Trên đường về trường, tâm tình Bạch Sắt đã tốt lên rất nhiều, có điều … cô vẫn duy trì im lặng.
Diệp Thanh Hân suy nghĩ một chút, rồi nói: “Bạch Sắt, muốn nghe chuyện cười không?”
“Được ạ!”
“Năm thứ ba đại học, có một lần mẹ tôi ốm phải nhập viện. Tôi ở trong bệnh viện chăm sóc mẹ, tối không lên lớp. Từ bệnh viện quay về tôi ngẫm nghĩ sẽ viết một lá đơn xin phép, ngày mai sẽ đưa cho trợ giảng. Kết quả, về đến ký túc, phát hiện đám bạn cũng không đi học mà ngồi đánh bài. Tôi liền hỏi bọn họ: Các cậu tìm lý do gì có thể không đi học? Bọn họ mồm năm miệng mười trả lời: Cha tớ ốm; Mẹ tớ bệnh; Ông nội nhập viện, bà nội nhập viện … Lúc ấy tôi ngay lập tức hôn mê.”
“Ha ha ha!” Bạch Sắt cười lớn.
Diệp Thanh Hân nhìn cô một cái, mỉm cười: “Được rồi! Bây giờ đến lượt em kể chuyện cười cho tôi.”
“A??? …” Bạch Sắt nghĩ mãi, sau đó mới lên tiếng: “Vậy … em kể chuyện xảy ra thầy giáo trong trường mình được không?”
“Được!”
“Thầy Diệp biết không, thầy dạy Toán lớp chúng ta là thầy Trương, bọn em hay gọi thầy là Lão Trương. Thầy là một người cực kỳ hài hước. Câu cửa miệng của thầy là: ‘Tôi nói các em’. Bọn em từng ngồi tính, một tiết của thầy có thể nói câu này 205 lần!”
“Ha ha ha!” Diệp Thanh Hân không giấu nụ cười, lúm đồng tiền trên gương mặt của anh lại càng đậm: “Còn nữa không?”
“Mỗi lần giải phương trình, Lão Trương cũng sẽ gào lên: Tôi nói các em! Mau tìm mau tìm! Tôi muốn nó ‘biến hình’!
Còn có một lần, lão Trương phê bình một bạn học: Người ta thi 149, cậu thi 99, lần này là cách biệt 59 điểm đó!”
(*Chỗ này thầy Trương cố tình tính sai, vì thầy là người hài hước nhé!)
Đúng rồi, lão Trương còn có một câu cửa miệng: Tôi nói các em, tôi dám đảm bảo, phần này chắc chắn sẽ thi!”
“…”
Bạch Sắt kể chuyện khiến Diệp Thanh Hân cười đến mức không đứng dậy nổi.
“Hay như vậy sao?” Bạch Sắt nghi ngờ.
Diệp Thanh Hân cố nín cười, trịnh trọng gật đầu: “Thầy Trương thì ra còn có mặt hài hước thế ư? Thật ra thì thầy ấy ở đối diện nhà tôi …”
Bạch Sắt suýt ngất: “Thầy Diệp, thầy sẽ không ‘đem bán’ em chứ?”
“Ha ha ha …. Tôi đảm bảo là một gián điệp xuất sắc!” Diệp Thanh Hân trả lời.
Bạch Sắt vẫn chưa yên lòng, trừng mắt nhìn: “Thầy Diệp, vậy thầy phải kể một câu chuyện cười về giáo viên chứ. Coi như chúng ta đều có bí mật trao đổi.”
Diệp Thanh Hân suy nghĩ một chút: “Được! Để tôi nghĩ nhé! Lâu lắm rồi, khi tôi còn học ở Tứ Trung, thầy Cao vẫn chưa làm hiệu trưởng của trường. Trong một buổi lễ tổng kết, thầy không nhìn kỹ lại mà trực tiếp đọc lớn: Tiết mục kế tiếp, hợp xướng: ‘Chúng ta một nhà đều là người’.
Bài hát đó phải tên là ‘Chúng ta đều là người một nhà’ mới đúng. Dưới khán đài được một trận cười no nê.
“Ha ha ha!” Bạch Sắt cười chảy nước mắt: “Hiệu trưởng Cao thật sự rất khôi hài ạ! Khai giảng thầy động viên chúng em: Các bạn học, các em phải rõ một chuyện, học tập là vì các em, không phải vì tôi. Ở Tứ Trung, thứ gì tôi không có chứ? Tiền tài? Địa vị. Ngay lập tức đám học sinh tiếp lời: Phụ nữ ạ ….
Hiệu trưởng Cao đứng trên bục mà sắc mặt tái nhợt ….”
“Ha ha ha!!!!”
Diệp Thanh Hân suy nghĩ một chút, rồi nói: “Bạch Sắt, muốn nghe chuyện cười không?”
“Được ạ!”
“Năm thứ ba đại học, có một lần mẹ tôi ốm phải nhập viện. Tôi ở trong bệnh viện chăm sóc mẹ, tối không lên lớp. Từ bệnh viện quay về tôi ngẫm nghĩ sẽ viết một lá đơn xin phép, ngày mai sẽ đưa cho trợ giảng. Kết quả, về đến ký túc, phát hiện đám bạn cũng không đi học mà ngồi đánh bài. Tôi liền hỏi bọn họ: Các cậu tìm lý do gì có thể không đi học? Bọn họ mồm năm miệng mười trả lời: Cha tớ ốm; Mẹ tớ bệnh; Ông nội nhập viện, bà nội nhập viện … Lúc ấy tôi ngay lập tức hôn mê.”
“Ha ha ha!” Bạch Sắt cười lớn.
Diệp Thanh Hân nhìn cô một cái, mỉm cười: “Được rồi! Bây giờ đến lượt em kể chuyện cười cho tôi.”
“A??? …” Bạch Sắt nghĩ mãi, sau đó mới lên tiếng: “Vậy … em kể chuyện xảy ra thầy giáo trong trường mình được không?”
“Được!”
“Thầy Diệp biết không, thầy dạy Toán lớp chúng ta là thầy Trương, bọn em hay gọi thầy là Lão Trương. Thầy là một người cực kỳ hài hước. Câu cửa miệng của thầy là: ‘Tôi nói các em’. Bọn em từng ngồi tính, một tiết của thầy có thể nói câu này 205 lần!”
“Ha ha ha!” Diệp Thanh Hân không giấu nụ cười, lúm đồng tiền trên gương mặt của anh lại càng đậm: “Còn nữa không?”
“Mỗi lần giải phương trình, Lão Trương cũng sẽ gào lên: Tôi nói các em! Mau tìm mau tìm! Tôi muốn nó ‘biến hình’!
Còn có một lần, lão Trương phê bình một bạn học: Người ta thi 149, cậu thi 99, lần này là cách biệt 59 điểm đó!”
(*Chỗ này thầy Trương cố tình tính sai, vì thầy là người hài hước nhé!)
Đúng rồi, lão Trương còn có một câu cửa miệng: Tôi nói các em, tôi dám đảm bảo, phần này chắc chắn sẽ thi!”
“…”
Bạch Sắt kể chuyện khiến Diệp Thanh Hân cười đến mức không đứng dậy nổi.
“Hay như vậy sao?” Bạch Sắt nghi ngờ.
Diệp Thanh Hân cố nín cười, trịnh trọng gật đầu: “Thầy Trương thì ra còn có mặt hài hước thế ư? Thật ra thì thầy ấy ở đối diện nhà tôi …”
Bạch Sắt suýt ngất: “Thầy Diệp, thầy sẽ không ‘đem bán’ em chứ?”
“Ha ha ha …. Tôi đảm bảo là một gián điệp xuất sắc!” Diệp Thanh Hân trả lời.
Bạch Sắt vẫn chưa yên lòng, trừng mắt nhìn: “Thầy Diệp, vậy thầy phải kể một câu chuyện cười về giáo viên chứ. Coi như chúng ta đều có bí mật trao đổi.”
Diệp Thanh Hân suy nghĩ một chút: “Được! Để tôi nghĩ nhé! Lâu lắm rồi, khi tôi còn học ở Tứ Trung, thầy Cao vẫn chưa làm hiệu trưởng của trường. Trong một buổi lễ tổng kết, thầy không nhìn kỹ lại mà trực tiếp đọc lớn: Tiết mục kế tiếp, hợp xướng: ‘Chúng ta một nhà đều là người’.
Bài hát đó phải tên là ‘Chúng ta đều là người một nhà’ mới đúng. Dưới khán đài được một trận cười no nê.
“Ha ha ha!” Bạch Sắt cười chảy nước mắt: “Hiệu trưởng Cao thật sự rất khôi hài ạ! Khai giảng thầy động viên chúng em: Các bạn học, các em phải rõ một chuyện, học tập là vì các em, không phải vì tôi. Ở Tứ Trung, thứ gì tôi không có chứ? Tiền tài? Địa vị. Ngay lập tức đám học sinh tiếp lời: Phụ nữ ạ ….
Hiệu trưởng Cao đứng trên bục mà sắc mặt tái nhợt ….”
“Ha ha ha!!!!”
/19
|