Ngày hôm sau tôi ở chơi nhà thím Lê từ sáng đến chiều. Tôi đã hứa với thằng Thục tôi sẽ về chơi với nó và tôi đã làm đúng lời hứa mặc dù hình ảnh con Rùa choán toàn bộ tâm trí tôi trong ngày hôm đó.
Tôi lại đi cùng thằng Thục xuống chợ Kế Xuyên lượm nắp keng rồi qua tiệm tạp hóa nhà thằng Hợi mua bong bóng về thi nhau thổi xem đứa nào thổi được quả bóng to hơn. Hai đứa phồng mang thổi và giật bắn người một cách thích thú khi những quả bong bóng thi nhau nổ lốp bốp.
Thằng Thục còn xúi tôi lấy giấy vụn nhét vô quả bong bóng trước khi thổi, sau đó ngoẹo cổ ngắm những mẩu giấy bay lượn bên trong khi chúng tôi lúc lắc quả bóng trên tay.
Khi chỉ còn hai quả cuối cùng, tôi và nó ngậm nước trong miệng vừa thổi vừa nhè nước vô quả bóng rồi dùng quả bóng nước vừa rượt quanh hè vừa ném nhau.
Đến khi bong bóng đã nổ đến quả cuối cùng thì đôi môi hai đứa cũng đã kịp nhoe nhoét đủ thứ màu.
Nó lục túi tìm những đồng xu rồi rủ tôi lấy giấy trắng đè lên, sau đó lấy bút chì tô cho đến khi hoa văn của đồng xu in trọn vẹn lên tờ giấy. Hồi bé ở làng, tôi cũng rất thích thú với trò này nhưng bây giờ tôi bặm môi tô tới tô lui chỉ để cho thằng Thục vui lòng. Tay tôi miết đầu bút chì lên tờ giấy trong khi óc tôi mải nghĩ đến con Rùa, đến đôi mắt ầng ậng nước của nó khi nghe tin tôi sắp rời làng. Cả những câu nói thiết tha của nó nữa, mỗi lần nghĩ tới là lòng tôi mềm đi.
Bữa đó ăn trưa xong, tôi đòi lên nhà cô Út Huệ ngay nhưng thằng Thục xịu mặt:
- Anh bảo hôm nay anh ở chơi với em một ngày kia mà. Bây giờ mới có nửa ngày à.
Thế là tôi đành phải leo lên phản nằm với nó, rủ rỉ kể chuyện cho nó nghe, lặp lại hình ảnh ngày xưa giữa tôi với ba nó. Hồi đó, tôi rất mê những câu chuyện của chú Thảo. Chú không có nhiều chuyện nhưng chú có tài kể chuyện tuyệt hay. Sau này tôi ham đọc sách cũng nhờ những hạt giống chú Thảo cấy vào tâm hồn tôi trong những buổi trưa hai chú cháu nằm bên nhau nhiều năm về trước.
Kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ sống dậy khiến tôi nguôi nỗi nôn nao đi gặp con Rùa. Thoạt đầu tôi định kể cho thằng Thục nghe những câu chuyện ngày xưa chú Thảo từng kể cho tôi nhưng lần nào cũng thế, tôi vừa mở miệng Thục lại nói “Chuyện này ba em kể cho em nghe rồi.” Cuối cùng tôi phải đem những mẩu chuyện vừa kể cho con Rùa ra làm quà cho nó.
Nhưng Thục không phải là thằng nhóc ham nghe chuyện. Nó chỉ thích được nằm cạnh tôi. Tôi kể chưa dứt câu chuyện về cậu bé thành Padova, nó đã ngủ mất, một cánh tay quàng ngang ngực tôi.
Tôi nghiêng đầu ngắm gương mặt tươi tỉnh của nó. Ngay cả trong khi ngủ gương mặt nó cũng ướp đầy niềm vui.
Gương mặt đó đã neo chặt tôi xuống mặt gỗ mát lạnh dù đã mấy lần tôi gượm ngồi dậy. Trong gần một tiếng đồng hồ, tôi nằm thao thức bên cạnh Thục, lắng tai nghe tiếng chích chòe huýt sáo trên cành me trước ngõ và miên man nghĩ tới cho Rùa.
Cho đến khi chợt nhớ sáng mai tôi phải xuống đường quốc lộ đón xe đò vào Sài Gòn sớm, tôi sè sẹ gỡ tay thằng Thục, rón rén leo xuống đất, vọt ra cửa và co cẳng chạy về phía sông Kiếp Bạc.
Nhưng tôi vừa đi tới đầu cầu treo đã nghe tiếng thằng Thục gọi rối rít từ phía sau:
- Chờ em với! Chờ em với!
Tôi ngoảnh lại, thấy nó đang cưỡi xe đạp phóng gần tới nơi, tóc dựng lên trong gió.
Tôi đành dừng chân bên cạnh dãy bìm bịp ven sông đợi nó.
- Mày thức dậy hồi nào vậy? – Tôi hỏi khi Thục đến gần.
Nó leo xuống khỏi xe, hổn hển:
- Anh đi lẹ ghê!
Thục không trả lời thẳng câu hỏi của tôi nhưng tôi đoán được có lẽ nó thức dậy sau tôi không lâu.
- Mày đi đâu đây? – Tôi nói tiếp, vẻ phật ý – Về đi, tối tao về ngủ với mày!
- Anh cho em đi theo với, lát tối em chở anh về!
Giọng thằng Thục nghe như năn nỉ khiến tôi không thể thẳng tay xua đuổi nó mặc dù lòng tôi đang rối như tơ. Có thằng em họ bám theo lằng nhằng thế này tôi không biết làm sao gặp riêng con Rùa để chia tay.
Như hiểu được sự khó xử của tôi, thằng Thục nói:
- Lát nữa anh cứ qua chia tay với con Rùa đi. Em ở nhà chơi với bé Loan!
Rất may là thằng Thục đi sau lưng tôi nên nó không thấy được vẻ mặt sượng sùng của thằng anh họ nó. Tôi nhè nhẹ thở ra và nói, cố giữ giọng thản nhiên:
- Ờ, tao chạy qua tạm biệt nó một câu cho lịch sự.
Tôi biết thằng Thục chẳng tin gì vẻ vờ vịt của tôi. Nhưng tôi dỏng tai cả buổi chẳng nghe nó châm chọc gì, có thể nó không muốn tôi xấu hổ trong ngày cuối cùng ở làng, cũng có thể nó đang dồn tâm trí vào việc giữ thăng bằng với chiếc xe đạp trên những mảnh ván lát cầu chòng chành dưới chân.
- Anh ngồi lên xe đi, em chở cho! – Thục đề nghị, khi hai anh em vừa qua khỏi cầu.
- Mày chở tao sao nổi. Để tao chở mày!
Thục bướng bỉnh:
- Trước nay toàn anh chở em. Hôm nay tới phiên em chở.
Cuộc tranh giành giữa hai anh em không biết sẽ kéo dài đến bao lâu nếu lúc đó thằng Thục không phát hiện một đám bốn, năm người đang xúm xít lố nhố phía trước, cạnh bụi cúc tần nơi hôm trước con Rùa lom khom hái lá me chua đất.
- Có người cãi lộn kìa anh!
Đám người này có lẽ đang gây gổ với nhau, tôi nghe thấy họ to tiếng mặc dù khoảng cách từ đây đến đó còn khá xa.
- Chạy đến xem chuyện gì thế mày?
Tôi giục thằng em, và lật đật ngồi lên yên sau, không buồn giành tay lái với nó nữa.
Tiếng quát tháo vọng tới mỗi lúc một gần và người đầu tiên tôi nhận ra là ông Bảy Thành.
Người tiếp theo hiện ra trong mắt tôi là con Rùa. Nó bị bốn người đàn ông vây quanh nên khi thằng Thục chạy tới thật gần tôi mới nhìn thấy nó.
Phát giác đó làm trái tim tôi thắt lại.
Tôi lại đi cùng thằng Thục xuống chợ Kế Xuyên lượm nắp keng rồi qua tiệm tạp hóa nhà thằng Hợi mua bong bóng về thi nhau thổi xem đứa nào thổi được quả bóng to hơn. Hai đứa phồng mang thổi và giật bắn người một cách thích thú khi những quả bong bóng thi nhau nổ lốp bốp.
Thằng Thục còn xúi tôi lấy giấy vụn nhét vô quả bong bóng trước khi thổi, sau đó ngoẹo cổ ngắm những mẩu giấy bay lượn bên trong khi chúng tôi lúc lắc quả bóng trên tay.
Khi chỉ còn hai quả cuối cùng, tôi và nó ngậm nước trong miệng vừa thổi vừa nhè nước vô quả bóng rồi dùng quả bóng nước vừa rượt quanh hè vừa ném nhau.
Đến khi bong bóng đã nổ đến quả cuối cùng thì đôi môi hai đứa cũng đã kịp nhoe nhoét đủ thứ màu.
Nó lục túi tìm những đồng xu rồi rủ tôi lấy giấy trắng đè lên, sau đó lấy bút chì tô cho đến khi hoa văn của đồng xu in trọn vẹn lên tờ giấy. Hồi bé ở làng, tôi cũng rất thích thú với trò này nhưng bây giờ tôi bặm môi tô tới tô lui chỉ để cho thằng Thục vui lòng. Tay tôi miết đầu bút chì lên tờ giấy trong khi óc tôi mải nghĩ đến con Rùa, đến đôi mắt ầng ậng nước của nó khi nghe tin tôi sắp rời làng. Cả những câu nói thiết tha của nó nữa, mỗi lần nghĩ tới là lòng tôi mềm đi.
Bữa đó ăn trưa xong, tôi đòi lên nhà cô Út Huệ ngay nhưng thằng Thục xịu mặt:
- Anh bảo hôm nay anh ở chơi với em một ngày kia mà. Bây giờ mới có nửa ngày à.
Thế là tôi đành phải leo lên phản nằm với nó, rủ rỉ kể chuyện cho nó nghe, lặp lại hình ảnh ngày xưa giữa tôi với ba nó. Hồi đó, tôi rất mê những câu chuyện của chú Thảo. Chú không có nhiều chuyện nhưng chú có tài kể chuyện tuyệt hay. Sau này tôi ham đọc sách cũng nhờ những hạt giống chú Thảo cấy vào tâm hồn tôi trong những buổi trưa hai chú cháu nằm bên nhau nhiều năm về trước.
Kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ sống dậy khiến tôi nguôi nỗi nôn nao đi gặp con Rùa. Thoạt đầu tôi định kể cho thằng Thục nghe những câu chuyện ngày xưa chú Thảo từng kể cho tôi nhưng lần nào cũng thế, tôi vừa mở miệng Thục lại nói “Chuyện này ba em kể cho em nghe rồi.” Cuối cùng tôi phải đem những mẩu chuyện vừa kể cho con Rùa ra làm quà cho nó.
Nhưng Thục không phải là thằng nhóc ham nghe chuyện. Nó chỉ thích được nằm cạnh tôi. Tôi kể chưa dứt câu chuyện về cậu bé thành Padova, nó đã ngủ mất, một cánh tay quàng ngang ngực tôi.
Tôi nghiêng đầu ngắm gương mặt tươi tỉnh của nó. Ngay cả trong khi ngủ gương mặt nó cũng ướp đầy niềm vui.
Gương mặt đó đã neo chặt tôi xuống mặt gỗ mát lạnh dù đã mấy lần tôi gượm ngồi dậy. Trong gần một tiếng đồng hồ, tôi nằm thao thức bên cạnh Thục, lắng tai nghe tiếng chích chòe huýt sáo trên cành me trước ngõ và miên man nghĩ tới cho Rùa.
Cho đến khi chợt nhớ sáng mai tôi phải xuống đường quốc lộ đón xe đò vào Sài Gòn sớm, tôi sè sẹ gỡ tay thằng Thục, rón rén leo xuống đất, vọt ra cửa và co cẳng chạy về phía sông Kiếp Bạc.
Nhưng tôi vừa đi tới đầu cầu treo đã nghe tiếng thằng Thục gọi rối rít từ phía sau:
- Chờ em với! Chờ em với!
Tôi ngoảnh lại, thấy nó đang cưỡi xe đạp phóng gần tới nơi, tóc dựng lên trong gió.
Tôi đành dừng chân bên cạnh dãy bìm bịp ven sông đợi nó.
- Mày thức dậy hồi nào vậy? – Tôi hỏi khi Thục đến gần.
Nó leo xuống khỏi xe, hổn hển:
- Anh đi lẹ ghê!
Thục không trả lời thẳng câu hỏi của tôi nhưng tôi đoán được có lẽ nó thức dậy sau tôi không lâu.
- Mày đi đâu đây? – Tôi nói tiếp, vẻ phật ý – Về đi, tối tao về ngủ với mày!
- Anh cho em đi theo với, lát tối em chở anh về!
Giọng thằng Thục nghe như năn nỉ khiến tôi không thể thẳng tay xua đuổi nó mặc dù lòng tôi đang rối như tơ. Có thằng em họ bám theo lằng nhằng thế này tôi không biết làm sao gặp riêng con Rùa để chia tay.
Như hiểu được sự khó xử của tôi, thằng Thục nói:
- Lát nữa anh cứ qua chia tay với con Rùa đi. Em ở nhà chơi với bé Loan!
Rất may là thằng Thục đi sau lưng tôi nên nó không thấy được vẻ mặt sượng sùng của thằng anh họ nó. Tôi nhè nhẹ thở ra và nói, cố giữ giọng thản nhiên:
- Ờ, tao chạy qua tạm biệt nó một câu cho lịch sự.
Tôi biết thằng Thục chẳng tin gì vẻ vờ vịt của tôi. Nhưng tôi dỏng tai cả buổi chẳng nghe nó châm chọc gì, có thể nó không muốn tôi xấu hổ trong ngày cuối cùng ở làng, cũng có thể nó đang dồn tâm trí vào việc giữ thăng bằng với chiếc xe đạp trên những mảnh ván lát cầu chòng chành dưới chân.
- Anh ngồi lên xe đi, em chở cho! – Thục đề nghị, khi hai anh em vừa qua khỏi cầu.
- Mày chở tao sao nổi. Để tao chở mày!
Thục bướng bỉnh:
- Trước nay toàn anh chở em. Hôm nay tới phiên em chở.
Cuộc tranh giành giữa hai anh em không biết sẽ kéo dài đến bao lâu nếu lúc đó thằng Thục không phát hiện một đám bốn, năm người đang xúm xít lố nhố phía trước, cạnh bụi cúc tần nơi hôm trước con Rùa lom khom hái lá me chua đất.
- Có người cãi lộn kìa anh!
Đám người này có lẽ đang gây gổ với nhau, tôi nghe thấy họ to tiếng mặc dù khoảng cách từ đây đến đó còn khá xa.
- Chạy đến xem chuyện gì thế mày?
Tôi giục thằng em, và lật đật ngồi lên yên sau, không buồn giành tay lái với nó nữa.
Tiếng quát tháo vọng tới mỗi lúc một gần và người đầu tiên tôi nhận ra là ông Bảy Thành.
Người tiếp theo hiện ra trong mắt tôi là con Rùa. Nó bị bốn người đàn ông vây quanh nên khi thằng Thục chạy tới thật gần tôi mới nhìn thấy nó.
Phát giác đó làm trái tim tôi thắt lại.
/56
|