Hóa ra Điền Mộ Thanh đợi bên ngoài cửa miếu đã lâu mà không thấy chúng tôi ra, sợ chúng tôi có chuyện nên cô đã đốt nến lên đi vào thạch thất để tìm.
Tôi kinh hãi cúi đầu nhìn tấm gương rồi lại nhìn Điền Mộ Thanh, trong lòng nghĩ: Hồn ma trong chiếc gương này quỳ lạy chúng tôi rồi biến mất là do nhìn thấy Điền Mộ Thanh đi vào ư?
Tôi thấy Điền Mộ Thanh có gì đó không ổn, cô ta có thể nhận biết bức bích họa là của đời Đường thì đã đành, đến văn tự cổ trong Na miếu cô ta cũng đọc được, hồn ma trong gương đồng lại sợ cô ta. Rốt cuộc cô ta có can hệ gì với ngôi làng cổ này, là một ma nữ trốn chạy ra từ ngôi làng này ư?
Tôi nhìn chiếc gương thêm mấy lần nữa, không thấy có gì khác lạ, chắc hồn ma trong đó đã tiêu tan thật rồi, giờ nó đã trở thành một chiếc gương hết sức bình thường.
Điền Mộ Thanh sớm nhìn thấy chiếc gương tôi đang cầm trên tay, mặt trắng bệch, đờ đẫn hỏi tôi: Đây... đây là...
Tôi thấy sắc mặt Điền Mộ Thanh bỗng chốc thay đổi thì biết mình đoán không sai, hỏi lại: Cô nhận ra chiếc gương này?
Điền Mộ Thanh gật đầu rồi lại lắc đầu, cô không nói gì nữa, chỉ đứng thất thần nhìn chiếc gương.
Tôi biết Điền Mộ Thanh có một số chuyện còn chưa nói với chúng tôi, nhưng cô không có ý hại người. Tôi giao chiếc gương lại cho cô, ba người quay trở ra ngoài Na miếu. Mặt dày cõng Điếu bát trên lưng, tôi và Điền Mộ Thanh cầm đuốc soi đường, ra khỏi Na miếu nhằm hướng bắc thẳng tiến.
Trong khu rừng dày đặc sương mù giăng mắc, toàn là những gốc đại thụ mấy người ôm không xuể, cành cây chĩa ra chi chít. Vừa mới mưa xong nên trong rừng rất ẩm ướt, mùi gỗ cây mục nát bốc lên nồng nồng. Tôi nghĩ sơ đồ vẽ trên bức tường không thể sai được, đi thẳng về hướng bắc chính là Thảo Hài Lĩnh, cứ đi theo la bàn là được.
Tôi vừa đi vừa nói chuyện với Điền Mộ Thanh, tôi hỏi thẳng luôn cô ta: Cô nói thật với tôi đi, trước đây cô đã từng tới thôn Thiên Cổ Dị Đế rồi phải không?
Điền Mộ Thanh trả lời: Chưa... Sao anh lại hỏi vậy?
Tôi nói: Cô giấu được người khác nhưng không giấu được tôi đâu. Cô cũng không nghĩ xem tôi là ai. Định đối phó với tôi? Cô vẫn còn non lắm.
Điền Mộ Thanh nói: Tôi chẳng có ý đối phó với anh làm gì. Đã nói đến đây rồi, anh có tin hay không thì tùy, không tin tôi cũng chẳng có cách nào khác.
Tôi biết cô nàng vẻ ngoài hiền dịu nhưng không yếu đuối chút nào, đành phải hỏi: Cô đến rồi thì nói đến rồi, có sao đâu.
Điền Mộ Thanh nói Tôi hiểu tại sao anh lại nghi ngờ, có điều có những việc tôi không biết phải nói sao, có nói anh cũng chẳng tin.
Tôi nói: Muốn nói hay không là tùy cô, tin hay không là ở tôi. Tôi vẫn lựa chọn tin tưởng cô, nếu không tôi đã bỏ mặc cô từ lâu rồi.
Điền Mộ Thanh lại nói: Đúng là tôi chưa từng tới đây, nhưng lại có cảm giác rất quen thuộc với nơi này, giống như... giống như kiếp trước đã từng biết tới nơi này vậy.
Thấy cô nàng không có vẻ như nói dối, tôi trong lòng kinh ngạc, miệng thì lại hỏi: Làm gì có chuyện đầu thai chuyển thế...
Điền Mộ Thanh nói: Tôi cũng không tin. Nhưng tôi nhìn quang cảnh nơi đây như đã từng gặp, nhìn thấy quan tài dưới địa cung thì tôi lại có cảm giác sợ hãi vô cùng, nhưng không lý giải nổi vì sao lại sợ. Lúc trên tàu nghe các anh nói chuyện ngôi mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ, tôi cũng không hiểu vì sao mình lại có cảm giác muốn tới đây. Khi đến đây rồi tôi mới hiểu, đó chính là số mệnh của tôi, tôi có cảm giác mình sẽ không thoát ra khỏi ngôi làng này.
Tôi an ủi cô nàng: Tôi là do suốt ngày mơ thấy ác quỷ đến đòi mạng, không thể không tới đây đào mộ trộm bảo, không ngờ dùng giấy dập lửa, rước họa vào thân. Còn cô trong cõi hư vô như có sợi dây vô hình kết nối với người làng cổ này. Hai chúng ta như châu chấu trên cùng sợi dây, nếu có chuyện thì chẳng ai thoát ra được, cô cũng đừng lo lắng quá, trời sập đã có tôi chống hộ cô. Con người tôi thường ngày ăn nói ngang tàng, nhưng chủ yếu đều là những câu nói tận đáy lòng, ruột để ngoài da, nếu có chỗ nào mạo phạm thì cô đừng để bụng nhé.
Điền Mộ Thanh nói: Các anh cứu mạng tôi, tôi còn chưa biết phải báo đáp thế nào, sao mà trách anh được.
Chúng tôi nói ra được những lời này như trút được gánh nặng, nhưng tôi không tin Điền Mộ Thanh đã từng chết ở ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế này, sau khi đầu thai chuyển thế lại quay lại, chuyện này chắc có nội tình gì đây, có điều tôi chưa tìm ra chân tướng mà thôi.
Lúc này, tôi chỉ mong mau chóng tới Thảo Hài Lĩnh, mau chóng rời xa nơi quỷ quái này. Còn ngôi làng cổ đó đã từng xảy ra chuyện kỳ quái gì tôi không còn quan tâm nữa, đó không phải là việc tôi có thể đối phó được, chỉ mong là cả hội không bị chết ở đây.
Tôi và Mặt dày thay nhau cõng Điếu bát, Điền Mộ Thanh cầm đuốc soi đường. Ba người đi không ngừng nghỉ, chỉ thấy trong lớp sương mù dày đặc từng hàng tùng bách lừng lững, xem ra chúng tôi sắp ra khỏi khu rừng rồi, nhưng trước mắt không thấy hang động đâu, chỉ thấy một tấm bia mọc lên giữa đám cỏ dại um tùm, bên trên khắc chi chít văn tự cổ. Điền Mộ Thanh tiến lên xem xét, cô nói đây chính là tấm bia đá Tầm Na.
Cả ba chúng tôi nhìn nhau thất kinh. Trên bản đồ thì tấm bia nằm ở phía nam ngôi làng, chúng tôi đi về hướng bắc tại sao lại tới đây được chứ? Hơn nữa từ chỗ Na miếu xuất hành, chúng tôi cũng chưa đi xa là mấy, cho dù tốc độ nhanh tới đâu cũng không thể đi xa được như vậy.
Mặt dày nói: Hay là bọn mình lấy báu vật của thôn nên những hồn ma kia giữ chân bọn mình lại không cho ra khỏi nơi này. Ghê gớm thật, bọn này định dùng chiêu đi lòng vòng này khiến tụi mình mệt chết đây.
Tôi nói: Oan hồn giữ chân thì cùng lắm là đi lòng vòng tại chỗ thôi. Bọn mình gặp phải chuyện còn khó hiểu hơn, rõ ràng là đi về hướng bắc thì lại xuất hiện ở phía nam của làng, xung quanh tối đen như vậy, chỉ e có đi tới chết cũng không ra khỏi nơi này.
2
Chúng tôi cũng liệu trước là không dễ ra khỏi nơi này, nhưng không ngờ là đi về hướng bắc lại tới hướng nam như vậy.
Tôi nhớ tấm bia Tầm Na, hẳn nó ghi chép lại những sự việc quan trọng của ngôi làng nên nói Điền Mộ Thanh đọc nội dung trên bia.
Đêm tối mịt mùng, bia đá lại cao to lừng lững, Điền Mộ Thanh phải đứng lên lưng con bí hí mới đọc được chữ trên bia. Tấm bia ghi chép rất nhiều nội dung, Điền Mộ Thanh nhất thời cũng không lý giải hết được.
Chúng tôi đặt Điếu bát nằm trên lưng bí hí, thấy anh ta thở thoi thóp, chúng tôi không khỏi lo lắng.
Mặt dày thở dài thườn thượt, anh ta nói với Điếu bát: Chỉ còn một bước nữa thôi, một bước nữa là ra khỏi đây rồi, kiểu gì anh cũng phải cố lên đấy, về tới nhà rồi mới được phép xuôi tay.
Tôi nói với anh ta: Anh ấy đã thế này rồi ông nói mấy cũng có tác dụng gì, mà có nghe thấy cũng bị ông làm cho tức chết.
Mặt dày gân cổ cãi lại: Người chỉ còn chút hơi tàn, dở sống dở chết, mê man bất tỉnh rồi, chỉ có điều hồn chưa đi thôi, hồn mà đi thì người cũng chẳng còn. Cho dù anh ấy không nghe thấy, nhưng vẫn phải nói để giữ hồn lại, không chừng lại không chết.
Tôi gật đầu tán thành: Đúng là có cách nói như vậy. Bình thường trông ông rất quê mùa thô kệch, không ngờ cũng biết điều này.
Mặt dày nói: Cái này gọi là chân nhân bất lộ tướng, không phải thép nguội mà là vàng ròng đấy.
Tôi nói: Vừa rồi ông nói tới chuyện ma giữ chân khiến chúng ta không ra được chỗ này, tôi nghĩ tới nghĩ lui cũng có lý. Tôi vẫn nhớ Lư mặt rỗ có nói dưới hồ Tiên Đôn có một thôn làng, năm đó đói kém, một người dân đã tới khu làng này trộm gạo, khi lấy rõ ràng là gạo trắng phau phau, khi ra khỏi làng bỗng trở thành bùn đất. Đó chẳng phải là ma vùng này giở trò sao?
Mặt dày sợ chiếc vương miện vàng cũng biến thành đất, vội vàng mở chiếc túi da rắn ra xem, may là đồ ở trong vẫn còn nguyên.
Tôi nói: Người trộm gạo sau khi ra khỏi khu làng này thì gạo mới biến thành đất, bọn mình đã ra khỏi đây đâu, ông kiểm tra bây giờ cũng bằng thừa.
Mặt dày nói: Lấy được mấy món này đâu phải dễ, mấy lần suýt bỏ mạng rồi, sau khi ra ngoài mà biến thành đất thì đúng là bắt nạt người quá đáng.
Tôi nói: Không thể không lường trước tình huống xấu nhất, nếu đi nhầm vào trong chợ núi của thôn Thiên Cổ Dị Đế thì có đi tới chết cũng không ra khỏi đây được.
Mặt dày lại hỏi: Chợ núi? Ở đó bán gì vậy?
Tôi giải thích: Chợ núi còn gọi là chợ ma, không phải kiểu chợ âm phủ như dưới xuôi mình. Ở vùng Thiên Tân và Bắc Kinh có một loại chợ canh tư họp, canh năm tan, bày hàng ở chợ đều là đồ không có nguồn gốc, lai lịch bất minh, hai bên mua và bán đều thậm thà thậm thụt giấu giấu giếm giếm. Còn chợ ma trên núi là ám chỉ việc ông đi vào nơi thâm sơn cùng cốc không một bóng người nhưng lại gặp tường thành, nhà cửa, phố xá, miếu tự, cung điện, bảo tháp, hàng quán, người dân đi lại tấp nập rộn ràng, nhìn thấy rõ mồn một ngay trước mắt, nhưng chỉ cần một trận gió thổi qua thì mọi thứ trở nên mờ nhạt, phút chốc đều bị gió thổi bay hết hóa thành mây khói, người đi lạc thì đứng đần người ra ko hiểu chuyện gì, đó chính là chợ ma, nếu lúc đó mà bước vào trong thì chỉ có nước tan biến cùng cái chợ đó luôn.
Mặt dày nói: Hóa ra là vậy, hồi ở núi Kỳ Liên tôi cũng gặp hiện tượng này rồi, nhìn thấy mà không sờ được, nhưng khác hẳn với lần này của tụi mình.
Tôi chỉ tiện mồm nói vậy không ngờ Mặt dày nói là đã gặp chuyện này trên núi Kỳ Liên, tôi tò mò hỏi anh ta sự thể ra sao, hai người nói qua nói lại một chập cũng chẳng rút ra được điều gì, chỉ tổ sốt ruột hão.
Tôi giao cho Mặt dày đứng dưới canh chừng động tĩnh, còn mình leo lên trên lưng bí hí xem Điền Mộ Thanh có đọc được gì không.
Điền Mộ Thanh đọc tấm bia từ nãy tới giờ cũng chỉ hiểu được một nửa, cô chắt lọc nội dung quan trọng đọc cho tôi nghe. Mặt dày ở dưới cũng đang chăm chú lắng nghe. Không ngờ nội dung trên tấm bia này lại ly kỳ như vậy.
Điền Mộ Thanh giải thích tấm bia ghi chép rất nhiều sự kiện. Na quốc là một vương quốc cổ khởi nguồn từ thời Tây Chu, sùng bái quỷ thần, bị diệt vong vào thời hậu Xuân Thu chiến quốc. Những người dân còn sống sót lánh nạn vào trong rừng sâu, dần dần phát triển thành Na giáo, thủ lĩnh gọi là Na vương. Tới thời Tây Hán, từ Hoàng đế vương hầu cho tới người dân đều thịnh hành phong tục tế thần đuổi quỷ.
Tôi nghe đến đoạn này thì cũng không khác là mấy với những gì Điếu bát kể, nhưng nội dung tiếp theo là những chuyện mà anh ta không hề biết.
Điền Mộ Thanh đọc tiếp: Việc Tầm Na diệt trừ yêu ma quỷ quái được phân thành Cung Na, Thôn Na, Sơn Na, Thủy Na, Động Na. Từ Na có nghĩa trói buộc, từ cái tên đã thấy được ý nghĩa bắt ma bắt quỷ để chúng không còn tác oai tác quái được nữa. Sau đó, Na giáo lợi dụng việc quỷ thần để kêu gọi người dân làm phản, tới thời Đông Hán thì bị triều đình trấn áp, Na giáo kéo nhau vào rừng sâu núi thẳm lánh nạn, rồi ở lại đó không còn giao lưu với bên ngoài. Lâu dần không còn liên quan gì tới phong tục Tầm Na vẫn được lưu truyền trong dân gian nữa. Ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế được xây dựng ở đây còn ẩn chứa một bí mật rất lớn. Tương truyền, mỗi lần trên bầu trời xuất hiện thiên cẩu ăn mặt trăng, chính là lúc âm khí trên mặt đất nặng nề nhất, người dân trong làng sẽ tổ chức lễ Tầm Na tế quỷ. Họ ném ác quỷ đã bị tước hết pháp thuật xuống hố tế lễ nhằm diệt trừ tận gốc mầm họa và khiến ác quỷ vạn kiếp không thể siêu sinh. Hố tế lễ chính là cánh cửa thông tới Đất quỷ .
3
Từ xưa, trong Na giáo đã rất phân biệt đẳng cấp, theo thứ tự bậc cao tới thấp là Na thần, Na vương, Na tướng, Na sỹ, Na dân. Hầu như không ai biết Đất quỷ là nơi nào, thường ngày cũng không cho phép người dân nhắc tới điều này, chỉ biết từ rất xưa rồi có một vương quốc tên là Đất quỷ.
Thời Tùy, Tùy Dương hoàng đế vô đạo, lê dân trăm họ chịu muôn vàn khổ cực. Tùy Dương hoàng đế tin vào đạo tiên, đã cho người xây dựng một gian bảo điện nóc vàng bên bờ sông Hoàng Hà với ý đồ thỉnh mời tiên nhân xuống gặp mặt. Tiên đâu chẳng thấy, chỉ thấy Hoàng Hà mấy năm sau đó dịch bệnh liên miên, thiên tai không ngớt, người dân đồn nhau có ma hoàng hoành hành, triều đình mời Na giáo tới bắt ma trừ tà. Na vương khi đó nghe nói ma hoàng đang gây họa thì cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, lệnh cho Na tướng Phùng Dị Nhân tới bờ sông Hoàng Hà để bắt ma. Phùng Dị Nhân từ lúc sinh ra đã to lớn hơn người, thân hình vạm vỡ, chân dài tay dài nên mới có tên gọi là Dị Nhân. Anh ta đào được một cỗ quan tài gần ngôi điện mái vàng, bên trong là một con ma hoàng do người chết hóa thành, toàn thân mọc đầy lông trắng, máu thịt của nó có thể lây truyền dịch bệnh, Na vương chuẩn bị mổ bụng rút ruột trừ tà, bỗng trời đất tối sầm, nước sông Hoàng Hà dâng cao, có người nhìn thấy một con cá khổng lồ đã nuốt chửng ma hoàng, cả gian điện mái vàng đều bị lún chìm xuống hố cát vì nước sông tràn vào, ngôi điện từ đó không còn nhìn thấy ánh mặt trời.
Tôi nghe Điền Mộ Thanh đọc tới đây thì nghĩ, đó chính là nơi mà lão Nghĩa mù nói tới. Năm xưa khi Đả thần tiên Dương Phương cùng Thống lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ rơi vào động cát, bản lĩnh như Thôi lão đạo cũng không biết lai lịch của con cá và ngôi điện đó, giờ chuyện cũ tan như mây khói, người thì đã hóa thành cát bụi từ lâu, tôi có biết thì cũng đâu có tác dụng gì.
Mất tập trung một lúc khiến tôi bỏ lỡ mất một đoạn, nghe Điền Mộ Thanh kể tiếp đoạn sau. Dị Nhân đại nạn không chết, đã thoát ra được từ cơn nước lũ, một mình quay lại núi Hùng Nhĩ ở Dự Tây. Ngờ đâu, sau cơn hồng thủy, trong vòng bán kính một trăm cây số không một bóng người, đừng nói tới lương thực, ngay cả rễ cây, vỏ cây cũng không đào đâu ra. Đành chịu đói đi một đoạn đường dài, chuyện kể cũng thật trùng hợp, đang đi bỗng anh ta nhìn thấy một cục thịt to nằm chình ình giữa đường, cục thịt hình tròn dài trắng nõn, chạm vào hình như nó còn động đậy. Anh ta cũng không biết đó là thứ gì, cứ nghĩ là thịt Tê hay Thái Tuế gì đó, vì lúc đó đã đói mờ mắt rồi nên đừng nói đó là thịt gì, cho dù là thịt người thì cũng dám ăn, nên lúc đó đã ăn luôn cục thịt giữa đường này.
Phùng Dị Nhân sống sót trở về, cũng không nói gì với dân làng về việc kia, cũng không ai phát hiện ra điều gì khác thường. Nhưng Na vương đã thay hết đời này sang đời khác, người dân trong làng có người chết, có trẻ em mới sinh ra, duy có anh ta là vẫn vậy, mấy chục năm trời qua đi vẫn không già không chết.
Trên đời này làm gì có bức tường nào chắn được gió, chuyện rồi cũng vỡ lở, đầu làng cuối xóm đang truyền nhau chuyện Phùng Dị Nhân ăn thịt tiên, nên trường sinh bất lão, sắp đắc đạo thành tiên rồi. Nhưng từ sau khi trở về làng thì hành tung của anh ta rất lạ, mỗi lần dân làng tổ chức bắt ma thì anh ta trốn biệt, không bao giờ để cho mọi người nhìn thấy phần lưng của mình, trong làng thường xuyên có người bị mất tích.
Sau đó các vị trưởng lão của Na giáo phát hiện ra Phùng Dị Nhân năm nọ bên bờ sông Hoàng Hà không phải ăn thịt tiên mà là ăn trứng của loài nhện đất. Loại nhện này chỉ có sáu chân, không nằm trong năm loại côn trùng thường gặp. Không có thứ gì là chúng không cắn nát được, Phùng Dị Nhân ăn phải số trứng đó không biết đã được chôn dưới đất bao nhiêu năm, hút được long khí trong lòng đất và hắc đạo, có linh hồn có ý thức, thân thể bất diệt, được gọi là rồng đất. Nghe nói nó được chôn dưới sông từ khi nước sông Hoàng Hà vẫn còn trong suốt. Mọi người đều biết, nước sông Hoàng Hà đỏ đục phù sa, đã ai từng nhìn thấy nước sông trong suốt bao giờ chưa? Vậy mà nó đã từng thấy, thế cũng đủ biết là lâu đời như thế nào. Rồng đất vốn ưa ngủ, không ngờ bị trận đại hồng thủy hất tung ra bên ngoài, vẫn còn đang nửa mê nửa tỉnh thì đã bị Phùng Dị Nhân nhìn nhầm là thịt rồi chén sạch. Hậu quả là anh ta như trúng phải lời nguyền, mãi không già không chết, đó là bởi nguyên khí của rồng đất đang dần chiếm dụng thân xác của anh ta. Phía sau đầu Phùng Dị Nhân mọc ra một khuôn mặt nữa, miệng rộng tới mang tai. Hút máu ăn thịt người, những người dân trong làng bị mất tích là đều do hắn ăn thịt.
Tôi nghe tới đây chợt nhớ tới rồng đất trong Thông Thiên Lĩnh, nhưng hai con vật này hoàn toàn không giống nhau chẳng qua chỉ chung tên gọi mà thôi.
Điền Mộ Thanh lại đọc tới đoạn sau của tấm bia. Na vương nhân lúc rồng đất ngủ say đã sai người bắt Phùng Dị Nhân mổ bụng rút ruột, ngờ đâu trong bụng Phùng Dị Nhân lổn nhổn toàn là nhện đất, chúng bò ra ngoài và cắn chết vô số người dân. Oan hồn của rồng đất mãi không siêu thoát được, đã nhập vào thân xác Phùng Dị Nhân tác quái, nơi nào hắn đi qua thì không có người và vật nào có thể sống sót. Dân làng Thiên Cổ Dị Đế không có cách nào đối phó với con yêu quái này, đành phải quỳ lạy nhận lỗi đã làm hỏng thân xác của quân vương, nay xin dùng chiếc áo ngọc và tượng vàng tổ chức hậu táng tại Huyền Sơn cung, những vật báu của Na giáo như vương miện vàng Lộc thủ bộ dao quan, cốc mã não đầu thú, gối âm dương, đai ngọc hoa văn hình rắn và mây, gậy sừng tê giác, gương đồng đúc hình chim thần, thanh Yểm Nhật kiếm của Việt vương... đều được tùy táng trong địa cung. Trong đó vương miện vàng, đai ngọc, gương đồng là đồ của phụ nữ âm khí quá nặng nên kèm theo thanh trượng bằng sừng tê giác, thanh bảo kiếm của Việt vương, gối âm dương, cốc mã não tùy táng cùng. Ngoài ra, Na vương còn cho xây dựng miếu thờ, mỗi năm dùng trâu đen, ngựa bạch, đồng nam đồng nữ cúng tế. Có vậy mới đem được thi thể Phùng Dị Nhân liệm vào quan tài, đặt trong địa cung dành cho các Na vương. Dòng cuối cùng của tấm bia viết Lập bia tại đây, báo cho con cháu đời sau không được dừng cúng tế, không được vào địa cung. Đường Vĩnh Huy năm thứ ba .
Mặt dày đang nghe say sưa, thấy Điền Mộ Thanh không đọc nữa liền hỏi: Thật là ly kỳ, tiếp theo thế nào?
Điền Mộ Thanh nói: Văn bia chỉ nói tới đó thôi, đoạn sau hết rồi...
Tôi nói: Cuối cùng cũng biết được gian chính diện trong hầm mộ là ai. Đường Vĩnh Huy năm thứ ba, vậy là tấm bia được lập thời Đường Thái Tông đang tại vị, đáng lẽ ra nên bắt rồng đất... Tôi có cảm giác Phùng Dị Nhân sau khi ăn phải trứng rồng đất rồi thì chỉ còn cái xác không hồn. Nên sau khi đã nhốt được thi thể của rồng đất vào trong địa cung thì văn bia không ghi chép gì thêm, có điều chuyện này hiển nhiên là chưa kết thúc.
Mặt dày nói: Sợ là sợ không có kết cục, chẳng phải làm người ta sốt ruột chết.
Tôi nghĩ một lúc rồi nói: Na vương chắc chắn là đang chờ đợi cơ hội để đưa âm hồn trong địa cung tới hố tế lễ phía cuối thôn, khiến nó không còn cơ hội quay trở lại, nhưng nửa chừng chắc có sự kiện gì đó, đoạn sau thì tôi không thể đoán được.
4
Điền Mộ Thanh nói với tôi và Mặt dày, có thể cô biết trong thôn Thiên Cổ Dị Đế sau đó đã xảy ra chuyện gì.
Tới lúc này, tôi cũng không còn lạ lẫm và kinh ngạc nữa, trông thấy cô nàng lục lọi tìm tòi trí nhớ, dường như có nhớ lại được chút ít, tôi nói: Cô đừng vội, nhớ được bao nhiêu thì nhớ.
Điền Mộ Thanh gật đầu, cô hồi tưởng lại một lúc rồi nói: Rồng đất trúng kế hoãn binh, bị nhốt tới thời Đường Thiên Bảo năm thứ nhất thì gặp năm có thiên cẩu ăn mặt trăng, trong thôn lại tổ chức nghi lễ bắt ma, chuẩn bị đưa âm hồn bất tán của rồng đất về Đất quỷ, nhưng nghi lễ động Na tống quỷ rất nguy hiểm, chỉ cần có chút sơ suất thì toàn bộ cả thôn làng đều gặp họa. Đúng là ghét của nào trời trao của đó, con đường thông từ nơi tế lễ đến Đất quỷ chỉ xuất hiện trong thời khắc thiên cẩu ăn mặt trăng. Trước nay làm lễ chưa từng xảy ra chuyện gì, vậy mà lần này lại xảy ra sự cố, cánh cửa thông với Đất quỷ sau khi mở ra lại không đóng vào được, Na vương bất lực đành phải cho tất cả mọi người đeo mặt nạ vào cùng niệm chú cầu khấn thần linh, sau đó...
Tôi và Mặt dày người đứng phía dưới người đứng trên lưng bí hí chăm chú nghe Điền Mộ Thanh kể.
Điền Mộ Thanh nói: Sau đó... chuyện sau đó thế nào... tôi thực sự không thể nhớ nổi nữa...
Mặt dày nói: Cô sao lại thế chứ, chẳng phải khiến người ta sốt ruột chết mà không cần đền mạng còn gì.
Tôi thắc mắc không biết, trong lúc làm lễ đã xảy ra sự cố ngoài ý muốn gì? Khi cánh cửa thông với Đất quỷ không thể đóng lại được thì Na vương đã cùng dân làng làm gì? Hai điểm này rất quan trọng. Tôi cố gắng suy luận, Đường Thiên Bảo năm thứ nhất, trong đêm thiên cẩu ăn mặt trăng đó, chính là thời khắc toàn bộ thôn Thiên Cổ Dị Đế chìm xuống lòng hồ, nhưng trên thực tế làng này chẳng hề bị nhấn chìm, vì trong lúc làm lễ đuổi ma thì xảy ra sự cố, không những chẳng đưa được âm hồn rồng đất về nơi Đất quỷ, mà cánh cửa nơi tế lễ cũng không thể nào đóng lại được, trong tình thế bất đắc dĩ ấy, tính mạng của toàn bộ dân làng đã bị cướp đoạt, may mà dùng thôn làng chắn được cửa vào. Bọn tôi và Hoàng phật gia không ngờ đã lạc vào thôn làng vốn đã biến mất từ lâu.
Trước đó, khi nghỉ chân tại quán trọ bỏ hoang nơi Thảo Hài Lĩnh, chúng tôi đã từng nhìn thấy xác chết đeo mặt nạ vỏ cây, có thể năm xưa trong lúc gặp nạn, ba người này cách thôn làng tương đối xa nên đã bị chìm xuống hồ, còn thôn Thiên Cổ Dị Đế và những vùng xung quanh thì đã bị rơi vào Đất quỷ từ năm Đường Thiên Bảo thứ nhất rồi. Đất quỷ có phải ám chỉ âm ti không?
Tôi nhớ lại lúc mở quan tài gỗ trầm hương để xác chết nữ, nét mặt bọn Hoàng phật gia rất kinh ngạc, vì sao lại vậy? Xác chết đeo vương miện Lộc thủ bộ dao quan là ai? Tôi cứ có cảm giác xác chết này liên quan tới Điền Mộ Thanh, càng liên quan tới đêm thiên cẩu ăn mặt trăng định mệnh đó.
Còn bức bích họa về ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế trong mộ Liêu thì chắc chắn là cơn ác mộng gặp oan hồn trong mơ của nữ thần Saman khi còn sống. Nhưng tại sao tôi cũng bị vướng lời nguyền này thì tôi vẫn không lý giải nổi.
Tôi đem ý nghĩ đó nói với Điền Mộ Thanh và Mặt dày: Bọn mình không biết lối nào có thể thoát ra ngoài, chỉ còn cách tìm hiểu xem Thiên Bảo năm thứ nhất của đời Đường đã xảy ra chuyện gì rồi tính tiếp.
Mặt dày lại yên tâm vì không phải lo chiếc vương miện và gương đồng sẽ biến thành bùn đất. Anh ta chỉ lo thôn làng này rộng lớn, tầng tầng lớp lớp vây quanh mộ cổ Huyền Cung Sơn, hàng nghìn hàng vạn nóc nhà, nếu tìm từng căn một thì cũng không đơn giản.
Tôi đang định lên tiếng thì bỗng thấy mùi xác chết bốc lên từ phía ngôi làng, cách xa như vậy mà vẫn ngửi thấy.
Cả ba chúng tôi đều thất sắc, biết chắc là cương thi trong địa cung đã đi ra ngoài.
Tôi nói: Xác chết của Phùng Dị Nhân đã bị hồn ma của rồng đất nhập vào, nghìn năm trước Na giáo còn không đối phó được với hắn, bọn mình không thể để bị hại, phải tìm chỗ trốn mau.
Mặt dày hỏi: Trốn vào đâu? Quay về Na miếu à?
Tôi nghĩ cả bọn cứ loay hoay ở đây cũng không phải là cách hay, bức tranh trong Na miếu có vẽ một con đường màu đen, giống như là đường hầm nằm dưới thôn làng. Chúng tôi tìm kiếm xung quanh tấm bia, quả nhiên phát hiện một miệng hầm nằm cách đó không xa, nếu không cố tình đi tìm thì không thể phát hiện được. Đáng tiếc là tôi không chú ý kỹ tấm bản đồ nên không biết đường hầm này thông tới đâu.
Tình thế quá khẩn cấp, chẳng thể nghĩ ngợi được nhiều, chúng tôi đốt đuốc đi vào bên trong. Miệng hầm tuy nhỏ hẹp nhưng phía bên trong lại rộng rãi như đường hầm dẫn vào mộ, khắp nơi đầy hài cốt và đao kiếm, có dấu tích của sự giao tranh cho thấy trong làng đã xảy ra một trận chiến rất ác liệt.
Địa đạo dưới thôn làng ngoằn ngoèo uốn lượn với nhiều nhánh rẽ nhưng đi vào đều là ngõ cụt. Tôi để ý thấy hoa văn và gạch đá trong địa đạo đều không giống nhau. Những lối đi cụt đều là hoa văn chìm, lối đi thông là hoa văn nổi được khắc trên đá. Chúng tôi nắm bắt được quy luật nên chỉ chọn những ngách có hoa văn nổi để đi, tới một ngã ba, hai bên đều là hoa văn nổi, tôi nhất thời không biết chọn bên nào, chúng tôi rẽ vào ngách hướng tây trước, thì ra hướng đó đi về phía hố tế lễ, nhưng đi được một đoạn thì đường hầm sụt lở rất nghiêm trọng, phía trước đã bị đất đá chặn mất lối đi, nên đành phải quay lại đi sang ngách phía bên phải. Đi được một đoạn, chúng tôi gặp một phiến đá chắn ngay trước mặt, nhưng có trục xoay, chúng tôi tiến lại đẩy tấm đá ra, phía trong là một gian thạch thất, bốn phía bám đầy bụi bặm, trên tường có vẽ tranh, dưới đất có bộ hài cốt, bên cạnh là mấy chiếc rương gỗ nẹp đồng, vì bên trong lâu ngày không lưu thông không khí nên nồng nặc mùi ẩm mốc, trong này còn có bậc thang bằng đá.
Tôi cứ nghĩ đây lại là một hầm mộ nữa, nhưng tôi mau chóng ý thức được bọn tôi đang ở phía dưới ngôi làng. Có thể đây là một gian mật thất ngầm của một căn nhà nào đó trong thôn. Quay đầu nhìn những bức tranh trên tường, bất giác tim tôi đập thình thịch.
5
Mặt dày theo vào, nhìn thấy những bức bích họa đó cũng Ối! lên một tiếng, lập tức đặt Điếu bát xuống đất, dài cổ cùng tôi ngắm nghía mấy bức tranh.
Bích họa trong này có rất nhiều, xem ra không liên quan gì tới nhau. Tôi nhìn thấy một bức vẽ hoàng đế nhà Hán ban chiếc vương miện Lộc thủ bộ dao quan cho một vị Na tướng có thân hình lực lưỡng, mình mang áo giáp, mặt đeo mặt nạ, trên trời là một vầng trăng, bức tranh này rõ ràng là nói lên lai lịch của chiếc vương miện. Trong dân gian truyền rằng, chiếc vương miện là Vị Ương cung dùng mỗi lúc tế thần mặt trăng, hình dạng giống như sừng hươu, mỗi nhánh sừng đều có lá vàng, sau đó chiếc vương miện bị mất tích, không hiểu sao lại xuất hiện ở thôn Thiên Cổ Dị Đế này, xem ra là do hoàng thượng ban tặng.
Bức tranh tiếp theo là hình chiếc đai ngọc có hoa văn rắn và mây, là vật báu được ghi chép trên tấm bia Tầm Na, những bảo vật khác như gậy bằng sừng tê giác, gương đồng đúc hình chim thần, thanh bảo kiếm của Việt vương, gối âm dương, mỗi cái đều có một bức tranh riêng.
Tôi nói: Chỗ này chắc là nơi cất giữ báu vật của ngôi làng, mỗi cái đều có lai lịch rõ ràng.
Mặt dày vội mở những chiếc rương ra, bên trong chẳng có gì, liền thắc mắc: Sao không có gì cả thế này?
Tôi nói: Những báu vật của thôn Thiên Cổ Dị Đế này chúng ta đều đã nhìn thấy rồi, ngoài chiếc gương đồng ở trong Na miếu thì còn lại đều trong địa cung. Đương nhiên là không thể có mặt ở đây được rồi.
Mặt dày nói: Vậy cậu xem bức họa của chiếc gương và chiếc đai ngọc đi, sau này còn tiện ra giá.
Tôi xem một hồi lâu, thông qua bức tranh được biết, chiếc đai ngọc do loạn quân đoạt được trong một ngôi mộ của triều đại trước, chiếc đai có khóa, có thể ghép lại hoặc mở ra, khi nối lại thành vòng tròn, có hình chín con rắn cưỡi mây vờn xung quanh, tinh tế khéo léo tới mức khiến người ta nghĩ rằng nó là do quỷ thần tạo ra, xem ra nó cũng không thua kém gì chiếc vương miện vàng.
Lúc này, Điếu bát bỗng ư lên một tiếng, chúng tôi vội đỡ anh ta ngồi dậy dựa vào một chiếc rương gỗ. Thấy anh ta có chút ý thức, mặt trắng như tờ giấy mệt mỏi há miệng hớp hớp, chắc là do mất máu nhiều nên khát nước đây. Tôi vội lấy nước trong bi đông cho anh ta uống, Điếu bát rên lên: Ôi giời... Anh vừa nằm mơ mất cả tiền lẫn tình, anh thấy mình rơi vào một hang động, rơi mạnh quá khiến mông anh vỡ làm đôi.
Tôi khuyên Điếu bát đừng nghĩ ngợi linh tinh, mông con người ta vốn là hai nửa mà.
Điếu bát nghe thấy giọng nói của tôi, miễn cưỡng mở mắt ra nhìn, hỏi: Đây là đâu? Về nhà rồi à?
Mặt dày hậm hực: Nhà đâu mà nhà, ông anh nhắm mắt lại thế là xong chuyện, tôi cõng ông anh đi cả một ngày rồi đấy.
Điếu bát ngạc nhiên đưa mắt nhìn xung quanh, nghiêng đầu thấy bộ xương khô bên cạnh, anh ta sợ quá hai mắt trợn tròn trắng dã, rồi lại lăn đùng ra ngất xỉu.
Điếu bát thường ngày lắm chuyện, tôi vẫn bảo anh ta miệng đàn bà, nói liên hồi không cho mồm lên da non, nhưng mối thâm tình của tôi với anh rất sâu nặng, giờ này tuy anh ta lại ngất xỉu nhưng cũng chỉ là do sợ quá, còn đã tỉnh táo hơn, tôi cũng yên tâm phần nào. Có điều Điền Mộ Thanh vừa sợ vừa mệt, cứ để cô ấy nghỉ ngơi, chỉ cần rồng đất không đuổi theo tới đây thì nơi đây vẫn coi là an toàn.
Mặt dày định chuyển bộ xương khô ra chỗ khác, người này chết đã hơn nghìn năm, mặc một chiếc áo dài, mặt nạ rơi ngay bên cạnh, sau lưng đeo thanh kiếm đồng. Mặt dày chạm vào bộ xương khô, thanh kiếm rơi xuống sàn nhà phát ra tiếng kêu lạnh lẽo.
Tôi cầm lấy thanh kiếm, cảm nhận được trọng lượng của nó trong lòng bàn tay, gọi Điền Mộ Thanh thắp đuốc tới gần, tôi rút thanh kiếm ra khỏi vỏ bao da cá mập, thân kiếm không dài lắm, nhưng không hề hoen rỉ, chi chít những hoa văn lục lăng khắc chìm, cân đối đẹp mắt, còn có hoa văn hình chim và chữ triện, lưỡi kiếm sắc ngọt. Trong quan tài của rồng đất thì có thanh bảo kiếm của Việt Vương, tương truyền đó là một trong tám thanh kiếm của Việt Vương thời Xuân Thu chiến quốc, rơi vào tay người Na giáo và trở thành bảo vật trấn giáo. Còn thanh kiếm chúng tôi tìm thấy đây, mặc dù không thể so sánh được với thanh Yểm Nhật nhưng cũng không phải loại tầm thường.
Tôi kiểm tra lại xem còn mấy viên thuốc súng, thanh kiếm đồng này có thể mang theo phòng thân, nghĩ vậy liền thu vào vỏ kiếm, giao cho Điền Mộ Thanh.
Trong lúc Điền Mộ Thanh buộc lại thanh kiếm tôi liếc mắt nhìn thấy bức tranh chiếc gối âm dương, rồng đất đã nằm trong quan tài, mình mặc áo ngọc cũng gối đầu trên chiếc gối Phục hổ âm dương, tôi chột dạ, trong mộ cổ nhà Liêu cũng có một chiếc gối âm dương như vậy.
Tôi luống cuống đứng dậy, cầm đuốc xem xét kỹ càng bức tranh, phát hiện gối Phục hổ âm dương hóa ra là có một cặp. Điền Mộ Thanh và Mặt dày nói chuyện với tôi, tôi cũng không thèm để ý, cứ đứng thất thần nhìn bức tranh. Theo những gì vẽ trong tranh thì gối Phục hổ âm dương có một chiếc là gối âm một chiếc là gối dương, là bảo vật thời Tây Hán. Hai người ở hai nơi khác nhau mà gối chiếc gối này để nằm ngủ thì hồn phách của họ có thể gặp nhau. Một chiếc gối ở trong quan tài của rồng đất, một chiếc sau đó lưu lạc ra bên ngoài (cũng có thể nó chưa từng có mặt ở Thiên Cổ Dị Đế) tới tận nước Liêu. Công chúa nước Liêu, nữ thần Saman gối chiếc gối này để ngủ, đương nhiên sẽ gặp oan hồn của rồng đất trong cơn ác mộng. Vòng tròn đen trên bức bích họa trong mộ cổ nhà Liêu không phải ám chỉ hiện tượng thiên cẩu ăn mặt trăng, trước đây do tôi tự mặc định như vậy, giờ nghĩ lại mới thấy thiên cẩu và mặt trăng tách rời nhau, nếu nói thiên cẩu ăn mặt trăng thì phải tiếp xúc nhau chứ. Căn cứ tình hình trong bức tranh rõ ràng là ngôi làng đã rơi vào vùng đất quỷ.
Khi tôi cùng Trương Cự Oa, Sách Ni Nhi vào trong mộ cổ nhà Liêu, tôi đã ngã đập đầu vào chiếc gối mà cô gái Khiết Đan đang nằm, vì vậy mà tôi cũng gặp ác mộng và thấy được âm hồn bất tán của rồng đất. Nữ thần Saman Mang Cổ là người có thông linh, cô có thể nhìn thấy ngôi làng bị rơi vào Đất quỷ qua giấc mơ của mình, còn tôi thì chỉ có thể nhìn thấy oan hồn của rồng đất. Còn chuyện vì sao gối Phục hổ âm dương có thể khiến người kê nó nằm mơ thì tôi nghĩ chắc có nguyên do, nhưng đó là điều nằm ngoài tầm kiến thức của tôi.
Mặt dày lại vỗ vai tôi: Cậu lại gặp ma rồi à? Sao mà cứ đần mặt ra nhìn bức tranh mãi thế?
Tôi định thần lại mới thấy cánh tay cầm đuốc của tôi đầm đìa mồ hôi lạnh, liền trả lời: Chỉ sợ là chúng ta đã gây họa lớn rồi!
6
Mặt dày và Điền Mộ Thanh không hiểu, hỏi tôi sao lại nói vậy, họa lớn tôi nói là gì?
Tôi giải thích: Oan hồn của rồng đất nhập vào thi thể Phùng Dị Nhân, nằm trong quan tài nghìn năm chưa ai động tới, nhất định là có liên quan tới chiếc gối Phục hổ âm dương. Bọn mình đào mộ lấy đồ cũng không sao, quan trọng là đã làm kinh động tới rồng đất trong quan tài và đã dụ nó ra bên ngoài.
Mặt dày nói: Tôi với cậu chỉ mở quan tài ra xem thôi mà, đã ra tay đâu. Chính bọn Hoàng phật gia gan to bằng trời, chưa tìm hiểu rõ ràng đã lôi xác cương thi dậy để lấy thanh bảo kiếm, nếu tôi mà là người nằm đó thì tôi cũng chẳng tha cho nó.
Tôi nói: Chuyện ai động vào rồng đất giờ đã không quan trọng nữa rồi, thôn làng đã chặn lối vào đất quỷ hơn một nghìn năm nay. Tôi chỉ e rồng đất mà ra được bên ngoài thì hình thế ở đây sẽ có sự thay đổi kinh khủng, có thể tới mức đá tan ngọc nát ấy chứ. Nên không thể nán lại ở đây lâu, phải tranh thủ ra khỏi đây càng sớm càng tốt.
Mặt dày nói: Ai mà không muốn ra thì mẹ vợ người đó chết bất đắc kỳ tử. Nhưng nói thì dễ, để đi ra được đâu có dễ, đi theo hướng nào mới ra bên ngoài được chứ?
Tôi nói: Bọn mình chịu đói chịu khát, vừa kinh vừa sợ, nếu cứ đâm đầu lung tung thì cũng chẳng trụ nổi mấy nỗi. Nhưng cũng không thể ngâm mãi ở đây được... Tôi ngước mắt nhìn về phía bậc thang đá nghĩ, không biết chỗ đó sẽ thông tới đâu. Dưới này là hầm cất báu vật thì chắc phía trên đó cũng là một nơi quan trọng. Tôi nghĩ đành phải đi tới đâu hay tới đó, cứ lên trên đó xem thế nào, cho dù đó là vực sâu núi thẳm thì cũng chỉ còn cách nhắm mắt mà nhảy xuống thôi.
Chúng tôi đi lên theo hướng cầu thang, mở tấm nắp đậy bằng đá ra, phía trên là một gian nhà to như đại điện, chia thành tiền sảnh hậu thất. Hành lang âm u dài hun hút. Đây chắc là kiến trúc lớn nhất của ngôi làng, nhưng do lâu ngày gỗ mục, mái nhà sập sệ, không còn vẻ nguy nga tráng lệ như năm xưa nữa. Gian nhà lừng lững trong đám mây mù càng tăng thêm vẻ âm u kinh dị. Trong điện đường có bích họa vẽ hình kim đồng ngọc nữ dâng nước lửa hầu hạ, phủi đi lớp bụi bên trên màu sắc bức tranh vẫn còn tươi tắn lắm.
Tôi biết loại tường này làm bằng đất sét đỏ, sau khi khô thì cứng như đá, để bao nhiêu năm cũng không bị nứt, bên ngoài quét một lớp nước phèn, dùng lòng trắng trứng trộn với bột rồi quét lên ngoài cùng, sau đó dùng khăn bông lau đi lau lại nhiều lần cho tới khi trơn bóng, người ta dùng đá màu làm màu vẽ tranh nên màu sắc bức tranh mới tươi tắn như vậy đến hàng nghìn năm. Tới tận bây giờ gian điện vẫn nguyên vẹn không bị sập, tôi phát hiện ra mùi xác chết ngày một nặng hơn, nhưng đêm hôm thanh tịnh, tuyệt không một chút động tĩnh, liền vội giục ba người kia.
Mặt dày lên tiếng hỏi: Đây là đâu vậy?
Điền Mộ Thanh còn nhớ ký hiệu trong bức tranh tại miếu đường, nơi này chính là cung điện của Na vương, nằm ở vị trí phía tây thôn làng theo hướng từ tây sang đông, bước tiếp theo là tới hố tế lễ, đó chính là nơi đưa hồn ma về với Đất quỷ. Tới đó, tôi đã biết được tại đêm thiên cẩu ăn mặt trăng rốt cuộc xảy ra chuyện gì, tại sao lại không thể đưa oan hồn của rồng đất tới Đất quỷ.
Mặt dày nhớ tới bộ dạng của rồng đất thì cũng sợ hãi, vội vã đứng lên chuẩn bị đi.
Tôi nhắc mọi người nhẹ bước chân, sợ bị lộ nên tôi tắt đuốc thay bằng đèn pin soi đường. Đến trước cửa điện bỗng nghe thấy tiếng thở dài, rõ ràng là tiếng một cô gái, âm thanh nhẹ nhàng dễ nghe, tôi nghe thấy mà cũng chợt xao động trong lòng, bật đèn pin lên thì thấy có một cô gái với khuôn mặt rất xinh đang lấp ló bên ngoài, cô gái búi tóc cao, da trắng như tuyết, mặt tươi như hoa đào, ánh mắt đưa tình, nấp sau cánh cửa đang nghiêng đầu nhìn vào trong điện, cô gái đang cười với tôi.
Cô ta nhìn tôi cười khiến tôi thấy toàn thân như điện giật, tựa hồ bị hớp mất hồn. Điền Mộ Thanh tuy cũng xinh xắn nhưng không có vẻ khiêu gợi như vậy, tôi hoàn toàn quên mất trong thôn này, ngoài chúng tôi ra thì không còn ai khác nữa.
Cô gái đó lại cười rồi bỗng biến mất sau cánh cửa.
Mặt dày nhìn lác cả mắt, quay sang hỏi tôi: Cậu thấy không, cô ta để vai trần đấy, hình như không mặc áo.
Tôi chẳng để ý tới vai cô ta, nhưng nếu mà không quần không áo thì cũng đồi trụy quá, mà cô ta không lạnh sao?
Mặt dày đặt Điếu bát xuống, hai mắt dựng ngược quả quyết: Tôi phải đi xem sao, trông ả không giống người sống.
Điền Mộ Thanh thất kinh, kêu lên: Các anh đừng đi, ở đây làm sao có người còn sống được.
Tôi nói: Chắc chắn là người, tôi soi đèn vào mặt cô ta vẫn nhìn thấy bóng. Quần áo không có vết khâu là tiên, đứng trước đèn không có bóng là ma.
Mặt dày quay sang giải thích với Điền Mộ Thanh: Xem ra cô ta cũng bị kẹt lại trong này giống như bọn mình. Cô sợ cô ta, cô ta còn sợ cô hơn, cô la lên như thế chẳng phải làm người ta sợ chạy mất rồi không.
Chúng tôi đang nói chuyện thì cô gái đó lại ló đầu vào, lần này thì chúng tôi nhìn quá rõ ràng, đúng là một cô gái rất xinh đẹp, lông mày đen răng trắng, hai mắt trong veo, cô hơi hé miệng như định nói gì đó, nhưng chỉ cười lên hai tiếng rồi lại trốn sau cánh cửa.
Tôi và Mặt dày quyết tâm ra ngoài xem cô gái đó là ai. Thực tình tôi cũng thấy lạ, nhưng không hiểu sao chẳng chịu nghe lời can ngăn của Điền Mộ Thanh mà cứ bước ra ngoài điện như không tự chủ được.
Điện Na vương là một gian nhà to rộng, chính điện nằm phía trong cùng vì cả ngôi làng này đều vây xung quanh ngôi mộ cổ trên núi Huyền Cung nên gian nhà này quay mặt về hướng Tây, ra khỏi cửa là hướng chính tây, hai bên có hai hành lang, chúng tôi nhìn ra sau cánh cửa, thấy cô gái vẫn đứng ở đó trong lớp sương mù, nhưng vẫn chỉ nhìn thấy phần đầu, cô ta đang nhìn chúng tôi nửa như cười nửa như không.
Tôi tiến gần thêm vài bước, dùng đèn pin soi sáng thì bỗng điếng người, cô gái có khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần đó chỉ có mỗi cái đầu không, mà không có phần thân, dường như chỉ là chiếc đầu đang bay lơ lửng trong không trung.
Tôi và Mặt dày cùng thất kinh, nhưng cũng không hẳn là sợ, chiếc đầu của cô gái này quá xinh đẹp, xem ra không thể đột nhiên cắn người được, có gì phải sợ đâu.
Mặt dày giơ tay ra định véo vào má cô gái một cái, chiếc đầu đó ngay lập tức né tránh, chúng tôi lại áp sát, nhất định phải xem cho rõ đó là thứ gì, ngờ đâu chiếc đầu của cô gái bỗng tiến sát về phía chúng tôi, lúc này mới nhìn rõ không phải chỉ có mỗi cái đầu, có điều cổ cô ta quá dài, bị che lấp trong lớp sương mù, mà cũng chẳng biết phần thân của cô ta đâu, khuôn mặt cô ta vẫn nở nụ cười ma mị, tôi và Mặt dày tâm thần mê mẩn, không thể tự chủ được, cứ vậy bước theo cô ta đi sâu vào trong lớp sương mù.
Tôi kinh hãi cúi đầu nhìn tấm gương rồi lại nhìn Điền Mộ Thanh, trong lòng nghĩ: Hồn ma trong chiếc gương này quỳ lạy chúng tôi rồi biến mất là do nhìn thấy Điền Mộ Thanh đi vào ư?
Tôi thấy Điền Mộ Thanh có gì đó không ổn, cô ta có thể nhận biết bức bích họa là của đời Đường thì đã đành, đến văn tự cổ trong Na miếu cô ta cũng đọc được, hồn ma trong gương đồng lại sợ cô ta. Rốt cuộc cô ta có can hệ gì với ngôi làng cổ này, là một ma nữ trốn chạy ra từ ngôi làng này ư?
Tôi nhìn chiếc gương thêm mấy lần nữa, không thấy có gì khác lạ, chắc hồn ma trong đó đã tiêu tan thật rồi, giờ nó đã trở thành một chiếc gương hết sức bình thường.
Điền Mộ Thanh sớm nhìn thấy chiếc gương tôi đang cầm trên tay, mặt trắng bệch, đờ đẫn hỏi tôi: Đây... đây là...
Tôi thấy sắc mặt Điền Mộ Thanh bỗng chốc thay đổi thì biết mình đoán không sai, hỏi lại: Cô nhận ra chiếc gương này?
Điền Mộ Thanh gật đầu rồi lại lắc đầu, cô không nói gì nữa, chỉ đứng thất thần nhìn chiếc gương.
Tôi biết Điền Mộ Thanh có một số chuyện còn chưa nói với chúng tôi, nhưng cô không có ý hại người. Tôi giao chiếc gương lại cho cô, ba người quay trở ra ngoài Na miếu. Mặt dày cõng Điếu bát trên lưng, tôi và Điền Mộ Thanh cầm đuốc soi đường, ra khỏi Na miếu nhằm hướng bắc thẳng tiến.
Trong khu rừng dày đặc sương mù giăng mắc, toàn là những gốc đại thụ mấy người ôm không xuể, cành cây chĩa ra chi chít. Vừa mới mưa xong nên trong rừng rất ẩm ướt, mùi gỗ cây mục nát bốc lên nồng nồng. Tôi nghĩ sơ đồ vẽ trên bức tường không thể sai được, đi thẳng về hướng bắc chính là Thảo Hài Lĩnh, cứ đi theo la bàn là được.
Tôi vừa đi vừa nói chuyện với Điền Mộ Thanh, tôi hỏi thẳng luôn cô ta: Cô nói thật với tôi đi, trước đây cô đã từng tới thôn Thiên Cổ Dị Đế rồi phải không?
Điền Mộ Thanh trả lời: Chưa... Sao anh lại hỏi vậy?
Tôi nói: Cô giấu được người khác nhưng không giấu được tôi đâu. Cô cũng không nghĩ xem tôi là ai. Định đối phó với tôi? Cô vẫn còn non lắm.
Điền Mộ Thanh nói: Tôi chẳng có ý đối phó với anh làm gì. Đã nói đến đây rồi, anh có tin hay không thì tùy, không tin tôi cũng chẳng có cách nào khác.
Tôi biết cô nàng vẻ ngoài hiền dịu nhưng không yếu đuối chút nào, đành phải hỏi: Cô đến rồi thì nói đến rồi, có sao đâu.
Điền Mộ Thanh nói Tôi hiểu tại sao anh lại nghi ngờ, có điều có những việc tôi không biết phải nói sao, có nói anh cũng chẳng tin.
Tôi nói: Muốn nói hay không là tùy cô, tin hay không là ở tôi. Tôi vẫn lựa chọn tin tưởng cô, nếu không tôi đã bỏ mặc cô từ lâu rồi.
Điền Mộ Thanh lại nói: Đúng là tôi chưa từng tới đây, nhưng lại có cảm giác rất quen thuộc với nơi này, giống như... giống như kiếp trước đã từng biết tới nơi này vậy.
Thấy cô nàng không có vẻ như nói dối, tôi trong lòng kinh ngạc, miệng thì lại hỏi: Làm gì có chuyện đầu thai chuyển thế...
Điền Mộ Thanh nói: Tôi cũng không tin. Nhưng tôi nhìn quang cảnh nơi đây như đã từng gặp, nhìn thấy quan tài dưới địa cung thì tôi lại có cảm giác sợ hãi vô cùng, nhưng không lý giải nổi vì sao lại sợ. Lúc trên tàu nghe các anh nói chuyện ngôi mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ, tôi cũng không hiểu vì sao mình lại có cảm giác muốn tới đây. Khi đến đây rồi tôi mới hiểu, đó chính là số mệnh của tôi, tôi có cảm giác mình sẽ không thoát ra khỏi ngôi làng này.
Tôi an ủi cô nàng: Tôi là do suốt ngày mơ thấy ác quỷ đến đòi mạng, không thể không tới đây đào mộ trộm bảo, không ngờ dùng giấy dập lửa, rước họa vào thân. Còn cô trong cõi hư vô như có sợi dây vô hình kết nối với người làng cổ này. Hai chúng ta như châu chấu trên cùng sợi dây, nếu có chuyện thì chẳng ai thoát ra được, cô cũng đừng lo lắng quá, trời sập đã có tôi chống hộ cô. Con người tôi thường ngày ăn nói ngang tàng, nhưng chủ yếu đều là những câu nói tận đáy lòng, ruột để ngoài da, nếu có chỗ nào mạo phạm thì cô đừng để bụng nhé.
Điền Mộ Thanh nói: Các anh cứu mạng tôi, tôi còn chưa biết phải báo đáp thế nào, sao mà trách anh được.
Chúng tôi nói ra được những lời này như trút được gánh nặng, nhưng tôi không tin Điền Mộ Thanh đã từng chết ở ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế này, sau khi đầu thai chuyển thế lại quay lại, chuyện này chắc có nội tình gì đây, có điều tôi chưa tìm ra chân tướng mà thôi.
Lúc này, tôi chỉ mong mau chóng tới Thảo Hài Lĩnh, mau chóng rời xa nơi quỷ quái này. Còn ngôi làng cổ đó đã từng xảy ra chuyện kỳ quái gì tôi không còn quan tâm nữa, đó không phải là việc tôi có thể đối phó được, chỉ mong là cả hội không bị chết ở đây.
Tôi và Mặt dày thay nhau cõng Điếu bát, Điền Mộ Thanh cầm đuốc soi đường. Ba người đi không ngừng nghỉ, chỉ thấy trong lớp sương mù dày đặc từng hàng tùng bách lừng lững, xem ra chúng tôi sắp ra khỏi khu rừng rồi, nhưng trước mắt không thấy hang động đâu, chỉ thấy một tấm bia mọc lên giữa đám cỏ dại um tùm, bên trên khắc chi chít văn tự cổ. Điền Mộ Thanh tiến lên xem xét, cô nói đây chính là tấm bia đá Tầm Na.
Cả ba chúng tôi nhìn nhau thất kinh. Trên bản đồ thì tấm bia nằm ở phía nam ngôi làng, chúng tôi đi về hướng bắc tại sao lại tới đây được chứ? Hơn nữa từ chỗ Na miếu xuất hành, chúng tôi cũng chưa đi xa là mấy, cho dù tốc độ nhanh tới đâu cũng không thể đi xa được như vậy.
Mặt dày nói: Hay là bọn mình lấy báu vật của thôn nên những hồn ma kia giữ chân bọn mình lại không cho ra khỏi nơi này. Ghê gớm thật, bọn này định dùng chiêu đi lòng vòng này khiến tụi mình mệt chết đây.
Tôi nói: Oan hồn giữ chân thì cùng lắm là đi lòng vòng tại chỗ thôi. Bọn mình gặp phải chuyện còn khó hiểu hơn, rõ ràng là đi về hướng bắc thì lại xuất hiện ở phía nam của làng, xung quanh tối đen như vậy, chỉ e có đi tới chết cũng không ra khỏi nơi này.
2
Chúng tôi cũng liệu trước là không dễ ra khỏi nơi này, nhưng không ngờ là đi về hướng bắc lại tới hướng nam như vậy.
Tôi nhớ tấm bia Tầm Na, hẳn nó ghi chép lại những sự việc quan trọng của ngôi làng nên nói Điền Mộ Thanh đọc nội dung trên bia.
Đêm tối mịt mùng, bia đá lại cao to lừng lững, Điền Mộ Thanh phải đứng lên lưng con bí hí mới đọc được chữ trên bia. Tấm bia ghi chép rất nhiều nội dung, Điền Mộ Thanh nhất thời cũng không lý giải hết được.
Chúng tôi đặt Điếu bát nằm trên lưng bí hí, thấy anh ta thở thoi thóp, chúng tôi không khỏi lo lắng.
Mặt dày thở dài thườn thượt, anh ta nói với Điếu bát: Chỉ còn một bước nữa thôi, một bước nữa là ra khỏi đây rồi, kiểu gì anh cũng phải cố lên đấy, về tới nhà rồi mới được phép xuôi tay.
Tôi nói với anh ta: Anh ấy đã thế này rồi ông nói mấy cũng có tác dụng gì, mà có nghe thấy cũng bị ông làm cho tức chết.
Mặt dày gân cổ cãi lại: Người chỉ còn chút hơi tàn, dở sống dở chết, mê man bất tỉnh rồi, chỉ có điều hồn chưa đi thôi, hồn mà đi thì người cũng chẳng còn. Cho dù anh ấy không nghe thấy, nhưng vẫn phải nói để giữ hồn lại, không chừng lại không chết.
Tôi gật đầu tán thành: Đúng là có cách nói như vậy. Bình thường trông ông rất quê mùa thô kệch, không ngờ cũng biết điều này.
Mặt dày nói: Cái này gọi là chân nhân bất lộ tướng, không phải thép nguội mà là vàng ròng đấy.
Tôi nói: Vừa rồi ông nói tới chuyện ma giữ chân khiến chúng ta không ra được chỗ này, tôi nghĩ tới nghĩ lui cũng có lý. Tôi vẫn nhớ Lư mặt rỗ có nói dưới hồ Tiên Đôn có một thôn làng, năm đó đói kém, một người dân đã tới khu làng này trộm gạo, khi lấy rõ ràng là gạo trắng phau phau, khi ra khỏi làng bỗng trở thành bùn đất. Đó chẳng phải là ma vùng này giở trò sao?
Mặt dày sợ chiếc vương miện vàng cũng biến thành đất, vội vàng mở chiếc túi da rắn ra xem, may là đồ ở trong vẫn còn nguyên.
Tôi nói: Người trộm gạo sau khi ra khỏi khu làng này thì gạo mới biến thành đất, bọn mình đã ra khỏi đây đâu, ông kiểm tra bây giờ cũng bằng thừa.
Mặt dày nói: Lấy được mấy món này đâu phải dễ, mấy lần suýt bỏ mạng rồi, sau khi ra ngoài mà biến thành đất thì đúng là bắt nạt người quá đáng.
Tôi nói: Không thể không lường trước tình huống xấu nhất, nếu đi nhầm vào trong chợ núi của thôn Thiên Cổ Dị Đế thì có đi tới chết cũng không ra khỏi đây được.
Mặt dày lại hỏi: Chợ núi? Ở đó bán gì vậy?
Tôi giải thích: Chợ núi còn gọi là chợ ma, không phải kiểu chợ âm phủ như dưới xuôi mình. Ở vùng Thiên Tân và Bắc Kinh có một loại chợ canh tư họp, canh năm tan, bày hàng ở chợ đều là đồ không có nguồn gốc, lai lịch bất minh, hai bên mua và bán đều thậm thà thậm thụt giấu giấu giếm giếm. Còn chợ ma trên núi là ám chỉ việc ông đi vào nơi thâm sơn cùng cốc không một bóng người nhưng lại gặp tường thành, nhà cửa, phố xá, miếu tự, cung điện, bảo tháp, hàng quán, người dân đi lại tấp nập rộn ràng, nhìn thấy rõ mồn một ngay trước mắt, nhưng chỉ cần một trận gió thổi qua thì mọi thứ trở nên mờ nhạt, phút chốc đều bị gió thổi bay hết hóa thành mây khói, người đi lạc thì đứng đần người ra ko hiểu chuyện gì, đó chính là chợ ma, nếu lúc đó mà bước vào trong thì chỉ có nước tan biến cùng cái chợ đó luôn.
Mặt dày nói: Hóa ra là vậy, hồi ở núi Kỳ Liên tôi cũng gặp hiện tượng này rồi, nhìn thấy mà không sờ được, nhưng khác hẳn với lần này của tụi mình.
Tôi chỉ tiện mồm nói vậy không ngờ Mặt dày nói là đã gặp chuyện này trên núi Kỳ Liên, tôi tò mò hỏi anh ta sự thể ra sao, hai người nói qua nói lại một chập cũng chẳng rút ra được điều gì, chỉ tổ sốt ruột hão.
Tôi giao cho Mặt dày đứng dưới canh chừng động tĩnh, còn mình leo lên trên lưng bí hí xem Điền Mộ Thanh có đọc được gì không.
Điền Mộ Thanh đọc tấm bia từ nãy tới giờ cũng chỉ hiểu được một nửa, cô chắt lọc nội dung quan trọng đọc cho tôi nghe. Mặt dày ở dưới cũng đang chăm chú lắng nghe. Không ngờ nội dung trên tấm bia này lại ly kỳ như vậy.
Điền Mộ Thanh giải thích tấm bia ghi chép rất nhiều sự kiện. Na quốc là một vương quốc cổ khởi nguồn từ thời Tây Chu, sùng bái quỷ thần, bị diệt vong vào thời hậu Xuân Thu chiến quốc. Những người dân còn sống sót lánh nạn vào trong rừng sâu, dần dần phát triển thành Na giáo, thủ lĩnh gọi là Na vương. Tới thời Tây Hán, từ Hoàng đế vương hầu cho tới người dân đều thịnh hành phong tục tế thần đuổi quỷ.
Tôi nghe đến đoạn này thì cũng không khác là mấy với những gì Điếu bát kể, nhưng nội dung tiếp theo là những chuyện mà anh ta không hề biết.
Điền Mộ Thanh đọc tiếp: Việc Tầm Na diệt trừ yêu ma quỷ quái được phân thành Cung Na, Thôn Na, Sơn Na, Thủy Na, Động Na. Từ Na có nghĩa trói buộc, từ cái tên đã thấy được ý nghĩa bắt ma bắt quỷ để chúng không còn tác oai tác quái được nữa. Sau đó, Na giáo lợi dụng việc quỷ thần để kêu gọi người dân làm phản, tới thời Đông Hán thì bị triều đình trấn áp, Na giáo kéo nhau vào rừng sâu núi thẳm lánh nạn, rồi ở lại đó không còn giao lưu với bên ngoài. Lâu dần không còn liên quan gì tới phong tục Tầm Na vẫn được lưu truyền trong dân gian nữa. Ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế được xây dựng ở đây còn ẩn chứa một bí mật rất lớn. Tương truyền, mỗi lần trên bầu trời xuất hiện thiên cẩu ăn mặt trăng, chính là lúc âm khí trên mặt đất nặng nề nhất, người dân trong làng sẽ tổ chức lễ Tầm Na tế quỷ. Họ ném ác quỷ đã bị tước hết pháp thuật xuống hố tế lễ nhằm diệt trừ tận gốc mầm họa và khiến ác quỷ vạn kiếp không thể siêu sinh. Hố tế lễ chính là cánh cửa thông tới Đất quỷ .
3
Từ xưa, trong Na giáo đã rất phân biệt đẳng cấp, theo thứ tự bậc cao tới thấp là Na thần, Na vương, Na tướng, Na sỹ, Na dân. Hầu như không ai biết Đất quỷ là nơi nào, thường ngày cũng không cho phép người dân nhắc tới điều này, chỉ biết từ rất xưa rồi có một vương quốc tên là Đất quỷ.
Thời Tùy, Tùy Dương hoàng đế vô đạo, lê dân trăm họ chịu muôn vàn khổ cực. Tùy Dương hoàng đế tin vào đạo tiên, đã cho người xây dựng một gian bảo điện nóc vàng bên bờ sông Hoàng Hà với ý đồ thỉnh mời tiên nhân xuống gặp mặt. Tiên đâu chẳng thấy, chỉ thấy Hoàng Hà mấy năm sau đó dịch bệnh liên miên, thiên tai không ngớt, người dân đồn nhau có ma hoàng hoành hành, triều đình mời Na giáo tới bắt ma trừ tà. Na vương khi đó nghe nói ma hoàng đang gây họa thì cũng không thể nhắm mắt làm ngơ, lệnh cho Na tướng Phùng Dị Nhân tới bờ sông Hoàng Hà để bắt ma. Phùng Dị Nhân từ lúc sinh ra đã to lớn hơn người, thân hình vạm vỡ, chân dài tay dài nên mới có tên gọi là Dị Nhân. Anh ta đào được một cỗ quan tài gần ngôi điện mái vàng, bên trong là một con ma hoàng do người chết hóa thành, toàn thân mọc đầy lông trắng, máu thịt của nó có thể lây truyền dịch bệnh, Na vương chuẩn bị mổ bụng rút ruột trừ tà, bỗng trời đất tối sầm, nước sông Hoàng Hà dâng cao, có người nhìn thấy một con cá khổng lồ đã nuốt chửng ma hoàng, cả gian điện mái vàng đều bị lún chìm xuống hố cát vì nước sông tràn vào, ngôi điện từ đó không còn nhìn thấy ánh mặt trời.
Tôi nghe Điền Mộ Thanh đọc tới đây thì nghĩ, đó chính là nơi mà lão Nghĩa mù nói tới. Năm xưa khi Đả thần tiên Dương Phương cùng Thống lĩnh quân phiệt Đồ Hắc Hổ rơi vào động cát, bản lĩnh như Thôi lão đạo cũng không biết lai lịch của con cá và ngôi điện đó, giờ chuyện cũ tan như mây khói, người thì đã hóa thành cát bụi từ lâu, tôi có biết thì cũng đâu có tác dụng gì.
Mất tập trung một lúc khiến tôi bỏ lỡ mất một đoạn, nghe Điền Mộ Thanh kể tiếp đoạn sau. Dị Nhân đại nạn không chết, đã thoát ra được từ cơn nước lũ, một mình quay lại núi Hùng Nhĩ ở Dự Tây. Ngờ đâu, sau cơn hồng thủy, trong vòng bán kính một trăm cây số không một bóng người, đừng nói tới lương thực, ngay cả rễ cây, vỏ cây cũng không đào đâu ra. Đành chịu đói đi một đoạn đường dài, chuyện kể cũng thật trùng hợp, đang đi bỗng anh ta nhìn thấy một cục thịt to nằm chình ình giữa đường, cục thịt hình tròn dài trắng nõn, chạm vào hình như nó còn động đậy. Anh ta cũng không biết đó là thứ gì, cứ nghĩ là thịt Tê hay Thái Tuế gì đó, vì lúc đó đã đói mờ mắt rồi nên đừng nói đó là thịt gì, cho dù là thịt người thì cũng dám ăn, nên lúc đó đã ăn luôn cục thịt giữa đường này.
Phùng Dị Nhân sống sót trở về, cũng không nói gì với dân làng về việc kia, cũng không ai phát hiện ra điều gì khác thường. Nhưng Na vương đã thay hết đời này sang đời khác, người dân trong làng có người chết, có trẻ em mới sinh ra, duy có anh ta là vẫn vậy, mấy chục năm trời qua đi vẫn không già không chết.
Trên đời này làm gì có bức tường nào chắn được gió, chuyện rồi cũng vỡ lở, đầu làng cuối xóm đang truyền nhau chuyện Phùng Dị Nhân ăn thịt tiên, nên trường sinh bất lão, sắp đắc đạo thành tiên rồi. Nhưng từ sau khi trở về làng thì hành tung của anh ta rất lạ, mỗi lần dân làng tổ chức bắt ma thì anh ta trốn biệt, không bao giờ để cho mọi người nhìn thấy phần lưng của mình, trong làng thường xuyên có người bị mất tích.
Sau đó các vị trưởng lão của Na giáo phát hiện ra Phùng Dị Nhân năm nọ bên bờ sông Hoàng Hà không phải ăn thịt tiên mà là ăn trứng của loài nhện đất. Loại nhện này chỉ có sáu chân, không nằm trong năm loại côn trùng thường gặp. Không có thứ gì là chúng không cắn nát được, Phùng Dị Nhân ăn phải số trứng đó không biết đã được chôn dưới đất bao nhiêu năm, hút được long khí trong lòng đất và hắc đạo, có linh hồn có ý thức, thân thể bất diệt, được gọi là rồng đất. Nghe nói nó được chôn dưới sông từ khi nước sông Hoàng Hà vẫn còn trong suốt. Mọi người đều biết, nước sông Hoàng Hà đỏ đục phù sa, đã ai từng nhìn thấy nước sông trong suốt bao giờ chưa? Vậy mà nó đã từng thấy, thế cũng đủ biết là lâu đời như thế nào. Rồng đất vốn ưa ngủ, không ngờ bị trận đại hồng thủy hất tung ra bên ngoài, vẫn còn đang nửa mê nửa tỉnh thì đã bị Phùng Dị Nhân nhìn nhầm là thịt rồi chén sạch. Hậu quả là anh ta như trúng phải lời nguyền, mãi không già không chết, đó là bởi nguyên khí của rồng đất đang dần chiếm dụng thân xác của anh ta. Phía sau đầu Phùng Dị Nhân mọc ra một khuôn mặt nữa, miệng rộng tới mang tai. Hút máu ăn thịt người, những người dân trong làng bị mất tích là đều do hắn ăn thịt.
Tôi nghe tới đây chợt nhớ tới rồng đất trong Thông Thiên Lĩnh, nhưng hai con vật này hoàn toàn không giống nhau chẳng qua chỉ chung tên gọi mà thôi.
Điền Mộ Thanh lại đọc tới đoạn sau của tấm bia. Na vương nhân lúc rồng đất ngủ say đã sai người bắt Phùng Dị Nhân mổ bụng rút ruột, ngờ đâu trong bụng Phùng Dị Nhân lổn nhổn toàn là nhện đất, chúng bò ra ngoài và cắn chết vô số người dân. Oan hồn của rồng đất mãi không siêu thoát được, đã nhập vào thân xác Phùng Dị Nhân tác quái, nơi nào hắn đi qua thì không có người và vật nào có thể sống sót. Dân làng Thiên Cổ Dị Đế không có cách nào đối phó với con yêu quái này, đành phải quỳ lạy nhận lỗi đã làm hỏng thân xác của quân vương, nay xin dùng chiếc áo ngọc và tượng vàng tổ chức hậu táng tại Huyền Sơn cung, những vật báu của Na giáo như vương miện vàng Lộc thủ bộ dao quan, cốc mã não đầu thú, gối âm dương, đai ngọc hoa văn hình rắn và mây, gậy sừng tê giác, gương đồng đúc hình chim thần, thanh Yểm Nhật kiếm của Việt vương... đều được tùy táng trong địa cung. Trong đó vương miện vàng, đai ngọc, gương đồng là đồ của phụ nữ âm khí quá nặng nên kèm theo thanh trượng bằng sừng tê giác, thanh bảo kiếm của Việt vương, gối âm dương, cốc mã não tùy táng cùng. Ngoài ra, Na vương còn cho xây dựng miếu thờ, mỗi năm dùng trâu đen, ngựa bạch, đồng nam đồng nữ cúng tế. Có vậy mới đem được thi thể Phùng Dị Nhân liệm vào quan tài, đặt trong địa cung dành cho các Na vương. Dòng cuối cùng của tấm bia viết Lập bia tại đây, báo cho con cháu đời sau không được dừng cúng tế, không được vào địa cung. Đường Vĩnh Huy năm thứ ba .
Mặt dày đang nghe say sưa, thấy Điền Mộ Thanh không đọc nữa liền hỏi: Thật là ly kỳ, tiếp theo thế nào?
Điền Mộ Thanh nói: Văn bia chỉ nói tới đó thôi, đoạn sau hết rồi...
Tôi nói: Cuối cùng cũng biết được gian chính diện trong hầm mộ là ai. Đường Vĩnh Huy năm thứ ba, vậy là tấm bia được lập thời Đường Thái Tông đang tại vị, đáng lẽ ra nên bắt rồng đất... Tôi có cảm giác Phùng Dị Nhân sau khi ăn phải trứng rồng đất rồi thì chỉ còn cái xác không hồn. Nên sau khi đã nhốt được thi thể của rồng đất vào trong địa cung thì văn bia không ghi chép gì thêm, có điều chuyện này hiển nhiên là chưa kết thúc.
Mặt dày nói: Sợ là sợ không có kết cục, chẳng phải làm người ta sốt ruột chết.
Tôi nghĩ một lúc rồi nói: Na vương chắc chắn là đang chờ đợi cơ hội để đưa âm hồn trong địa cung tới hố tế lễ phía cuối thôn, khiến nó không còn cơ hội quay trở lại, nhưng nửa chừng chắc có sự kiện gì đó, đoạn sau thì tôi không thể đoán được.
4
Điền Mộ Thanh nói với tôi và Mặt dày, có thể cô biết trong thôn Thiên Cổ Dị Đế sau đó đã xảy ra chuyện gì.
Tới lúc này, tôi cũng không còn lạ lẫm và kinh ngạc nữa, trông thấy cô nàng lục lọi tìm tòi trí nhớ, dường như có nhớ lại được chút ít, tôi nói: Cô đừng vội, nhớ được bao nhiêu thì nhớ.
Điền Mộ Thanh gật đầu, cô hồi tưởng lại một lúc rồi nói: Rồng đất trúng kế hoãn binh, bị nhốt tới thời Đường Thiên Bảo năm thứ nhất thì gặp năm có thiên cẩu ăn mặt trăng, trong thôn lại tổ chức nghi lễ bắt ma, chuẩn bị đưa âm hồn bất tán của rồng đất về Đất quỷ, nhưng nghi lễ động Na tống quỷ rất nguy hiểm, chỉ cần có chút sơ suất thì toàn bộ cả thôn làng đều gặp họa. Đúng là ghét của nào trời trao của đó, con đường thông từ nơi tế lễ đến Đất quỷ chỉ xuất hiện trong thời khắc thiên cẩu ăn mặt trăng. Trước nay làm lễ chưa từng xảy ra chuyện gì, vậy mà lần này lại xảy ra sự cố, cánh cửa thông với Đất quỷ sau khi mở ra lại không đóng vào được, Na vương bất lực đành phải cho tất cả mọi người đeo mặt nạ vào cùng niệm chú cầu khấn thần linh, sau đó...
Tôi và Mặt dày người đứng phía dưới người đứng trên lưng bí hí chăm chú nghe Điền Mộ Thanh kể.
Điền Mộ Thanh nói: Sau đó... chuyện sau đó thế nào... tôi thực sự không thể nhớ nổi nữa...
Mặt dày nói: Cô sao lại thế chứ, chẳng phải khiến người ta sốt ruột chết mà không cần đền mạng còn gì.
Tôi thắc mắc không biết, trong lúc làm lễ đã xảy ra sự cố ngoài ý muốn gì? Khi cánh cửa thông với Đất quỷ không thể đóng lại được thì Na vương đã cùng dân làng làm gì? Hai điểm này rất quan trọng. Tôi cố gắng suy luận, Đường Thiên Bảo năm thứ nhất, trong đêm thiên cẩu ăn mặt trăng đó, chính là thời khắc toàn bộ thôn Thiên Cổ Dị Đế chìm xuống lòng hồ, nhưng trên thực tế làng này chẳng hề bị nhấn chìm, vì trong lúc làm lễ đuổi ma thì xảy ra sự cố, không những chẳng đưa được âm hồn rồng đất về nơi Đất quỷ, mà cánh cửa nơi tế lễ cũng không thể nào đóng lại được, trong tình thế bất đắc dĩ ấy, tính mạng của toàn bộ dân làng đã bị cướp đoạt, may mà dùng thôn làng chắn được cửa vào. Bọn tôi và Hoàng phật gia không ngờ đã lạc vào thôn làng vốn đã biến mất từ lâu.
Trước đó, khi nghỉ chân tại quán trọ bỏ hoang nơi Thảo Hài Lĩnh, chúng tôi đã từng nhìn thấy xác chết đeo mặt nạ vỏ cây, có thể năm xưa trong lúc gặp nạn, ba người này cách thôn làng tương đối xa nên đã bị chìm xuống hồ, còn thôn Thiên Cổ Dị Đế và những vùng xung quanh thì đã bị rơi vào Đất quỷ từ năm Đường Thiên Bảo thứ nhất rồi. Đất quỷ có phải ám chỉ âm ti không?
Tôi nhớ lại lúc mở quan tài gỗ trầm hương để xác chết nữ, nét mặt bọn Hoàng phật gia rất kinh ngạc, vì sao lại vậy? Xác chết đeo vương miện Lộc thủ bộ dao quan là ai? Tôi cứ có cảm giác xác chết này liên quan tới Điền Mộ Thanh, càng liên quan tới đêm thiên cẩu ăn mặt trăng định mệnh đó.
Còn bức bích họa về ngôi làng Thiên Cổ Dị Đế trong mộ Liêu thì chắc chắn là cơn ác mộng gặp oan hồn trong mơ của nữ thần Saman khi còn sống. Nhưng tại sao tôi cũng bị vướng lời nguyền này thì tôi vẫn không lý giải nổi.
Tôi đem ý nghĩ đó nói với Điền Mộ Thanh và Mặt dày: Bọn mình không biết lối nào có thể thoát ra ngoài, chỉ còn cách tìm hiểu xem Thiên Bảo năm thứ nhất của đời Đường đã xảy ra chuyện gì rồi tính tiếp.
Mặt dày lại yên tâm vì không phải lo chiếc vương miện và gương đồng sẽ biến thành bùn đất. Anh ta chỉ lo thôn làng này rộng lớn, tầng tầng lớp lớp vây quanh mộ cổ Huyền Cung Sơn, hàng nghìn hàng vạn nóc nhà, nếu tìm từng căn một thì cũng không đơn giản.
Tôi đang định lên tiếng thì bỗng thấy mùi xác chết bốc lên từ phía ngôi làng, cách xa như vậy mà vẫn ngửi thấy.
Cả ba chúng tôi đều thất sắc, biết chắc là cương thi trong địa cung đã đi ra ngoài.
Tôi nói: Xác chết của Phùng Dị Nhân đã bị hồn ma của rồng đất nhập vào, nghìn năm trước Na giáo còn không đối phó được với hắn, bọn mình không thể để bị hại, phải tìm chỗ trốn mau.
Mặt dày hỏi: Trốn vào đâu? Quay về Na miếu à?
Tôi nghĩ cả bọn cứ loay hoay ở đây cũng không phải là cách hay, bức tranh trong Na miếu có vẽ một con đường màu đen, giống như là đường hầm nằm dưới thôn làng. Chúng tôi tìm kiếm xung quanh tấm bia, quả nhiên phát hiện một miệng hầm nằm cách đó không xa, nếu không cố tình đi tìm thì không thể phát hiện được. Đáng tiếc là tôi không chú ý kỹ tấm bản đồ nên không biết đường hầm này thông tới đâu.
Tình thế quá khẩn cấp, chẳng thể nghĩ ngợi được nhiều, chúng tôi đốt đuốc đi vào bên trong. Miệng hầm tuy nhỏ hẹp nhưng phía bên trong lại rộng rãi như đường hầm dẫn vào mộ, khắp nơi đầy hài cốt và đao kiếm, có dấu tích của sự giao tranh cho thấy trong làng đã xảy ra một trận chiến rất ác liệt.
Địa đạo dưới thôn làng ngoằn ngoèo uốn lượn với nhiều nhánh rẽ nhưng đi vào đều là ngõ cụt. Tôi để ý thấy hoa văn và gạch đá trong địa đạo đều không giống nhau. Những lối đi cụt đều là hoa văn chìm, lối đi thông là hoa văn nổi được khắc trên đá. Chúng tôi nắm bắt được quy luật nên chỉ chọn những ngách có hoa văn nổi để đi, tới một ngã ba, hai bên đều là hoa văn nổi, tôi nhất thời không biết chọn bên nào, chúng tôi rẽ vào ngách hướng tây trước, thì ra hướng đó đi về phía hố tế lễ, nhưng đi được một đoạn thì đường hầm sụt lở rất nghiêm trọng, phía trước đã bị đất đá chặn mất lối đi, nên đành phải quay lại đi sang ngách phía bên phải. Đi được một đoạn, chúng tôi gặp một phiến đá chắn ngay trước mặt, nhưng có trục xoay, chúng tôi tiến lại đẩy tấm đá ra, phía trong là một gian thạch thất, bốn phía bám đầy bụi bặm, trên tường có vẽ tranh, dưới đất có bộ hài cốt, bên cạnh là mấy chiếc rương gỗ nẹp đồng, vì bên trong lâu ngày không lưu thông không khí nên nồng nặc mùi ẩm mốc, trong này còn có bậc thang bằng đá.
Tôi cứ nghĩ đây lại là một hầm mộ nữa, nhưng tôi mau chóng ý thức được bọn tôi đang ở phía dưới ngôi làng. Có thể đây là một gian mật thất ngầm của một căn nhà nào đó trong thôn. Quay đầu nhìn những bức tranh trên tường, bất giác tim tôi đập thình thịch.
5
Mặt dày theo vào, nhìn thấy những bức bích họa đó cũng Ối! lên một tiếng, lập tức đặt Điếu bát xuống đất, dài cổ cùng tôi ngắm nghía mấy bức tranh.
Bích họa trong này có rất nhiều, xem ra không liên quan gì tới nhau. Tôi nhìn thấy một bức vẽ hoàng đế nhà Hán ban chiếc vương miện Lộc thủ bộ dao quan cho một vị Na tướng có thân hình lực lưỡng, mình mang áo giáp, mặt đeo mặt nạ, trên trời là một vầng trăng, bức tranh này rõ ràng là nói lên lai lịch của chiếc vương miện. Trong dân gian truyền rằng, chiếc vương miện là Vị Ương cung dùng mỗi lúc tế thần mặt trăng, hình dạng giống như sừng hươu, mỗi nhánh sừng đều có lá vàng, sau đó chiếc vương miện bị mất tích, không hiểu sao lại xuất hiện ở thôn Thiên Cổ Dị Đế này, xem ra là do hoàng thượng ban tặng.
Bức tranh tiếp theo là hình chiếc đai ngọc có hoa văn rắn và mây, là vật báu được ghi chép trên tấm bia Tầm Na, những bảo vật khác như gậy bằng sừng tê giác, gương đồng đúc hình chim thần, thanh bảo kiếm của Việt vương, gối âm dương, mỗi cái đều có một bức tranh riêng.
Tôi nói: Chỗ này chắc là nơi cất giữ báu vật của ngôi làng, mỗi cái đều có lai lịch rõ ràng.
Mặt dày vội mở những chiếc rương ra, bên trong chẳng có gì, liền thắc mắc: Sao không có gì cả thế này?
Tôi nói: Những báu vật của thôn Thiên Cổ Dị Đế này chúng ta đều đã nhìn thấy rồi, ngoài chiếc gương đồng ở trong Na miếu thì còn lại đều trong địa cung. Đương nhiên là không thể có mặt ở đây được rồi.
Mặt dày nói: Vậy cậu xem bức họa của chiếc gương và chiếc đai ngọc đi, sau này còn tiện ra giá.
Tôi xem một hồi lâu, thông qua bức tranh được biết, chiếc đai ngọc do loạn quân đoạt được trong một ngôi mộ của triều đại trước, chiếc đai có khóa, có thể ghép lại hoặc mở ra, khi nối lại thành vòng tròn, có hình chín con rắn cưỡi mây vờn xung quanh, tinh tế khéo léo tới mức khiến người ta nghĩ rằng nó là do quỷ thần tạo ra, xem ra nó cũng không thua kém gì chiếc vương miện vàng.
Lúc này, Điếu bát bỗng ư lên một tiếng, chúng tôi vội đỡ anh ta ngồi dậy dựa vào một chiếc rương gỗ. Thấy anh ta có chút ý thức, mặt trắng như tờ giấy mệt mỏi há miệng hớp hớp, chắc là do mất máu nhiều nên khát nước đây. Tôi vội lấy nước trong bi đông cho anh ta uống, Điếu bát rên lên: Ôi giời... Anh vừa nằm mơ mất cả tiền lẫn tình, anh thấy mình rơi vào một hang động, rơi mạnh quá khiến mông anh vỡ làm đôi.
Tôi khuyên Điếu bát đừng nghĩ ngợi linh tinh, mông con người ta vốn là hai nửa mà.
Điếu bát nghe thấy giọng nói của tôi, miễn cưỡng mở mắt ra nhìn, hỏi: Đây là đâu? Về nhà rồi à?
Mặt dày hậm hực: Nhà đâu mà nhà, ông anh nhắm mắt lại thế là xong chuyện, tôi cõng ông anh đi cả một ngày rồi đấy.
Điếu bát ngạc nhiên đưa mắt nhìn xung quanh, nghiêng đầu thấy bộ xương khô bên cạnh, anh ta sợ quá hai mắt trợn tròn trắng dã, rồi lại lăn đùng ra ngất xỉu.
Điếu bát thường ngày lắm chuyện, tôi vẫn bảo anh ta miệng đàn bà, nói liên hồi không cho mồm lên da non, nhưng mối thâm tình của tôi với anh rất sâu nặng, giờ này tuy anh ta lại ngất xỉu nhưng cũng chỉ là do sợ quá, còn đã tỉnh táo hơn, tôi cũng yên tâm phần nào. Có điều Điền Mộ Thanh vừa sợ vừa mệt, cứ để cô ấy nghỉ ngơi, chỉ cần rồng đất không đuổi theo tới đây thì nơi đây vẫn coi là an toàn.
Mặt dày định chuyển bộ xương khô ra chỗ khác, người này chết đã hơn nghìn năm, mặc một chiếc áo dài, mặt nạ rơi ngay bên cạnh, sau lưng đeo thanh kiếm đồng. Mặt dày chạm vào bộ xương khô, thanh kiếm rơi xuống sàn nhà phát ra tiếng kêu lạnh lẽo.
Tôi cầm lấy thanh kiếm, cảm nhận được trọng lượng của nó trong lòng bàn tay, gọi Điền Mộ Thanh thắp đuốc tới gần, tôi rút thanh kiếm ra khỏi vỏ bao da cá mập, thân kiếm không dài lắm, nhưng không hề hoen rỉ, chi chít những hoa văn lục lăng khắc chìm, cân đối đẹp mắt, còn có hoa văn hình chim và chữ triện, lưỡi kiếm sắc ngọt. Trong quan tài của rồng đất thì có thanh bảo kiếm của Việt Vương, tương truyền đó là một trong tám thanh kiếm của Việt Vương thời Xuân Thu chiến quốc, rơi vào tay người Na giáo và trở thành bảo vật trấn giáo. Còn thanh kiếm chúng tôi tìm thấy đây, mặc dù không thể so sánh được với thanh Yểm Nhật nhưng cũng không phải loại tầm thường.
Tôi kiểm tra lại xem còn mấy viên thuốc súng, thanh kiếm đồng này có thể mang theo phòng thân, nghĩ vậy liền thu vào vỏ kiếm, giao cho Điền Mộ Thanh.
Trong lúc Điền Mộ Thanh buộc lại thanh kiếm tôi liếc mắt nhìn thấy bức tranh chiếc gối âm dương, rồng đất đã nằm trong quan tài, mình mặc áo ngọc cũng gối đầu trên chiếc gối Phục hổ âm dương, tôi chột dạ, trong mộ cổ nhà Liêu cũng có một chiếc gối âm dương như vậy.
Tôi luống cuống đứng dậy, cầm đuốc xem xét kỹ càng bức tranh, phát hiện gối Phục hổ âm dương hóa ra là có một cặp. Điền Mộ Thanh và Mặt dày nói chuyện với tôi, tôi cũng không thèm để ý, cứ đứng thất thần nhìn bức tranh. Theo những gì vẽ trong tranh thì gối Phục hổ âm dương có một chiếc là gối âm một chiếc là gối dương, là bảo vật thời Tây Hán. Hai người ở hai nơi khác nhau mà gối chiếc gối này để nằm ngủ thì hồn phách của họ có thể gặp nhau. Một chiếc gối ở trong quan tài của rồng đất, một chiếc sau đó lưu lạc ra bên ngoài (cũng có thể nó chưa từng có mặt ở Thiên Cổ Dị Đế) tới tận nước Liêu. Công chúa nước Liêu, nữ thần Saman gối chiếc gối này để ngủ, đương nhiên sẽ gặp oan hồn của rồng đất trong cơn ác mộng. Vòng tròn đen trên bức bích họa trong mộ cổ nhà Liêu không phải ám chỉ hiện tượng thiên cẩu ăn mặt trăng, trước đây do tôi tự mặc định như vậy, giờ nghĩ lại mới thấy thiên cẩu và mặt trăng tách rời nhau, nếu nói thiên cẩu ăn mặt trăng thì phải tiếp xúc nhau chứ. Căn cứ tình hình trong bức tranh rõ ràng là ngôi làng đã rơi vào vùng đất quỷ.
Khi tôi cùng Trương Cự Oa, Sách Ni Nhi vào trong mộ cổ nhà Liêu, tôi đã ngã đập đầu vào chiếc gối mà cô gái Khiết Đan đang nằm, vì vậy mà tôi cũng gặp ác mộng và thấy được âm hồn bất tán của rồng đất. Nữ thần Saman Mang Cổ là người có thông linh, cô có thể nhìn thấy ngôi làng bị rơi vào Đất quỷ qua giấc mơ của mình, còn tôi thì chỉ có thể nhìn thấy oan hồn của rồng đất. Còn chuyện vì sao gối Phục hổ âm dương có thể khiến người kê nó nằm mơ thì tôi nghĩ chắc có nguyên do, nhưng đó là điều nằm ngoài tầm kiến thức của tôi.
Mặt dày lại vỗ vai tôi: Cậu lại gặp ma rồi à? Sao mà cứ đần mặt ra nhìn bức tranh mãi thế?
Tôi định thần lại mới thấy cánh tay cầm đuốc của tôi đầm đìa mồ hôi lạnh, liền trả lời: Chỉ sợ là chúng ta đã gây họa lớn rồi!
6
Mặt dày và Điền Mộ Thanh không hiểu, hỏi tôi sao lại nói vậy, họa lớn tôi nói là gì?
Tôi giải thích: Oan hồn của rồng đất nhập vào thi thể Phùng Dị Nhân, nằm trong quan tài nghìn năm chưa ai động tới, nhất định là có liên quan tới chiếc gối Phục hổ âm dương. Bọn mình đào mộ lấy đồ cũng không sao, quan trọng là đã làm kinh động tới rồng đất trong quan tài và đã dụ nó ra bên ngoài.
Mặt dày nói: Tôi với cậu chỉ mở quan tài ra xem thôi mà, đã ra tay đâu. Chính bọn Hoàng phật gia gan to bằng trời, chưa tìm hiểu rõ ràng đã lôi xác cương thi dậy để lấy thanh bảo kiếm, nếu tôi mà là người nằm đó thì tôi cũng chẳng tha cho nó.
Tôi nói: Chuyện ai động vào rồng đất giờ đã không quan trọng nữa rồi, thôn làng đã chặn lối vào đất quỷ hơn một nghìn năm nay. Tôi chỉ e rồng đất mà ra được bên ngoài thì hình thế ở đây sẽ có sự thay đổi kinh khủng, có thể tới mức đá tan ngọc nát ấy chứ. Nên không thể nán lại ở đây lâu, phải tranh thủ ra khỏi đây càng sớm càng tốt.
Mặt dày nói: Ai mà không muốn ra thì mẹ vợ người đó chết bất đắc kỳ tử. Nhưng nói thì dễ, để đi ra được đâu có dễ, đi theo hướng nào mới ra bên ngoài được chứ?
Tôi nói: Bọn mình chịu đói chịu khát, vừa kinh vừa sợ, nếu cứ đâm đầu lung tung thì cũng chẳng trụ nổi mấy nỗi. Nhưng cũng không thể ngâm mãi ở đây được... Tôi ngước mắt nhìn về phía bậc thang đá nghĩ, không biết chỗ đó sẽ thông tới đâu. Dưới này là hầm cất báu vật thì chắc phía trên đó cũng là một nơi quan trọng. Tôi nghĩ đành phải đi tới đâu hay tới đó, cứ lên trên đó xem thế nào, cho dù đó là vực sâu núi thẳm thì cũng chỉ còn cách nhắm mắt mà nhảy xuống thôi.
Chúng tôi đi lên theo hướng cầu thang, mở tấm nắp đậy bằng đá ra, phía trên là một gian nhà to như đại điện, chia thành tiền sảnh hậu thất. Hành lang âm u dài hun hút. Đây chắc là kiến trúc lớn nhất của ngôi làng, nhưng do lâu ngày gỗ mục, mái nhà sập sệ, không còn vẻ nguy nga tráng lệ như năm xưa nữa. Gian nhà lừng lững trong đám mây mù càng tăng thêm vẻ âm u kinh dị. Trong điện đường có bích họa vẽ hình kim đồng ngọc nữ dâng nước lửa hầu hạ, phủi đi lớp bụi bên trên màu sắc bức tranh vẫn còn tươi tắn lắm.
Tôi biết loại tường này làm bằng đất sét đỏ, sau khi khô thì cứng như đá, để bao nhiêu năm cũng không bị nứt, bên ngoài quét một lớp nước phèn, dùng lòng trắng trứng trộn với bột rồi quét lên ngoài cùng, sau đó dùng khăn bông lau đi lau lại nhiều lần cho tới khi trơn bóng, người ta dùng đá màu làm màu vẽ tranh nên màu sắc bức tranh mới tươi tắn như vậy đến hàng nghìn năm. Tới tận bây giờ gian điện vẫn nguyên vẹn không bị sập, tôi phát hiện ra mùi xác chết ngày một nặng hơn, nhưng đêm hôm thanh tịnh, tuyệt không một chút động tĩnh, liền vội giục ba người kia.
Mặt dày lên tiếng hỏi: Đây là đâu vậy?
Điền Mộ Thanh còn nhớ ký hiệu trong bức tranh tại miếu đường, nơi này chính là cung điện của Na vương, nằm ở vị trí phía tây thôn làng theo hướng từ tây sang đông, bước tiếp theo là tới hố tế lễ, đó chính là nơi đưa hồn ma về với Đất quỷ. Tới đó, tôi đã biết được tại đêm thiên cẩu ăn mặt trăng rốt cuộc xảy ra chuyện gì, tại sao lại không thể đưa oan hồn của rồng đất tới Đất quỷ.
Mặt dày nhớ tới bộ dạng của rồng đất thì cũng sợ hãi, vội vã đứng lên chuẩn bị đi.
Tôi nhắc mọi người nhẹ bước chân, sợ bị lộ nên tôi tắt đuốc thay bằng đèn pin soi đường. Đến trước cửa điện bỗng nghe thấy tiếng thở dài, rõ ràng là tiếng một cô gái, âm thanh nhẹ nhàng dễ nghe, tôi nghe thấy mà cũng chợt xao động trong lòng, bật đèn pin lên thì thấy có một cô gái với khuôn mặt rất xinh đang lấp ló bên ngoài, cô gái búi tóc cao, da trắng như tuyết, mặt tươi như hoa đào, ánh mắt đưa tình, nấp sau cánh cửa đang nghiêng đầu nhìn vào trong điện, cô gái đang cười với tôi.
Cô ta nhìn tôi cười khiến tôi thấy toàn thân như điện giật, tựa hồ bị hớp mất hồn. Điền Mộ Thanh tuy cũng xinh xắn nhưng không có vẻ khiêu gợi như vậy, tôi hoàn toàn quên mất trong thôn này, ngoài chúng tôi ra thì không còn ai khác nữa.
Cô gái đó lại cười rồi bỗng biến mất sau cánh cửa.
Mặt dày nhìn lác cả mắt, quay sang hỏi tôi: Cậu thấy không, cô ta để vai trần đấy, hình như không mặc áo.
Tôi chẳng để ý tới vai cô ta, nhưng nếu mà không quần không áo thì cũng đồi trụy quá, mà cô ta không lạnh sao?
Mặt dày đặt Điếu bát xuống, hai mắt dựng ngược quả quyết: Tôi phải đi xem sao, trông ả không giống người sống.
Điền Mộ Thanh thất kinh, kêu lên: Các anh đừng đi, ở đây làm sao có người còn sống được.
Tôi nói: Chắc chắn là người, tôi soi đèn vào mặt cô ta vẫn nhìn thấy bóng. Quần áo không có vết khâu là tiên, đứng trước đèn không có bóng là ma.
Mặt dày quay sang giải thích với Điền Mộ Thanh: Xem ra cô ta cũng bị kẹt lại trong này giống như bọn mình. Cô sợ cô ta, cô ta còn sợ cô hơn, cô la lên như thế chẳng phải làm người ta sợ chạy mất rồi không.
Chúng tôi đang nói chuyện thì cô gái đó lại ló đầu vào, lần này thì chúng tôi nhìn quá rõ ràng, đúng là một cô gái rất xinh đẹp, lông mày đen răng trắng, hai mắt trong veo, cô hơi hé miệng như định nói gì đó, nhưng chỉ cười lên hai tiếng rồi lại trốn sau cánh cửa.
Tôi và Mặt dày quyết tâm ra ngoài xem cô gái đó là ai. Thực tình tôi cũng thấy lạ, nhưng không hiểu sao chẳng chịu nghe lời can ngăn của Điền Mộ Thanh mà cứ bước ra ngoài điện như không tự chủ được.
Điện Na vương là một gian nhà to rộng, chính điện nằm phía trong cùng vì cả ngôi làng này đều vây xung quanh ngôi mộ cổ trên núi Huyền Cung nên gian nhà này quay mặt về hướng Tây, ra khỏi cửa là hướng chính tây, hai bên có hai hành lang, chúng tôi nhìn ra sau cánh cửa, thấy cô gái vẫn đứng ở đó trong lớp sương mù, nhưng vẫn chỉ nhìn thấy phần đầu, cô ta đang nhìn chúng tôi nửa như cười nửa như không.
Tôi tiến gần thêm vài bước, dùng đèn pin soi sáng thì bỗng điếng người, cô gái có khuôn mặt xinh đẹp tuyệt trần đó chỉ có mỗi cái đầu không, mà không có phần thân, dường như chỉ là chiếc đầu đang bay lơ lửng trong không trung.
Tôi và Mặt dày cùng thất kinh, nhưng cũng không hẳn là sợ, chiếc đầu của cô gái này quá xinh đẹp, xem ra không thể đột nhiên cắn người được, có gì phải sợ đâu.
Mặt dày giơ tay ra định véo vào má cô gái một cái, chiếc đầu đó ngay lập tức né tránh, chúng tôi lại áp sát, nhất định phải xem cho rõ đó là thứ gì, ngờ đâu chiếc đầu của cô gái bỗng tiến sát về phía chúng tôi, lúc này mới nhìn rõ không phải chỉ có mỗi cái đầu, có điều cổ cô ta quá dài, bị che lấp trong lớp sương mù, mà cũng chẳng biết phần thân của cô ta đâu, khuôn mặt cô ta vẫn nở nụ cười ma mị, tôi và Mặt dày tâm thần mê mẩn, không thể tự chủ được, cứ vậy bước theo cô ta đi sâu vào trong lớp sương mù.
/20
|