Bản thảo này của Triệu Quốc Đống được đưa đến cho năm vị phó chủ tịch tỉnh, một trợ lý chủ tịch, một trưởng ban thư ký, một phó trưởng ban thư ký kiêm chánh văn phòng ủy ban tỉnh.
Dương Kính Quang sớm biết Triệu Quốc Đống đang một mình nghiền ngẫm gì đó. Từ khi Triệu Quốc Đống bắt đầu xuống thị xã, huyện khảo sát, mỗi nơi Triệu Quốc Đống đều tìm hiểu rất rõ. Dương Kính Quang từng thấy Âu Dương Cẩm Hoa đã thu thập các tài liệu ở các ủy ban thị xã, thành phố. Vì thế Dương Kính Quang đã hỏi Âu Dương Cẩm Hoa, Âu Dương Cẩm Hoa nói mấy thứ này Triệu Quốc Đống cần dùng, điều này làm Dương Kính Quang rất kinh ngạc.
Bây giờ ít lãnh đạo tự viết, Dương Kính Quang xuất thân giảng viên, hơn nữa làm trưởng ban thư ký tỉnh ủy nhiều năm nên không quen để người khác viết thay mình. Mặc dù là vậy thì khi hắn sang làm phó chủ tịch thường trực cũng giảm nhiều thời gian tự mình viết, đôi khi xem mấy thứ thư ký đưa lên chỉ viết vài chữ vào đó, đưa ra bộ khung chung rồi thư ký dựa vào đó mà viết. Không ít lãnh đạo thậm chí gọi thư ký hoặc nhân viên đánh máy vào viết theo lời bọn họ nói, cuối cùng sau khi văn phòng sửa chữa rồi chỉ đọc là phê duyệt lần cuối.
Nếu Triệu Quốc Đống tự mình chấp bút thì khẳng định là chuyện quan trọng. Vì thế Dương Kính Quang rất hứng thú với việc này.
Dương Kính Quang nhanh chóng thấy được bản thảo này thể hiện rõ phong cách của Triệu Quốc Đống, chẳng qua văn phòng đã chỉnh lại và hoàn thiện nhiều, có tính hệ thống hơn. Một vài quan điểm của Triệu Quốc Đống kết hợp tình hình thực tế của An Nguyên, đồng thời cũng bám chặt chính sách tinh thần của trung ương, bao trùm không chỉ ở phương diện kinh tế, còn cả về xây dựng hệ thống và phát triển xã hội.
Bản quy hoạch không quá đầy đủ này có thể nói là quy hoạch bổ sung, tăng cường cho quy hoạch năm năm lần thứ 11 của An Nguyên, tiến hành điều chỉnh hai năm đầu, nhất là với vài điểm còn thiếu sót. Bản quy hoạch Triệu Quốc Đống đưa ra lấy An Đô làm trung tâm của An Nguyên, lấy Ninh Lăng làm trung tâm của hành lang kinh tế Thông Thành, Tân Châu An Đông…
Lấy đường cao tốc để làm ràng buộc, tập hợp thành ưu thế kinh tế, hình thành sản nghiệp, lộ rõ ưu thế địa hình, phát triển sản nghiệp trụ cột tiên tiến, kéo các ngành khác lên theo, xúc tiến vành đai kinh tế nhiều vòng.
Vành đai kinh tế An Trung là điểm làm người ta chú ý nhất. Triệu Quốc Đống đưa ra ý tưởng Hoài Khánh, Nam Hoa, Đường Giang, Vĩnh Lương dung nhập vào An Đô lớn, mà An Đô phải phát huy đầy đủ ưu thế trung tâm khu vực, sau đó phúc xạ sang các khu vực khác, tranh thủ phát triển thành trung tâm khu vực đất liền.
Định vị của Ninh Lăng cũng rất xảo diệu, muốn làm dẫn đầu của An Đông, thúc đẩy thành điểm sáng của khu vực trung tây, không chỉ thúc đẩy kinh tế An Nguyên phát triển mà còn mở rộng ra bốn tỉnh lân cận như Tần, Ngạc, Tương, Quế, tạo thành trung tâm kinh tế của khu vực này.
Về phần Miên Châu, Kiến Dương cùng Thiên Châu, Dương Kính Quang cảm giác được hai nơi Miên Châu, Kiến Dương còn miễn cưỡng, Thiên Châu lại bổ sung cho hai thành phố kia thì không quá hợp lý. Nếu nói Thiên Châu bổ sung cho khu vực kinh tế An Trung còn hợp lý đôi chút. Ví dụ như thành nơi cung cấp nông sản.
Lam Sơn, Vinh Sơn cùng Lô Hóa, tam giác phía nam mười năm trước rất chói mắt nhưng bây giờ gần như là u ám. Mặc dù kinh tế Lam Sơn phát triển vẫn khá tốt, Vinh Sơn mặc dù có khởi sắc nhưng so sánh với các nơi khác trong tỉnh thì vẫn kém nhiều, phải rất lâu nữa mới đuổi kịp với tốc độ phát triển hiện nay. Về phần Lô Hóa thì sau khi Trử Lương bị điều chỉnh, Lăng Chính Dược có lẽ vẫn sẽ điều chỉnh mạnh bộ máy ở đây. Điểm này Dương Kính Quang và Triệu Quốc Đống đều đồng ý. Với một người bệnh nặng thì không phẫu thuật thì không thể chữa khỏi được.
So sánh với Dương Kính Quang chú ý đến sự phát triển của thành thị thì khi Long Ứng Hoa cầm bản quy hoạch này trong tay lại chú ý hơn đến đề nghị quy hoạch sản nghiệp cụ thể.
Triệu Quốc Đống có thể dùng chiêu này làm Long Ứng Hoa rất kinh ngạc. Theo Long Ứng Hoa nhớ cán bộ ở tầm này rất ít tự mình làm việc, chủ yếu dựa vào đề nghị của văn phòng nghiên cứu chính sách và trung tâm nghiên cứu phát triển đưa ra rồi tổng hợp. Tự mình đưa ra phương hướng phát triển này rồi yêu cầu chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu phát triển phân tích, bổ sung đúng là rất hiếm thấy.
Hắn không cho rằng cách làm này của Triệu Quốc Đống đáng phổ biến, khen ngợi. Mỗi người có chức trách của mình. Chủ tịch tỉnh cần làm là thống nhất quy hoạch, an bài hợp lý, nói cao một chút, quyết định cao một chút mà không phải tự mình tiến hành. Chẳng qua cảm thấy bản quy hoạch này của Triệu Quốc Đống liên quan tới bố cục vĩ mô, không dính nhiều tới sản nghiệp kinh tế cụ thể, nói không ít về xây dựng hệ thống và phát triển xã hội, đây có lẽ là điều mà Triệu Quốc Đống muốn cố gắng thể hiện.
Nhưng Triệu Quốc Đống đưa ra vài ý kiến phát triển sản nghiệp cũng làm Long Ứng Hoa rất hứng thú. Ví dụ như đưa ra Thông Thành lấy ngành khí thiên nhiên làm cơ sở, phát triển ngành hóa chất công nghệ cao. Miên Châu và Kiến Dương dựa vào xây dựng hành lang khoa học kỹ thuật Tỳ Bà Khê để nhanh chóng thăng cấp ngành cơ giới chế tạo, nhất là tích cực kết hợp nhu cầu phát triển quốc phòng của quốc gia… biến Miên Châu, Kiến Dương thành trụ sở ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Gập bản quy hoạch lại, Long Ứng Hoa hít sâu một hơi. Triệu Quốc Đống đúng là có tài năng, trong bản quy hoạch này ít đề cập tới Ninh Lăng, chỉ nhắc tới cần lợi dụng vị trí đầu mối quan trọng về giao thông của Ninh Lăng, xây dựng trung tâm vật tư An đông.
Để Vĩnh Lương dung nhập vào vành đai kinh tế An Đô cũng rất có tính sáng tạo, dựa vào thị trường của An Đô mà khiến ngành thép, vật liệu xây dựng, hóa chất của Vĩnh Lương phát triển nhanh hơn, đạt không gian thị trường lớn hơn. Nhưng Long Ứng Hoa không cho rằng Vĩnh Lương nên bỏ qua qua việc phát triển theo hướng của Ninh Lăng. Dù sao đường sắt An Tương, cao tốc An Tương có thể khiến hàng hóa Vĩnh Lương nhanh chóng tiến vào cảng Ninh Lăng, thông qua vận chuyển đường thủy mà giảm bớt chi phí.
Vẫn lấy An Đô làm trung tâm kinh tế là điều làm nhiều người ngạc nhiên. Nhất là năm nay GDP của Ninh Lăng vượt qua An Đô, mà hai ba năm sau khoảng cách giữa Ninh Lăng và An Đô sẽ càng lúc càng lớn. Vậy mà Triệu Quốc Đống không hề do dự đặt địa vị kinh tế của An Đô lên thứ nhất, dù là nó bị Ninh Lăng vượt rất xa. Quan Kinh Sơn đọc sẽ thấy như thế nào, Chung Dược Quân sẽ nghĩ ra sao? Có lẽ Triệu Quốc Đống đã sớm cho Chung Dược Quân ăn đường nên mới nói như vậy.
Long Ứng Hoa biết Lăng Chính Dược đang cố ý muốn đẩy Viên Chí Kiên làm thường vụ tỉnh ủy, hơn nữa cũng rất tự tin. Nhưng Long Ứng Hoa vẫn có chút lo lắng về phản ứng của Triệu Quốc Đống. Trong thời gian này hai người Triệu Quốc Đống, Lăng Chính Dược coi như hòa thuận, nhưng nó không có nghĩa ở vài vấn đề mấu chốt Triệu Quốc Đống sẽ nhượng bộ. Triệu Quốc Đống nhất định đang vận động để Chung Dược Quân vào thường vụ. Chung Dược Quân có thể vào thường vụ hay không chính là đại biểu cho sự tán thành công việc của Ninh Lăng. Cho nên Triệu Quốc Đống thà rằng thoáng nguyện ý hạ thấp trong vài vấn đề để hòa hợp với Lăng Chính Dược cũng là để Chung Dược Quân vào thường vụ.
Sau khi Đại hội Đảng kết thúc trung ương nhất định sẽ cân nhắc vấn đề này, sẽ trưng cầu ý kiến Lăng Chính Dược, Triệu Quốc Đống và Miêu Chấn Trung. Nhưng có bóng ma lần trước, Long Ứng Hoa vẫn cảm thấy Lăng Chính Dược chưa chắc có thể được như lúc mình mới tới An Nguyên, mọi ý kiến đều được trung ương thỏa mãn. Trần Anh Lộc, Tề Hoa, thêm mình, điều chỉnh ba thường vụ, kể cả Dương Kính Quang sang bên ủy ban tỉnh, trung ương đều làm theo ý Lăng Chính Dược. Hơn nữa lần này Ba Kiên Cường đi, trung ương vốn có ý điều người từ ngoài tới nhưng do Lăng Chính Dược vận động nên khiến Hồ Vạn Sơn lên chức, có thể nói sức ảnh hưởng của Lăng Chính Dược ở tỉnh ủy đã đạt đến đỉnh.
Lên tới đỉnh nhất định sẽ suy, Long Ứng Hoa tin vào lời này. Trung ương không phải không rõ tình hình của An Nguyên, nhất là có Qua Tĩnh từng làm trưởng ban tổ chức cán bộ An Nguyên, Qua Tĩnh có quyền lực trực tiếp báo cáo công việc với lãnh đạo chủ yếu trung ương. Cô ta nhất định sẽ hò hét thay cho Triệu Quốc Đống.
Dù là Chư Hiền có quan hệ tốt với Lăng Chính Dược, Lăng Chính Dược cũng không thể một tay che trời. Hơn nữa sau Đại hội Đảng vị trí của Chư Hiền có thể sẽ bị điều chỉnh, ai biết tân trưởng ban sẽ là ai.
Chẳng qua có một nguyên tắc sẽ không thay đổi, trung ương sẽ không cho phép một địa phương sẽ do một người nắm quyền tuyệt đối, như vậy thích hợp cân nhắc người của Triệu Quốc Đống tiến vào là cần thiết. Căn cứ suy nghĩ này, Long Ứng Hoa rất lo lắng Lăng Chính Dược sẽ gặp khó ở vấn đề này. Đương nhiên trong đó còn nhiều ẩn số. Ví dụ như trung ương tính tới để Chung Dược Quân rời khỏi An Nguyên, lên chức. Tỉnh ủy để Tiêu Phượng Minh làm Bí thư thị ủy Ninh Lăng để đền bù, Viên Chí Kiên lên làm thường vụ tỉnh ủy. Khả năng này cũng có nhưng bây giờ không ai phán đoán ra được.
Dương Kính Quang sớm biết Triệu Quốc Đống đang một mình nghiền ngẫm gì đó. Từ khi Triệu Quốc Đống bắt đầu xuống thị xã, huyện khảo sát, mỗi nơi Triệu Quốc Đống đều tìm hiểu rất rõ. Dương Kính Quang từng thấy Âu Dương Cẩm Hoa đã thu thập các tài liệu ở các ủy ban thị xã, thành phố. Vì thế Dương Kính Quang đã hỏi Âu Dương Cẩm Hoa, Âu Dương Cẩm Hoa nói mấy thứ này Triệu Quốc Đống cần dùng, điều này làm Dương Kính Quang rất kinh ngạc.
Bây giờ ít lãnh đạo tự viết, Dương Kính Quang xuất thân giảng viên, hơn nữa làm trưởng ban thư ký tỉnh ủy nhiều năm nên không quen để người khác viết thay mình. Mặc dù là vậy thì khi hắn sang làm phó chủ tịch thường trực cũng giảm nhiều thời gian tự mình viết, đôi khi xem mấy thứ thư ký đưa lên chỉ viết vài chữ vào đó, đưa ra bộ khung chung rồi thư ký dựa vào đó mà viết. Không ít lãnh đạo thậm chí gọi thư ký hoặc nhân viên đánh máy vào viết theo lời bọn họ nói, cuối cùng sau khi văn phòng sửa chữa rồi chỉ đọc là phê duyệt lần cuối.
Nếu Triệu Quốc Đống tự mình chấp bút thì khẳng định là chuyện quan trọng. Vì thế Dương Kính Quang rất hứng thú với việc này.
Dương Kính Quang nhanh chóng thấy được bản thảo này thể hiện rõ phong cách của Triệu Quốc Đống, chẳng qua văn phòng đã chỉnh lại và hoàn thiện nhiều, có tính hệ thống hơn. Một vài quan điểm của Triệu Quốc Đống kết hợp tình hình thực tế của An Nguyên, đồng thời cũng bám chặt chính sách tinh thần của trung ương, bao trùm không chỉ ở phương diện kinh tế, còn cả về xây dựng hệ thống và phát triển xã hội.
Bản quy hoạch không quá đầy đủ này có thể nói là quy hoạch bổ sung, tăng cường cho quy hoạch năm năm lần thứ 11 của An Nguyên, tiến hành điều chỉnh hai năm đầu, nhất là với vài điểm còn thiếu sót. Bản quy hoạch Triệu Quốc Đống đưa ra lấy An Đô làm trung tâm của An Nguyên, lấy Ninh Lăng làm trung tâm của hành lang kinh tế Thông Thành, Tân Châu An Đông…
Lấy đường cao tốc để làm ràng buộc, tập hợp thành ưu thế kinh tế, hình thành sản nghiệp, lộ rõ ưu thế địa hình, phát triển sản nghiệp trụ cột tiên tiến, kéo các ngành khác lên theo, xúc tiến vành đai kinh tế nhiều vòng.
Vành đai kinh tế An Trung là điểm làm người ta chú ý nhất. Triệu Quốc Đống đưa ra ý tưởng Hoài Khánh, Nam Hoa, Đường Giang, Vĩnh Lương dung nhập vào An Đô lớn, mà An Đô phải phát huy đầy đủ ưu thế trung tâm khu vực, sau đó phúc xạ sang các khu vực khác, tranh thủ phát triển thành trung tâm khu vực đất liền.
Định vị của Ninh Lăng cũng rất xảo diệu, muốn làm dẫn đầu của An Đông, thúc đẩy thành điểm sáng của khu vực trung tây, không chỉ thúc đẩy kinh tế An Nguyên phát triển mà còn mở rộng ra bốn tỉnh lân cận như Tần, Ngạc, Tương, Quế, tạo thành trung tâm kinh tế của khu vực này.
Về phần Miên Châu, Kiến Dương cùng Thiên Châu, Dương Kính Quang cảm giác được hai nơi Miên Châu, Kiến Dương còn miễn cưỡng, Thiên Châu lại bổ sung cho hai thành phố kia thì không quá hợp lý. Nếu nói Thiên Châu bổ sung cho khu vực kinh tế An Trung còn hợp lý đôi chút. Ví dụ như thành nơi cung cấp nông sản.
Lam Sơn, Vinh Sơn cùng Lô Hóa, tam giác phía nam mười năm trước rất chói mắt nhưng bây giờ gần như là u ám. Mặc dù kinh tế Lam Sơn phát triển vẫn khá tốt, Vinh Sơn mặc dù có khởi sắc nhưng so sánh với các nơi khác trong tỉnh thì vẫn kém nhiều, phải rất lâu nữa mới đuổi kịp với tốc độ phát triển hiện nay. Về phần Lô Hóa thì sau khi Trử Lương bị điều chỉnh, Lăng Chính Dược có lẽ vẫn sẽ điều chỉnh mạnh bộ máy ở đây. Điểm này Dương Kính Quang và Triệu Quốc Đống đều đồng ý. Với một người bệnh nặng thì không phẫu thuật thì không thể chữa khỏi được.
So sánh với Dương Kính Quang chú ý đến sự phát triển của thành thị thì khi Long Ứng Hoa cầm bản quy hoạch này trong tay lại chú ý hơn đến đề nghị quy hoạch sản nghiệp cụ thể.
Triệu Quốc Đống có thể dùng chiêu này làm Long Ứng Hoa rất kinh ngạc. Theo Long Ứng Hoa nhớ cán bộ ở tầm này rất ít tự mình làm việc, chủ yếu dựa vào đề nghị của văn phòng nghiên cứu chính sách và trung tâm nghiên cứu phát triển đưa ra rồi tổng hợp. Tự mình đưa ra phương hướng phát triển này rồi yêu cầu chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu phát triển phân tích, bổ sung đúng là rất hiếm thấy.
Hắn không cho rằng cách làm này của Triệu Quốc Đống đáng phổ biến, khen ngợi. Mỗi người có chức trách của mình. Chủ tịch tỉnh cần làm là thống nhất quy hoạch, an bài hợp lý, nói cao một chút, quyết định cao một chút mà không phải tự mình tiến hành. Chẳng qua cảm thấy bản quy hoạch này của Triệu Quốc Đống liên quan tới bố cục vĩ mô, không dính nhiều tới sản nghiệp kinh tế cụ thể, nói không ít về xây dựng hệ thống và phát triển xã hội, đây có lẽ là điều mà Triệu Quốc Đống muốn cố gắng thể hiện.
Nhưng Triệu Quốc Đống đưa ra vài ý kiến phát triển sản nghiệp cũng làm Long Ứng Hoa rất hứng thú. Ví dụ như đưa ra Thông Thành lấy ngành khí thiên nhiên làm cơ sở, phát triển ngành hóa chất công nghệ cao. Miên Châu và Kiến Dương dựa vào xây dựng hành lang khoa học kỹ thuật Tỳ Bà Khê để nhanh chóng thăng cấp ngành cơ giới chế tạo, nhất là tích cực kết hợp nhu cầu phát triển quốc phòng của quốc gia… biến Miên Châu, Kiến Dương thành trụ sở ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Gập bản quy hoạch lại, Long Ứng Hoa hít sâu một hơi. Triệu Quốc Đống đúng là có tài năng, trong bản quy hoạch này ít đề cập tới Ninh Lăng, chỉ nhắc tới cần lợi dụng vị trí đầu mối quan trọng về giao thông của Ninh Lăng, xây dựng trung tâm vật tư An đông.
Để Vĩnh Lương dung nhập vào vành đai kinh tế An Đô cũng rất có tính sáng tạo, dựa vào thị trường của An Đô mà khiến ngành thép, vật liệu xây dựng, hóa chất của Vĩnh Lương phát triển nhanh hơn, đạt không gian thị trường lớn hơn. Nhưng Long Ứng Hoa không cho rằng Vĩnh Lương nên bỏ qua qua việc phát triển theo hướng của Ninh Lăng. Dù sao đường sắt An Tương, cao tốc An Tương có thể khiến hàng hóa Vĩnh Lương nhanh chóng tiến vào cảng Ninh Lăng, thông qua vận chuyển đường thủy mà giảm bớt chi phí.
Vẫn lấy An Đô làm trung tâm kinh tế là điều làm nhiều người ngạc nhiên. Nhất là năm nay GDP của Ninh Lăng vượt qua An Đô, mà hai ba năm sau khoảng cách giữa Ninh Lăng và An Đô sẽ càng lúc càng lớn. Vậy mà Triệu Quốc Đống không hề do dự đặt địa vị kinh tế của An Đô lên thứ nhất, dù là nó bị Ninh Lăng vượt rất xa. Quan Kinh Sơn đọc sẽ thấy như thế nào, Chung Dược Quân sẽ nghĩ ra sao? Có lẽ Triệu Quốc Đống đã sớm cho Chung Dược Quân ăn đường nên mới nói như vậy.
Long Ứng Hoa biết Lăng Chính Dược đang cố ý muốn đẩy Viên Chí Kiên làm thường vụ tỉnh ủy, hơn nữa cũng rất tự tin. Nhưng Long Ứng Hoa vẫn có chút lo lắng về phản ứng của Triệu Quốc Đống. Trong thời gian này hai người Triệu Quốc Đống, Lăng Chính Dược coi như hòa thuận, nhưng nó không có nghĩa ở vài vấn đề mấu chốt Triệu Quốc Đống sẽ nhượng bộ. Triệu Quốc Đống nhất định đang vận động để Chung Dược Quân vào thường vụ. Chung Dược Quân có thể vào thường vụ hay không chính là đại biểu cho sự tán thành công việc của Ninh Lăng. Cho nên Triệu Quốc Đống thà rằng thoáng nguyện ý hạ thấp trong vài vấn đề để hòa hợp với Lăng Chính Dược cũng là để Chung Dược Quân vào thường vụ.
Sau khi Đại hội Đảng kết thúc trung ương nhất định sẽ cân nhắc vấn đề này, sẽ trưng cầu ý kiến Lăng Chính Dược, Triệu Quốc Đống và Miêu Chấn Trung. Nhưng có bóng ma lần trước, Long Ứng Hoa vẫn cảm thấy Lăng Chính Dược chưa chắc có thể được như lúc mình mới tới An Nguyên, mọi ý kiến đều được trung ương thỏa mãn. Trần Anh Lộc, Tề Hoa, thêm mình, điều chỉnh ba thường vụ, kể cả Dương Kính Quang sang bên ủy ban tỉnh, trung ương đều làm theo ý Lăng Chính Dược. Hơn nữa lần này Ba Kiên Cường đi, trung ương vốn có ý điều người từ ngoài tới nhưng do Lăng Chính Dược vận động nên khiến Hồ Vạn Sơn lên chức, có thể nói sức ảnh hưởng của Lăng Chính Dược ở tỉnh ủy đã đạt đến đỉnh.
Lên tới đỉnh nhất định sẽ suy, Long Ứng Hoa tin vào lời này. Trung ương không phải không rõ tình hình của An Nguyên, nhất là có Qua Tĩnh từng làm trưởng ban tổ chức cán bộ An Nguyên, Qua Tĩnh có quyền lực trực tiếp báo cáo công việc với lãnh đạo chủ yếu trung ương. Cô ta nhất định sẽ hò hét thay cho Triệu Quốc Đống.
Dù là Chư Hiền có quan hệ tốt với Lăng Chính Dược, Lăng Chính Dược cũng không thể một tay che trời. Hơn nữa sau Đại hội Đảng vị trí của Chư Hiền có thể sẽ bị điều chỉnh, ai biết tân trưởng ban sẽ là ai.
Chẳng qua có một nguyên tắc sẽ không thay đổi, trung ương sẽ không cho phép một địa phương sẽ do một người nắm quyền tuyệt đối, như vậy thích hợp cân nhắc người của Triệu Quốc Đống tiến vào là cần thiết. Căn cứ suy nghĩ này, Long Ứng Hoa rất lo lắng Lăng Chính Dược sẽ gặp khó ở vấn đề này. Đương nhiên trong đó còn nhiều ẩn số. Ví dụ như trung ương tính tới để Chung Dược Quân rời khỏi An Nguyên, lên chức. Tỉnh ủy để Tiêu Phượng Minh làm Bí thư thị ủy Ninh Lăng để đền bù, Viên Chí Kiên lên làm thường vụ tỉnh ủy. Khả năng này cũng có nhưng bây giờ không ai phán đoán ra được.
/1736
|