Editor: Tép Mỡ
Beta: Mèo
Sau khi dùng cơm trưa ở Hội An xong, Nam Khánh vội vàng đến phòng tập của dàn nhạc trong thành phố, xế chiều mới trở về. Đợi anh về nhà rửa mặt, thay quần áo xong, người giúp việc tên A Dũng mới báo lại lúc anh không ở nhà có hai cuộc điện thoại gọi từ Trung Quốc tìm anh.
Điện thoại gọi từ Trung Quốc? Anh nhíu mày, hơi kinh ngạc: “Đối phương là ai?”
A Dũng trả lời: “Người đó nói là em gái của anh.”
Nam Khánh khựng lại, nhưng vẻ mặt vẫn lạnh nhạt, nhưng một lúc lâu sau vẫn không nói chuyện, gật đầu với A Dũng, phất tay ra hiệu bảo cậu ấy rời đi.
Anh cũng không hề quên trên thế giới này mình vẫn còn một cô em gái cùng mẹ khác cha: Diệp Noãn Ninh.
Lúc anh năm tuổi, Diệp Noãn Ninh ra đời. Anh vẫn còn mơ hồ nhớ được đôi cánh tay nhỏ nhắn trắng trẻo như củ sen và giọng bi bô tập nói khi gọi ‘anh trai’ của cô bé.
Nhưng sau đó, khi anh xảy ra chuyện, thân thế bị phơi bày, rồi anh chuyển đến Việt Nam ở với dì nên mối quan hệ giữa hai người cũng ngày càng xa cách. Lúc anh rời khỏi Trung Quốc, Diệp Doãn Ninh chỉ mới mười tuổi. Thời gian dần trôi qua, ấn tượng của cô bé về anh càng lúc càng mờ nhạt cũng là điều rất đỗi bình thường. Mà anh, tuy có nhiều lần muốn gọi điện thoại về nhà họ Diệp để thăm hỏi, nói chuyện với em gái của mình, nhưng anh lại sợ người nhận máy sẽ là cha nuôi của anh – Diệp Danh An. Anh cũng không phải không nhớ ông ấy, rất nhiều lần, giữa những buổi đêm nóng bức ở nơi đất khách quê người, anh lại nhớ đến đôi bàn tay to lớn, hơi thô ráp và đầy ấm áp của ông ấy, bây giờ đã không thể nào chạm đến được nữa. Nghĩ về ông ấy, cảm giác trong anh xen lẫn giữa biết ơn và oán hận, mỗi khi nhấc ống nghe điện thoại lên, hồ như trái tim anh bị một tảng đá nặng nề đè xuống, kéo lòng anh chìm xuống tận biển sâu không đáy, khiến anh không còn dũng khí để kiên trì, chỉ có thể lặng lẽ đặt ống nghe điện thoại về lại chỗ cũ.
Có một thời gian rất dài, anh cũng từng tưởng tượng sẽ nhận được điện thoại gọi đến từ Trung Quốc. Là cha gọi cũng được, là em gái gọi cũng được, anh ao ước được nghe giọng nói của họ, nhưng những người nhà họ Diệp đó, chưa từng gọi đến một cuộc điện thoại nào.
Cuối cùng anh cũng nhận ra, mình đã thật sự bị bỏ rơi.
Nhưng hôm nay, sau một khoảng thời gian xa cách nhiều năm, anh lại được cho biết: Em gái anh vừa gọi điện thoại đến tìm anh.
Ngồi trên ghế bên cạnh điện thoại thật lâu. Cuối cùng anh cũng cầm lấy ống nghe, tay dò tìm đến bàn phím ấn số, đầu ngón tay bắt đầu run lên. Sau đó anh cười lạnh một tiếng ‘Ha’, buông ống nghe điện thoại xuống.
Trí nhớ của anh vốn rất tốt, đặc biệt là sau khi bị mù, vì để học đàn, việc nhớ những ký hiệu nhạc phổ đã giúp rèn luyện trí nhớ của anh. Thế nhưng sau mười hai năm, dãy số từng thuộc nằm lòng, vậy mà bây giờ anh lại không nhớ ra nổi.
“Ông chủ, anh muốn gọi lại cho em gái mình ở Trung Quốc à?” A Dũng bước đến, lấy tờ giấy note bị đè dưới điện thoại ra: “Tôi đã ghi lại số điện thoại, bây giờ đọc lại cho anh nhé?”
Nam Khánh do dự, hơi cắn môi dưới nói: “Để lúc khác.”
“Vâng.” A Dũng nói: “Vậy bây giờ anh muốn dùng cơm chưa?”
“Ừm, cậu chuẩn bị đi.” Nghe thấy tiếng A Dũng xoay người rời đi, Nam Khánh lại nói: “Chờ đã, cậu đưa tờ giấy viết số điện thoại đó cho tôi.”
A Dũng đưa tờ giấy note cho anh, anh mở ngăn đầu tiên của chiếc tủ để điện thoại, đưa tay vào trong, mò mẩm lấy ra một hộp gỗ lim, đặt tờ giấy vào đó.
Lúc dùng cơm tối, anh vẫn bồn chồn không tập trung lắm, thì tiếng điện thoại reo vang.
“A Dũng, nghe điện thoại.” Anh đặt đũa xuống, vội vàng bảo.
A Dũng nhanh chóng chạy đến tủ đặt điện thoại, nhấc ống nghe lên.
Nam Khánh đã đứng lên, sờ tay vào mép bàn lần dò bước đến chỗ đặt điện thoại.
“Ông chủ, điện thoại của anh.” A Dũng đưa ống nghe cho anh.
Ngược lại anh có chút e dè, chần chờ không dám nghe máy, hỏi: “Là… ai gọi?”
“Chính là người trước đó đã gọi đến, em gái của anh.”
Nam Khánh hít sâu một hơi, chậm rãi đặt ống nghe điện thoại lên tai.
“Ừm…” Anh không dám gọi ra cái tên quen thuộc mà xa lạ kia.
“Anh.” Một giọng nữ ngọt ngào vang lên. “Em là Noãn Ninh đây.”
Anh nghe ra trong giọng nói của đối phương cũng mang theo chút lúng túng và căng thẳng, trong lòng có chút đồng cảm xót xa. Trong nháy mắt cả hai đều im lặng không nói gì. Cuối cùng Nam Khánh là người lên tiếng trước: “Doãn Ninh, sao em gọi điện đến đây?”
“Anh đang trách em vì đã không liên lạc với anh trong nhiều năm qua à?” Giọng Diệp Doãn Ninh nghẹn ngào và áy náy.
Nam Khánh nghe được giọng cô thút thít như đang khóc, mặc cảm xúc đang kích động của mình, không nhịn được mà an ủi cô: “Không đâu? Nói đến việc liên lạc thì anh cũng chưa hề gọi điện thoại cho em, nếu muốn trách thì phải trách anh mới đúng chứ.”
Diệp Noãn Ninh nói: “Thật ra lúc anh vừa đến Việt Nam, em đã quấn lấy cha, đòi cha gọi điện cho anh, nhưng ông ấy nói em không được liên lạc với anh, thậm chí không cho em biết số điện thoại của anh. Vì chuyện này mà em đã cãi nhau với ông ấy đấy.”
Cảm giác cay đắng trào ra trong lòng Nam Khánh, anh cố gắng đè nén uất ức cùng oán giận, nhẹ nhàng nói: “Thì ra là như vậy.”
“Anh, thật ra cha cũng rất nhớ anh, chỉ là ông ấy sợ… sẽ làm phiền cuộc sống của anh ở bên đó. Lúc ấy vì em còn quá nhỏ, không hiểu ý của cha, nhưng về sau em mới biết thật ra cha chưa từng quên anh. Tuy cha không gọi điện thoại cho anh nhưng em đã thấy ông ấy gọi cho dì dượng để hỏi thăm tình hình của anh. Còn nữa, mỗi lần anh phát hành album nhạc, cha đều mua về lưu trữ. Có khi trong nước không mua được thì cha sẽ nhờ dì gửi qua. Mỗi tối ông ấy đều nghe nhạc của anh để đi vào giấc ngủ. Lúc đó em mới hiểu được, cha rất yêu thương anh và cũng rất ân hận.”
Ánh nắng chiều tà chiếu vào sườn mặt anh, khiến đôi hàng mi khi anh buông mắt nhìn xuống thành hai chiếc bóng nhỏ, dường như anh cảm nhận được một tia ấm áp. Nhưng vì sao, trong lòng vẫn đau như vậy, vẫn nghẹn ngào như vậy, tựa như có thứ gì đang chặn lại, làm cho anh không thể thở nổi.
“A Dũng, pha cho tôi một tách cà phê.” Anh che ống nghe lại, nói với người giúp việc đang đứng bên cạnh.
Rất nhanh A Dũng đã đưa cà phê đến.
“Alô, anh, anh có đang nghe không?”
“Anh đây.” Anh nói, nâng mắt lên, ánh mắt lơ đãng nhìn ánh nắng bên ngoài cửa sổ, có ánh nước đọng lại trên mi mắt anh. “…Ông ấy có khoẻ không?”
Giọng nói bên kia điện thoại buồn bã: “Nếu em nói, ông ấy rất nhớ anh, thì anh có đồng ý quay về thăm ông ấy không?”
Tay Nam Khánh cầm chặt ống nghe: “Đầu tháng anh có buổi hoà nhạc, chỉ còn chưa đầy nửa tháng để chuẩn bị, anh sợ…”
“Nửa tháng sau… chắc vẫn có thể còn kịp.”
Nam Khánh nhạy bén cảm giác được có điều gì không ổn: “Doãn Ninh, em nói vậy là có ý gì?”
“Cha… ông ấy… bị chẩn đoán là ung thư trực tràng, đã là giai đoạn cuối rồi.”
Quả nhiên, nếu không phải vì chuyện này thì Doãn Ninh sẽ không gọi điện thoại đến.
“Đã phẫu thuật chưa?”
Giọng nói Diệp Doãn Ninh rất khẽ: “Cha từ chối phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo, ông ấy còn nói, nếu phải treo túi hậu môn nhân tạo ấy để kéo dài hơi tàn thì ông ấy thà rằng chết đi.”
Nghe Doãn Ninh nói thế, hình ảnh mơ hồ của người cha trong trí nhớ của Nam Khánh dần rõ ràng hơn: Là một người đàn ông đầy kiêu ngạo, quyết định của ông ấy cũng không làm người khác cảm thấy bất ngờ.
Thế nhưng, anh lại thấy đau lòng.
Đối mặt với những nỗi thăng trầm, phúc hoạ đã trải qua trong đời mình, trong lòng anh hẵn đã phai nhạt đi ít nhiều. Nhưng khi người trong cuộc là ‘người thân’ của mình thì anh khôg thể nào thờ ơ không màng đến được.
“Anh, nửa tháng sau anh sẽ về chứ?” Giọng của Diệp Doãn Ninh đầy sự thăm dò không xác định.
Nam Khánh ổn định lại tâm tình của mình, giả vờ như đang rất bình tĩnh nói: “Là ông ấy bảo em gọi điện cho anh à?”
“Vâng. Anh cũng biết, dì đã sang Việt Nam từ trước khi em được sinh ra, dù em và dì là quan hệ ruột thịt nhưng cơ bản cả hai không hề liên lạc với nhau. Những năm qua em không có số điện thoại của anh, cha cũng kiên quyết không cho em biết. Mãi đến gần đây có kết quả chẩn đoán sức khoẻ chính xác, ông ấy mới bảo em thử gọi điện thoại cho anh, xem anh có thể về gặp ông ấy… một lần cuối không?”
Loảng xoảng — Tiếng ly thuỷ tinh bị vỡ chợt vang lên. Cà phê đen vung vãi đầy khắp mặt bàn.
“Ông chủ, tay của anh có bị bỏng không?”
Anh thẫn thờ để mặc cho A Dũng lấy khăn lau cà phê còn đọng trên tay mình.
Bốn chữ cuối của Diệp Doãn Ninh, mỗi một chữ giống như búa tạ đập mạnh vào lồng ngực anh.
“Em cho anh thời gian suy nghĩ.” Tay trái anh nắm chặt thành quyền, để trước ngực mình, dường như làm như vậy có thể chống lại được cơn đau dữ dội kia.
Diệp Doãn Ninh khẽ thở dài, không ép buộc cũng không thúc giục anh đưa ra quyết định, cô chỉ hơi thất vọng nói: “Em hiểu rồi. Em chờ điện thoại trả lời của anh.”
“Doãn Ninh.” Anh nói: “Chăm sóc… ông ấy thật tốt.”
“Vâng.” Cô nói: “Chúc buổi hoà nhạc của anh thành công, anh trai.”
Cuối cùng, tiếng gọi ‘cha’ kia, anh vẫn không mở miệng thốt lên được.
Sau khi cúp điện thoại, anh ngồi thừ trên ghế, như một bức tượng không hề có linh hồn.
Hai đoạn ký ức điên cuồng dâng trào như từng đợt sóng cuồn cuộn, trói chặt anh bên trong, không sao động đậy được.”
Một đợt sóng chứa những ký ức tốt đẹp về ‘cha’ của thời thơ ấu: Gương mặt tươi cười của cả hai cha con khi chơi trò xe điện đụng trong khu vui chơi; khi ông ấy học theo con tinh tinh trong thảo cầm viên liên tục lấy tay đấm vào ngực để trêu anh; lần đầu tiên anh đánh nhau với người khác bị thua và khóc nhè, ông ấy đã dạy anh: ‘Nam tử hán đại trượng phu chỉ đổ máu chứ không rơi lệ’; thậm chí là những câu chuyện cổ tích ông ấy kể để dỗ anh ngủ mỗi tối, đã kể đi kể lại mấy chục lần không có gì mới mẻ, nhưng sao những cảnh tượng ấy lại ấm áp như mới ngày hôm qua.
Mà một làn sóng khác lại hiện lên cảnh tranh cãi của ba mẹ khi anh bị mù, hé lộ bí mật thân thế đáng sợ; cảnh ban công có thể ngửi thấy mùi máu tanh thoang thoảng theo gió xộc lên từ khoảng sân nhỏ dưới lầu; cảnh anh bị cha mình giao cho đôi vợ chồng tuy có quan hệ thân thích nhưng với anh họ cũng chỉ là những người không quen biết; sau đó bị đưa đến một đất nước hoàn toàn xa lạ… Lẽ nào ông ấy không nhận thấy được sự run rẩy sợ hãi của cậu thiếu niên non nớt đó khi bị ông ấy giao cho đối phương ư?
“Doãn Sơ, con đi đi.”
Câu nói cuối cùng trước khi đẩy anh đi, chỉ có năm chữ ngắn gọn vô tình đó.
Bây giờ trở về, anh cũng chỉ có thể là ‘Nguyễn Nam Khánh’ đến từ Việt Nam. Không thể trở lại thành ‘Doãn Sơ’ của nhà họ Diệp trước kia nữa.
Tâm trạng này, ông có hiểu không?
….Cha.
Nhờ A Dũng pha cho mình thêm một ly cà phê nữa, nhưng đến khi anh chạm đến thì cà phê đã hoàn toàn nguội ngắt.
Cà phê nguội rồi rất khó uống, rõ ràng anh đã nhờ người cho thêm vài viên đá vào rồi, nhưng vừa nhấp một ngụm, lại chỉ có vị đắng và lạnh buốt.
Lại có tiếng chuông vang lên, lần này không phải điện thoại bàn mà là điện thoại di động của anh.
Nghe thấy tiếng nhạc chuông đó, đôi mày anh giãn ra một chút.
Anh có thói quen cài nhạc chuông riêng cho những người trong danh bạ điện thoại. Dĩ nhiên không phải cài cho tất cả những người có trong danh bạ, mà chỉ cài cho những người thường hay liên lạc hoặc những người có ý nghĩa đặc biệt. Số điện thoại này mới được thêm vào, nhạc chuông anh cài là khúc nhạc do chính anh sáng tác: ‘Cánh buồm trên biển’ – Cô từng nói là rất thích.
A Dũng đưa điện thoại di động cho anh và báo tên người gọi đến: “Minh Lam”
“Nam Khánh.” Giọng cô trong trẻo, toát lên sự vui vẻ, như là chuyện gì vui lắm muốn chia sẻ với anh: “Đột nhiên tôi nghĩ ra có một chuyện anh có thể giúp được tôi, vì vậy tôi đã gọi điện thoại thử. Anh…Anh sẽ không cảm thấy phiền chứ?”
“Không có.”
“Ngoài độc huyền cẩm ra thì anh có từng học những loại nhạc cụ khác không?” Giọng cô mang theo sự chờ đợi nhiệt tình: “Ví dụ như, đàn guitar chẳng hạn.”
Beta: Mèo
Sau khi dùng cơm trưa ở Hội An xong, Nam Khánh vội vàng đến phòng tập của dàn nhạc trong thành phố, xế chiều mới trở về. Đợi anh về nhà rửa mặt, thay quần áo xong, người giúp việc tên A Dũng mới báo lại lúc anh không ở nhà có hai cuộc điện thoại gọi từ Trung Quốc tìm anh.
Điện thoại gọi từ Trung Quốc? Anh nhíu mày, hơi kinh ngạc: “Đối phương là ai?”
A Dũng trả lời: “Người đó nói là em gái của anh.”
Nam Khánh khựng lại, nhưng vẻ mặt vẫn lạnh nhạt, nhưng một lúc lâu sau vẫn không nói chuyện, gật đầu với A Dũng, phất tay ra hiệu bảo cậu ấy rời đi.
Anh cũng không hề quên trên thế giới này mình vẫn còn một cô em gái cùng mẹ khác cha: Diệp Noãn Ninh.
Lúc anh năm tuổi, Diệp Noãn Ninh ra đời. Anh vẫn còn mơ hồ nhớ được đôi cánh tay nhỏ nhắn trắng trẻo như củ sen và giọng bi bô tập nói khi gọi ‘anh trai’ của cô bé.
Nhưng sau đó, khi anh xảy ra chuyện, thân thế bị phơi bày, rồi anh chuyển đến Việt Nam ở với dì nên mối quan hệ giữa hai người cũng ngày càng xa cách. Lúc anh rời khỏi Trung Quốc, Diệp Doãn Ninh chỉ mới mười tuổi. Thời gian dần trôi qua, ấn tượng của cô bé về anh càng lúc càng mờ nhạt cũng là điều rất đỗi bình thường. Mà anh, tuy có nhiều lần muốn gọi điện thoại về nhà họ Diệp để thăm hỏi, nói chuyện với em gái của mình, nhưng anh lại sợ người nhận máy sẽ là cha nuôi của anh – Diệp Danh An. Anh cũng không phải không nhớ ông ấy, rất nhiều lần, giữa những buổi đêm nóng bức ở nơi đất khách quê người, anh lại nhớ đến đôi bàn tay to lớn, hơi thô ráp và đầy ấm áp của ông ấy, bây giờ đã không thể nào chạm đến được nữa. Nghĩ về ông ấy, cảm giác trong anh xen lẫn giữa biết ơn và oán hận, mỗi khi nhấc ống nghe điện thoại lên, hồ như trái tim anh bị một tảng đá nặng nề đè xuống, kéo lòng anh chìm xuống tận biển sâu không đáy, khiến anh không còn dũng khí để kiên trì, chỉ có thể lặng lẽ đặt ống nghe điện thoại về lại chỗ cũ.
Có một thời gian rất dài, anh cũng từng tưởng tượng sẽ nhận được điện thoại gọi đến từ Trung Quốc. Là cha gọi cũng được, là em gái gọi cũng được, anh ao ước được nghe giọng nói của họ, nhưng những người nhà họ Diệp đó, chưa từng gọi đến một cuộc điện thoại nào.
Cuối cùng anh cũng nhận ra, mình đã thật sự bị bỏ rơi.
Nhưng hôm nay, sau một khoảng thời gian xa cách nhiều năm, anh lại được cho biết: Em gái anh vừa gọi điện thoại đến tìm anh.
Ngồi trên ghế bên cạnh điện thoại thật lâu. Cuối cùng anh cũng cầm lấy ống nghe, tay dò tìm đến bàn phím ấn số, đầu ngón tay bắt đầu run lên. Sau đó anh cười lạnh một tiếng ‘Ha’, buông ống nghe điện thoại xuống.
Trí nhớ của anh vốn rất tốt, đặc biệt là sau khi bị mù, vì để học đàn, việc nhớ những ký hiệu nhạc phổ đã giúp rèn luyện trí nhớ của anh. Thế nhưng sau mười hai năm, dãy số từng thuộc nằm lòng, vậy mà bây giờ anh lại không nhớ ra nổi.
“Ông chủ, anh muốn gọi lại cho em gái mình ở Trung Quốc à?” A Dũng bước đến, lấy tờ giấy note bị đè dưới điện thoại ra: “Tôi đã ghi lại số điện thoại, bây giờ đọc lại cho anh nhé?”
Nam Khánh do dự, hơi cắn môi dưới nói: “Để lúc khác.”
“Vâng.” A Dũng nói: “Vậy bây giờ anh muốn dùng cơm chưa?”
“Ừm, cậu chuẩn bị đi.” Nghe thấy tiếng A Dũng xoay người rời đi, Nam Khánh lại nói: “Chờ đã, cậu đưa tờ giấy viết số điện thoại đó cho tôi.”
A Dũng đưa tờ giấy note cho anh, anh mở ngăn đầu tiên của chiếc tủ để điện thoại, đưa tay vào trong, mò mẩm lấy ra một hộp gỗ lim, đặt tờ giấy vào đó.
Lúc dùng cơm tối, anh vẫn bồn chồn không tập trung lắm, thì tiếng điện thoại reo vang.
“A Dũng, nghe điện thoại.” Anh đặt đũa xuống, vội vàng bảo.
A Dũng nhanh chóng chạy đến tủ đặt điện thoại, nhấc ống nghe lên.
Nam Khánh đã đứng lên, sờ tay vào mép bàn lần dò bước đến chỗ đặt điện thoại.
“Ông chủ, điện thoại của anh.” A Dũng đưa ống nghe cho anh.
Ngược lại anh có chút e dè, chần chờ không dám nghe máy, hỏi: “Là… ai gọi?”
“Chính là người trước đó đã gọi đến, em gái của anh.”
Nam Khánh hít sâu một hơi, chậm rãi đặt ống nghe điện thoại lên tai.
“Ừm…” Anh không dám gọi ra cái tên quen thuộc mà xa lạ kia.
“Anh.” Một giọng nữ ngọt ngào vang lên. “Em là Noãn Ninh đây.”
Anh nghe ra trong giọng nói của đối phương cũng mang theo chút lúng túng và căng thẳng, trong lòng có chút đồng cảm xót xa. Trong nháy mắt cả hai đều im lặng không nói gì. Cuối cùng Nam Khánh là người lên tiếng trước: “Doãn Ninh, sao em gọi điện đến đây?”
“Anh đang trách em vì đã không liên lạc với anh trong nhiều năm qua à?” Giọng Diệp Doãn Ninh nghẹn ngào và áy náy.
Nam Khánh nghe được giọng cô thút thít như đang khóc, mặc cảm xúc đang kích động của mình, không nhịn được mà an ủi cô: “Không đâu? Nói đến việc liên lạc thì anh cũng chưa hề gọi điện thoại cho em, nếu muốn trách thì phải trách anh mới đúng chứ.”
Diệp Noãn Ninh nói: “Thật ra lúc anh vừa đến Việt Nam, em đã quấn lấy cha, đòi cha gọi điện cho anh, nhưng ông ấy nói em không được liên lạc với anh, thậm chí không cho em biết số điện thoại của anh. Vì chuyện này mà em đã cãi nhau với ông ấy đấy.”
Cảm giác cay đắng trào ra trong lòng Nam Khánh, anh cố gắng đè nén uất ức cùng oán giận, nhẹ nhàng nói: “Thì ra là như vậy.”
“Anh, thật ra cha cũng rất nhớ anh, chỉ là ông ấy sợ… sẽ làm phiền cuộc sống của anh ở bên đó. Lúc ấy vì em còn quá nhỏ, không hiểu ý của cha, nhưng về sau em mới biết thật ra cha chưa từng quên anh. Tuy cha không gọi điện thoại cho anh nhưng em đã thấy ông ấy gọi cho dì dượng để hỏi thăm tình hình của anh. Còn nữa, mỗi lần anh phát hành album nhạc, cha đều mua về lưu trữ. Có khi trong nước không mua được thì cha sẽ nhờ dì gửi qua. Mỗi tối ông ấy đều nghe nhạc của anh để đi vào giấc ngủ. Lúc đó em mới hiểu được, cha rất yêu thương anh và cũng rất ân hận.”
Ánh nắng chiều tà chiếu vào sườn mặt anh, khiến đôi hàng mi khi anh buông mắt nhìn xuống thành hai chiếc bóng nhỏ, dường như anh cảm nhận được một tia ấm áp. Nhưng vì sao, trong lòng vẫn đau như vậy, vẫn nghẹn ngào như vậy, tựa như có thứ gì đang chặn lại, làm cho anh không thể thở nổi.
“A Dũng, pha cho tôi một tách cà phê.” Anh che ống nghe lại, nói với người giúp việc đang đứng bên cạnh.
Rất nhanh A Dũng đã đưa cà phê đến.
“Alô, anh, anh có đang nghe không?”
“Anh đây.” Anh nói, nâng mắt lên, ánh mắt lơ đãng nhìn ánh nắng bên ngoài cửa sổ, có ánh nước đọng lại trên mi mắt anh. “…Ông ấy có khoẻ không?”
Giọng nói bên kia điện thoại buồn bã: “Nếu em nói, ông ấy rất nhớ anh, thì anh có đồng ý quay về thăm ông ấy không?”
Tay Nam Khánh cầm chặt ống nghe: “Đầu tháng anh có buổi hoà nhạc, chỉ còn chưa đầy nửa tháng để chuẩn bị, anh sợ…”
“Nửa tháng sau… chắc vẫn có thể còn kịp.”
Nam Khánh nhạy bén cảm giác được có điều gì không ổn: “Doãn Ninh, em nói vậy là có ý gì?”
“Cha… ông ấy… bị chẩn đoán là ung thư trực tràng, đã là giai đoạn cuối rồi.”
Quả nhiên, nếu không phải vì chuyện này thì Doãn Ninh sẽ không gọi điện thoại đến.
“Đã phẫu thuật chưa?”
Giọng nói Diệp Doãn Ninh rất khẽ: “Cha từ chối phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo, ông ấy còn nói, nếu phải treo túi hậu môn nhân tạo ấy để kéo dài hơi tàn thì ông ấy thà rằng chết đi.”
Nghe Doãn Ninh nói thế, hình ảnh mơ hồ của người cha trong trí nhớ của Nam Khánh dần rõ ràng hơn: Là một người đàn ông đầy kiêu ngạo, quyết định của ông ấy cũng không làm người khác cảm thấy bất ngờ.
Thế nhưng, anh lại thấy đau lòng.
Đối mặt với những nỗi thăng trầm, phúc hoạ đã trải qua trong đời mình, trong lòng anh hẵn đã phai nhạt đi ít nhiều. Nhưng khi người trong cuộc là ‘người thân’ của mình thì anh khôg thể nào thờ ơ không màng đến được.
“Anh, nửa tháng sau anh sẽ về chứ?” Giọng của Diệp Doãn Ninh đầy sự thăm dò không xác định.
Nam Khánh ổn định lại tâm tình của mình, giả vờ như đang rất bình tĩnh nói: “Là ông ấy bảo em gọi điện cho anh à?”
“Vâng. Anh cũng biết, dì đã sang Việt Nam từ trước khi em được sinh ra, dù em và dì là quan hệ ruột thịt nhưng cơ bản cả hai không hề liên lạc với nhau. Những năm qua em không có số điện thoại của anh, cha cũng kiên quyết không cho em biết. Mãi đến gần đây có kết quả chẩn đoán sức khoẻ chính xác, ông ấy mới bảo em thử gọi điện thoại cho anh, xem anh có thể về gặp ông ấy… một lần cuối không?”
Loảng xoảng — Tiếng ly thuỷ tinh bị vỡ chợt vang lên. Cà phê đen vung vãi đầy khắp mặt bàn.
“Ông chủ, tay của anh có bị bỏng không?”
Anh thẫn thờ để mặc cho A Dũng lấy khăn lau cà phê còn đọng trên tay mình.
Bốn chữ cuối của Diệp Doãn Ninh, mỗi một chữ giống như búa tạ đập mạnh vào lồng ngực anh.
“Em cho anh thời gian suy nghĩ.” Tay trái anh nắm chặt thành quyền, để trước ngực mình, dường như làm như vậy có thể chống lại được cơn đau dữ dội kia.
Diệp Doãn Ninh khẽ thở dài, không ép buộc cũng không thúc giục anh đưa ra quyết định, cô chỉ hơi thất vọng nói: “Em hiểu rồi. Em chờ điện thoại trả lời của anh.”
“Doãn Ninh.” Anh nói: “Chăm sóc… ông ấy thật tốt.”
“Vâng.” Cô nói: “Chúc buổi hoà nhạc của anh thành công, anh trai.”
Cuối cùng, tiếng gọi ‘cha’ kia, anh vẫn không mở miệng thốt lên được.
Sau khi cúp điện thoại, anh ngồi thừ trên ghế, như một bức tượng không hề có linh hồn.
Hai đoạn ký ức điên cuồng dâng trào như từng đợt sóng cuồn cuộn, trói chặt anh bên trong, không sao động đậy được.”
Một đợt sóng chứa những ký ức tốt đẹp về ‘cha’ của thời thơ ấu: Gương mặt tươi cười của cả hai cha con khi chơi trò xe điện đụng trong khu vui chơi; khi ông ấy học theo con tinh tinh trong thảo cầm viên liên tục lấy tay đấm vào ngực để trêu anh; lần đầu tiên anh đánh nhau với người khác bị thua và khóc nhè, ông ấy đã dạy anh: ‘Nam tử hán đại trượng phu chỉ đổ máu chứ không rơi lệ’; thậm chí là những câu chuyện cổ tích ông ấy kể để dỗ anh ngủ mỗi tối, đã kể đi kể lại mấy chục lần không có gì mới mẻ, nhưng sao những cảnh tượng ấy lại ấm áp như mới ngày hôm qua.
Mà một làn sóng khác lại hiện lên cảnh tranh cãi của ba mẹ khi anh bị mù, hé lộ bí mật thân thế đáng sợ; cảnh ban công có thể ngửi thấy mùi máu tanh thoang thoảng theo gió xộc lên từ khoảng sân nhỏ dưới lầu; cảnh anh bị cha mình giao cho đôi vợ chồng tuy có quan hệ thân thích nhưng với anh họ cũng chỉ là những người không quen biết; sau đó bị đưa đến một đất nước hoàn toàn xa lạ… Lẽ nào ông ấy không nhận thấy được sự run rẩy sợ hãi của cậu thiếu niên non nớt đó khi bị ông ấy giao cho đối phương ư?
“Doãn Sơ, con đi đi.”
Câu nói cuối cùng trước khi đẩy anh đi, chỉ có năm chữ ngắn gọn vô tình đó.
Bây giờ trở về, anh cũng chỉ có thể là ‘Nguyễn Nam Khánh’ đến từ Việt Nam. Không thể trở lại thành ‘Doãn Sơ’ của nhà họ Diệp trước kia nữa.
Tâm trạng này, ông có hiểu không?
….Cha.
Nhờ A Dũng pha cho mình thêm một ly cà phê nữa, nhưng đến khi anh chạm đến thì cà phê đã hoàn toàn nguội ngắt.
Cà phê nguội rồi rất khó uống, rõ ràng anh đã nhờ người cho thêm vài viên đá vào rồi, nhưng vừa nhấp một ngụm, lại chỉ có vị đắng và lạnh buốt.
Lại có tiếng chuông vang lên, lần này không phải điện thoại bàn mà là điện thoại di động của anh.
Nghe thấy tiếng nhạc chuông đó, đôi mày anh giãn ra một chút.
Anh có thói quen cài nhạc chuông riêng cho những người trong danh bạ điện thoại. Dĩ nhiên không phải cài cho tất cả những người có trong danh bạ, mà chỉ cài cho những người thường hay liên lạc hoặc những người có ý nghĩa đặc biệt. Số điện thoại này mới được thêm vào, nhạc chuông anh cài là khúc nhạc do chính anh sáng tác: ‘Cánh buồm trên biển’ – Cô từng nói là rất thích.
A Dũng đưa điện thoại di động cho anh và báo tên người gọi đến: “Minh Lam”
“Nam Khánh.” Giọng cô trong trẻo, toát lên sự vui vẻ, như là chuyện gì vui lắm muốn chia sẻ với anh: “Đột nhiên tôi nghĩ ra có một chuyện anh có thể giúp được tôi, vì vậy tôi đã gọi điện thoại thử. Anh…Anh sẽ không cảm thấy phiền chứ?”
“Không có.”
“Ngoài độc huyền cẩm ra thì anh có từng học những loại nhạc cụ khác không?” Giọng cô mang theo sự chờ đợi nhiệt tình: “Ví dụ như, đàn guitar chẳng hạn.”
/26
|