Hai người bên ngoài cửa tóc đã điểm bạc lặng lẽ lau đi hàng nước mắt, họ khép lại cánh cửa phòng rồi cùng nhau ra phòng khách. Bên trong cánh cửa kia, con gái họ lại đang ngủ. Tết Nguyên Đán qua rồi, sinh thần tròn 22 của con gái họ cũng qua rồi, và bây giờ, ngay cả mùa xuân cũng đã qua đi, thế nhưng con bé tựa như một đứa trẻ còn muốn ngủ đông lâu hơn một chút nữa, một thời gian nữa. Cảm giác như mùa đông bên ngoài đã qua, mà mùa đông trong tim con bé mới bắt đầu chưa lâu. Mỗi ngày qua đi, họ càng thấy con bé ngủ nhiều hơn.
Nhìn lại hồ sơ bệnh án và hộp thuốc riêng của con gái, hai người lại nhớ tới khoảng thời gian gần nửa năm trước, khi họ nghe bác sĩ điều trị nói con gái họ có dấu hiệu của trầm cảm, suy nhược thần kinh. Nếu không phải cháu gái họ đưa con bé đi bệnh viện kịp lúc nó sốt cao 40 độ thì con bé chắc sẽ chẳng còn tồn tại. Nếu bác sĩ không kịp thời nhận ra dấu hiệu để khuyên họ cho con gái kiểm tra tâm lý thì có lẽ bí mật con gái họ chôn giữ, họ sẽ mãi mãi không thể biết. Miền kí ức được con gái họ bảo vệ cẩn thận, dù nó dày vò con bé thành như lúc này. Họ gần như khóc hết nước mắt khi biết vì sự bận của mình đã khiến đứa con của họ bị xâm hại bỏi kẻ biến thái khi mới 4 tuổi, rồi những áp lực họ gây ra cho con bé, những mệt mỏi khi phải tự mình cố gắng chịu đựng tổn thương chỉ vì muốn mọi người quan tâm hơn tới con bé. Những nỗi niềm tâm sự của từng giai đoạn trưởng thành không biết chia sẻ cùng ai khi họ - người làm cha mẹ, - mà luôn nói bận để bỏ qua lời con bé. Chính là phụ huynh như họ, qua vô tâm với con bé.
Bà Phương nhớ lại khi đặt tên cho con, cả bà và chồng đều chọn chữ An, họ mong con gái mình bình an một đời mà lớn lên, mà sống. Nhưng lúc này, nhìn lại An, con bé đã bước sang năm thứ 23, vậy nhưng họ chưa cho con bé được bình an sống, bình an lớn lên, bình an trưởng thành. Là cả bà và chồng đều chỉ biết yêu cầu con bé phải như thế này như thế kia. Họ chỉ cần kết quả, mà chưa bao giờ nhìn xem quá trình ấy, con bé đã gặp phải những gi, chưa một lần lắng nghe con. Con gái họ thành ra vậy, một phần chính là do họ gián tiếp gây ra.
...
Nhìn An nép mình trong chiếc chăn bông ấm áp ngủ tới mê mệt, cha mẹ cô chỉ có thể nuốt nước mắt vào trong mà chăm sóc cô. Đứa em trai tưởng như không thể hòa hợp một gia đình với cô, sau vài ngày đầu cô trở lại, rồi nghe từ cha mẹ một số chuyện của cô, nó chợt trưởng thành biết bao, những lúc cần, nó luôn thay ba mẹ lo lắng cho cô thật nhiều...
Bác sĩ tâm lý cũng nói, và chính gia đình cô cũng hiểu một điều: có thể, An sẽ cứ như lúc này, chẳng thể dứt ra khỏi vòng luẩn quẩn trong chính suy nghĩ và tâm hồn mình. Quá nhiều những dồn nén, những áp lực tồn tại quanh An suốt thời gian dài khiến cô của lúc này ngày càng trỏ nên mơ hồ về chính mình. Bác sĩ chẳng thể can thiệp nếu chính tiềm thức của An không chịu tiếp nhận trị liệu. Và quan trọng là thể chất của An đã hao mòn cực độ sau những đợt điều trị kéo dài, họ không thể mạo hiểm tính mạng cô cho những cuộc điều trị tâm lý bằng thôi miên kia, chỉ một lỗi nhỏ thôi, cha mẹ An sẽ mãi mãi không có cơ hội bù đắp lại cho cô.
Có lẽ An sẽ vẫn ngủ, mỗi ngày nhiều hơn một chút, chỉ một chút... Và rồi một lúc nào đó giấc ngủ ấy sẽ kéo dài mãi mãi...
Cũng có thể, mệt mỏi quá nhiều, từ quá sớm khiến An kiệt sức rồi. Lúc này, chỉ là cô đang buông bỏ tất cả và chỉ muốn được nghỉ ngơi thực sự...
Hoặc giả sử An sẽ cứ như bây giờ, cho đến một ngày, người có khả năng đánh thức cô, đưa cô trở lại với cuộc sống xuất hiện...
Rất nhiều có lẽ, giả sử cho tương lai của An, chỉ là... không ai trong lúc này biết lối rẽ nào sẽ dành cho cô...
...
Nhìn đứa con gái mỗi ngày đều gầy đi không ít. Lúc này, chiếc áo vốn vừa vặn với con mà bà Phương mua vào dịp Noel làm quà đã biến thành chiếc áo rộng thênh khiến bà xót xa, ngậm ngùi buông tiếng thở dài. Đành vậy đi, cứ để con bé sống tiếp theo cách của nó, nó đã tự đi vào và trở lại khỏi ngã rẽ kia với bao tổn thương mà không có cha mẹ bên cạnh. Lối đi tiếp theo, mình chỉ có thể ở bên cạnh mà bảo toàn nó thôi - ý nghĩ ấy hiện lên trong suy nghĩ của bà suột những ngày qua.
...
Bên ngoài cửa sổ, mấy tia nắng ấm áp báo hiệu sang hè lặng lẽ vươn tới, chạm vào gương mặt nhỏ bé đang say giấc nồng. Trên gương mặt ấy dường như có chút nụ cười mơ hồ, nhẹ nhõm... Lần này, cô gái ấy đã ngủ liên tục 11tiếng...
Nhìn lại hồ sơ bệnh án và hộp thuốc riêng của con gái, hai người lại nhớ tới khoảng thời gian gần nửa năm trước, khi họ nghe bác sĩ điều trị nói con gái họ có dấu hiệu của trầm cảm, suy nhược thần kinh. Nếu không phải cháu gái họ đưa con bé đi bệnh viện kịp lúc nó sốt cao 40 độ thì con bé chắc sẽ chẳng còn tồn tại. Nếu bác sĩ không kịp thời nhận ra dấu hiệu để khuyên họ cho con gái kiểm tra tâm lý thì có lẽ bí mật con gái họ chôn giữ, họ sẽ mãi mãi không thể biết. Miền kí ức được con gái họ bảo vệ cẩn thận, dù nó dày vò con bé thành như lúc này. Họ gần như khóc hết nước mắt khi biết vì sự bận của mình đã khiến đứa con của họ bị xâm hại bỏi kẻ biến thái khi mới 4 tuổi, rồi những áp lực họ gây ra cho con bé, những mệt mỏi khi phải tự mình cố gắng chịu đựng tổn thương chỉ vì muốn mọi người quan tâm hơn tới con bé. Những nỗi niềm tâm sự của từng giai đoạn trưởng thành không biết chia sẻ cùng ai khi họ - người làm cha mẹ, - mà luôn nói bận để bỏ qua lời con bé. Chính là phụ huynh như họ, qua vô tâm với con bé.
Bà Phương nhớ lại khi đặt tên cho con, cả bà và chồng đều chọn chữ An, họ mong con gái mình bình an một đời mà lớn lên, mà sống. Nhưng lúc này, nhìn lại An, con bé đã bước sang năm thứ 23, vậy nhưng họ chưa cho con bé được bình an sống, bình an lớn lên, bình an trưởng thành. Là cả bà và chồng đều chỉ biết yêu cầu con bé phải như thế này như thế kia. Họ chỉ cần kết quả, mà chưa bao giờ nhìn xem quá trình ấy, con bé đã gặp phải những gi, chưa một lần lắng nghe con. Con gái họ thành ra vậy, một phần chính là do họ gián tiếp gây ra.
...
Nhìn An nép mình trong chiếc chăn bông ấm áp ngủ tới mê mệt, cha mẹ cô chỉ có thể nuốt nước mắt vào trong mà chăm sóc cô. Đứa em trai tưởng như không thể hòa hợp một gia đình với cô, sau vài ngày đầu cô trở lại, rồi nghe từ cha mẹ một số chuyện của cô, nó chợt trưởng thành biết bao, những lúc cần, nó luôn thay ba mẹ lo lắng cho cô thật nhiều...
Bác sĩ tâm lý cũng nói, và chính gia đình cô cũng hiểu một điều: có thể, An sẽ cứ như lúc này, chẳng thể dứt ra khỏi vòng luẩn quẩn trong chính suy nghĩ và tâm hồn mình. Quá nhiều những dồn nén, những áp lực tồn tại quanh An suốt thời gian dài khiến cô của lúc này ngày càng trỏ nên mơ hồ về chính mình. Bác sĩ chẳng thể can thiệp nếu chính tiềm thức của An không chịu tiếp nhận trị liệu. Và quan trọng là thể chất của An đã hao mòn cực độ sau những đợt điều trị kéo dài, họ không thể mạo hiểm tính mạng cô cho những cuộc điều trị tâm lý bằng thôi miên kia, chỉ một lỗi nhỏ thôi, cha mẹ An sẽ mãi mãi không có cơ hội bù đắp lại cho cô.
Có lẽ An sẽ vẫn ngủ, mỗi ngày nhiều hơn một chút, chỉ một chút... Và rồi một lúc nào đó giấc ngủ ấy sẽ kéo dài mãi mãi...
Cũng có thể, mệt mỏi quá nhiều, từ quá sớm khiến An kiệt sức rồi. Lúc này, chỉ là cô đang buông bỏ tất cả và chỉ muốn được nghỉ ngơi thực sự...
Hoặc giả sử An sẽ cứ như bây giờ, cho đến một ngày, người có khả năng đánh thức cô, đưa cô trở lại với cuộc sống xuất hiện...
Rất nhiều có lẽ, giả sử cho tương lai của An, chỉ là... không ai trong lúc này biết lối rẽ nào sẽ dành cho cô...
...
Nhìn đứa con gái mỗi ngày đều gầy đi không ít. Lúc này, chiếc áo vốn vừa vặn với con mà bà Phương mua vào dịp Noel làm quà đã biến thành chiếc áo rộng thênh khiến bà xót xa, ngậm ngùi buông tiếng thở dài. Đành vậy đi, cứ để con bé sống tiếp theo cách của nó, nó đã tự đi vào và trở lại khỏi ngã rẽ kia với bao tổn thương mà không có cha mẹ bên cạnh. Lối đi tiếp theo, mình chỉ có thể ở bên cạnh mà bảo toàn nó thôi - ý nghĩ ấy hiện lên trong suy nghĩ của bà suột những ngày qua.
...
Bên ngoài cửa sổ, mấy tia nắng ấm áp báo hiệu sang hè lặng lẽ vươn tới, chạm vào gương mặt nhỏ bé đang say giấc nồng. Trên gương mặt ấy dường như có chút nụ cười mơ hồ, nhẹ nhõm... Lần này, cô gái ấy đã ngủ liên tục 11tiếng...
/14
|