THÔI TÔI KHÔNG THIẾT SỐNG NỮA.
Con quạ mắt đỏ đầy xúi quẩy vỗ cánh, bay từ ngoài vào sân, đỗ trên chạc cây khô. Quạ ta rụt cổ tỉa lông, đảo mắt nhìn hoà thượng vừa lướt qua dưới tán lá. Hoà thượng nọ thoáng liếc nó rồi đi tiếp, chẳng làm gì cả.
Song những thứ-muốn-vào-đây khác thì không được may mắn như vậy, ví dụ làn sương đen vô hình trước mắt trần hoá thành bàn tay đen ngòm, bám vào mặt ngoài tường vây kia. Hễ bàn tay chạm vào bức tường loang lổ sẽ bốc hơi rồi biến mất ngay, như tuyết gặp lửa.
Ma chướng sinh sôi ở các vùng đất bị tử giới bao trùm là một trong các nguyên nhân khiến con người nơi đây lâm bệnh rồi chết. Dân thường chỉ thấy âm u lạnh lẽo, song những ai trông rõ được các thứ dơ bẩn này mới biết tử giới gần như bị ma chướng nuốt trọn lấy.
Hằng ngày, Thanh Đăng sẽ dạo quanh nhà các cụ và chỗ nghỉ của tu sĩ, ma chướng sẽ tạm không xuất hiện ở những nơi chàng vừa đi qua. Ánh vàng thong dong bừng lên phủ khắp sương đen.
Lúc Thanh Đăng đại sư chuẩn bị lên đường theo lệ, Giang Trừng ngáp dài bước ra khỏi nhà, tóc đen choàng vai không buộc, có vài sợi trái nếp. Vạt áo khép hờ, thoáng đường cong trắng nõn sau lần áo.
Giang Trừng khá thoáng trong chuyện ăn mặc, bởi hiện thời chỉ còn cô và Thanh Đăng đại sư ở đây, Thanh Đăng bị lãnh cảm mà, dẫu cô có cởi trần đứng ngay trước mặt thì chàng cũng chẳng màng phản ứng, Giang Trừng cũng bình thản theo lẽ thôi.
Mà sao chỉ còn hai người ấy hả, thì tại hôm kia Thù Vọng nhận được thư xin chi viện của đệ tử Thượng Vân ở một toà thành còn dân, bảo rằng vùng ấy nảy nòi ác sát, cần người phong ấn giúp. Hạch Đào Nhỏ mấy bữa nay đã hoá thành giáp ngực vòng tay các thứ của Thù Vọng, không muốn cậu đi, sau cùng Thù Vọng nghe Hạch Đào Nhỏ chừng như mếu máo, giữ rịt tay mình thì mềm lòng xin Giang Trừng cho bé đi cùng, thề sẽ bảo vệ Hạch Đào Nhỏ thật chu đáo.
Giang Trừng lại thấy mình đội lốt Vương Mẫu Nương Nương, Thù Vọng từ nhỏ đã ngoan ngoãn và quen chăm sóc người khác, hiếm khi xin xỏ ai thế này, Hạch Đào Nhỏ cũng đỏ hoe cả mắt, bĩu môi nín thinh, chỉ gửi cô ánh nhìn đáng thương, Giang Trừng không đỡ nổi, cô thương cả hai đứa cơ mà, trước đòn tập kích bằng mắt, Giang Trừng đành đau đầu phất tay cho phép tụi nhỏ lên đường.
Khéo thay Hạc Kinh Hàn cũng phải về, thế là tiện thể đi cùng hai đứa một đoạn. Cái tiếng ‘Hung khí biết đi’ của Hạc Kinh Hàn đâu chỉ nói cho sang mồm, hắn hầu như luôn có mặt ngoài tiền tuyến, dành ra được vài hôm sang thăm chị đã là không tồi, Giang Trừng bèn dặn dò lê thê như trước rồi tiễn bước hắn.
Rồi thì cả nhà yên ắng hẳn. Giang Trừng từ khi làm mẹ đã phải chăm Hạch Đào Nhỏ, chiều theo mọi thói quen sinh hoạt của con, nay dành mọi hôm để thư giãn, cơn lười như tăng từng hồi. Lại chẳng, cái cảm giác bị con trẻ dắt mũi mãi rồi không dưng nhẹ gánh hẳn đi này sướng tê tái luôn ý.
Giang Trừng thoải mái tựa cửa tươi cười chào Thanh Đăng, ngoại hình ngày càng nữ tính khiến cô trông hệt yêu tinh, nhướng mắt qua quýt thôi đã như đang rù quến người ta, “Đại sư ơi, sáng khoẻ ~”
Thanh Đăng đại sư liếc cô, chỉ con quạ trên cây.
Giang Trừng vừa thấy con quạ quen hết biết kia thì mắt lại giật, đấy là cách đưa tin của đại sư huynh kia mà? Đen gì lắm nữa, khó khăn lắm mới nghỉ phẻ vài hôm thì lại có chuyện, mà chuyện do anh cả chính tay gửi tới chả lúc nào không to.
Nghĩ đoạn, Giang Trừng thẳng người dậy chìa cổ tay trắng nõn ra. Quạ ta quang quác kêu, ngó hoà thượng đứng ngay trước cổng, dè chừng nhảy sang cành khác, thấy chàng không tỏ vẻ gì mới yên tâm bay tới chỗ cô.
Vừa đỗ lên tay Giang Trừng, quạ ta hoá ngay thành chiếc lông vũ đen, cùng lúc ấy, một bọc đồ nhỏ hiện ra lưng chừng được cô đón lấy.
Kỹ năng đưa tin của anh cả mà hành nghề chuyển phát nhanh thì hợp phải biết. Giang Trừng thầm nhủ, bóc lá thư dán trên bọc đồ trước. Nhìn phát biết ngay nét chữ rồng bay phượng múa, tự do tuỳ ý này là của sư phụ Bạch Nhiễm Đông, chưa giở ra đọc mà Giang Trừng đã thấy bồn chồn, chẳng rõ do đâu lại cảm nhận được mùi ác độc như xộc qua thư ghim cả vào mặt cô.
Lật thư, chuẩn đét rồi. Sư phụ nhà cô đúng là chuyên gia chơi khăm học trò, lấy cảnh học trò chật vật làm vui.
Thư không dài, ý chính như này – Trừng Trừng trò ơi, nghe đâu tư tình giữa trò với lão hoà thượng và Hạc Kinh Hàn đã bị lộ, lại còn trước mặt đám đông, ủ ôi vui quá đi mất há há há, trò cũng có ngày chìm xuồng như hôm nay, giờ sao rồi? Kể sư phụ mừng chung nà.
Ngoài thư ra thì trong bọc đồ có quyển tạp chí, cả vài lọ thuốc chuyên chữa nội thương khỏi xem cũng biết là của nhị sư huynh Yến Phù Tô. Giang Trừng để thuốc sang bên, giở quyển Nhiễu Sự Cõi Tu Chân sốt xình xịch số mới nhất ra. Lỗ chỗ khoanh tròn, vừa nhìn kỹ lại, suýt thì ói máu.
Tựa báo sặc sỡ muôn màu, có bài chính tông kiểu “Thượng Vân Phật Tử đem lòng thương mến nữ đệ tử họ Giang của Dung Trần sơn phái”, “Đạo lữ bí mật của Hạc nam thần độc thân trăm năm ẵm trọn ngôi đầu ba bảng đơn dắt con ra mắt”.
Có bài đoán bừa “Con của Thượng Vân Phật Tử và thủ lĩnh Vô Cực Tử bất ngờ xuất hiện ở tử giới, rốt cuộc ai mới là cha ruột”, “Bóc phốt Thanh Đăng đại sư nghe đâu trong sạch giữ mình, không động lòng phàm và Hạc Kinh Hàn chừng như lạnh nhạt vô tình, không xì căng đan – ai ngờ đại sư và đạo trưởng lại là người như thế”, “Nghi vấn nữ tu họ Giang là mẹ đẻ con gái riêng của Thanh Đăng đại sư, kết đôi chớp nhoáng ra mắt cha vợ, cha vợ gặp con rể – tắm máu tử giới”.
Lại có bài tào lao “Trận chiến nhạt cả trời trăng giữa Thanh Đăng đại sư và Hạc Kinh Hàn, cô gái mà họ tranh nhau tự nguyện quyên sinh hòng can ngăn sự kiện có một không hai này”, “Nữ tu họ Giang dắt con sang tố Thanh Đăng đại sư chơi chán rồi bỏ, từ luôn mặt con, chàng trai họ Hàn đang theo đuổi cô nọ giận dữ rút kiếm liều mạng với Thanh Đăng đại sư”.
Có cả mấy bài hường phấn như “Kiếp này xin thẹn Như Lai không thẹn nàng”, “Giữa kiếm tu ngạo nghễ Hạc Kinh Hàn và tiền bối đại năng Thanh Đăng đại sư, nữ tu yếu đuối sẽ cặp với ai”, “Hạc và Đèn – Sen về nơi nao”.
Giang Trừng đắp cuốn tạp chí lá cải sư phụ gửi vào ngực, xin kiếu mớ tin hổ lốn thổi phồng trong đấy nhé. Mị cần tĩnh tâm một chút.
Giang Trừng đơ mặt thất thểu về phòng, quên cả xách báo theo.
Bàn tay đeo chuỗi bồ đề nhặt quyển tạp chí lá cải bị vứt dưới đất lên, rồi nghe tiếng khép cửa thật khẽ, nhẹ nhàng bước chân xa dần.
Thanh Đăng đại sư đọc báo lá cải mà điềm nhiên như xem kinh Phật, một tu sĩ có mặt tại hiện trường tả rằng, “Ánh mắt Thanh Đăng đại sư chất chứa buồn đau, hỏi Giang tu sĩ: ‘Đứa bé ấy, thực sự không phải con ta ư?’ Giang tu sĩ yêu kiều run rẩy, hai mắt rưng rưng, Hạc Kinh Hàn kề bên ôm nàng vào lòng, kiềm chế mà rằng: ‘Đứa trẻ thực sự không phải con ngươi.’ Thanh Đăng đại sư nghe thế loạng choạng lui bước, ọc máu. Giang tu sĩ hét lên chực nhào đến, bị Hạc Kinh Hàn kéo lại, bảo: ‘Này, nàng là của ta.’ Rồi rút kiếm chĩa thẳng vào Thanh Đăng đại sư đương thảng thốt bàng hoàng…”
Chàng bình thản đọc, nụ cười từ bi vẫn chẳng sâu thêm, giở trang nữa. Tuy dán mắt vào tạp chí nhưng khi cảm nhận được hơi thở của tu sĩ khác gần đấy thì nhịp bước của chàng lại ảo diệu ngay, như lánh cả người vào mây. Nhóm tu sĩ nọ không hề biết rằng chàng vừa lướt qua mình, đương rôm rả kháo chuyện mắt thấy tai nghe mấy hôm trước, và cả mấy bài phốt mình đã nộp lên toà soạn nữa.
Hồi chưa vỡ lẽ Thanh Đăng đại sư là ai, đám tu sĩ nương náu chốn này lạnh nhạt với chàng cực, ai khách sáo còn gật đầu chào, không thì vờ không thấy luôn, nhiều tông môn có cái tật ta đây cao lắm không thèm hạ giá với môn phái nhỏ lẻ cơ.
Từ khi biết thân phận chàng rồi lại trở mặt, muốn làm thân với Thượng Vân Phật Tử. Chẳng những thủ luôn tại trấn Minh hòng “tình cờ” gặp mặt mà còn lũ lượt kéo tới nhà thăm hỏi.
Nhưng họ nhận ra ngay rằng mình không bước được vào sân viện mà Thanh Đăng đang ở. Không vào nổi đã may, nhiều khi trái giấc còn chẳng tìm được nhà ấy chứ. Chỉ có Giang tu sĩ cùng người thân và ai được cô dắt mới vào được thôi.
Còn lại chỉ biết ngóng cửa mà than, tiện mồm bàn tán quan hệ giữa Giang tu sĩ và Thanh Đăng đại sư lần nữa. Nhóm lập mưu chờ Thanh Đăng ra ngoài mới kéo sang hàn huyên thì chẳng bao giờ thấy bóng dáng chàng, có kẻ cứng đầu không tin, trấn Minh cũng chỉ bằng này, sao không gặp lấy một lần cho được?
Thế mà thật đấy, đám tu sĩ hớn hở đón lỏng đại sư chẳng chạm mặt chàng lần nào, ai may lắm cũng chỉ nhác thấy vạt áo tăng trắng khuất sau ngã rẽ, nhào sang đã chả còn ma nào. Quái lạ hơn nữa, người đã từng gặp Thanh Đăng dần nhận ra tướng mạo của chàng trong ký ức cứ mai một từng ngày như bị tay ai bôi mất, chỉ lờ mờ thoáng bóng.
Khỏi nói cũng biết đây là ngón đòn của Thanh Đăng lão tổ, hèn gì chẳng ai biết vẻ ngoài đại sư như nào, mà cũng hiếm kẻ bàn tán chuyện này, thì ra là do Thanh Đăng khiêm tốn cả thôi.
Mọi người hăng tiết vài ngày rồi im, ngó chừng thái độ của đại sư và xét lại tu vi một trời một vực của mình, không dám đến nhà nữa. Nhỡ đâu khiến Thượng Vân Phật Tử giận thì đừng trách sao xui. Cơ mà bít đường này ta mò lối khác, Thanh Đăng đại sư thân với Giang tu sĩ của Dung Trần đó thôi, kết giao với Giang tu sĩ cũng là một cách không tồi!
Mới cả Giang tu sĩ còn vai chị vai em với Hạc tiền bối của đạo quán Vô Cực kia kìa, tuy ai nhìn ra tuổi của họ mà nghe cách xưng hô cũng thấy khó tin, nhưng điều này không lay chuyển được sự thật rằng cả hai thân nhau cực kỳ.
Đánh bạn cùng Giang tu sĩ đồng nghĩ với việc có quen biết với Thanh Đăng đại sư và Hạc tiền bối, mối này chả thiệt vào đâu! Cực nhiều kẻ ôm mơ, bỗng chốc Giang Trừng đã bị làn sóng đeo bám làm thân này nhấn chìm.
“Giang tu sĩ ơi, tôi là Thước Tự* – đệ thử Đệ Thất Thiên trong Tam Thập Tam Thiên của phái Phất Kiếm, trước từng nghe tiếng thơm của Giang tu sĩ, nay gặp mới thấy không hổ mang danh đệ tử một trong bảy tông môn lớn, dáng vẻ động lòng…” Một nam tu mắt lấp lánh hoa đào tự cho là phong lưu phóng khoáng, lải nhải liên thiên.
*Tên ông này không có trong từ điển nên tui lấy đại âm thông dụng nhất nha, cũng hông quan trọng lắm nên thôi kệ đi…
Giang Trừng lạnh nhạt ngắt lời gã, đáp thẳng: “Nào có, đạo hữu quá khen.” Cô đi đâu cũng giấu tên giấu tuổi, ông ơi tiếng tăm đâu ra mà đặt điều oan ức vậy kìa.
“Dẫu tôi không phải đệ tử của bảy môn phái lớn, nhưng hiềm vì tu vi tạm ổn, chẳng hay có duyên luận đạo với Giang tu sĩ chăng…” Một nam tu theo trường phái cun ngầu, mặt mũi trải đời phát biểu.
Giang Trừng: “Ha ha, ngại ghê, tôi không thạo món này đâu đạo hữu.” Luận cái gì mà luận, đám sư huynh sư tỷ nhà mị chả ham chèo kéo cũng bởi mị đây dốt đặc cán mai trò đấy, mị chỉ biết kể chuyện cười vun vào cho đủ số thôi! Luận đạo với đồng môn thì mười lần hết chín mị ngồi ăn, ai thèm cái trò chán ngắt ấy!
Không chỉ có nam tu mà rất nhiều nữ tu cũng muốn làm bạn, hoặc làm cái gì đó khác với Giang Trừng.
“Giang đạo hữu ơi, thương thế trước kia của cô sao rồi, Cửu Chuyển Điều Kinh đan của Nhạc Tú tông bọn tôi chuyện trị các loại vết thương như này, khéo thay tôi có mang theo đây.” Một nữ tu trông còn yếu đuối hơn Giang Trừng long lanh sóng mắt thẽ thọt.
Giang Trừng: “Tôi đã sắp lành hẳn, cảm ơn ý tốt của đạo hữu.” Thanh Đăng đại sư đã chữa khỏi cho mị ngay từ đầu, mà bà ơi hôm qua bà còn gào rú tắm máu chém rối ma, mắt long sòng sọc cơ mà, giờ vờ yếu ớt ai tin cho nổi!
“Giang đạo hữu có thiếu đạo lữ không? Nàng thấy ta như nào, cho de cả đám đàn ông đi, nữ tu bên nhau mới dài lâu được, nếu Giang đạo hữu chịu ta, ta sẽ yêu chiều con nàng như con đẻ.” Một nữ tu bảnh trai sáng sủa như Giang Trừng dạo trước cười bảo.
Giang Trừng: “Không thiếu, có đạo lữ rồi, tạm biệt.” Thẳng đanh như này thì bạo quá mị chịu hổng nổi!
Sau vô số lần bị vây chặn tỏ tình tại trận, Giang Trừng nhận ra mình chả đàng hoàng đánh chém được nữa, lên chiến trường, vừa thấy rối ma định xách kiếm bổ sang lại nghe bốn phương tám hướng ồn ào cất tiếng “Giang đạo hữu đừng sợ, ta đến giúp nàng!” “Để con kia ta xử!” “Giang đạo hữu đang bị thương, tại hạ xin xuống tay thay vậy!”
Giang Trừng cầm kiếm, nhìn con rối ma trước mặt tức khắc hoá bùn sau màn sắc màu sặc sỡ.
Chỗ mấy người quá trời con mà sao cứ nhè sang tôi mà thịt vậy! Thôi tôi không thiết sống nữa! Giang Trừng chật vật tháo chạy trước sự nhiệt tình của các tu sĩ, không có tuyệt chiêu như Thanh Đăng đại sư nên hôm nào hôm nấy cũng nhếch nhác thảm thương, hết giả vờ nổi luôn ấy. Cuối cùng cô quyết định không ra tiền tuyến nữa, núp luôn trong cái ổ mà họ không đặt nổi chân vào.
Ban ngày vườn nhà Thanh Đăng chào đón khá nhiều ông bà lão, chàng phải diệt ma chướng trong cơ thể họ, Giang Trừng bèn tán gẫu qua chuyện với các cụ, tiện thể dạy họ chơi mạt chược luôn, hôm hôm bày vài sòng giữa sân, tưng bừng rộn rã.
Lúc mới đến thế giới này, Giang Trừng đâu ngờ có ngày mình lại thành bạn mạt chược của Thanh Đăng cơ chứ!
Con quạ mắt đỏ đầy xúi quẩy vỗ cánh, bay từ ngoài vào sân, đỗ trên chạc cây khô. Quạ ta rụt cổ tỉa lông, đảo mắt nhìn hoà thượng vừa lướt qua dưới tán lá. Hoà thượng nọ thoáng liếc nó rồi đi tiếp, chẳng làm gì cả.
Song những thứ-muốn-vào-đây khác thì không được may mắn như vậy, ví dụ làn sương đen vô hình trước mắt trần hoá thành bàn tay đen ngòm, bám vào mặt ngoài tường vây kia. Hễ bàn tay chạm vào bức tường loang lổ sẽ bốc hơi rồi biến mất ngay, như tuyết gặp lửa.
Ma chướng sinh sôi ở các vùng đất bị tử giới bao trùm là một trong các nguyên nhân khiến con người nơi đây lâm bệnh rồi chết. Dân thường chỉ thấy âm u lạnh lẽo, song những ai trông rõ được các thứ dơ bẩn này mới biết tử giới gần như bị ma chướng nuốt trọn lấy.
Hằng ngày, Thanh Đăng sẽ dạo quanh nhà các cụ và chỗ nghỉ của tu sĩ, ma chướng sẽ tạm không xuất hiện ở những nơi chàng vừa đi qua. Ánh vàng thong dong bừng lên phủ khắp sương đen.
Lúc Thanh Đăng đại sư chuẩn bị lên đường theo lệ, Giang Trừng ngáp dài bước ra khỏi nhà, tóc đen choàng vai không buộc, có vài sợi trái nếp. Vạt áo khép hờ, thoáng đường cong trắng nõn sau lần áo.
Giang Trừng khá thoáng trong chuyện ăn mặc, bởi hiện thời chỉ còn cô và Thanh Đăng đại sư ở đây, Thanh Đăng bị lãnh cảm mà, dẫu cô có cởi trần đứng ngay trước mặt thì chàng cũng chẳng màng phản ứng, Giang Trừng cũng bình thản theo lẽ thôi.
Mà sao chỉ còn hai người ấy hả, thì tại hôm kia Thù Vọng nhận được thư xin chi viện của đệ tử Thượng Vân ở một toà thành còn dân, bảo rằng vùng ấy nảy nòi ác sát, cần người phong ấn giúp. Hạch Đào Nhỏ mấy bữa nay đã hoá thành giáp ngực vòng tay các thứ của Thù Vọng, không muốn cậu đi, sau cùng Thù Vọng nghe Hạch Đào Nhỏ chừng như mếu máo, giữ rịt tay mình thì mềm lòng xin Giang Trừng cho bé đi cùng, thề sẽ bảo vệ Hạch Đào Nhỏ thật chu đáo.
Giang Trừng lại thấy mình đội lốt Vương Mẫu Nương Nương, Thù Vọng từ nhỏ đã ngoan ngoãn và quen chăm sóc người khác, hiếm khi xin xỏ ai thế này, Hạch Đào Nhỏ cũng đỏ hoe cả mắt, bĩu môi nín thinh, chỉ gửi cô ánh nhìn đáng thương, Giang Trừng không đỡ nổi, cô thương cả hai đứa cơ mà, trước đòn tập kích bằng mắt, Giang Trừng đành đau đầu phất tay cho phép tụi nhỏ lên đường.
Khéo thay Hạc Kinh Hàn cũng phải về, thế là tiện thể đi cùng hai đứa một đoạn. Cái tiếng ‘Hung khí biết đi’ của Hạc Kinh Hàn đâu chỉ nói cho sang mồm, hắn hầu như luôn có mặt ngoài tiền tuyến, dành ra được vài hôm sang thăm chị đã là không tồi, Giang Trừng bèn dặn dò lê thê như trước rồi tiễn bước hắn.
Rồi thì cả nhà yên ắng hẳn. Giang Trừng từ khi làm mẹ đã phải chăm Hạch Đào Nhỏ, chiều theo mọi thói quen sinh hoạt của con, nay dành mọi hôm để thư giãn, cơn lười như tăng từng hồi. Lại chẳng, cái cảm giác bị con trẻ dắt mũi mãi rồi không dưng nhẹ gánh hẳn đi này sướng tê tái luôn ý.
Giang Trừng thoải mái tựa cửa tươi cười chào Thanh Đăng, ngoại hình ngày càng nữ tính khiến cô trông hệt yêu tinh, nhướng mắt qua quýt thôi đã như đang rù quến người ta, “Đại sư ơi, sáng khoẻ ~”
Thanh Đăng đại sư liếc cô, chỉ con quạ trên cây.
Giang Trừng vừa thấy con quạ quen hết biết kia thì mắt lại giật, đấy là cách đưa tin của đại sư huynh kia mà? Đen gì lắm nữa, khó khăn lắm mới nghỉ phẻ vài hôm thì lại có chuyện, mà chuyện do anh cả chính tay gửi tới chả lúc nào không to.
Nghĩ đoạn, Giang Trừng thẳng người dậy chìa cổ tay trắng nõn ra. Quạ ta quang quác kêu, ngó hoà thượng đứng ngay trước cổng, dè chừng nhảy sang cành khác, thấy chàng không tỏ vẻ gì mới yên tâm bay tới chỗ cô.
Vừa đỗ lên tay Giang Trừng, quạ ta hoá ngay thành chiếc lông vũ đen, cùng lúc ấy, một bọc đồ nhỏ hiện ra lưng chừng được cô đón lấy.
Kỹ năng đưa tin của anh cả mà hành nghề chuyển phát nhanh thì hợp phải biết. Giang Trừng thầm nhủ, bóc lá thư dán trên bọc đồ trước. Nhìn phát biết ngay nét chữ rồng bay phượng múa, tự do tuỳ ý này là của sư phụ Bạch Nhiễm Đông, chưa giở ra đọc mà Giang Trừng đã thấy bồn chồn, chẳng rõ do đâu lại cảm nhận được mùi ác độc như xộc qua thư ghim cả vào mặt cô.
Lật thư, chuẩn đét rồi. Sư phụ nhà cô đúng là chuyên gia chơi khăm học trò, lấy cảnh học trò chật vật làm vui.
Thư không dài, ý chính như này – Trừng Trừng trò ơi, nghe đâu tư tình giữa trò với lão hoà thượng và Hạc Kinh Hàn đã bị lộ, lại còn trước mặt đám đông, ủ ôi vui quá đi mất há há há, trò cũng có ngày chìm xuồng như hôm nay, giờ sao rồi? Kể sư phụ mừng chung nà.
Ngoài thư ra thì trong bọc đồ có quyển tạp chí, cả vài lọ thuốc chuyên chữa nội thương khỏi xem cũng biết là của nhị sư huynh Yến Phù Tô. Giang Trừng để thuốc sang bên, giở quyển Nhiễu Sự Cõi Tu Chân sốt xình xịch số mới nhất ra. Lỗ chỗ khoanh tròn, vừa nhìn kỹ lại, suýt thì ói máu.
Tựa báo sặc sỡ muôn màu, có bài chính tông kiểu “Thượng Vân Phật Tử đem lòng thương mến nữ đệ tử họ Giang của Dung Trần sơn phái”, “Đạo lữ bí mật của Hạc nam thần độc thân trăm năm ẵm trọn ngôi đầu ba bảng đơn dắt con ra mắt”.
Có bài đoán bừa “Con của Thượng Vân Phật Tử và thủ lĩnh Vô Cực Tử bất ngờ xuất hiện ở tử giới, rốt cuộc ai mới là cha ruột”, “Bóc phốt Thanh Đăng đại sư nghe đâu trong sạch giữ mình, không động lòng phàm và Hạc Kinh Hàn chừng như lạnh nhạt vô tình, không xì căng đan – ai ngờ đại sư và đạo trưởng lại là người như thế”, “Nghi vấn nữ tu họ Giang là mẹ đẻ con gái riêng của Thanh Đăng đại sư, kết đôi chớp nhoáng ra mắt cha vợ, cha vợ gặp con rể – tắm máu tử giới”.
Lại có bài tào lao “Trận chiến nhạt cả trời trăng giữa Thanh Đăng đại sư và Hạc Kinh Hàn, cô gái mà họ tranh nhau tự nguyện quyên sinh hòng can ngăn sự kiện có một không hai này”, “Nữ tu họ Giang dắt con sang tố Thanh Đăng đại sư chơi chán rồi bỏ, từ luôn mặt con, chàng trai họ Hàn đang theo đuổi cô nọ giận dữ rút kiếm liều mạng với Thanh Đăng đại sư”.
Có cả mấy bài hường phấn như “Kiếp này xin thẹn Như Lai không thẹn nàng”, “Giữa kiếm tu ngạo nghễ Hạc Kinh Hàn và tiền bối đại năng Thanh Đăng đại sư, nữ tu yếu đuối sẽ cặp với ai”, “Hạc và Đèn – Sen về nơi nao”.
Giang Trừng đắp cuốn tạp chí lá cải sư phụ gửi vào ngực, xin kiếu mớ tin hổ lốn thổi phồng trong đấy nhé. Mị cần tĩnh tâm một chút.
Giang Trừng đơ mặt thất thểu về phòng, quên cả xách báo theo.
Bàn tay đeo chuỗi bồ đề nhặt quyển tạp chí lá cải bị vứt dưới đất lên, rồi nghe tiếng khép cửa thật khẽ, nhẹ nhàng bước chân xa dần.
Thanh Đăng đại sư đọc báo lá cải mà điềm nhiên như xem kinh Phật, một tu sĩ có mặt tại hiện trường tả rằng, “Ánh mắt Thanh Đăng đại sư chất chứa buồn đau, hỏi Giang tu sĩ: ‘Đứa bé ấy, thực sự không phải con ta ư?’ Giang tu sĩ yêu kiều run rẩy, hai mắt rưng rưng, Hạc Kinh Hàn kề bên ôm nàng vào lòng, kiềm chế mà rằng: ‘Đứa trẻ thực sự không phải con ngươi.’ Thanh Đăng đại sư nghe thế loạng choạng lui bước, ọc máu. Giang tu sĩ hét lên chực nhào đến, bị Hạc Kinh Hàn kéo lại, bảo: ‘Này, nàng là của ta.’ Rồi rút kiếm chĩa thẳng vào Thanh Đăng đại sư đương thảng thốt bàng hoàng…”
Chàng bình thản đọc, nụ cười từ bi vẫn chẳng sâu thêm, giở trang nữa. Tuy dán mắt vào tạp chí nhưng khi cảm nhận được hơi thở của tu sĩ khác gần đấy thì nhịp bước của chàng lại ảo diệu ngay, như lánh cả người vào mây. Nhóm tu sĩ nọ không hề biết rằng chàng vừa lướt qua mình, đương rôm rả kháo chuyện mắt thấy tai nghe mấy hôm trước, và cả mấy bài phốt mình đã nộp lên toà soạn nữa.
Hồi chưa vỡ lẽ Thanh Đăng đại sư là ai, đám tu sĩ nương náu chốn này lạnh nhạt với chàng cực, ai khách sáo còn gật đầu chào, không thì vờ không thấy luôn, nhiều tông môn có cái tật ta đây cao lắm không thèm hạ giá với môn phái nhỏ lẻ cơ.
Từ khi biết thân phận chàng rồi lại trở mặt, muốn làm thân với Thượng Vân Phật Tử. Chẳng những thủ luôn tại trấn Minh hòng “tình cờ” gặp mặt mà còn lũ lượt kéo tới nhà thăm hỏi.
Nhưng họ nhận ra ngay rằng mình không bước được vào sân viện mà Thanh Đăng đang ở. Không vào nổi đã may, nhiều khi trái giấc còn chẳng tìm được nhà ấy chứ. Chỉ có Giang tu sĩ cùng người thân và ai được cô dắt mới vào được thôi.
Còn lại chỉ biết ngóng cửa mà than, tiện mồm bàn tán quan hệ giữa Giang tu sĩ và Thanh Đăng đại sư lần nữa. Nhóm lập mưu chờ Thanh Đăng ra ngoài mới kéo sang hàn huyên thì chẳng bao giờ thấy bóng dáng chàng, có kẻ cứng đầu không tin, trấn Minh cũng chỉ bằng này, sao không gặp lấy một lần cho được?
Thế mà thật đấy, đám tu sĩ hớn hở đón lỏng đại sư chẳng chạm mặt chàng lần nào, ai may lắm cũng chỉ nhác thấy vạt áo tăng trắng khuất sau ngã rẽ, nhào sang đã chả còn ma nào. Quái lạ hơn nữa, người đã từng gặp Thanh Đăng dần nhận ra tướng mạo của chàng trong ký ức cứ mai một từng ngày như bị tay ai bôi mất, chỉ lờ mờ thoáng bóng.
Khỏi nói cũng biết đây là ngón đòn của Thanh Đăng lão tổ, hèn gì chẳng ai biết vẻ ngoài đại sư như nào, mà cũng hiếm kẻ bàn tán chuyện này, thì ra là do Thanh Đăng khiêm tốn cả thôi.
Mọi người hăng tiết vài ngày rồi im, ngó chừng thái độ của đại sư và xét lại tu vi một trời một vực của mình, không dám đến nhà nữa. Nhỡ đâu khiến Thượng Vân Phật Tử giận thì đừng trách sao xui. Cơ mà bít đường này ta mò lối khác, Thanh Đăng đại sư thân với Giang tu sĩ của Dung Trần đó thôi, kết giao với Giang tu sĩ cũng là một cách không tồi!
Mới cả Giang tu sĩ còn vai chị vai em với Hạc tiền bối của đạo quán Vô Cực kia kìa, tuy ai nhìn ra tuổi của họ mà nghe cách xưng hô cũng thấy khó tin, nhưng điều này không lay chuyển được sự thật rằng cả hai thân nhau cực kỳ.
Đánh bạn cùng Giang tu sĩ đồng nghĩ với việc có quen biết với Thanh Đăng đại sư và Hạc tiền bối, mối này chả thiệt vào đâu! Cực nhiều kẻ ôm mơ, bỗng chốc Giang Trừng đã bị làn sóng đeo bám làm thân này nhấn chìm.
“Giang tu sĩ ơi, tôi là Thước Tự* – đệ thử Đệ Thất Thiên trong Tam Thập Tam Thiên của phái Phất Kiếm, trước từng nghe tiếng thơm của Giang tu sĩ, nay gặp mới thấy không hổ mang danh đệ tử một trong bảy tông môn lớn, dáng vẻ động lòng…” Một nam tu mắt lấp lánh hoa đào tự cho là phong lưu phóng khoáng, lải nhải liên thiên.
*Tên ông này không có trong từ điển nên tui lấy đại âm thông dụng nhất nha, cũng hông quan trọng lắm nên thôi kệ đi…
Giang Trừng lạnh nhạt ngắt lời gã, đáp thẳng: “Nào có, đạo hữu quá khen.” Cô đi đâu cũng giấu tên giấu tuổi, ông ơi tiếng tăm đâu ra mà đặt điều oan ức vậy kìa.
“Dẫu tôi không phải đệ tử của bảy môn phái lớn, nhưng hiềm vì tu vi tạm ổn, chẳng hay có duyên luận đạo với Giang tu sĩ chăng…” Một nam tu theo trường phái cun ngầu, mặt mũi trải đời phát biểu.
Giang Trừng: “Ha ha, ngại ghê, tôi không thạo món này đâu đạo hữu.” Luận cái gì mà luận, đám sư huynh sư tỷ nhà mị chả ham chèo kéo cũng bởi mị đây dốt đặc cán mai trò đấy, mị chỉ biết kể chuyện cười vun vào cho đủ số thôi! Luận đạo với đồng môn thì mười lần hết chín mị ngồi ăn, ai thèm cái trò chán ngắt ấy!
Không chỉ có nam tu mà rất nhiều nữ tu cũng muốn làm bạn, hoặc làm cái gì đó khác với Giang Trừng.
“Giang đạo hữu ơi, thương thế trước kia của cô sao rồi, Cửu Chuyển Điều Kinh đan của Nhạc Tú tông bọn tôi chuyện trị các loại vết thương như này, khéo thay tôi có mang theo đây.” Một nữ tu trông còn yếu đuối hơn Giang Trừng long lanh sóng mắt thẽ thọt.
Giang Trừng: “Tôi đã sắp lành hẳn, cảm ơn ý tốt của đạo hữu.” Thanh Đăng đại sư đã chữa khỏi cho mị ngay từ đầu, mà bà ơi hôm qua bà còn gào rú tắm máu chém rối ma, mắt long sòng sọc cơ mà, giờ vờ yếu ớt ai tin cho nổi!
“Giang đạo hữu có thiếu đạo lữ không? Nàng thấy ta như nào, cho de cả đám đàn ông đi, nữ tu bên nhau mới dài lâu được, nếu Giang đạo hữu chịu ta, ta sẽ yêu chiều con nàng như con đẻ.” Một nữ tu bảnh trai sáng sủa như Giang Trừng dạo trước cười bảo.
Giang Trừng: “Không thiếu, có đạo lữ rồi, tạm biệt.” Thẳng đanh như này thì bạo quá mị chịu hổng nổi!
Sau vô số lần bị vây chặn tỏ tình tại trận, Giang Trừng nhận ra mình chả đàng hoàng đánh chém được nữa, lên chiến trường, vừa thấy rối ma định xách kiếm bổ sang lại nghe bốn phương tám hướng ồn ào cất tiếng “Giang đạo hữu đừng sợ, ta đến giúp nàng!” “Để con kia ta xử!” “Giang đạo hữu đang bị thương, tại hạ xin xuống tay thay vậy!”
Giang Trừng cầm kiếm, nhìn con rối ma trước mặt tức khắc hoá bùn sau màn sắc màu sặc sỡ.
Chỗ mấy người quá trời con mà sao cứ nhè sang tôi mà thịt vậy! Thôi tôi không thiết sống nữa! Giang Trừng chật vật tháo chạy trước sự nhiệt tình của các tu sĩ, không có tuyệt chiêu như Thanh Đăng đại sư nên hôm nào hôm nấy cũng nhếch nhác thảm thương, hết giả vờ nổi luôn ấy. Cuối cùng cô quyết định không ra tiền tuyến nữa, núp luôn trong cái ổ mà họ không đặt nổi chân vào.
Ban ngày vườn nhà Thanh Đăng chào đón khá nhiều ông bà lão, chàng phải diệt ma chướng trong cơ thể họ, Giang Trừng bèn tán gẫu qua chuyện với các cụ, tiện thể dạy họ chơi mạt chược luôn, hôm hôm bày vài sòng giữa sân, tưng bừng rộn rã.
Lúc mới đến thế giới này, Giang Trừng đâu ngờ có ngày mình lại thành bạn mạt chược của Thanh Đăng cơ chứ!
/165
|