Tiêu Pháp nhìn con trai Tiêu Nhuận Sinh cười nói:
-Ngươi xem Trương Nguyên sao lại cùng một giọng điệu với Tư Tử Tiên, đối với học vấn của người phương Tây lại rất tôn sùng. Matteo Ricci là vị đại nho phương Tây, Từ Tử Tiên còn thuyết phục ta gia nhập Thiên chúa giáo phương Tây. Việc này có chút hoang đường, bị ta từ chối, nhân thế Đại Minh ta có Nho giáo, xuất thế có Thích Huyền, xuất Nho nhập Phật, du vu tam giáo, hà tất phải để Thiên chúa giáo cứu vớt. Trương Nguyên, sau này trò gặp Từ Tử Tiên thì chớ bị cậu ta nói động gia nhập Thiên chúa giáo, bây giờ triều thần có phần bất mãn với việc truyền giáo vào Đại Minh của người phương Tây, chỗ nào cũng có các bài viết phản đối, sớm muộn gì cũng xảy ra đại loạn, trò còn nhỏ tuổi dễ gây sự, sau này chớ để liên lụy.
Trương Nguyên đáp:
-Học trò đương nhiên sẽ không gia nhập Thiên chúa giáo, nhưng học trò nghĩ thế gian lúc này việc dẫn dụ người khác vào Thiên chúa giáo đối với thế phong không phải là không có lợi, đặc biệt là Giang Nam, làn gió xa hoa lãng phí đang rất thịnh.
Tiêu Pháp “ừ” một tiếng rồi nói:
-Từ Tử Tiên cũng nói với ta là Thiên chúa giáo rất coi trọng việc tiết kiệm, nhưng giáo lí của Thiên chúa giáo sai ở chỗ đúng sai phải rõ ràng, Từ Tử Tiên có tài thực thiên, gia nhập giáo là một con đường sai lầm, thật đáng tiếc.
Trương Nguyên đương nhiên không nghĩ là Từ Quang Khải là ngộ nhập lạc lối, hỏi:
-Không biết Từ sư huynh bây giờ đanh làm chức quan gì?
Tiêu Pháp nói:
-Vẫn giữ chức quan nhàn tản ở Hàn Lâm Viện, gần đây ở Thiên Tân coi việc trồng rau nghiên cứu thủy lợi nông điền, Từ Tử Tiên có chí giúp đỡ tế thế, nhân tài hiếm có, không phải hạng người chỉ biết nói suông viết bát cổ văn, đáng tiếc là triều đình không dụng cậu ta.
Đang uống trà ở Thính Thiền cư, Tiêu Pháp đứng lên quay về Đạm Viên, dặn dò Trương Nguyên mỗi buổi chiều hãy đến Đạm Viên ghi chép “Quốc triều hiến chinh lục”. Những ngày này có sự giúp đỡ của Trương Nguyên, kiệt tác dự tính sẽ có hàng trăm bản đang được tiến hành rất nhanh.
... Bắt đầu từ ngày mười tháng tám Trương Nguyên lại vào Quốc Tử Giám học. Buổi sáng nghe tiến sĩ giảng kinh nghĩa và các tác phẩm chiếu, cáo, biểu, sách luận, phán từ, buổi chiều đến Đạm Viên giúp Tiêu lão sư chép sách. Theo đó tết Trung thu cũng đang đến gần, Trương Nguyên dần có chút lo lắng: phụ thân Trương Thụy Dương sao vẫn chưa đến Nam Kinh?
Trương Đại cũng vào Quốc Tử Giám đọc sách. Trương Ngạc vẫn như cũ tùy ý ra vào Quốc Tử Giám, ngắn ngủi mấy ngày, giá bán bốn lượng bạc một chiếc kính lão, sáu lượng một kính viễn vọng, đã bán được hơn một nửa. Trương Ngạc vô cùng khoái chí. Chiều ngày mười bốn tháng tám, Trương Nguyên từ Đạm Viên quay về Thính Thiền Cư, đang trên đường chậm bước, có hơi chau mày, lo lắng cho sự bình an của phụ thân nhưng lại không thể nào hỏi thăm. Mục Chân Chân không biết nói lời dễ nghe để an ủi thiếu gia, đành phải buồn rầu cùng thiếu gia.
Về đến Thính Thiền Cư, lại nhìn thấy mười mấy người hầu lạ mặt đang đứng trong nhà, Trương Nguyên đang hỏi những người này từ đâu đến thì từ phòng khách Trương Ngạc cùng với bốn người nữa bước ra. Trương Ngạc vui mừng gọi:
-Giới Tử, đệ xem ai đến này, khách quý chật nhà nhé.
-Ha ha, Giới Tử hiền đệ….!
-Trương Giới Tử, đã hai năm không gặp, đại danh như sấm bên tai nha.
-Giới Tử huynh, tiểu đệ có lời chào.
-Giới Tử hiền đệ, ngu huynh đang ở đây...
Bốn người ngồi trên bậc thềm vẻ mặt đều rất tươi cười, một mặt vừa chắp tay thi lễ một mặt vừa nghênh đón. Bốn người này theo thứ tự là Dương Thạch Hương ở Thanh Phổ, Nghê Nguyên Lộ ở Thượng Ngu, Phùng Mộng Long ở Tô Châu, Hạ Doãn Di ở Hoa Đình.
Trương Nguyên vui mừng, cười nói:
-Sao bốn vị lại đến cùng nhau thế này? Đây chẳng phải là rồng ghé nhà tôm hay sao?
Mọi người cười to.
Nghê Nguyên Lộ trong y phục đẹp đẽ tươi mới, tướng mạo lại giống như nữ nhi nói:
-Ta ở Tùng Giang thỉnh cầu Trần Mi Công dạy kỹ năng hội họa, biết được Tông Tử ở Quốc Tử Giám liền vượt đường xa đến thăm. Ở Thanh Phổ gặp được Dương huynh và Hạ huynh, ở Tô Châu thì lại gặp Phùng huynh, đều nói là đến thăm Trương Giới Tử nên mới đi cùng nhau, vui vẻ đồng hành.
Nghê Nguyên Lộ là bạn tốt của Trương Đại. Trương Nguyên và Nghê Nguyên Lộ chỉ mới gặp nhau một lần, khi cùng nhau xem tái diễn vở “Mẫu Đơn Đình” ở Sơn Âm viên vào năm ngoái, không có giao tình gì, ấn tượng đối với Nghê Nguyên Lộ là người này ưa sạch sẽ. Còn nữa, thư pháp và hội họa của Nghê Nguyên Lộ, có thể nói là nhân tài của hậu thế, gần đây danh tiếng bắt đầu nở rộ.
Dương Thạch Hương nói:
-Giới Tử hiền đệ, tập văn bát cổ đệ bình điểm ở Thanh Phổ lần trước, ngày mùng bảy tháng bảy đã được xuất bản, trong bảy ngày đã bán được một nghìn ba trăm bản, ba huyện Tùng Giang cũng rất chạy hàng.
Nghê Nguyên Lộ nói:
-Tập sách đó ta đã xem rồi, lời bình của Giới Tử rất cặn kẽ, ta cũng vì thế mà được lợi, tài thực của Giới Tử đã khiến ta có cái nhìn khác xưa.
Phùng Mộng Long nói:
-Giới Tử hiền đệ, “Cảnh thế thông ngôn” đó ngu huynh đã viết được năm cuốn.
Trương Nguyên vui mừng nói:
-Phùng huynh viết rất nhanh, đệ mong mỏi đã lâu.
Lúc này Lục Đại Hữu từ phía sau lầu đi đến. Lục Đại Hữu phụng lệnh của Lục Thao và Trương Nhược Hi, đi theo Dương Thạch Hương đến Kim Lăng gặp Trương Nguyên, bẩm báo tình hình tiến triển trù bị của cửa hàng vải “Thịnh Mỹ”.
Đang lúc hàn huyên nói chuyện, Trương Đại được Trương Ngạc sai người đến thông báo, từ trong Quốc Tử Giám cầm “xuất cung nhập kính bài” đi ra, nhìn thấy khách khứa đầy nhà thì tự mình vui sướng.
Nghê Nguyên Lộ là đặc biệt đến thăm Trương Đại. Dương Thạch Hương, Hạ Doãn Di, Phùng Mộng Long là vì chuyện của Hàn Xã và thư cục Hàn Xã mà đến, bốn người tính cả người hầu tất cả là mười lăm người. Đầu bếp nữ của Thính Thiền Cư đương nhiên không thể làm cơm cho nhiều người như vậy. Trương Ngạc nói:
-Lý Tuyết Y vừa mới sai người đến mời ba huynh đệ chúng ta đến dự tiệc, chư vị cũng cùng đến nhé. Ta sẽ bảo Năng Trụ gửi mười lượng bạc qua trước để người của Tương Chân Quán chuẩn bị rượu thịt.
Nghê Nguyên Lộ nói xen vào:
-Nhất định phải sạch sẽ đấy.
Trương Ngạc nói:
-Không cần phải chỉ bảo, mấy danh kỹ của kỹ viện ăn uống cực tinh khiết, cũng giống như có tính ưa sạch sẽ vậy.
Dương Thạch Hương nói nhỏ:
-Kỹ nữ ưa sạch sẽ, điều này thật kỳ lạ.
Trương Ngạc nói:
-Kỹ nữ tại sao không thể có tính thích sạch sẽ chứ, khách ưa nhìn thì tiếp, không ưa nhìn thì từ chối, có gì là không thể!
Trương Đại cau mày nói:
-Tam đệ đừng có lôi kéo chư vị nhân huynh đây chứ. Ta sợ là không thể tương bồi rồi cầm đèn quay về Quốc Tử Giám trước, lúc này thì mặt trời đã lặn ở Tây Sơn rồi.
Trương Ngạc cười nói:
-Việc này có gì khó đâu, phái một người đến Quốc Tử Giám xin nghỉ phép, nói là huynh bị cảm phong hàn đang mời y bốc thuốc.
Lúc này, một người hầu nam của Đạm Viên thở hồng hộc chạy tới bẩm báo với Trương Nguyên:
-Trương công tử lệnh tôn đại nhân đến rồi ạ, ở Đạm Viên, đang nói chuyện với lão gia nhà ta, lão gia nhà ta muốn giữ ông ấy lại dùng cơm.
Trương Nguyên vui mừng khôn xiết, phụ thân cuối cùng cũng đã đến, lo lắng mấy ngày nay, giờ khắc này đây giống như trút được gánh nặng vậy. Sở dĩ phụ thân tìm đến Đạm Viên trước, chắc chắn là vì thư của hắn đều là lấy danh nghĩa của Tiêu lão sư gửi qua trạm dịch. Trương Nguyên chắp tay nói với Dương Thạch Hương:
-Mấy vị nhân huynh, xin thứ lỗi, đệ phải đi gặp gia phụ ngay bây giờ.
Trương Đại nói:
-Ngũ bá phụ đã về, chúng ta đương nhiên cũng phải đến bái kiến, ta cũng không cần giả vờ bệnh xin nghỉ phép nữa.
Liền đi viết một cái thiếp bảo người hầu đến Quốc Tử Giám xin phép nghỉ học với Tu Đạo Đường tiến sĩ.
Trương Ngạc nói thẳng:
-Lần này thì xong đời rồi, Trương Giới Tử đã đeo gông nên phải thành thật, kỹ viện không đi được rồi, Vương Vi Cô phải mòn mỏi chờ đợi rồi đây.
Vì cha của Trương Nguyên ở chỗ của Tiêu lão sư, nên bốn người Dương Thạch Hương không tiện mạo muội đến bái kiến. Trương Nguyên bảo Lai Phúc đến tửu lầu Trạng Nguyên ở phố Thành Hiền, chuẩn bị mấy bàn tiệc mời đám người Dương Thạch Hương tiệc tối, còn hắn và đại huynh Trương Đại, tam huynh Trương Ngạc nhanh chóng đến Đạm Viên. Mục Chân Chân không đi cùng, nàng phải dọn dẹp phòng và giường chiếu để gia lão gia ở tạm.
Từ Thính Thiền Cư dưới núi Kê Minh đến Đạm Viên khoảng sáu dặm, mấy người Trương Nguyên đi rất vội. Trương Ngạc hỏi:
-Giới Tử, Ngũ bá phụ lần trước đến là năm nào?
Trương Nguyên đáp:
-Ba năm trước, năm đó phụ thân đệ quay về để mừng lễ đại thọ năm mươi.
Trương Ngạc nói:
-Ngũ bá phụ ở bên ngoài nhiều năm, hiếm khi về nhà, nói thật thì ta đã quên mất hình dáng Ngũ bá phụ thế nào rồi, Giới Tử đệ còn nhớ chứ?
Trương Nguyên cười nói:
-Nói nhảm! Sao có thể không nhớ chứ!
Thầm nghĩ:
“Mình cũng không nhớ rõ cho lắm, ấn tượng về phụ thân rất mơ hồ, mình là sự dung hợp của linh hồn hai thế hệ, tình cảm của Trương Nguyên đời nay mình hoàn toàn kế thừa, mẫu thân Lã thị nhân từ thấu hiểu tận đáy lòng, ký ức bệnh về mắt mùa hè năm trước mẫu thân sốt ruột như lửa đốt, vì mình mà cầu cứu thầy thuốc tứ phương, đêm đến thì luôn tụng niệm “Bạch y đại sĩ chú”, tình yêu thương của mẹ vô cùng sâu đậm.”
Nhưng đối với phụ thân Trương Thụy Dương, tình cảm mà Trương Nguyên kế thừa lại có phần lãnh đạm. Lúc Trương Thụy Dương ba mươi tuổi đã được tộc thúc Trương Nhữ Lâm tiến cử đến Chu Vương phủ ở Khai Phong làm tiểu lại, ba mươi sáu tuổi quay về quê nhà sống được hơn một tháng, năm sau Trương Nguyên ra đời, từ đó Trương Thụy Dương đều cách hai, ba năm lại về một chuyến, có điều mỗi lần chỉ nghỉ ngơi được một tháng. Trương Nguyên thời thơ ấu mỗi năm đều chưa thân quen với phụ thân thì phụ tử lại phải chia lìa.
Trương Nguyên cùng đại huynh và tam huynh nhanh chóng đến Đạm Viên. Hoàng hôn đã nặng nề buông xuống, Đạm Viên đã lên đèn. Tiêu Nhuận Sinh và Tông Dực Thiện ra nghênh đón. Tiêu Nhuận Sinh nói:
-Giới Tử, lệnh tôn đang đàm đạo với phụ thúc ta trong quán trà.
Trương Nguyên cùng Tiêu Nhuận Sinh bước đến quán trà, liền nhìn thấy Tiêu lão sư tóc bạc trắng đang uống trà nói chuyện với một người đàn ông xanh xao gầy gò khoảng hơn năm mươi tuổi. Trương Nguyên dừng bước, cảm xúc chợt dâng trào.
Ông lão xanh xao gầy gò đó đã đứng dậy, dáng người bậc trung, trán rộng, cằm nhọn, đầu đội khăn Hoa Dương, người mặc áo dài xanh, hai mắt rất có thần. Trương Nguyên vừa lại gần liền nhìn chằm chằm vào Trương Nguyên rồi kêu lên:
-Tiểu Nguyên!
Đây chính là phụ thân Trương Thụy Dương của hắn. Tuy Trương Nguyên đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, lại cùng đến với Trương Đại và Trương Ngạc, nhưng Trương Thụy Dương không nhận sai con. Trương Nguyên vội bước đến vài bước, quỳ gối trước phụ thân nói:
-Phụ thân, con xin dập đầu trước phụ thân.
Trương Đại và Trương Ngạc cũng vội chào Ngũ bá phụ, tự giới thiệu tên mình tránh để Ngũ bá phụ không nhận ra họ.
Trương Thụy Dương gương mặt tươi cười nói:
-Trương Đại, Trương Ngạc, tốt, tốt, đều đã lớn cả rồi. Ngũ bá phụ sắp nhận không ra các cháu rồi.
Mặt khác đỡ con trai Trương Nguyên đứng dậy, quan sát từ trên xuống dưới trang phục giám sinh của con trai, càng cười tươi hơn. Ông vừa mới nói chuyện với Tiêu lão sư, Tiêu lão sư khen Trương Nguyên có cố gắng, khiến Trương Thụy Dương vô cùng vui mừng. Tiêu thái sử là hải nội văn tôn, đức cao vọng trọng, Trương Nguyên có thể làm đệ tử của Tiêu thái sử và được khen ngợi như thế, niềm vui của Trương Thụy Dương không nghĩ cũng biết được.
Lục Đại Hữu cũng đi theo đến Đạm Viên, khấu đầu với Trương Thụy Dương. Trương Thụy Dương nhận ra Lục Đại Hữu liền hỏi tình hình gia đình bốn người của nữ tử Trương Nhược Hi.
Trương Ngạc không muốn ở lại Đạm Viên dùng cơm bèn nói:
-Ngũ bá phụ, cháu và đại huynh đã chuẩn bị tiệc rượu đón gió tẩy trần tại một tửu lầu ở phố Thành Hiền cho Ngũ bá phụ... Tiêu lão tiên sinh xin mời cùng đi.
Tiêu Pháp vốn muốn giữ Trương Thụy Dương lại dùng cơm tối, nhưng nghĩ đến phụ tử người ta người thân đoàn tụ, nhất định sẽ có rất nhiều chuyện muốn nói, bèn nói:
-Ngọc Tuyền tiên sinh, vậy lão phu không giữ tiên sinh nữa, người nhà các người gặp lại nhau cứ trò chuyện thâm tình đi.
Trương Thụy Dương hiệu là Ngọc Tuyền. Trương Thụy Dương trước mặt Tiêu Pháp có chút gò bó, chẳng qua ông chỉ là một tiểu lại hàng bát phẩm, cũng không phải là tú tài, trước mặt Tiêu trạng nguyên vang danh khắp thiên hạ, nào có tư cách cùng ngồi uống trà, chỉ vì ông là cha của Trương Nguyên mà Tiêu Pháp lão sư của Trương Nguyên, nên Tiêu Pháp mới tiếp đãi ông long trọng. Phải biết rằng Ngay cả Trương Nhữ Lâm ở trước mặt Tiêu Pháp cũng phải tự xưng là “Thị giáo sinh”.
Trương Thụy Dương cung kính nói:
-Vậy vãn sinh xin cáo từ trước, hôm sau sẽ mang theo tiểu khuyển đến gặp tiên sinh.
Tiêu Nhuận Sinh thay mặt cha tiễn khách. Trương Nguyên đi theo sau phụ thân ra khỏi quán trà, bỗng nhìn thấy một người già đầu bạc bước đến chào, vui mừng khôn xiết nói:
-Thiếu gia, lão nô là Phù Thành, thiếu gia còn nhận ra lão nô không?
Ba năm trước Trương Thụy Dương quay lại Sơn Âm mừng đại thọ năm mươi tuổi, lần đó Phù Thành vì bị bệnh lây nhiễm nên không về cùng, tính ra cũng đã sáu năm rồi không về lại Sơn Âm.
Trương Nguyên nghĩ ngợi một lát rồi vui mừng nói:
-Là Phù Thành, sao ta lại không nhớ chứ. Hội đèn lồng tết Nguyên Tiêu năm ta sáu tuổi Phù thúc đã chở ta đi xem nhà đèn đẹp nhất thế gian.
Gương mặt Phù Thành lập tức cười tươi như hoa, luôn miệng nói:
-Trí nhớ của thiếu gia rất tốt, thiếu gia rất có tiền đồ đấy ạ, mới có mười bảy tuổi mà đã là tú tài tướng công rồi, lão gia sẽ không cần phải xa nhà ra bên ngoài mưu sự nữa, cuối cùng cũng có thể về nhà hưởng phúc rồi.
Phù Thành từ nhỏ đã là người hầu ở Đông Trương, còn lớn tuổi hơn cả Trương Thụy Dương, theo Trương Thụy Dương đến Khai Phong mới đó đã hai mươi năm, tuổi già nên nhớ nhà, lần này Trương Thụy Dương quyết định từ chức ở Chu Vương phủ quay về Thiệu Hưng, Phù Thành cũng vui mừng khôn xiết.
Lại có hai người đến chào Trương Nguyên, một người là con trai Phù Thành tên Phù Đại Công, tuổi khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám, người kia thì Trương Nguyên chưa từng gặp qua, là một người hầu tuổi khoảng hai mươi, chắp tay nói:
-Tiểu nhân Lai Vượng đến gặp thiếu gia.
Trương Thụy Dương nói:
-Lai Vượng là người miền Bắc, là đầy tớ của ta ở Chu Vương phủ, lần này ta từ quan về Sơn Âm, Lai Vượng nhất định đòi đi theo.
Lai Vượng nói:
-Duyện Sử Trưởng nhân nghĩa, tiểu nhân được chiếu cố nhiều, tự nguyện làm đầy tớ cho Trương gia.
Trương Ngạc cười nói:
-Cái tên gọi Lai Vượng này với Lai Phúc rất giống huynh đệ, thế này cũng tốt, Lai Phúc rồi Lai Vượng, Giới Tử một bước lên mây ai cũng ngăn không được.
Trương Thụy Dương đang định hỏi là ai thì Vũ Lăng chạy đến nói:
-Thiếu gia, kiệu đã chuẩn bị xong.
Rồi khấu đầu với Trương Thụy Dương.
Phù Đại Công nhéo nhéo cánh tay nhỏ của Vũ Lăng, cười nói:
-Tiểu Vũ, ngươi vẫn không lớn hơn so với ba năm trước. Ngươi xem thiếu gia đó, cao thế này rồi.
Trương Thụy Dương ngồi kiệu, Trương Nguyên giúp đỡ kiệu, vừa đi vừa trả lời câu hỏi của phụ thân.
Trương Thụy Dương ba năm không nhìn thấy con trai. Con trai cao hơn ông cả một cái đầu, lần đầu tiên con trai tham gia khoa cử lại đạt thủ khoa cả ba kì thi huyện, thi phủ và thi đạo, thật giống như nằm mơ vậy, Đông Trương bọn họ đã phát rồi. Trương Thụy Dương hỏi thăm tình hình trong nhà, tình hình việc hôn nhân của Trương Nguyên và Trương Nhược Hi. Trương Nguyên trả lời từng câu hỏi một. Trương Thụy Dương cực kì vui mừng, thở dài:
-Vi phụ năm nay tuổi đã năm mươi ba, lao lực hơn nửa đời người, nay cuối cùng cũng có thể an tâm nghỉ ngơi rồi.
Trương Nguyên nghe phụ thân cảm thán xong không khỏi cảm động, phụ thân ra ngoài mưu sinh nhiều năm như thế cũng đã vất vả lắm rồi, phụ mẫu song thân tuy đã thành thân được ba mươi năm nhưng những ngày chính thức sống bên nhau lại rất ít, nghĩ xong nói:
-Mẫu thân cũng vẫn luôn trông mong ngày này, sau này cha mẹ đã có thể cùng nhau hưởng thọ rồi.
Trương Thụy Dương “ừ” một tiếng, để tay mình lên mu bàn tay của con trai đang đỡ kiệu, vỗ vỗ rồi nói lại một lần nữa:
-Vi phụ thật sự rất vui, thực sự rất vui.
Nhìn ánh trăng mới nhô lên phía chân trời phía Đông, giọng điệu chậm dần, từ từ nói:
-Còn nhớ lúc con cha mới sáu tuổi, năm đó vi phụ từ Khai Phong trở về nhà nghỉ được bốn mươi ngày, sau tết Trung Thu lại rời Sơn Âm lên phía Bắc, con cùng với Nhược Hi còn có mẫu thân con đã tiễn vi phụ đến cầu Bát Tự. Con nắm lấy vạt áo cha không cho cha lên thuyền, cha nói đợi con thi đỗ tú tài rồi cha sẽ không cần phải ra ngoài làm quan nữa, con liền nói hôm qua con đã đi thi và con đã thi đỗ tú tài bảo cha đợi ở nhà hưởng phúc... Lúc đó ngay cả hôm qua và ngày mai con còn không phân biệt rõ, ha ha.
Mắt Trương Nguyên đã ươn ướt. Mẫu thân vào cái đêm hắn đỗ đạo thí cũng đã kể với hắn những câu chuyện vui thời thơ ấu, đây dường như là những lời hứa hẹn mà mỗi đứa con được cha mẹ yêu thương chiều chuộng đều có. Lời hứa lớn lên rồi sẽ đối xử với phụ mẫu nhưng thế nào, Trương Nguyên của hai đời đều từng nói lời hứa như vậy với cha mẹ mình. Kiếp này phụ mẫu song toàn, sao có thể không quý trọng!
Trương Đại nói:
-Ngũ bá phụ, học nghiệp của Giới Tử đã được Vương Quý Trọng tiên sinh ở Hội Kê, Hoàng Dung Ngụ tiên sinh ở Hàng Châu, còn có cả Tiêu thái sử chỉ điểm, đều là những nhà nho nổi tiếng, kỳ thi hương ở Hàng Châu vào năm sau, Ngũ bá phụ cứ đợi tin tốt lành là được rồi.
Trương Thụy Dương trong lòng rất vui, miệng thì nói:
-Không được kiêu ngạo, cố gắng học hành mới được.
Rồi hỏi Trương Nguyên vài câu về Tứ Thư. Trương Nguyên tuân thủ đúng quy tắc mà trả lời.
Trương Ngạc ở bên cạnh cười trộm, thầm nghĩ:
-Ngũ bá phụ còn không biết con trai ông bây giờ đã là nhân vật ở đẳng cấp nào, còn nghĩ là Giới Tử chưa vỡ lòng, lấy mấy câu Tứ Thư nông cạn thế kiểm tra Giới Tử, chẳng phải khiến Tiêu thái sử và Cố Tế Tửu cười sao.
Nhỏ giọng hỏi Phù Thành:
-Phù thúc, Ngũ bá phụ ở bên ngoài lâu năm mà vẫn không nạp thiếp đấy chứ?
Phù Thành cười nói:
-Đây không phải chuyện mà lão nô dám nhiều chuyện.
Trương Ngạc nghe thấy liền nghĩ:
-Có kịch hay rồi.
Nói:
-Phù thúc, nói cho tôi biết đi, tôi sẽ gửi cho ông một bộ áo lông dê.
Phù Thành lắc đầu nói:
-Gia lão gia rất ngay thẳng cẩn thận với người khác còn đối với bà nhà thì vô cùng ân ái.
Trương Ngạc ngắt lời:
-Dù có ân ái thế nào, mà không ở cùng nhau, Ngũ bá phụ tạm trú bên ngoài không có nữ nhân chăm sóc thì sao mà được chứ.
Phù Thành đáp:
-Ban đầu chẳng phải là có một người sao, chính là nha đầu Anh Cô người hầu của bà nhà, năm gia lão gia bốn mươi tuổi ở Khai Phong thì bà đã bảo gia lão gia mang theo Anh Cô để chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày, năm đó Anh Cô đã hai mươi ba tuổi. Anh Cô bạc mệnh, không thể đợi đến ngày về quê năm năm trước đã chết nơi đất khách.
Trương Ngạc “ồ” một tiếng, nói:
-Vậy Giới Tử phong lưu hơn Ngũ bá phụ nhiều.
Phù Thành cười cười, không hỏi gì thêm, con trai ông Phù Đại Công không nhịn được tò mò hỏi:
-Tam thiếu gia, Giới Tử thiếu gia phong lưu thế nào ạ?
Trương Ngạc nói:
- Niên thiếu xuân sam bạc, mãn lâu hồng tụ chiêu.
Trong lúc đang nói chuyện thì đã đến phố Thành Hiền. Ánh trăng ngày mười bốn tháng tám đã nhô lên khỏi trường Quốc Tử Giám, ánh đèn trên phố hòa với ánh trăng.
ơ ấu mỗi năm đều chưa thân quen với phụ thân thì phụ tử lại phải chia lìa.
Trương Ngạc tiến lên phía trước nói với Trương Thụy Dương:
-Ngũ bá phụ, tiệc rượu đã chuẩn bị xong, chính là ở bên tửu lầu Trạng Nguyên, còn có một vài người bạn nữa cũng ở đó đều đang đợi để đón gió tẩy trần cho Ngũ bá phụ.
Trương Thụy Dương với đám con cháu vây quanh cùng xuống tửu lầu Trạng Nguyên. Tầng hai đã bày ra ba bàn, bốn người một bàn, bọn người hầu cũng bày ra một bàn bát tiên khác. Phùng Mộng Long, Dương Thạch Hương, Hạ Doãn Di và Nghê Nguyên Lộ đều chào Trương Thụy Dương. Lai Phúc cũng nhanh nhẹn hơn, lần đầu tiên khấu đầu trước mặt Trương Thụy Dương, nói:
-Tiểu nhân Lai Phúc bái kiến lão gia!
Trương Thụy Dương thấy con trai kết giao toàn là sinh đồ, trong lòng cũng cảm thấy được an ủi. Sau khi hàn huyên với chư sinh, cười nói với Lai Vượng ở bên cạnh:
-Lai Vượng, ngươi không người thân cũng không có quê quán, hãy nhận Lai Phúc là ca ca đi.
Trương Thụy Dương đã hỏi qua con trai Trương Nguyên lai lịch của Lai Phúc.
Lai Vượng tiến đến phía trước bái kiến Lai Phúc, xưng Lai Phúc là ca ca, khiến Lai Phúc không hiểu gì cả. Vẫn là Vũ Lăng cười hihi giải thích với Lai Phúc, Lai Phúc tự nhiên cũng vui mừng, hai người đã gọi nhau huynh đệ.
Tiểu nhị tửu lầu đã được dặn dò chuẩn bị riêng cho Trương Thụy Dương một chiếc chiếu. Trương Thụy Dương đã quen tiết kiệm, gọi Trương Nguyên, Trương Đại và Trương Ngạc cùng ông dùng tiệc. Những món ăn nổi tiếng ở Nam Kinh như rượu Trạng Nguyên, cá trích Phù Dung, sò biển Kim Lăng, thịt gà muối Kim Lăng, cá trám đen hoa cúc, xương sườn Đinh Hương,...vừa được mang lên. Tiểu nhị rót cho Trương Thụy Dương một ly rượu trước. Trương Thụy Dương đang định bưng ly rượu lên thì chợt nhìn thấy một tiểu đồng tóc dài từ trên lầu chạy như bay xuống, lập tức chạy đến trước mặt Trương Nguyên, mồ hôi đầy đầu, giận dữ nhìn Trương Nguyên, lớn tiếng hỏi:
-Giới Tử tướng công vì sao phụ lòng nữ lang nhà tôi?
Giọng nói của tiểu đồng này rất sắc nhọn, rất có sức xuyên thấu. Đám người Phùng Mộng Long nhất thời đều ngơ ngác nhìn nhau, nhưng Trương Ngạc biết là chuyện gì liền che miệng cười, muốn xem Giới Tử bị Ngũ bá phụ giáo huấn. Lúc trước Trương Ngạc sai Năng Trụ đưa cho Lý Tuyết Y mười lượng bạc để Lý Tuyết Y chuẩn bị rượu thịt, ba huynh đệ họ muốn mượn Tương Chân Quán mở tiệc chiêu đãi bằng hữu, Khúc Trung Cựu viện vốn là nơi giao tiếp, nơi tụ tập của các văn nhân, mở tiệc chiêu đãi bằng hữu thường đều là mượn kỹ viện để lo liệu.
Trương Nguyên vội đứng dậy nói:
-Tiết Đồng, cùng ta ra ngoài nói chuyện.
Tiết Đồng tính tình trẻ con, lúc nãy mới vừa chạy khắp nơi tìm kiếm Trương Nguyên, lúc này nhìn thấy Trương Nguyên đã ngồi uống rượu ở tửu lầu Trạng Nguyên mà Tuyết Y tỷ và Vi Cô lại đang đợi ở bên kia đương nhiên là tức giận rồi, vì thế vừa đến liền lớn tiếng ồn ào.
Trương Thụy Dương không biết con trai đã gây ra chuyện gì bèn hỏi:
-Trương Nguyên, có chuyện gì thế, nữ lang gì vậy?
Trương Đại vội kéo Tiết Đồng ra ngoài nói chuyện. Bên này Trương Nguyên thấy phụ thân hỏi chuyện không khỏi bối rối bèn nói:
-Là nữ đệ tử của Trần Mi Công ở Hoa Đình, con từng giúp đỡ cô ấy, nên hôm nay muốn mời con và các vị bằng hữu cùng đến dự tiệc.
Trương Thụy Dương ra bên ngoài mưu sự nhiều năm, rất hiểu sự đời, nghe con trai nói thế liền biết nữ lang đó không phải là con nhà lành. Con trai muốn đi uống rượu cùng bằng hữu không tránh khỏi lo lắng. Con trai mới mười bảy tuổi, vẫn chưa thành thân mà đã qua lại với kỹ nữ, chuyện này ra thể thống gì chứ. Học nghiệp của con trai tiến bộ rất nhanh, nhưng thiếu niên phải được răn dạy, lúc này đương nhiên phải giữ thể diện cho con trai, tạm thời không truy cứu. Trương Đại kéo Tiết Đồng ra ngoài trợn mắt nói:
-Ngươi đã gây phiền phức cho Giới Tử rồi đấy, ngươi có nhìn thấy ông lão ngồi trước Giới Tử hay không, đó là phụ thân của Giới Tử mới từ Khai Phong trở về, vừa mới đến Kim Lăng, thế này thì Giới Tử sắp bị phụ thân quở trách rồi.
Tiết Đồng hối hận, mở to miệng, lắp bắp:
-Tôi...tôi không biết.
Trương Đại cười nói:
-Thôi bỏ đi, cũng không quan trọng lắm, ngươi quay về nói với Tuyết Y cô nương và Vương Vi nguyên nhân này là được.
Tiết Đồng vội chạy về U Lan Quán, Lý Tuyết Y cũng đang ở bên Vương Vi, nghe Tiết Đồng nói, Lý Tuyết Y che miệng cười nói:
-Chuyện này không hay rồi, phụ thân Giới Tử tướng công đến rồi, Giới Tử tướng công sắp bị mắng đấy.
Vương Vi liếc Tiết Đồng một cái, sẵng giọng:
-Sao ngươi lại lỗ mãng như thế hả?
Tiết Đồng vô cùng hổ thẹn.
Lý Tuyết Y thở nhẹ một tiếng:
-Thật đáng tiếc, ngày mai nhân Tết Trung Thu công tử của Lý Thị Lang mời ta dạo sông ngắm trăng, vốn dĩ ta đã khéo chối từ, như thế này thì đi thì tốt hơn. Tu Vi, không đi cùng ta sao?
Vương Vi lắc đầu tiễn Lý Tuyết Y, khi trở về bắt gặp ánh trăng như nước trong đình, ngẩng đầu nhìn ánh trăng sáng ở Luân Tương Viên, bồi hồi ngâm vài câu thơ của Trương Cửu Linh:
- Thanh huýnh giang thành nguyệt, lưu quang vạn lý đồng. Sở tư như mộng lý, tương vọng tại đình trung. Kiểu khiết thanh đài lộ, tiêu điều hoàng diệp phong. Hàm tình bất đắc ngữ, tần sử quế hoa không.
Một đám lá cây khổ tình như hình lông chim rơi bồng bềnh, Vương Vi lanh tay lẹ mắt như nhặt quân cờ ở ngón giữa. Về đến thư phòng, tìm được cuốn “Khúc giang tập”, lật đến trang “Thu tịch vọng nguyệt”: Tương thụ diệp giáp tại thư trung, hợp thượng, vu đăng hạ si si xuất thần.
Tiệc ở tửu lầu Trạng Nguyên xong xuôi, Trạng Nguyên đưa phụ thân về Thính Thiền Cư, còn đám người Dương Thạch Hương ở lại nhà khách gần tửu lầu Trạng Nguyên, bọn họ còn có việc muốn bàn bạc với Trương Nguyên nên phải ở lại Kim Lăng thêm vài ngày. Lục Đại Hữu đương nhiên là phải ở lại Thính thiền cư.
Vũ Lăng chạy về Thính Thiền Cư trước báo tin. Mục Chân Chân khẩn trương hỏi:
-Tiểu Vũ, gia lão gia đâu?
Vũ Lăng biết ý Mục Chân Chân liền nói:
-Lão gia và thiếu gia hòa khí lương thiện như nhau, nhìn thấy thiếu gia cũng cực kỳ vui mừng, có điều...
Liền đem chuyện Tiết Đồng thất lễ kể với Mục Chân Chân.
Mục Chân Chân lo lắng:
-Lão gia sẽ không trách thiếu gia chứ?
Vũ Lăng nói:
-Chuyện này cũng khó nói lắm.
Mục Chân Chân hỏi:
-Vậy thiếu gia có sợ không?
Mục Chân Chân nhớ đến lúc còn nhỏ mình làm việc gì sai thì rất sợ phụ thân bị mắng.
Vũ Lăng nói:
-Thiếu gia cười hi hi, dáng vẻ rất vui vẻ.
Trương Nguyên đúng là cười hi hi, còn có việc gì vui mừng hơn là phụ thân trở về bình an vô sự chứ, về phần phụ thân có thể sẽ vì huyện của Vương Vi mà quở mắng hắn thì hắn hoàn toàn không để ý đến, đó không phải vì hắn mặt dày mà tâm trí hắn rất thành thục, hắn hiểu rất rõ mỗi một việc mình làm, hắn có thể tự trách bản thân, còn nữa, có thể được phụ thân quở trách, nhiều lúc là một điều hạnh phúc.
Về đến Đạm Viên, Mục Chân Chân khấu đầu với Trương Thụy Dương. Trương Thụy Dương đã nghe con trai Trương Nguyên nói qua tình hình của cha con Mục Kính Nham và Mục Chân Chân. Mặc dù có chút khó hiểu việc con trai tiễn Mục Kính Nham đi nhập ngũ nhưng cũng không nói gì. Lúc này nhìn thấy thiếu nữ đọa dân dáng người cao gầy, hơi ngạc nhiên với làn da trắng mịn và đôi mắt màu lam của thiếu nữ, khen ngợi vài câu rồi theo con trai lên lầu đọc thư của thê tử Lã thị, rồi lại ngắm hai bức tranh của Thương Đạm Nhiên gửi đến. Trương Thụy Dương cười toe toét, mãi cho đến khi lên giường nghỉ nghỉ ngơi cũng không tìm được cơ hội giáo huấn con trai, đứa con này đã cho ông quá nhiều sự ngạc nhiên và vui mừng.
Ngày hôm sau, mười lăm tháng tám, Trương Nguyên vốn muốn xin nghỉ để đưa phụ thân ra ngoài nhưng Trương Thụy Dương nhất định muốn con trai như thường ngày đến Quốc Tử Giám nghe giảng. Trương Nguyên đến Quốc Tử Giám mới biết là hôm nay không lên lớp mà là phát động thu tiền cho tết Trung Thu. Ngoài Giám sinh nạp kê, mỗi Giám sinh đều có tám xếp lụa, đây là để ban cho phụ mẫu của Giám sinh, còn có một trăm thỏi tiền giấy, một trăm thỏi tiền giấy có mệnh giá tương đương với một tram quan tiền, có vẻ là một khoản tiền rất lớn nhưng sau năm Vĩnh Lạc thì loại tiền này của Đại Minh không còn đáng giá nữa. Năm Chính Đức, một trăm thỏi tiền giấy không đáng giá bằng một quan tiền. Năm Gia Tĩnh sau này tiền giấy càng giống như giấy lộn, triều đình cũng không còn in tiền mới nữa, trên thị trường cũng không thấy lưu thông nữa, cũng chỉ có mỗi Quốc Tử Giám là vẫn còn tồn tại tiền giấy, phát cho Giám sinh xem hàng giả, cũng may tám xếp lụa là thật.
Nhận được tiền lụa xong, hôm nay sẽ được nghỉ, rất nhiều Giám sinh vừa ra khỏi Tam Trọng môn liền vứt xấp tiền đó đi, cầm trong tay chỉ thêm nặng, dùng làm giấy vệ sinh thì sợ cứng, nhưng Trương Nguyên lại mang đống tiền giấy đó về Thính Thiền cư. Trương Nguyên nhìn những thứ này với ánh mắt như chúng là những văn vật, hơn nữa, tái phát hành tiền giấy cũng là một chuyện phải suy nghĩ sau này.
Trương Thụy Dương đang hỏi chuyện Vũ Lăng ở dưới lầu, Lục Đại Hữu đứng hầu một bên. Trương Thụy Dương tự nhiên hỏi những việc làm của Trương Nguyên trong hai năm gần đây, Vũ Lăng rất khôn khéo liền nói những lời dễ nghe. Lục Đại Hữu đứng bên cạnh có khi lại chen vào vài câu, đều là khen ngợi Trương Nguyên. Trương Thụy Dương nghe thấy thì như mở cờ trong bụng. Lúc này nhìn thấy con trai đem tiền lụa về thì càng vui hơn, tuy tám xấp lụa không đáng giá bao nhiêu tiền nhưng đây là do triều đình ban tặng, thân là phụ mẫu của Giám sinh cũng có chút vinh quang.
-Ngươi xem Trương Nguyên sao lại cùng một giọng điệu với Tư Tử Tiên, đối với học vấn của người phương Tây lại rất tôn sùng. Matteo Ricci là vị đại nho phương Tây, Từ Tử Tiên còn thuyết phục ta gia nhập Thiên chúa giáo phương Tây. Việc này có chút hoang đường, bị ta từ chối, nhân thế Đại Minh ta có Nho giáo, xuất thế có Thích Huyền, xuất Nho nhập Phật, du vu tam giáo, hà tất phải để Thiên chúa giáo cứu vớt. Trương Nguyên, sau này trò gặp Từ Tử Tiên thì chớ bị cậu ta nói động gia nhập Thiên chúa giáo, bây giờ triều thần có phần bất mãn với việc truyền giáo vào Đại Minh của người phương Tây, chỗ nào cũng có các bài viết phản đối, sớm muộn gì cũng xảy ra đại loạn, trò còn nhỏ tuổi dễ gây sự, sau này chớ để liên lụy.
Trương Nguyên đáp:
-Học trò đương nhiên sẽ không gia nhập Thiên chúa giáo, nhưng học trò nghĩ thế gian lúc này việc dẫn dụ người khác vào Thiên chúa giáo đối với thế phong không phải là không có lợi, đặc biệt là Giang Nam, làn gió xa hoa lãng phí đang rất thịnh.
Tiêu Pháp “ừ” một tiếng rồi nói:
-Từ Tử Tiên cũng nói với ta là Thiên chúa giáo rất coi trọng việc tiết kiệm, nhưng giáo lí của Thiên chúa giáo sai ở chỗ đúng sai phải rõ ràng, Từ Tử Tiên có tài thực thiên, gia nhập giáo là một con đường sai lầm, thật đáng tiếc.
Trương Nguyên đương nhiên không nghĩ là Từ Quang Khải là ngộ nhập lạc lối, hỏi:
-Không biết Từ sư huynh bây giờ đanh làm chức quan gì?
Tiêu Pháp nói:
-Vẫn giữ chức quan nhàn tản ở Hàn Lâm Viện, gần đây ở Thiên Tân coi việc trồng rau nghiên cứu thủy lợi nông điền, Từ Tử Tiên có chí giúp đỡ tế thế, nhân tài hiếm có, không phải hạng người chỉ biết nói suông viết bát cổ văn, đáng tiếc là triều đình không dụng cậu ta.
Đang uống trà ở Thính Thiền cư, Tiêu Pháp đứng lên quay về Đạm Viên, dặn dò Trương Nguyên mỗi buổi chiều hãy đến Đạm Viên ghi chép “Quốc triều hiến chinh lục”. Những ngày này có sự giúp đỡ của Trương Nguyên, kiệt tác dự tính sẽ có hàng trăm bản đang được tiến hành rất nhanh.
... Bắt đầu từ ngày mười tháng tám Trương Nguyên lại vào Quốc Tử Giám học. Buổi sáng nghe tiến sĩ giảng kinh nghĩa và các tác phẩm chiếu, cáo, biểu, sách luận, phán từ, buổi chiều đến Đạm Viên giúp Tiêu lão sư chép sách. Theo đó tết Trung thu cũng đang đến gần, Trương Nguyên dần có chút lo lắng: phụ thân Trương Thụy Dương sao vẫn chưa đến Nam Kinh?
Trương Đại cũng vào Quốc Tử Giám đọc sách. Trương Ngạc vẫn như cũ tùy ý ra vào Quốc Tử Giám, ngắn ngủi mấy ngày, giá bán bốn lượng bạc một chiếc kính lão, sáu lượng một kính viễn vọng, đã bán được hơn một nửa. Trương Ngạc vô cùng khoái chí. Chiều ngày mười bốn tháng tám, Trương Nguyên từ Đạm Viên quay về Thính Thiền Cư, đang trên đường chậm bước, có hơi chau mày, lo lắng cho sự bình an của phụ thân nhưng lại không thể nào hỏi thăm. Mục Chân Chân không biết nói lời dễ nghe để an ủi thiếu gia, đành phải buồn rầu cùng thiếu gia.
Về đến Thính Thiền Cư, lại nhìn thấy mười mấy người hầu lạ mặt đang đứng trong nhà, Trương Nguyên đang hỏi những người này từ đâu đến thì từ phòng khách Trương Ngạc cùng với bốn người nữa bước ra. Trương Ngạc vui mừng gọi:
-Giới Tử, đệ xem ai đến này, khách quý chật nhà nhé.
-Ha ha, Giới Tử hiền đệ….!
-Trương Giới Tử, đã hai năm không gặp, đại danh như sấm bên tai nha.
-Giới Tử huynh, tiểu đệ có lời chào.
-Giới Tử hiền đệ, ngu huynh đang ở đây...
Bốn người ngồi trên bậc thềm vẻ mặt đều rất tươi cười, một mặt vừa chắp tay thi lễ một mặt vừa nghênh đón. Bốn người này theo thứ tự là Dương Thạch Hương ở Thanh Phổ, Nghê Nguyên Lộ ở Thượng Ngu, Phùng Mộng Long ở Tô Châu, Hạ Doãn Di ở Hoa Đình.
Trương Nguyên vui mừng, cười nói:
-Sao bốn vị lại đến cùng nhau thế này? Đây chẳng phải là rồng ghé nhà tôm hay sao?
Mọi người cười to.
Nghê Nguyên Lộ trong y phục đẹp đẽ tươi mới, tướng mạo lại giống như nữ nhi nói:
-Ta ở Tùng Giang thỉnh cầu Trần Mi Công dạy kỹ năng hội họa, biết được Tông Tử ở Quốc Tử Giám liền vượt đường xa đến thăm. Ở Thanh Phổ gặp được Dương huynh và Hạ huynh, ở Tô Châu thì lại gặp Phùng huynh, đều nói là đến thăm Trương Giới Tử nên mới đi cùng nhau, vui vẻ đồng hành.
Nghê Nguyên Lộ là bạn tốt của Trương Đại. Trương Nguyên và Nghê Nguyên Lộ chỉ mới gặp nhau một lần, khi cùng nhau xem tái diễn vở “Mẫu Đơn Đình” ở Sơn Âm viên vào năm ngoái, không có giao tình gì, ấn tượng đối với Nghê Nguyên Lộ là người này ưa sạch sẽ. Còn nữa, thư pháp và hội họa của Nghê Nguyên Lộ, có thể nói là nhân tài của hậu thế, gần đây danh tiếng bắt đầu nở rộ.
Dương Thạch Hương nói:
-Giới Tử hiền đệ, tập văn bát cổ đệ bình điểm ở Thanh Phổ lần trước, ngày mùng bảy tháng bảy đã được xuất bản, trong bảy ngày đã bán được một nghìn ba trăm bản, ba huyện Tùng Giang cũng rất chạy hàng.
Nghê Nguyên Lộ nói:
-Tập sách đó ta đã xem rồi, lời bình của Giới Tử rất cặn kẽ, ta cũng vì thế mà được lợi, tài thực của Giới Tử đã khiến ta có cái nhìn khác xưa.
Phùng Mộng Long nói:
-Giới Tử hiền đệ, “Cảnh thế thông ngôn” đó ngu huynh đã viết được năm cuốn.
Trương Nguyên vui mừng nói:
-Phùng huynh viết rất nhanh, đệ mong mỏi đã lâu.
Lúc này Lục Đại Hữu từ phía sau lầu đi đến. Lục Đại Hữu phụng lệnh của Lục Thao và Trương Nhược Hi, đi theo Dương Thạch Hương đến Kim Lăng gặp Trương Nguyên, bẩm báo tình hình tiến triển trù bị của cửa hàng vải “Thịnh Mỹ”.
Đang lúc hàn huyên nói chuyện, Trương Đại được Trương Ngạc sai người đến thông báo, từ trong Quốc Tử Giám cầm “xuất cung nhập kính bài” đi ra, nhìn thấy khách khứa đầy nhà thì tự mình vui sướng.
Nghê Nguyên Lộ là đặc biệt đến thăm Trương Đại. Dương Thạch Hương, Hạ Doãn Di, Phùng Mộng Long là vì chuyện của Hàn Xã và thư cục Hàn Xã mà đến, bốn người tính cả người hầu tất cả là mười lăm người. Đầu bếp nữ của Thính Thiền Cư đương nhiên không thể làm cơm cho nhiều người như vậy. Trương Ngạc nói:
-Lý Tuyết Y vừa mới sai người đến mời ba huynh đệ chúng ta đến dự tiệc, chư vị cũng cùng đến nhé. Ta sẽ bảo Năng Trụ gửi mười lượng bạc qua trước để người của Tương Chân Quán chuẩn bị rượu thịt.
Nghê Nguyên Lộ nói xen vào:
-Nhất định phải sạch sẽ đấy.
Trương Ngạc nói:
-Không cần phải chỉ bảo, mấy danh kỹ của kỹ viện ăn uống cực tinh khiết, cũng giống như có tính ưa sạch sẽ vậy.
Dương Thạch Hương nói nhỏ:
-Kỹ nữ ưa sạch sẽ, điều này thật kỳ lạ.
Trương Ngạc nói:
-Kỹ nữ tại sao không thể có tính thích sạch sẽ chứ, khách ưa nhìn thì tiếp, không ưa nhìn thì từ chối, có gì là không thể!
Trương Đại cau mày nói:
-Tam đệ đừng có lôi kéo chư vị nhân huynh đây chứ. Ta sợ là không thể tương bồi rồi cầm đèn quay về Quốc Tử Giám trước, lúc này thì mặt trời đã lặn ở Tây Sơn rồi.
Trương Ngạc cười nói:
-Việc này có gì khó đâu, phái một người đến Quốc Tử Giám xin nghỉ phép, nói là huynh bị cảm phong hàn đang mời y bốc thuốc.
Lúc này, một người hầu nam của Đạm Viên thở hồng hộc chạy tới bẩm báo với Trương Nguyên:
-Trương công tử lệnh tôn đại nhân đến rồi ạ, ở Đạm Viên, đang nói chuyện với lão gia nhà ta, lão gia nhà ta muốn giữ ông ấy lại dùng cơm.
Trương Nguyên vui mừng khôn xiết, phụ thân cuối cùng cũng đã đến, lo lắng mấy ngày nay, giờ khắc này đây giống như trút được gánh nặng vậy. Sở dĩ phụ thân tìm đến Đạm Viên trước, chắc chắn là vì thư của hắn đều là lấy danh nghĩa của Tiêu lão sư gửi qua trạm dịch. Trương Nguyên chắp tay nói với Dương Thạch Hương:
-Mấy vị nhân huynh, xin thứ lỗi, đệ phải đi gặp gia phụ ngay bây giờ.
Trương Đại nói:
-Ngũ bá phụ đã về, chúng ta đương nhiên cũng phải đến bái kiến, ta cũng không cần giả vờ bệnh xin nghỉ phép nữa.
Liền đi viết một cái thiếp bảo người hầu đến Quốc Tử Giám xin phép nghỉ học với Tu Đạo Đường tiến sĩ.
Trương Ngạc nói thẳng:
-Lần này thì xong đời rồi, Trương Giới Tử đã đeo gông nên phải thành thật, kỹ viện không đi được rồi, Vương Vi Cô phải mòn mỏi chờ đợi rồi đây.
Vì cha của Trương Nguyên ở chỗ của Tiêu lão sư, nên bốn người Dương Thạch Hương không tiện mạo muội đến bái kiến. Trương Nguyên bảo Lai Phúc đến tửu lầu Trạng Nguyên ở phố Thành Hiền, chuẩn bị mấy bàn tiệc mời đám người Dương Thạch Hương tiệc tối, còn hắn và đại huynh Trương Đại, tam huynh Trương Ngạc nhanh chóng đến Đạm Viên. Mục Chân Chân không đi cùng, nàng phải dọn dẹp phòng và giường chiếu để gia lão gia ở tạm.
Từ Thính Thiền Cư dưới núi Kê Minh đến Đạm Viên khoảng sáu dặm, mấy người Trương Nguyên đi rất vội. Trương Ngạc hỏi:
-Giới Tử, Ngũ bá phụ lần trước đến là năm nào?
Trương Nguyên đáp:
-Ba năm trước, năm đó phụ thân đệ quay về để mừng lễ đại thọ năm mươi.
Trương Ngạc nói:
-Ngũ bá phụ ở bên ngoài nhiều năm, hiếm khi về nhà, nói thật thì ta đã quên mất hình dáng Ngũ bá phụ thế nào rồi, Giới Tử đệ còn nhớ chứ?
Trương Nguyên cười nói:
-Nói nhảm! Sao có thể không nhớ chứ!
Thầm nghĩ:
“Mình cũng không nhớ rõ cho lắm, ấn tượng về phụ thân rất mơ hồ, mình là sự dung hợp của linh hồn hai thế hệ, tình cảm của Trương Nguyên đời nay mình hoàn toàn kế thừa, mẫu thân Lã thị nhân từ thấu hiểu tận đáy lòng, ký ức bệnh về mắt mùa hè năm trước mẫu thân sốt ruột như lửa đốt, vì mình mà cầu cứu thầy thuốc tứ phương, đêm đến thì luôn tụng niệm “Bạch y đại sĩ chú”, tình yêu thương của mẹ vô cùng sâu đậm.”
Nhưng đối với phụ thân Trương Thụy Dương, tình cảm mà Trương Nguyên kế thừa lại có phần lãnh đạm. Lúc Trương Thụy Dương ba mươi tuổi đã được tộc thúc Trương Nhữ Lâm tiến cử đến Chu Vương phủ ở Khai Phong làm tiểu lại, ba mươi sáu tuổi quay về quê nhà sống được hơn một tháng, năm sau Trương Nguyên ra đời, từ đó Trương Thụy Dương đều cách hai, ba năm lại về một chuyến, có điều mỗi lần chỉ nghỉ ngơi được một tháng. Trương Nguyên thời thơ ấu mỗi năm đều chưa thân quen với phụ thân thì phụ tử lại phải chia lìa.
Trương Nguyên cùng đại huynh và tam huynh nhanh chóng đến Đạm Viên. Hoàng hôn đã nặng nề buông xuống, Đạm Viên đã lên đèn. Tiêu Nhuận Sinh và Tông Dực Thiện ra nghênh đón. Tiêu Nhuận Sinh nói:
-Giới Tử, lệnh tôn đang đàm đạo với phụ thúc ta trong quán trà.
Trương Nguyên cùng Tiêu Nhuận Sinh bước đến quán trà, liền nhìn thấy Tiêu lão sư tóc bạc trắng đang uống trà nói chuyện với một người đàn ông xanh xao gầy gò khoảng hơn năm mươi tuổi. Trương Nguyên dừng bước, cảm xúc chợt dâng trào.
Ông lão xanh xao gầy gò đó đã đứng dậy, dáng người bậc trung, trán rộng, cằm nhọn, đầu đội khăn Hoa Dương, người mặc áo dài xanh, hai mắt rất có thần. Trương Nguyên vừa lại gần liền nhìn chằm chằm vào Trương Nguyên rồi kêu lên:
-Tiểu Nguyên!
Đây chính là phụ thân Trương Thụy Dương của hắn. Tuy Trương Nguyên đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, lại cùng đến với Trương Đại và Trương Ngạc, nhưng Trương Thụy Dương không nhận sai con. Trương Nguyên vội bước đến vài bước, quỳ gối trước phụ thân nói:
-Phụ thân, con xin dập đầu trước phụ thân.
Trương Đại và Trương Ngạc cũng vội chào Ngũ bá phụ, tự giới thiệu tên mình tránh để Ngũ bá phụ không nhận ra họ.
Trương Thụy Dương gương mặt tươi cười nói:
-Trương Đại, Trương Ngạc, tốt, tốt, đều đã lớn cả rồi. Ngũ bá phụ sắp nhận không ra các cháu rồi.
Mặt khác đỡ con trai Trương Nguyên đứng dậy, quan sát từ trên xuống dưới trang phục giám sinh của con trai, càng cười tươi hơn. Ông vừa mới nói chuyện với Tiêu lão sư, Tiêu lão sư khen Trương Nguyên có cố gắng, khiến Trương Thụy Dương vô cùng vui mừng. Tiêu thái sử là hải nội văn tôn, đức cao vọng trọng, Trương Nguyên có thể làm đệ tử của Tiêu thái sử và được khen ngợi như thế, niềm vui của Trương Thụy Dương không nghĩ cũng biết được.
Lục Đại Hữu cũng đi theo đến Đạm Viên, khấu đầu với Trương Thụy Dương. Trương Thụy Dương nhận ra Lục Đại Hữu liền hỏi tình hình gia đình bốn người của nữ tử Trương Nhược Hi.
Trương Ngạc không muốn ở lại Đạm Viên dùng cơm bèn nói:
-Ngũ bá phụ, cháu và đại huynh đã chuẩn bị tiệc rượu đón gió tẩy trần tại một tửu lầu ở phố Thành Hiền cho Ngũ bá phụ... Tiêu lão tiên sinh xin mời cùng đi.
Tiêu Pháp vốn muốn giữ Trương Thụy Dương lại dùng cơm tối, nhưng nghĩ đến phụ tử người ta người thân đoàn tụ, nhất định sẽ có rất nhiều chuyện muốn nói, bèn nói:
-Ngọc Tuyền tiên sinh, vậy lão phu không giữ tiên sinh nữa, người nhà các người gặp lại nhau cứ trò chuyện thâm tình đi.
Trương Thụy Dương hiệu là Ngọc Tuyền. Trương Thụy Dương trước mặt Tiêu Pháp có chút gò bó, chẳng qua ông chỉ là một tiểu lại hàng bát phẩm, cũng không phải là tú tài, trước mặt Tiêu trạng nguyên vang danh khắp thiên hạ, nào có tư cách cùng ngồi uống trà, chỉ vì ông là cha của Trương Nguyên mà Tiêu Pháp lão sư của Trương Nguyên, nên Tiêu Pháp mới tiếp đãi ông long trọng. Phải biết rằng Ngay cả Trương Nhữ Lâm ở trước mặt Tiêu Pháp cũng phải tự xưng là “Thị giáo sinh”.
Trương Thụy Dương cung kính nói:
-Vậy vãn sinh xin cáo từ trước, hôm sau sẽ mang theo tiểu khuyển đến gặp tiên sinh.
Tiêu Nhuận Sinh thay mặt cha tiễn khách. Trương Nguyên đi theo sau phụ thân ra khỏi quán trà, bỗng nhìn thấy một người già đầu bạc bước đến chào, vui mừng khôn xiết nói:
-Thiếu gia, lão nô là Phù Thành, thiếu gia còn nhận ra lão nô không?
Ba năm trước Trương Thụy Dương quay lại Sơn Âm mừng đại thọ năm mươi tuổi, lần đó Phù Thành vì bị bệnh lây nhiễm nên không về cùng, tính ra cũng đã sáu năm rồi không về lại Sơn Âm.
Trương Nguyên nghĩ ngợi một lát rồi vui mừng nói:
-Là Phù Thành, sao ta lại không nhớ chứ. Hội đèn lồng tết Nguyên Tiêu năm ta sáu tuổi Phù thúc đã chở ta đi xem nhà đèn đẹp nhất thế gian.
Gương mặt Phù Thành lập tức cười tươi như hoa, luôn miệng nói:
-Trí nhớ của thiếu gia rất tốt, thiếu gia rất có tiền đồ đấy ạ, mới có mười bảy tuổi mà đã là tú tài tướng công rồi, lão gia sẽ không cần phải xa nhà ra bên ngoài mưu sự nữa, cuối cùng cũng có thể về nhà hưởng phúc rồi.
Phù Thành từ nhỏ đã là người hầu ở Đông Trương, còn lớn tuổi hơn cả Trương Thụy Dương, theo Trương Thụy Dương đến Khai Phong mới đó đã hai mươi năm, tuổi già nên nhớ nhà, lần này Trương Thụy Dương quyết định từ chức ở Chu Vương phủ quay về Thiệu Hưng, Phù Thành cũng vui mừng khôn xiết.
Lại có hai người đến chào Trương Nguyên, một người là con trai Phù Thành tên Phù Đại Công, tuổi khoảng hai mươi bảy, hai mươi tám, người kia thì Trương Nguyên chưa từng gặp qua, là một người hầu tuổi khoảng hai mươi, chắp tay nói:
-Tiểu nhân Lai Vượng đến gặp thiếu gia.
Trương Thụy Dương nói:
-Lai Vượng là người miền Bắc, là đầy tớ của ta ở Chu Vương phủ, lần này ta từ quan về Sơn Âm, Lai Vượng nhất định đòi đi theo.
Lai Vượng nói:
-Duyện Sử Trưởng nhân nghĩa, tiểu nhân được chiếu cố nhiều, tự nguyện làm đầy tớ cho Trương gia.
Trương Ngạc cười nói:
-Cái tên gọi Lai Vượng này với Lai Phúc rất giống huynh đệ, thế này cũng tốt, Lai Phúc rồi Lai Vượng, Giới Tử một bước lên mây ai cũng ngăn không được.
Trương Thụy Dương đang định hỏi là ai thì Vũ Lăng chạy đến nói:
-Thiếu gia, kiệu đã chuẩn bị xong.
Rồi khấu đầu với Trương Thụy Dương.
Phù Đại Công nhéo nhéo cánh tay nhỏ của Vũ Lăng, cười nói:
-Tiểu Vũ, ngươi vẫn không lớn hơn so với ba năm trước. Ngươi xem thiếu gia đó, cao thế này rồi.
Trương Thụy Dương ngồi kiệu, Trương Nguyên giúp đỡ kiệu, vừa đi vừa trả lời câu hỏi của phụ thân.
Trương Thụy Dương ba năm không nhìn thấy con trai. Con trai cao hơn ông cả một cái đầu, lần đầu tiên con trai tham gia khoa cử lại đạt thủ khoa cả ba kì thi huyện, thi phủ và thi đạo, thật giống như nằm mơ vậy, Đông Trương bọn họ đã phát rồi. Trương Thụy Dương hỏi thăm tình hình trong nhà, tình hình việc hôn nhân của Trương Nguyên và Trương Nhược Hi. Trương Nguyên trả lời từng câu hỏi một. Trương Thụy Dương cực kì vui mừng, thở dài:
-Vi phụ năm nay tuổi đã năm mươi ba, lao lực hơn nửa đời người, nay cuối cùng cũng có thể an tâm nghỉ ngơi rồi.
Trương Nguyên nghe phụ thân cảm thán xong không khỏi cảm động, phụ thân ra ngoài mưu sinh nhiều năm như thế cũng đã vất vả lắm rồi, phụ mẫu song thân tuy đã thành thân được ba mươi năm nhưng những ngày chính thức sống bên nhau lại rất ít, nghĩ xong nói:
-Mẫu thân cũng vẫn luôn trông mong ngày này, sau này cha mẹ đã có thể cùng nhau hưởng thọ rồi.
Trương Thụy Dương “ừ” một tiếng, để tay mình lên mu bàn tay của con trai đang đỡ kiệu, vỗ vỗ rồi nói lại một lần nữa:
-Vi phụ thật sự rất vui, thực sự rất vui.
Nhìn ánh trăng mới nhô lên phía chân trời phía Đông, giọng điệu chậm dần, từ từ nói:
-Còn nhớ lúc con cha mới sáu tuổi, năm đó vi phụ từ Khai Phong trở về nhà nghỉ được bốn mươi ngày, sau tết Trung Thu lại rời Sơn Âm lên phía Bắc, con cùng với Nhược Hi còn có mẫu thân con đã tiễn vi phụ đến cầu Bát Tự. Con nắm lấy vạt áo cha không cho cha lên thuyền, cha nói đợi con thi đỗ tú tài rồi cha sẽ không cần phải ra ngoài làm quan nữa, con liền nói hôm qua con đã đi thi và con đã thi đỗ tú tài bảo cha đợi ở nhà hưởng phúc... Lúc đó ngay cả hôm qua và ngày mai con còn không phân biệt rõ, ha ha.
Mắt Trương Nguyên đã ươn ướt. Mẫu thân vào cái đêm hắn đỗ đạo thí cũng đã kể với hắn những câu chuyện vui thời thơ ấu, đây dường như là những lời hứa hẹn mà mỗi đứa con được cha mẹ yêu thương chiều chuộng đều có. Lời hứa lớn lên rồi sẽ đối xử với phụ mẫu nhưng thế nào, Trương Nguyên của hai đời đều từng nói lời hứa như vậy với cha mẹ mình. Kiếp này phụ mẫu song toàn, sao có thể không quý trọng!
Trương Đại nói:
-Ngũ bá phụ, học nghiệp của Giới Tử đã được Vương Quý Trọng tiên sinh ở Hội Kê, Hoàng Dung Ngụ tiên sinh ở Hàng Châu, còn có cả Tiêu thái sử chỉ điểm, đều là những nhà nho nổi tiếng, kỳ thi hương ở Hàng Châu vào năm sau, Ngũ bá phụ cứ đợi tin tốt lành là được rồi.
Trương Thụy Dương trong lòng rất vui, miệng thì nói:
-Không được kiêu ngạo, cố gắng học hành mới được.
Rồi hỏi Trương Nguyên vài câu về Tứ Thư. Trương Nguyên tuân thủ đúng quy tắc mà trả lời.
Trương Ngạc ở bên cạnh cười trộm, thầm nghĩ:
-Ngũ bá phụ còn không biết con trai ông bây giờ đã là nhân vật ở đẳng cấp nào, còn nghĩ là Giới Tử chưa vỡ lòng, lấy mấy câu Tứ Thư nông cạn thế kiểm tra Giới Tử, chẳng phải khiến Tiêu thái sử và Cố Tế Tửu cười sao.
Nhỏ giọng hỏi Phù Thành:
-Phù thúc, Ngũ bá phụ ở bên ngoài lâu năm mà vẫn không nạp thiếp đấy chứ?
Phù Thành cười nói:
-Đây không phải chuyện mà lão nô dám nhiều chuyện.
Trương Ngạc nghe thấy liền nghĩ:
-Có kịch hay rồi.
Nói:
-Phù thúc, nói cho tôi biết đi, tôi sẽ gửi cho ông một bộ áo lông dê.
Phù Thành lắc đầu nói:
-Gia lão gia rất ngay thẳng cẩn thận với người khác còn đối với bà nhà thì vô cùng ân ái.
Trương Ngạc ngắt lời:
-Dù có ân ái thế nào, mà không ở cùng nhau, Ngũ bá phụ tạm trú bên ngoài không có nữ nhân chăm sóc thì sao mà được chứ.
Phù Thành đáp:
-Ban đầu chẳng phải là có một người sao, chính là nha đầu Anh Cô người hầu của bà nhà, năm gia lão gia bốn mươi tuổi ở Khai Phong thì bà đã bảo gia lão gia mang theo Anh Cô để chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày, năm đó Anh Cô đã hai mươi ba tuổi. Anh Cô bạc mệnh, không thể đợi đến ngày về quê năm năm trước đã chết nơi đất khách.
Trương Ngạc “ồ” một tiếng, nói:
-Vậy Giới Tử phong lưu hơn Ngũ bá phụ nhiều.
Phù Thành cười cười, không hỏi gì thêm, con trai ông Phù Đại Công không nhịn được tò mò hỏi:
-Tam thiếu gia, Giới Tử thiếu gia phong lưu thế nào ạ?
Trương Ngạc nói:
- Niên thiếu xuân sam bạc, mãn lâu hồng tụ chiêu.
Trong lúc đang nói chuyện thì đã đến phố Thành Hiền. Ánh trăng ngày mười bốn tháng tám đã nhô lên khỏi trường Quốc Tử Giám, ánh đèn trên phố hòa với ánh trăng.
ơ ấu mỗi năm đều chưa thân quen với phụ thân thì phụ tử lại phải chia lìa.
Trương Ngạc tiến lên phía trước nói với Trương Thụy Dương:
-Ngũ bá phụ, tiệc rượu đã chuẩn bị xong, chính là ở bên tửu lầu Trạng Nguyên, còn có một vài người bạn nữa cũng ở đó đều đang đợi để đón gió tẩy trần cho Ngũ bá phụ.
Trương Thụy Dương với đám con cháu vây quanh cùng xuống tửu lầu Trạng Nguyên. Tầng hai đã bày ra ba bàn, bốn người một bàn, bọn người hầu cũng bày ra một bàn bát tiên khác. Phùng Mộng Long, Dương Thạch Hương, Hạ Doãn Di và Nghê Nguyên Lộ đều chào Trương Thụy Dương. Lai Phúc cũng nhanh nhẹn hơn, lần đầu tiên khấu đầu trước mặt Trương Thụy Dương, nói:
-Tiểu nhân Lai Phúc bái kiến lão gia!
Trương Thụy Dương thấy con trai kết giao toàn là sinh đồ, trong lòng cũng cảm thấy được an ủi. Sau khi hàn huyên với chư sinh, cười nói với Lai Vượng ở bên cạnh:
-Lai Vượng, ngươi không người thân cũng không có quê quán, hãy nhận Lai Phúc là ca ca đi.
Trương Thụy Dương đã hỏi qua con trai Trương Nguyên lai lịch của Lai Phúc.
Lai Vượng tiến đến phía trước bái kiến Lai Phúc, xưng Lai Phúc là ca ca, khiến Lai Phúc không hiểu gì cả. Vẫn là Vũ Lăng cười hihi giải thích với Lai Phúc, Lai Phúc tự nhiên cũng vui mừng, hai người đã gọi nhau huynh đệ.
Tiểu nhị tửu lầu đã được dặn dò chuẩn bị riêng cho Trương Thụy Dương một chiếc chiếu. Trương Thụy Dương đã quen tiết kiệm, gọi Trương Nguyên, Trương Đại và Trương Ngạc cùng ông dùng tiệc. Những món ăn nổi tiếng ở Nam Kinh như rượu Trạng Nguyên, cá trích Phù Dung, sò biển Kim Lăng, thịt gà muối Kim Lăng, cá trám đen hoa cúc, xương sườn Đinh Hương,...vừa được mang lên. Tiểu nhị rót cho Trương Thụy Dương một ly rượu trước. Trương Thụy Dương đang định bưng ly rượu lên thì chợt nhìn thấy một tiểu đồng tóc dài từ trên lầu chạy như bay xuống, lập tức chạy đến trước mặt Trương Nguyên, mồ hôi đầy đầu, giận dữ nhìn Trương Nguyên, lớn tiếng hỏi:
-Giới Tử tướng công vì sao phụ lòng nữ lang nhà tôi?
Giọng nói của tiểu đồng này rất sắc nhọn, rất có sức xuyên thấu. Đám người Phùng Mộng Long nhất thời đều ngơ ngác nhìn nhau, nhưng Trương Ngạc biết là chuyện gì liền che miệng cười, muốn xem Giới Tử bị Ngũ bá phụ giáo huấn. Lúc trước Trương Ngạc sai Năng Trụ đưa cho Lý Tuyết Y mười lượng bạc để Lý Tuyết Y chuẩn bị rượu thịt, ba huynh đệ họ muốn mượn Tương Chân Quán mở tiệc chiêu đãi bằng hữu, Khúc Trung Cựu viện vốn là nơi giao tiếp, nơi tụ tập của các văn nhân, mở tiệc chiêu đãi bằng hữu thường đều là mượn kỹ viện để lo liệu.
Trương Nguyên vội đứng dậy nói:
-Tiết Đồng, cùng ta ra ngoài nói chuyện.
Tiết Đồng tính tình trẻ con, lúc nãy mới vừa chạy khắp nơi tìm kiếm Trương Nguyên, lúc này nhìn thấy Trương Nguyên đã ngồi uống rượu ở tửu lầu Trạng Nguyên mà Tuyết Y tỷ và Vi Cô lại đang đợi ở bên kia đương nhiên là tức giận rồi, vì thế vừa đến liền lớn tiếng ồn ào.
Trương Thụy Dương không biết con trai đã gây ra chuyện gì bèn hỏi:
-Trương Nguyên, có chuyện gì thế, nữ lang gì vậy?
Trương Đại vội kéo Tiết Đồng ra ngoài nói chuyện. Bên này Trương Nguyên thấy phụ thân hỏi chuyện không khỏi bối rối bèn nói:
-Là nữ đệ tử của Trần Mi Công ở Hoa Đình, con từng giúp đỡ cô ấy, nên hôm nay muốn mời con và các vị bằng hữu cùng đến dự tiệc.
Trương Thụy Dương ra bên ngoài mưu sự nhiều năm, rất hiểu sự đời, nghe con trai nói thế liền biết nữ lang đó không phải là con nhà lành. Con trai muốn đi uống rượu cùng bằng hữu không tránh khỏi lo lắng. Con trai mới mười bảy tuổi, vẫn chưa thành thân mà đã qua lại với kỹ nữ, chuyện này ra thể thống gì chứ. Học nghiệp của con trai tiến bộ rất nhanh, nhưng thiếu niên phải được răn dạy, lúc này đương nhiên phải giữ thể diện cho con trai, tạm thời không truy cứu. Trương Đại kéo Tiết Đồng ra ngoài trợn mắt nói:
-Ngươi đã gây phiền phức cho Giới Tử rồi đấy, ngươi có nhìn thấy ông lão ngồi trước Giới Tử hay không, đó là phụ thân của Giới Tử mới từ Khai Phong trở về, vừa mới đến Kim Lăng, thế này thì Giới Tử sắp bị phụ thân quở trách rồi.
Tiết Đồng hối hận, mở to miệng, lắp bắp:
-Tôi...tôi không biết.
Trương Đại cười nói:
-Thôi bỏ đi, cũng không quan trọng lắm, ngươi quay về nói với Tuyết Y cô nương và Vương Vi nguyên nhân này là được.
Tiết Đồng vội chạy về U Lan Quán, Lý Tuyết Y cũng đang ở bên Vương Vi, nghe Tiết Đồng nói, Lý Tuyết Y che miệng cười nói:
-Chuyện này không hay rồi, phụ thân Giới Tử tướng công đến rồi, Giới Tử tướng công sắp bị mắng đấy.
Vương Vi liếc Tiết Đồng một cái, sẵng giọng:
-Sao ngươi lại lỗ mãng như thế hả?
Tiết Đồng vô cùng hổ thẹn.
Lý Tuyết Y thở nhẹ một tiếng:
-Thật đáng tiếc, ngày mai nhân Tết Trung Thu công tử của Lý Thị Lang mời ta dạo sông ngắm trăng, vốn dĩ ta đã khéo chối từ, như thế này thì đi thì tốt hơn. Tu Vi, không đi cùng ta sao?
Vương Vi lắc đầu tiễn Lý Tuyết Y, khi trở về bắt gặp ánh trăng như nước trong đình, ngẩng đầu nhìn ánh trăng sáng ở Luân Tương Viên, bồi hồi ngâm vài câu thơ của Trương Cửu Linh:
- Thanh huýnh giang thành nguyệt, lưu quang vạn lý đồng. Sở tư như mộng lý, tương vọng tại đình trung. Kiểu khiết thanh đài lộ, tiêu điều hoàng diệp phong. Hàm tình bất đắc ngữ, tần sử quế hoa không.
Một đám lá cây khổ tình như hình lông chim rơi bồng bềnh, Vương Vi lanh tay lẹ mắt như nhặt quân cờ ở ngón giữa. Về đến thư phòng, tìm được cuốn “Khúc giang tập”, lật đến trang “Thu tịch vọng nguyệt”: Tương thụ diệp giáp tại thư trung, hợp thượng, vu đăng hạ si si xuất thần.
Tiệc ở tửu lầu Trạng Nguyên xong xuôi, Trạng Nguyên đưa phụ thân về Thính Thiền Cư, còn đám người Dương Thạch Hương ở lại nhà khách gần tửu lầu Trạng Nguyên, bọn họ còn có việc muốn bàn bạc với Trương Nguyên nên phải ở lại Kim Lăng thêm vài ngày. Lục Đại Hữu đương nhiên là phải ở lại Thính thiền cư.
Vũ Lăng chạy về Thính Thiền Cư trước báo tin. Mục Chân Chân khẩn trương hỏi:
-Tiểu Vũ, gia lão gia đâu?
Vũ Lăng biết ý Mục Chân Chân liền nói:
-Lão gia và thiếu gia hòa khí lương thiện như nhau, nhìn thấy thiếu gia cũng cực kỳ vui mừng, có điều...
Liền đem chuyện Tiết Đồng thất lễ kể với Mục Chân Chân.
Mục Chân Chân lo lắng:
-Lão gia sẽ không trách thiếu gia chứ?
Vũ Lăng nói:
-Chuyện này cũng khó nói lắm.
Mục Chân Chân hỏi:
-Vậy thiếu gia có sợ không?
Mục Chân Chân nhớ đến lúc còn nhỏ mình làm việc gì sai thì rất sợ phụ thân bị mắng.
Vũ Lăng nói:
-Thiếu gia cười hi hi, dáng vẻ rất vui vẻ.
Trương Nguyên đúng là cười hi hi, còn có việc gì vui mừng hơn là phụ thân trở về bình an vô sự chứ, về phần phụ thân có thể sẽ vì huyện của Vương Vi mà quở mắng hắn thì hắn hoàn toàn không để ý đến, đó không phải vì hắn mặt dày mà tâm trí hắn rất thành thục, hắn hiểu rất rõ mỗi một việc mình làm, hắn có thể tự trách bản thân, còn nữa, có thể được phụ thân quở trách, nhiều lúc là một điều hạnh phúc.
Về đến Đạm Viên, Mục Chân Chân khấu đầu với Trương Thụy Dương. Trương Thụy Dương đã nghe con trai Trương Nguyên nói qua tình hình của cha con Mục Kính Nham và Mục Chân Chân. Mặc dù có chút khó hiểu việc con trai tiễn Mục Kính Nham đi nhập ngũ nhưng cũng không nói gì. Lúc này nhìn thấy thiếu nữ đọa dân dáng người cao gầy, hơi ngạc nhiên với làn da trắng mịn và đôi mắt màu lam của thiếu nữ, khen ngợi vài câu rồi theo con trai lên lầu đọc thư của thê tử Lã thị, rồi lại ngắm hai bức tranh của Thương Đạm Nhiên gửi đến. Trương Thụy Dương cười toe toét, mãi cho đến khi lên giường nghỉ nghỉ ngơi cũng không tìm được cơ hội giáo huấn con trai, đứa con này đã cho ông quá nhiều sự ngạc nhiên và vui mừng.
Ngày hôm sau, mười lăm tháng tám, Trương Nguyên vốn muốn xin nghỉ để đưa phụ thân ra ngoài nhưng Trương Thụy Dương nhất định muốn con trai như thường ngày đến Quốc Tử Giám nghe giảng. Trương Nguyên đến Quốc Tử Giám mới biết là hôm nay không lên lớp mà là phát động thu tiền cho tết Trung Thu. Ngoài Giám sinh nạp kê, mỗi Giám sinh đều có tám xếp lụa, đây là để ban cho phụ mẫu của Giám sinh, còn có một trăm thỏi tiền giấy, một trăm thỏi tiền giấy có mệnh giá tương đương với một tram quan tiền, có vẻ là một khoản tiền rất lớn nhưng sau năm Vĩnh Lạc thì loại tiền này của Đại Minh không còn đáng giá nữa. Năm Chính Đức, một trăm thỏi tiền giấy không đáng giá bằng một quan tiền. Năm Gia Tĩnh sau này tiền giấy càng giống như giấy lộn, triều đình cũng không còn in tiền mới nữa, trên thị trường cũng không thấy lưu thông nữa, cũng chỉ có mỗi Quốc Tử Giám là vẫn còn tồn tại tiền giấy, phát cho Giám sinh xem hàng giả, cũng may tám xếp lụa là thật.
Nhận được tiền lụa xong, hôm nay sẽ được nghỉ, rất nhiều Giám sinh vừa ra khỏi Tam Trọng môn liền vứt xấp tiền đó đi, cầm trong tay chỉ thêm nặng, dùng làm giấy vệ sinh thì sợ cứng, nhưng Trương Nguyên lại mang đống tiền giấy đó về Thính Thiền cư. Trương Nguyên nhìn những thứ này với ánh mắt như chúng là những văn vật, hơn nữa, tái phát hành tiền giấy cũng là một chuyện phải suy nghĩ sau này.
Trương Thụy Dương đang hỏi chuyện Vũ Lăng ở dưới lầu, Lục Đại Hữu đứng hầu một bên. Trương Thụy Dương tự nhiên hỏi những việc làm của Trương Nguyên trong hai năm gần đây, Vũ Lăng rất khôn khéo liền nói những lời dễ nghe. Lục Đại Hữu đứng bên cạnh có khi lại chen vào vài câu, đều là khen ngợi Trương Nguyên. Trương Thụy Dương nghe thấy thì như mở cờ trong bụng. Lúc này nhìn thấy con trai đem tiền lụa về thì càng vui hơn, tuy tám xấp lụa không đáng giá bao nhiêu tiền nhưng đây là do triều đình ban tặng, thân là phụ mẫu của Giám sinh cũng có chút vinh quang.
/345
|