Triệu Quốc Đống rất hài lòng với biểu hiện của Hứa Kiều. Hắn đương nhiên cũng có thể dùng miệng lưỡi khiến các Phó thị trưởng khó có thể phản đối. Nhưng Hứa Kiều nói như thế này khiến các Phó thị trưởng có lý luận mới, để bọn họ đại khái hiểu phát triển đô thị của Hoài Khánh sẽ đi theo con đường gì.
Triệu Quốc Đống cho rằng Hứa Kiều là người có lối suy nghĩ rộng, tầm nhìn xa, năng lực tiếp thu thứ mới cũng rất nhanh nhạy.
Quan điểm của Lữ Thu Thần thực ra là của hầu hết người ở Thị xã, thiếu ánh mắt lâu dài. Đương nhiên cũng không thể trách được bọn họ, ai cũng không biết 10 năm sau các thành phố Trung Quốc sẽ như thế nào. Mà xây dựng thành thị ở Hoài Khánh sẽ thay đổi ra sao, không ai biết.
Chẳng qua điều này Triệu Quốc Đống lại biết. Nếu hắn đã ngồi trên vị trí này thì hắn sẽ không thể để Hoài Khánh giống các đô thị khác. Hắn muốn thay đổi việc định vị Hoài Khánh, từ phát triển kinh tế đến quy hoạch đô thị hắn đều phải dùng hết khả năng, làm cho Hoài Khánh đứng ở điểm cao hơn.
Hắn có thể ở Hoài Khánh bao lâu thì sẽ cố gắng bấy lâu. Ít nhất cũng phải tạo được trụ cột cho sự phát triển sau này của Hoài Khánh, xác định được mục tiêu và quy hoạch.
- Các vị, tôi thấy mọi người có nhiều câu hỏi về bản quy hoạch này, cũng còn có suy nghĩ và ý kiến, điều này là rất bình thường. Tôi thấy mời Thị trưởng Hứa nói tổng thể về bản quy hoạch. Sau đó mời Thị trưởng Hứa nói ra tư tưởng chủ đạo trong phát triển đô thị của Hoài Khánh với mọi người, để mọi người có một lý luận, mọi người sau đó kết hợp để đưa ra quan điểm của mình. Nếu hôm nay thấy chưa nghĩ ra thì cũng có thể về suy nghĩ rồi trình bày sau.
Triệu Quốc Đống nói khiến mấy vị Phó thị trưởng đều gật đầu. Trong thời gian ngắn chỉ nghe được đại khái, khó có thể đưa ra câu hỏi chính xác.
Hứa Kiều liền không khách khí, bắt đầu giới thiệu toàn bộ bản quy hoạch, nhất là việc mở rất rộng về phía tây khiến các Phó thị trưởng chấn động.
- Thị trưởng Hứa, theo quy hoạch này thì tốc độ đô thị hóa của Hoài Khánh chúng ta rất nhanh, có thể cho chúng tôi biết xu thế lượng dân cư tăng lên không?
Hứa Lộ Bình nhíu mày nói.
- Theo tính toán thì cuối năm 2002 dân cư nội thành Hoài Khánh sẽ đạt 400 ngàn, cuối năm 2007 là 650 ngàn, năm 2012 sẽ là một triệu.
Hứa Kiều nói:
- Mục tiêu của chúng ta là xây dựng Hoài Khánh thành đô thị lớn cho một triệu dân.
Hứa Kiều nói như vậy làm mọi người đều giật mình.
Đặng Nhược Hiền có chút lo lắng nói:
- Thị trưởng Hứa, đô thị trên triệu dân không phải nói là thành, cũng không đơn thuần là chuyển dân cư làm nông nghiệp sang dân cư đô thị, điều này cần ngành thứ ba phát triển cực nhanh để hỗ trợ, nếu không thể cung cấp cơ hội việc làm cho dân chúng thì đó là điều không thể thực hiên. Dân nội thành của Hoài Khánh bây giờ mới 300 ngàn, tôi rất nghi ngờ có thể làm được hay không?
- Đúng thế, mặc dù Hoài Châu cùng Khánh Châu có tổng dân cư trên 1,2 triệu nhưng hầu hết là dân nông nghiệp. Nội thành Hoài Châu mới có 250 ngàn dân, Khánh Châu là 50 ngàn dân, trong đó tỷ lệ người nhà mấy nhà máy chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo dự tính của chị trong vòng 12 năm dân cư nội thành sẽ tăng thêm 700 ngàn, nói cách khác 900 ngàn dân nông nghiệp sẽ có gần 80% chuyển thành dân đô thị, điều này có thể sao?
Hứa Lộ Bình liên tục lắc đầu nói.
- Theo tốc độ đô thị hóa tăng lên, tôi thấy vấn đề này sẽ diễn ra rất nhanh, vượt quá so với dự đoán hiện nay của chúng ta. Từ biến hoá mấy năm nay có lẽ mọi người đã thấy được vấn đề.
Hứa Kiều cũng không ngại đồng nghiệp đưa ra câu hỏi, lúc trước cô cũng vậy và cuối cùng đã bị Triệu Quốc Đống thuyết phục.
- Mấy xã Bạch Liên, Đại Hồ, Ngẫu Trì của Hoài Châu năm năm trước là xã thuần nông, nhưng bây giờ xã Bạch Liên đã bị Khu Khai Phát thâu tóm hết, xã Đại Hồ, Ngẫu Trì cũng có hơn phân nửa diện tích được đưa vào làm đất của Khu Khai Phát. Hơn nữa xem tình hình hiện nay thì xã Mã Trang và Thị trưởng Kê Minh ở xa xa cũng ần được thu vào, điều này cũng chứng minh quá trình công nghiệp hóa diễn ra càng nhanh.
- Chúng ta không thể dùng tốc độ phát triển trước mắt mà nhìn quan trọng đô thị hóa, theo cải cách diễn ra, nước ta vào WTO là nhất định. Trung Quốc cũng dần thành trung tâm sản xuất của thế giới. Khu vực trung tây có tài nguyên thiên nhiên và sức lao động dư thừa sẽ đón thời kỳ phát triển. Mà Trung ương đưa ra chính sách phát triển khu vực trung tây chính là xác minh thêm điểm này.
Đặng Nhược Hiền cũng thừa nhận Hứa Kiều nói có lý, nhưng chỉ từ đó mà xác định Hoài Khánh thành đô thị có trên triệu dân là hơi gượng ép. Chẳng qua y cũng không định tranh luận ở vấn đề này. Dù sao đây cũng là một quá trình lâu dài, 10 năm sau người ngồi đây không biết đã đi đâu rồi.
- Thị trưởng Hứa, triển vọng rất tốt, nhìn xa cũng là tốt nhưng cần phù hợp thực tế. Muốn xây dựng đô thị lớn như vậy thì tài chính sẽ cần con số khổng lồ. Dù chia làm nhiều năm thì sợ là tài chính Hoài Khánh chúng ta cũng không thể gánh nổi.
Cố Hiểu Bằng nói.
Lữ Thu Thần run lên và thấy Cố Hiểu Bằng hỏi câu này mới là trọng tâm. Nói đủ trò nhưng cuối cùng vẫn là tài chính. Tài chính của Hoài Khánh có thể chống đỡ quy hoạch như vậy không?
- Tài chính Hoài Khánh mặc dù năm nay đã tăng lên nhưng không thể đủ cho việc xây dựng đô thị lớn như vậy. Hơn nữa tài chính Hoài Khánh cũng cần cân nhắc cho các công việc khác, cho nên chúng ta khi xây dựng thành thị không thể dựa vào tài chính đầu tư, mà cần phải lôi kéo từ thị trường.
Từ thị trường là sao?
Đặng Nhược Hiền biết Triệu Quốc Đống vẫn không hài lòng với công ty khai thác, xây dựng đô thị Hoài Khánh, cho rằng công ty khai thác, xây dựng đô thị Hoài Khánh phải phát huy tác dụng lớn hơn nữa. Khi Đặng Nhược Hiền còn phụ trách mảng xây dựng thành thị thì Triệu Quốc Đống đã cùng Đặng Nhược Hiền trao đổi về vấn đề này.
Cố Hiểu Bằng nghe câu nói của Hứa Kiều xong, y cũng bắt đầu suy nghĩ.
Dự toán thu nhập của Hoài Khánh tăng lên nhưng cũng không thể chống đỡ cho việc xây dựng thành thị, vậy có nghĩa là dự định lấy nguồn thu từ ngoài. Mà tỷ lệ bán đất thu tiền từ năm trước đã càng lúc càng tăng lên, thị trường bất động sản đã ấm lên nhiều.
Cố Hiểu Bằng làm công việc tài chính nhiều năm nên mơ hồ đoán được câu nói kia của Hoài Khánh chính là dùng bản quy hoạch đô thị này xúc tiến tăng giá trị bất động sản. Nói cách khác là muốn dựa vào việc khai thác đô thị để xúc tiến giá đất tăng, cuối cùng bán đất để làm tiền quy hoạch thành thị.
Đặng Nhược Hiền và Cố Hiểu Bằng đều cảm nhận được ý đồ của Triệu Quốc Đống và Hứa Kiều, nhưng trong này còn không ít vấn đề cụ thể, cũng không phải nói một hai câu đơn giản là việc thành công. Nhưng hai người cũng phải thừa nhận cách làm này có thể thử một lần, còn hiệu quả như thế nào thì phải xem đã.
Triệu Quốc Đống đang quan sát vẻ mặt mấy vị Phó thị trưởng, Đặng Nhược Hiền và Cố Hiểu Bằng đều có vẻ suy nghĩ sâu xa, có lẽ hai người này hiểu được ý đồ của hắn và Hứa Kiều. Mà mấy vị Phó thị trưởng khác lại không cảm nhận ra. Nhất là Lữ Thu Thần cùng Hứa Lộ Bình còn liên tục lắc đầu, vẻ mặt không cho là đúng. Có lẽ hai người này nghĩ Hứa Kiều đang chống chế.
Tiền Nguyên Huy cùng Lý Trường Giang, An Nhiên ra vẻ lắng nghe, xem ra cũng muốn xem Hứa Kiều có diệu kế gì.
Chỉ từ đây có thể thấy kiến thức và tầm nhìn của mấy vị Phó thị trưởng, cùng với thái độ đối với hắn. Triệu Quốc Đống thấy điều này là bình thường. Đặng Nhược Hiền cùng Cố Hiểu Bằng trước đã phụ trách mảng xây dựng thành thị hoặc tài chính nên có thể cảm nhận là không kỳ lạ. Ba người Tiền Nguyên Huy cùng Lý Trường Giang, An Nhiên mặc dù không hiểu nhưng do ủng hộ mình nên vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Nhưng Lữ Thu Thần cùng Hứa Lộ Bình khó chịu với mình, thậm chí có thể nói là không muốn có việc gì cùng ý kiến với mình.
Triệu Quốc Đống cho rằng Hứa Kiều là người có lối suy nghĩ rộng, tầm nhìn xa, năng lực tiếp thu thứ mới cũng rất nhanh nhạy.
Quan điểm của Lữ Thu Thần thực ra là của hầu hết người ở Thị xã, thiếu ánh mắt lâu dài. Đương nhiên cũng không thể trách được bọn họ, ai cũng không biết 10 năm sau các thành phố Trung Quốc sẽ như thế nào. Mà xây dựng thành thị ở Hoài Khánh sẽ thay đổi ra sao, không ai biết.
Chẳng qua điều này Triệu Quốc Đống lại biết. Nếu hắn đã ngồi trên vị trí này thì hắn sẽ không thể để Hoài Khánh giống các đô thị khác. Hắn muốn thay đổi việc định vị Hoài Khánh, từ phát triển kinh tế đến quy hoạch đô thị hắn đều phải dùng hết khả năng, làm cho Hoài Khánh đứng ở điểm cao hơn.
Hắn có thể ở Hoài Khánh bao lâu thì sẽ cố gắng bấy lâu. Ít nhất cũng phải tạo được trụ cột cho sự phát triển sau này của Hoài Khánh, xác định được mục tiêu và quy hoạch.
- Các vị, tôi thấy mọi người có nhiều câu hỏi về bản quy hoạch này, cũng còn có suy nghĩ và ý kiến, điều này là rất bình thường. Tôi thấy mời Thị trưởng Hứa nói tổng thể về bản quy hoạch. Sau đó mời Thị trưởng Hứa nói ra tư tưởng chủ đạo trong phát triển đô thị của Hoài Khánh với mọi người, để mọi người có một lý luận, mọi người sau đó kết hợp để đưa ra quan điểm của mình. Nếu hôm nay thấy chưa nghĩ ra thì cũng có thể về suy nghĩ rồi trình bày sau.
Triệu Quốc Đống nói khiến mấy vị Phó thị trưởng đều gật đầu. Trong thời gian ngắn chỉ nghe được đại khái, khó có thể đưa ra câu hỏi chính xác.
Hứa Kiều liền không khách khí, bắt đầu giới thiệu toàn bộ bản quy hoạch, nhất là việc mở rất rộng về phía tây khiến các Phó thị trưởng chấn động.
- Thị trưởng Hứa, theo quy hoạch này thì tốc độ đô thị hóa của Hoài Khánh chúng ta rất nhanh, có thể cho chúng tôi biết xu thế lượng dân cư tăng lên không?
Hứa Lộ Bình nhíu mày nói.
- Theo tính toán thì cuối năm 2002 dân cư nội thành Hoài Khánh sẽ đạt 400 ngàn, cuối năm 2007 là 650 ngàn, năm 2012 sẽ là một triệu.
Hứa Kiều nói:
- Mục tiêu của chúng ta là xây dựng Hoài Khánh thành đô thị lớn cho một triệu dân.
Hứa Kiều nói như vậy làm mọi người đều giật mình.
Đặng Nhược Hiền có chút lo lắng nói:
- Thị trưởng Hứa, đô thị trên triệu dân không phải nói là thành, cũng không đơn thuần là chuyển dân cư làm nông nghiệp sang dân cư đô thị, điều này cần ngành thứ ba phát triển cực nhanh để hỗ trợ, nếu không thể cung cấp cơ hội việc làm cho dân chúng thì đó là điều không thể thực hiên. Dân nội thành của Hoài Khánh bây giờ mới 300 ngàn, tôi rất nghi ngờ có thể làm được hay không?
- Đúng thế, mặc dù Hoài Châu cùng Khánh Châu có tổng dân cư trên 1,2 triệu nhưng hầu hết là dân nông nghiệp. Nội thành Hoài Châu mới có 250 ngàn dân, Khánh Châu là 50 ngàn dân, trong đó tỷ lệ người nhà mấy nhà máy chiếm tỷ lệ khá lớn. Theo dự tính của chị trong vòng 12 năm dân cư nội thành sẽ tăng thêm 700 ngàn, nói cách khác 900 ngàn dân nông nghiệp sẽ có gần 80% chuyển thành dân đô thị, điều này có thể sao?
Hứa Lộ Bình liên tục lắc đầu nói.
- Theo tốc độ đô thị hóa tăng lên, tôi thấy vấn đề này sẽ diễn ra rất nhanh, vượt quá so với dự đoán hiện nay của chúng ta. Từ biến hoá mấy năm nay có lẽ mọi người đã thấy được vấn đề.
Hứa Kiều cũng không ngại đồng nghiệp đưa ra câu hỏi, lúc trước cô cũng vậy và cuối cùng đã bị Triệu Quốc Đống thuyết phục.
- Mấy xã Bạch Liên, Đại Hồ, Ngẫu Trì của Hoài Châu năm năm trước là xã thuần nông, nhưng bây giờ xã Bạch Liên đã bị Khu Khai Phát thâu tóm hết, xã Đại Hồ, Ngẫu Trì cũng có hơn phân nửa diện tích được đưa vào làm đất của Khu Khai Phát. Hơn nữa xem tình hình hiện nay thì xã Mã Trang và Thị trưởng Kê Minh ở xa xa cũng ần được thu vào, điều này cũng chứng minh quá trình công nghiệp hóa diễn ra càng nhanh.
- Chúng ta không thể dùng tốc độ phát triển trước mắt mà nhìn quan trọng đô thị hóa, theo cải cách diễn ra, nước ta vào WTO là nhất định. Trung Quốc cũng dần thành trung tâm sản xuất của thế giới. Khu vực trung tây có tài nguyên thiên nhiên và sức lao động dư thừa sẽ đón thời kỳ phát triển. Mà Trung ương đưa ra chính sách phát triển khu vực trung tây chính là xác minh thêm điểm này.
Đặng Nhược Hiền cũng thừa nhận Hứa Kiều nói có lý, nhưng chỉ từ đó mà xác định Hoài Khánh thành đô thị có trên triệu dân là hơi gượng ép. Chẳng qua y cũng không định tranh luận ở vấn đề này. Dù sao đây cũng là một quá trình lâu dài, 10 năm sau người ngồi đây không biết đã đi đâu rồi.
- Thị trưởng Hứa, triển vọng rất tốt, nhìn xa cũng là tốt nhưng cần phù hợp thực tế. Muốn xây dựng đô thị lớn như vậy thì tài chính sẽ cần con số khổng lồ. Dù chia làm nhiều năm thì sợ là tài chính Hoài Khánh chúng ta cũng không thể gánh nổi.
Cố Hiểu Bằng nói.
Lữ Thu Thần run lên và thấy Cố Hiểu Bằng hỏi câu này mới là trọng tâm. Nói đủ trò nhưng cuối cùng vẫn là tài chính. Tài chính của Hoài Khánh có thể chống đỡ quy hoạch như vậy không?
- Tài chính Hoài Khánh mặc dù năm nay đã tăng lên nhưng không thể đủ cho việc xây dựng đô thị lớn như vậy. Hơn nữa tài chính Hoài Khánh cũng cần cân nhắc cho các công việc khác, cho nên chúng ta khi xây dựng thành thị không thể dựa vào tài chính đầu tư, mà cần phải lôi kéo từ thị trường.
Từ thị trường là sao?
Đặng Nhược Hiền biết Triệu Quốc Đống vẫn không hài lòng với công ty khai thác, xây dựng đô thị Hoài Khánh, cho rằng công ty khai thác, xây dựng đô thị Hoài Khánh phải phát huy tác dụng lớn hơn nữa. Khi Đặng Nhược Hiền còn phụ trách mảng xây dựng thành thị thì Triệu Quốc Đống đã cùng Đặng Nhược Hiền trao đổi về vấn đề này.
Cố Hiểu Bằng nghe câu nói của Hứa Kiều xong, y cũng bắt đầu suy nghĩ.
Dự toán thu nhập của Hoài Khánh tăng lên nhưng cũng không thể chống đỡ cho việc xây dựng thành thị, vậy có nghĩa là dự định lấy nguồn thu từ ngoài. Mà tỷ lệ bán đất thu tiền từ năm trước đã càng lúc càng tăng lên, thị trường bất động sản đã ấm lên nhiều.
Cố Hiểu Bằng làm công việc tài chính nhiều năm nên mơ hồ đoán được câu nói kia của Hoài Khánh chính là dùng bản quy hoạch đô thị này xúc tiến tăng giá trị bất động sản. Nói cách khác là muốn dựa vào việc khai thác đô thị để xúc tiến giá đất tăng, cuối cùng bán đất để làm tiền quy hoạch thành thị.
Đặng Nhược Hiền và Cố Hiểu Bằng đều cảm nhận được ý đồ của Triệu Quốc Đống và Hứa Kiều, nhưng trong này còn không ít vấn đề cụ thể, cũng không phải nói một hai câu đơn giản là việc thành công. Nhưng hai người cũng phải thừa nhận cách làm này có thể thử một lần, còn hiệu quả như thế nào thì phải xem đã.
Triệu Quốc Đống đang quan sát vẻ mặt mấy vị Phó thị trưởng, Đặng Nhược Hiền và Cố Hiểu Bằng đều có vẻ suy nghĩ sâu xa, có lẽ hai người này hiểu được ý đồ của hắn và Hứa Kiều. Mà mấy vị Phó thị trưởng khác lại không cảm nhận ra. Nhất là Lữ Thu Thần cùng Hứa Lộ Bình còn liên tục lắc đầu, vẻ mặt không cho là đúng. Có lẽ hai người này nghĩ Hứa Kiều đang chống chế.
Tiền Nguyên Huy cùng Lý Trường Giang, An Nhiên ra vẻ lắng nghe, xem ra cũng muốn xem Hứa Kiều có diệu kế gì.
Chỉ từ đây có thể thấy kiến thức và tầm nhìn của mấy vị Phó thị trưởng, cùng với thái độ đối với hắn. Triệu Quốc Đống thấy điều này là bình thường. Đặng Nhược Hiền cùng Cố Hiểu Bằng trước đã phụ trách mảng xây dựng thành thị hoặc tài chính nên có thể cảm nhận là không kỳ lạ. Ba người Tiền Nguyên Huy cùng Lý Trường Giang, An Nhiên mặc dù không hiểu nhưng do ủng hộ mình nên vẫn kiên nhẫn lắng nghe. Nhưng Lữ Thu Thần cùng Hứa Lộ Bình khó chịu với mình, thậm chí có thể nói là không muốn có việc gì cùng ý kiến với mình.
/1736
|