Trình Nặc nằm nhoài trên quầy, viết vào trong sổ ghi nợ:
Gửi chủ tiệm,
Hôm nay mới biết anh không ở trên cù lao, nhưng vì để người già ở đây được thuận tiện mà đã mở tiệm bán, là một thành phần cư dân trên cù lao, tôi xin chân thành cám ơn anh.
Tiệm nhỏ của anh đã để cuộc sống của mọi người tiện lợi hơn, nhưng vì không có ai trông coi nên đã dẫn đến vài kẻ tham lam. Hôm nay đã có người đến tiệm trộm thuốc nhưng bị phát hiện, may mà có Tông Lãng ra tay nên mới không tổn thất gì lớn. Vậy nên tôi chân thành đề nghị anh, nếu thật sự anh không có thời gian rảnh đến tiệm, thì có nên cân nhắc lắp camera không? Ít nhất có thể có tác dụng dọa sợ, giảm bớt tổn thất không cần thiết.
Cư dân: Trình Nặc
Tông Lãng đặt mấy bao thuốc vào lại quầy, rồi đi tới ghé đầu xem cô đang viết gì. Trình Nặc đưa tay che, không cho nhìn.
Tông Lãng cười, “Không cho nhìn thì thôi.”
Viết xong đề nghị, Trình Nặc mua hai bịch đường trắng. Lúc sắp đi vẫn chưa yên tâm, hỏi Tông Lãng: “Liệu hai người kia còn có thể quay lại không?”
Tông Lãng đáp không, “Nhìn hai tên kia không giống kẻ trộm chuyên nghiệp, có lẽ thấy tiệm không có ai nên mới nảy ra ý ăn trộm, giờ sợ rồi, sẽ không quay lại đâu.”
Trình Nặc không mấy yên tâm, vừa đi vừa ngoái đầu nhìn mấy lần. Bụng nghĩ dạ dù sao mình không có chuyện gì, không bằng sau này đến cuối tuần, mình cứ đến tiệm mấy chuyến đi.
Về đến nhà, việc đầu tiên cô làm là lấy điện thoại ra chụp mấy tấm ảnh quả lựu đã bóc vỏ. Mấy quả lựu này không to như bên ngoài mà rất nhỏ, song hạt nào hạt nấy đều long lanh trong suốt, dưới ánh mặt trời trông như thủy tinh.
Chụp ảnh xong thì đi rửa tay để tách hạt. Phải bóp bể vỏ hạt để chất lỏng chảy ra, như thế mới lên men được. Cả một chậu lựu lớn, tách rất đã.
Đang bóp nửa chừng lại muốn chụp ảnh, nhưng hai tay đã bẩn rồi, nhìn trái nhìn phải, ở đây trừ cô ra thì chỉ có Tông Lãng là biết dùng điện thoại chụp ảnh. Cô thở dài, vào lúc này mà có Bạch Nguyên thì hay quá, nhất định cậu ấy hứng thú với mấy chuyện này lắm.
Cô đưa tay phải rút khăn giấy ra lau, rồi cầm điện thoại chuẩn bị quay video bằng một tay. Tay trái tiếp tục bóp hạt lựu.
Một bóng đen tiến đền gần, cô ngẩng đầu nhìn, là Tông Lãng.
“Làm gì vậy?” Anh hỏi.
“Lựu ăn không hết, cất rượu.”
Anh cười, “Cô còn biết cất rượu à?”
Trình Nặc ừ, muốn quay video nhưng thấy anh không chịu đi, bèn nói: “Anh có thể tránh ra được không? Tôi muốn quay video, không muốn thu cả tiếng vào.”
Tông Lãng nói: “Cô bận hai tay rồi mà, để tôi quay giúp cô.” Nói rồi bổ sung thêm một câu, “Bảo đảm không có âm thanh.”
Trình Nặc ngẫm nghĩ rồi đưa điện thoại cho anh, dặn: “Chỉ cần quay hạt lựu thôi, đừng quay người.”
Tông Lãng đáp được.
Anh giơ điện thoại lên, nhắm ngay chậu, nói: “Ba, hai, một, bắt đầu!”
Trình Nặc bắt đầu bóp. Quay khoảng một phút, cô nháy mắt với anh ra hiệu: tắt đi.
Tông Lãng hiểu ý dừng quay, sau đó mở video lên, ngồi xổm bên cạnh cho cô nhìn.
Trình Nặc ngoái đầu sang, do quá sáng nên không nhìn thấy rõ màn hình, Tông Lãng đưa tay che lại giúp cô. Vì thế mà hai người cách rất gần nhau, gần như dính sát nhau.
Chú Lưu và bác Ngô đến sân trước tìm công cụ, thấy cảnh này, chú Lưu vội kéo bác Ngô về. Chú La thấy hai người tay không trở lại thì hỏi: “Đồ đâu, không phải nằm cạnh tường ở sân trước à, hai người không tìm được sao!” Vừa nói vừa định đi tìm.
Chú Lưu vội đặt tay lên miệng ra hiệu ông nhỏ tiếng lại, thấp giọng nói: “Đến đây, anh sang đây mà xem.”
Chú Lưu dẫn chú La tới sát cửa, nhìn vào sân trước, chỉ vào Trình Nặc và Tông Lãng mà nói, “Thấy chưa, vừa rồi tên nhóc kia còn không để tôi cho biết mìn là ông chủ cửa tiệm là tôi nghi ngờ rồi, xem ra tên nhóc này có tâm tư thật.”
Bác Ngô không nghe rõ bọn họ nói gì, cũng nấp phía sau hỏi: “Sao, sao?”
Chú La hừ một tiếng, giọng đầy trịch thượng: “Tôi nhìn ra từ lâu rồi.”
“Lúc nào?”
“Vào ngày đầu tiên con bé kia đến cù lao, khi người nhà bà Bạch dẫn cô ấy lên thôn đóng dấu, thằng nhóc Lãng đứng ngay ven đường mà, ánh mắt nhìn con bé… cứ giống như, giống như…” Nghĩ mãi vẫn không tìm ra lời thích hợp, chú nói luôn: “Giống như lúc trẻ anh nhìn vợ anh vậy, nhìn mãi không rời.”
Chú Lưu *ha* lên, “Ông già anh.”
Bên kia Trình Nặc đã xem video xong, phát hiện Tông Lãng đứng gần mình quá, thế là cô vội ngồi thẳng người nói: “Cám ơn anh, cứ để điện thoại đó là được rồi.”
Tông Lãng lại không di chuyển, hỏi cô: “Cất rượu xong thì có thể cho tôi nếm không?”
Trình Nặc đáp được.
Anh nói: “Tôi nhớ rồi đấy, đến lúc đó đừng có đòi trả tiền.”
Trình Nặc đáp: “Tôi đòi trả tiền bao giờ?”
Anh nhếch môi như có ý ám chỉ: “Vậy thì tốt, dù sao cô cũng nói rồi, tôi ghi nhớ giúp cô.”
Trình Nặc cảm thấy anh thật khó hiểu, không để ý đến anh nữa.
Bóp hết lựu, cô đi rửa sạch bình thủy tinh, để phơi cho ráo nước rồi trút cả nước lựu lẫn xác vào trong, bình to 5 lít nên đựng vừa đầy, cuối cùng Trình Nặc cho đường trắng vào.
Làm xong xuôi, cô lại lấy điện thoại chụp mấy tấm, sau đó mới chuyển bình vào phòng, đặt dưới chân tường để nó lên men mấy ngày.
Làm xong hết thảy, bên đội thi công cũng đã dỡ xong vách ngăn. Hôm nay nghỉ trước giờ, trước khi mọi người ra về, Tông Lãng nói với Trình Nặc: “Ngày mai để chú bác nghỉ một ngày đi.”
Trình Nặc nói được, vốn cũng đã hẹn làm ba ngày nghỉ một ngày rồi, giờ cũng đã bốn năm ngày.
Vừa khéo nhân ngày nghỉ ngày mai, cô sẽ đi bổ ít củi trả cho ông Lý, rồi lại lên trấn mấy chuyến, mua thiết bị hóa lỏng cùng bếp về.
Buổi tối về nhà chú Lưu, lúc ăn cơm, Trình Nặc nhắc đến chuyện đốn củi, hỏi chú Lưu đi đâu thì có thể đốn được.
Chú Lưu nói: “Một cô gái như cháu thì đốn củi làm gì, cháu không làm được đâu.”
Trình Nặc nói không bổ không được, rồi nói với chú chuyện Tông Lãng tìm ông Lý mượn củi giúp cô.
Chú Lưu nghe thế liền đáp: “À, thế thì phải trả rồi.” Lại nói: “Vậy đến phía Nam bờ sông đi, ở đó có cánh rừng, chú cũng hay đến đó đốn củi.”
Trình Nặc lại hỏi đi thế nào, cô ghi nhớ đường, tính mai dậy sớm đi ngay.
Buổi tối ngồi trên giường, Trình Nặc lại post bài lên weibo như thường. Ảnh chụp lúc nấu cơm rồi cả video quay cất rượu, toàn bộ up lên cả. Rồi cô phát hiện bình luận rất nhiều, còn có mấy chục lượt chia sẻ. Cô mở bình luận ra nhìn, đa số đều hâm mộ cô có thể buông bỏ mọi thứ trở về cuộc sống nông thôn, rồi lại thúc giục cô chia sẻ nhiều vào. Lượt follow đã tăng hơn hai trăm.
Đúng là bất ngờ, dự tính ban đầu của cô khi ghi chép ở weibo chỉ là muốn viết nhật ký cho mình thôi, tương lai nếu rời khỏi đây, hoặc sau này già rồi thì cũng có nơi nhớ đến. Không ngờ lại còn có người theo dõi.
Cô trả lời mấy bình luận, bày tỏ nhất định sẽ chia sẻ thêm nhiều nữa.
Vì chuyện này mà tâm tình trở nên rất tốt, ngâm nga tắt laptop rồi tắt đèn ngủ. Cô quyết định, nếu đã có người thích nhật ký của cô thì sau này dù chụp ảnh hay quay video cũng phải nghiêm túc lên, tốt nhất là chụp nhiều nhiều, cắt nối biên tập rồi ghép thêm nhạc. Sau này mình xem cũng thoải mái hơn.
Lúc ngủ cô còn nghĩ, ngày mai khi đi đốn củi có thể chụp thêm mấy tấm.
Sáng sớm hôm sau, Trình Nặc dậy nấu đồ ăn sáng phụ thím Ngô, ăn xong liền mượn dao phay và dây thừng ở nhà thím, sau đó hăng hái đi đốn củi.
Dựa theo đường đi mà chú Lưu chỉ, cô nhanh chóng tìm được cánh rừng kia.
Rừng không lớn lắm, mọc dưới cây cao là những bụi cây nhỏ rậm rạp, vì đang mùa thu nên lá cây đều đã khô héo, rơi một lớp dày trên mặt đất. Trình Nặc không dám đi sâu vào trong, đầu tiên là chụp ảnh quay video ở bìa rừng, sau đó chụp cả dụng cụ đốn củi rồi mới bắt tay làm.
Hôm nay cô cố ý mặc áo quần thể thao để tiện làm việc. Đội trên đầu chiếc nón cỏ mà sáng nay thím Ngô đã tìm cho cô.
Dao chẻ củi rất sắc, Trình Nặc chọn một cành khô to vừa phải, cũng không khó lắm, nhưng vì quên mang găng tay nên một chốc sau tay đã đỏ bừng.
Cô chặt một lúc thì dừng lại nghỉ, lại tranh thủ quay video. Vì làm chậm nên trong một tiếng đồng hồ, cô chỉ đốn được một bó nhỏ. Cứ theo đà ngày, có khi cô phải mất một ngày ở đây thì mới có thể trả lại củi cho ông Lý được.
Đang tính tăng tốc thì chợt nghe thấy tiếng brum brum quen thuộc, Tông Lãng lái xe ba bánh đi đến bên này.
Hướng anh đi ngược với Trình Nặc, lúc này Trình Nặc mới nhớ đến, con đường này thông với lều lớn bên kia. Hẳn Tông Lãng là từ bên đó lại.
Tông Lãng dừng xe, hỏi cô đang làm gì.
Trình Nặc giơ dao lên, “Anh không nhìn thấy à, tôi đang đốn củi.”
Tông Lãng đi đến, cười nói: “Dĩ nhiên tôi biết cô đốn củi rồi, chẳng qua là chưa thấy ai đốn như cô bao giờ.”
Trình Nặc hỏi: “Vậy đốn thế nào?”
Tông Lãng nhận lấy con dao, khom người xuống vung dao xuống một cây khô ở bên người, chặt từ phần gốc, chỉ hao dao đã ngã. Không giống Trình Nặc chỉ nhắm chẽ cây mà chặt.
Tốc độ của anh nhanh hơn Trình Nặc nhiều, chỉ mấy phút đã chặt được một dãy. Trình Nặc vội cầm điện thoại đi theo Tông Lãng chụp, lúc Tông Lãng quay đầu đã bất cẩn lọt vào ống kính. Anh cười với ống kính, Trình Nặc vội tắt camera, đưa tay đòi dao chẻ củi.
“Cám ơn anh, để tôi tự làm, anh đi làm việc của anh đi.”
Tông Lãng không trả dao cho cô, “Tôi làm xong việc rồi, dù sao cũng đang không có việc gì, để tôi chặt giúp cô.”
Trình Nặc cố ý nói không cần.
Tông Lãng dừng tay, cởi áo khoác ra nhét vào tay cô.
“Hàng xóm cả mà, dù hôm nay có gặp chú Lưu ở đây chặt củi thì tôi vẫn sẽ giúp, tại sao cô cứ phải từ chối thế, hơn nữa chặt xong rồi thì cô về thế nào, cô gánh nổi đống củi này à?”
Trình Nặc liền nghĩ đến vấn đề vận chuyển. Cô có thể đốn củi, nhưng còn gánh củi thì chịu. Quay đầu nhìn xe ba bánh của Tông Lãng, hiển nhiên đây là phương tiện vận chuyển tốt nhất lúc này.
“Vậy, vậy làm phiền anh vậy.” Cô dừng lại nói: “Nếu không tôi trả anh tiền công.” Cô luôn cảm thấy nợ ơn anh không tốt lắm, vẫn nên trả tiền thì hơn, dù có hơi đắt.
Tông Lãng không vui, cau mày hỏi cô: “Cô cứ không muốn để tôi giúp cô thế à?” Động cái là đòi trả tiền, chỉ hận không thể rạch ròi với anh. Cô ghét anh thế sao?
Trình Nặc nói không phải, “Dù gì cũng làm chậm trễ thời gian của anh, hơn nữa đốn củi cũng không phải chuyện thoải mái. Nên tôi…”
Còn chưa nói xong, Tông Lãng đã ngắt lời: “Vậy cô đi mà nhờ người khác.” Nói rồi quăng dao trong tay đi, lấy lại áo khoác rồi xoay người rời đi.
Gửi chủ tiệm,
Hôm nay mới biết anh không ở trên cù lao, nhưng vì để người già ở đây được thuận tiện mà đã mở tiệm bán, là một thành phần cư dân trên cù lao, tôi xin chân thành cám ơn anh.
Tiệm nhỏ của anh đã để cuộc sống của mọi người tiện lợi hơn, nhưng vì không có ai trông coi nên đã dẫn đến vài kẻ tham lam. Hôm nay đã có người đến tiệm trộm thuốc nhưng bị phát hiện, may mà có Tông Lãng ra tay nên mới không tổn thất gì lớn. Vậy nên tôi chân thành đề nghị anh, nếu thật sự anh không có thời gian rảnh đến tiệm, thì có nên cân nhắc lắp camera không? Ít nhất có thể có tác dụng dọa sợ, giảm bớt tổn thất không cần thiết.
Cư dân: Trình Nặc
Tông Lãng đặt mấy bao thuốc vào lại quầy, rồi đi tới ghé đầu xem cô đang viết gì. Trình Nặc đưa tay che, không cho nhìn.
Tông Lãng cười, “Không cho nhìn thì thôi.”
Viết xong đề nghị, Trình Nặc mua hai bịch đường trắng. Lúc sắp đi vẫn chưa yên tâm, hỏi Tông Lãng: “Liệu hai người kia còn có thể quay lại không?”
Tông Lãng đáp không, “Nhìn hai tên kia không giống kẻ trộm chuyên nghiệp, có lẽ thấy tiệm không có ai nên mới nảy ra ý ăn trộm, giờ sợ rồi, sẽ không quay lại đâu.”
Trình Nặc không mấy yên tâm, vừa đi vừa ngoái đầu nhìn mấy lần. Bụng nghĩ dạ dù sao mình không có chuyện gì, không bằng sau này đến cuối tuần, mình cứ đến tiệm mấy chuyến đi.
Về đến nhà, việc đầu tiên cô làm là lấy điện thoại ra chụp mấy tấm ảnh quả lựu đã bóc vỏ. Mấy quả lựu này không to như bên ngoài mà rất nhỏ, song hạt nào hạt nấy đều long lanh trong suốt, dưới ánh mặt trời trông như thủy tinh.
Chụp ảnh xong thì đi rửa tay để tách hạt. Phải bóp bể vỏ hạt để chất lỏng chảy ra, như thế mới lên men được. Cả một chậu lựu lớn, tách rất đã.
Đang bóp nửa chừng lại muốn chụp ảnh, nhưng hai tay đã bẩn rồi, nhìn trái nhìn phải, ở đây trừ cô ra thì chỉ có Tông Lãng là biết dùng điện thoại chụp ảnh. Cô thở dài, vào lúc này mà có Bạch Nguyên thì hay quá, nhất định cậu ấy hứng thú với mấy chuyện này lắm.
Cô đưa tay phải rút khăn giấy ra lau, rồi cầm điện thoại chuẩn bị quay video bằng một tay. Tay trái tiếp tục bóp hạt lựu.
Một bóng đen tiến đền gần, cô ngẩng đầu nhìn, là Tông Lãng.
“Làm gì vậy?” Anh hỏi.
“Lựu ăn không hết, cất rượu.”
Anh cười, “Cô còn biết cất rượu à?”
Trình Nặc ừ, muốn quay video nhưng thấy anh không chịu đi, bèn nói: “Anh có thể tránh ra được không? Tôi muốn quay video, không muốn thu cả tiếng vào.”
Tông Lãng nói: “Cô bận hai tay rồi mà, để tôi quay giúp cô.” Nói rồi bổ sung thêm một câu, “Bảo đảm không có âm thanh.”
Trình Nặc ngẫm nghĩ rồi đưa điện thoại cho anh, dặn: “Chỉ cần quay hạt lựu thôi, đừng quay người.”
Tông Lãng đáp được.
Anh giơ điện thoại lên, nhắm ngay chậu, nói: “Ba, hai, một, bắt đầu!”
Trình Nặc bắt đầu bóp. Quay khoảng một phút, cô nháy mắt với anh ra hiệu: tắt đi.
Tông Lãng hiểu ý dừng quay, sau đó mở video lên, ngồi xổm bên cạnh cho cô nhìn.
Trình Nặc ngoái đầu sang, do quá sáng nên không nhìn thấy rõ màn hình, Tông Lãng đưa tay che lại giúp cô. Vì thế mà hai người cách rất gần nhau, gần như dính sát nhau.
Chú Lưu và bác Ngô đến sân trước tìm công cụ, thấy cảnh này, chú Lưu vội kéo bác Ngô về. Chú La thấy hai người tay không trở lại thì hỏi: “Đồ đâu, không phải nằm cạnh tường ở sân trước à, hai người không tìm được sao!” Vừa nói vừa định đi tìm.
Chú Lưu vội đặt tay lên miệng ra hiệu ông nhỏ tiếng lại, thấp giọng nói: “Đến đây, anh sang đây mà xem.”
Chú Lưu dẫn chú La tới sát cửa, nhìn vào sân trước, chỉ vào Trình Nặc và Tông Lãng mà nói, “Thấy chưa, vừa rồi tên nhóc kia còn không để tôi cho biết mìn là ông chủ cửa tiệm là tôi nghi ngờ rồi, xem ra tên nhóc này có tâm tư thật.”
Bác Ngô không nghe rõ bọn họ nói gì, cũng nấp phía sau hỏi: “Sao, sao?”
Chú La hừ một tiếng, giọng đầy trịch thượng: “Tôi nhìn ra từ lâu rồi.”
“Lúc nào?”
“Vào ngày đầu tiên con bé kia đến cù lao, khi người nhà bà Bạch dẫn cô ấy lên thôn đóng dấu, thằng nhóc Lãng đứng ngay ven đường mà, ánh mắt nhìn con bé… cứ giống như, giống như…” Nghĩ mãi vẫn không tìm ra lời thích hợp, chú nói luôn: “Giống như lúc trẻ anh nhìn vợ anh vậy, nhìn mãi không rời.”
Chú Lưu *ha* lên, “Ông già anh.”
Bên kia Trình Nặc đã xem video xong, phát hiện Tông Lãng đứng gần mình quá, thế là cô vội ngồi thẳng người nói: “Cám ơn anh, cứ để điện thoại đó là được rồi.”
Tông Lãng lại không di chuyển, hỏi cô: “Cất rượu xong thì có thể cho tôi nếm không?”
Trình Nặc đáp được.
Anh nói: “Tôi nhớ rồi đấy, đến lúc đó đừng có đòi trả tiền.”
Trình Nặc đáp: “Tôi đòi trả tiền bao giờ?”
Anh nhếch môi như có ý ám chỉ: “Vậy thì tốt, dù sao cô cũng nói rồi, tôi ghi nhớ giúp cô.”
Trình Nặc cảm thấy anh thật khó hiểu, không để ý đến anh nữa.
Bóp hết lựu, cô đi rửa sạch bình thủy tinh, để phơi cho ráo nước rồi trút cả nước lựu lẫn xác vào trong, bình to 5 lít nên đựng vừa đầy, cuối cùng Trình Nặc cho đường trắng vào.
Làm xong xuôi, cô lại lấy điện thoại chụp mấy tấm, sau đó mới chuyển bình vào phòng, đặt dưới chân tường để nó lên men mấy ngày.
Làm xong hết thảy, bên đội thi công cũng đã dỡ xong vách ngăn. Hôm nay nghỉ trước giờ, trước khi mọi người ra về, Tông Lãng nói với Trình Nặc: “Ngày mai để chú bác nghỉ một ngày đi.”
Trình Nặc nói được, vốn cũng đã hẹn làm ba ngày nghỉ một ngày rồi, giờ cũng đã bốn năm ngày.
Vừa khéo nhân ngày nghỉ ngày mai, cô sẽ đi bổ ít củi trả cho ông Lý, rồi lại lên trấn mấy chuyến, mua thiết bị hóa lỏng cùng bếp về.
Buổi tối về nhà chú Lưu, lúc ăn cơm, Trình Nặc nhắc đến chuyện đốn củi, hỏi chú Lưu đi đâu thì có thể đốn được.
Chú Lưu nói: “Một cô gái như cháu thì đốn củi làm gì, cháu không làm được đâu.”
Trình Nặc nói không bổ không được, rồi nói với chú chuyện Tông Lãng tìm ông Lý mượn củi giúp cô.
Chú Lưu nghe thế liền đáp: “À, thế thì phải trả rồi.” Lại nói: “Vậy đến phía Nam bờ sông đi, ở đó có cánh rừng, chú cũng hay đến đó đốn củi.”
Trình Nặc lại hỏi đi thế nào, cô ghi nhớ đường, tính mai dậy sớm đi ngay.
Buổi tối ngồi trên giường, Trình Nặc lại post bài lên weibo như thường. Ảnh chụp lúc nấu cơm rồi cả video quay cất rượu, toàn bộ up lên cả. Rồi cô phát hiện bình luận rất nhiều, còn có mấy chục lượt chia sẻ. Cô mở bình luận ra nhìn, đa số đều hâm mộ cô có thể buông bỏ mọi thứ trở về cuộc sống nông thôn, rồi lại thúc giục cô chia sẻ nhiều vào. Lượt follow đã tăng hơn hai trăm.
Đúng là bất ngờ, dự tính ban đầu của cô khi ghi chép ở weibo chỉ là muốn viết nhật ký cho mình thôi, tương lai nếu rời khỏi đây, hoặc sau này già rồi thì cũng có nơi nhớ đến. Không ngờ lại còn có người theo dõi.
Cô trả lời mấy bình luận, bày tỏ nhất định sẽ chia sẻ thêm nhiều nữa.
Vì chuyện này mà tâm tình trở nên rất tốt, ngâm nga tắt laptop rồi tắt đèn ngủ. Cô quyết định, nếu đã có người thích nhật ký của cô thì sau này dù chụp ảnh hay quay video cũng phải nghiêm túc lên, tốt nhất là chụp nhiều nhiều, cắt nối biên tập rồi ghép thêm nhạc. Sau này mình xem cũng thoải mái hơn.
Lúc ngủ cô còn nghĩ, ngày mai khi đi đốn củi có thể chụp thêm mấy tấm.
Sáng sớm hôm sau, Trình Nặc dậy nấu đồ ăn sáng phụ thím Ngô, ăn xong liền mượn dao phay và dây thừng ở nhà thím, sau đó hăng hái đi đốn củi.
Dựa theo đường đi mà chú Lưu chỉ, cô nhanh chóng tìm được cánh rừng kia.
Rừng không lớn lắm, mọc dưới cây cao là những bụi cây nhỏ rậm rạp, vì đang mùa thu nên lá cây đều đã khô héo, rơi một lớp dày trên mặt đất. Trình Nặc không dám đi sâu vào trong, đầu tiên là chụp ảnh quay video ở bìa rừng, sau đó chụp cả dụng cụ đốn củi rồi mới bắt tay làm.
Hôm nay cô cố ý mặc áo quần thể thao để tiện làm việc. Đội trên đầu chiếc nón cỏ mà sáng nay thím Ngô đã tìm cho cô.
Dao chẻ củi rất sắc, Trình Nặc chọn một cành khô to vừa phải, cũng không khó lắm, nhưng vì quên mang găng tay nên một chốc sau tay đã đỏ bừng.
Cô chặt một lúc thì dừng lại nghỉ, lại tranh thủ quay video. Vì làm chậm nên trong một tiếng đồng hồ, cô chỉ đốn được một bó nhỏ. Cứ theo đà ngày, có khi cô phải mất một ngày ở đây thì mới có thể trả lại củi cho ông Lý được.
Đang tính tăng tốc thì chợt nghe thấy tiếng brum brum quen thuộc, Tông Lãng lái xe ba bánh đi đến bên này.
Hướng anh đi ngược với Trình Nặc, lúc này Trình Nặc mới nhớ đến, con đường này thông với lều lớn bên kia. Hẳn Tông Lãng là từ bên đó lại.
Tông Lãng dừng xe, hỏi cô đang làm gì.
Trình Nặc giơ dao lên, “Anh không nhìn thấy à, tôi đang đốn củi.”
Tông Lãng đi đến, cười nói: “Dĩ nhiên tôi biết cô đốn củi rồi, chẳng qua là chưa thấy ai đốn như cô bao giờ.”
Trình Nặc hỏi: “Vậy đốn thế nào?”
Tông Lãng nhận lấy con dao, khom người xuống vung dao xuống một cây khô ở bên người, chặt từ phần gốc, chỉ hao dao đã ngã. Không giống Trình Nặc chỉ nhắm chẽ cây mà chặt.
Tốc độ của anh nhanh hơn Trình Nặc nhiều, chỉ mấy phút đã chặt được một dãy. Trình Nặc vội cầm điện thoại đi theo Tông Lãng chụp, lúc Tông Lãng quay đầu đã bất cẩn lọt vào ống kính. Anh cười với ống kính, Trình Nặc vội tắt camera, đưa tay đòi dao chẻ củi.
“Cám ơn anh, để tôi tự làm, anh đi làm việc của anh đi.”
Tông Lãng không trả dao cho cô, “Tôi làm xong việc rồi, dù sao cũng đang không có việc gì, để tôi chặt giúp cô.”
Trình Nặc cố ý nói không cần.
Tông Lãng dừng tay, cởi áo khoác ra nhét vào tay cô.
“Hàng xóm cả mà, dù hôm nay có gặp chú Lưu ở đây chặt củi thì tôi vẫn sẽ giúp, tại sao cô cứ phải từ chối thế, hơn nữa chặt xong rồi thì cô về thế nào, cô gánh nổi đống củi này à?”
Trình Nặc liền nghĩ đến vấn đề vận chuyển. Cô có thể đốn củi, nhưng còn gánh củi thì chịu. Quay đầu nhìn xe ba bánh của Tông Lãng, hiển nhiên đây là phương tiện vận chuyển tốt nhất lúc này.
“Vậy, vậy làm phiền anh vậy.” Cô dừng lại nói: “Nếu không tôi trả anh tiền công.” Cô luôn cảm thấy nợ ơn anh không tốt lắm, vẫn nên trả tiền thì hơn, dù có hơi đắt.
Tông Lãng không vui, cau mày hỏi cô: “Cô cứ không muốn để tôi giúp cô thế à?” Động cái là đòi trả tiền, chỉ hận không thể rạch ròi với anh. Cô ghét anh thế sao?
Trình Nặc nói không phải, “Dù gì cũng làm chậm trễ thời gian của anh, hơn nữa đốn củi cũng không phải chuyện thoải mái. Nên tôi…”
Còn chưa nói xong, Tông Lãng đã ngắt lời: “Vậy cô đi mà nhờ người khác.” Nói rồi quăng dao trong tay đi, lấy lại áo khoác rồi xoay người rời đi.
/56
|