Năm Đường Hiến Tông Nguyên Hòa thứ 10 (tức năm 815), Hoài Tây Tiết độ sứ là Ngô Thiếu Dương bị bệnh chết, con trai thứ là Ngô Nguyên Tế do triều đình không đồng ý anh ta tiếp tục nối chức vụ của cha nên đã cậy có nền tảng mấy chục năm của cha, lấy ba châu Thái, Thân, Quang phản lại triều đình. Năm 816, Đường Hiến Tông hạ chiếu đánh dẹp, Đường Đặng Tiết độ sứ Cao Hà Ngụ không địch nổi Ngô Nguyên Tế, Đường Hiến Tông lại lệnh cho Viên Tư Thủ Đại Cao Hà Ngụ dẫn quân đi dẹp loạn nhưng kết quả vẫn bị thảm bại.
Con trai của danh tướng Lý Thành là Lý Tố vào nhận chức trong cung thái tử, biết được tình hình diễn ra như vậy liền chủ động xin ra chiến đấu. Đường Hiến Tông lập tức phong cho Lý Tố làm Đường Đặng Tiết độ sứ, thay Viên Tư gánh vác trọng trách dẹp quân phản loạn.
Lý Tố vâng lệnh, trước hết anh ta đến tiền tuyến Đường Châu (nay là huyện Tất Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Thấy quân lính uể oải, mất dần nhuệ khí vì thua trận liên tiếp, anh ta liền hạ lệnh cho các tướng sĩ:
- Thiên tử biết quân ta yếu đuối nên sai ta đến đây với các ngươi. Nếu dùng vũ lực để dành phần thắng thì đó không phải là sở trường của ta. Các ngươi chi cần bình tĩnh trấn giữ biên cương ta sẽ cố gắng hồi phục lại quân mệnh.
Rất nhiều tướng lĩnh nghe những câu lệnh này thẳng hiểu gì cả. Sự thất bại của tiền nhiệm Viên Tư phần lớn do trị quân không nghiêm. Bởi vậy, họ nhao nhao khuyên Lý Tố rút kinh nghiệm lần trước mà phải nghiêm khắc rèn luyện binh sĩ.
Lý Tố mỉm cười nói:
- Ý chí của quân sĩ uể oải như vậy thì trước hết phải ổn định lòng người. Điều quan trọng hơn là Thượng thư Viên Tư tiền nhiệm trị quân không chặt nên kẻ địch không cảnh giác. Giờ lại thấy ta đến nhận chức ắt sẽ tăng cường phòng bị. Ta muốn tung tin ta lại dẫm vào vết xe đổ của Viên công, mục đích là để cho chúng mê muội, lơ là đề phòng, như vậy bọn ta có thể nhân lúc Ngô Nguyên Tế "ngủ 8ay" mà bắt sống con mãnh hổ này.
Ngô Nguyên Tế coi thường Lý Tố, lại nghe nói quân Đường vẫn lỏng lẻo nên càng không đề phòng. Binh sĩ của Lý Tố thấy không cần phải lao vào nguy hiểm nữa thì cũng yên tâm, răm rắp nghe theo hiệu lệnh. Lý Tố nhân đó mà ngày đêm tập luyện và ngầm thám thính địa thế của Hoài Tây nắm bắt rõ ràng binh lực của Ngô Nguyên Tế. Nửa năm sau, tinh thần đã hồi phục, Lý Tố dâng sớ xin tiếp viện thêm quân để đánh Ngô, Lý Tố áp dụng kế sách "mượn địch để đánh địch", liên tiếp chiến thắng mà không cần dùng nhiều sức, thuận lợi đánh thông đến con đường bao quanh đại bản doanh Thái Châu. Thế là chí khí quân sĩ cao ngút trời.
Lúc này, quân bộ của nhà Đường ở phía bắc do Lý Quang Nhan dẫn các quân Hà Dương, Tuyên Vũ, Ngụy Phó tấn công vào Hoài Tây, đánh bại 3 vạn quân Hoài Tây, uy hiếp Bắc Tuyến xông thẳng đến Hồi Khúc. Ngô Nguyên Tế không phòng ngừa Lý Tố, thấy Bắc Tuyến cấp báo xin cứu viện liền vội vàng điều quân về Hồi Khúc để đối phó với Lý Quang Nhan.
Lý Thạch vốn là tướng dưới quyền Ngô Nguyên Tế, nhưng đã đầu hàng nhà Đường, ông ta nói với Lý Tố:
- Tất cả tinh lực của Thái Châu đã chuyển về Bắc Tuyến. Bây giờ ta có thể thừa thắng xông lên, bắt sống Ngô Nguyên Tế.
Lý Tố nghe theo lệnh, cho Lý Thạch ngày mồng 10 tháng 10 dẫn 3.000 đi tiên phong, đích thân Lý Tố dẫn 3000 quân đi giữa, còn Lý Tiến Thành cùng 3000 quân đi sau chặn hậu, tiến thần tốc về phía đông.
Hành quân đến thôn Trương Sài, vì trời rét căm căm nên binh lính trấn giữ Hoài Tây đều chui vào trong lều, không phòng bị chút nào, quân tiên phong tới nơi giết hết không chừa một tên, nhanh gọn như bổ dưa thái rau vậy.
Lý Tố lệnh cho tướng sĩ vào trong thôn nghỉ ngơi, ăn uống, chuẩn bị yên ngựa cung tên để tiếp tục hành quân gấp. Đêm hôm đó, trời mưa tuyết lạnh kinh người, gió bấc thổi ào ào xé rách hết cờ, bọn ngựa lạnh quá co rúm, túm tụm lại với nhau, có 21 - 22 người chết vì lạnh. Hơn nữa thôn Trương Sài ở phía đông đều là đầm lầy, đường sá đi rất khó khăn. Có một viên quan sử hỏi phải đến nơi nào. Lý Tố đáp:
- Tiến thẳng đến Thái Châu bắt sống Ngô Nguyên Tế.
Bọn quân sĩ nghe thấy thế đều khóc vang lên đòi quay về. Lý Tố nói. "Đây mới chính là lúc Ngô Nguyên Tế "ngủ say" dễ chết nhất, mọi người nhất định phải dốc toàn lực đi đến Thái Châu, như vậy mới có thể tấn công địch dễ dàng được, sau này quân sĩ đỡ khổ". Quân lệnh như sơn, tất cả đành phải cắn răng tiến lên.
Hành quân thần tốc như vậy nên nửa đêm đã đến được thành Thái Châu. Vừa lúc đó có người báo cáo: "Cạnh thành có ao nuôi ngỗng". Lý Tố vui mừng, lệnh cho quân dùng đá ném bọn ngỗng làm cho chúng kinh hoảng kêu lên ầm ĩ, át cả tiếng hành quân. Bọn quân lính trong thành sợ lạnh, ngủ say như chết, mấy thằng lính canh thấy ngỗng kêu ầm ĩ cũng chẳng đoái hoài tới, ai mà ngờ được có 9000 quân mã đang bao vây chặt thành Thái Châu, và chẳng ai nghĩ ra trong thời tiết khắc nghiệt thế này vẫn có người đưa quân đến đánh.
Canh tư, chính là lúc mọi người ngủ say nhất. Quân của Lý Tố tập trung đầy đủ dưới thành, cho mấy tên lính tinh nhuệ trèo lên thành giết chết mấy thằng lính canh. Sau đó, mở cổng thành cho binh mã vào.
Trời tờ mờ sáng, tuyết ngừng rơi. Đại quân của Lý Tố đã đứng ngoài cửa nhà của Ngô Nguyên Tế. Ngô Nguyên Tế vẫn còn đang say giấc mộng, bỗng có người lay dậy "Quan quân tiến vào thành rồi!". Hắn vẫn chưa tin, nói:
- Có phải anh em ở Hồi Khúc đến lấy quần áo rét không?
Đến khi nghe hiệu lệnh của Lý Tố, hắn mới bật dậy, dẫn người lên thành để đợi quân tiếp viện ở Hồi Khúc đến ứng cứu.
Nào ngờ Lý Tố đã mời gia đình tướng Đổng Trọng Chất (tướng giữ thành Hồi Khúc) đến, đồng thời bảo một người trong số họ đưa thư chiêu hàng cho Đổng Trọng Chất. Biết tin người nhà bị giữ, lại đơn thân độc mã nên Đổng Trọng Chất mặc áo trắng đến đầu hàng. Ngô Nguyên Tế thấy tình hình như vậy đành phải giơ tay chịu trói.
Thế là Lý Tố bình ổn đường Hoài Tây.
Sức người không thể đấu trực tiếp với mãnh hổ được. Nhưng hổ có mạnh đến thế nào chăng nữa cũng có lúc bị đánh bại. Lý Tố rất thông minh, anh ta đã dùng kế "muốn bắt hổ phái đợi hổ ngủ say", do vậy mới lấy lại được Hoài Tây mà không cần phải đánh. Điều quan trọng hơn nữa là Lý Tố biết cách khiến cho Ngô Nguyên Tế "ngủ say" mà liệu lúc hắn đã "ngủ say" để tiến đánh, không quản mưa gió tuyết lạnh căm căm, dám đương đầu với thời tiết khắc nghiệt, quyết không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng.
Trong cạnh tranh thương trường cũng thường gặp cục diện lấy yếu thắng mạnh. Nếu cứ đối đầu trực tiếp với nhau thì khác nào trứng chọi đá, nếu mặc kệ thì mất đi một cơ hội phát triển. Do vậy, cần phải làm cách nào đó khiến đối thủ "ngủ say" lơ là cảnh giác, sau đó mới bất ngờ khống chế, đó mới là kế tuyệt diệu nhất. Dĩ nhiên nếu đối thủ không mạnh như "mãnh hổ", cũng có thể nhân lúc chúng không đề phòng mà nhanh chóng tấn công. Vậy thì kết quả đạt được khiến mọi người rất kinh ngạc.
Lý Gia Thành là nhà kinh doanh bất động sản giàu có của Hồng Kông vào những năm 70, không những ông ta là cao thủ về tình báo thương nghiệp mà còn là một tay thiện nghệ trong việc ru ngủ "mãnh hổ" sau đó bắt sống. Cuối những năm 70, ông ta còn ru ngủ cùng một lúc hai mãnh hổ, tự mình hưởng thụ một con còn tặng con kia cho Bao Ngọc Cương.
Hồi ấy, Lý Gia Thành nắm được một tin tình báo rất quan trọng: Ngân hàng Denver của Anh đặt tại Hông Kông tuy là cổ đông lớn của công ty cổ phần hữu hạn Cửu Long Thương, nhưng trên thực tế cổ phần chỉ chiếm chưa đầy 20%, quá ít để trở thành tỉ trọng điều này chứng tỏ Denver kém thế trong nền tảng của Cửu Long Thương. Do nhanh tay nhanh mắt đã trở thành khu thương nghiệp sầm uất, buôn bán kiếm lời được rất nhiều nhưng giá cổ phiếu lại không biến động trong nhiều năm liền, nếu nhân lúc ngân hàng Denver vẫn chưa tỉnh ngộ, giá đang thấp thì mua vào cổ phiếu, mua đủ 50% sẽ thay thế được Denver và trở thành đại cổ đông, có quyền vận dụng các mảnh đất có tiếng ở Cửu Long để phát triển đất phát triển bất động sản, giống như buôn bán một vốn vạn lời.
Tuy nhiên, chỉ cần có người mua vào số lượng lớn, giá cổ phiếu này nhất định sẽ tăng mà một khi nó tăng thì Denver đang trong cơn "mê ngủ" tất nhiên là tỉnh dậy, hăng lên đánh nhau ngay. Lúc ấy thực lực của Lý Gia Thành kém xa Denver.
Dĩ nhiên, Lý Gia Thành biết tính nguy hiểm của con mãnh hổ khi tấn công là thế nào, nhưng ông ta đang nắm trong tay chiến thuật "ru ngủ" , vẫn tiến hành mua cổ phiếu vào như cũ. Đến mùa thu 1978, ông ta đã mua được 18% số cổ phiếu của Cửu Long với giá thấp nhất. Lúc đó, giá cổ phiếu cũng từ 10 đồng tăng lên hơn 30 đồng.
Ngân hàng Denver rất kinh ngạc, vội vàng mua vào với số lượng lớn, đồng thời chuẩn bị tập trung tiền vốn từ Mỹ, quyết một phen sống mái với Lý Gia Thành.
Ngân hàng Denver không ngờ Lý Gia Thành lại là một tay "nhát gan": Chiến thư của ngân hàng vừa đưa ra chưa kịp triển khai cụ thể, Lý Gia Thành đã vội giơ cờ hàng, tuyên bố không dám đối đầu với Denver, sẽ rút khỏi cuộc cạnh tranh Cửu Long và chuẩn bị bán ra những cổ phiếu đã có.
Thấy thế người của Denver rất đắc thắng, tự kiêu. Sau một hồi "vươn vai" lại bắt đầu rúc vào "ngủ" , chỉ đợi giá cổ phiếu từ trên trời rơi xuống đất. Không ngờ đã trúng kế "ru hổ ngủ" của Lý Gia Thành.
Một ngày tháng 9 năm 1978, Lý Gia Thành cùng với ông vua tàu thuyền Bao Ngọc Cương tiến hành cuộc giao dịch ngắn gọn, bí mật có giá trị đạt tới 2 tỉ đô la Mỹ bàn về tách rời Cửu Long ra khỏi ngân hàng Anh Denver.
Đây đúng là cuộc giao dịch kỳ diệu! ông Lý sẽ bán hết 200.000 cổ phiếu Cửu Long cho Bao Ngọc Cương, đổi lại Bao Ngọc Cương phải giúp Lý Gia Thành mua 900.000 cổ phiếu của ngân hàng Peace đó cũng là một con mãnh hổ say ngủ!
Ngân hàng Denver vừa biết Lý Gia Thành đã giơ cờ hàng, cũng nghe giá cổ phiếu Cửu Long lúc lên cao lúc xuống thấp. Bao Ngọc Cương tiếp tục mua mạnh cổ phiếu Cửu Long, Denver trong cơn mê ngủ cứ đợi Lý Gia Thành bán ra cổ phiếu nhưng đợi mãi đến khi phát hiện ra chúng không quay trở lại thì cho là Lý Gia Thành đùa giỡn với mình nên lại lập kế hoạch tấn công. Nhưng Bao Ngọc Cương lúc này bắt đầu bước đột kích cuối cùng, chỉ trong một quý mua đủ 100.000 cổ phiếu cần thiết, chiếm 30% toàn bộ số cổ phiếu, treo giá cổ phiếu lên cao hơn 50 đô la Hồng Kông.
Denver hốt hoảng, lòng nóng như lửa đốt, vội vàng tìm đối sách, bỏ tiền ra thu hồi lại cổ phiếu Cửu Long nhưng đã muộn, tình thế thay đổi, phải ngoan ngoãn chui vào thòng lọng của Bao Ngọc Cương.
Cũng trong lúc đó, một con mãnh hổ đang say ngủ khác - ngân hàng Peace - mở mắt ra mới phát hiện mình rơi vào thòng lọng của Lý Gia Thành, không kịp đối phó đã phải cúi đầu nghe theo rồi.
Hết
Con trai của danh tướng Lý Thành là Lý Tố vào nhận chức trong cung thái tử, biết được tình hình diễn ra như vậy liền chủ động xin ra chiến đấu. Đường Hiến Tông lập tức phong cho Lý Tố làm Đường Đặng Tiết độ sứ, thay Viên Tư gánh vác trọng trách dẹp quân phản loạn.
Lý Tố vâng lệnh, trước hết anh ta đến tiền tuyến Đường Châu (nay là huyện Tất Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Thấy quân lính uể oải, mất dần nhuệ khí vì thua trận liên tiếp, anh ta liền hạ lệnh cho các tướng sĩ:
- Thiên tử biết quân ta yếu đuối nên sai ta đến đây với các ngươi. Nếu dùng vũ lực để dành phần thắng thì đó không phải là sở trường của ta. Các ngươi chi cần bình tĩnh trấn giữ biên cương ta sẽ cố gắng hồi phục lại quân mệnh.
Rất nhiều tướng lĩnh nghe những câu lệnh này thẳng hiểu gì cả. Sự thất bại của tiền nhiệm Viên Tư phần lớn do trị quân không nghiêm. Bởi vậy, họ nhao nhao khuyên Lý Tố rút kinh nghiệm lần trước mà phải nghiêm khắc rèn luyện binh sĩ.
Lý Tố mỉm cười nói:
- Ý chí của quân sĩ uể oải như vậy thì trước hết phải ổn định lòng người. Điều quan trọng hơn là Thượng thư Viên Tư tiền nhiệm trị quân không chặt nên kẻ địch không cảnh giác. Giờ lại thấy ta đến nhận chức ắt sẽ tăng cường phòng bị. Ta muốn tung tin ta lại dẫm vào vết xe đổ của Viên công, mục đích là để cho chúng mê muội, lơ là đề phòng, như vậy bọn ta có thể nhân lúc Ngô Nguyên Tế "ngủ 8ay" mà bắt sống con mãnh hổ này.
Ngô Nguyên Tế coi thường Lý Tố, lại nghe nói quân Đường vẫn lỏng lẻo nên càng không đề phòng. Binh sĩ của Lý Tố thấy không cần phải lao vào nguy hiểm nữa thì cũng yên tâm, răm rắp nghe theo hiệu lệnh. Lý Tố nhân đó mà ngày đêm tập luyện và ngầm thám thính địa thế của Hoài Tây nắm bắt rõ ràng binh lực của Ngô Nguyên Tế. Nửa năm sau, tinh thần đã hồi phục, Lý Tố dâng sớ xin tiếp viện thêm quân để đánh Ngô, Lý Tố áp dụng kế sách "mượn địch để đánh địch", liên tiếp chiến thắng mà không cần dùng nhiều sức, thuận lợi đánh thông đến con đường bao quanh đại bản doanh Thái Châu. Thế là chí khí quân sĩ cao ngút trời.
Lúc này, quân bộ của nhà Đường ở phía bắc do Lý Quang Nhan dẫn các quân Hà Dương, Tuyên Vũ, Ngụy Phó tấn công vào Hoài Tây, đánh bại 3 vạn quân Hoài Tây, uy hiếp Bắc Tuyến xông thẳng đến Hồi Khúc. Ngô Nguyên Tế không phòng ngừa Lý Tố, thấy Bắc Tuyến cấp báo xin cứu viện liền vội vàng điều quân về Hồi Khúc để đối phó với Lý Quang Nhan.
Lý Thạch vốn là tướng dưới quyền Ngô Nguyên Tế, nhưng đã đầu hàng nhà Đường, ông ta nói với Lý Tố:
- Tất cả tinh lực của Thái Châu đã chuyển về Bắc Tuyến. Bây giờ ta có thể thừa thắng xông lên, bắt sống Ngô Nguyên Tế.
Lý Tố nghe theo lệnh, cho Lý Thạch ngày mồng 10 tháng 10 dẫn 3.000 đi tiên phong, đích thân Lý Tố dẫn 3000 quân đi giữa, còn Lý Tiến Thành cùng 3000 quân đi sau chặn hậu, tiến thần tốc về phía đông.
Hành quân đến thôn Trương Sài, vì trời rét căm căm nên binh lính trấn giữ Hoài Tây đều chui vào trong lều, không phòng bị chút nào, quân tiên phong tới nơi giết hết không chừa một tên, nhanh gọn như bổ dưa thái rau vậy.
Lý Tố lệnh cho tướng sĩ vào trong thôn nghỉ ngơi, ăn uống, chuẩn bị yên ngựa cung tên để tiếp tục hành quân gấp. Đêm hôm đó, trời mưa tuyết lạnh kinh người, gió bấc thổi ào ào xé rách hết cờ, bọn ngựa lạnh quá co rúm, túm tụm lại với nhau, có 21 - 22 người chết vì lạnh. Hơn nữa thôn Trương Sài ở phía đông đều là đầm lầy, đường sá đi rất khó khăn. Có một viên quan sử hỏi phải đến nơi nào. Lý Tố đáp:
- Tiến thẳng đến Thái Châu bắt sống Ngô Nguyên Tế.
Bọn quân sĩ nghe thấy thế đều khóc vang lên đòi quay về. Lý Tố nói. "Đây mới chính là lúc Ngô Nguyên Tế "ngủ say" dễ chết nhất, mọi người nhất định phải dốc toàn lực đi đến Thái Châu, như vậy mới có thể tấn công địch dễ dàng được, sau này quân sĩ đỡ khổ". Quân lệnh như sơn, tất cả đành phải cắn răng tiến lên.
Hành quân thần tốc như vậy nên nửa đêm đã đến được thành Thái Châu. Vừa lúc đó có người báo cáo: "Cạnh thành có ao nuôi ngỗng". Lý Tố vui mừng, lệnh cho quân dùng đá ném bọn ngỗng làm cho chúng kinh hoảng kêu lên ầm ĩ, át cả tiếng hành quân. Bọn quân lính trong thành sợ lạnh, ngủ say như chết, mấy thằng lính canh thấy ngỗng kêu ầm ĩ cũng chẳng đoái hoài tới, ai mà ngờ được có 9000 quân mã đang bao vây chặt thành Thái Châu, và chẳng ai nghĩ ra trong thời tiết khắc nghiệt thế này vẫn có người đưa quân đến đánh.
Canh tư, chính là lúc mọi người ngủ say nhất. Quân của Lý Tố tập trung đầy đủ dưới thành, cho mấy tên lính tinh nhuệ trèo lên thành giết chết mấy thằng lính canh. Sau đó, mở cổng thành cho binh mã vào.
Trời tờ mờ sáng, tuyết ngừng rơi. Đại quân của Lý Tố đã đứng ngoài cửa nhà của Ngô Nguyên Tế. Ngô Nguyên Tế vẫn còn đang say giấc mộng, bỗng có người lay dậy "Quan quân tiến vào thành rồi!". Hắn vẫn chưa tin, nói:
- Có phải anh em ở Hồi Khúc đến lấy quần áo rét không?
Đến khi nghe hiệu lệnh của Lý Tố, hắn mới bật dậy, dẫn người lên thành để đợi quân tiếp viện ở Hồi Khúc đến ứng cứu.
Nào ngờ Lý Tố đã mời gia đình tướng Đổng Trọng Chất (tướng giữ thành Hồi Khúc) đến, đồng thời bảo một người trong số họ đưa thư chiêu hàng cho Đổng Trọng Chất. Biết tin người nhà bị giữ, lại đơn thân độc mã nên Đổng Trọng Chất mặc áo trắng đến đầu hàng. Ngô Nguyên Tế thấy tình hình như vậy đành phải giơ tay chịu trói.
Thế là Lý Tố bình ổn đường Hoài Tây.
Sức người không thể đấu trực tiếp với mãnh hổ được. Nhưng hổ có mạnh đến thế nào chăng nữa cũng có lúc bị đánh bại. Lý Tố rất thông minh, anh ta đã dùng kế "muốn bắt hổ phái đợi hổ ngủ say", do vậy mới lấy lại được Hoài Tây mà không cần phải đánh. Điều quan trọng hơn nữa là Lý Tố biết cách khiến cho Ngô Nguyên Tế "ngủ say" mà liệu lúc hắn đã "ngủ say" để tiến đánh, không quản mưa gió tuyết lạnh căm căm, dám đương đầu với thời tiết khắc nghiệt, quyết không bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng.
Trong cạnh tranh thương trường cũng thường gặp cục diện lấy yếu thắng mạnh. Nếu cứ đối đầu trực tiếp với nhau thì khác nào trứng chọi đá, nếu mặc kệ thì mất đi một cơ hội phát triển. Do vậy, cần phải làm cách nào đó khiến đối thủ "ngủ say" lơ là cảnh giác, sau đó mới bất ngờ khống chế, đó mới là kế tuyệt diệu nhất. Dĩ nhiên nếu đối thủ không mạnh như "mãnh hổ", cũng có thể nhân lúc chúng không đề phòng mà nhanh chóng tấn công. Vậy thì kết quả đạt được khiến mọi người rất kinh ngạc.
Lý Gia Thành là nhà kinh doanh bất động sản giàu có của Hồng Kông vào những năm 70, không những ông ta là cao thủ về tình báo thương nghiệp mà còn là một tay thiện nghệ trong việc ru ngủ "mãnh hổ" sau đó bắt sống. Cuối những năm 70, ông ta còn ru ngủ cùng một lúc hai mãnh hổ, tự mình hưởng thụ một con còn tặng con kia cho Bao Ngọc Cương.
Hồi ấy, Lý Gia Thành nắm được một tin tình báo rất quan trọng: Ngân hàng Denver của Anh đặt tại Hông Kông tuy là cổ đông lớn của công ty cổ phần hữu hạn Cửu Long Thương, nhưng trên thực tế cổ phần chỉ chiếm chưa đầy 20%, quá ít để trở thành tỉ trọng điều này chứng tỏ Denver kém thế trong nền tảng của Cửu Long Thương. Do nhanh tay nhanh mắt đã trở thành khu thương nghiệp sầm uất, buôn bán kiếm lời được rất nhiều nhưng giá cổ phiếu lại không biến động trong nhiều năm liền, nếu nhân lúc ngân hàng Denver vẫn chưa tỉnh ngộ, giá đang thấp thì mua vào cổ phiếu, mua đủ 50% sẽ thay thế được Denver và trở thành đại cổ đông, có quyền vận dụng các mảnh đất có tiếng ở Cửu Long để phát triển đất phát triển bất động sản, giống như buôn bán một vốn vạn lời.
Tuy nhiên, chỉ cần có người mua vào số lượng lớn, giá cổ phiếu này nhất định sẽ tăng mà một khi nó tăng thì Denver đang trong cơn "mê ngủ" tất nhiên là tỉnh dậy, hăng lên đánh nhau ngay. Lúc ấy thực lực của Lý Gia Thành kém xa Denver.
Dĩ nhiên, Lý Gia Thành biết tính nguy hiểm của con mãnh hổ khi tấn công là thế nào, nhưng ông ta đang nắm trong tay chiến thuật "ru ngủ" , vẫn tiến hành mua cổ phiếu vào như cũ. Đến mùa thu 1978, ông ta đã mua được 18% số cổ phiếu của Cửu Long với giá thấp nhất. Lúc đó, giá cổ phiếu cũng từ 10 đồng tăng lên hơn 30 đồng.
Ngân hàng Denver rất kinh ngạc, vội vàng mua vào với số lượng lớn, đồng thời chuẩn bị tập trung tiền vốn từ Mỹ, quyết một phen sống mái với Lý Gia Thành.
Ngân hàng Denver không ngờ Lý Gia Thành lại là một tay "nhát gan": Chiến thư của ngân hàng vừa đưa ra chưa kịp triển khai cụ thể, Lý Gia Thành đã vội giơ cờ hàng, tuyên bố không dám đối đầu với Denver, sẽ rút khỏi cuộc cạnh tranh Cửu Long và chuẩn bị bán ra những cổ phiếu đã có.
Thấy thế người của Denver rất đắc thắng, tự kiêu. Sau một hồi "vươn vai" lại bắt đầu rúc vào "ngủ" , chỉ đợi giá cổ phiếu từ trên trời rơi xuống đất. Không ngờ đã trúng kế "ru hổ ngủ" của Lý Gia Thành.
Một ngày tháng 9 năm 1978, Lý Gia Thành cùng với ông vua tàu thuyền Bao Ngọc Cương tiến hành cuộc giao dịch ngắn gọn, bí mật có giá trị đạt tới 2 tỉ đô la Mỹ bàn về tách rời Cửu Long ra khỏi ngân hàng Anh Denver.
Đây đúng là cuộc giao dịch kỳ diệu! ông Lý sẽ bán hết 200.000 cổ phiếu Cửu Long cho Bao Ngọc Cương, đổi lại Bao Ngọc Cương phải giúp Lý Gia Thành mua 900.000 cổ phiếu của ngân hàng Peace đó cũng là một con mãnh hổ say ngủ!
Ngân hàng Denver vừa biết Lý Gia Thành đã giơ cờ hàng, cũng nghe giá cổ phiếu Cửu Long lúc lên cao lúc xuống thấp. Bao Ngọc Cương tiếp tục mua mạnh cổ phiếu Cửu Long, Denver trong cơn mê ngủ cứ đợi Lý Gia Thành bán ra cổ phiếu nhưng đợi mãi đến khi phát hiện ra chúng không quay trở lại thì cho là Lý Gia Thành đùa giỡn với mình nên lại lập kế hoạch tấn công. Nhưng Bao Ngọc Cương lúc này bắt đầu bước đột kích cuối cùng, chỉ trong một quý mua đủ 100.000 cổ phiếu cần thiết, chiếm 30% toàn bộ số cổ phiếu, treo giá cổ phiếu lên cao hơn 50 đô la Hồng Kông.
Denver hốt hoảng, lòng nóng như lửa đốt, vội vàng tìm đối sách, bỏ tiền ra thu hồi lại cổ phiếu Cửu Long nhưng đã muộn, tình thế thay đổi, phải ngoan ngoãn chui vào thòng lọng của Bao Ngọc Cương.
Cũng trong lúc đó, một con mãnh hổ đang say ngủ khác - ngân hàng Peace - mở mắt ra mới phát hiện mình rơi vào thòng lọng của Lý Gia Thành, không kịp đối phó đã phải cúi đầu nghe theo rồi.
Hết
/68
|