Trên Đại Dư tiên sơn có không ít nguy hiểm, nhưng với dạng Huyền tiên như Khổng Tuyên mà nói, chỗ đáng sợ nhất vẫn là lực lượng của Hỗn Độn chung. Hỗn Độn chung thân là tiên thiên chí bảo, uy lực tất nhiên không tầm thường, dù giờ là vật vô chủ không người điều khiển, nhưng phàm là chí bảo đều có linh tính, thêm vào ý thức "tự vệ" của bản thân nên có thể tự bắn ra lực lượng công kích.
Khổng Tuyên tổng cộng đã lên Đại Dư tiên sơn ba lần, mỗi lần đều vì không chống cự nổi tiếng chuông của Hỗn Độn chung nên buộc phải rời đi. Giờ hắn tận mắt thấy Trương Tử Tinh dựa vào "pháp bảo" dễ dàng chống lại Long Hống, trong lòng ba đào dậy sóng, hắn trước đã định nhờ vả vị hoàng huynh thần thông quảng đại này, giờ thêm pháp bảo kia, hi vọng có được Hỗn Độn chung càng thêm lớn.
Trương Tử Tinh từ lâu vẫn lo lắng chuyện Khổng Tuyên không có pháp bảo, giờ nghe hắn nói chuyện Đại Dư tiên sơn, mới biết Khổng Tuyên sớm đã có "đối tượng", cũng hết sức vui mừng, lập tức đáp ứng, tỏ ý nhất định dốc toàn lực hỗ trợ.
Ứng Long "văn đấu" thua Trương Tử Tinh xong, cũng tỏ ý muốn tăng cường tu luyện, mong ngộ ra những bí kỹ còn lại của Long tộc. Ứng Long vốn là thiên thần trên tiên giới, chân thân là rồng hai cánh, nhưng tuy xưng là vương giả trong loài rồng, cũng là chung cực hóa thân của Long tộc, nhưng đây chỉ là sự phân biệt hình thái từng loại rồng mà thôi, chứ không phải nói lên rằng hắn đã tiến tới tầng cuối cùng của Long tộc lực lượng. Trên Ứng Long, ngang hàng thiên thần còn có Kim Long, Hoàng Long, tuy nhiên tu vi đều không đáng kể lắm. Nói vậy không có nghĩa là Long tộc không có cường giả chân chính, nếu tính về lực lượng ở cấp cao nhất phải nhắc tới thần thú Thanh Long đứng đầu tứ thần thú, lực lượng của Thanh Long có thể chống nổi bất cứ người nào trong ba thần thú còn lại Phượng Hoàng, Bạch Hổ, Huyền Vũ.
Do đại chiến yêu ma thời thái cổ có rất nhiều nhân vật cường đại của Long tộc, hoặc là tham gia vào đại chiến, hoặc bị chiến hỏa lây lan, cơ hồ thương vong gần hết, Thanh Long cũng từ đó thần bí không thấy tung tích. Rất nhiều bí thuật của Long tộc vì vậy mà không còn lưu truyền xuống, Long tộc nơi phàm trần huyết mạch pha tạp, tu vi càng lúc càng yếu, chỉ có tứ hải long vương còn có cái chức "công vụ viên" trên đầu, khống chế một vùng biển rộng, miễn cưỡng có thể vác một chữ "Long" trên lưng.
Tuy xét trong Long tộc nơi phàm gian, Ứng Long đã là hình thái hóa thân cuối cùng, nhưng tu vi lực lượng còn kém tầng thứ chung cực như Thanh Long kia không biết bao nhiêu mà kể. Khổng Tuyên sinh từ thời hồng mông, kiến thức quảng bác, cũng am hiểu về Long tộc không ít nên mới có thể truyền "Long hống" cho Ứng Long, nhưng dù sao Khổng Tuyên không phải Long tộc, những bí kỹ còn lại phải dựa vào bản thân Ứng Long lý giải và tìm hiểu mới được.
Lần luận bàn này giúp Trương Tử Tinh thu hoạch không ít: làm sao "ứng biến" kịp thời trong chiến đấu, đem tu vi bản thân kết hợp với sức mạnh khoa học kỹ thuật, hòa thành một thể, phát huy ra uy lực mạnh nhất, điều này đã trở thành phương hướng hắn sẽ toàn lực phát triển sau này.
Trương Tử Tinh biết tầm quan trọng của Hỗn Độn chung với Khổng Tuyên, lập tức sai Viên Hồng lên Kim ngao đảo thông báo với Hạm Chi Tiên, xin nàng trong vòng ba tháng hoàn thành luyện chế Cửu chuyển thiên nguyên đan kia, giúp Khổng Tuyên khôi phục nguyên khí trước khi tới Đại Dư tiên sơn.
Để hỗ trợ Khổng Tuyên, Trương Tử Tinh ở lỳ trong lầu Trích Tinh, cùng với Siêu Não gấp rút nghiên cứu cách tăng cường hiệu quả của thiết bị cách âm. Đồng thời, hắn mới tấn cấp Kim tiên, cũng cần thời gian để thích ứng và quen thuộc lực lượng mới này.
Ngày thứ hai, Phương Mạt thay Tỉ Can phụ trách bộ Lại nhân được bẩm báo của quan viên Chiêu hiền quán, nói có một người hiền nhân đang cư ngụ hạ du sông Vu, lập tức phái người tới tìm hiểu. Kết quả về báo, người này tính tình thanh khiết, tuy có tài kinh thiên động địa nhưng không chịu ra đời làm quan. Phương Mạt nghe vậy bèn tự đi tới, cùng người này bàn luận cả đêm dài, phát hiện hắn rất có nghiên cứu với "Đại thương lễ nhạc", kiến giải độc đáo, khiến cho Phương Mạt thán phục không thôi.
Người này quả như lời bẩm báo của quan viên Chiêu Hiền quán, coi danh lợi như phù vân, không thèm quan tâm tới lời nài nỉ của Phương Mạt, lưu lại chín chữ xong liền rời đi.
Chín chữ này chính là "Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đễ, Tiết".
Không bao lâu, tờ Đại Thương Quý Khan liên tục đăng tải những bài viết của đại phu Phương Mạt trình bày những kiến giải của mình về Đại Thương Lễ Nhạc, giải thích tường tận "ngũ thường" mà Thiên tử đề xuất năm đó, lại gan lớn như trời, đem ngũ thường nguyên bổn "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" đổi thành cửu đức, tức Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đễ, Tiết.
Chữ đầu tiên trong Cửu đức là chữ Trung, đầu tiên phải là lòng trung thành với vua, tiếp đó cường điệu quan điểm tam cương "quân vi thần ":trung thần có thể lưu danh vạn cổ, phản thần bị người đời nguyền rủa ngàn năm. Tất nhiên, chữ "trung" này cũng có ý tứ như trung thành, trung nghĩa, đồng dạng cũng thích hợp với bình dân bá tánh.
"Hiếu" là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, dạy rằng lớn nhỏ phải rõ ràng, nhưng chủ yếu là nói về lòng con với cha mẹ, trưởng bối. Chữ "Đễ" dẫn nguồn từ đó, nói về việc anh em trong nhà phải lễ phép, gắn bó cùng nhau. Đễ cùng Hiếu xưng làm "căn bản làm người".
Trong chữ "nhân" và "nghĩa" nguyên bổn, Phương Mạt cũng tiến thêm một bước giải thích cặn kẽ hơn, xưng người có đức là "nhân", kẻ không có đức gọi là "bất nhân", "nhân" trở thành mục tiêu đạo đức chung của từng cá nhân và cả xã hội. "Nghĩa" bao gồm đại nghĩa, chính nghĩa, công đạo..là đạo nghĩa con người phải phấn đấu vươn tới, còn đề cập tới tư tưởng tối cao "hi sinh về nghĩa".
Chữ "tiết" cuối cùng là khí tiết và tiết thao. Tiết thao này không phải là quan điểm hạn chế và ước thúc trinh tiết của phụ nữ như thời phong kiến, mà chủ yếu chỉ con người trên con đường đạo đức, chính trị phải kiên tâm với lựa chọn của mình.
Lý luận "cửu đức" này vừa ra, lập tức kéo theo phản ứng nhiệt liệt, Đại Thương Lễ Nhạc tưởng đã quen thuộc lắm nay lại trở thành tiêu điểm bàn luận, Phương Mạt cũng nhân đó và thanh danh vang dội.
Thiên tử nghe thấy chuyện này không khỏi hết sức vui vẻ, tự tay viết lên ngự bảo chín chữ Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đễ, Tiết tặng cho Phương Mạt, lại đem Cảm ân phù đổi tên thành Cửu đức phù, hiệu triệu thần dân trong thiên hạ làm theo cửu đức.
Do bệnh tim của Tỉ Can phát tác, không cách nào lo chuyện triều chính nữa, Thiên tử lập tức đề bạt Phương Mạt làm tả thừa tướng, thượng đại phu Phí Trọng cũng được thăng chức tương ứng hữu thừa tướng, hai người phân biệt làm tả, hữu thừa tướng, tạm thời quản chức Đại thừa tướng, đồng thời truyền một vị tiểu nhân vật "chưa từng nghe danh" Vưu Hồn vào làm trong bộ Hộ. Bạn đang đọc truyện được copy tại TruyệnYY.com
Hai người Phương, Phí là hai kẻ "lộng thần" được Thiên tử sủng tín nhất, Phương lại dựa vào "cửu đức" lần này mà vang danh thiên hạ, cho nên quần thần cũng đã có chút chuẩn bị tâm lý với việc hai người được phong chức Thừa tướng, nhưng Vưu Hồn là người nào? Sao chưa từng nghe qua, có điều từ việc hắn được đề bạt cùng nhị thừa tướng, xem ra hẳn cũng không phải kẻ tầm thường.
Có quan viên dò hỏi được, biết Vưu Hồn là ca ca của tiểu thiếp sủng ái nhất của Phí Trọng, gia tài ức vạn, hối lộ Phí Trọng xong, được hắn đề cử với Thiên tử, lại chủ động dâng toàn bộ gia tài lên, hỗ trợ Thiên tử xây dựng Lộc Đài. Cho nên Thiên tử rất hài lòng, phong cho Vưu Hồn chức trong bộ Hộ, thay Phí Trọng phụ trách việc xây dựng Lộc Đài và tân Thọ tiên cung. Nhiều quan viên nghe chuyện định học đòi làm theo Vưu Hồn, nhưng khi nghe được cụ thể số tiền Vưu Hồn dâng tặng, ai nấy mắt mũi trợn trừng, không còn dám thử đi làm loại chuyện này nữa.
Đối với lần "bạo phát" bất ngờ này của Phương Mạt, đa số đại thần cũng cảm thấy hết sức bất ngờ - Phương Mạt vốn xuất thân võ tướng, là tù binh bị Hoàng Phi Hổ bắt được, sau đầu hàng Đại Thương, đổi thành quan văn, phụ trách Đại Thương Quý Khan trong bộ Lễ. Người này tuy tâm cơ thâm trầm, nhưng văn chương hình như rất tầm thường, đâu nghe hắn làm thơ bao giờ, sao lại đột nhiên có thể viết ra một bài cao luận kinh thiên động địa như vậy?
Không ít người dùng mọi biện pháp dò xét chuyện này, qua nhiều khó khăn mới nắm được một tin tức: trước khi Phương Mạt viết về Cửu đức, từng đi tới hạ du sông một chuyến, suốt đêm không về. Như "bách tính" nơi phụ cận nói, vùng này từng có một người đại hiền sống qua, nhưng không biết sao lại đột ngột rời đi, mà thời gian ông ta đi chính là lúc Phương Mạt trở về. Việc này không chỉ khiến người liên tưởng tới chuyện giết người diệt khẩu. Tiếp đó, dò xét tới quan viên Chiêu hiền quán, phát hiện ra mấy vị quan viên kia đã sớm bị cách chức, tung tích đâu không rõ, ngay cả bút ký của Chiêu hiền quán về mấy ngày đó cũng tựa hồ bị người cố ý xóa đi, không cách nào biết rõ nữa.
Đến lúc này, chân tướng tựa hồ đã lộ rõ, nhưng Phương Mạt giờ đã ở chức cao tả thừa tướng, lại rất được Thiên tử sủng tín, cho dù báo cáo chuyện này lên Thiên tử, chỉ sợ cũng không có cách nào hại được Phương Mạt, ngược lại còn có thể trúng độc thủ của hắn. Mấy kẻ quần thần này đều là lão hồ ly trong quan trường nhiều năm, lập tức đem ánh mắt chuyển về phía Đại tướng Phí Trọng.
Phí Trọng và Phương Mạt đều là sủng thần của Thiên tử, cũng đều là hạng tâm cơ thâm trầm. Lúc trước khi Phí Trọng phụ trách Đại Thương Quý Khan, chuyên môn đả kích đối đầu, cũng không biết hắn đã nhận qua bao nhiêu hối lộ, nhưng dù sao tên này cũng là hạng "giữ chữ tín", nhận tiền xong, nhất định sẽ hoàn thành sự việc.
Mà Phương Mạt lại không giống thế, nhìn thấy hối lộ, hắn sẽ không đổi sắc lập tức thu lấy, nhưng không ai biết hắn sẽ giúp người ta làm việc hay bắt họ vào tội hối lộ. Bất quá, Phương hết sức trọng dụng những người có năng lực hay có giá trị lợi dụng, do hắn không phải kẻ xuất thân cao quý nên không có đánh giá xuất thân người khác, trong triều đã bồi dưỡng được một thế lực không nhỏ.
Phí Trọng nặng về "tiền tài", mà Phương Mạt nặng về "nhân", quan hệ giữa hai người từ ngoài vào trong đều không hợp, minh tranh ám đấu không ngừng. Lần này Phương Mạt dựa vào "cửu đức" thành công lên tới chức Tả thừa tướng, đáng gọi là đi sau tới trước. Phí Trọng trong lòng không khỏi có chút đố kị, biết được bí ẩn đằng sau bài luận của Phương Mạt xong, ánh mắt Phí Trọng sáng rỡ, thưởng lớn cho kẻ đưa tin, hứa hẹn ngày sau nhất định sẽ hậu tạ.
Tân tả thừa tướng Phương Mạt không biết chuyện này, nhậm chức xong lập tức kiến nghị với Thiên tử, thi hành một loạt biện pháp ích nước lợi dân. Phí Trọng cũng không chịu ngồi chơi, tích cực phối hợp với Phương Mạt. Bề ngoài hai người hết sức thân mật, làm việc ăn ý, không có vẻ tranh đấu gì như lúc trước, được bình dân thiên hạ khen ngọi không ít.
Nhưng những đại thần quen biết hai người đều hiểu, đây bất quá là bề ngoài mà thôi. Chỉ cần về sau nay, hai người nhất định sẽ lộ ra bộ mặt thật của mình, mà những kẻ cung cấp tin tình báo cho Phí Trọng càng biết, Phí Trọng tuyệt sẽ không bỏ qua cơ hội lật đổ đối thủ cạnh tranh của mình, chỉ cần thời cơ tới, nhất định sẽ có kịch vui xem.
Ai cũng không nghĩ tới, tác dụng của Cửu đức này không chỉ là một dạng khống chế dư luận và dân tâm, đồng thời nó cũng không ngừng cung cấp lực lượng cho một loại pháp bảo nào đó. Chính nhờ cỗ lực lượng này, chín Chiến hồn trong pháp bảo kia mới ngày ngày được củng cố thêm cường đại.
Kẻ đạo diễn tất cả những chuyện này, tất nhiên là vị Thiên tử cả ngày "trầm mê nữ sắc, không lo triều chính" kia.
Khổng Tuyên tổng cộng đã lên Đại Dư tiên sơn ba lần, mỗi lần đều vì không chống cự nổi tiếng chuông của Hỗn Độn chung nên buộc phải rời đi. Giờ hắn tận mắt thấy Trương Tử Tinh dựa vào "pháp bảo" dễ dàng chống lại Long Hống, trong lòng ba đào dậy sóng, hắn trước đã định nhờ vả vị hoàng huynh thần thông quảng đại này, giờ thêm pháp bảo kia, hi vọng có được Hỗn Độn chung càng thêm lớn.
Trương Tử Tinh từ lâu vẫn lo lắng chuyện Khổng Tuyên không có pháp bảo, giờ nghe hắn nói chuyện Đại Dư tiên sơn, mới biết Khổng Tuyên sớm đã có "đối tượng", cũng hết sức vui mừng, lập tức đáp ứng, tỏ ý nhất định dốc toàn lực hỗ trợ.
Ứng Long "văn đấu" thua Trương Tử Tinh xong, cũng tỏ ý muốn tăng cường tu luyện, mong ngộ ra những bí kỹ còn lại của Long tộc. Ứng Long vốn là thiên thần trên tiên giới, chân thân là rồng hai cánh, nhưng tuy xưng là vương giả trong loài rồng, cũng là chung cực hóa thân của Long tộc, nhưng đây chỉ là sự phân biệt hình thái từng loại rồng mà thôi, chứ không phải nói lên rằng hắn đã tiến tới tầng cuối cùng của Long tộc lực lượng. Trên Ứng Long, ngang hàng thiên thần còn có Kim Long, Hoàng Long, tuy nhiên tu vi đều không đáng kể lắm. Nói vậy không có nghĩa là Long tộc không có cường giả chân chính, nếu tính về lực lượng ở cấp cao nhất phải nhắc tới thần thú Thanh Long đứng đầu tứ thần thú, lực lượng của Thanh Long có thể chống nổi bất cứ người nào trong ba thần thú còn lại Phượng Hoàng, Bạch Hổ, Huyền Vũ.
Do đại chiến yêu ma thời thái cổ có rất nhiều nhân vật cường đại của Long tộc, hoặc là tham gia vào đại chiến, hoặc bị chiến hỏa lây lan, cơ hồ thương vong gần hết, Thanh Long cũng từ đó thần bí không thấy tung tích. Rất nhiều bí thuật của Long tộc vì vậy mà không còn lưu truyền xuống, Long tộc nơi phàm trần huyết mạch pha tạp, tu vi càng lúc càng yếu, chỉ có tứ hải long vương còn có cái chức "công vụ viên" trên đầu, khống chế một vùng biển rộng, miễn cưỡng có thể vác một chữ "Long" trên lưng.
Tuy xét trong Long tộc nơi phàm gian, Ứng Long đã là hình thái hóa thân cuối cùng, nhưng tu vi lực lượng còn kém tầng thứ chung cực như Thanh Long kia không biết bao nhiêu mà kể. Khổng Tuyên sinh từ thời hồng mông, kiến thức quảng bác, cũng am hiểu về Long tộc không ít nên mới có thể truyền "Long hống" cho Ứng Long, nhưng dù sao Khổng Tuyên không phải Long tộc, những bí kỹ còn lại phải dựa vào bản thân Ứng Long lý giải và tìm hiểu mới được.
Lần luận bàn này giúp Trương Tử Tinh thu hoạch không ít: làm sao "ứng biến" kịp thời trong chiến đấu, đem tu vi bản thân kết hợp với sức mạnh khoa học kỹ thuật, hòa thành một thể, phát huy ra uy lực mạnh nhất, điều này đã trở thành phương hướng hắn sẽ toàn lực phát triển sau này.
Trương Tử Tinh biết tầm quan trọng của Hỗn Độn chung với Khổng Tuyên, lập tức sai Viên Hồng lên Kim ngao đảo thông báo với Hạm Chi Tiên, xin nàng trong vòng ba tháng hoàn thành luyện chế Cửu chuyển thiên nguyên đan kia, giúp Khổng Tuyên khôi phục nguyên khí trước khi tới Đại Dư tiên sơn.
Để hỗ trợ Khổng Tuyên, Trương Tử Tinh ở lỳ trong lầu Trích Tinh, cùng với Siêu Não gấp rút nghiên cứu cách tăng cường hiệu quả của thiết bị cách âm. Đồng thời, hắn mới tấn cấp Kim tiên, cũng cần thời gian để thích ứng và quen thuộc lực lượng mới này.
Ngày thứ hai, Phương Mạt thay Tỉ Can phụ trách bộ Lại nhân được bẩm báo của quan viên Chiêu hiền quán, nói có một người hiền nhân đang cư ngụ hạ du sông Vu, lập tức phái người tới tìm hiểu. Kết quả về báo, người này tính tình thanh khiết, tuy có tài kinh thiên động địa nhưng không chịu ra đời làm quan. Phương Mạt nghe vậy bèn tự đi tới, cùng người này bàn luận cả đêm dài, phát hiện hắn rất có nghiên cứu với "Đại thương lễ nhạc", kiến giải độc đáo, khiến cho Phương Mạt thán phục không thôi.
Người này quả như lời bẩm báo của quan viên Chiêu Hiền quán, coi danh lợi như phù vân, không thèm quan tâm tới lời nài nỉ của Phương Mạt, lưu lại chín chữ xong liền rời đi.
Chín chữ này chính là "Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đễ, Tiết".
Không bao lâu, tờ Đại Thương Quý Khan liên tục đăng tải những bài viết của đại phu Phương Mạt trình bày những kiến giải của mình về Đại Thương Lễ Nhạc, giải thích tường tận "ngũ thường" mà Thiên tử đề xuất năm đó, lại gan lớn như trời, đem ngũ thường nguyên bổn "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" đổi thành cửu đức, tức Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đễ, Tiết.
Chữ đầu tiên trong Cửu đức là chữ Trung, đầu tiên phải là lòng trung thành với vua, tiếp đó cường điệu quan điểm tam cương "quân vi thần ":trung thần có thể lưu danh vạn cổ, phản thần bị người đời nguyền rủa ngàn năm. Tất nhiên, chữ "trung" này cũng có ý tứ như trung thành, trung nghĩa, đồng dạng cũng thích hợp với bình dân bá tánh.
"Hiếu" là mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa, dạy rằng lớn nhỏ phải rõ ràng, nhưng chủ yếu là nói về lòng con với cha mẹ, trưởng bối. Chữ "Đễ" dẫn nguồn từ đó, nói về việc anh em trong nhà phải lễ phép, gắn bó cùng nhau. Đễ cùng Hiếu xưng làm "căn bản làm người".
Trong chữ "nhân" và "nghĩa" nguyên bổn, Phương Mạt cũng tiến thêm một bước giải thích cặn kẽ hơn, xưng người có đức là "nhân", kẻ không có đức gọi là "bất nhân", "nhân" trở thành mục tiêu đạo đức chung của từng cá nhân và cả xã hội. "Nghĩa" bao gồm đại nghĩa, chính nghĩa, công đạo..là đạo nghĩa con người phải phấn đấu vươn tới, còn đề cập tới tư tưởng tối cao "hi sinh về nghĩa".
Chữ "tiết" cuối cùng là khí tiết và tiết thao. Tiết thao này không phải là quan điểm hạn chế và ước thúc trinh tiết của phụ nữ như thời phong kiến, mà chủ yếu chỉ con người trên con đường đạo đức, chính trị phải kiên tâm với lựa chọn của mình.
Lý luận "cửu đức" này vừa ra, lập tức kéo theo phản ứng nhiệt liệt, Đại Thương Lễ Nhạc tưởng đã quen thuộc lắm nay lại trở thành tiêu điểm bàn luận, Phương Mạt cũng nhân đó và thanh danh vang dội.
Thiên tử nghe thấy chuyện này không khỏi hết sức vui vẻ, tự tay viết lên ngự bảo chín chữ Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Đễ, Tiết tặng cho Phương Mạt, lại đem Cảm ân phù đổi tên thành Cửu đức phù, hiệu triệu thần dân trong thiên hạ làm theo cửu đức.
Do bệnh tim của Tỉ Can phát tác, không cách nào lo chuyện triều chính nữa, Thiên tử lập tức đề bạt Phương Mạt làm tả thừa tướng, thượng đại phu Phí Trọng cũng được thăng chức tương ứng hữu thừa tướng, hai người phân biệt làm tả, hữu thừa tướng, tạm thời quản chức Đại thừa tướng, đồng thời truyền một vị tiểu nhân vật "chưa từng nghe danh" Vưu Hồn vào làm trong bộ Hộ. Bạn đang đọc truyện được copy tại TruyệnYY.com
Hai người Phương, Phí là hai kẻ "lộng thần" được Thiên tử sủng tín nhất, Phương lại dựa vào "cửu đức" lần này mà vang danh thiên hạ, cho nên quần thần cũng đã có chút chuẩn bị tâm lý với việc hai người được phong chức Thừa tướng, nhưng Vưu Hồn là người nào? Sao chưa từng nghe qua, có điều từ việc hắn được đề bạt cùng nhị thừa tướng, xem ra hẳn cũng không phải kẻ tầm thường.
Có quan viên dò hỏi được, biết Vưu Hồn là ca ca của tiểu thiếp sủng ái nhất của Phí Trọng, gia tài ức vạn, hối lộ Phí Trọng xong, được hắn đề cử với Thiên tử, lại chủ động dâng toàn bộ gia tài lên, hỗ trợ Thiên tử xây dựng Lộc Đài. Cho nên Thiên tử rất hài lòng, phong cho Vưu Hồn chức trong bộ Hộ, thay Phí Trọng phụ trách việc xây dựng Lộc Đài và tân Thọ tiên cung. Nhiều quan viên nghe chuyện định học đòi làm theo Vưu Hồn, nhưng khi nghe được cụ thể số tiền Vưu Hồn dâng tặng, ai nấy mắt mũi trợn trừng, không còn dám thử đi làm loại chuyện này nữa.
Đối với lần "bạo phát" bất ngờ này của Phương Mạt, đa số đại thần cũng cảm thấy hết sức bất ngờ - Phương Mạt vốn xuất thân võ tướng, là tù binh bị Hoàng Phi Hổ bắt được, sau đầu hàng Đại Thương, đổi thành quan văn, phụ trách Đại Thương Quý Khan trong bộ Lễ. Người này tuy tâm cơ thâm trầm, nhưng văn chương hình như rất tầm thường, đâu nghe hắn làm thơ bao giờ, sao lại đột nhiên có thể viết ra một bài cao luận kinh thiên động địa như vậy?
Không ít người dùng mọi biện pháp dò xét chuyện này, qua nhiều khó khăn mới nắm được một tin tức: trước khi Phương Mạt viết về Cửu đức, từng đi tới hạ du sông một chuyến, suốt đêm không về. Như "bách tính" nơi phụ cận nói, vùng này từng có một người đại hiền sống qua, nhưng không biết sao lại đột ngột rời đi, mà thời gian ông ta đi chính là lúc Phương Mạt trở về. Việc này không chỉ khiến người liên tưởng tới chuyện giết người diệt khẩu. Tiếp đó, dò xét tới quan viên Chiêu hiền quán, phát hiện ra mấy vị quan viên kia đã sớm bị cách chức, tung tích đâu không rõ, ngay cả bút ký của Chiêu hiền quán về mấy ngày đó cũng tựa hồ bị người cố ý xóa đi, không cách nào biết rõ nữa.
Đến lúc này, chân tướng tựa hồ đã lộ rõ, nhưng Phương Mạt giờ đã ở chức cao tả thừa tướng, lại rất được Thiên tử sủng tín, cho dù báo cáo chuyện này lên Thiên tử, chỉ sợ cũng không có cách nào hại được Phương Mạt, ngược lại còn có thể trúng độc thủ của hắn. Mấy kẻ quần thần này đều là lão hồ ly trong quan trường nhiều năm, lập tức đem ánh mắt chuyển về phía Đại tướng Phí Trọng.
Phí Trọng và Phương Mạt đều là sủng thần của Thiên tử, cũng đều là hạng tâm cơ thâm trầm. Lúc trước khi Phí Trọng phụ trách Đại Thương Quý Khan, chuyên môn đả kích đối đầu, cũng không biết hắn đã nhận qua bao nhiêu hối lộ, nhưng dù sao tên này cũng là hạng "giữ chữ tín", nhận tiền xong, nhất định sẽ hoàn thành sự việc.
Mà Phương Mạt lại không giống thế, nhìn thấy hối lộ, hắn sẽ không đổi sắc lập tức thu lấy, nhưng không ai biết hắn sẽ giúp người ta làm việc hay bắt họ vào tội hối lộ. Bất quá, Phương hết sức trọng dụng những người có năng lực hay có giá trị lợi dụng, do hắn không phải kẻ xuất thân cao quý nên không có đánh giá xuất thân người khác, trong triều đã bồi dưỡng được một thế lực không nhỏ.
Phí Trọng nặng về "tiền tài", mà Phương Mạt nặng về "nhân", quan hệ giữa hai người từ ngoài vào trong đều không hợp, minh tranh ám đấu không ngừng. Lần này Phương Mạt dựa vào "cửu đức" thành công lên tới chức Tả thừa tướng, đáng gọi là đi sau tới trước. Phí Trọng trong lòng không khỏi có chút đố kị, biết được bí ẩn đằng sau bài luận của Phương Mạt xong, ánh mắt Phí Trọng sáng rỡ, thưởng lớn cho kẻ đưa tin, hứa hẹn ngày sau nhất định sẽ hậu tạ.
Tân tả thừa tướng Phương Mạt không biết chuyện này, nhậm chức xong lập tức kiến nghị với Thiên tử, thi hành một loạt biện pháp ích nước lợi dân. Phí Trọng cũng không chịu ngồi chơi, tích cực phối hợp với Phương Mạt. Bề ngoài hai người hết sức thân mật, làm việc ăn ý, không có vẻ tranh đấu gì như lúc trước, được bình dân thiên hạ khen ngọi không ít.
Nhưng những đại thần quen biết hai người đều hiểu, đây bất quá là bề ngoài mà thôi. Chỉ cần về sau nay, hai người nhất định sẽ lộ ra bộ mặt thật của mình, mà những kẻ cung cấp tin tình báo cho Phí Trọng càng biết, Phí Trọng tuyệt sẽ không bỏ qua cơ hội lật đổ đối thủ cạnh tranh của mình, chỉ cần thời cơ tới, nhất định sẽ có kịch vui xem.
Ai cũng không nghĩ tới, tác dụng của Cửu đức này không chỉ là một dạng khống chế dư luận và dân tâm, đồng thời nó cũng không ngừng cung cấp lực lượng cho một loại pháp bảo nào đó. Chính nhờ cỗ lực lượng này, chín Chiến hồn trong pháp bảo kia mới ngày ngày được củng cố thêm cường đại.
Kẻ đạo diễn tất cả những chuyện này, tất nhiên là vị Thiên tử cả ngày "trầm mê nữ sắc, không lo triều chính" kia.
/492
|