Hàn huyên một lúc xong, Mã dịch thừa mời mọi người ngồi, tiểu nhị bắt đầu bê từng món đã được gọi lên. Mã dịch thừa quay sang nói với Dương Lăng:
- Dương tú tài, lão phu cũng lớn tuổi rồi, xin gọi ngươi một tiếng hiền điệt. Đứa con này của ta tính tình thô bạo, ngày thường hay gây rắc rối cho lão phu. Lần này gây ra họa lớn, nếu không nhờ diệu kế của Dương hiền điệt, lại được Mẫn đại nhân khai ân, khuyển tử đã phải mang tội giết người rồi.
Dương Lăng vội đáp:
- Đâu có, đâu có! Hôm ấy tiểu điệt nhìn thấy rõ Mã huynh thật sự chưa hề động tay chân với Vương lão bản. Có thể nói là do lòng tham hại người thôi. Vương lão bản kia vì tham trân châu của Mã tiểu thư, bị phát hiện ra rồi tranh cãi một hồi nên thẹn quá hoá giận, nộ khí công tâm mà chết. Đó thực không phải là lỗi ở Mã huynh, xin Mã đại nhân ngàn vạn lần chớ có khiển trách Mã huynh nhiều quá.
Mã Ngang lập tức lên tiếng:
- Cha thấy chưa, con và muội muội nói mà cha không tin. Dương huynh đệ nói vậy cha đã có thể tin rồi chứ? Con không có đánh cái lão già đó.
- Câm miệng! Tiểu súc sinh! Ở đâu có phần cho ngươi nói chen vào!
Mã dịch thừa mắng con xong liền quay về phía Mẫn huyện lệnh, Hoàng huyện thừa và Dương Lăng, lắc đầu nói:
- Xem đó, tiểu súc sinh này được việc thì ít hỏng việc thì nhiều. Đâu có so được với Dương hiền điệt tuy còn thua con ta mấy tuổi nhưng hiểu rõ sự đời, chưa đến hai mươi mà công danh đã có. Ôi, vợ ta mất sớm, một nam một nữ chúng nó thiếu người dạy dỗ nên mới không hiểu việc thế này đây.
Mẫn huyện lệnh, Hoàng huyện thừa và Dương Lăng nghe thế lại phải nói giúp thêm Mã Ngang. Cùng lúc ấy tiểu nhị bắt đầu bày các món ra. Một lát sau, người trong rạp hát càng lúc càng đông. Xung quanh nhã phòng là mấy thương nhân hiện đang nghỉ tạm ở dịch trạm, xa hơn chút nữa là mấy dịch sứ, dân phu và đám nha dịch vô công rồi nghề chạy đến xem để giết thời gian.
Bất chợt sân khấu phía trước bừng sáng, một hồi chiêng trống vang lên và mấy diễn viên bắt đầu bước ra biểu diễn. Thời ấy còn chưa có kịch nói, Dương Lăng lại không rành về tuồng mà không tiện hỏi người khác nên nghe không hiểu được bao nhiêu. Toàn bộ diễn viên tuồng thời đó đều là nam, muốn xem mỹ nữ cũng chẳng được. Dương Lăng cảm thấy rất chán, ngồi nghe Mẫn huyện lệnh, Mã dịch thừa và Hoàng huyện thừa vừa xem vừa đàm luận mới đại khái hiểu ra một chút.
Nghe hai người bọn họ từ ngữ qua lại kể về tình tiết câu chuyện, Dương Lăng thấy hết sức khó tin. Vở tuồng này kể về một người con gái vừa mới kết hôn không lâu thì trượng phu đã rời khỏi nhà đi xa. Mấy năm sau người chồng trở về quê hương. Trên đường về nhà, hắn gặp một cô gái vô cùng xinh đẹp đang hái lá dâu. Bị vẻ đẹp của cô gái đó lay động, hắn bèn bước đến trêu ghẹo. Chẳng ngờ lại bị nghiêm khắc cự tuyệt nên hắn đành bẽ mặt ôm lòng chán chường về nhà. Ai ngờ về đến nhà lại thấy vợ mình chính là người con gái mà hắn vừa mới trêu ghẹo không được. Hắn cảm thấy vô cùng hổ thẹn, tự đáy lòng cũng nảy sinh sự ngưỡng mộ đối với vợ mình.
Truyện đến đây cũng không có gì là bất ổn. Nhưng sân khấu diễn tiếp đến ngày thứ hai, người vợ đó ở trong nhà khóc lóc sướt mướt rồi viết lại một phong di thư và thắt cổ tự vẫn. Trong thư nàng viết vì không giữ trọn đạo làm vợ, gợi lên tà niệm nơi nam nhân, khiến cho trinh tiết bản thân bị ô uế, cho nên nàng không thể tiếp tục sống trên nhân thế, chỉ đành lấy cái chết để bảo toàn trinh tiết. Sự việc đó cuối cùng làm náo động cả thôn làng. Khắp nơi dâng thư, Hoàng đế ban xuống thánh chỉ truy phong nàng liệt nữ này làm Nhất phẩm Cáo Mệnh Phu Nhân và cho lập “Trinh Khiết bài phường“ (cổng chào Trinh tiết), thật vẻ vang vô cùng. Trượng phu của nàng vì để tưởng nhớ, về sau khi cưới phu nhân mới, họ vẫn cùng nhau lên mộ để bái tế.
Hồng Nhạn lâu là một nơi kết hợp giữa rạp hát và tửu điếm, vì vậy một vở tuồng không phải được diễn liên tục cho đến hết, mà còn có giờ nghỉ giữa buổi. Lúc giải lao, hai người Mẫn, Mã bắt đầu sôi nổi đàm luận. Hoàng huyện thừa nhấp rượu, thi thoảng chêm vào vài câu. Tuy lão không nói nhiều nhưng dẫu gì cũng là một kẻ đọc sách nên có thể giảng giải một cách trôi chảy những lời Mẫn huyện lệnh muốn nói nhưng không diễn đạt được.
Dương Lăng lại cảm thấy vở kịch này rất không thực tế, tựa như một câu chuyện hoang đường nhất mà hắn đã từng nghe qua. Câu chuyện ấy kể về một triều nọ có một phụ nữ bị rớt xuống nước, được một nam nhân đi đường trông thấy nắm lấy tay nàng ta kéo lên. Không ngờ nàng ta trở về nhà lấy dao chặt đứt cánh tay của mình, chỉ bởi vì chỗ đó đã bị một người nam nhân không phải trượng phu của mình chạm vào.
Như vậy cũng có thể tính là "thất trinh" đi, vì suy cho cùng đó là thất trinh về thể xác. Nhưng người phụ nữ ở trong vở kịch này không ngờ lại không chịu nổi "thất trinh" về tinh thần. Chưa nói nó vốn không phải là thất trinh, chẳng qua vì nàng ta quá xinh đẹp, khiến cho người ta nhìn vào mà nổi sắc tâm. Người nam nhân đó đã không có tội, mà trái lại người vợ này lại tự cảm thấy chưa tròn phụ đạo làm vợ. Quả thực là hoang đường!
Nghe Mẫn huyện lệnh và Mã dịch thừa luôn miệng tấm tắc, Dương Lăng cuối cùng cũng chịu hết nổi, đành hỏi:
- Hai vị đại nhân, vở tuồng này không khỏi hơi quá khoa trương và không thực tế thì phải? Trượng phu nàng ta là kẻ tồi tệ, đi đường trông thấy mỹ nhân liền buông lời chòng nghẹo, bị mắng phải bỏ đi. Nhưng rốt cuộc người vợ lại cảm thấy tự mình bất trinh, điều đó . . . điều đó quả thật là vô lý! Trên đời làm gì có chuyện như vậy? Chuyện buồn cười như thế, vở tuồng lại khoa trương lên thì có gì hay ho đâu chứ?
Mã dịch thừa kinh ngạc hỏi:
- Sao? Dương hiền điệt đọc sách thánh hiền vậy mà lại không biết sự tích trong Liệt Nữ truyện hay sao? Tích truyện này có gì mà không thật chứ? Nữ tử đó tiết liệt như vậy, thật đúng là tấm gương cho các nữ tử khác trong thiên hạ, làm gì có chỗ nào đáng cười?
Mẫn đại nhân cũng mỉm cười nhấp một ngụm rượu rồi cười ha hả nói:
- Dương tú tài nhất định chỉ đọc mấy sách thánh hiền để thi đỗ công danh, cho nên không biết mấy tích truyện trong "Liệt Nữ truyện". Ngươi mềm lòng tốt bụng cũng phải, ta cũng cảm thấy có chút đáng tiếc cho nữ tử này. Nếu ta mà là quan huyện ở đó, nhất định sẽ phạt đánh tên trượng phu kia bốn mươi gậy to, phạt hắn cả đời không được nạp thiếp. Có điều chuyện này cũng không có gì là không thật cả. Vào năm Thành Hoá (Niên hiệu của vua Hiến Tông nhà Minh (1447-1487) - ND), khi ta vẫn còn là một tiểu binh ở Phúc Kiến đánh hải khấu, phía nam Mân Nam có một phu nhân, sau khi trượng phu mất đi thì muốn tuẫn tiết theo chồng. Họ hàng thân thích lấy đó làm vẻ vang, khua chiêng đánh trống tung hô ầm ĩ. Sau ba ngày, người phu nhân đó tay cầm hoa tươi, ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ngay ngắn trong kiệu đến trước phần mộ trượng phu. Sau đó bà bước lên dàn treo đã được dựng sẵn từ trước rồi thắt cổ tự tử. Cảnh Thái đế (Niên hiệu của vua Đại Tông thời Minh (1428 – 1457) - ND) đã ban chỉ tặng thưởng lập Trinh Khiết bài phường, cả tỉnh được thơm lây. Khà khà, cái đền thờ đó chính là do bọn ta đã xây nên cho bà ta (Ở đây có thể tác giả nhầm lẫn về thời gian của hai vị hoàng đế Đại Tông và Hiến Tông - ND.)
Mã dịch thừa gật gù bảo:
- Đúng thế, lễ giáo sao có thể xem nhẹ được? Dương hiền điệt đã quá mềm yếu rồi. Những nữ tử như vậy đều là liệt nữ con nhà gia giáo, nếu mà là những nữ tử hoang đàng sao có thể tiết liệt như vậy được! Nhớ khi trước danh kỹ Từ Châu Quan Phán Phán (1) được thủ soái Trương Âm (2) nạp làm thiếp. Sau khi Trương Âm chết đi, ả đã không tuẫn tiết theo chồng, mà lại quay về Yến Tử lâu cũ của mình sống cô độc mười năm, vọng tưởng sẽ lấy được mỹ danh thủ tiết, thật đúng là mặt trơ mày tráo. Về sau Giang Châu Tư Mã (3) viết một bài thơ vạch trần bộ mặt giả dối của ả, ả mới hổ thẹn tuyệt thực mười ngày mà chết (4). So với vị nữ tử trong vở tuồng này và vị thiếu phụ ở Mân Nam đó thật đúng là một trời một vực.
Ở kiếp trước Dương Lăng rất hay luyện chữ và quan sát mấy bảng chữ mẫu, cho nên biết Giang Châu Tư Mã này là ai. Có điều hắn không hiểu Bạch Cư Dị này tại sao đối với một ông lão bán than thì tỏ lòng thương hại, nhưng đối với một quả phụ ở góa thì lại có thái độ như vậy. Mà khi đó vẫn còn là triều Đường, triều đại có nếp sống cởi mở nhất Trung Quốc. Giờ đã trải qua triều Tống, triều đại xuất hiện “Tam tòng tứ đức” của lão phu tử họ Chu (5), khó trách nữ nhân bị đầu độc nặng đến như vậy.
Ngồi nghe ở một bên, Mã Liên Nhi rất lấy làm bất bình, không nhịn được bèn hừm một tiếng rồi chen vào nói:
- "Thập tái xuân đề biến oanh thiệt, tam hiềm lão sửu hoán nga mi.“ Nếu đó là ái thê chết theo trượng phu thì cũng không phải là không nên. Nhưng đã là hàng hóa để loại nam nhân này đem về làm thiếp, có thể trao đổi mua bán tùy ý thì rõ ràng là không tình nghĩa gì. Vậy mà còn muốn người ta tuẫn tiết đi theo, con làm nữ nhi cũng cảm thấy có phần quá đáng đó.
Nàng chính là đang nghĩ tới mấy câu thơ trong “Truy hoan ngẫu tác” trong tập thơ tự thuật kể lại chuyện phong lưu tao nhã của Bạch Cư Dị. Bài thơ kể rằng ông mua một nữ hài độ mười lăm, mười sáu về làm thiếp. Vui vẻ mới được ba năm, người ta cũng mới mười tám mười chín thì đã chê người ta già, xấu, thế là có nàng bị ông ta đem bán lại cho người khác, có nàng thì bị cho đi. Rồi ông ta lại mua về một “món hàng tươi tốt” khác. Mười năm thay đến ba lần, thành thử viết ra bài này để khoe khoang với chúng bạn.
Mã dịch thừa rất đỗi không vui, chỉ cảm thấy thật quá mất mặt khi con gái mình nói ra những lời này ở trước mặt mọi người. Ở đây có một vị Huyện lệnh, một vị Huyện thừa, còn có một kẻ đọc sách có công danh, vậy mà con gái mình lại nói ra mấy lời đại nghịch bất đạo đó, khó tránh khỏi người ta nghĩ rằng lão dạy dỗ không nghiêm. Cho nên mặc dù ngày thường lão thương yêu nhất là đứa con gái này, lúc này vẫn không nhịn được, bèn tát cho một cái, mắng rằng:
- Hỗn láo, nói gì thế hả? Từ thời Cao Thái Tổ hoàng đế đến nay, bổn triều vốn luôn coi trọng nhất là phong giáo. Để biểu dương tiết phụ, quả phụ dưới ba mươi tuổi mất chồng mà đến năm năm mươi tuổi vẫn không cải giá thì treo biển trước cổng làng, miễn trừ sai dịch cho người trong tộc. Đó là vinh dự đến cỡ nào chứ? Tiết liệt trinh thao vốn là bổn phận. Thường có câu "một ngựa không kết hai yên, một chân khó đạp hai thuyền," cho nên một nữ không hầu hai chồng, cũng giống như bọn ta một thần không thờ hai chủ. Cái đức của nữ nhân mặc dù là ở sự dịu dàng, nhưng những tiết lưu danh đều là về sự trinh liệt. Những lời ta giáo huấn ngươi đều quên hết rồi hay sao?
Mã Liên Nhi xưa nay rất được phụ thân cưng chiều, cho nên khi nàng nghe bọn họ nói về nữ nhân như một thứ đồ chơi riêng của nam nhân thì không nhịn được mà mở miệng phản bác. Ai ngờ phụ thân lại tát cho nàng một bạt tai ở trước mặt người ngoài nên vừa giận vừa xấu hổ, nàng che mặt bật khóc, đứng dậy bỏ chạy đi.
Mã Ngang thấy phụ thân phát hỏa cũng không dám khuyên nhủ, muốn đuổi theo muội muội nhưng lại sợ phụ thân nổi giận nên lưỡng lự ngồi yên. Mã dịch thừa nổi giận đùng đùng phất tay nói:
- Để cho nó đi, chúng ta cứ uống rượu thôi! Nó đúng là được ta nuông chiều quá đâm hư, mấy lời như vậy cũng nói ra được.
Dương Lăng không khỏi sửng sốt. Mã Liên Nhi có chỗ nào nói sai đâu, sao Mã dịch thừa lại nổi nóng lên như vậy. Mẫn huyện lệnh cũng cho rằng đây là chuyện đương nhiên nên không khuyên can thêm. Dương Lăng đứng dậy nói:
- Mã tiểu thư hẳn là chỉ thương tiếc cho Quan Phán Phán, nàng ta tuyệt thực chết đi khiến cho thế gian mất đi một bậc tuyệt đại phong hoa, vì vậy mới xúc động bày tỏ mà thôi. Bá phụ chớ nên tức giận! Bây giờ trời cũng đã tối, Mã tiểu thư một mình đi ra ngoài rất nguy hiểm. Xin hãy để tiểu điệt khuyên nàng trở về!
Mặc dù cảm thấy những lời đó của con gái làm cho mình hết sức mất mặt nhưng dẫu gì cũng cha con tình thâm, nên dù miệng có nói dữ nhưng trong lòng Mã dịch thừa lại lo lắng. Thấy Dương Lăng nói khách khí như thế, mặt lão lập tức dịu lại:
- Vậy đành vất vả cho Dương hiền điệt rồi.
Dương Lăng chắp tay chào mấy người Mẫn đại nhân và Mã dịch thừa, rồi nhanh chóng đuổi theo Mã Liên Nhi. Nàng đang đứng dưới chiếc đèn lồng đỏ treo trước cửa rạp hát, thẫn thờ nhìn lên bầu trời. Nhẹ cả lòng, Duơng Lăng dừng chân, rồi chậm rãi bước tới nói:
- Mã tiểu thư, cô hãy quay lại đi! Lệnh tôn cũng chỉ vì lo mấy lời đó của cô bị người khác nghe thấy, ảnh hưởng đến thanh danh của cô thôi. Đó chính là thương càng nhiều thì mắng càng dữ, cô cũng đừng quá tức giận!
Mã Liên Nhi ngẩng đầu nhìn chòm sao lấp lánh trên trời, khẽ nói:
- Ở trong thiên hạ này, rốt cuộc nữ nhân bị coi là thứ gì? Nữ nhân tuẫn tiết theo chồng là nữ nhân tốt, được ca ngợi, được biểu dương. Tiết liệt của nữ nhân chứng tỏ mỹ đức của nàng, càng chứng tỏ sự vĩ đại của nam nhân, chỉ ra rằng hắn xứng đáng được nữ nhân hy sinh cho hắn. Nhưng đến cùng thì hắn đã làm được gì cho nữ nhân? Coi nữ nhân như tài sản riêng của nam nhân, không chỉ đối với thiếp, mà cả thê cũng như vậy. Ta nghe kể ba kẻ kết nghĩa vườn đào trong "Tam quốc", chuyện đầu tiên họ làm là giết sạch cả vợ con. Đối đãi với thê tử như thế, bọn họ liệu còn có tình cảm hay không? Lưu Bị coi vợ mình là y phục, gã thợ săn Lưu An (6) xem vợ mình như đồ ăn, giết đi để đãi khách. Những kẻ này là người hay là dã thú? Nước thì phải trong, nữ thì phải sạch. Huynh có biết không, mẹ ta . . . đã bị chính cha ta ép chết đó. Lúc bấy giờ cha vẫn còn là một binh sĩ, một mình mẹ nuôi ca ca và ta sống rất là cực khổ. Về sau bọn cướp trên núi gần đó kéo xuống cướp bóc, mẹ đã đem giấu ta và ca ca ở trong một hang nước, nhờ vậy mới thoát được một kiếp nạn. Bọn cướp cưỡng gian bà, sau lại nảy chút lòng tốt hiếm hoi mà không giết chết. Kết quả là mẹ ta không chết dưới đao của đám cướp, mà lại bị chết bởi những ánh mắt khinh bỉ của cha, của bọn đàn ông hèn nhát chỉ biết chạy trốn giữ lấy mạng mình.
Dương Lăng trầm mặc một lúc rồi khẽ thở dài:
- Trong lòng có thiên lý thì dục vọng ắt bị diệt. Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn. Lời của Chu Hy Chu phu tử chưa chắc đã đúng, nhưng vì thiên hạ này là thuộc về nam nhân, thế nên nó lại đúng!
Rồi y nhớ đến thời đại của mình, lắc đầu bảo:
- Không những đúng cho bây giờ, mà mấy trăm năm sau này, nam nhân có lắm người vẫn tin thờ vào nó. Có điều, thứ đạo lý này lại chỉ đặt ra dành riêng cho phụ nữ.
Mã Liên Nhi cười nhạt:
- Chu Hy ư? Lão ta mở miệng ra là "thiên lý", ngậm miệng lại thì "đạo học", nhưng lại đi dụ dỗ hai ni cô làm sủng thiếp, cả nàng dâu góa cũng bị lão đùa bỡn trong tay. Thật đúng là chuẩn mực của đạo đức, là tấm gương của kẻ đọc sách. Rõ nực cười!
Dương Lăng chỉ biết lễ giáo đại phòng (chuẩn mực lễ giáo) là được phát triển mạnh xuất phát từ Chu Hy nhà Tống, kể từ đó nữ nhân tuẫn tiết mới mọc ùn ùn lên như nấm, chứ đâu biết Chu Hy còn có những chuyện "phong lưu" như vậy.
Hắn đành gượng cười:
- Trong cái thế giới này tiếng nói của nam nhân mới có trọng lượng, thế nên yêu cầu về đạo học đối với nam và nữ có sự khác nhau cũng không có gì là lạ. Ví như nam nhân bị sỉ nhục đến tôn nghiêm, khi đó cứ nếm mật nằm gai, nhẫn nhục chịu đựng miễn sao tương lai hắn báo thù được thì sẽ nở mày nở mặt. Không ai cần quan tâm hắn đã từng vô sỉ như thế nào, cho dù hắn có chủ động nịnh hót liếm gót ai. Còn nữ nhân ư, có bị cưỡng bách đến thất tiết cũng đã là tội không thể tha!
Mã Liên Nhi bất chợt quay đầu, ánh mắt như hai vì sao lấp lánh kinh ngạc nhìn Dương Lăng. Một lúc sau nàng mới nói:
- Nam nhân thời nay, đặc biệt là những kẻ đọc sách, có thể nói ra được những lời này thì huynh chính là người đầu tiên mà ta biết. Ta thật nghĩ không ra huynh tuổi còn trẻ, lại đọc những thứ "sách thánh hiền" đó đã lâu, thế mà lại có kiến thức như vậy. Đáng tiếc … thật sự đáng tiếc …
Dương Lăng không kìm được hỏi:
- Đáng tiếc gì?
Mã Liên Nhi quay đầu đi, cất giọng xa xăm:
- Hoàn quân minh châu song lệ thùy, hận bất tương phùng vị giá thì (7) … (Trả ngọc chàng, lệ như mưa. Hận không gặp gỡ khi chưa có chồng.)
Dương Lăng nghe mà trống ngực đập thình thịch, không khí giữa hai người bất chợt trở nên trầm lặng. Sau một hồi lâu y mới cố nặn ra một nụ cười, buông một câu nói đùa để xoa dịu bầu không khí:
- Mặc dầu chúng ta nhờ viên minh châu kia mà có duyên gặp gỡ, nhưng ta chưa hề tặng minh châu cho cô, xin tiểu thư chớ nên nhầm lẫn!
Mã Liên Nhi phì cười một tiếng, xoay đầu trừng ánh mắt quyến rũ liếc y, rồi mím môi, đỏ mặt lấy can đảm nói:
- Đó là do huynh không có phúc khí!
Nhìn ánh đèn rọi xuống sống mũi cao cao của y, trống lòng Mã Liên Nhi chợt đập rộn lên. Nàng lại quay đầu đi, chỉ cảm thấy có một cảm giác diệu kỳ lan tỏa ra giữa hai người.
Khẽ quẹt vệt nước mắt lạnh ngắt trên má, nàng nói:
- Ai đối xử tốt với ta thì ta sẽ đối xử tốt lại với người đó. Từ sau khi mẹ mất đi, Mã Liên Nhi ta cảm thấy trên đời này không có một nam nhân nào đáng để nữ nhân chúng ta phải hy sinh nhiều đến như vậy. Ta sẽ không làm những chuyện ngu xuẩn như ả tiết phụ trên sân khấu ấy đã làm đâu. Ta sẽ sống tốt vì bản thân mình!
Dương Lăng đắm say trong cái thần thái mỹ lệ kết hợp với sự tự tin và dũng cảm của nàng, mãi một lúc sau mới khẽ thở dài:
- Cô được sinh ra quá sớm, đáng lẽ phải sinh trễ hơn năm trăm năm, thật đấy!
Mã Liên Nhi trợn tròn cặp mắt xinh đẹp, lấy làm lạ hỏi:
- Huynh không cảm thấy những lời ta nói là đại nghịch bất đạo, kinh hãi thế tục sao? Nói như vậy chẳng lẽ năm trăm năm sau thì sẽ không có chuyện đó nữa hả?
Dương Lăng trong lòng chợt hoảng, vội cười ha hả nói:
- Ta chỉ nghĩ có lẽ lúc đó sẽ có một bộ phận nam giới coi nữ nhân là một thực thể độc lập mà đòi hỏi bình đẳng cho bọn họ. Ha ha, cũng chỉ là suy đoán lung tung, xúc động bộc phát mà thôi.
Mã Liên Nhi khẽ cười, thò tay vào trong ngực lấy ra một chiếc túi, bước lên mấy bước đặt vào trong tay Dương Lăng, nói:
- Ta có thể thấy phu nhân của huynh rất yêu thương huynh. Viên minh châu này hãy coi là lễ vật ta tặng cho hai người. Chỉ mong huynh hãy đối đãi vợ mình thật tốt, chớ có xử tệ với cô ấy.
Chiếc túi ở trong tay hắn vẫn còn vương chút hương thơm và hơi ấm của thân thể nàng. Mã Liên Nhi thấy hắn cứ đứng ngây ra liền cười khúc khích, vén tóc lên rồi nói:
- Đi thôi, chúng ta quay lại thôi. Ta chỉ là thương tâm chứ không hề có oán giận. Chuyện này dù sao có nói cũng chẳng nói rõ ra được. Nỗi lòng nữ nhân, nam nhân các huynh có mấy ai mà hiểu được chứ?
Liếc qua khóe mắt phát hiện thấy Hoàng huyện thừa đã chạy theo ra đến nơi, nàng vội rút tay lại rồi bước trở vào.
Mãi một lúc sau Dương Lăng mới tỉnh ra, xoay người đi theo. Hắn thấy Huyện thừa Hoàng Kỳ Dận đang cười với mình đầy thâm ý, đưa tay ra dấu mời vào. Hắn cũng khẽ cười, chắp tay đáp lại. Hai người không nói lời nào nhưng lại như thân thiết vô cùng.
-----------------------------
Chú thích:
(1) Quan Phán Phán: còn có tên là Quan Miến Miến, là một danh kỹ đất Từ Châu đời nhà Đường,khoảng niên hiệu Trinh Nguyên và Nguyên Hòa (785—820), được Thượng Thư Trương Kiến Phong nạp làm thiếp - ND
(2) Trương Âm, tên thật là Trương Kiến Phong, Thượng thư nhà Đường. Năm Trinh Nguyên thứ 15 , làm Tiết Độ Sứ ở Vũ Ninh, trấn Thủ Từ Châu - ND
(3) Giang Châu Tư Mã tức Bạch Cư Dị (772-846), tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã ở Giang Châu. Giai đoạn từ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương. (ND trích Wikipedia)
(4) Câu chuyện này có sự tích như sau: Bạch Cư Dị lúc còn làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư (tức Trương Kiến Phong) mời ăn tiệc. Lúc rượu say, Thượng thư gọi Miến Miến (Quan Phán Phán) ra ca múa giúp vui. Mười hai năm sau, nghe tin Trương thượng thư đã chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có một ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu. Miến Miến nhớ lòng yêu dấu của Thượng thư ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm. Ông (Bạch Cư Dị) tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt:
Hoàng kim bất tích mãi nga my,
Giản đắc như hoa chỉ nhất chi.
Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
Nhất triêu thân tử bất tương tuỳ
Dịch nghĩa :
Không tiếc vàng, bỏ ra mua gái mày ngài,
Chọn được ba bốn cô nàng đẹp như hoa.
Dạy cho họ biết hát múa, hơi sức ông kiệt quệ,
Một sớm đem thân ra đi, chẳng cô nào theo!
Dịch thơ :
Mua gái mày xanh chẳng tiếc vàng,
Như hoa khéo chọn mấy cô nàng.
Dạy cho múa hát bao công sức,
Một sớm về âm chẳng kẻ màng!
Miến Miến đọc đi đọc lại, khóc nói "Từ khi Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau, người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng mà thôi". Bèn làm bài họa lại Bạch công như sau:
Độc túc không lâu liễm hận my,
Thân như xuân hậu trí tàn chi.
Xá nhân bất giải nhân thâm ý,
Phúng đạo tuyền đài bất khứ tuỳ.
Dịch:
Ở chốn lầu hoang héo mặt mày
Sau Xuân thân khác tựa cành cây
Hiềm vì chẳng kẻ tri âm hiểu
Trách chẳng cùng theo xuống dạ đài
Rồi nàng nhịn ăn uống, mười ngày sau thì chết.
(5) Chu Hy (朱熹, 1130-1200) là một nhà tư tưởng nổi tiếng nhất đời Tống. Sự tổng hợp tư tưởng Khổng giáo với Phật giáo và Đạo giáo (道教) của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối thế kỷ 19. Vì được kết hợp với khoa cử (科舉), triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xã hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ 19. Học thuyết lý học Khổng giáo mới cũng đóng vai trò quyết định trong đời sống trí thức tại Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản. (ND sưu tầm)
(6) Lưu An là một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Truyện kể lúc Tiểu Bái bị Lữ Bố chiếm cứ, Lưu An đã thu nhận và giúp đỡ Lưu Bị đang lánh nạn. Vì trong nhà không có gì ăn nên đã giết vợ làm thức ăn cho Lưu Bị.
(7) Hai câu thơ nổi tiếng này được trích trong bài “Tiết phụ ngâm”, được viết bởi Trương Tịch, hàm ý cự tuyệt yêu cầu kết thông của tư đồ Lý Đạo Sư, về sau thường được nhiều người trích dẫn nhằm từ chối mối thâm tình của một người dành cho mình. Bài thơ như sau:
Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu
Cảm quân triền miên ý
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh - Quang lý
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt;
Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thùy,
Hận bất tương phùng vị giá thì.
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Chàng hay em có chồng rồi
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành
Vấn vương những mối cảm tình
Em đeo trong áo lót mình màu sen
Nhà em vườn ngự kề bên
Chồng em chấp kích trong đền Minh – Quang
Như gương, vâng biết lòng chàng
Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng nghĩa xưa
Trả ngọc chàng, lệ như mưa
Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.
- Dương tú tài, lão phu cũng lớn tuổi rồi, xin gọi ngươi một tiếng hiền điệt. Đứa con này của ta tính tình thô bạo, ngày thường hay gây rắc rối cho lão phu. Lần này gây ra họa lớn, nếu không nhờ diệu kế của Dương hiền điệt, lại được Mẫn đại nhân khai ân, khuyển tử đã phải mang tội giết người rồi.
Dương Lăng vội đáp:
- Đâu có, đâu có! Hôm ấy tiểu điệt nhìn thấy rõ Mã huynh thật sự chưa hề động tay chân với Vương lão bản. Có thể nói là do lòng tham hại người thôi. Vương lão bản kia vì tham trân châu của Mã tiểu thư, bị phát hiện ra rồi tranh cãi một hồi nên thẹn quá hoá giận, nộ khí công tâm mà chết. Đó thực không phải là lỗi ở Mã huynh, xin Mã đại nhân ngàn vạn lần chớ có khiển trách Mã huynh nhiều quá.
Mã Ngang lập tức lên tiếng:
- Cha thấy chưa, con và muội muội nói mà cha không tin. Dương huynh đệ nói vậy cha đã có thể tin rồi chứ? Con không có đánh cái lão già đó.
- Câm miệng! Tiểu súc sinh! Ở đâu có phần cho ngươi nói chen vào!
Mã dịch thừa mắng con xong liền quay về phía Mẫn huyện lệnh, Hoàng huyện thừa và Dương Lăng, lắc đầu nói:
- Xem đó, tiểu súc sinh này được việc thì ít hỏng việc thì nhiều. Đâu có so được với Dương hiền điệt tuy còn thua con ta mấy tuổi nhưng hiểu rõ sự đời, chưa đến hai mươi mà công danh đã có. Ôi, vợ ta mất sớm, một nam một nữ chúng nó thiếu người dạy dỗ nên mới không hiểu việc thế này đây.
Mẫn huyện lệnh, Hoàng huyện thừa và Dương Lăng nghe thế lại phải nói giúp thêm Mã Ngang. Cùng lúc ấy tiểu nhị bắt đầu bày các món ra. Một lát sau, người trong rạp hát càng lúc càng đông. Xung quanh nhã phòng là mấy thương nhân hiện đang nghỉ tạm ở dịch trạm, xa hơn chút nữa là mấy dịch sứ, dân phu và đám nha dịch vô công rồi nghề chạy đến xem để giết thời gian.
Bất chợt sân khấu phía trước bừng sáng, một hồi chiêng trống vang lên và mấy diễn viên bắt đầu bước ra biểu diễn. Thời ấy còn chưa có kịch nói, Dương Lăng lại không rành về tuồng mà không tiện hỏi người khác nên nghe không hiểu được bao nhiêu. Toàn bộ diễn viên tuồng thời đó đều là nam, muốn xem mỹ nữ cũng chẳng được. Dương Lăng cảm thấy rất chán, ngồi nghe Mẫn huyện lệnh, Mã dịch thừa và Hoàng huyện thừa vừa xem vừa đàm luận mới đại khái hiểu ra một chút.
Nghe hai người bọn họ từ ngữ qua lại kể về tình tiết câu chuyện, Dương Lăng thấy hết sức khó tin. Vở tuồng này kể về một người con gái vừa mới kết hôn không lâu thì trượng phu đã rời khỏi nhà đi xa. Mấy năm sau người chồng trở về quê hương. Trên đường về nhà, hắn gặp một cô gái vô cùng xinh đẹp đang hái lá dâu. Bị vẻ đẹp của cô gái đó lay động, hắn bèn bước đến trêu ghẹo. Chẳng ngờ lại bị nghiêm khắc cự tuyệt nên hắn đành bẽ mặt ôm lòng chán chường về nhà. Ai ngờ về đến nhà lại thấy vợ mình chính là người con gái mà hắn vừa mới trêu ghẹo không được. Hắn cảm thấy vô cùng hổ thẹn, tự đáy lòng cũng nảy sinh sự ngưỡng mộ đối với vợ mình.
Truyện đến đây cũng không có gì là bất ổn. Nhưng sân khấu diễn tiếp đến ngày thứ hai, người vợ đó ở trong nhà khóc lóc sướt mướt rồi viết lại một phong di thư và thắt cổ tự vẫn. Trong thư nàng viết vì không giữ trọn đạo làm vợ, gợi lên tà niệm nơi nam nhân, khiến cho trinh tiết bản thân bị ô uế, cho nên nàng không thể tiếp tục sống trên nhân thế, chỉ đành lấy cái chết để bảo toàn trinh tiết. Sự việc đó cuối cùng làm náo động cả thôn làng. Khắp nơi dâng thư, Hoàng đế ban xuống thánh chỉ truy phong nàng liệt nữ này làm Nhất phẩm Cáo Mệnh Phu Nhân và cho lập “Trinh Khiết bài phường“ (cổng chào Trinh tiết), thật vẻ vang vô cùng. Trượng phu của nàng vì để tưởng nhớ, về sau khi cưới phu nhân mới, họ vẫn cùng nhau lên mộ để bái tế.
Hồng Nhạn lâu là một nơi kết hợp giữa rạp hát và tửu điếm, vì vậy một vở tuồng không phải được diễn liên tục cho đến hết, mà còn có giờ nghỉ giữa buổi. Lúc giải lao, hai người Mẫn, Mã bắt đầu sôi nổi đàm luận. Hoàng huyện thừa nhấp rượu, thi thoảng chêm vào vài câu. Tuy lão không nói nhiều nhưng dẫu gì cũng là một kẻ đọc sách nên có thể giảng giải một cách trôi chảy những lời Mẫn huyện lệnh muốn nói nhưng không diễn đạt được.
Dương Lăng lại cảm thấy vở kịch này rất không thực tế, tựa như một câu chuyện hoang đường nhất mà hắn đã từng nghe qua. Câu chuyện ấy kể về một triều nọ có một phụ nữ bị rớt xuống nước, được một nam nhân đi đường trông thấy nắm lấy tay nàng ta kéo lên. Không ngờ nàng ta trở về nhà lấy dao chặt đứt cánh tay của mình, chỉ bởi vì chỗ đó đã bị một người nam nhân không phải trượng phu của mình chạm vào.
Như vậy cũng có thể tính là "thất trinh" đi, vì suy cho cùng đó là thất trinh về thể xác. Nhưng người phụ nữ ở trong vở kịch này không ngờ lại không chịu nổi "thất trinh" về tinh thần. Chưa nói nó vốn không phải là thất trinh, chẳng qua vì nàng ta quá xinh đẹp, khiến cho người ta nhìn vào mà nổi sắc tâm. Người nam nhân đó đã không có tội, mà trái lại người vợ này lại tự cảm thấy chưa tròn phụ đạo làm vợ. Quả thực là hoang đường!
Nghe Mẫn huyện lệnh và Mã dịch thừa luôn miệng tấm tắc, Dương Lăng cuối cùng cũng chịu hết nổi, đành hỏi:
- Hai vị đại nhân, vở tuồng này không khỏi hơi quá khoa trương và không thực tế thì phải? Trượng phu nàng ta là kẻ tồi tệ, đi đường trông thấy mỹ nhân liền buông lời chòng nghẹo, bị mắng phải bỏ đi. Nhưng rốt cuộc người vợ lại cảm thấy tự mình bất trinh, điều đó . . . điều đó quả thật là vô lý! Trên đời làm gì có chuyện như vậy? Chuyện buồn cười như thế, vở tuồng lại khoa trương lên thì có gì hay ho đâu chứ?
Mã dịch thừa kinh ngạc hỏi:
- Sao? Dương hiền điệt đọc sách thánh hiền vậy mà lại không biết sự tích trong Liệt Nữ truyện hay sao? Tích truyện này có gì mà không thật chứ? Nữ tử đó tiết liệt như vậy, thật đúng là tấm gương cho các nữ tử khác trong thiên hạ, làm gì có chỗ nào đáng cười?
Mẫn đại nhân cũng mỉm cười nhấp một ngụm rượu rồi cười ha hả nói:
- Dương tú tài nhất định chỉ đọc mấy sách thánh hiền để thi đỗ công danh, cho nên không biết mấy tích truyện trong "Liệt Nữ truyện". Ngươi mềm lòng tốt bụng cũng phải, ta cũng cảm thấy có chút đáng tiếc cho nữ tử này. Nếu ta mà là quan huyện ở đó, nhất định sẽ phạt đánh tên trượng phu kia bốn mươi gậy to, phạt hắn cả đời không được nạp thiếp. Có điều chuyện này cũng không có gì là không thật cả. Vào năm Thành Hoá (Niên hiệu của vua Hiến Tông nhà Minh (1447-1487) - ND), khi ta vẫn còn là một tiểu binh ở Phúc Kiến đánh hải khấu, phía nam Mân Nam có một phu nhân, sau khi trượng phu mất đi thì muốn tuẫn tiết theo chồng. Họ hàng thân thích lấy đó làm vẻ vang, khua chiêng đánh trống tung hô ầm ĩ. Sau ba ngày, người phu nhân đó tay cầm hoa tươi, ăn mặc đẹp đẽ, ngồi ngay ngắn trong kiệu đến trước phần mộ trượng phu. Sau đó bà bước lên dàn treo đã được dựng sẵn từ trước rồi thắt cổ tự tử. Cảnh Thái đế (Niên hiệu của vua Đại Tông thời Minh (1428 – 1457) - ND) đã ban chỉ tặng thưởng lập Trinh Khiết bài phường, cả tỉnh được thơm lây. Khà khà, cái đền thờ đó chính là do bọn ta đã xây nên cho bà ta (Ở đây có thể tác giả nhầm lẫn về thời gian của hai vị hoàng đế Đại Tông và Hiến Tông - ND.)
Mã dịch thừa gật gù bảo:
- Đúng thế, lễ giáo sao có thể xem nhẹ được? Dương hiền điệt đã quá mềm yếu rồi. Những nữ tử như vậy đều là liệt nữ con nhà gia giáo, nếu mà là những nữ tử hoang đàng sao có thể tiết liệt như vậy được! Nhớ khi trước danh kỹ Từ Châu Quan Phán Phán (1) được thủ soái Trương Âm (2) nạp làm thiếp. Sau khi Trương Âm chết đi, ả đã không tuẫn tiết theo chồng, mà lại quay về Yến Tử lâu cũ của mình sống cô độc mười năm, vọng tưởng sẽ lấy được mỹ danh thủ tiết, thật đúng là mặt trơ mày tráo. Về sau Giang Châu Tư Mã (3) viết một bài thơ vạch trần bộ mặt giả dối của ả, ả mới hổ thẹn tuyệt thực mười ngày mà chết (4). So với vị nữ tử trong vở tuồng này và vị thiếu phụ ở Mân Nam đó thật đúng là một trời một vực.
Ở kiếp trước Dương Lăng rất hay luyện chữ và quan sát mấy bảng chữ mẫu, cho nên biết Giang Châu Tư Mã này là ai. Có điều hắn không hiểu Bạch Cư Dị này tại sao đối với một ông lão bán than thì tỏ lòng thương hại, nhưng đối với một quả phụ ở góa thì lại có thái độ như vậy. Mà khi đó vẫn còn là triều Đường, triều đại có nếp sống cởi mở nhất Trung Quốc. Giờ đã trải qua triều Tống, triều đại xuất hiện “Tam tòng tứ đức” của lão phu tử họ Chu (5), khó trách nữ nhân bị đầu độc nặng đến như vậy.
Ngồi nghe ở một bên, Mã Liên Nhi rất lấy làm bất bình, không nhịn được bèn hừm một tiếng rồi chen vào nói:
- "Thập tái xuân đề biến oanh thiệt, tam hiềm lão sửu hoán nga mi.“ Nếu đó là ái thê chết theo trượng phu thì cũng không phải là không nên. Nhưng đã là hàng hóa để loại nam nhân này đem về làm thiếp, có thể trao đổi mua bán tùy ý thì rõ ràng là không tình nghĩa gì. Vậy mà còn muốn người ta tuẫn tiết đi theo, con làm nữ nhi cũng cảm thấy có phần quá đáng đó.
Nàng chính là đang nghĩ tới mấy câu thơ trong “Truy hoan ngẫu tác” trong tập thơ tự thuật kể lại chuyện phong lưu tao nhã của Bạch Cư Dị. Bài thơ kể rằng ông mua một nữ hài độ mười lăm, mười sáu về làm thiếp. Vui vẻ mới được ba năm, người ta cũng mới mười tám mười chín thì đã chê người ta già, xấu, thế là có nàng bị ông ta đem bán lại cho người khác, có nàng thì bị cho đi. Rồi ông ta lại mua về một “món hàng tươi tốt” khác. Mười năm thay đến ba lần, thành thử viết ra bài này để khoe khoang với chúng bạn.
Mã dịch thừa rất đỗi không vui, chỉ cảm thấy thật quá mất mặt khi con gái mình nói ra những lời này ở trước mặt mọi người. Ở đây có một vị Huyện lệnh, một vị Huyện thừa, còn có một kẻ đọc sách có công danh, vậy mà con gái mình lại nói ra mấy lời đại nghịch bất đạo đó, khó tránh khỏi người ta nghĩ rằng lão dạy dỗ không nghiêm. Cho nên mặc dù ngày thường lão thương yêu nhất là đứa con gái này, lúc này vẫn không nhịn được, bèn tát cho một cái, mắng rằng:
- Hỗn láo, nói gì thế hả? Từ thời Cao Thái Tổ hoàng đế đến nay, bổn triều vốn luôn coi trọng nhất là phong giáo. Để biểu dương tiết phụ, quả phụ dưới ba mươi tuổi mất chồng mà đến năm năm mươi tuổi vẫn không cải giá thì treo biển trước cổng làng, miễn trừ sai dịch cho người trong tộc. Đó là vinh dự đến cỡ nào chứ? Tiết liệt trinh thao vốn là bổn phận. Thường có câu "một ngựa không kết hai yên, một chân khó đạp hai thuyền," cho nên một nữ không hầu hai chồng, cũng giống như bọn ta một thần không thờ hai chủ. Cái đức của nữ nhân mặc dù là ở sự dịu dàng, nhưng những tiết lưu danh đều là về sự trinh liệt. Những lời ta giáo huấn ngươi đều quên hết rồi hay sao?
Mã Liên Nhi xưa nay rất được phụ thân cưng chiều, cho nên khi nàng nghe bọn họ nói về nữ nhân như một thứ đồ chơi riêng của nam nhân thì không nhịn được mà mở miệng phản bác. Ai ngờ phụ thân lại tát cho nàng một bạt tai ở trước mặt người ngoài nên vừa giận vừa xấu hổ, nàng che mặt bật khóc, đứng dậy bỏ chạy đi.
Mã Ngang thấy phụ thân phát hỏa cũng không dám khuyên nhủ, muốn đuổi theo muội muội nhưng lại sợ phụ thân nổi giận nên lưỡng lự ngồi yên. Mã dịch thừa nổi giận đùng đùng phất tay nói:
- Để cho nó đi, chúng ta cứ uống rượu thôi! Nó đúng là được ta nuông chiều quá đâm hư, mấy lời như vậy cũng nói ra được.
Dương Lăng không khỏi sửng sốt. Mã Liên Nhi có chỗ nào nói sai đâu, sao Mã dịch thừa lại nổi nóng lên như vậy. Mẫn huyện lệnh cũng cho rằng đây là chuyện đương nhiên nên không khuyên can thêm. Dương Lăng đứng dậy nói:
- Mã tiểu thư hẳn là chỉ thương tiếc cho Quan Phán Phán, nàng ta tuyệt thực chết đi khiến cho thế gian mất đi một bậc tuyệt đại phong hoa, vì vậy mới xúc động bày tỏ mà thôi. Bá phụ chớ nên tức giận! Bây giờ trời cũng đã tối, Mã tiểu thư một mình đi ra ngoài rất nguy hiểm. Xin hãy để tiểu điệt khuyên nàng trở về!
Mặc dù cảm thấy những lời đó của con gái làm cho mình hết sức mất mặt nhưng dẫu gì cũng cha con tình thâm, nên dù miệng có nói dữ nhưng trong lòng Mã dịch thừa lại lo lắng. Thấy Dương Lăng nói khách khí như thế, mặt lão lập tức dịu lại:
- Vậy đành vất vả cho Dương hiền điệt rồi.
Dương Lăng chắp tay chào mấy người Mẫn đại nhân và Mã dịch thừa, rồi nhanh chóng đuổi theo Mã Liên Nhi. Nàng đang đứng dưới chiếc đèn lồng đỏ treo trước cửa rạp hát, thẫn thờ nhìn lên bầu trời. Nhẹ cả lòng, Duơng Lăng dừng chân, rồi chậm rãi bước tới nói:
- Mã tiểu thư, cô hãy quay lại đi! Lệnh tôn cũng chỉ vì lo mấy lời đó của cô bị người khác nghe thấy, ảnh hưởng đến thanh danh của cô thôi. Đó chính là thương càng nhiều thì mắng càng dữ, cô cũng đừng quá tức giận!
Mã Liên Nhi ngẩng đầu nhìn chòm sao lấp lánh trên trời, khẽ nói:
- Ở trong thiên hạ này, rốt cuộc nữ nhân bị coi là thứ gì? Nữ nhân tuẫn tiết theo chồng là nữ nhân tốt, được ca ngợi, được biểu dương. Tiết liệt của nữ nhân chứng tỏ mỹ đức của nàng, càng chứng tỏ sự vĩ đại của nam nhân, chỉ ra rằng hắn xứng đáng được nữ nhân hy sinh cho hắn. Nhưng đến cùng thì hắn đã làm được gì cho nữ nhân? Coi nữ nhân như tài sản riêng của nam nhân, không chỉ đối với thiếp, mà cả thê cũng như vậy. Ta nghe kể ba kẻ kết nghĩa vườn đào trong "Tam quốc", chuyện đầu tiên họ làm là giết sạch cả vợ con. Đối đãi với thê tử như thế, bọn họ liệu còn có tình cảm hay không? Lưu Bị coi vợ mình là y phục, gã thợ săn Lưu An (6) xem vợ mình như đồ ăn, giết đi để đãi khách. Những kẻ này là người hay là dã thú? Nước thì phải trong, nữ thì phải sạch. Huynh có biết không, mẹ ta . . . đã bị chính cha ta ép chết đó. Lúc bấy giờ cha vẫn còn là một binh sĩ, một mình mẹ nuôi ca ca và ta sống rất là cực khổ. Về sau bọn cướp trên núi gần đó kéo xuống cướp bóc, mẹ đã đem giấu ta và ca ca ở trong một hang nước, nhờ vậy mới thoát được một kiếp nạn. Bọn cướp cưỡng gian bà, sau lại nảy chút lòng tốt hiếm hoi mà không giết chết. Kết quả là mẹ ta không chết dưới đao của đám cướp, mà lại bị chết bởi những ánh mắt khinh bỉ của cha, của bọn đàn ông hèn nhát chỉ biết chạy trốn giữ lấy mạng mình.
Dương Lăng trầm mặc một lúc rồi khẽ thở dài:
- Trong lòng có thiên lý thì dục vọng ắt bị diệt. Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là chuyện lớn. Lời của Chu Hy Chu phu tử chưa chắc đã đúng, nhưng vì thiên hạ này là thuộc về nam nhân, thế nên nó lại đúng!
Rồi y nhớ đến thời đại của mình, lắc đầu bảo:
- Không những đúng cho bây giờ, mà mấy trăm năm sau này, nam nhân có lắm người vẫn tin thờ vào nó. Có điều, thứ đạo lý này lại chỉ đặt ra dành riêng cho phụ nữ.
Mã Liên Nhi cười nhạt:
- Chu Hy ư? Lão ta mở miệng ra là "thiên lý", ngậm miệng lại thì "đạo học", nhưng lại đi dụ dỗ hai ni cô làm sủng thiếp, cả nàng dâu góa cũng bị lão đùa bỡn trong tay. Thật đúng là chuẩn mực của đạo đức, là tấm gương của kẻ đọc sách. Rõ nực cười!
Dương Lăng chỉ biết lễ giáo đại phòng (chuẩn mực lễ giáo) là được phát triển mạnh xuất phát từ Chu Hy nhà Tống, kể từ đó nữ nhân tuẫn tiết mới mọc ùn ùn lên như nấm, chứ đâu biết Chu Hy còn có những chuyện "phong lưu" như vậy.
Hắn đành gượng cười:
- Trong cái thế giới này tiếng nói của nam nhân mới có trọng lượng, thế nên yêu cầu về đạo học đối với nam và nữ có sự khác nhau cũng không có gì là lạ. Ví như nam nhân bị sỉ nhục đến tôn nghiêm, khi đó cứ nếm mật nằm gai, nhẫn nhục chịu đựng miễn sao tương lai hắn báo thù được thì sẽ nở mày nở mặt. Không ai cần quan tâm hắn đã từng vô sỉ như thế nào, cho dù hắn có chủ động nịnh hót liếm gót ai. Còn nữ nhân ư, có bị cưỡng bách đến thất tiết cũng đã là tội không thể tha!
Mã Liên Nhi bất chợt quay đầu, ánh mắt như hai vì sao lấp lánh kinh ngạc nhìn Dương Lăng. Một lúc sau nàng mới nói:
- Nam nhân thời nay, đặc biệt là những kẻ đọc sách, có thể nói ra được những lời này thì huynh chính là người đầu tiên mà ta biết. Ta thật nghĩ không ra huynh tuổi còn trẻ, lại đọc những thứ "sách thánh hiền" đó đã lâu, thế mà lại có kiến thức như vậy. Đáng tiếc … thật sự đáng tiếc …
Dương Lăng không kìm được hỏi:
- Đáng tiếc gì?
Mã Liên Nhi quay đầu đi, cất giọng xa xăm:
- Hoàn quân minh châu song lệ thùy, hận bất tương phùng vị giá thì (7) … (Trả ngọc chàng, lệ như mưa. Hận không gặp gỡ khi chưa có chồng.)
Dương Lăng nghe mà trống ngực đập thình thịch, không khí giữa hai người bất chợt trở nên trầm lặng. Sau một hồi lâu y mới cố nặn ra một nụ cười, buông một câu nói đùa để xoa dịu bầu không khí:
- Mặc dầu chúng ta nhờ viên minh châu kia mà có duyên gặp gỡ, nhưng ta chưa hề tặng minh châu cho cô, xin tiểu thư chớ nên nhầm lẫn!
Mã Liên Nhi phì cười một tiếng, xoay đầu trừng ánh mắt quyến rũ liếc y, rồi mím môi, đỏ mặt lấy can đảm nói:
- Đó là do huynh không có phúc khí!
Nhìn ánh đèn rọi xuống sống mũi cao cao của y, trống lòng Mã Liên Nhi chợt đập rộn lên. Nàng lại quay đầu đi, chỉ cảm thấy có một cảm giác diệu kỳ lan tỏa ra giữa hai người.
Khẽ quẹt vệt nước mắt lạnh ngắt trên má, nàng nói:
- Ai đối xử tốt với ta thì ta sẽ đối xử tốt lại với người đó. Từ sau khi mẹ mất đi, Mã Liên Nhi ta cảm thấy trên đời này không có một nam nhân nào đáng để nữ nhân chúng ta phải hy sinh nhiều đến như vậy. Ta sẽ không làm những chuyện ngu xuẩn như ả tiết phụ trên sân khấu ấy đã làm đâu. Ta sẽ sống tốt vì bản thân mình!
Dương Lăng đắm say trong cái thần thái mỹ lệ kết hợp với sự tự tin và dũng cảm của nàng, mãi một lúc sau mới khẽ thở dài:
- Cô được sinh ra quá sớm, đáng lẽ phải sinh trễ hơn năm trăm năm, thật đấy!
Mã Liên Nhi trợn tròn cặp mắt xinh đẹp, lấy làm lạ hỏi:
- Huynh không cảm thấy những lời ta nói là đại nghịch bất đạo, kinh hãi thế tục sao? Nói như vậy chẳng lẽ năm trăm năm sau thì sẽ không có chuyện đó nữa hả?
Dương Lăng trong lòng chợt hoảng, vội cười ha hả nói:
- Ta chỉ nghĩ có lẽ lúc đó sẽ có một bộ phận nam giới coi nữ nhân là một thực thể độc lập mà đòi hỏi bình đẳng cho bọn họ. Ha ha, cũng chỉ là suy đoán lung tung, xúc động bộc phát mà thôi.
Mã Liên Nhi khẽ cười, thò tay vào trong ngực lấy ra một chiếc túi, bước lên mấy bước đặt vào trong tay Dương Lăng, nói:
- Ta có thể thấy phu nhân của huynh rất yêu thương huynh. Viên minh châu này hãy coi là lễ vật ta tặng cho hai người. Chỉ mong huynh hãy đối đãi vợ mình thật tốt, chớ có xử tệ với cô ấy.
Chiếc túi ở trong tay hắn vẫn còn vương chút hương thơm và hơi ấm của thân thể nàng. Mã Liên Nhi thấy hắn cứ đứng ngây ra liền cười khúc khích, vén tóc lên rồi nói:
- Đi thôi, chúng ta quay lại thôi. Ta chỉ là thương tâm chứ không hề có oán giận. Chuyện này dù sao có nói cũng chẳng nói rõ ra được. Nỗi lòng nữ nhân, nam nhân các huynh có mấy ai mà hiểu được chứ?
Liếc qua khóe mắt phát hiện thấy Hoàng huyện thừa đã chạy theo ra đến nơi, nàng vội rút tay lại rồi bước trở vào.
Mãi một lúc sau Dương Lăng mới tỉnh ra, xoay người đi theo. Hắn thấy Huyện thừa Hoàng Kỳ Dận đang cười với mình đầy thâm ý, đưa tay ra dấu mời vào. Hắn cũng khẽ cười, chắp tay đáp lại. Hai người không nói lời nào nhưng lại như thân thiết vô cùng.
-----------------------------
Chú thích:
(1) Quan Phán Phán: còn có tên là Quan Miến Miến, là một danh kỹ đất Từ Châu đời nhà Đường,khoảng niên hiệu Trinh Nguyên và Nguyên Hòa (785—820), được Thượng Thư Trương Kiến Phong nạp làm thiếp - ND
(2) Trương Âm, tên thật là Trương Kiến Phong, Thượng thư nhà Đường. Năm Trinh Nguyên thứ 15 , làm Tiết Độ Sứ ở Vũ Ninh, trấn Thủ Từ Châu - ND
(3) Giang Châu Tư Mã tức Bạch Cư Dị (772-846), tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã ở Giang Châu. Giai đoạn từ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương. (ND trích Wikipedia)
(4) Câu chuyện này có sự tích như sau: Bạch Cư Dị lúc còn làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương thượng thư (tức Trương Kiến Phong) mời ăn tiệc. Lúc rượu say, Thượng thư gọi Miến Miến (Quan Phán Phán) ra ca múa giúp vui. Mười hai năm sau, nghe tin Trương thượng thư đã chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có một ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu. Miến Miến nhớ lòng yêu dấu của Thượng thư ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm. Ông (Bạch Cư Dị) tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt:
Hoàng kim bất tích mãi nga my,
Giản đắc như hoa chỉ nhất chi.
Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
Nhất triêu thân tử bất tương tuỳ
Dịch nghĩa :
Không tiếc vàng, bỏ ra mua gái mày ngài,
Chọn được ba bốn cô nàng đẹp như hoa.
Dạy cho họ biết hát múa, hơi sức ông kiệt quệ,
Một sớm đem thân ra đi, chẳng cô nào theo!
Dịch thơ :
Mua gái mày xanh chẳng tiếc vàng,
Như hoa khéo chọn mấy cô nàng.
Dạy cho múa hát bao công sức,
Một sớm về âm chẳng kẻ màng!
Miến Miến đọc đi đọc lại, khóc nói "Từ khi Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau, người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng mà thôi". Bèn làm bài họa lại Bạch công như sau:
Độc túc không lâu liễm hận my,
Thân như xuân hậu trí tàn chi.
Xá nhân bất giải nhân thâm ý,
Phúng đạo tuyền đài bất khứ tuỳ.
Dịch:
Ở chốn lầu hoang héo mặt mày
Sau Xuân thân khác tựa cành cây
Hiềm vì chẳng kẻ tri âm hiểu
Trách chẳng cùng theo xuống dạ đài
Rồi nàng nhịn ăn uống, mười ngày sau thì chết.
(5) Chu Hy (朱熹, 1130-1200) là một nhà tư tưởng nổi tiếng nhất đời Tống. Sự tổng hợp tư tưởng Khổng giáo với Phật giáo và Đạo giáo (道教) của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối thế kỷ 19. Vì được kết hợp với khoa cử (科舉), triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xã hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ 19. Học thuyết lý học Khổng giáo mới cũng đóng vai trò quyết định trong đời sống trí thức tại Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản. (ND sưu tầm)
(6) Lưu An là một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Truyện kể lúc Tiểu Bái bị Lữ Bố chiếm cứ, Lưu An đã thu nhận và giúp đỡ Lưu Bị đang lánh nạn. Vì trong nhà không có gì ăn nên đã giết vợ làm thức ăn cho Lưu Bị.
(7) Hai câu thơ nổi tiếng này được trích trong bài “Tiết phụ ngâm”, được viết bởi Trương Tịch, hàm ý cự tuyệt yêu cầu kết thông của tư đồ Lý Đạo Sư, về sau thường được nhiều người trích dẫn nhằm từ chối mối thâm tình của một người dành cho mình. Bài thơ như sau:
Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu
Cảm quân triền miên ý
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh - Quang lý
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt;
Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thùy,
Hận bất tương phùng vị giá thì.
Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Chàng hay em có chồng rồi
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành
Vấn vương những mối cảm tình
Em đeo trong áo lót mình màu sen
Nhà em vườn ngự kề bên
Chồng em chấp kích trong đền Minh – Quang
Như gương, vâng biết lòng chàng
Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng nghĩa xưa
Trả ngọc chàng, lệ như mưa
Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.
/679
|