Lưỡi Gươm Cứu Quốc

Chương 9

/10


Vào một sáng đầu Xuân năm mậu Tuất, cỏ cây tươi tốt, hoa nở khoe màu phô sắc, trong dinh tướng Hoàng Thành tướng tá vui chơi không còn thiết chi nữa.

Lam Hà một mình đi trong vướng hoa, nhìn hoa xuân mà lòng sầu muộn. Nàng không rõ Từ Sinh ngày nay làm gì và ở đâu? Thân chàng có khổ cực đau đớn chăng? Hay chàng vui sướng vì đã sống khỏi vòng trói buộc của lũ giặc tham tàn.

Nhân lúc buồn sầu, Lam Hà muốn làm một việc gì cho khuây khoả, nàng muốn tìm một người quen để tìm một lời an ủi nên nghĩ đến sư cụ chùa Bửu Minh và nảy ra ý lên chùa.

Ðộ nầy tướng Hoàng Thành bị vị võ sư mê hoặc, ông nói gì hắn cũng nghe và cũng cho là hay. Luôn luôn vị võ sư với hắn như bóng với hình nên ông không còn an ủi nàng thường như trước.

Về phần Hương Lan có lẽ đã theo Từ Sinh nên không còn đến với nàng nữa. Ðời nàng giờ đây cô độc lạnh lùng như một cánh chim non sợ gió bão của trời rộng không dám tung bay, mà ở lồng son lại buồn bã ước ao được nhìn trời rộng thuở yên lành.

Vừa lúc đó vị võ sư bước ra vườn, ông chợt thấy Lam Hà nên hỏi:

- Kìa? Con sao buồn vậy. Ta khuyên con không nên giữ mãi gương mặt ấy

Lam Hà cúi đầu đáp :

- Con cám ơn thầy bảo bọc, nhưng không hiểu sao con không vui được.

- Con muốn đi đâu chơi cho khuây khoả chăng?

Lam Hà đáp ngay:

- Thưa thầy con muốn lên chùa Bửu Minh thăm sư cụ, vì người nguyên là bạn của cha con ngày trước.

Vị võ sư mỉm cười vui vẻ đáp :

- Vâng, ta cho người đưa con đi, nhưng con nên ra về trước lúc mặt trời xế bóng.

Thế là Lam Hà được một tên lính giặc đưa nàng lên đồi Bửu Minh bằng xe bốn ngựa với một toán quân thủ hộ vệ nàng.

Ngồi trên xe, Lam Hà đưa mắt nhìn cảnh vật thân yêu ở Lam thôn, nàng không khỏi tủi nhục khi thấy người trong thôn nhìn mình với đôi mắt khinh bỉ như phỉ nhổ con người dã tâm theo giặc.

Lam Hà buồn thêm, nàng cảm thấy đời mình cô độc đến không còn một ai nữa, cho đến người trong thôn xóm xưa khi ai cũng yêu mến mình mà ngày nay họ đều khinh khi nàng cả.

Tự nhiên nàng cảm thấy xuân này là xuân buồn thảm nhút đời nàng, xưa kia sống trong tang thương nhưng nàng chưa bao giờ đau khổ như thế.

Vừa lúc đó Lam Hà chợt trông thấy một toán lính giặc lôi mấy thanh niên mình trần đầy cả lằn roi thâm tím, mặt mày sưng chổ bầm đen trông não làm sao?

Người nào cũng có vẻ như kẻ sắp chết, tóc rối xù, nhưng họ bước đi hiên ngang như khinh thường cái chết sắp đến.

Nhớ tới cảnh người bị đem xử tử hình, đầu văng khỏi cổ, máu tia như suối chảy, Lam Hà run rẩy sợ sệt. Nàng không can đảm nhìn những kẻ anh hùng chiến bại đang nằm trong tay lũ tham tàn.

Cái đau khổ của sự tra tấn đánh đập, những tiếng rú hãi húng, tiếng kêu thét như hcó bị chọc tiết, tiếng rên xiết ghê rợn như văng vẳng bên tai nàng làm Lam Hà kinh sợ, mặt nàng tái xanh, khi hình dung những cảnh tra khảo đánh đập của giặc đối với người chiến bại mà nàng đã trông thấy bên dinh tướng Hoàng Thành.

Tự nhiên Lam Hà rung mình, nàng tưởng đến những thây người ngã gục, những miếng thịt văng khỏi thân mình, máu me nhầy nhụa mà kinh khủng làm sao.

Chao ôi ? Ngày mai nàng sẽ ra sao đây? Nếu mưu mô vị võ sư bại lộ thì thân nàng chắc tan nát, nàng sẽ bị tra khảo đánh đập như vậy. Lam Hà không còn lòng dã nào dám nghĩ ngợi thêm, nàng ngả mình vào lưng nệm, lòng kinh khủng như chim bị ná sợ cây cong. Nàng nghĩ đến Từ Sinh khi bị bắt chắc chàng cũng bị giặc hành hạ như thế. Chao ôi! Nếu ngày nay chàng vào tay giặc một lần nữa thì chắc đầu chàng sẽ rụng nơi giáo trường trong giờ trảm quyết. Hãi hùng thay cho cảnh ghê hồn đó. Ta làm sao thoát khỏi.

Lam Hà càng nghĩ càng kinh sợ, nàng lo ngại ngày kia thân mình sẽ nát tan muôn mảnh khi mà giặc biết rõ nàng không thật lòng theo họ.

Chao ôi Sao vị võ sư không theo luôn tướng Hoàng Thành cho rồi mà cứ âm mưu làm hại hắn. Ngày sau hắn biết rõ ông sẽ ra sao?

Lam Hà tiếc cho vị võ sư sao không cố giử mãi địa vị ngày nay, nhưng qua phút cuồng loạn của ý nghĩ nàng hối hận và tự khinh khi mình. Nàng thẹn với lòng, với Từ Sinh, với vạn vật cỏ cây chỉ muốn nhắm đôi mắt lại cho khỏi trông thấy gì, mà cũng không muốn nghĩ gì cho mệt lòng khổ sở

Mải nghĩ ngợi lo sợ mà xe đã đến chân đồi Bửu Minh. Lam Hà không muốn quân giặc theo mình lên chùa nên bảo xe ngừng dưới chân đồi và một mình đi thẳng lên chùa.

Chùa Bửu Minh đã qua mấy lần bị tàn phá nên ngày nay có vẻ tiêu điều xơ xác Tấm biển ở trước của cổng chùa cháy phân nửa mất chữ Bửu còn một chữ Minh, khiến Lam Hà thoáng nhìn là lòng càng thêm thảm.

Nàng nhớ ngày xưa cũng cảnh nầy dưới trời trăng nàng cùng Hương Lan lặn lội vượt nguy hiểm lên đây, nhờ những kẻ bí mật trong rừng cứu thoát khỏi nanh vuốt hổ lúc qua đường truông đầy nguy hiểm để rồi nàng gặp Từ Sinh nơi đây. Ðêm ấy xảy ra cảnh chiến đấu ghê gớm giữa tướng Hoàng Thành và nhóm người chống giặc.

Ngày ấy đến nay sao mà xa xôi thế. Lòng nàng hầu như nguội lạnh với kỷ niệm ghê rợn kia. Lam Hà không còn muốn trải qua những giờ phút hãi hùng kinh khủng ấy, nàng mong đời trầm lặng trôi qua mau mau đến thuở thanh bình cho nàng được sống yên thân như ngày cũ.

Bước vào cổng chùa đến Tam Quang, Lam Hà bùi ngùi nhìn những cây cột to lớn cháy xém nửa thân, những tượng phật to bằng gỗ nút hoen màu khói bẩn. Trong điện Phật vắng ngắt không một bóng người nhưng mái liêu sau có ai thấp thoáng.

Lam Hà lên tiếng cho người nghe và chỉ một loáng, chú tiểu bước ra chấp tay xá nàng:

- A di-đà-phật. Quý khách đến viếng chùa hay có chuyện chi cần dạy bảo ?

Lam Hà cúi chào và nói:

- Phiền chú vào bạch sư cụ có Lam Hà đến viếng.

Chú tiểu kính cẩn nói:

- A di-đà-phật, mời quý khách vào chùa. Sư cụ đang ở liêu sau.

Lam Hà bước vào chánh điện làm lễ phật, nàng làm lễ xong thì sư cụ Bửu Minh bước ra chào và cất tiếng:

- Mô phật. Lam Hà con. . .

Lam Hà nhìn thấy cụ, nàng động lòng nhớ ngày xưa thuở cha nàng sanh tiền và tự nhiên giọt lệ chảy dài ra khoé mắt.

Sư cụ bùi ngùi chấp tay nói:

- Mô Phật. Phật phù hộ cho con ngày nay được gặp bần tăng. Cầu Phật độ cho con tai qua nạn khỏi.

Lam Hà bước lại cầm tay sư cụ, nàng không khỏi thương sư cụ già mà vẫn không được yên sống dù ông đã đem thân vào cửa chùa.

Sư cụ cầm tay Lam Hà đưa vào liêu sau và nói:

- Hôm nay là rằm tháng giêng mà thiện nam tín nữ không ai lên vãn chùa lạy phật cả. Chỉ có một mình con mà thôi.

Lam Hà thật tình đi thăm sư già cho khuây khỏa, chứ nàng không nhớ đây là ngày rằm tháng giêng và không phải nàng đến để lạy Phật cầu phúc chi.

- Ðộ rày con vui và mạnh khoẻ?

Lam Hà lau nước mắt còn đọng trên má, nàng đáp:

- Con không làm sao vui được.

Sư cụ khuyên nàng:

- Phải cố ẩn nhẫn cho qua thời chờ thuở thanh bình.

- Thưa sư cụ, quân giặc sẽ ở đây cai trị ta mãi mãi?

Sư cụ điềm tĩnh nói:

- Lẽ tuân hoàn của tạo hóa không phải thế con ạ? Hết đời trị đến đời loạn, hết đời loạn đến đời trị thay đổi mãi. Nước Nam ta từ xưa đến nay cũng đã qua bao lần loạn lạc rồi cũng có ngày thạnh trị lẽ đâu ta bị khổ sở mãi thế .Lam Hà nói vô tình đánh vào chổ lo nghĩ của sư cụ làm ông băn khoăn lo nghĩ .

- Thưa sư cụ, dù sau nầy đến đời thạnh trị nhưng có lẽ cả mấy trăm năm sau thì suốt đời chúng ta đều khổ hết cả.

Sư cụ băn khoăn một lúc, ông nhìn lên phía chánh điện bùi ngùi nhớ lại ngày nào chùa chiền sung túc, khách thập phương mang tiền gạo đến cúng và cả chùa mấy chục người đều no ấm. Ngày nay chùa bị đốt phá, không còn một ai nghĩ đến Phật, người ta còn bận lo sanh sống, lo chiến đấu với giặc nào nghĩ chi đến Phật.

Sư cụ buồn lòng bảo Lam Hà:

- Nầy con, ta hằng đêm tụng không biết bao nhiêu tạng kinh để cầu nguyện cho chúng sanh thoát vòng khổ ải, cho non nước khỏi họa tham tàn.

Lam Hà khẽ đáp :

- Vâng, con mong lòng thành của sư cụ thấu đến đức Phật và người sẽ ra tay tế độ chúng sanh.

- Mô phật, đấy là mục đích của bần tăng hằng theo đuổi .

- Nhưng thưa sư cụ, người làm sao cho giặc chóng ra khỏi xứ ta để dân được yên.

Lam Hà không hỏi nữa, nàng thấy mình vô tình lại nhờ vị sư già làm điều mà ông không thể làm được.

Vị sư già thở dài, lòng tuyệt vọng của ông lại càng tuyệt vọng thêm, ông không còn một chút chi tin tưởng ở mình, ở vị Phật vô biên mà ngày xưa ông tin tưởng. Những lời ông nói vừa rồi chẳng qua là nói gượng mà thôi, bây giờ bị Lam Hà vô tình làm ông quay mặt về với thực tế.

Hai người còn đang bàn luận thì ngoại Tam Quang có tiếng người và Lam Hà thoáng thấy bóng mấy cô gái, nàng nói:

- Các cô lên lễ chùa.

Sư cụ b­ớc ra và Lam Hà nối gót theo sau, nàng thầy trong đám thiếu nữ có cô Tâm là cô láng giềng mình nên tỏ ý mừng rỡ hỏi chào.

Nhưng các cô bỗng im bặt vì ba tên giặc to lớn, cầm giáo nhọn, đcó gươm trường bước vào điện và nói to:

- Sư cụ đâu?

Sư cụ Bửu Minh lật đật nói:

- Kính chào tam vị quan nhơn. Chẳng hay tam vị hỏi bần tăng có chi dạy bảo?

Lam Hà nhìn mấy tướng giặc, nàng kinh sợ lùi vào trong. Bỗng nhiên nàng sực nhớ đến cô Tâm ngày trước đã một lần bị quân giặc hãm hiếp và lúc ấy tiếng kêu khóc của cô, của mẹ cô như văng vẳng bên tai nàng khiến nàng rùng mình kinh sợ. Nàng dựa mình vào cột cho khỏi té khi nghĩ đến cảnh ghê gớm ấy sẽ diễn ra trong cảnh chùa nầy. . .

Ba tên giặc nhìn các cô chầm chập làm các cô kinh sợ lùi lại sau lưng sư cụ như nhờ sự che chở. Một cô nói khẽ cho sư cụ hiểu nhưng Lam Hà nghe thấu:

- Bạch sư cụ, chúng con đang đi qua chân đồi thì ba tên giặc theo đuổi nên mới chạy lên chùa, nhưng chúng vẫn cứ theo. Nhờ sư cụ xin hộ cho.

Lam Hà lo sợ cho số phận mình, nàng khiếp vía kinh hồn khi nghĩ đến chính thân mình cũng không khỏi tay kẻ tàn bạo và tự nhiên nàng run rẩy không còn sáng suốt nữa.

Nàng chỉ muốn mau mau xuống chân đồi để ra về cho yên thân, nên lùi lại hậu liêu và mau chân đi cổng hậu chạy xuống chân đồi.

Thấy nàng xuống bọn lính đang.quây quần sát phạt nhau trong vòng đen đỏ vội tan ngay. Lam Hà lên xe ngồi với hết hồi hộp lo sợ, nàng lật đật hối tên đánh xe đưa nàng về dinh.

Thế là Lam Hà xong một cuộc đi tìm khuây khỏa, nhưng cuộc đi nầy càng làm cho nàng sợ thêm vì cảnh tượng ở ngay tại nhà chùa.

Trong khi ấy ba tên giặc thấy các cô núp sau lưng sư cụ liền nạt sư cụ:

- Nhà sư lui ra sau ngay kẻo mà chết đó. Ta muốn trị tội các cô nầy vì họ hổn với chúng ta.

Nghe tiếng la hét, lũ tăng, tiểu trong chùa chạy lên xem, họ mất vía khi thấy giặc hò hét sư cụ.

Tên giặc la to:

- Các tên kia sao không lui ra sau. Các ngươi muốn chết à? Ta cho một mũi lửa là chùa nầy cháy rụi mà bọn người thành than hết.

Thế là bọn kia chạy lủi như chuột sợ mèo, người nào người nấy chỉ còn có niệm Phật cầu xin phước lành đến cho mình.

Bây giờ các cô mất vía chắc là bị nguy với lũ giặc vì chúng nào xem sư cụ ra chi. Một tên nắm tay sư cụ kéo mạnh qua một bên làm ông lăn trên nền gạch.

Hai tên kia nhìn các cô và nhe răng cười làm các cô mất vía kinh hồn, chắc thân mình sẽ bị nhơ nhuốc vì lũ giặc dã man.

Cô Tâm đã qua một lần kinh khủng mà còn gượng sống đến ngày nay là để tìm cơ hội trả thù, nay thù chưa trả được lại bị nhục thêm thì còn chi nữa.

Sư cụ lồm cồm ngồi dậy khi ba tên giặc sấn tới ôm các cô, ông níu áo chúng và kêu van:

- Trăm lạy các ông hãy tha cho.

Một tên giặc đạp mạnh vào ngực ông khiến ông ngã nhào xuống, đầu va vào cột máu chảy ra, khiến ông đau quá không dậy nổi. Ba cô vùng vẫy kháng cự kịch liệt, nhưng họ làm sao thoát tay mạnh bạo của những tên giặc to lớn khỏe mạnh trong khi họ là những cô gái đàn bà yếu ớt lại sợ oai chúng. Các cô biết mình không để cho chúng thỏa mãn lòng dâm dục tham tàn thì chúng sẽ giết hại gia đình mình và chính thân mmh cũng chết.

Tuy vậy, những bản tính tự vệ riêng có tự nhiên đối với đàn bà khiến họ chống lại sự nhục nhã của quân thù đem tới cho mình.

Cô Tâm khóc thét lên, nước mắt đầy cả má, cô càu cấu tên giặc, nhưng hắn cất tiếng cười, xô cô té xuống đất và xé toát áo cô ra. Bân tay của hắn chân xuống miệng cô làm nghẹn đi tiếng khóc, tiếng kêu la cầu cứu của cô nữa.

Trong lúc ấy sư cụ gần nát lòng đứt ruột chỉ giương mắt nhìn. Những tượng Phật trong điện vẫn uy nghiêm ngồi im, vẫn cười không giận dữ như từ bi bác ái với cả chúng sanh sa đọa trầm luân.

Bỗng một tiếng thét dữ dội phát ra và không biết từ đâu một con dao nhọn bay vụt đến cấm phập vào lưng hắn lúc hắn sắp cưởng bức một thiếu nữ, làm hắn rú lên một tiếng và dãy chết, máu me tia ra ướt cả áo. Cô gái vùng dậy, kéo những miếng vải rách còn dính lại trong người che những chổ lõa lồ, mặt cắt không còn giọt máu.

Hai tên kia kinh sợ, biết có biến nên vụt đứng dậy thì tượng phật to lớn nơi chánh điện bỗng ngã nhào xuống trúng ngay đầu anh ta làm anh ta loạng choạng ngã nhào về phía sau.

Một thiếu nữ mặt đẹp như ngọc, oai nghi đứng trên bàn to giữa chánh điện, tiếng nàng nghiêm khắc như tiếng lệnh:

- Hởi quân khốn kiếp kia. Hôm nay là ngày chúng mi tận số mới gặp cô nương. Cô nương sẽ cho biết tài gái nước Nam.

Tên to béo vừa bỏ cô Tâm ra vội rút ngay lưỡi gươm trường ra và thét:

- Con khốn kia. Mi đem thân đến nộp cho ta. Chà? Mi đẹp đấy, làm vợ ta cũng xứng.

Hắn nói chưa dứt lời thì thiếu nữ đã từ trên bàn nhảy xuống và xả xuống đầu hắn một gươm.

Tên to béo đưa gươm.đỡ, anh ta loạng choạng lại phía sau vì đà gươm của kẻ địch quá mạnh khiến tay hắn tê chồn cả.

Thiếu nữ chém tiếp một gươm ngang sườn tên giặc lâm hắn kinh sợ nhảy tránh thì một mũi gươm của nàng vụt theo ngay ngực hắn. Tên giặc khiếp sợ cho tài gươm của nàng biến hóa mau lẹ nên nhảy lùi lại tránh nữa. Thiếu nữ nhảy theo, đường gươm của nàng loang loáng quanh tên giặc không để hở chổ nào làm hắn mất vía đỡ liên tiếp , chỉ e hở một giây là đi đời tánh mạng chứ không chơi.

Cái mộng chiếm người đẹp như tan mất trong lòng hắn, hắn chỉ còn lo sao cho khỏi chết là phúc đức lắm rồi.

Trong khi đó cô Tâm kéo mảnh vải che thân lùi với hai cô gái kia vào góc điện, họ trố mắt nhìn thiếu nữ lạ ở đâu hiện đến đàn áp tên giặc như vậy.

Còn sư cụ lồm cồm ngồi dậy, cố dựa lưng vào cột điện mới đứng vững được. Người cầu nguyện thầm cho tên giặc bị thiếu nữ giết, nhưng người hồi hộp lo sợ vì tên giặc bị tượng phật ngã trúng đã ngồi dậy được, hắn nhăn nhó nhìn cuộc đấu.

Sư cụ lo sợ làm sao, vì nếu tên giặc ấy xông vào giúp sức thì một mình thiếu nữ cự sao cho lại hai tên và có thể còn lũ khác sẽ kéo lên nữa.

Nhưng hiện giờ sư cụ không còn nghĩ gì hơn đến mạng sống của mình với mọi người, ông không thiết chi chùa chiền cả.

Lòng ông trước cuộc chiến đấu nầy như hăng lên, ông thấy lòng thay đổi quá nhiều. Thần kinh như căng thẳng hồi hộp từng giây từng phút.

Ba cô gái mất vía kinh hồn, thầm mong cho thiếu nữ giết nổi tên giặc, nếu không thì sanh mạng bao nhiêu người đều lụy cả.

Bỗng thiếu nữ vung rộng đường g­ơm chém vun vút vào người tên giặc, khiến hắn đỡ mà tê cả tay, mồ hôi thấm ướt cả áo.

Nhân tên giặc vựa thu gươm về, thiếu nữ lướt tới và thanh gươm nàng lẹ như chớp đâm trúng tay tên giặc làm hắn rú lên để rơi lưỡi gươm xuống gạch nghe keng một tiếng.

Tên đứng ngoài thấy bạn bị nguy nên hắn rút gươm ra và nhân lúc bất ngờ phóng tới đâm lén vào lưng thiếu nữ.

Sư cụ nãy giờ đã rõ ý giặc, ông để ý đề phòng. Vừa thấy tên ấy sờ tay vào chuôi gươm ông trở nên liều lĩnh chụp tay vào chuôi dao ghim trong lưng tên giặc đã chết và rút ra.

Ðến lúc tên giặc đưa gươm đâm lén vào lưng thiếu nữ là ông la to lên rồi nhào tới đâm mạnh lưỡi dao vào lưng hắn khiến hắn ngã quỵ xuống oằn oại như con rắn bị đập đầu.

Thiếu nữ nghe la nên nhảy tránh, nàng quay lại thì thấy sư cụ đã giết tên kia rồi nên cười và nói:

- Thế là xong.

Gương mặt nàng bỗng trở nên nghiêm khắc làm sao, nàng nhìn chầm chập vào tên giặc rơi gươm và cười nói:

- Tên khốn nạn kia. Bây giờ ngươi đành chịu chết chưa ? Ta sẽ cho mi nếm thử mũi gươm của gái nước Nam.

Tên giặc run sợ, bao nhiêu khí phách kiêu hãnh lúc nãy giờ đây tan mất, hắn phục xuống đất lạy lục và kêu van:

- Trăm lạy cô nương tha chết cho tôi. Tôi thề không còn dám làm bậy nữa.

- Quân hèn mạt đường đường tu mi mà hạ mình lạy lục ta là gái mà mi không nhục sao?

Tên giặc lạy lia lịa và nói:

- Xin cô nương thương tình, tôi còn mẹ già con dại.

- Còn mi hãm hại bao nhiêu lương dân vô tội, giết chóc bao kẻ khác thì sao? Bây giờ gươm đã kề cổ mà mi mới ăn năn e rằng đã muộn quá. Nhưng ta không thèm giết một kẻ như mi cho bẩn gươm ta.

Nàng vừa nói đến đó thì Tâm vụt chạy đến vung gươm chém ngay vào cổ tên giặc làm hắn rú lên, máu ở cổ phun ra có vòi, hắn nhảy chồm lên làm máu đỏ phun ra ướt cả mọi người.

Lúc bấy giờ Tâm như say máu, nàng vác gươm phạt vào người tên giặc như chém chuối làm hắn ngã lăn xuống, nhưng Tâm còn đâm tiếp mấy nhát vào ngực cho đến lúc nàng không còn sức ngã gần bên xác hắn mới thôi.

Nhìn mình của Tâm nhuộm đỏ máu tên giặc tham tàn, ngực nàng để lộ ra vì áo rách tướt, thiếu nữ thương hại bước đến đỡ nàng dậy và nói:

- Thế là xong, các cô đã thoát nạn mà trả thù được lũ giặc này.

Bây giờ thiếu nữ lau máu giặc dính vào gươm và tra vào vỏ, nàng cúi chào sư cụ và nói:

Cám ơn sư cụ đã giúp một tay. Nếu không tên kia đã hại lén tôi rồi.

Sư cụ nói:

- A Di đà Phật, không ngờ kẻ tu hành ngày nay phải phạm giới cấm.

Thiếu nữ nói ngay:

- Thưa sư cụ, giết người ác cứu kẻ lành không phải là tội, mà tất cả ai cũng đều có bổn phận làm cả. Sư cụ đừng cho đấy là tội.

Thiếu nữ nhìn quanh và nói:

- Xin sư cụ giúp cho ba cô đây mỗi người một mảnh áo để các cô ra về.

Sư cụ bây giờ mới nghĩ ra liền chạy vào liêu sau lấy ra ba cái áo nâu cho ba nàng và nói:

- Xin các cô sang liêu cạnh đây thay áo và rửa mặt. Bên ấy có cả nước mát để thí chủ dùng.

Khi ba cô đi rồi, thiếu nữ nhìn ba xác giặc và nói:

- Kính thưa sư cụ, ta nên phi tang ba xác nầy kẻo bọn lính giặc đến tìm đồng bọn mà lậu sự ra, bọn ta mang khốn.

Sư cụ không nghĩ ngợi lâu ông nói:

- Sau chùa có một cái giếng cạn không dùng nữa . Ta dùng đó làm mồ chôn ba tên giặc nầy.

- Tốt lắm, sư cụ nên đi ngay cho.

Nói xong thiếu nữ vác một xác, làm sư cụ, cũng cố vác một xác và đi ra giếng cạn sau vườn chùa.

Ném tên giặc xuống, thiếu nữ đi nhanh vào vác một tên nữa ra ném xuống và trở vào bảo ba thiếu nữ kia hãy lau sạch dấu máu trong chùa và để pho tượng lên bàn, dù tượng phật đã gãy tan.

Nàng trở ra ngoài vườn để giúp đỡ sư cụ lấp giếng cạn ấy lại với vẻ tự nhiên không hề tỏ ra sợ sệt hay mệt mỏi chi cả.

Ba cô khi xong việc trong điện họ ra phụ giúp hai ng­ời cho chóng xong.

Khi miệng giếng đã lấp xong, sư cụ bảo mọi người với vẻ lo sợ:

- Bây giờ các cô nên trở về nhà mau và nên kín đáo, nếu lậu ra e cả chùa chết cả.

Ba cô nọ sụp lạy sư cụ và thiếu nữ đã có công cứu mình thoát nguy rồi xuống đồi đi thẳng về nhà.

Khi họ đi rồi sư cụ nhìn thiếu nữ dị thường kia và hỏi:

- Chẳng hay cô nương là ai từ đâu tới đây?

Thiếu nữ cúi đầu, đáp:

- Kính thưa sư cụ, con từ xa tới đây và tên con là Bạch Phượng. Con vừa đến đây đêm rồi và ẩn dưới hầm nhà chùa, khi nghe tiếng kêu la cầu cứu của các cô nên chạy lên giết giặc.

Sư cụ ngạc nhiên nhìn Bạch Phượng và hỏi:

- Làm sao cô nương lại biết chùa ta có hầm riêng?

Bạch Phượng đáp ngay:

Con được sư cụ Bửu Khánh cho biết. Sư Bửu Khánh hiện giờ đang ở trong đoàn nghĩa quân chờ ngày giết giặc. Người gởi lời kính thăm sư cụ và chúc sư cụ bình an .

Sư cụ Bửu Minh đứng im ngẫm nghĩ giây lâu, ông chầm chậm nói:

- Ta không ngờ ngày nay phải phạm luật nhà chùa. Ðấy cũng do hoàn cảnh gây nên.

Bạch Phượng nhân đó nói ngay:

- Thưa sư cụ ngày nay khắp bốn phương ai cũng ra cầm gươm giết giặc cứu dân. Con tưởng sư cụ cũng không nỡ để sanh linh lầm than trong nước lửa.

Sư cụ không nói gì, vầng trán của ông nhăn lại, một lúc lâu ông nói:

- Tình thế nầy bần tăng không đành ngồi im mà tu hành được.

Ông nhìn nàng và tiếp :

- Trước kia bần tăng ngỡ cầu nguyện cho chúng sanh thoát khỏi tai nàn. Lòng bần tăng thành thì sao cũng có ngày Phật đoái thương, nhưng càng ngày càng tang thương càng diễn ra quá nhiều. Ngay đến trong cảnh Phật cũng không khỏi bị khổ lụy vì lũ giặc kia. Các ni vải trong chùa bị hãm hiếp giết chóc. Giá lúc nãy không có cô nương đến thì bần tăng đã để cho lũ giặc làm hại các cô gái vô tội kia. Bần tăng thật không bằng cô nương tí nào. Từ nay bần tăng sẽ theo cô nương để nghe lời dạy bảo.

Bạch Phượng mừng rỡ, nàng khiêm nhượng nói:

- Thưa sư cụ, chúng sanh đỡ bị tàn hại nếu sư cụ góp một phần vào việc chung.

Sư cụ nghiêm trang nói:

- Từ lâu bần tăng lầm giáo lý, đã thành một kẻ vô dụng trên đời nầy. Nay theo cô nương về nẻo chánh, không làm kẻ vô dụng nữa.

Bạch Phượng nhìn nhà sư , nàng biết trong óc ông hiện đang có một khung trời mới trong sáng tưng bừng đang xô lùi bóng tối của màn đêm cũ mà ông đcó đẳng lâu nay.

Trong lúc đó bỗng từ đâu một mũi tên bay vụt đến cắm phập trước mặt Bạch Phượng làm nàng kinh sợ tuốt gươm ra. . .

Bạch Phượng nhảy đến trước mặt su cụ khoa gươm dề phòng mũi tên thứ nhì, mắt liếc nhanh xung quanh, nhưng bốn bề không một bóng người. Nàng nhìn xuống mũi tên thì thấy chuôi tên có mảnh giấy cuộn tròn nên lật đật nhổ lên và mở mảnh giấy ra xem:

- Cô nương Bạch Phượng. Lũ giặc đã sắp đến. Chúng tới chân đồi. Mau mau ẩn thân cho chóng kẻ nguy. Người nghĩa quân.

Biết đấy là người ngầm giúp mình, Bạch Phượng trao mảnh giấy cho sư cụ xem và nói:

- Sư cụ liệu sao?

Sư cụ đáp ngay:

- Cô nương xuống hầm chùa ẩn mặt. Ðể tôi ra mặt với lũ giặc. Chúng chưa biết việc nầy thì có khó chi đâu mà ngại.

Bạch Phượng lật đật đi ngả kín vào hầm chùa và đi lần lên chổ chánh điện lóng nghe.

Còn sư cụ đi mau vào chùa dặn tất cả các tăng các tiểu rồi lên chánh điện thắp hương khắp các bàn phật và ngồi xếp bằng nơi dưới bàn phật mà tụng kinh.

Trong khi ấy các sư các tiểu cũng mặc áo lên chùa đánh trống tụng kinh, ai ai cũng làm như không hề hay biết gì cả. Một lúc sau, bên ngoài có tiếng vó ngựa dập dồn khiến mọi người phập phòng lo sợ, nhưng họ bình tĩnh tụng niệm vì lâu nay họ đã quen với cảnh sợ hãi rồi.

Trong một loáng mấy tên giặc bước vào chùa, chúng cười khi thấy các sư tăng ca tụng niệm. Một tên hỏi lớn:

- Sư cụ đâu

Sư cụ bỏ tụng niệm đứng dậy chấp tay xá dài bọn kia và nói:

- Quý đại nhân có điều chi dạy bảo ?

- Sáng giờ có ba người nào của ta lên đây không?

Bẩm đại nhân, khi nãy có ba người đến đây và các ông ấy đã đi rồi.

- Họ đi đâu :

S­ cụ nói ngay:

- Bẩm họ đi xuống đồi.

Tên ấy không hỏi nữa, hắn bước ra thì hai tên lính sấn vào lấy mấy nải chuối trên bàn phật và bước ra theo cất giọng cười khanh khách.

Tiếng vó ngựa ôn lên một lúc rồi không còn nữa. Sư cụ thở một hơi dài, ông nói với các vị tăng:

- Lâu nay chúng ta sống no ấm nhờ của thập phương. Bây giờ thiện nam tín nữ đã không còn cúng chùa nữa. Ai ai cũng đều đói khát lo việc trốn lánh, chống giặc thì còn ai nghĩ đến chùa. Chúng ta không thể ở đây tu hành mãi được, trong khi ta phập phồng sống từ ngây sợ hãi. Từ hôm nay tôi không còn trách vụ chi nữa. Chư tăng hãy tự lo liệu lấy, còn tôi không biết đi vân du ngày nào.

Chúng tăng lâu nay đã cảm thấy không còn có thể tu hành mãi được nay nhờ sư cụ mở tấc lòng nên ai ai cũng muốn về thế gian để lo phần sống.

Một vị tăng nói:

- Ngày nay bốn phương ly loạn, nhân dân khổ sở điêu linh. Ta nhờ dân mà no ấm lâu nay, bây giờ ta hãy lâm việc gì đáp ơn họ.

Sư cụ gật đầu nói:

- Ðó là điều phải. Xin chúng tăng tự ý mà làm. Phần tôi ở giữ chùa nầy ít lâu rồi mới đi.

Ông nói tiếp:

- Nghe đâu sư Bửu Khánh đã theo đoàn nghĩa quân nào đó. Nếu ngày tôi không còn chổ nương tựa thì sẽ tìm đến đó ngụ với người.

Tự nhiên các vị tăng đều muốn theo đoàn nghĩa quân như vị sư Bửu Khánh. Lâu nay họ ngấm ngầm nghĩ như vậy, nay ý nghĩ ấy mới được người khác nói ra.

Còn sư cụ Bửu Minh thấy mọi người như thế cụ nghĩ thầm :

- Không ngờ tất cả các tăng đều có ý nghĩ giống như ta cả. Thế mới biết ngày nay họ đều tìm giáo lý mới như ta.

Giáo lý ngày trước ta theo là lầm. Muốn cứu mình cứu người phải đem mình sống với dân và cùng họ tương tranh đấu mà sống.

Một vị tăng nói:

- Ở đây có ngày chúng ta phải bị nguy vì giặc. Ta nên đi tìm cách giúp kẻ đã nuôi sống ta từ lâu là phải. Dù có chết cũng mát lòng.

Sư cụ Bửu Minh nhận thấy chúng tăng đã nhận định được điều đó trước ông, còn ông nhờ thực tế vừa qua mới mở mắt sáng ra được. Ông nói:

- Chư tăng tính sao cho tròn thì thôi. Cầu cho chư tăng mạnh khoẻ để ngày thanh bình được gặp nhau.

Trong khi đó, Bạch Phượng dưới hầm kín cười sung sướng vì nhờ dịp may mình đem sự sáng cho sư cụ và nhờ đó mà chúng tăng cũng làm theo.

Côn một người núp ngoài chùa nghe vậy mỉm cười và lẩm bẩm:

- Tốt lắm, đoàn nghĩa quân ta đang cần nhiều người biết chữ để giữ việc văn thơ, mở mang văn lục cho quân lính. Nay các vị tăng nầy muốn giúp dân thì còn gì hơn là làm việc ấy.

Nói xong tráng sĩ ấy đi khuất vào rặng cây sau chùa và lẩm bẩm:

- Mừng thay cho người tìm được chân lý tốt lành.

Ðêm hôm ấy có một đoàn người cởi bỏ cà sa, khoác chiến bào ra đi theo đoàn quân cứu nước . . .

ooo

Vầng trăng tròn của ngày rằm tháng giêng sáng đẹp dịu dàng lơ lòng trên đầu rặng cây vào đầu giờ tuất.

Lam Hà Thơ thẩn ngoài vườn hoa, mà lòng sầu muộn không vơi. Nàng lo sợ cho sư cụ Bửu Minh ban sáng không hiểu ra sao và ba cô gái kia có còn sống không? Nàng nhớ đến những cảnh ghê gớm thường xảy ra, quân lính giặc sau khi làm xong chuyện dâm ô có khi giết hại người lâm nạn để yên thân. Cô bé Tâm đã một lần bị nhục, nay lại gặp phải điều ấy nữa thật đáng ghê sợ làm sao. Nàng hình dung đến những cô gái hấp hối sau cơn phũ phàng của những quân lính giặc.

Lam Hà rùng mình kinh sợ, nàng đứng im một lúc và đi về phía góc vườn Bỗng nàng mất vía khi nghe tiếng rú ghê rợn của kẻ chiến bại đang bị tra khảo bên trại tù gần đấy vọng sang.

Thật rùng rợn thay khi nghe tiếng thét xé gan ấy. Lam Hà dựa mình vào thân cây, tim hồi hộp làm sao.

Cùng lúc đó tiếng la hét của lũ giặc vang lên, rồi tiếng người kêu gào đau đớn .

Lam Hà không dám đứng lâu nữa, nàng vụt chạy vào để tránh cảnh ghê hồn đó, nhưng nàng vô ý chạm phải một người từ trong đi ra nên bị ngã lăn ra đất.

Người ấy là tướng Hoàng Thành, hôm nay ông ta uống rượu hơi say, thấy Lam Hà ra vườn hoa nên đi theo xa xa nhìn nàng cho thỏa lòng mơ ước người đẹp .

Bây giờ tướng Hoàng Thành cúi xuống ôm xốc Lam Hà lên tay thì nàng gần ngất đi vì sợ. Ông ta ôm chặt nàng đi vào phòng và nói:

- Ái nương, ta yêu ái nương từ lâu rồi. Ta lên làm vua nước Nam thì ái nương sẽ là hoàng hậu. Ta sẽ giết tất cả những ai làm phiền ái nương.

Lam Hà mất cả sáng suốt, nàng nhìn đôi mắt Hoàng Thành và sực nhớ khi đôi mắt ấy xếch lên như vậy là ông ta ghê gớm, ông ta có thể giết chết ngay kẻ không vừa ý ông. Nàng rụng rời trong tay gã.

Còn Hoàng Thành là tướng háo sắc, lâu nay ông ta say mê vẻ đẹp mê hồn của Lam Hà, nhưng không dám đụng đến vì nàng là cháu vùa vị quân sư mình, nhưng hôm nay vị quân sư đi vắng và trong cơn say ông ta còn nghĩ gì hơn là thỏa mãn lòng ham muốn.

Cái dâm tàn trong lòng một tướng giặc xem mạng người như cỏ rác, muốn ai cũng phải vừa lòng mình, vì lợi to mà dằn xuống, ngày nay trong cơn say mà quên cả nên nó sống lại rất mạnh với Hoàng Thành.

Bây giờ Lam Hà mới tỉnh lại đôi chút, nàng nói mau:

- Xin tướng quân tha cho tiện nữ.

Hoàng Thành không còn nghe gì nữa, hắn chỉ còn biết làm theo lòng tham tàn dâm dục của một con vật có mặt người. Hắn ôm ghì nàng vào lòng làm nàng muốn nghẹt thở phải vùng vẫy.

Nhưng sức Lam Hà có là bao đối với tướng giặc mạnh như voi. Nàng nhìn đôi mắt hắn và sực nhớ cách đây không lâu có một thiếu nữ cãi lại hắn và hắn giết ngay cô ta tức khắc nơi vườn hoa.

Nàng có lẽ bị chết vì tay Hoàng Thành đêm nay. Lam Hà rụng rời, cái sợ hãi làm nàng mất cả tinh thần, vả lại bản năng tự vệ của nàng từ lúc vào dinh nầy đã chết mất, chỉ nương theo bóng Hoàng Thành mà sống để cầu sự yên thân.

Lam Hà sợ khiếp đôi mắt ghê hồn của Hoàng Thành, nàng thiếp đi trong cơn mê hãi hùng, không còn hiểu gì nữa.

Thế là cả một đời xuân sắc của Lam Hà đã tàn theo cơn dâm tàn của tướng giặc.

/10

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status