Mạnh Vỹ đáp :
- Dạ ! Tại hạ kiếm được gã rồi xin trở lại ngay.
Lục Tiểu Phụng nói :
-Ông bạn bất tất phải tới đây. Bây giờ ta đưa Kim Cửu Linh đi kiếm Thi Kinh Mặc.
Ông bạn có tin thì tới thẳng đó.
Thi Kinh Mặc là một thầy thuốc nổi danh dĩ nhiên Mạnh Vỹ đã biết rồi.
Lục Tiểu Phụng lại nói tiếp :
-Ông bạn kêu người lấy chút tro bụi xoa lại những chỗ chúng ta vừa đụng vào cho thật đều đặn.
Mạnh Vỹ dạ một tiếng.
Lục Tiểu Phụng lại nói :
-Tống Hồng cũng cho dời khỏi nơi đây ngay và kêu người khác đến gác cửa ngõ.
Phòng bên cạnh nên đặt một người để họ thấy có điều khả nghi lập tức đến báo với ta.
Mạnh Vỹ lại dạ một tiếng.
Gã đứng một lúc nhìn Lục Tiểu Phụng dường như có điều gì muốn nói nhưng lại nhẫn nại không lên tiếng.
Gã ra tới cửa rồi không nhịn được nữa, quay lại mỉm cười nói :
-Lục đại hiệp mà đến làm bộ đầu ở nha môn thì bọn tại hạ chỉ còn có con đường về ẵm con.
Lục Tiểu Phụng tự lấy làm thỏa mãn vì đã sắp đặt công việc đâu vào đó. Dù Kim Cửu Linh tỉnh táo lại cũng không thể xử lý hay hơn chàng được.
Nhưng chàng không phải là thần tiên, nên vẫn còn chỗ chưa tính đến.
Thi Kinh Mặc không có ở nhà. Vị danh y này thường bác bậc kiêu kỳ, ít khi đến nhà ai thăm bệnh. Nhưng đối với chủ nhân Hoa Ngọc Hiên lại ra ngoài thể lệ đó.
Vết thương ở mắt Hoa Nhất Phàm chưa hoàn toàn khỏi hẳn mà lại mắc bệnh vẫn vơ. Miệng không ngớt lảm nhảm về vụ mất danh họa.
Tại sao những người càng nhiều tiền càng không chịu rời bỏ những cái gọi là thân ngoại chi vật ? Phải chăng vì họ riết róng nên mới có nhiều tiền.
Bây giờ Lục Tiểu Phụng không còn cách nào để liên lạc với Mạnh Vỹ, chàng đành ngồi trong khách sảnh ở ngoài Thi gia trang để chờ đợi.
Đột nhiên chàng nhớ tới nhiều chuyện mà lại là những chuyện trước nay không nghĩ tới bao giờ.
Giữa lúc ấy Mạnh Vỹ đưa tin lại : A Thổ có ở nhà.
Gã ăn xin cũng có nhà ở ư ?
Ăn xin cũng là người. Chó còn có chuồng huống chi là người ?
Sự thực cái nhà của A Thổ chẳng khác cái chuồng. Nó là một cái lò gạch người ta đã phế bỏ. Bốn mặt gã khoét ra mấy cái lỗ để làm cửa sổ.
Hiện nay khí trời nóng nhiệt nên những mảnh ván dùng để che cửa không đóng lại.
Bên trong có ánh đèn lửa.
Bỗng có tiếng người hỏi :
-A Thổ có nhà không ?
Tiếng người đáp lại :
-Có ! Không hiểu gã lấy đâu ra hồ rượu đem về đang ngồi rót uống một mình.
-Có ai đến kiếm gã chưa ?
-Chưa nhưng bên kia có người đi qua.
-Người thế nào ?
-Một thanh niên nhỏ tuổi, đầu đội mũ giải đỏ như kiểu sai nha.
Câu này vừa nói xong thì chỉ thoáng một cái đã thấy tên sai nha đội mũ giải đỏ, tay cầm cái bọc vải vàng khệnh khạng đi lên. Hắn đảo mắt nhìn quanh mấy lượt rồi mới chuồn vào cái chuồng của A Thổ. Dĩ nhiên hắn không ngó thấy Lục Tiểu Phụng và Mạnh Vỹ. Hai người ẩn mình trên ngọn cây lớn.
Mạnh Vỹ khẽ hỏi :
-Bây giờ có vào bắt không ?
Lục Tiểu Phụng lắc đầu đáp :
-Người mà ta muốn bắt không phải là gã.
Mạnh Vỹ hiểu ngay lại hỏi :
-Phải chăng công tử muốn tìm ra tên đại đạo thêu hoa ở nơi A Thổ ?
Lục Tiểu Phụng ừ một tiếng.
Mạnh Vỹ lại hỏi :
-Trên nắp hộp lưu chữ lại nói gã sắp về, công tử cho là gã sẽ về chỗ Công Tôn Đại Nương bên đó hay sao ?
Lục Tiểu Phụng gật đầu đáp :
-Cái bọc kia chắc là có người muốn trao cho mụ. Có lẽ bây giờ mụ đã về tới chỗ ở của mụ rồi.
A Thổ còn có chỗ ở huống chi Công Tôn Đại Nương ?
Mạnh Vỹ đành dằn lòng chờ đợi. Hai người chờ không bao lâu thì tên sai nha đội mũ giải đỏ khệnh khạng trở ra. Miệng hắn hát nghêu ngao từ trên sườn đồi đi xuống.
Hắn đã giao hàng xong rồi, tỏ ra trong người thoải mái.
Sau một lúc, đột nhiên đèn lửa trong nhà tắt ngấm.
A Thổ ra ngoài đóng những mảnh ván che cửa lại.
Lưng gã đeo một cái túi vải rách nát. Cái bọc vàng hiển nhiên bỏ trong túi đó.
Lục Tiểu Phụng nói :
để ta theo dõi gã. Ông bạn quay về chiếu cố cho Kim lão tổng.
Mạnh Vỹ ngập ngừng :
-Công tử đi một mình e rằng...
Lục Tiểu Phụng vỗ vai gã ngắt lời :
-Ông bạn cứ yên dạ, ta không chết đâu mà ngại.
Vừng trăng tròn tỏa ánh sáng xuống vũ trụ, ngọn gió đêm đưa lại một chút hơi thu mát rượi. Thời tiết này rất thích hợp với người đi đường.
A Thổ không ngồi xe cũng không đi ngựa, ung dung cất bước tiến về phía trước, dường như chẳng có việc gì gấp.
Lục Tiểu Phụng cũng trầm tĩnh thủng thỉnh theo sau.
May ở chỗ đêm đã khuya, trên đường lớn không có ai qua lại. Hai người cứ một trước một sau tiếp tục thượng lộ.
A Thổ lúc thì hát khúc tiểu điệu, lúc lại lên giọng hát tuồng. Gã đi mỗi lúc một chậm hơn.
Lục Tiểu Phụng tức mình chỉ muốn cầm roi quất vào lưng cho gã đi lẹ mà không làm được lại càng buồn bực.
Không hiểu đi đã bao lâu ? Trên trời chòm sao thưa thớt, bóng trăng nhạt dần sắp lặn xuống đầu non. A Thổ chẳng những không đi lẹ mà còn tìm gốc cây ngồi nghỉ.
Gã mở túi gai ra lấy nửa con ngỗng quay, một hồ rượu ngồi ngay bên đường ăn uống.
Đột nhiên Lục Tiểu Phụng cảm thấy đói bụng, hai ngày nay chàng chưa ăn một bữa no nào, vì chàng không muốn ăn, nuốt không vào. Hiện giờ chàng muốn ăn quá mà chẳng có gì để ăn.
A Thổ xé cái đùi ngỗng cắn một miếng, lại uống một hớp rượu. Bỗng gã thở dài miệng lẩm bẩm :
-Uống rượu một mình thật vô vị. Giả tỉ bây giờ có người đồng ẩm thì hay biết mấy ! Lục Tiểu Phụng trong bụng thèm khát muốn lại ăn uống mà phải ngồi một chỗ dương mắt lên nhìn.
Chàng phải khó nhọc lắm mới chờ được A Thổ ăn uống xong. Gã chùi tay đầy dầu mỡ vào áo rồi mới đứng lên cất bước.
Lục Tiểu Phụng bây giờ mới ngó thấy nửa con ngỗng quay mới mẻ mất cái đùi, ngoài ra hãy còn nguyên vất bỏ dưới đất.
Gã ăn xin này không biết tiết kiệm chút nào.
Đương nhiên gã không phải là kẻ ăn xin thực sự, Lục Tiểu Phụng đói quá, cơ hồ không nhịn được, muốn lượm nửa con ngỗng lên ăn cho khỏi đói. Nhưng thủy chung chàng ráng nhẫn nại.
Chàng nghĩ tới A Thổ đầy mình ghẻ lở mà ghê tởm. Chàng thà rằng chịu chết đói chứ không ăn đồ của gã.
Hai người đi mãi đi hoài. Trời sắp sáng rồi. Đêm tháng bảy tương đối ngắn hơn ngày.
Vừng thái dương đỏ ối mọc lên. Trên đường lác đác có người đi chợ sớm.
Đột nhiên A Thổ co giò chạy như người phát điên.
Một gã ăn xin thối tha thì bất luận gã phát điên phát khùng hay nằm lăn ra cũng vậy, chẳng ai buồn chú ý tới.
Nhưng Lục Tiểu Phụng không thể làm theo gã được. Có lý nào chàng chạy loạn trên đường như loài dã cẩu ?
Lúc này chàng đành phải chạy theo, dù bị người khác coi là kẻ điên khùng chàng cũng cam chịu.
A Thổ chạy nhanh quá.
Lúc trên đường không người gã đi chậm hơn rùa, bây giờ có người qua lại gã lại chạy như thỏ phải tên.
Lục Tiểu Phụng đột nhiên phát giác ra A Thổ không phải là người dễ đối phó.
Muốn theo dõi con người như gã thật khó khăn vô cùng ! May mà A Thổ không quay đầu lại, và hiển nhiên gã đã mỏi mệt. Đột nhiên gã nhảy lên một cái xe lừa chở cám heo, nằm trên đó ngủ một giấc.
Người trong xe trợn mắt lên nhìn gã ra chiều tức giận, nhưng cũng không đuổi xuống.
Lục Tiểu Phụng lại thở dài. Lần này chàng còn phát giác ra gã ăn xin đi đường có rất nhiều phương tiện mà người khác không nghĩ tới. Không trách người ta có câu :
Đã làm kẻ ăn xin ba năm rồi thì ai đưa ngôi hoàng đế cho cũng không muốn làm nữa. .
Vừng thái dương lần lần lên cao. A Thổ nhắm mắt lại tựa hồ gã ngủ thật rồi.
Lục Tiểu Phụng mình toát mồ hôi. Chàng cảm thấy vừa nóng vừa mệt, đã đói khát mà không thể dừng bước được.
Chàng muốn kiếm được Công Tôn Đại Nương đành phải theo dõi gã này cho đến cùng chứ chẳng còn cách nào khác. Chàng chỉ mong ở nơi vận đỏ gặp một người bán chút rượu thịt ở bên đường.
Nhưng vận khí chàng rất xúi quẩy. Thậm chí dọc đường không gặp người bán bánh nào.
Nguyên người Lĩnh Nam thích ăn uống một cách đàng hoàng. Muốn ăn họ phải kiếm chỗ ngồi cho thoải mái. Dù có kẻ bán hàng ăn nhỏ như vậy cũng rất ít người chiếu cố.
Ở phương Bắc thường gặp người bán hàng ăn vặt, nhưng ở miền này cách sinh nhai đó không thể tồn tại được.
Lục Tiểu Phụng đành ôm bụng đói mà đi.
Hai bên vệ đường là đồng bằng đất cát phì nhiêu. Tới đây mới có một giải thanh sơn.
A Thổ đột nhiên từ trên xe lừa nhảy xuống chạy lên sườn non. Trên sườn núi cây xanh ngắt, khí trời mát mẻ. A Thổ đã ngủ trên xe một giấc bây giờ gã càng tỉnh táo.
Lục Tiểu Phụng cũng phấn khởi tinh thần. Vì chàng bỗng phát giác tên ăn mày thối tha chẳng những chân chạy rất khoẻ mà dường như người gã còn mang khinh công.
May mà dãy núi này không cao mấy. Lục Tiểu Phụng thấy A Thổ đi lên núi, chàng đoán là sắp tới nơi rồi.
Sào huyệt bí mật của Công Tôn Đại Nương chàng chắc ở dãy núi này.
Ai ngờ đây chỉ là một dãy hoang sơn. Dọc đường chẳng thấy nhà cửa chi hết. Sơn lộ lại rất hiểm trở gập ghềnh.
Lên gần tới đỉnh núi, chàng đột nhiên ngửi thấy mùi thơm theo gió đưa xuống, giống như mùi thịt cừu nướng.
Lục Tiểu Phụng lẩm bẩm :
-Trên núi nhất định có nhà, dĩ nhiên là nhà của Công Tôn Đại Nương.
Dè đâu Lục Tiểu Phụng lần này đoán trật.
Trên đỉnh núi chẳng có nhà cửa chi hết. Một lũ ăn xin đang ngồi uống rượu ăn thịt.
Chúng thấy A Thổ lên tới nơi, một tên cười nói :
-Ngươi hên vận quá ! Chúng ta vừa xuống núi bắt trộm một con cừu mập đem lên nướng thì ngươi đã tới ngay. Vậy lại đây cùng ăn một bữa.
A Thổ cười rộ tiến lại đáp :
-Xem chừng mấy bữa nay khẩu phúc của tiểu đệ khá thật. Bất luận đi tới đâu cũng đều ăn ngon.
Lục Tiểu Phụng lại một phen ôm bụng dương mắt lên nhìn.
Dĩ nhiên chàng không nên trà trộn vào bọn khất cái ăn thịt cừu lấy cắp của người ta. Hơn nữa chàng chẳng thể để A Thổ gặp mặt.
Lục Tiểu Phụng ẩn phía sau tảng đá núi đói như cào ruột, khát như cháy cổ họng.
Thậm chí chàng bắt đầu hối hận đêm qua không lượm lấy nửa con ngỗng quay mà ăn cho đỡ đói.
A Thổ rất quen thuộc bọn khất cái này. Gã ngồi ăn uống với chúng, cười cười nói nói, sung sướng như bậc thần tiên.
Lục Tiểu Phụng trái lại chẳng khác gì tên tử tù ở dưới mười tám tầng địa ngục.
Trong đời chàng chưa bao giờ phải chịu sống như lần này.
Bây giờ chàng mới phát giác ra đói khát là một việc đáng sợ hơn hết.
Giả tỷ chàng có thể nhân cơ hội này nhắm mắt dưỡng thần một lúc cũng hay, nhưng biết đâu trong bọn khất cái chẳng có thủ hạ của Công Tôn Đại Nương chờ ở đây để
tiếp ứng cho A Thổ.
Vì thế chàng không dám lơ là khoảnh khắc nào mà phải chăm chú theo dõi từng hành động, từng câu nói của chúng.
Lỡ ra A Thổ chuồn cái bọc vàng cho tên nào khác để đưa đến chỗ Công Tôn Đại Nương thì thật là chàng chịu tội một cách uổng phí.
Lục Tiểu Phụng tinh thần căng thẳng, chờ hồi lâu bọn khất cái mới ăn uống xong.
A Thổ còn khoác lác với chúng một hồi rồi mới chạy băng băng xuống núi.
Gã lên núi này làm chi, bây giờ lại đi xuống ?
Lục Tiểu Phụng không sao hiểu được. Chàng tự hỏi :
-Chẳng lẽ gã lén đưa bọc vải vàng cho người khác rồi ? Sao ta vẫn chú ý mà không nhìn thấy ?
Chàng đã không nhìn thấy thì bây giờ chỉ còn cách chăm chú theo dõi A Thổ.
Đến lưng chừng sườn núi, A Thổ đột nhiên dừng lại. Gã thò tay rút cái bọc vải vàng ở trong túi gai đeo trên lưng xuống nhìn một chút rồi lại nhét vào. Gã vừa cười vừa lẩm bẩm :
-May mà cái này chưa bị mấy ông tướng bắt trộm cừu đổi mất không thì cái đầu ta e rằng phải bật ra ngoài.
Cái bọc vàng đó bên trong đựng gì ? Tại sao lại quan trọng đến thế ?
Dĩ nhiên Lục Tiểu Phụng không nhìn thấy mà cũng không đoán ra. Chàng lẩm bẩm :
-Bất luận là bọc gì, cứ còn ở trong tay A Thổ là được. Vả lại nó quan trọng như thế thì không chừng phải chính gã đem đến trao tận tay Công Tôn Đại Nương.
Lục Tiểu Phụng bị cực khổ như vậy cũng không oan. Oan uổng nhất là ở chỗ A Thổ lại theo đường cũ đi xuống.
Dĩ nhiên chẳng phải gã lên đỉnh núi để ăn thịt cừu.
Chẳng lẽ gã đã phát giác ra phía sau có người theo dõi nên cố ý làm thế để hành hạ kẻ theo mình chăng ?
A Thổ vẫn chẳng lộ vẻ khẩn trương. Nếu gã phát giác có người theo dõi thì chẳng có lý nào gã lại theo đường cũ đi xuống.
Mặt khác Lục Tiểu Phụng rất tin tưởng ở mình chưa bị đối phương phát giác. Dù chàng nhịn đói mấy ngày nữa thì hành động cũng tuyệt không để phát ra tiếng động.
Gần đây ai cũng nhận là khinh công chàng có thể liệt vào hạng năm người ngày trước ở trong thiên hạ.
Chàng tự nghĩ :
-Con người đã mang trọng trách bí mật thì bất luận phía sau có người theo dõi hay không, lúc hành động họ đều cố ý hý lộng quỷ thần.
Lục Tiểu Phụng tự giải thích cho mình bằng nguyên nhân này, chàng lấy làm thỏa mãn.
A Thổ xuống núi rồi hành động tự nhiên hơn nhiều. Gã lại đi chừng nửa giờ rồi tiến vào thành.
Ở trong thành gã lại đi quanh hai vòng rồi tiến vào hàng cơm. Gã ở quán cơm đi ra bỗng rẽ vào trong một ngõ hẻm.
Trong ngõ chỉ có một cửa mà là cửa vào vườn hoa ở phía sau một trang viện lớn.
A Thổ làm như người về nhà mình. Gã không cần gọi cửa cứ thẳng băng tiến vào.
Đường lối trong vườn gã đã thuộc hết. Gã quanh co mấy chỗ rồi xuyên vào khu rừng hoa, đi qua một cây cầu nhỏ tới một tòa tiểu lâu nhìn xuống ao sen.
Trên lầu ánh đèn sáng rực.
Lục Tiểu Phụng phát giác ra lúc này đang buổi hoàng hôn. Ánh tịch dương chỉ còn lờ mờ.
Trên tiểu lâu đèn lửa huy hoàng mà không nghe thấy tiếng người, cả tiếng đồng tử chầu chực ở cửa cũng không có.
A Thổ vẫn không gõ cửa đi thẳng lên lầu.
Trên lầu là một căn nhã thất không có bóng người, nhưng trên bàn đã bày rượu nhắm rất tinh khiết.
Lục Tiểu Phụng lẩm bẩm :
-Khẩu phúc gã này qua? nhiên khá thật, đi tới đâu cũng được ăn ngon.
Trong phòng tuy chưa có ai, nhưng trên bàn đã đặt sẵn tám bộ chén đũa. A Thổ ngồi xuống gắp một miếng thịt gà rồi gục gặc cái đầu lại đặt xuống.
Cái túi gai của gã để trên bàn, hở cả cái bọc vải vàng ở bên trong. Gã lẩm bẩm:
-Không ngờ lần này mình lại đến trước tiên.
Hiển nhiên gã đang chờ đợi. Gã chờ đợi những ai ? Trong đó có Công Tôn Đại Nương không ?
Phía đối diện tiểu lâu có một cây Ngân Hạnh lớn cành là rườm rà vươn ra đến cửa sổ căn lầu.
Lục Tiểu Phụng quành ra phía sau cây Ngân Hạnh thi triển Bích Hổ Công trèo lên.
Chàng tìm chỗ cành lá rậm rạp để ẩn mình.
Trời tối rồi. Dù có người đứng bên cửa sổ nhìn ra cũng không thể phát giác ra chàng được.
Bây giờ A Thổ kể như tới nơi rồi, chắc gã không còn dở trò gì nữa.
Lục Tiểu Phụng thở phào một cái ngồi trên cây dưỡng thần. Đột nhiên chàng nghe tiếng tà áo bay lạch phạch. Một bóng người như con chim én thi triển công phu Lăng không xảo phiên vân vọt qua ngọn cây chuồn vào tiểu lâu.
Lục Tiểu Phụng vội dương mắt lên nhìn, nhưng chàng nhận ra không phải là Công Tôn Đại Nương.
Người này khinh công tuy đã cao thâm nhưng hãy còn kém Công Tôn Đại Nương, so với chàng dĩ nhiên vẫn còn kém.
Người này là một phu nhân lối bốn chục tuổi nhưng vẻ người hãy còn phong vận.
Đầu mày cuối mắt đầy vẻ phong tình, mê ly hơn cả thiếu nữ.
Mụ mặc áo màu tía thẩm khít vào người. Tay mụ cũng xách một cái bọc vải vàng.
Vừa rồi lúc mụ lướt mình trên không, Lục Tiểu Phụng đã phát giác ra chân mụ đi đôi giày đỏ.
Mụ ngồi xuống bàn nhìn A Thổ mỉm cười nói :
-Bữa nay ngươi đến sớm nhất.
A Thổ thở dài đáp :
-Bao giờ nam nhân cũng thua thiệt, phải mất thì giờ ngồi chờ nữ nhân.
Lục Tiểu Phụng cảm thấy câu này rất đồng quan niệm với chàng.
Chàng phát giác qua? nhiên mình đã không coi lầm người. A Thổ đúng là một nhân vật khó bề đối phó mà địa vị gã tuyệt không phải thấp hèn.
Tử Y nữ khách khinh công rất cao thâm, phong độ lại cực kỳ xinh tươi. Thế mà mụ ngồi với gã ăn mày A Thổ ở đầu hẻm đầy mình ghẻ lở vẫn tự nhiên không ghê tởm chút nào.
Phải chăng gã này cũng là một cao thủ võ lâm ?
Lục Tiểu Phụng vốn tự phụ biết rất nhiều nhân vật giang hồ, nhưng bây giờ chàng phát giác chưa quen biết được bao nhiêu cao thủ võ lâm, ít ra là hai nhân vật này chàng chưa từng thấy qua. Ngọn gió bỗng đưa lại một tràng cười lanh lảnh như tiếng nhạc vàng. Người chưa tới, tiếng cười đã tới trước.
Tử Y nữ khách nói :
-Lão thất tới nơi rồi.
Mụ chưa dứt lời, trong phòng đã có thêm một người. Dĩ nhiên cũng là nữ nhân.
Người mới đến là một thiếu nữ khoé miệng mỉm cười. Hai mái tóc thị đen láy kết thành hai cái bím dài. Trong tay thị cũng xách một cái bọc vải vàng.
Thiếu nữ ngó A Thổ trước mỉm cười rồi lại nhìn Tử Y nữ khách nói :
-Nhị nương ! Nhị nương cũng đến sớm nhỉ ?
Tử Y nữ khách thở dài đáp :
-Người lớn tuổi đành chịu thua thiếu nữ, phải đến trước ngồi chờ tiểu cô nương.
Hồng Y thiếu nữ lại nổi lên tràng cười lanh lảnh đáp :
đời nào Nhị nương chịu thua ai ? Không chiếm phần tiện nghi của người khác là người ta đã tạ ơn trời Phật rồi.
Tử Y nữ khách lại thở dài nói :
-Thật ta không hiểu nổi, sao ngươi thích cười đến thế ? Cười tối ngày không ngớt lúc nào.
A Thổ bỗng xen vào :
-Vì y biết rằng mình cười coi rất xinh. Cười cho lộ ra má lúm đồng tiền. Nếu không cười thì ai mà ngó thấy ?
Hồng y thiếu nữ trợn mắt lên nhìn gã rồi lại cười, mà cười ngặt cười ngẹo không ngớt.
Lục Tiểu Phụng bây giờ mới biết Tử Y nữ khách kêu bằng Nhị nương. Chàng tự hỏi:
-Nhị nương là ai ? Phải chăng là Công Tôn Nhị Nương ? Công Tôn Nhị Nương đã tới, vậy chẳng sớm thì muộn rồi Công Tôn Đại Nương cũng đến.
- Dạ ! Tại hạ kiếm được gã rồi xin trở lại ngay.
Lục Tiểu Phụng nói :
-Ông bạn bất tất phải tới đây. Bây giờ ta đưa Kim Cửu Linh đi kiếm Thi Kinh Mặc.
Ông bạn có tin thì tới thẳng đó.
Thi Kinh Mặc là một thầy thuốc nổi danh dĩ nhiên Mạnh Vỹ đã biết rồi.
Lục Tiểu Phụng lại nói tiếp :
-Ông bạn kêu người lấy chút tro bụi xoa lại những chỗ chúng ta vừa đụng vào cho thật đều đặn.
Mạnh Vỹ dạ một tiếng.
Lục Tiểu Phụng lại nói :
-Tống Hồng cũng cho dời khỏi nơi đây ngay và kêu người khác đến gác cửa ngõ.
Phòng bên cạnh nên đặt một người để họ thấy có điều khả nghi lập tức đến báo với ta.
Mạnh Vỹ lại dạ một tiếng.
Gã đứng một lúc nhìn Lục Tiểu Phụng dường như có điều gì muốn nói nhưng lại nhẫn nại không lên tiếng.
Gã ra tới cửa rồi không nhịn được nữa, quay lại mỉm cười nói :
-Lục đại hiệp mà đến làm bộ đầu ở nha môn thì bọn tại hạ chỉ còn có con đường về ẵm con.
Lục Tiểu Phụng tự lấy làm thỏa mãn vì đã sắp đặt công việc đâu vào đó. Dù Kim Cửu Linh tỉnh táo lại cũng không thể xử lý hay hơn chàng được.
Nhưng chàng không phải là thần tiên, nên vẫn còn chỗ chưa tính đến.
Thi Kinh Mặc không có ở nhà. Vị danh y này thường bác bậc kiêu kỳ, ít khi đến nhà ai thăm bệnh. Nhưng đối với chủ nhân Hoa Ngọc Hiên lại ra ngoài thể lệ đó.
Vết thương ở mắt Hoa Nhất Phàm chưa hoàn toàn khỏi hẳn mà lại mắc bệnh vẫn vơ. Miệng không ngớt lảm nhảm về vụ mất danh họa.
Tại sao những người càng nhiều tiền càng không chịu rời bỏ những cái gọi là thân ngoại chi vật ? Phải chăng vì họ riết róng nên mới có nhiều tiền.
Bây giờ Lục Tiểu Phụng không còn cách nào để liên lạc với Mạnh Vỹ, chàng đành ngồi trong khách sảnh ở ngoài Thi gia trang để chờ đợi.
Đột nhiên chàng nhớ tới nhiều chuyện mà lại là những chuyện trước nay không nghĩ tới bao giờ.
Giữa lúc ấy Mạnh Vỹ đưa tin lại : A Thổ có ở nhà.
Gã ăn xin cũng có nhà ở ư ?
Ăn xin cũng là người. Chó còn có chuồng huống chi là người ?
Sự thực cái nhà của A Thổ chẳng khác cái chuồng. Nó là một cái lò gạch người ta đã phế bỏ. Bốn mặt gã khoét ra mấy cái lỗ để làm cửa sổ.
Hiện nay khí trời nóng nhiệt nên những mảnh ván dùng để che cửa không đóng lại.
Bên trong có ánh đèn lửa.
Bỗng có tiếng người hỏi :
-A Thổ có nhà không ?
Tiếng người đáp lại :
-Có ! Không hiểu gã lấy đâu ra hồ rượu đem về đang ngồi rót uống một mình.
-Có ai đến kiếm gã chưa ?
-Chưa nhưng bên kia có người đi qua.
-Người thế nào ?
-Một thanh niên nhỏ tuổi, đầu đội mũ giải đỏ như kiểu sai nha.
Câu này vừa nói xong thì chỉ thoáng một cái đã thấy tên sai nha đội mũ giải đỏ, tay cầm cái bọc vải vàng khệnh khạng đi lên. Hắn đảo mắt nhìn quanh mấy lượt rồi mới chuồn vào cái chuồng của A Thổ. Dĩ nhiên hắn không ngó thấy Lục Tiểu Phụng và Mạnh Vỹ. Hai người ẩn mình trên ngọn cây lớn.
Mạnh Vỹ khẽ hỏi :
-Bây giờ có vào bắt không ?
Lục Tiểu Phụng lắc đầu đáp :
-Người mà ta muốn bắt không phải là gã.
Mạnh Vỹ hiểu ngay lại hỏi :
-Phải chăng công tử muốn tìm ra tên đại đạo thêu hoa ở nơi A Thổ ?
Lục Tiểu Phụng ừ một tiếng.
Mạnh Vỹ lại hỏi :
-Trên nắp hộp lưu chữ lại nói gã sắp về, công tử cho là gã sẽ về chỗ Công Tôn Đại Nương bên đó hay sao ?
Lục Tiểu Phụng gật đầu đáp :
-Cái bọc kia chắc là có người muốn trao cho mụ. Có lẽ bây giờ mụ đã về tới chỗ ở của mụ rồi.
A Thổ còn có chỗ ở huống chi Công Tôn Đại Nương ?
Mạnh Vỹ đành dằn lòng chờ đợi. Hai người chờ không bao lâu thì tên sai nha đội mũ giải đỏ khệnh khạng trở ra. Miệng hắn hát nghêu ngao từ trên sườn đồi đi xuống.
Hắn đã giao hàng xong rồi, tỏ ra trong người thoải mái.
Sau một lúc, đột nhiên đèn lửa trong nhà tắt ngấm.
A Thổ ra ngoài đóng những mảnh ván che cửa lại.
Lưng gã đeo một cái túi vải rách nát. Cái bọc vàng hiển nhiên bỏ trong túi đó.
Lục Tiểu Phụng nói :
để ta theo dõi gã. Ông bạn quay về chiếu cố cho Kim lão tổng.
Mạnh Vỹ ngập ngừng :
-Công tử đi một mình e rằng...
Lục Tiểu Phụng vỗ vai gã ngắt lời :
-Ông bạn cứ yên dạ, ta không chết đâu mà ngại.
Vừng trăng tròn tỏa ánh sáng xuống vũ trụ, ngọn gió đêm đưa lại một chút hơi thu mát rượi. Thời tiết này rất thích hợp với người đi đường.
A Thổ không ngồi xe cũng không đi ngựa, ung dung cất bước tiến về phía trước, dường như chẳng có việc gì gấp.
Lục Tiểu Phụng cũng trầm tĩnh thủng thỉnh theo sau.
May ở chỗ đêm đã khuya, trên đường lớn không có ai qua lại. Hai người cứ một trước một sau tiếp tục thượng lộ.
A Thổ lúc thì hát khúc tiểu điệu, lúc lại lên giọng hát tuồng. Gã đi mỗi lúc một chậm hơn.
Lục Tiểu Phụng tức mình chỉ muốn cầm roi quất vào lưng cho gã đi lẹ mà không làm được lại càng buồn bực.
Không hiểu đi đã bao lâu ? Trên trời chòm sao thưa thớt, bóng trăng nhạt dần sắp lặn xuống đầu non. A Thổ chẳng những không đi lẹ mà còn tìm gốc cây ngồi nghỉ.
Gã mở túi gai ra lấy nửa con ngỗng quay, một hồ rượu ngồi ngay bên đường ăn uống.
Đột nhiên Lục Tiểu Phụng cảm thấy đói bụng, hai ngày nay chàng chưa ăn một bữa no nào, vì chàng không muốn ăn, nuốt không vào. Hiện giờ chàng muốn ăn quá mà chẳng có gì để ăn.
A Thổ xé cái đùi ngỗng cắn một miếng, lại uống một hớp rượu. Bỗng gã thở dài miệng lẩm bẩm :
-Uống rượu một mình thật vô vị. Giả tỉ bây giờ có người đồng ẩm thì hay biết mấy ! Lục Tiểu Phụng trong bụng thèm khát muốn lại ăn uống mà phải ngồi một chỗ dương mắt lên nhìn.
Chàng phải khó nhọc lắm mới chờ được A Thổ ăn uống xong. Gã chùi tay đầy dầu mỡ vào áo rồi mới đứng lên cất bước.
Lục Tiểu Phụng bây giờ mới ngó thấy nửa con ngỗng quay mới mẻ mất cái đùi, ngoài ra hãy còn nguyên vất bỏ dưới đất.
Gã ăn xin này không biết tiết kiệm chút nào.
Đương nhiên gã không phải là kẻ ăn xin thực sự, Lục Tiểu Phụng đói quá, cơ hồ không nhịn được, muốn lượm nửa con ngỗng lên ăn cho khỏi đói. Nhưng thủy chung chàng ráng nhẫn nại.
Chàng nghĩ tới A Thổ đầy mình ghẻ lở mà ghê tởm. Chàng thà rằng chịu chết đói chứ không ăn đồ của gã.
Hai người đi mãi đi hoài. Trời sắp sáng rồi. Đêm tháng bảy tương đối ngắn hơn ngày.
Vừng thái dương đỏ ối mọc lên. Trên đường lác đác có người đi chợ sớm.
Đột nhiên A Thổ co giò chạy như người phát điên.
Một gã ăn xin thối tha thì bất luận gã phát điên phát khùng hay nằm lăn ra cũng vậy, chẳng ai buồn chú ý tới.
Nhưng Lục Tiểu Phụng không thể làm theo gã được. Có lý nào chàng chạy loạn trên đường như loài dã cẩu ?
Lúc này chàng đành phải chạy theo, dù bị người khác coi là kẻ điên khùng chàng cũng cam chịu.
A Thổ chạy nhanh quá.
Lúc trên đường không người gã đi chậm hơn rùa, bây giờ có người qua lại gã lại chạy như thỏ phải tên.
Lục Tiểu Phụng đột nhiên phát giác ra A Thổ không phải là người dễ đối phó.
Muốn theo dõi con người như gã thật khó khăn vô cùng ! May mà A Thổ không quay đầu lại, và hiển nhiên gã đã mỏi mệt. Đột nhiên gã nhảy lên một cái xe lừa chở cám heo, nằm trên đó ngủ một giấc.
Người trong xe trợn mắt lên nhìn gã ra chiều tức giận, nhưng cũng không đuổi xuống.
Lục Tiểu Phụng lại thở dài. Lần này chàng còn phát giác ra gã ăn xin đi đường có rất nhiều phương tiện mà người khác không nghĩ tới. Không trách người ta có câu :
Đã làm kẻ ăn xin ba năm rồi thì ai đưa ngôi hoàng đế cho cũng không muốn làm nữa. .
Vừng thái dương lần lần lên cao. A Thổ nhắm mắt lại tựa hồ gã ngủ thật rồi.
Lục Tiểu Phụng mình toát mồ hôi. Chàng cảm thấy vừa nóng vừa mệt, đã đói khát mà không thể dừng bước được.
Chàng muốn kiếm được Công Tôn Đại Nương đành phải theo dõi gã này cho đến cùng chứ chẳng còn cách nào khác. Chàng chỉ mong ở nơi vận đỏ gặp một người bán chút rượu thịt ở bên đường.
Nhưng vận khí chàng rất xúi quẩy. Thậm chí dọc đường không gặp người bán bánh nào.
Nguyên người Lĩnh Nam thích ăn uống một cách đàng hoàng. Muốn ăn họ phải kiếm chỗ ngồi cho thoải mái. Dù có kẻ bán hàng ăn nhỏ như vậy cũng rất ít người chiếu cố.
Ở phương Bắc thường gặp người bán hàng ăn vặt, nhưng ở miền này cách sinh nhai đó không thể tồn tại được.
Lục Tiểu Phụng đành ôm bụng đói mà đi.
Hai bên vệ đường là đồng bằng đất cát phì nhiêu. Tới đây mới có một giải thanh sơn.
A Thổ đột nhiên từ trên xe lừa nhảy xuống chạy lên sườn non. Trên sườn núi cây xanh ngắt, khí trời mát mẻ. A Thổ đã ngủ trên xe một giấc bây giờ gã càng tỉnh táo.
Lục Tiểu Phụng cũng phấn khởi tinh thần. Vì chàng bỗng phát giác tên ăn mày thối tha chẳng những chân chạy rất khoẻ mà dường như người gã còn mang khinh công.
May mà dãy núi này không cao mấy. Lục Tiểu Phụng thấy A Thổ đi lên núi, chàng đoán là sắp tới nơi rồi.
Sào huyệt bí mật của Công Tôn Đại Nương chàng chắc ở dãy núi này.
Ai ngờ đây chỉ là một dãy hoang sơn. Dọc đường chẳng thấy nhà cửa chi hết. Sơn lộ lại rất hiểm trở gập ghềnh.
Lên gần tới đỉnh núi, chàng đột nhiên ngửi thấy mùi thơm theo gió đưa xuống, giống như mùi thịt cừu nướng.
Lục Tiểu Phụng lẩm bẩm :
-Trên núi nhất định có nhà, dĩ nhiên là nhà của Công Tôn Đại Nương.
Dè đâu Lục Tiểu Phụng lần này đoán trật.
Trên đỉnh núi chẳng có nhà cửa chi hết. Một lũ ăn xin đang ngồi uống rượu ăn thịt.
Chúng thấy A Thổ lên tới nơi, một tên cười nói :
-Ngươi hên vận quá ! Chúng ta vừa xuống núi bắt trộm một con cừu mập đem lên nướng thì ngươi đã tới ngay. Vậy lại đây cùng ăn một bữa.
A Thổ cười rộ tiến lại đáp :
-Xem chừng mấy bữa nay khẩu phúc của tiểu đệ khá thật. Bất luận đi tới đâu cũng đều ăn ngon.
Lục Tiểu Phụng lại một phen ôm bụng dương mắt lên nhìn.
Dĩ nhiên chàng không nên trà trộn vào bọn khất cái ăn thịt cừu lấy cắp của người ta. Hơn nữa chàng chẳng thể để A Thổ gặp mặt.
Lục Tiểu Phụng ẩn phía sau tảng đá núi đói như cào ruột, khát như cháy cổ họng.
Thậm chí chàng bắt đầu hối hận đêm qua không lượm lấy nửa con ngỗng quay mà ăn cho đỡ đói.
A Thổ rất quen thuộc bọn khất cái này. Gã ngồi ăn uống với chúng, cười cười nói nói, sung sướng như bậc thần tiên.
Lục Tiểu Phụng trái lại chẳng khác gì tên tử tù ở dưới mười tám tầng địa ngục.
Trong đời chàng chưa bao giờ phải chịu sống như lần này.
Bây giờ chàng mới phát giác ra đói khát là một việc đáng sợ hơn hết.
Giả tỷ chàng có thể nhân cơ hội này nhắm mắt dưỡng thần một lúc cũng hay, nhưng biết đâu trong bọn khất cái chẳng có thủ hạ của Công Tôn Đại Nương chờ ở đây để
tiếp ứng cho A Thổ.
Vì thế chàng không dám lơ là khoảnh khắc nào mà phải chăm chú theo dõi từng hành động, từng câu nói của chúng.
Lỡ ra A Thổ chuồn cái bọc vàng cho tên nào khác để đưa đến chỗ Công Tôn Đại Nương thì thật là chàng chịu tội một cách uổng phí.
Lục Tiểu Phụng tinh thần căng thẳng, chờ hồi lâu bọn khất cái mới ăn uống xong.
A Thổ còn khoác lác với chúng một hồi rồi mới chạy băng băng xuống núi.
Gã lên núi này làm chi, bây giờ lại đi xuống ?
Lục Tiểu Phụng không sao hiểu được. Chàng tự hỏi :
-Chẳng lẽ gã lén đưa bọc vải vàng cho người khác rồi ? Sao ta vẫn chú ý mà không nhìn thấy ?
Chàng đã không nhìn thấy thì bây giờ chỉ còn cách chăm chú theo dõi A Thổ.
Đến lưng chừng sườn núi, A Thổ đột nhiên dừng lại. Gã thò tay rút cái bọc vải vàng ở trong túi gai đeo trên lưng xuống nhìn một chút rồi lại nhét vào. Gã vừa cười vừa lẩm bẩm :
-May mà cái này chưa bị mấy ông tướng bắt trộm cừu đổi mất không thì cái đầu ta e rằng phải bật ra ngoài.
Cái bọc vàng đó bên trong đựng gì ? Tại sao lại quan trọng đến thế ?
Dĩ nhiên Lục Tiểu Phụng không nhìn thấy mà cũng không đoán ra. Chàng lẩm bẩm :
-Bất luận là bọc gì, cứ còn ở trong tay A Thổ là được. Vả lại nó quan trọng như thế thì không chừng phải chính gã đem đến trao tận tay Công Tôn Đại Nương.
Lục Tiểu Phụng bị cực khổ như vậy cũng không oan. Oan uổng nhất là ở chỗ A Thổ lại theo đường cũ đi xuống.
Dĩ nhiên chẳng phải gã lên đỉnh núi để ăn thịt cừu.
Chẳng lẽ gã đã phát giác ra phía sau có người theo dõi nên cố ý làm thế để hành hạ kẻ theo mình chăng ?
A Thổ vẫn chẳng lộ vẻ khẩn trương. Nếu gã phát giác có người theo dõi thì chẳng có lý nào gã lại theo đường cũ đi xuống.
Mặt khác Lục Tiểu Phụng rất tin tưởng ở mình chưa bị đối phương phát giác. Dù chàng nhịn đói mấy ngày nữa thì hành động cũng tuyệt không để phát ra tiếng động.
Gần đây ai cũng nhận là khinh công chàng có thể liệt vào hạng năm người ngày trước ở trong thiên hạ.
Chàng tự nghĩ :
-Con người đã mang trọng trách bí mật thì bất luận phía sau có người theo dõi hay không, lúc hành động họ đều cố ý hý lộng quỷ thần.
Lục Tiểu Phụng tự giải thích cho mình bằng nguyên nhân này, chàng lấy làm thỏa mãn.
A Thổ xuống núi rồi hành động tự nhiên hơn nhiều. Gã lại đi chừng nửa giờ rồi tiến vào thành.
Ở trong thành gã lại đi quanh hai vòng rồi tiến vào hàng cơm. Gã ở quán cơm đi ra bỗng rẽ vào trong một ngõ hẻm.
Trong ngõ chỉ có một cửa mà là cửa vào vườn hoa ở phía sau một trang viện lớn.
A Thổ làm như người về nhà mình. Gã không cần gọi cửa cứ thẳng băng tiến vào.
Đường lối trong vườn gã đã thuộc hết. Gã quanh co mấy chỗ rồi xuyên vào khu rừng hoa, đi qua một cây cầu nhỏ tới một tòa tiểu lâu nhìn xuống ao sen.
Trên lầu ánh đèn sáng rực.
Lục Tiểu Phụng phát giác ra lúc này đang buổi hoàng hôn. Ánh tịch dương chỉ còn lờ mờ.
Trên tiểu lâu đèn lửa huy hoàng mà không nghe thấy tiếng người, cả tiếng đồng tử chầu chực ở cửa cũng không có.
A Thổ vẫn không gõ cửa đi thẳng lên lầu.
Trên lầu là một căn nhã thất không có bóng người, nhưng trên bàn đã bày rượu nhắm rất tinh khiết.
Lục Tiểu Phụng lẩm bẩm :
-Khẩu phúc gã này qua? nhiên khá thật, đi tới đâu cũng được ăn ngon.
Trong phòng tuy chưa có ai, nhưng trên bàn đã đặt sẵn tám bộ chén đũa. A Thổ ngồi xuống gắp một miếng thịt gà rồi gục gặc cái đầu lại đặt xuống.
Cái túi gai của gã để trên bàn, hở cả cái bọc vải vàng ở bên trong. Gã lẩm bẩm:
-Không ngờ lần này mình lại đến trước tiên.
Hiển nhiên gã đang chờ đợi. Gã chờ đợi những ai ? Trong đó có Công Tôn Đại Nương không ?
Phía đối diện tiểu lâu có một cây Ngân Hạnh lớn cành là rườm rà vươn ra đến cửa sổ căn lầu.
Lục Tiểu Phụng quành ra phía sau cây Ngân Hạnh thi triển Bích Hổ Công trèo lên.
Chàng tìm chỗ cành lá rậm rạp để ẩn mình.
Trời tối rồi. Dù có người đứng bên cửa sổ nhìn ra cũng không thể phát giác ra chàng được.
Bây giờ A Thổ kể như tới nơi rồi, chắc gã không còn dở trò gì nữa.
Lục Tiểu Phụng thở phào một cái ngồi trên cây dưỡng thần. Đột nhiên chàng nghe tiếng tà áo bay lạch phạch. Một bóng người như con chim én thi triển công phu Lăng không xảo phiên vân vọt qua ngọn cây chuồn vào tiểu lâu.
Lục Tiểu Phụng vội dương mắt lên nhìn, nhưng chàng nhận ra không phải là Công Tôn Đại Nương.
Người này khinh công tuy đã cao thâm nhưng hãy còn kém Công Tôn Đại Nương, so với chàng dĩ nhiên vẫn còn kém.
Người này là một phu nhân lối bốn chục tuổi nhưng vẻ người hãy còn phong vận.
Đầu mày cuối mắt đầy vẻ phong tình, mê ly hơn cả thiếu nữ.
Mụ mặc áo màu tía thẩm khít vào người. Tay mụ cũng xách một cái bọc vải vàng.
Vừa rồi lúc mụ lướt mình trên không, Lục Tiểu Phụng đã phát giác ra chân mụ đi đôi giày đỏ.
Mụ ngồi xuống bàn nhìn A Thổ mỉm cười nói :
-Bữa nay ngươi đến sớm nhất.
A Thổ thở dài đáp :
-Bao giờ nam nhân cũng thua thiệt, phải mất thì giờ ngồi chờ nữ nhân.
Lục Tiểu Phụng cảm thấy câu này rất đồng quan niệm với chàng.
Chàng phát giác qua? nhiên mình đã không coi lầm người. A Thổ đúng là một nhân vật khó bề đối phó mà địa vị gã tuyệt không phải thấp hèn.
Tử Y nữ khách khinh công rất cao thâm, phong độ lại cực kỳ xinh tươi. Thế mà mụ ngồi với gã ăn mày A Thổ ở đầu hẻm đầy mình ghẻ lở vẫn tự nhiên không ghê tởm chút nào.
Phải chăng gã này cũng là một cao thủ võ lâm ?
Lục Tiểu Phụng vốn tự phụ biết rất nhiều nhân vật giang hồ, nhưng bây giờ chàng phát giác chưa quen biết được bao nhiêu cao thủ võ lâm, ít ra là hai nhân vật này chàng chưa từng thấy qua. Ngọn gió bỗng đưa lại một tràng cười lanh lảnh như tiếng nhạc vàng. Người chưa tới, tiếng cười đã tới trước.
Tử Y nữ khách nói :
-Lão thất tới nơi rồi.
Mụ chưa dứt lời, trong phòng đã có thêm một người. Dĩ nhiên cũng là nữ nhân.
Người mới đến là một thiếu nữ khoé miệng mỉm cười. Hai mái tóc thị đen láy kết thành hai cái bím dài. Trong tay thị cũng xách một cái bọc vải vàng.
Thiếu nữ ngó A Thổ trước mỉm cười rồi lại nhìn Tử Y nữ khách nói :
-Nhị nương ! Nhị nương cũng đến sớm nhỉ ?
Tử Y nữ khách thở dài đáp :
-Người lớn tuổi đành chịu thua thiếu nữ, phải đến trước ngồi chờ tiểu cô nương.
Hồng Y thiếu nữ lại nổi lên tràng cười lanh lảnh đáp :
đời nào Nhị nương chịu thua ai ? Không chiếm phần tiện nghi của người khác là người ta đã tạ ơn trời Phật rồi.
Tử Y nữ khách lại thở dài nói :
-Thật ta không hiểu nổi, sao ngươi thích cười đến thế ? Cười tối ngày không ngớt lúc nào.
A Thổ bỗng xen vào :
-Vì y biết rằng mình cười coi rất xinh. Cười cho lộ ra má lúm đồng tiền. Nếu không cười thì ai mà ngó thấy ?
Hồng y thiếu nữ trợn mắt lên nhìn gã rồi lại cười, mà cười ngặt cười ngẹo không ngớt.
Lục Tiểu Phụng bây giờ mới biết Tử Y nữ khách kêu bằng Nhị nương. Chàng tự hỏi:
-Nhị nương là ai ? Phải chăng là Công Tôn Nhị Nương ? Công Tôn Nhị Nương đã tới, vậy chẳng sớm thì muộn rồi Công Tôn Đại Nương cũng đến.
/152
|