Trông Bạch Nguyên như đứa trẻ chưa lớn, gây ra chuyện nhưng gánh vác rất nghiêm túc. Trong hôm đó liền quay về trên trấn, tìm người khắp nơi giúp Trình Nặc. Có điều chuyện sửa nhà không được xem là việc lớn, lại cách một sông, qua lại khá phiền hà. Trình Nặc cũng không thể chi thù lao rộng rãi nên không đội thi công chính quy nào muốn nhận cả.
Mấy hôm sau, lúc cậu ta đỡ bà lão đến, dáng vẻ ỉu xìu như quả bóng xẹp khí.
“Xin lỗi chị Trình Nặc nhé.”
Lúc ấy Trình Nặc đang đội mũ che nắng ngồi nhổ cỏ ở sân sau, nghe thấy thế thì dừng việc, rót cho cậu ta cốc nước sôi.
“Đâu thể trách cậu chuyện này được, đừng xin lỗi.”
Trình Nặc tìm được một chiếc bàn vuông với mấy chiếc ghế tre trong căn phòng cất đồ. Lau sạch sẽ rồi đặt trong sân, lúc rảnh rang thì lại đây ngồi một lúc, đọc vài cuốn sách, nghe vài bài hát.
Tay chân Bạch Nguyên dài, ngồi trên ghế tre nhỏ không duỗi thẳng chân đươc, ủ rũ cúi thấp đầu.
“Vậy mà tôi còn khoe khoang khoác lác nữa chứ, kết quả không tìm được ai.”
Trình Nặc nói không sao. Dù gì cũng không gấp, rồi từ từ cô sẽ tìm được.
Bà lão vẫn ngồi trên xích đu, ôm chú mèo trắng trông ngực, lim dim như sắp ngủ. Trình Nặc định vào phòng lấy thảm ra cho bà thì nhìn thấy bà lão quay đầu, cầm gậy chọc vào Bạch Nguyên.
“Đi tìm Lão Lão.”
“Lão Lão?”
Cả Trình Nặc lẫn Bạch Nguyên đều không hiểu ý bà.
Bà lão mấy hứng, ngồi dậy, vung tay chân giả làm tư thế cưỡi xe, miệng phát ra tiếng brum brum, nói: “Lão Lão, brum brum, brum brum brum.”
Trong nháy mắt Trình Nặc hiểu ra, là người lái xe ba bánh đó!
Bạch Nguyên chậm một nhịp nhưng cũng biết, cậu vỗ đùi, “Bà nói Lãng Lãng hả!”
Cậu ta ngửa đầu cười, “Ha ha ha, sao Lãng Lãng lại biến thành Lão Lão rồi, bà cũng biết đùa quá đó bà cố ơi.” Nói rồi cậu ta liền vỗ bắp đùi, đứng lên: “Sao tôi lại không nhớ ra nhỉ, tìm anh Lãng là xong rồi.”
Thấy Trình Nặc không hiểu gì, Bạch Nguyên vội giải thích với cô: “Anh Lãng của tôi là người tài giỏi trên cù lao này, cái gì cũng biết hết.
Mới dứt lời bèn chạy ngay đi, đồng thời cũng la lên với Trình Nặc: “Chị Trình Nặc chờ nhé, để tôi tìm người cho chị!”
Nói rồi chạy biến đi, nhưng không phải đi qua cửa viện mà giống như con mèo trắng kia, từ lỗ hổng trên tường mà nhảy ra ngoài.
Trình Nặc bật cười, trong đầu nghĩ, anh Lãng này không phải là Tông Lãng đấy chứ?
Quả nhiên đoán không sai, mấy phút sau, Bạch Nguyên kéo Tông Lãng đến.
Bà lão cười híp mắt ngoắc tay với Tông Lãng, gọi Lãng Lãng. Kỳ lạ là, lần này bà phát âm rất rõ.
Tông Lãng ngồi xuống bên cạnh, gọi một tiếng bà cố.
Bà lão rất vui, đặt tay lên đầu anh trìu mến xoa, nói: “Lãng Lãng giúp bà cố sửa nhà được không?”
Tông Lãng nghe thế liền nhìn Trình Nặc một cái, sau đó đáp được.
“Ngoan lắm.” Rồi bà lão lấy một thanh sô cô la ở trong túi ra, đưa cho Tông Lãng, “Lãng Lãng ngoan quá, bà cố cho cháu kẹo đây!”
Tông Lãng đưa tay nhận.
Đưa được nửa đường thì bà lão chợt rụt tay về, phòng bị hỏi Tông Lãng, “Sửa nhà cho bà cố, có lấy tiền không?”
Trình Nặc nghe, suýt nữa đã phì cười.
Mặt Tông Lãng có vẻ không biết phải làm sao, cười nói với bà lão: “Dĩ nhiên là không lấy tiền rồi ạ.”
Lúc này bà lão mới hài lòng, nhét sô cô la vào trong tay anh, “Ăn đi, mau ăn đi, ăn cho bà cố xem nào!”
Tông Lãng hết cách, đành xé vỏ trước mặt bà cố, ăn sô cô la. Trình Nặc thấy, có vẻ thanh sô cô la đó đã bị bà lão cất lâu rồi nên chảy cả nước, dính lên vỏ, nhưng bà lão vẫn bắt anh ăn sạch.
Tông Lãng ho một tiếng, xoay người lại, đưa lưng về phía Trình Nặc, liếm sạch kẹo dính trên vỏ.
Lần này Trình Nặc không nhịn nổi nữa, che miệng bật cười. Bạch Nguyên cũng cười, nhưng cậu ta không kín đáo như Trình Nặc mà cười phá lên, cười nghiêng cười ngã.
Tông Lãng không tiện nói Trình Nặc, nên đứng lên đá vào chân Bạch Nguyên.
“Tên nhóc thối tha, cậu cười cái gì hả!”
Bạch Nguyên né tránh, khoát tay đáp: “Có đâu anh Lãng, em không cười anh, thật sự không cười anh mà.” Nhưng vừa dứt lời lại cười ha hả.
Hai người, một chạy một đuổi om sòm cả lên. Đùa nhau xong rồi, Tông Lãng mới hỏi Trình Nặc: “Muốn sửa nhà thật à?”
Trình Nặc đáp ừ, “Chủ yếu là xây nhà vệ sinh, còn nhà chỉ cần tu sửa lại thôi, có thể đảm bảo không sập không giọt là được.”
Lại hỏi tiếp: “Tốn chừng mấy tiền vậy?”
Tông Lãng chỉ vào mấy đường nứt trên tường nói: “Mặt tường này, tốt nhất là phá đi xây lại, nóc nhà phải tháo ra kiểm tra, vật liệu có thể dùng của trước đó, không tốn mấy đâu, chỉ yếu là tiền nhân công thôi.” Nói đến đây, anh dừng lại.
Trình Nặc quay đầu nhìn anh, đợi anh nói tiếp.
“Nếu lên trấn tìm người, một người chắc chắn phải hai trăm một ngày. Tôi có thể tìm người trên cù lao giúp cô, có thể rẻ bớt năm mươi đồng. Có điều có một điều kiện.”
Trình Nặc hỏi là điều kiện gì.
“Làm ba ngày, cần nghỉ một ngày.”
Trình Nặc nói được, rồi hỏi tiếp, “Vậy còn anh?”
“Tôi cái gì?”
“Tiền công của anh á.”
Trình Nặc nhếch môi, “Nếu tôi đã nhận lời của bà thì sẽ không thu tiền của cô đâu, yên tâm đi.”
Trình Nặc nói: “Anh hiểu lầm rồi, bà lão chỉ nói chơi thôi, còn tiền công nhất định phải trả.”
“Cô chắc chắn chứ?”
Trình Nặc gật đầu.
Tông Lãng nhìn cô cười, “Tôi thì khá đắt đấy.”
Trình Nặc lo lắng, sợ anh ta đòi nhiều.
“Bao nhiêu?”
“Cái này à, để tôi tính xem.” Anh khẽ nhíu mày, như là đang ngẫm nghĩ, “Sửa nhà giúp cô thì tôi không làm được việc khác. Theo số tiền tôi kiếm được một ngày mà tính thì, ít nhất cô phải trả cho tôi chừng này.”
Thấy anh ta xòe năm ngón tay, Trình Nặc trợn to mắt.
“Năm trăm?!”
Tông Lãng lấy thuốc từ trong bao ra, không châm lửa mà chỉ ngậm lấy, đuôi mắt cong cong, như cười như không: “Giá thấp nhất rồi đấy.”
Tông Lãng đi rồi, Trình Nặc mới hỏi Bạch Nguyên, “Anh ta biết sửa nhà không thế? Hay là tôi tìm người khác vậy.”
Bạch Nguyên bảo đảm: “Chị yên tâm, toàn bộ trấn Lan Khê này, không tìm được ai tài giỏi như anh ấy đâu.”
Trình Nặc nghĩ, năm trăm đồng có thể đủ thuê hai ba người, dù anh ta có giỏi đến mấy thì liệu có thể gánh phần ba người không?
Nhưng cô cũng không tiện từ chối ý tốt của Bạch Nguyên và bà lão. Ngẫm nghĩ đợi qua mấy ngày rồi hẵng nói, cô không chủ động đi tìm Tông Lãng, liệu anh ta có thể mặt dày khăng khăng đòi cô giao việc không?
Bạch Nguyên và bà lão không ở lại lâu, lúc bọn họ quay về trấn, Trình Nặc cùng đi theo. Trên người không có tiền mặt nên rất bất tiện.
Đến trấn trên, Trình Nặc khéo léo từ chối lời mời lại nhà ăn cơm của Bạch Nguyên, cô đến thẳng ngân hàng rút tiền, rồi vào một tiệm ăn nhỏ lấp đầy bụng. Sau đó mới đi dạo quanh trấn, mua một chiếc bếp điện từ với chảo xào, còn cả một ít đồ ăn. Bây giờ dùng đồ điện được rồi, vẫn là đồ mình nấu ăn ngon hơn, cả ngày toàn bánh quy mì gói thì không được.
Mua xong đồ chuẩn bị về thì cô chợt thấy có một quầy bán hạt giống. Trình Nặc nghĩ đến khoảng sân sau trống không rộng rãi kia, nếu dùng để trồng rau, một mình cô ăn cũng chẳng hết.
Hồi nhỏ khi còn ở quê, cô từng trồng rau với bà nội rồi, không phải là kẻ không biết tí gì về chuyện đồng áng. Mùa này là mùa tỏi với cải xanh, gieo hạt rồi thì qua mấy ngày là sẽ nhú mầm, còn cả rau chân vịt, rau thơm với cải cúc nữa…
Hào hứng đi vào quầy hạt giống, mua một túi lớn đủ loại hạt, lúc này cô mới hài lòng đi về.
Trở lại nhà thì đã hai giờ chiều. Cô dọn dẹp đồ đạc, lại cầm ví tiền đi ra tiệm tự mua bán, định mua dầu muối tương giấm.
Ông chủ tiệm vẫn không có mặt. Cô chọn này chọn nọ, mua một túi lớn, theo giá ghi trên đó mà tính tiền. Tổng cộng là bốn mươi bảy đồng. Cô đặt tờ năm mươi vào hộp tiền rồi lấy đi ba đồng xu. Lúc rời đi lại liếc thấy chỗ xếp chậu nhựa ở sau cửa, trong đó có một cái bô nhựa màu đỏ.
Hồi nhỏ cô đã từng dùng thứ này rồi. Ở nông thôn, nhà cầu đều xây ở bên ngoài, buổi tối không tiện đi lại thì dùng thứ này.
Trình Nặc không chút do dự, lấy một cái, nhưng tìm nửa buổi cũng chẳng thấy đề giá. Trình Nặc cũng chưa mua thứ này bao giờ, không biết tốn bao nhiêu tiền.
Cô nghĩ ngợi, lấy một tờ hai mươi trong ví ra bỏ vào hộp. Sua đó dùng giấy bút trên quầy ghi lại lời nhắn cho chủ tiệm. Giấy bút kia dùng để ghi nợ, lần trước Trình Nặc tới có nhìn thấy. Có người mua đồ quên đem tiền hay không tiện thì sẽ ghi nợ vào quyển sổ kia.
Lại một lần nữa Trình Nặc than thở ông chủ quảng đại quá, sau đó ghi vào, “Một cái bô, trả hai mươi đồng. Nếu không đủ xin ghi rõ, lần sau sẽ bù.”
Mua đầy đủ rồi, Trình Nặc xách túi đi về. Trên đường gặp mấy người dân trên đảo, ai ai cũng thân thiện chào với cô. Có lẽ đã biết cô là người mới tới đó.
Về đến nhà, Trình Nặc bật laptop lên, mở nhạc nghe. Sau đó lấy rau mới mua ra giếng rửa, vừa rửa vừa quan sát đất hoang ở sân sau. Mấy ngày nay cô đã nhổ hết cổ dại, chỉ cần xới cho tơi đất là có thể trồng rau.
Cô tính toán đâu vào đấy, trồng một ruộng tỏi, lại gieo ít hạt giống cải trắng. Cải xanh non mướt, nấu canh cũng được mà nấu mì cũng xong, cho ít cải vào ăn ngon thôi rồi luôn, hơn nữa còn sạch sẽ không bị ô nhiễm.
Nghĩ đến đây, tâm trạng bỗng náo nức hẳn, bắt đầu ngâm nga theo bài hát trong laptop.
“Dưới ánh nắng chói chang, mọi người thong dong dạo bước, nón lá lưa thưa cùng những khóm hoa tôi trồng, a… đong đưa ah đong đưa, đong đưa ah đong đưa, đong đưa ah đong đưa…”
“Một mình tôi ở đây cất tiếng ca bài hát này, mọi người đều chỉ mỉm cười, chỉ khẽ nhoẻn cười, một mình tôi nơi đât cất lên khúc ca này, rồi bạn sẽ biết, rồi sẽ biết…”
Trình Nặc thích nghe hát nhưng không phải là người thích hát, không bắt được nhịp, ngũ âm không chỉnh tề, sợ bị chê cười. Có điều bây giờ đang ở trong địa bàn của mình, xung quanh lại không có người. Ngâm nga khúc hát, giọng bất giác to lên, hát càng lúc càng hăng.
“Phụt!”
Ở bên ngoài bức tường, đột nhiên vang lên tiếng cười.
Trình Nặc ngẩng đầu nhìn, thì ra là Tông Lãng. Anh ta ỷ mình dáng cao mà bò nhoài lên tường rào, vừa đúng vị trí bông hồng gác trên đỉnh đầu.
Làm Trình Nặc nhớ đến Tây Môn Khánh đầu cài trâm hoa*.
(*Ảnh.)
Trình Nặc lúng túng đứng dậy, hỏi sao anh lại đến đây. Hỏi xong mới thấy, không chỉ có một mình anh ta mà sau lưng còn có ba người nữa, đều khoảng năm sáu mươi tuổi. Nhìn tráng phục, có vẻ là dân trên cù lao.
Tông Lãng không đáp mà cười với cô.
“Hát không tệ nhỉ, một bài nữa nhé?”
Mấy hôm sau, lúc cậu ta đỡ bà lão đến, dáng vẻ ỉu xìu như quả bóng xẹp khí.
“Xin lỗi chị Trình Nặc nhé.”
Lúc ấy Trình Nặc đang đội mũ che nắng ngồi nhổ cỏ ở sân sau, nghe thấy thế thì dừng việc, rót cho cậu ta cốc nước sôi.
“Đâu thể trách cậu chuyện này được, đừng xin lỗi.”
Trình Nặc tìm được một chiếc bàn vuông với mấy chiếc ghế tre trong căn phòng cất đồ. Lau sạch sẽ rồi đặt trong sân, lúc rảnh rang thì lại đây ngồi một lúc, đọc vài cuốn sách, nghe vài bài hát.
Tay chân Bạch Nguyên dài, ngồi trên ghế tre nhỏ không duỗi thẳng chân đươc, ủ rũ cúi thấp đầu.
“Vậy mà tôi còn khoe khoang khoác lác nữa chứ, kết quả không tìm được ai.”
Trình Nặc nói không sao. Dù gì cũng không gấp, rồi từ từ cô sẽ tìm được.
Bà lão vẫn ngồi trên xích đu, ôm chú mèo trắng trông ngực, lim dim như sắp ngủ. Trình Nặc định vào phòng lấy thảm ra cho bà thì nhìn thấy bà lão quay đầu, cầm gậy chọc vào Bạch Nguyên.
“Đi tìm Lão Lão.”
“Lão Lão?”
Cả Trình Nặc lẫn Bạch Nguyên đều không hiểu ý bà.
Bà lão mấy hứng, ngồi dậy, vung tay chân giả làm tư thế cưỡi xe, miệng phát ra tiếng brum brum, nói: “Lão Lão, brum brum, brum brum brum.”
Trong nháy mắt Trình Nặc hiểu ra, là người lái xe ba bánh đó!
Bạch Nguyên chậm một nhịp nhưng cũng biết, cậu vỗ đùi, “Bà nói Lãng Lãng hả!”
Cậu ta ngửa đầu cười, “Ha ha ha, sao Lãng Lãng lại biến thành Lão Lão rồi, bà cũng biết đùa quá đó bà cố ơi.” Nói rồi cậu ta liền vỗ bắp đùi, đứng lên: “Sao tôi lại không nhớ ra nhỉ, tìm anh Lãng là xong rồi.”
Thấy Trình Nặc không hiểu gì, Bạch Nguyên vội giải thích với cô: “Anh Lãng của tôi là người tài giỏi trên cù lao này, cái gì cũng biết hết.
Mới dứt lời bèn chạy ngay đi, đồng thời cũng la lên với Trình Nặc: “Chị Trình Nặc chờ nhé, để tôi tìm người cho chị!”
Nói rồi chạy biến đi, nhưng không phải đi qua cửa viện mà giống như con mèo trắng kia, từ lỗ hổng trên tường mà nhảy ra ngoài.
Trình Nặc bật cười, trong đầu nghĩ, anh Lãng này không phải là Tông Lãng đấy chứ?
Quả nhiên đoán không sai, mấy phút sau, Bạch Nguyên kéo Tông Lãng đến.
Bà lão cười híp mắt ngoắc tay với Tông Lãng, gọi Lãng Lãng. Kỳ lạ là, lần này bà phát âm rất rõ.
Tông Lãng ngồi xuống bên cạnh, gọi một tiếng bà cố.
Bà lão rất vui, đặt tay lên đầu anh trìu mến xoa, nói: “Lãng Lãng giúp bà cố sửa nhà được không?”
Tông Lãng nghe thế liền nhìn Trình Nặc một cái, sau đó đáp được.
“Ngoan lắm.” Rồi bà lão lấy một thanh sô cô la ở trong túi ra, đưa cho Tông Lãng, “Lãng Lãng ngoan quá, bà cố cho cháu kẹo đây!”
Tông Lãng đưa tay nhận.
Đưa được nửa đường thì bà lão chợt rụt tay về, phòng bị hỏi Tông Lãng, “Sửa nhà cho bà cố, có lấy tiền không?”
Trình Nặc nghe, suýt nữa đã phì cười.
Mặt Tông Lãng có vẻ không biết phải làm sao, cười nói với bà lão: “Dĩ nhiên là không lấy tiền rồi ạ.”
Lúc này bà lão mới hài lòng, nhét sô cô la vào trong tay anh, “Ăn đi, mau ăn đi, ăn cho bà cố xem nào!”
Tông Lãng hết cách, đành xé vỏ trước mặt bà cố, ăn sô cô la. Trình Nặc thấy, có vẻ thanh sô cô la đó đã bị bà lão cất lâu rồi nên chảy cả nước, dính lên vỏ, nhưng bà lão vẫn bắt anh ăn sạch.
Tông Lãng ho một tiếng, xoay người lại, đưa lưng về phía Trình Nặc, liếm sạch kẹo dính trên vỏ.
Lần này Trình Nặc không nhịn nổi nữa, che miệng bật cười. Bạch Nguyên cũng cười, nhưng cậu ta không kín đáo như Trình Nặc mà cười phá lên, cười nghiêng cười ngã.
Tông Lãng không tiện nói Trình Nặc, nên đứng lên đá vào chân Bạch Nguyên.
“Tên nhóc thối tha, cậu cười cái gì hả!”
Bạch Nguyên né tránh, khoát tay đáp: “Có đâu anh Lãng, em không cười anh, thật sự không cười anh mà.” Nhưng vừa dứt lời lại cười ha hả.
Hai người, một chạy một đuổi om sòm cả lên. Đùa nhau xong rồi, Tông Lãng mới hỏi Trình Nặc: “Muốn sửa nhà thật à?”
Trình Nặc đáp ừ, “Chủ yếu là xây nhà vệ sinh, còn nhà chỉ cần tu sửa lại thôi, có thể đảm bảo không sập không giọt là được.”
Lại hỏi tiếp: “Tốn chừng mấy tiền vậy?”
Tông Lãng chỉ vào mấy đường nứt trên tường nói: “Mặt tường này, tốt nhất là phá đi xây lại, nóc nhà phải tháo ra kiểm tra, vật liệu có thể dùng của trước đó, không tốn mấy đâu, chỉ yếu là tiền nhân công thôi.” Nói đến đây, anh dừng lại.
Trình Nặc quay đầu nhìn anh, đợi anh nói tiếp.
“Nếu lên trấn tìm người, một người chắc chắn phải hai trăm một ngày. Tôi có thể tìm người trên cù lao giúp cô, có thể rẻ bớt năm mươi đồng. Có điều có một điều kiện.”
Trình Nặc hỏi là điều kiện gì.
“Làm ba ngày, cần nghỉ một ngày.”
Trình Nặc nói được, rồi hỏi tiếp, “Vậy còn anh?”
“Tôi cái gì?”
“Tiền công của anh á.”
Trình Nặc nhếch môi, “Nếu tôi đã nhận lời của bà thì sẽ không thu tiền của cô đâu, yên tâm đi.”
Trình Nặc nói: “Anh hiểu lầm rồi, bà lão chỉ nói chơi thôi, còn tiền công nhất định phải trả.”
“Cô chắc chắn chứ?”
Trình Nặc gật đầu.
Tông Lãng nhìn cô cười, “Tôi thì khá đắt đấy.”
Trình Nặc lo lắng, sợ anh ta đòi nhiều.
“Bao nhiêu?”
“Cái này à, để tôi tính xem.” Anh khẽ nhíu mày, như là đang ngẫm nghĩ, “Sửa nhà giúp cô thì tôi không làm được việc khác. Theo số tiền tôi kiếm được một ngày mà tính thì, ít nhất cô phải trả cho tôi chừng này.”
Thấy anh ta xòe năm ngón tay, Trình Nặc trợn to mắt.
“Năm trăm?!”
Tông Lãng lấy thuốc từ trong bao ra, không châm lửa mà chỉ ngậm lấy, đuôi mắt cong cong, như cười như không: “Giá thấp nhất rồi đấy.”
Tông Lãng đi rồi, Trình Nặc mới hỏi Bạch Nguyên, “Anh ta biết sửa nhà không thế? Hay là tôi tìm người khác vậy.”
Bạch Nguyên bảo đảm: “Chị yên tâm, toàn bộ trấn Lan Khê này, không tìm được ai tài giỏi như anh ấy đâu.”
Trình Nặc nghĩ, năm trăm đồng có thể đủ thuê hai ba người, dù anh ta có giỏi đến mấy thì liệu có thể gánh phần ba người không?
Nhưng cô cũng không tiện từ chối ý tốt của Bạch Nguyên và bà lão. Ngẫm nghĩ đợi qua mấy ngày rồi hẵng nói, cô không chủ động đi tìm Tông Lãng, liệu anh ta có thể mặt dày khăng khăng đòi cô giao việc không?
Bạch Nguyên và bà lão không ở lại lâu, lúc bọn họ quay về trấn, Trình Nặc cùng đi theo. Trên người không có tiền mặt nên rất bất tiện.
Đến trấn trên, Trình Nặc khéo léo từ chối lời mời lại nhà ăn cơm của Bạch Nguyên, cô đến thẳng ngân hàng rút tiền, rồi vào một tiệm ăn nhỏ lấp đầy bụng. Sau đó mới đi dạo quanh trấn, mua một chiếc bếp điện từ với chảo xào, còn cả một ít đồ ăn. Bây giờ dùng đồ điện được rồi, vẫn là đồ mình nấu ăn ngon hơn, cả ngày toàn bánh quy mì gói thì không được.
Mua xong đồ chuẩn bị về thì cô chợt thấy có một quầy bán hạt giống. Trình Nặc nghĩ đến khoảng sân sau trống không rộng rãi kia, nếu dùng để trồng rau, một mình cô ăn cũng chẳng hết.
Hồi nhỏ khi còn ở quê, cô từng trồng rau với bà nội rồi, không phải là kẻ không biết tí gì về chuyện đồng áng. Mùa này là mùa tỏi với cải xanh, gieo hạt rồi thì qua mấy ngày là sẽ nhú mầm, còn cả rau chân vịt, rau thơm với cải cúc nữa…
Hào hứng đi vào quầy hạt giống, mua một túi lớn đủ loại hạt, lúc này cô mới hài lòng đi về.
Trở lại nhà thì đã hai giờ chiều. Cô dọn dẹp đồ đạc, lại cầm ví tiền đi ra tiệm tự mua bán, định mua dầu muối tương giấm.
Ông chủ tiệm vẫn không có mặt. Cô chọn này chọn nọ, mua một túi lớn, theo giá ghi trên đó mà tính tiền. Tổng cộng là bốn mươi bảy đồng. Cô đặt tờ năm mươi vào hộp tiền rồi lấy đi ba đồng xu. Lúc rời đi lại liếc thấy chỗ xếp chậu nhựa ở sau cửa, trong đó có một cái bô nhựa màu đỏ.
Hồi nhỏ cô đã từng dùng thứ này rồi. Ở nông thôn, nhà cầu đều xây ở bên ngoài, buổi tối không tiện đi lại thì dùng thứ này.
Trình Nặc không chút do dự, lấy một cái, nhưng tìm nửa buổi cũng chẳng thấy đề giá. Trình Nặc cũng chưa mua thứ này bao giờ, không biết tốn bao nhiêu tiền.
Cô nghĩ ngợi, lấy một tờ hai mươi trong ví ra bỏ vào hộp. Sua đó dùng giấy bút trên quầy ghi lại lời nhắn cho chủ tiệm. Giấy bút kia dùng để ghi nợ, lần trước Trình Nặc tới có nhìn thấy. Có người mua đồ quên đem tiền hay không tiện thì sẽ ghi nợ vào quyển sổ kia.
Lại một lần nữa Trình Nặc than thở ông chủ quảng đại quá, sau đó ghi vào, “Một cái bô, trả hai mươi đồng. Nếu không đủ xin ghi rõ, lần sau sẽ bù.”
Mua đầy đủ rồi, Trình Nặc xách túi đi về. Trên đường gặp mấy người dân trên đảo, ai ai cũng thân thiện chào với cô. Có lẽ đã biết cô là người mới tới đó.
Về đến nhà, Trình Nặc bật laptop lên, mở nhạc nghe. Sau đó lấy rau mới mua ra giếng rửa, vừa rửa vừa quan sát đất hoang ở sân sau. Mấy ngày nay cô đã nhổ hết cổ dại, chỉ cần xới cho tơi đất là có thể trồng rau.
Cô tính toán đâu vào đấy, trồng một ruộng tỏi, lại gieo ít hạt giống cải trắng. Cải xanh non mướt, nấu canh cũng được mà nấu mì cũng xong, cho ít cải vào ăn ngon thôi rồi luôn, hơn nữa còn sạch sẽ không bị ô nhiễm.
Nghĩ đến đây, tâm trạng bỗng náo nức hẳn, bắt đầu ngâm nga theo bài hát trong laptop.
“Dưới ánh nắng chói chang, mọi người thong dong dạo bước, nón lá lưa thưa cùng những khóm hoa tôi trồng, a… đong đưa ah đong đưa, đong đưa ah đong đưa, đong đưa ah đong đưa…”
“Một mình tôi ở đây cất tiếng ca bài hát này, mọi người đều chỉ mỉm cười, chỉ khẽ nhoẻn cười, một mình tôi nơi đât cất lên khúc ca này, rồi bạn sẽ biết, rồi sẽ biết…”
Trình Nặc thích nghe hát nhưng không phải là người thích hát, không bắt được nhịp, ngũ âm không chỉnh tề, sợ bị chê cười. Có điều bây giờ đang ở trong địa bàn của mình, xung quanh lại không có người. Ngâm nga khúc hát, giọng bất giác to lên, hát càng lúc càng hăng.
“Phụt!”
Ở bên ngoài bức tường, đột nhiên vang lên tiếng cười.
Trình Nặc ngẩng đầu nhìn, thì ra là Tông Lãng. Anh ta ỷ mình dáng cao mà bò nhoài lên tường rào, vừa đúng vị trí bông hồng gác trên đỉnh đầu.
Làm Trình Nặc nhớ đến Tây Môn Khánh đầu cài trâm hoa*.
(*Ảnh.)
Trình Nặc lúng túng đứng dậy, hỏi sao anh lại đến đây. Hỏi xong mới thấy, không chỉ có một mình anh ta mà sau lưng còn có ba người nữa, đều khoảng năm sáu mươi tuổi. Nhìn tráng phục, có vẻ là dân trên cù lao.
Tông Lãng không đáp mà cười với cô.
“Hát không tệ nhỉ, một bài nữa nhé?”
/56
|