Mỗi người đều có một vùng sông nước trong mộng, vùng sông nước này chính là Giang Nam. Có lẽ Giang Nam níu giữ bạn chỉ bằng một ngọn sóng, một mảnh hồi ức, một gốc cây cảnh. Nhưng sự hiện diện của bạn, đều là vì mốt duyên tình không dứt từ kiếp trước. Không quên nổi con thuyền nhỏ mui đen đó, không quên nổi ngày hôm qua xuân sắc khắp thành vào thời Tống đó. Đây là nơi hễ bạn đã bước vào thì không gì chia cắt nổi, khiến bạn từ một người khách qua đường biến thành một người quay trở về. Đã nói, nhất định phải gom góp một quãng thời gian của vùng sông, nước trong một quán trà cũ kỹ, lặng lẽ chờ đợi, không gặp không về.
Ký ức sông nước
Người ta nói sông nước Thiệu Hưng là một dòng sông, bạn đứng ở bên bờ đá xanh, muốn qua sông, chỉ có cách ngồi lên thuyền nhỏ mui đen mới có thể đi qua. Bất cứ phương thức nào khác đều không thể thực sự đưa bạn vào giấc mộng sông nước. Dòng sông mang đậm phong cách cổ xưa của Giang Nam, sẽ thanh lọc sạch sẽ cõi lòng đầy mây khói phù hoa của bạn, gạt bỏ mọi bối rối của khách qua đường là bạn, mang đến cho bạn hơi ấm của người trở về. Lội nước mà đi, trong sương khói mờ mịt bao trùm sông nước, phong cảnh hai bên bờ sẽ làm ướt đẫm áo khăn của bạn, mà sau đó, lại từ từ thẩm thấu vào tận sâu thẳm linh hồn bạn.
Mái chèo khua qua ký ức cổ xưa của Thiệu Hưng, những sóng nước nhẹ nhàng lan tỏa sẽ trùng phùng gợi mở những sự tình mà bạn đã quên lãng hay đóng kín. Những khoảnh khắc từng khắc sâu tâm khảm vốn đã nhạt nhòa, mà giờ đây, từng chi tiết mơ hồ lại trở nên sống động, sắc nét. Phong cảnh cổ kính khóa kín mọi nét hoa lệ của thế gian, khiến bạn có thể thưởng ngoạn mây trôi gió vờn ngay từ những dấu tích đã xanh rêu. Ở vùng sông nước không có điêu khắc, không thấy trang hoàng, và đâu đâu cũng là nên thơ tự nhiên này, rất nhiều cuộc đời tối tăm, trong một sát na, đã trở thành linh hồn sống động.
Men theo những cảnh trí thơ mộng, thanh tân, linh khí từ xa đến gần tựa như một cơn gió nhẹ ùa đến, lịch sử từ cổ đến kim cũng như một cuốn cổ thư từ từ mở ra. Vô vàn nhân vật, sự tình của vùng sông nước chưa từng được thống kê một cách tỉ mỉ, đã lọt vào giữa năm tháng cuồn cuộn như nước trào, bởi vì chỉ có đi xuyên qua thời gian mưa khói hàng ngàn năm, mới có thể thực sự nắm bắt được những câu chuyện chìm sâu trong dòng nước Thiệu Hưng.
Những thứ đã xa nay quay trở lại, lịch sử như một tấm gương đồng han gỉ, treo trước song cửa sổ vùng sông nước, trong những ngày tháng sắc nhọn, để lộ ra chiếc bóng tang thương của mình. Vua Đại Vũ đã từng trị thủy cứu dân đen nơi đây, Việt Vương Câu Tiễn đã từng nếm mật nằm gai trên mảnh đất này để giành lại thiên hạ. Ai đã có mối tình bi thương không lời ở vườn Thẩm đó, còn có chuyến du hành hoài niệm chuyện cũ người xưa như văn hào Lỗ Tấn? Thậm chí, khi bạn hít thở, mùi thơm của mực trong bức “Lan đình tập sự” của Vương Hy Chi còn làm bạn nghẹt thở đến mức không dám thả trôi dòng suy tưởng, thứ mực nước nghìn năm ấy đã tẩy nhãn tịnh tâm cho bạn, lọc tẩy hết thảy những nóng vội của con người, chỉ giữ lại một khoảng trời trong vắt.
Là một người có tâm trí trong sáng, bạn có thể du ngoạn trong không gian đơn sơ phóng khoáng của lịch sử, mơ mộng trong phong cảnh tú lệ của sông nước, không cần lo lắng bị thế sự phồn tạp ngăn cản, không cần tính toán những tình cảm chua xót vây cuốn. Bạn nhắm mắt lại, cảm nhận vẻ đẹp đắm say của sông nước, bạn mở mắt ra, ngọn gió xuân dịu dàng ấy đã lặn sâu trong linh hồn bạn, nói với bạn rằng, phút giây này, cuộc sống thật mới mẻ và chân thực xiết bao.
Chiếc thuyền mui đen nho nhỏ chảy xuôi theo dòng, ngước mắt lên rồi dựa cửa sổ để ngắm nhìn Giang Nam tươi đẹp, gặp gỡ trong phút giây đã đủ níu kéo tuổi xuân và mộng tưởng mà gió bụi từng che lấp. Thời gian tựa như một lưỡi dao sắc lẹm, cắt đứt tuổi hoa xanh biêng biếc, và cũng có thể cắt đứt ký ức sâu thẳm, giải phóng những suy nghĩ bị giam cầm. Những câu chuyện cũ từng bị tuế nguyệt hong khô đã bắt đầu ướt đẫm, dưới ánh dương rực rỡ sáng lòa, chúng lại mang hơi ấm của tháng ngày.
Khi bạn tán thưởng phong tư dịu dàng yểu điệu của các giai nhân Giang Nam, sao không nhớ tới người hồng nhan cân quắc chẳng kém đấng mày râu ấy? Trong thời đại mây đen ngập lối đó, một câu “Thu phong thu vũ sầu sát nhân” (Gió thu mưa thu buồn đến giết người) của Thu Cẩn[1] đã vạch thẳng sự đen tối của thời đại, đến nay vẫn còn được hậu nhân truyền tụng không quên. Thân là nữ nhi, bà hành tẩu trên đoạn đường đầu của cách mạng, rong ruổi giang hồ, cưỡi sóng đạp gió. Cuối cùng máu nhuộm Hiên đình, xương vùi Tây lãnh, sự tích lẫy lừng đó đã làm xúc động tâm can con người mọi thời đại.
[1] Thu Cẩn (1875-1907), chí sĩ cách mạng dân chủ cận đại của Trung Quốc, tên gốc là Thu Khuê Cán, tự Toàn Khanh, hiệu Nhật Ngô, nhũ danh là Ngọc Cô, sau khi sang Nhật đổi tên là Thu Cẩn, tự xưng là Giám Hồ nữ hiệp, bút danh Thiên Thu. Thu Cẩn quê Sơn âm Chiết Giang (nay là Thiệu Hưng), sinh ở huyện Mân, tỉnh Phúc Kiến (nay là Phúc Châu), coi thường lễ giáo phong kiến, đề xướng nam nữ bình đẳng, tính tình hào sảng, văn ôn võ luyện, từng du học tự túc ở Nhật Bản, về sau tham gia các tổ chức cách mạng như Tam Hợp hội, Quang Phục hội, Đồng Minh hội… Năm 1907, bà cùng bọn Từ Tích Lân tổ chức Quang Phục quân, đồng khởi nghĩa ở Chiết Giang, An Huy ngày mùng 7 tháng 6. Sự việc bại lộ, bà bị bắt. Ngày 15/7, bà bị xử tử ở Hiên Đình Khẩu, Chiết Giang. Thu Cẩn là hình mẫu của nữ chiến sĩ cách mạng trong tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn.
Hồn phách trầm tĩnh như nước thu đó liệu có nhìn thấy vầng trăng sáng đầu tiên của đất nước Trung Quốc mới hay không? Hiệp khách chân chính, kiếm còn chưa rút, thì sự sắc bén đã làm kinh hãi thế gian, người nữ nhi nổi danh Giang Nam này quả thực có khí phách cưỡi gió vạn dặm, xông thẳng tầng mây. Khi bạn đang say đắm trong sự nên thơ của khung cảnh cầu con nước chảy, thì vẫn có một mặt hồ trong tâm hồn, sóng vỗ xô bờ, xao động mãi không thôi.
Di chuyển trên sông nước khó tránh khỏi bị ướt, hơi lạnh thấm buốt cõi lòng. Chọn một bờ bên để lên, đi trên con đường lát đá, những phiến đá bị thời gian mài mòn thành trơn bóng, bạn xóa đi những bụi phấn mà người đi trước còn lưu lại, còn những trần ai mà bạn để lại, sẽ lại có người khác xóa mờ giúp bạn. Trong lúc vô tình, những giọt nước từ những giò lan u tĩnh treo lên ban công tí tách nhỏ xuống, làm ướt tóc bạn, nhưng lại thoang thoảng mùi hương xao động tâm hồn.
Một giọt sương lan thanh nhã tuyệt trần, tựa như một giọt mực vỡ nhỏ trên giấy Tuyên Thành, thấm nhòe hồi ức sặc sỡ. Là thư thánh Vương Hy Chi đã đem thủy mặc hội tụ thành suối lan, dùng ngòi bút như nước chảy mây trôi viết thành “Lan đình tập sự”, để tiếng thơm truyền đến ngàn đời. Lan đình của ngày xưa từng có một cuộc tụ họp mây trắng gió xuân, các danh sĩ Ngụy Tấn đã ký gửi tâm tình vào non nước nơi này, uống rượu ngâm thơ, khi cảm thán chuyện không hợp thời cuộc, khó tránh khỏi bị vạn vật đa tình nơi đây chuốc cho say túy lúy.
Sinh mệnh vốn có rất nhiều cách kiếm tìm, nếu như khi tìm kiếm mà ta có một cõi lòng bình thản ung dung thì ủ dột cũng có thể sáng láng, khốn đốn cũng có thể tỉnh táo. Còn dùng tài cao để cầu danh lợi, chưa chắc đã là hành động của bậc minh trí; dùng sự độ lượng để chứa đựng tự nhiên, lại há chẳng phải là một cuộc đời khoáng đạt hay sao? Khi bạn nhìn lại quá khứ, không biết là ai đã tặng một chén sương trong vắt trên cành u lan, quay người nhìn lại, nàng đã biến mất trong ngõ đá mưa khói mất rồi.
Ánh dương mềm dịu cháy tan theo từng lớp ngói đen, trong khoảnh khắc bạn chớp mắt, những lá tửu kỳ[2] phất phơ đón gió có thể thấy ở bất cứ nơi đâu, gấp gáp muốn chỉ cho bạn thấy bình rượu ngon đã bị thời gian Thiệu Hưng ủ kín. Cho dù bạn có kìm nén được trước sự mê hoặc của mùi rượu thơm hay không, bạn đều không thể tự chủ mà chọn một quán rượu, bước qua bậu cửa gỗ cũ mèm, say tỉnh mặc sức thỏa ý.
[2] Tửu kỳ: Lá cờ bằng gấm, trên thêu chữ “Tửu” (rượu) thường được treo trước quán rượu, nhà hàng thời cổ để đánh dấu và mời mọc khách quan.
Trong phòng tràn ngập mùi rượu thơm nồng, bạn chưa nếm rượu thì đã ngà ngà say. Bộ bàn ghế gỗ cổ, những khách uống rượu đến từ trời nam đất bắc ngồi vây quanh, không ai hỏi ai từ đâu đến, đi về đâu, một bình Hoa Điêu đã chuốc say mọi cuộc đời buồn vui sướng khổ của mỗi người. Câu chuyện của mỗi người đều là một vò rượu cũ chôn sâu, bạn mượn cây kéo thời gian nhàn tản của Thiệu Hưng để mở nó ra, trong ánh nắng nhàn nhạt, đôi mắt ngây ngây, nhớ lại ngày hôm qua đầy biến động của chính mình.
Chỉ như thời gian được thưởng thức một ly rượu, chuyện cũ chớp mắt đã mười năm. Tuế nguyệt trong ly rượu không còn sắc nhọn, nó sẽ không truy đuổi bạn, bạn có thể uống đến say mèm, từ sáng sớm bình minh, đến khi đêm về trăng lên, cũng chỉ có một ngọn đèn thắp sáng vì bạn. Khi bạn nhìn thấy một chiếc áo dài cũ rách, và lầm tưởng đó là Khổng Ất Kỷ[3], mới hay rằng, mình đã say thật rồi. Khi tỉnh lại, câu chuyện của bạn đã kết thúc, khi say mèm, câu chuyện của người khác lại mới bắt đầu.
[3] Khổng Ất Kỷ: Một nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn.
Giả như bạn là một khách từ phương xa tới, không kiềm lòng được trước sự cổ kính của sông nước, nói không chừng sẽ lạc lối trong một ngõ nhỏ man mác khói xanh nào đó, không nhớ nổi đường đến. Hoặc là bị cơn gió thoảng lãng quên trên một cây cầu không biết tên nào đó, không biết được đường về. Lúc ấy, bạn chỉ cần tìm nơi có nước chảy, tại bất cứ một bến đậu nào, những phu thuyền trên những con thuyền mui đen ấy, sẽ đưa bạn đến mọi nơi có liên quan đến Thiệu Hưng.
Mỗi một cây cầu cổ là một điểm dừng chân của nhân sinh, mỗi một bến đò là một khởi đầu của vận mệnh, bạn đặt người khách qua đường đi lướt qua nhau trước một song cửa sổ sát dòng nước, rồi lại gửi gắm phong cảnh mà bạn du ngoạn vào chân trời phù vân. Bạn cho rằng cách xa sông nước là có thể đặt chân lên đất liền, mặc cho gió dập mưa vùi, ai có hay rằng, quanh đi quẩn lại sẽ lại quay về trên chiếc thuyền mui đen. Ở nơi đây, sông nước là dòng chảy, bạn muốn đến bờ bên kia, thì buộc phải di chuyển trên dòng nước. Người có trí tuệ sẽ hiểu được chân lý “tòng thiện như nước chảy”, “nhu có thể khắc cương”, và tấm lòng dù rộng lớn đến đâu, cũng chẳng vượt nổi sự mênh mông của nước.
Chảy xuôi theo dòng, không cần đo đếm độ dài của dòng chảy, để lịch sử đã hé mở chìm sâu dưới đáy nước, để câu chuyện chưa từng được đọc trôi nổi trên mặt nước. Trong kết cục đi tìm khởi đầu mới, nói cho cơn gió nhẹ hay rằng, bạn sẽ đến vườn Thẩm, sẽ tìm kiếm một giấc mộng cũ bi thương thời Tống. Nói với mây trắng rằng, bạn sẽ đến vùng thôn quê, yên lặng ngắm sân khấu đã già nua của tuổi xuân.
Ly biệt ngắn ngủi là để có niềm vui lúc trùng phùng, ly biệt vĩnh viễn lại là một vẻ đẹp không thể tả bằng lời của nhân sinh. Bạn từng hồi tưởng sâu sắc về sông nước, có một ngày, sông nước cũng sẽ lờ mờ nhớ lại bạn của ngày hôm qua.
Gặp gỡ vườn Thẩm
Hồng tô thủ, hoàng đằng tửu, mãn thành xuân sắc cung tường liễu. Đông phong ác, hoan tình bạc, nhất hoài sầu tự, kỷ niên ly sách, thác, thác, thác!
Xuân như cựu, nhân không sấu. Lệ ngân hồng ấp giao tiêu thấu. Đào hoa lạc, nhàn trì các, sơn mình tuy tịa, cẩm thư nan thác, mạc, mạc, mạc!
(Tống, Lục Du, “Thoa đầu phượng”)
(Dịch thơ Nguyễn Xuân Tảo:
Tay trắng muốt, rượu vàng rót, cây liễu cung sân xuân cách bức. Gió đông dữ, tình thắm lỡ, một mối tơ sầu, bao năm tan vỡ. Dở, dở, dở!
Xuân như trước, người gầy rạc, ngấn lệ đỏ ngầu khăn lụa ướt. Hoa đào rữa, lầu gác trở. Non thề còn kia. Chớ, chớ, chớ!)
Thế tình bạc, nhân tình ác, vũ tống hoàng hôn hoa dịch lạc. Hiểu phong can, lệ ngân tàn, dục tiên tâm sự, độc ngữ tà lan. Nan, nan, nan!
Nhân thành các, kim phi tạc, bệnh hồn thường tự thu thiên tác. Giốc thanh hàn, dạ lan san, phạ nhân tầm vấn, yên lệ trang hoan. Man, man, man!
(Tống, Đường Uyển, “Thao đầu phượng”)
(Dịch thơ Đông A:
Tình đời bạc, tình người ác, mưa tiễn hoàng hôn hoa tan tác. Gió mai lan, lệ hoen tàn, muốn thư tâm sự, rặt ý lan man. Nan, nan, nan!
Người đơn bạc, nay mai khác, bệnh lòng như thể ngàn thu tạc. Tiếng tù vang, bóng đêm tan, sợ người tra hỏi, nuốt lệ tân trang. Gian, gian, gian!)
Chưa một ai bước vào vườn Thẩm[4] mà cảm giác như gió mưa quay về, cho dù cảnh trí và sự tích nơi đây đã sớm lặp lại hàng trăm ngàn lần trong giấc mơ của bạn. Nhưng rốt cuộc bạn chỉ là một áng mây màu phiêu lãng, có lẽ bạn có thể nhận ra mối tình quá khứ năm xưa của vườn Thẩm, nhưng lại không có một cành cây ngọn cỏ nào nơi đây đợi chờ bạn. Nếu như nói là đến đây để hồi tưởng, thì cái bạn hồi tưởng là ký ức của Lục Du; nếu như bạn nói là đến đây để tìm mộng, thì cái bạn tìm kiếm là mộng cảnh của Đường Uyển. Vườn Thẩm như một hồ nước xuân sáng như gương, có thể soi bóng chuyện cũ ngày xưa một cách rõ ràng, nhưng bạn vĩnh viễn chỉ là một kẻ bên ngoài nhìn vào, mà không thể là người bước vào trong tấm gương.
[4] Vườn Thẩm (Thẩm viên): là khu vườn cảnh nổi tiếng đời Tống ở Thiệu Hưng, gắn liền với câu chuyện tình bi thảm của nhà thơ Lục Du và người vợ Đường Uyển. Năm 20 tuổi, Lục Du kết duyên cùng người em họ Đường Uyển, hai người là thanh mai trúc mã, vừa tâm đầu ý hợp, thi thư xướng họa, nhưng Đường Uyển lại bị mẹ chồng ghét bỏ, bà buộc Lục Du phải bỏ Đường Uyển, Lục Du đành phải chia tay Đường Uyển, nhưng vẫn lén thuê nhà riêng để hai vợ chồng có thể gặp gỡ. Sau này mẹ Lục Du phát hiện, đến tận nơi mắng nhiếc, khiến Lục Du và Đường Uyển phải chia tay thật sự. Lục Du cưới vợ khác, còn Đường Uyển lấy Triệu Sĩ Trinh. Hơn mười năm sau, Lục Du dạo chơi vườn Thẩm, tình cờ gặp Đường Uyển và chồng, Đường Uyển kể hết cho Triệu Sĩ Trinh, Triệu Sĩ Trinh là người cao thượng, không những cảm thông mà còn cho phép vợ làm tiệc rượu đãi Lục Du. Lục Du đã đề một bài từ trên tường để bày tỏ nỗi lòng mình, chính là bài “Thoa đầu phượng”. Đường Uyển đọc xong cũng cảm động, đề một bài từ đáp lại. Sau buổi hôm ấy, Đường Uyển buồn rầu nghĩ ngợi, rồi ốm mà mất. Cái chết của nàng khiến Lục Du đau khổ, ân hận suốt đời, không thể nguôi ngoai.
Mặc dầu chỉ là một hạt bụi trần lơ lửng giữa thời gian của vườn Thẩm, nhưng vì khúc thiên cổ tuyệt xướng đó, mà du khách như nước lũ đến dạo quẩn quanh trong vườn như xưa. Đương nhiên, cánh cửa dày nặng đã từng đóng im ỉm đó của vườn Thẩm đã ung dung mở ra chào đón tất cả mọi người. Vườn Thẩm vốn là một khu vườn của họ Thẩm ở Giang Nam, cho dù thấm đẫm trăng sáng thời Tống, lại trôi qua mây nước Minh, Thanh, còn nhuốm màu mưa khói thời nay, nhưng năm tháng ở nơi này trước sau vẫn dừng lại trong một bài từ tên là “Thoa đầu phượng”.
Là “Thoa đầu phượng” của Lục Du và Đường Uyển, cũng là vườn Thẩm của Lục Du và Đường Uyển. Họ bị hiện thực tàn khốc chia cắt vận mệnh, trở thành tù nhân của lễ giáo phong kiến, mà vườn Thẩm lại tạo cho họ một vận mệnh khác, khiến ly biệt có thể trùng phùng đầy thương cảm, khiến tan vỡ có thể viên mãn một cách tàn khuyết. Dù cho suốt đời chẳng được bên nhau, nhưng họ lại trở thành một phong cảnh chẳng thể chia lìa trong vườn Thẩm, vườn Thẩm cũng nhờ câu chuyện của họ, mà trở thành một địa điểm khiến người ta phải nhẫn nại nghiền ngẫm nghĩ suy.
Thảng như bạn không muốn làm một người cổ hủ, khi đến vườn Thẩm, không nhất thiết phải mang theo sắc thái bi thương, không cần phải thở than đau đáu, cũng không cần phải cảm thấy trống trải chua xót. Bởi vì, nơi đây đã từng có cuộc ly biệt rõ ràng sáng tỏ, cũng đã từng có những hồi ức tươi đẹp khôn xiết. Bất cứ vương vấn vô cớ nào, đều là sự hốt hoảng không tên. Phong cảnh nơi này, câu chuyện nơi này, sẽ không khiến ai vô tình bỏ lỡ, và cũng không vì ai cố ý dừng lại. Đi theo những dấu tích thưa thớt còn sót lại của câu chuyện xưa, bước đi trong giấc mộng cũ của mưa gió vườn Thẩm, bạn có thể cảm động, nhưng không nên bi thương; bạn có thể say đắm, nhưng không nên mơ hồ.
Vườn Thẩm năm đó kỳ thực đã bị chôn vùi trong gió bụi thời gian, chính những người đời sau vì đi tìm giấc mộng, nên đã trùng tu lại di tích lịch sử còn sót lại này, để người đời có thể nhìn thấy được tình cảnh năm xưa từ những cảnh vật hiện thời mà mình có thể chạm tay vào được. Không người nào so đo xem vườn Thẩm trước mắt có chân thực như xưa không, bởi vì bạn nhắm mắt lại là có thể ngửi thấy mùi hoa thơm, nghe thấy tiếng mưa rơi, còn có cơn gió thoảng nhè nhẹ bước đi trong vườn, hết thảy đều đang nói với bạn, là thật, chân thực như mộng cảnh, và mộng cảnh cũng là chân thực.
Bước vào khu vườn vốn là bối cảnh sáng tác đó, chỉ mấy chữ “bối cảnh sáng tác” đã khiến bạn quên mất dòng tư duy ban nãy vẫn còn thật giả lẫn lộn kia. Đá Thái Hồ sừng sững đứng riêng, bị tuế nguyệt mài sáng, khắc lên trên đó sắc màu của tháng năm, nó dùng tư thế thơ mộng, kể với bạn rằng có một thi nhân tên là Lục Du, đã từng ở nơi đây cô độc đợi chờ Đường Uyển. Đá Thái Hồ tang thương chép lại quá vãng đã trôi qua, cho dù bị tháng năm đẽo gọt thành trăm ngàn lỗ hổng, nhưng vẫn vì một câu chuyện cảm động, dõi nhìn từng đôi mắt mịt mờ một cách đầy tình thơ ý họa như xưa.
Một làn hương mai thanh nhã bay qua non nước xa vời vợi của lịch sử, chậm rãi ùa tới. Vấn Mai Hạm là một tòa lâu đài thủy tạ mô phỏng phong cách Tống, vì thi nhân yêu hoa mai ấy mà hành lang phong cảnh của vườn Thẩm cũng tràn đầy dấu hương của loài hàn mai. Nếu như bạn đi theo hương hoa lúc mai đương nở, thì những đóa hoa chúm chím môi cười ấy sẽ trang nhã giao hòa với bạn. Cho dù bạn đến vườn Thẩm vào những mùa khác, thì lòng bạn vẫn hướng về phong thái lạnh lùng cao ngạo dứt khoát của nàng. Một tiếng hỏi mai dẫn dắt trăm ngàn tình ý, một giai nhân yểu điệu như hoa mai đã từng nhàn tản dưới khung cửa sổ lạnh lẽo của bạn, đến nay, lại bị ai chia cắt nơi chân trời?
Lục Du nói: “Ngõ nhỏ thành nam lại vào xuân, chỉ thấy hoa mai chẳng thấy người.” Tháng ngày xanh ngăn ngắt, sắc xuân tràn ngập trên đường, Lục Du một mình dựa vào lan can ngắm hết hoa thơm, nhưng chẳng thấy dấu thơm bóng lẻ của Đường Uyển. Chỉ có hàn mai ngập lối vườn xuân ấy, dùng phong cốt đoan trang tao nhã của nàng, mấy độ hương thơm cách tuyệt tục thế, trên bờ xanh um của hồng trần, một mình nhàn nhã thanh tịnh. Hồi tưởng chỉ là sự bối rối trống trải hiện thời, dù cho có tài cao kinh thế, tấm lòng độ lượng, cũng chỉ có thể ở giữa vườn Thẩm sắc xuân giăng mắc, âm thầm hỏi thăm quá vãng thơm hương của một cây mai.
Đi trên cây cầu đá cổ kính mộc mạc trong vườn Thẩm mới hay, tên cầu là “Thương Tâm”. Hoa hạnh mưa khói, dương liễu cầu đá, vốn là những cảnh tượng dịu dàng nhất của Giang Nam, giờ đây, giữa cảnh trí tự nhiên mới mẻ này, lại có thêm ít nhiều ký ức ẩm ướt. Khi tóc trắng phơ phơ, Lục Du mới trở lại vườn Thẩm, đứng bên cạnh cầu, những tình cảm đã đè nén nhiều năm không dám chạm vào nay lần nữa tuôn trào như thác lũ, xối xả thành dòng, xoay qua chuyển lại trong sâu thẳm trái tim. Ông thảm thiết ngâm rằng: “Thương Tâm kiều hạ xuân ba lục, tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.” (Dưới cầu sóng biếc trông đứt ruột, Đây bóng hồng soi thoảng lúc nào[5]) Chính là lúc Lục Du quay đầu nhìn lại chuyện cũ tình xưa, để lại mối thương lòng ngàn lời khó tả dưới cây cầu đá vườn Thẩm. Trong mộng, chim hồng kinh sợ soi bóng, hồng nhan như xưa, tỉnh lại vườn Thẩm đã mài sáng đôi mắt mờ đục, nàng đã biến mất trong vầng sáng của trần thế.
[5] Trích trong bài Thẩm viên, kỳ nhất. Dịch thơ Khương Hữu Dụng.
Ký ức sông nước
Người ta nói sông nước Thiệu Hưng là một dòng sông, bạn đứng ở bên bờ đá xanh, muốn qua sông, chỉ có cách ngồi lên thuyền nhỏ mui đen mới có thể đi qua. Bất cứ phương thức nào khác đều không thể thực sự đưa bạn vào giấc mộng sông nước. Dòng sông mang đậm phong cách cổ xưa của Giang Nam, sẽ thanh lọc sạch sẽ cõi lòng đầy mây khói phù hoa của bạn, gạt bỏ mọi bối rối của khách qua đường là bạn, mang đến cho bạn hơi ấm của người trở về. Lội nước mà đi, trong sương khói mờ mịt bao trùm sông nước, phong cảnh hai bên bờ sẽ làm ướt đẫm áo khăn của bạn, mà sau đó, lại từ từ thẩm thấu vào tận sâu thẳm linh hồn bạn.
Mái chèo khua qua ký ức cổ xưa của Thiệu Hưng, những sóng nước nhẹ nhàng lan tỏa sẽ trùng phùng gợi mở những sự tình mà bạn đã quên lãng hay đóng kín. Những khoảnh khắc từng khắc sâu tâm khảm vốn đã nhạt nhòa, mà giờ đây, từng chi tiết mơ hồ lại trở nên sống động, sắc nét. Phong cảnh cổ kính khóa kín mọi nét hoa lệ của thế gian, khiến bạn có thể thưởng ngoạn mây trôi gió vờn ngay từ những dấu tích đã xanh rêu. Ở vùng sông nước không có điêu khắc, không thấy trang hoàng, và đâu đâu cũng là nên thơ tự nhiên này, rất nhiều cuộc đời tối tăm, trong một sát na, đã trở thành linh hồn sống động.
Men theo những cảnh trí thơ mộng, thanh tân, linh khí từ xa đến gần tựa như một cơn gió nhẹ ùa đến, lịch sử từ cổ đến kim cũng như một cuốn cổ thư từ từ mở ra. Vô vàn nhân vật, sự tình của vùng sông nước chưa từng được thống kê một cách tỉ mỉ, đã lọt vào giữa năm tháng cuồn cuộn như nước trào, bởi vì chỉ có đi xuyên qua thời gian mưa khói hàng ngàn năm, mới có thể thực sự nắm bắt được những câu chuyện chìm sâu trong dòng nước Thiệu Hưng.
Những thứ đã xa nay quay trở lại, lịch sử như một tấm gương đồng han gỉ, treo trước song cửa sổ vùng sông nước, trong những ngày tháng sắc nhọn, để lộ ra chiếc bóng tang thương của mình. Vua Đại Vũ đã từng trị thủy cứu dân đen nơi đây, Việt Vương Câu Tiễn đã từng nếm mật nằm gai trên mảnh đất này để giành lại thiên hạ. Ai đã có mối tình bi thương không lời ở vườn Thẩm đó, còn có chuyến du hành hoài niệm chuyện cũ người xưa như văn hào Lỗ Tấn? Thậm chí, khi bạn hít thở, mùi thơm của mực trong bức “Lan đình tập sự” của Vương Hy Chi còn làm bạn nghẹt thở đến mức không dám thả trôi dòng suy tưởng, thứ mực nước nghìn năm ấy đã tẩy nhãn tịnh tâm cho bạn, lọc tẩy hết thảy những nóng vội của con người, chỉ giữ lại một khoảng trời trong vắt.
Là một người có tâm trí trong sáng, bạn có thể du ngoạn trong không gian đơn sơ phóng khoáng của lịch sử, mơ mộng trong phong cảnh tú lệ của sông nước, không cần lo lắng bị thế sự phồn tạp ngăn cản, không cần tính toán những tình cảm chua xót vây cuốn. Bạn nhắm mắt lại, cảm nhận vẻ đẹp đắm say của sông nước, bạn mở mắt ra, ngọn gió xuân dịu dàng ấy đã lặn sâu trong linh hồn bạn, nói với bạn rằng, phút giây này, cuộc sống thật mới mẻ và chân thực xiết bao.
Chiếc thuyền mui đen nho nhỏ chảy xuôi theo dòng, ngước mắt lên rồi dựa cửa sổ để ngắm nhìn Giang Nam tươi đẹp, gặp gỡ trong phút giây đã đủ níu kéo tuổi xuân và mộng tưởng mà gió bụi từng che lấp. Thời gian tựa như một lưỡi dao sắc lẹm, cắt đứt tuổi hoa xanh biêng biếc, và cũng có thể cắt đứt ký ức sâu thẳm, giải phóng những suy nghĩ bị giam cầm. Những câu chuyện cũ từng bị tuế nguyệt hong khô đã bắt đầu ướt đẫm, dưới ánh dương rực rỡ sáng lòa, chúng lại mang hơi ấm của tháng ngày.
Khi bạn tán thưởng phong tư dịu dàng yểu điệu của các giai nhân Giang Nam, sao không nhớ tới người hồng nhan cân quắc chẳng kém đấng mày râu ấy? Trong thời đại mây đen ngập lối đó, một câu “Thu phong thu vũ sầu sát nhân” (Gió thu mưa thu buồn đến giết người) của Thu Cẩn[1] đã vạch thẳng sự đen tối của thời đại, đến nay vẫn còn được hậu nhân truyền tụng không quên. Thân là nữ nhi, bà hành tẩu trên đoạn đường đầu của cách mạng, rong ruổi giang hồ, cưỡi sóng đạp gió. Cuối cùng máu nhuộm Hiên đình, xương vùi Tây lãnh, sự tích lẫy lừng đó đã làm xúc động tâm can con người mọi thời đại.
[1] Thu Cẩn (1875-1907), chí sĩ cách mạng dân chủ cận đại của Trung Quốc, tên gốc là Thu Khuê Cán, tự Toàn Khanh, hiệu Nhật Ngô, nhũ danh là Ngọc Cô, sau khi sang Nhật đổi tên là Thu Cẩn, tự xưng là Giám Hồ nữ hiệp, bút danh Thiên Thu. Thu Cẩn quê Sơn âm Chiết Giang (nay là Thiệu Hưng), sinh ở huyện Mân, tỉnh Phúc Kiến (nay là Phúc Châu), coi thường lễ giáo phong kiến, đề xướng nam nữ bình đẳng, tính tình hào sảng, văn ôn võ luyện, từng du học tự túc ở Nhật Bản, về sau tham gia các tổ chức cách mạng như Tam Hợp hội, Quang Phục hội, Đồng Minh hội… Năm 1907, bà cùng bọn Từ Tích Lân tổ chức Quang Phục quân, đồng khởi nghĩa ở Chiết Giang, An Huy ngày mùng 7 tháng 6. Sự việc bại lộ, bà bị bắt. Ngày 15/7, bà bị xử tử ở Hiên Đình Khẩu, Chiết Giang. Thu Cẩn là hình mẫu của nữ chiến sĩ cách mạng trong tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn.
Hồn phách trầm tĩnh như nước thu đó liệu có nhìn thấy vầng trăng sáng đầu tiên của đất nước Trung Quốc mới hay không? Hiệp khách chân chính, kiếm còn chưa rút, thì sự sắc bén đã làm kinh hãi thế gian, người nữ nhi nổi danh Giang Nam này quả thực có khí phách cưỡi gió vạn dặm, xông thẳng tầng mây. Khi bạn đang say đắm trong sự nên thơ của khung cảnh cầu con nước chảy, thì vẫn có một mặt hồ trong tâm hồn, sóng vỗ xô bờ, xao động mãi không thôi.
Di chuyển trên sông nước khó tránh khỏi bị ướt, hơi lạnh thấm buốt cõi lòng. Chọn một bờ bên để lên, đi trên con đường lát đá, những phiến đá bị thời gian mài mòn thành trơn bóng, bạn xóa đi những bụi phấn mà người đi trước còn lưu lại, còn những trần ai mà bạn để lại, sẽ lại có người khác xóa mờ giúp bạn. Trong lúc vô tình, những giọt nước từ những giò lan u tĩnh treo lên ban công tí tách nhỏ xuống, làm ướt tóc bạn, nhưng lại thoang thoảng mùi hương xao động tâm hồn.
Một giọt sương lan thanh nhã tuyệt trần, tựa như một giọt mực vỡ nhỏ trên giấy Tuyên Thành, thấm nhòe hồi ức sặc sỡ. Là thư thánh Vương Hy Chi đã đem thủy mặc hội tụ thành suối lan, dùng ngòi bút như nước chảy mây trôi viết thành “Lan đình tập sự”, để tiếng thơm truyền đến ngàn đời. Lan đình của ngày xưa từng có một cuộc tụ họp mây trắng gió xuân, các danh sĩ Ngụy Tấn đã ký gửi tâm tình vào non nước nơi này, uống rượu ngâm thơ, khi cảm thán chuyện không hợp thời cuộc, khó tránh khỏi bị vạn vật đa tình nơi đây chuốc cho say túy lúy.
Sinh mệnh vốn có rất nhiều cách kiếm tìm, nếu như khi tìm kiếm mà ta có một cõi lòng bình thản ung dung thì ủ dột cũng có thể sáng láng, khốn đốn cũng có thể tỉnh táo. Còn dùng tài cao để cầu danh lợi, chưa chắc đã là hành động của bậc minh trí; dùng sự độ lượng để chứa đựng tự nhiên, lại há chẳng phải là một cuộc đời khoáng đạt hay sao? Khi bạn nhìn lại quá khứ, không biết là ai đã tặng một chén sương trong vắt trên cành u lan, quay người nhìn lại, nàng đã biến mất trong ngõ đá mưa khói mất rồi.
Ánh dương mềm dịu cháy tan theo từng lớp ngói đen, trong khoảnh khắc bạn chớp mắt, những lá tửu kỳ[2] phất phơ đón gió có thể thấy ở bất cứ nơi đâu, gấp gáp muốn chỉ cho bạn thấy bình rượu ngon đã bị thời gian Thiệu Hưng ủ kín. Cho dù bạn có kìm nén được trước sự mê hoặc của mùi rượu thơm hay không, bạn đều không thể tự chủ mà chọn một quán rượu, bước qua bậu cửa gỗ cũ mèm, say tỉnh mặc sức thỏa ý.
[2] Tửu kỳ: Lá cờ bằng gấm, trên thêu chữ “Tửu” (rượu) thường được treo trước quán rượu, nhà hàng thời cổ để đánh dấu và mời mọc khách quan.
Trong phòng tràn ngập mùi rượu thơm nồng, bạn chưa nếm rượu thì đã ngà ngà say. Bộ bàn ghế gỗ cổ, những khách uống rượu đến từ trời nam đất bắc ngồi vây quanh, không ai hỏi ai từ đâu đến, đi về đâu, một bình Hoa Điêu đã chuốc say mọi cuộc đời buồn vui sướng khổ của mỗi người. Câu chuyện của mỗi người đều là một vò rượu cũ chôn sâu, bạn mượn cây kéo thời gian nhàn tản của Thiệu Hưng để mở nó ra, trong ánh nắng nhàn nhạt, đôi mắt ngây ngây, nhớ lại ngày hôm qua đầy biến động của chính mình.
Chỉ như thời gian được thưởng thức một ly rượu, chuyện cũ chớp mắt đã mười năm. Tuế nguyệt trong ly rượu không còn sắc nhọn, nó sẽ không truy đuổi bạn, bạn có thể uống đến say mèm, từ sáng sớm bình minh, đến khi đêm về trăng lên, cũng chỉ có một ngọn đèn thắp sáng vì bạn. Khi bạn nhìn thấy một chiếc áo dài cũ rách, và lầm tưởng đó là Khổng Ất Kỷ[3], mới hay rằng, mình đã say thật rồi. Khi tỉnh lại, câu chuyện của bạn đã kết thúc, khi say mèm, câu chuyện của người khác lại mới bắt đầu.
[3] Khổng Ất Kỷ: Một nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn.
Giả như bạn là một khách từ phương xa tới, không kiềm lòng được trước sự cổ kính của sông nước, nói không chừng sẽ lạc lối trong một ngõ nhỏ man mác khói xanh nào đó, không nhớ nổi đường đến. Hoặc là bị cơn gió thoảng lãng quên trên một cây cầu không biết tên nào đó, không biết được đường về. Lúc ấy, bạn chỉ cần tìm nơi có nước chảy, tại bất cứ một bến đậu nào, những phu thuyền trên những con thuyền mui đen ấy, sẽ đưa bạn đến mọi nơi có liên quan đến Thiệu Hưng.
Mỗi một cây cầu cổ là một điểm dừng chân của nhân sinh, mỗi một bến đò là một khởi đầu của vận mệnh, bạn đặt người khách qua đường đi lướt qua nhau trước một song cửa sổ sát dòng nước, rồi lại gửi gắm phong cảnh mà bạn du ngoạn vào chân trời phù vân. Bạn cho rằng cách xa sông nước là có thể đặt chân lên đất liền, mặc cho gió dập mưa vùi, ai có hay rằng, quanh đi quẩn lại sẽ lại quay về trên chiếc thuyền mui đen. Ở nơi đây, sông nước là dòng chảy, bạn muốn đến bờ bên kia, thì buộc phải di chuyển trên dòng nước. Người có trí tuệ sẽ hiểu được chân lý “tòng thiện như nước chảy”, “nhu có thể khắc cương”, và tấm lòng dù rộng lớn đến đâu, cũng chẳng vượt nổi sự mênh mông của nước.
Chảy xuôi theo dòng, không cần đo đếm độ dài của dòng chảy, để lịch sử đã hé mở chìm sâu dưới đáy nước, để câu chuyện chưa từng được đọc trôi nổi trên mặt nước. Trong kết cục đi tìm khởi đầu mới, nói cho cơn gió nhẹ hay rằng, bạn sẽ đến vườn Thẩm, sẽ tìm kiếm một giấc mộng cũ bi thương thời Tống. Nói với mây trắng rằng, bạn sẽ đến vùng thôn quê, yên lặng ngắm sân khấu đã già nua của tuổi xuân.
Ly biệt ngắn ngủi là để có niềm vui lúc trùng phùng, ly biệt vĩnh viễn lại là một vẻ đẹp không thể tả bằng lời của nhân sinh. Bạn từng hồi tưởng sâu sắc về sông nước, có một ngày, sông nước cũng sẽ lờ mờ nhớ lại bạn của ngày hôm qua.
Gặp gỡ vườn Thẩm
Hồng tô thủ, hoàng đằng tửu, mãn thành xuân sắc cung tường liễu. Đông phong ác, hoan tình bạc, nhất hoài sầu tự, kỷ niên ly sách, thác, thác, thác!
Xuân như cựu, nhân không sấu. Lệ ngân hồng ấp giao tiêu thấu. Đào hoa lạc, nhàn trì các, sơn mình tuy tịa, cẩm thư nan thác, mạc, mạc, mạc!
(Tống, Lục Du, “Thoa đầu phượng”)
(Dịch thơ Nguyễn Xuân Tảo:
Tay trắng muốt, rượu vàng rót, cây liễu cung sân xuân cách bức. Gió đông dữ, tình thắm lỡ, một mối tơ sầu, bao năm tan vỡ. Dở, dở, dở!
Xuân như trước, người gầy rạc, ngấn lệ đỏ ngầu khăn lụa ướt. Hoa đào rữa, lầu gác trở. Non thề còn kia. Chớ, chớ, chớ!)
Thế tình bạc, nhân tình ác, vũ tống hoàng hôn hoa dịch lạc. Hiểu phong can, lệ ngân tàn, dục tiên tâm sự, độc ngữ tà lan. Nan, nan, nan!
Nhân thành các, kim phi tạc, bệnh hồn thường tự thu thiên tác. Giốc thanh hàn, dạ lan san, phạ nhân tầm vấn, yên lệ trang hoan. Man, man, man!
(Tống, Đường Uyển, “Thao đầu phượng”)
(Dịch thơ Đông A:
Tình đời bạc, tình người ác, mưa tiễn hoàng hôn hoa tan tác. Gió mai lan, lệ hoen tàn, muốn thư tâm sự, rặt ý lan man. Nan, nan, nan!
Người đơn bạc, nay mai khác, bệnh lòng như thể ngàn thu tạc. Tiếng tù vang, bóng đêm tan, sợ người tra hỏi, nuốt lệ tân trang. Gian, gian, gian!)
Chưa một ai bước vào vườn Thẩm[4] mà cảm giác như gió mưa quay về, cho dù cảnh trí và sự tích nơi đây đã sớm lặp lại hàng trăm ngàn lần trong giấc mơ của bạn. Nhưng rốt cuộc bạn chỉ là một áng mây màu phiêu lãng, có lẽ bạn có thể nhận ra mối tình quá khứ năm xưa của vườn Thẩm, nhưng lại không có một cành cây ngọn cỏ nào nơi đây đợi chờ bạn. Nếu như nói là đến đây để hồi tưởng, thì cái bạn hồi tưởng là ký ức của Lục Du; nếu như bạn nói là đến đây để tìm mộng, thì cái bạn tìm kiếm là mộng cảnh của Đường Uyển. Vườn Thẩm như một hồ nước xuân sáng như gương, có thể soi bóng chuyện cũ ngày xưa một cách rõ ràng, nhưng bạn vĩnh viễn chỉ là một kẻ bên ngoài nhìn vào, mà không thể là người bước vào trong tấm gương.
[4] Vườn Thẩm (Thẩm viên): là khu vườn cảnh nổi tiếng đời Tống ở Thiệu Hưng, gắn liền với câu chuyện tình bi thảm của nhà thơ Lục Du và người vợ Đường Uyển. Năm 20 tuổi, Lục Du kết duyên cùng người em họ Đường Uyển, hai người là thanh mai trúc mã, vừa tâm đầu ý hợp, thi thư xướng họa, nhưng Đường Uyển lại bị mẹ chồng ghét bỏ, bà buộc Lục Du phải bỏ Đường Uyển, Lục Du đành phải chia tay Đường Uyển, nhưng vẫn lén thuê nhà riêng để hai vợ chồng có thể gặp gỡ. Sau này mẹ Lục Du phát hiện, đến tận nơi mắng nhiếc, khiến Lục Du và Đường Uyển phải chia tay thật sự. Lục Du cưới vợ khác, còn Đường Uyển lấy Triệu Sĩ Trinh. Hơn mười năm sau, Lục Du dạo chơi vườn Thẩm, tình cờ gặp Đường Uyển và chồng, Đường Uyển kể hết cho Triệu Sĩ Trinh, Triệu Sĩ Trinh là người cao thượng, không những cảm thông mà còn cho phép vợ làm tiệc rượu đãi Lục Du. Lục Du đã đề một bài từ trên tường để bày tỏ nỗi lòng mình, chính là bài “Thoa đầu phượng”. Đường Uyển đọc xong cũng cảm động, đề một bài từ đáp lại. Sau buổi hôm ấy, Đường Uyển buồn rầu nghĩ ngợi, rồi ốm mà mất. Cái chết của nàng khiến Lục Du đau khổ, ân hận suốt đời, không thể nguôi ngoai.
Mặc dầu chỉ là một hạt bụi trần lơ lửng giữa thời gian của vườn Thẩm, nhưng vì khúc thiên cổ tuyệt xướng đó, mà du khách như nước lũ đến dạo quẩn quanh trong vườn như xưa. Đương nhiên, cánh cửa dày nặng đã từng đóng im ỉm đó của vườn Thẩm đã ung dung mở ra chào đón tất cả mọi người. Vườn Thẩm vốn là một khu vườn của họ Thẩm ở Giang Nam, cho dù thấm đẫm trăng sáng thời Tống, lại trôi qua mây nước Minh, Thanh, còn nhuốm màu mưa khói thời nay, nhưng năm tháng ở nơi này trước sau vẫn dừng lại trong một bài từ tên là “Thoa đầu phượng”.
Là “Thoa đầu phượng” của Lục Du và Đường Uyển, cũng là vườn Thẩm của Lục Du và Đường Uyển. Họ bị hiện thực tàn khốc chia cắt vận mệnh, trở thành tù nhân của lễ giáo phong kiến, mà vườn Thẩm lại tạo cho họ một vận mệnh khác, khiến ly biệt có thể trùng phùng đầy thương cảm, khiến tan vỡ có thể viên mãn một cách tàn khuyết. Dù cho suốt đời chẳng được bên nhau, nhưng họ lại trở thành một phong cảnh chẳng thể chia lìa trong vườn Thẩm, vườn Thẩm cũng nhờ câu chuyện của họ, mà trở thành một địa điểm khiến người ta phải nhẫn nại nghiền ngẫm nghĩ suy.
Thảng như bạn không muốn làm một người cổ hủ, khi đến vườn Thẩm, không nhất thiết phải mang theo sắc thái bi thương, không cần phải thở than đau đáu, cũng không cần phải cảm thấy trống trải chua xót. Bởi vì, nơi đây đã từng có cuộc ly biệt rõ ràng sáng tỏ, cũng đã từng có những hồi ức tươi đẹp khôn xiết. Bất cứ vương vấn vô cớ nào, đều là sự hốt hoảng không tên. Phong cảnh nơi này, câu chuyện nơi này, sẽ không khiến ai vô tình bỏ lỡ, và cũng không vì ai cố ý dừng lại. Đi theo những dấu tích thưa thớt còn sót lại của câu chuyện xưa, bước đi trong giấc mộng cũ của mưa gió vườn Thẩm, bạn có thể cảm động, nhưng không nên bi thương; bạn có thể say đắm, nhưng không nên mơ hồ.
Vườn Thẩm năm đó kỳ thực đã bị chôn vùi trong gió bụi thời gian, chính những người đời sau vì đi tìm giấc mộng, nên đã trùng tu lại di tích lịch sử còn sót lại này, để người đời có thể nhìn thấy được tình cảnh năm xưa từ những cảnh vật hiện thời mà mình có thể chạm tay vào được. Không người nào so đo xem vườn Thẩm trước mắt có chân thực như xưa không, bởi vì bạn nhắm mắt lại là có thể ngửi thấy mùi hoa thơm, nghe thấy tiếng mưa rơi, còn có cơn gió thoảng nhè nhẹ bước đi trong vườn, hết thảy đều đang nói với bạn, là thật, chân thực như mộng cảnh, và mộng cảnh cũng là chân thực.
Bước vào khu vườn vốn là bối cảnh sáng tác đó, chỉ mấy chữ “bối cảnh sáng tác” đã khiến bạn quên mất dòng tư duy ban nãy vẫn còn thật giả lẫn lộn kia. Đá Thái Hồ sừng sững đứng riêng, bị tuế nguyệt mài sáng, khắc lên trên đó sắc màu của tháng năm, nó dùng tư thế thơ mộng, kể với bạn rằng có một thi nhân tên là Lục Du, đã từng ở nơi đây cô độc đợi chờ Đường Uyển. Đá Thái Hồ tang thương chép lại quá vãng đã trôi qua, cho dù bị tháng năm đẽo gọt thành trăm ngàn lỗ hổng, nhưng vẫn vì một câu chuyện cảm động, dõi nhìn từng đôi mắt mịt mờ một cách đầy tình thơ ý họa như xưa.
Một làn hương mai thanh nhã bay qua non nước xa vời vợi của lịch sử, chậm rãi ùa tới. Vấn Mai Hạm là một tòa lâu đài thủy tạ mô phỏng phong cách Tống, vì thi nhân yêu hoa mai ấy mà hành lang phong cảnh của vườn Thẩm cũng tràn đầy dấu hương của loài hàn mai. Nếu như bạn đi theo hương hoa lúc mai đương nở, thì những đóa hoa chúm chím môi cười ấy sẽ trang nhã giao hòa với bạn. Cho dù bạn đến vườn Thẩm vào những mùa khác, thì lòng bạn vẫn hướng về phong thái lạnh lùng cao ngạo dứt khoát của nàng. Một tiếng hỏi mai dẫn dắt trăm ngàn tình ý, một giai nhân yểu điệu như hoa mai đã từng nhàn tản dưới khung cửa sổ lạnh lẽo của bạn, đến nay, lại bị ai chia cắt nơi chân trời?
Lục Du nói: “Ngõ nhỏ thành nam lại vào xuân, chỉ thấy hoa mai chẳng thấy người.” Tháng ngày xanh ngăn ngắt, sắc xuân tràn ngập trên đường, Lục Du một mình dựa vào lan can ngắm hết hoa thơm, nhưng chẳng thấy dấu thơm bóng lẻ của Đường Uyển. Chỉ có hàn mai ngập lối vườn xuân ấy, dùng phong cốt đoan trang tao nhã của nàng, mấy độ hương thơm cách tuyệt tục thế, trên bờ xanh um của hồng trần, một mình nhàn nhã thanh tịnh. Hồi tưởng chỉ là sự bối rối trống trải hiện thời, dù cho có tài cao kinh thế, tấm lòng độ lượng, cũng chỉ có thể ở giữa vườn Thẩm sắc xuân giăng mắc, âm thầm hỏi thăm quá vãng thơm hương của một cây mai.
Đi trên cây cầu đá cổ kính mộc mạc trong vườn Thẩm mới hay, tên cầu là “Thương Tâm”. Hoa hạnh mưa khói, dương liễu cầu đá, vốn là những cảnh tượng dịu dàng nhất của Giang Nam, giờ đây, giữa cảnh trí tự nhiên mới mẻ này, lại có thêm ít nhiều ký ức ẩm ướt. Khi tóc trắng phơ phơ, Lục Du mới trở lại vườn Thẩm, đứng bên cạnh cầu, những tình cảm đã đè nén nhiều năm không dám chạm vào nay lần nữa tuôn trào như thác lũ, xối xả thành dòng, xoay qua chuyển lại trong sâu thẳm trái tim. Ông thảm thiết ngâm rằng: “Thương Tâm kiều hạ xuân ba lục, tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.” (Dưới cầu sóng biếc trông đứt ruột, Đây bóng hồng soi thoảng lúc nào[5]) Chính là lúc Lục Du quay đầu nhìn lại chuyện cũ tình xưa, để lại mối thương lòng ngàn lời khó tả dưới cây cầu đá vườn Thẩm. Trong mộng, chim hồng kinh sợ soi bóng, hồng nhan như xưa, tỉnh lại vườn Thẩm đã mài sáng đôi mắt mờ đục, nàng đã biến mất trong vầng sáng của trần thế.
[5] Trích trong bài Thẩm viên, kỳ nhất. Dịch thơ Khương Hữu Dụng.
/27
|