bên cạnh Thanh niên Tiền phong. Đó là anh em giang hồ tứ chiếng mà thiên hạ gọi là "Bình Xuyên".
Dân anh chị đi biểu tình cố nhiên là phải khác thiên hạ! Ba Nhỏ là dân Thị Nghè cưỡi ngựa mang gươm, đầu bịt khăn rằn, theo sau "có một vài thằng con con". Sáu Đối, dân Tân Thuận, đầu quân trong nhóm Ba Dương- Năm Hà, cầm cờ vàng sao đỏ có đuôi như sao chổi và hàng chữ "Tẩy uế quan trường" chẳng hiểu rút từ sách vở nào. Lâm Ngọc Đường cũng cưỡi ngựa, ăn mặc bảnh bao, như một chủ nông trại ở… Pháp. Nhóm ông Tám Mạnh, ngoài các đội Thanh niên Tiền phong của Hai Vĩnh, còn có đội lân của Năm Hồi- với dư âm trận lân râu bạc ở Cầu Dừa năm xưa. Nhóm Bảy Viễn, Mười Trí cũng có mặt, mỗi người một vẻ, nhưng cùng chung một niềm hân hoan: đất nước đã độc lập.
Dân Sài Gòn đổ xô xuống đường, không ai nằm nhà mà chịu nổi trước sức hút của phố phường rực rỡ cờ bay và tiếng chiêng tiếng trống. Dân ngoại thành tràn về như thác. Cờ, băng-rôn, khẩu hiệu, hành khúc. Đằng này hát "Nào anh em ta", đằng kia ca "Việt Nam mến yêu!", "Lên đàng" chen vai với "Khúc khải hoàn". Bỗng mọi người lắng tai nghe một khúc ca đặc biệt làm rung động tâm hồn "Một ra đi là không trở về".
Khí thế cao ngất trời, dù những người biểu tình chỉ mang vũ khí thô sơ, phần lớn là tầm vông vạt nhọn.
Để tránh khiêu khích, Ban tổ chức kêu gọi các đoàn thể siết chặt hàng ngũ, không để kẻ lạ chen vào. Nắng đã lên, cuộc diễu hành bắt đầu. Xuất phát từ đại lộ Norodom 1, đoàn người tiến về nhà thờ Đức Bà để quẹo xuống đường Catinat2 vừa đổi là Ba-lê công xã. Các đồng chí trong Lâm ủy Hành chính Nam bộ đi đầu. Đến Hãng Giăng Công (Jeen Comte), bỗng từ trên lầu có tiếng súng bắn xuống. Tức thì đoàn biểu tình dừng lại. Bọn Pháp ở đây đã đưa mấy con đầm trẻ đẹp dụ dỗ đám lính Anh, xúi giục chúng khiêu khích, phá rối cuộc biểu tình. Lập tức các đội cảm tử nhào lên truy tìm kẻ bắn lén. Trên gác chuông nhà thờ cũng có tiếng súng nổ. Cảm tử ta xông lên. Thầy dòng Tri-coa (Tricoire) trúng đạn gục bên khung cửa sổ.
Ban tổ chức lập tức ra lệnh: 1. Không được đổ máu. Phải bắt sống. 2. Phải bảo vệ đàn bà, trẻ con.
Bạn khiêu khích đã đánh gãy răng hai phụ nữ Pháp đi trong hàng ngũ những người biểu tình. Đó là bà Phạm Ngọc Thạch và bà Vũ Văn Huyền. Trong cuộc xô xát có bốn người Pháp chết và một số bị thương. Hai Vĩnh có dịp sử dụng nghề võ của mình. Anh đá bay một thằng Pháp to gấp đôi anh. Tất cả những tên Pháp gây rối đều được bắt giải về Khám Lớn. Hai anh Dương Bạch Mai và Huỳnh Văn Tiểng được giao nhiệm vụ theo sát những người Pháp bị ta giam giữ. Đến chiều, một bức điện từ Hà Nội đánh vào ra lệnh thả bọn Pháp để tránh rắc rối: quân Anh có thể mượn cớ này để can thiệp vào nội bộ của ta. Khi Dương Bạch Mai và Huỳnh Văn Tiểng tới các trạm gác thì bọn đầm quỳ lạy khóc lóc như mưa. Hai anh giải thích cho chúng biết những người cách mạng Việt Nam chỉ chống thực dân Pháp chớ không hề bài Pháp. Hai anh nhắc cuộc cách mạng tư sản dân quyền của Pháp năm 1789 đã mở đường tranh đấu cho tự do, bình đẳng, bác ái… và khuyên họ bình tĩnh, tin tưởng nơi những người cách mạng Việt Nam.
Đêm ấy, kiểm điểm cuộc biểu tình, Ban tổ chức rất phấn khởi mà cũng rất lo âu. Phấn khởi vì mặc dù bọn Pháp cố tình khiêu khích đồng bào vẫn giữ được bình tĩnh, nghe lời kêu gọi của Lâm ủy Hành chánh. Lo âu vì nhận định thực dân Pháp sẽ còn giở nhiều trò lôi kéo quân Anh đứng về phía chúng phá rối cách mạng. Nhưng thắng lợi to lớn của cuộc biểu tình làm mọi giới lên tinh thần. Không có giờ phút nào trang nghiêm cho bằng lúc hai triệu người đứng im chờ Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập qua làn sóng điện phát từ Hà Nội. Rất tiếc Ban tổ chức bắt không được vì trục trặc kỹ thuật. Lời tuyên bố lịch sử này bay ra năm châu bốn biển. Phái bộ Pháp tại Can-cut-ta (Caleutta) bàng hoàng khi nghe Sài Gòn biểu tình mừng độc lập có đến hai triệu người tham dự. Bọn chúng muốn bay sang ngay nhưng không có phi cơ, phải bóp bụng chờ tháp tùng chuyến bay của phái đoàn Bộ chỉ huy quân Gur-kha (cũng gọi là quân Chà chóp hay quân Anh- Ấn) từ thủ đô Răn-gun (Rangoon) của Miến Điện sang Sài Gòn ngày 12-9. Ngay ngày hôm sau, tướng Gra-xi (Gracey) Tư lệnh quân Anh- Ấn, đáp phi cơ riêng tới Sài Gòn chánh thức thi hành nhiệm vụ giải giới quân Nhật. Lâm ủy Hành chánh tổ chức đón tiếp tướng Gra-xi thật long trọng. Cờ xí, băng-rôn, bích chương. Ngoài ra còn có nhiều đoàn nữ sinh chọn trong giới sinh viên biết tiếng Anh để tặng hoa tại sân bay Tân Sơn Nhất. Khẩu hiệu viết bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp hoan nghênh phái đoàn Đồng minh đồng thời nhấn mạnh "Việt Nam của người Việt Nam", "Độc lập hay là chết". Ta treo cờ các nước trong khối Đồng minh: Mỹ, Anh, Nga, Tàu và Việt minh (kể từ ngày 2-9 đã trở thành Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Tuyệt đối không có một lá cờ ba sắc. Thái độ đầu tiên của tướng Gra-xi làm ta thất vọng. Hắn đã đi quá nhiệm vụ và quyền hạn của hắn. Đồng minh đã nói rõ trong một câu ngắn gọn khi giao nhiệm vụ cho Gra-xi, nguyên văn tiếng Anh như sau: "sole mission: disarm the Japanese; do not get involved in keeping order" (nhiệm vụ duy nhất: giải giới quân Nhật, đừng dính líu trong việc giữ gìn trật tự). Nhưng Gra-xi đã không bắt tay ngay vào việc giải giới quân Nhật mà tuyên bố quân Anh- Ấn không đủ sức giữ trật tự, cần có sự tiếp tay của quân Nhật. Thâm tâm của hắn là kéo dài thời gian để trong vòng 10 ngày nữa quân đội anh và Pháp tới Sài Gòn. Trong khi chờ đợi, hắn tự quyền phóng thích tù binh Đồng minh từ vĩ tuyến 16 đổ xuống, hầu hết là người Pháp. Trong 10 ngày, từ ngày 13 đến 23-9, tình hình biến chuyển cực kỳ nghiêm trọng. Luật sư Phạm Văn Bạch vừa lãnh chức Chủ tịch UBND Nam bộ đã lên tiếng kêu gọi các nhân sĩ tiến bộ Pháp như nhà văn Man-rô (Andrée Malraux), nữ sĩ Vi-ô-lít (Andrée Viollis) và các trí thức cánh tả Pháp ủng hộ cuộc chiến đấu giành độc lập của Việt Nam.
Nhưng tướng Gra-xi theo đúng âm mưu của Pháp vẫn ngoan cố đi sâu can thiệp vào nội tình Việt Nam. Hắn tuyến bố thiết quân luật, giới nghiêm, cấm báo chí (hầu hết đều tranh đấu cho độc lập, tự do), cấm biểu tình, cấm mang vũ khí. Ngày 22, vào sáng sớm, quân Anh chiếm Khám Lớn Sài Gòn, trại Ông-dèm, chọn 1.000 lính Pháp khỏe mạnh cấp súng để "tiếp tay giữ gìn trật tự". Sáng hôm sau, số lính này nhập với 500 quân Pháp tư Mác-xây (Marseille) tới, chiếm các công sở quan trọng. Đây là lúc bọn Pháp "lên chân" dám đánh người Việt trên đường Catinat. Tình hình căng thẳng đến mức đại tá Xê-đi (Cédile), ủy viên Cộng hòa phải lái xe đi khắp nơi khuyên người Pháp nên ôn hòa.
Nhưng Xứ ủy và UBND đã tranh thế chủ động. Nắm được chân tướng tên thực dân Gra-xi, ta đã cho phần lớn lực lượng quân sự ra ngoại thành bao vây thành phố khi quân Anh đòi giải giới quân đội Việt Nam. Ngày 19-9, Ủy ban đã ra lời hịch kêu gọi "đồng bào nên sẵn sàng tổng đình công và kháng chiến ngay khi phát tờ hịch này". Bấy giờ lực lượng bảo vệ thành phố Sài Gòn là các đội cảm tử. Ta có đến 350 đội, ngày đêm sẵn sàng "một ra đi là không trở về" như bài hát mang tên "Chính khí ca" rất được phổ biến trong giới tuổi trẻ.
Trước thái độ lật lọng của bọn Anh- Pháp, lực lượng quân sự ta siết chặt vòng vây bên ngoài, bên trong thực hiện tổng đình công, tổng bãi thị. Ngày 23 là ngày chính thức Nam bộ kháng chiến và một ngày sau, bọn Pháp trong thành sống trong cảnh kinh hoàng: Không nước, không điện. Đàn bà, trẻ nít tập trung tại nhà hàng Công-ti-năng-tan (Continental), ăn ngủ cả ngoài hành lang để dễ được bảo vệ. Ban ngày còn đỡ, ban đêm không đèn là một thảm cảnh đối với bọn chúng: các đội cảm tử ẩn hiện bất ngờ khiến chúng mất ăn mất ngủ. Tìm cái ăn không phải dễ, chợ Bến Thành, cầu Ông Lãnh, cầu Kho đã bị đốt. Ta áp dụng tiêu thổ kháng chiến, không cho địch có cái ăn, có chỗ ngủ.
Thành phố trong những ngày ấy, chia ra làm nhiều khu do các lực lượng lính Chà chóp, lính Nhật và lính Pháp canh gác. Đêm 25 xảy ra một vụ thảm sát tại khu vực Tân Định, do bọn Nhật giữ trật tự. Đây là một cư xá đa số là người Pháp lấy tên là Cité Hérault (Xi-tê Êrô). Nửa đêm, một đám người đột nhập cư xá tàn sát hết tất cả, không phân biệt đàn bà, con trẻ. Trong số này có những người Pháp dân chủ tiến bộ như phi công Xô-tơ-rây (Sauterey) đã giải ngũ và tham gia cánh tả Đảng Xã hội SFIO. Anh này ủng hộ lập trường kháng chiến của ta. Anh biết phân biệt những người Pháp mới ở bên Pháp với bọn Pháp thực dân ở thuộc địa. Xô-tơ-rây đã từng tâm sự với sinh viên Huỳnh Văn Tiểng: "Nếu xảy ra cảnh đánh nhau thì các anh cho tôi cây súng, tôi sẽ chiến đấu bên cạnh các anh". Vậy mà đêm ấy, cả gia đình anh sáu người: hai vợ chồng và bốn đứa con bị tàn sát.
Sáng hôm sau, khi hay tin này, báo "kèn gọi lính" của Trần Bửu Kiếm đã đăng lời chia buồn, đồng thời UBND mở cuộc điều tra. Có dấu hiệu cho thấy hành động bừa bãi này là do Ba Nhỏ, tay anh chị vùng Thị Nghè, cầm đầu. Ba Nhỏ chịu trách nhiệm khu vực Bà Chiểu, cách nơi thảm sát có một con rạch nhỏ, không xa Cầu Bông bao nhiêu, Ủy ban phái cán bộ tới tận nơi điều tra, nhưng bị bọn thực dân ngăn cản.
Ngày 26, một biến cố nữa làm thế giới chú ý đến thời cuộc Sài Gòn. Đại tá Đơ-vi (Peter Dewey), Giám đốc tình báo Hoa Kỳ, bị dân quân bắn chết ở Phú Nhuận, khi hắn lái chiếc xe Jeep có gắn cờ Mỹ từ Tân Sơn Nhất về Sài Gòn. Trước khi chết, hắn còn kêu to lên 1 câu tiếng Pháp "Je suis Américain" (Tôi là người Mỹ). Đây là người Mỹ đầu tiên chết về súng đạn tại Việt Nam.
Cũng trong ngày này, soái hạm Ri-sơ-liơ (Richelieu) tới Vũng Tàu và chiến hạm Tri-om-phăng (Triomphant) đưa quân Pháp vào Sài Gòn. Bọn Pháp càng thêm đắc chí xúi Gra-xi buộc Nhật đảm trách nhiệm vụ giải giới bộ đội Việt Nam. Nhưng ta khéo tuyên truyền đường lối chủ trương kháng chiến nên Nhật không nhận trách nhiệm đó, viện lẽ họ chỉ có việc giao khí giới cho Đồng minh để xuống tàu về nước. Tướng Gra-xi dọa xử tướng Numata là tội phạm không tuân lệnh hắn. Túng thế, Numata nhận là trung gian giữa hai bên Anh- Pháp và Việt minh.
Tình hình căng thẳng kéo dài đến đầu tháng 10, tướng Lơcơle (Leclerc) tới Sài Gòn. Tên háo thắng này chủ trương đánh nhanh thắng lẹ, huênh hoang tuyên bố đánh một tháng là xong ngay. Từ đó chiến tranh tăng cường độ và cháy lan thật nhanh khắp nơi.
--------------------------------
1Nay là đại lộ Lê Duẩn2Công viên Tao Đàn
/74
|