Ở Nam Kinh có thể nói là muốn gió được gió, muốn mưa có mưa, vả lại Hình thái giám này cũng thích chõ mũi vào việc người khác. Đến việc dân chúng oán tố, tranh cãi mà lão cũng muốn quản, đoạt luôn chức của Ứng Thiên tri phủ, vì vậy đắc tội với không ít viên quan ở Nam Kinh, được mọi người xưng gọi là “Áo thái giám”. (“áo”: ngang bướng, cố chấp)
Năm năm trước Chung Bản Hoa đã nhậm chức thái giám sở dệt Hàng Châu, từng đến Nam Kinh thăm Hình Long, ấn tượng đôi bên khá tốt. Về sau, hàng năm Chung Bản Hoa đều phái người đến kinh tặng lễ vật, lão luôn dành một phần cho Hình Long, quan hệ hai người rất tốt. Lần này Chung thái giám từ chức trở về kinh, đi đường vòng đến thăm Hình Long, nghe ngóng một số chuyện trong kinh, tiện thể gặp lại Trương Nguyên.
Chuyện Trương Nguyên lật đổ nhà họ Đổng đã lan truyền khắp nơi. Hình Long hiển nhiên cũng đã nghe qua tên của Trương Nguyên, lại nghe Chung thái giám khen ngợi hắn, lão cũng nổi hứng muốn gặp gỡ vị Tiểu Tam nguyên này. Xét về thân phận của mình, gặp Trương Nguyên trong phủ Thủ Bị thì không ổn, lão bèn mượn cơ hộ mời Chung thái giám du hồ Huyền Vũ mà mời Trương Nguyên đến gặp luôn thể.
Giờ Thìn mùng chín, Trương Nguyên ngồi kiệu đến bên hồ Huyền Vũ thì có quân sĩ thủ vệ đến kiểm tra, thấy Tiểu Cao xuất ra thẻ bài mới cho đi. Thời Minh, hồ Huyền Vũ không mở cho dân chúng bình dân vào, vì ở đảo Tam Thần Sơn trong hồ có kho sách vàng xây dựng vào năm Hồng Vũ. Sau khi Vĩnh Lạc dời đô, nơi này trở thành kho lưu giữ sách, vì vậy hồ Huyền Vũ vẫn là cấm địa, người nhàn rỗi hiếm khi tới.
Tháng bảy chớm thu, ánh nắng trên mặt hồ sóng sánh, Trương Nguyên đứng cạnh tán liễu lả lướt bên bờ hồ. Có trận gió thổi lướt qua, cành liễu mảnh mai chập chờn như mây khói. Trước thời Minh, hồ Huyền Vũ ở Kim Lăng lớn hơn Tây Hồ ở Hàng Châu. Sau khi Chu Nguyên Chương dựng đô tại Nam Kinh, hồ Huyền Vũ trở thành dòng sông bảo hộ phía đông bắc kinh thành, diện tích hồ bị thu hẹp lại, chẳng còn khói sóng mêng mang như Tây Hồ nữa.
Lặng lẽ đứng đó hồi lâu, một chiếc thuyền dài năm trượng từ phía đông lướt đến. Trời thu trong sáng, Trương Nguyên đưa mắt nhìn thì thấy hai người đội mũ kết tóc đứng ở đầu thuyền, thân vận mãng phục của nội quan. Người trẻ hơn một chút ở bên trái là Chung thái giám, còn nội quan lớn tuổi hơn ở bên phải ắt là Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long.
Thuyền chưa kịp cập bến, Tiểu Cao đã quỳ xuống nghênh đón, Trương Nguyên cũng chắp tay thi lễ từ xa nói:
- Vãn sinh Trương Nguyên, bái kiến hai vị công công.
Chung thái giám cười nói:
- Trương công tử, hai tháng không gặp, cậu lại khiến cho chúng tôi nhìn với cặp mắt khác xưa rồi. Vị này là Thủ Bị Hình công công, ngài ấy rất quý trọng nhân tài, hôm nay cố ý mời công tử đến gặp.
Trương Nguyên lại cung kính thi lễ với Hình thái giám, nói vài lời khách sáo. Thuyền đã cập bến, Trương Nguyên dẫn theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng lên thuyền, thi lễ rồi hàn huyên với hai vị thái giám một hồi, kế đến mới an tọa, uống trà, nói chuyện.
Hình thái giám hơn năm mươi tuổi, trên mặt hiện đầy nếp nhăn, giọng nói rất nhỏ nhẹ, người khác phải chuyên tâm mới có thể nghe rõ. Hình thái giám mỉm cười nói:
- Trương công tử, ta nghe danh công tử đã lâu, về chuyện vụ án của Đổng thị ở Hoa Đình tuy lời đồn đại rất nhiều, nhưng thật giả lại khó phân, chẳng hay Trương công tử có thể kể rõ sự tình hôm đó cho chúng ta nghe được không?
Địa vị của Hình Long ở Nam Kinh có sức ảnh hưởng rất lớn, để Hình Long hiểu rõ chân tướng vụ án Đổng thị ở Hoa Đình với Trương Nguyên mà nói thì khá có lợi. Đương nhiên, để lật đổ Đổng thị thì phải trải qua quá trình điều tra rất dài, làm sao có thể kể từng chuyện một được, đối tượng khác nhau thì điểm dẫn nhập và trọng điểm cũng khác nhau. Đối với Hình thái giám, Trương Nguyên bắt đầu từ việc Đổng Tổ Thường cưỡng đoạt tỳ nữ Ngọc Mặc của Phạm thị, nói Đổng Kỳ Xương giỏi việc phòng the, Hí Hồng Đường và Bão Châu Các có hơn mười thiếu nữ mặt đẹp da trắng cung ứng cho cuộc chiến này. Ngày đó dân chúng Hoa Đình vây quanh Đổng phủ, có một dâm tăng tên là Trần Tân Trúc – kẻ truyền thụ thuật phòng the cho Đổng Kỳ Xương, thừa dịp loạn muốn cướp hai mỹ nữ trong Đổng phủ chạy trốn, nhưng bị dân chúng bắt được, Tùng Giang Đồng tri Lưu đại nhân vung trượng đánh chết tên dâm tăng đó ngay tại chỗ…
Vì thái giám không thể làm chuyện phòng the nên càng có hứng thú với chuyện này. Đổng Kỳ Xương chiếm nhiều mỹ nữ dâm loạn đến thế, thân là thái giám, chắc chắn lão vừa hâm mộ, vừa ghen tỵ lại vừa căm hận, phút chốc liền đứng về phía đối lập với Đổng Kỳ Xương. Kế đến lại nghe Trương Nguyên kể những chuyện ác của Đổng Tổ Nguyên, Đổng Tổ Thường như cưỡng chế dỡ nhà dân, chiếm ruộng người khác, bức chết sinh đồ, hiển nhiên lão càng tức giận hơn nữa. Trương Nguyên lại bịa ra một tin đồn nhân quả báo ứng, Hình thái giám là người tin vào Phật giáo, tin vào nhân quả nên luôn miệng nói:
- Quả nhiên là báo ứng, không phải là không bị báo ứng, chỉ là thời điểm chưa đến mà thôi. Đổng Huyền Tể đó vốn định ngồi thuyền trốn đi, đột nhiên thuyền bị thủng, không phải là báo ứng thì là gì nữa!
Chung thái giám vì muốn tốt cho Trương Nguyên mà dẫn hắn đến gặp Hình Long, lúc này cũng lên tiếng phụ họa theo.
Hình Long nói:
- Thư họa của Đổng Huyền Tể rất nổi danh, nhưng ngờ đâu con người lại gian tà như thế, còn muốn đốt nhà vu cáo người khác. Nếu không phải do Trương công tử đa mưu túc trí, thì mưu kế của y đã thành công rồi.
Dứt lời, lão đột nhiên đứng dậy nói:
- Hai danh kỹ Tần Hoài vẫn chưa đến sao?
Liền có hầu bàn đến bẩm:
- Bẩm công công, đã phái người của Giáo Phường Ti đi truyền gọi rồi, cầu Vũ Định cách đây hơi xa, thiết nghĩ đã lên đường rồi, tiểu nhân sẽ phái người đi hối thúc.
Thuyền vẫn dừng bên bờ, hóa ra là đợi hai danh kỹ Tần Hoài, không biết mời hai người nào?
Trương Nguyên đang nghĩ ngợi, nghe thấy Hình thái giám lên tiếng:
- Hôm nay mời Trương công tử du hồ uống rượu, sao có thể thiếu hồng nhan hầu hạ. Lần đầu đến Kim Lăng, thiết nghĩ Trương công tử chắc vẫn chưa biết thế nào son phấn phong lưu lục triều.
Chung thái giám cười nói:
- Hình công công ngài dạy hư thiếu niên nhà người ta rồi, Trương công tử vẫn chưa thành thân mà.
Hình Long bật cười the thé:
- Vậy Thương Ngự sử sẽ không hỏi tội chúng ta chứ.
Xem ra Hình Long cũng biết vị hôn thê của Trương Nguyên là muội muội của Thương Chu Tộ.
Đúng lúc này, đột nhiên có một người trung niên giống như trợ tá chạy đến, đứng trên bờ hét lên:
- Hình công công, Hình công công, tại hạ có việc muốn bẩm báo.
Hình Long vừa thấy trợ tá trung niên liền cau mày, nhưng ngay lập tức lại giãn ra, nói với Chung thái giám và Trương Nguyên:
- Hai vị đợi chút, ta đi một lát rồi sẽ trở lại ngay.
Hình Long vừa đến đầu thuyền thì thấy người của Từ bộ Giáo Phường Ti đã tới, phía sau còn có hai chiếc kiệu, bên kiệu là hai người hầu lực lưỡng. Tiểu quan lại Giáo Phường Ti chắp tay nói:
- Hình công công, Lý Tuyết Y và Vương Vi đã đến.
Hình Long bước qua ván gỗ lên bờ, nói:
- Để họ lên ngồi tiếp chuyện với Chung công công và Trương công tử trước.
Nói rồi lão cùng phụ tá trung niên nọ đến dưới bóng liễu nói chuyện.
Từ trong kiệu bước ra, chính là Lý Tuyết Y của Phòng Tương Chân quán và Vương Vi của U Lan quán tại sông Tần Hoài. Mỗi người ngồi một chiếc kiệu, tiểu tỳ của Vương Vi là Huệ Tương, Huệ Tương ôm một chiếc đàn lên thuyền, chợt nghe đầu thuyền có người gọi:
- Huệ Tương!
Huệ Tương ngẩng đầu lên nhìn, người gọi cô chính là thư đồng Vũ Lăng của Trương Giới Tử tướng công, Mục Chân Chân tỷ tỷ cũng đứng bên cạnh, mỉm cười ra hiệu với cô.
Huệ Tương mừng rỡ reo lên:
- Tiểu Vũ ca, Chân Chân tỷ, sao hai người lại ở đây?
Vũ Lăng nói:
- Đi theo thiếu gia nhà ta.
Vương Vi lên thuyền trông thấy Vũ Lăng và Mục Chân Chân thì không khỏi sững người. Tiểu quan của Giáo Phường Ti truyền gọi nàng và Lý Tuyết Y đến hồ Huyền Vũ hầu rượu, dặn dò là khách quý của Thủ Bị Hình công công, muốn hai người phải tận tâm hầu hạ. Từ Bộ Giáo Phường Ti chuyên quản các nàng, Vương Vi dù cao ngạo thế nào cũng không dám không đến. Khi nãy vừa xuống kiệu đã nghe Hình thái giám nói khách quý của gã là Chung công công và Trương công tử, lúc này nhìn thấy Vũ Lăng và Mục Chân Chân, đôi mắt Vương Vi tức thì ngấn nước, lệ quang ngưng đọng.
Ngày ấy Vương Vi đi gặp lão sư Đàm Nguyên Xuân, chập tối trở lại U Lan quán thì nghe Tiết Đồng nói ba vị Trương tướng công có đi ngang qua, nàng liền nhờ Diêu thúc đến bến tàu mời huynh đệ Trương thị đến. Diêu thúc trở về nói ba vị Trương tướng công đã đi dự tiệc ở Đạm Viên của Tiêu Trạng Nguyên, Vương Vi liền chờ, cho rằng với tính tình của huynh đệ Trương thị thì có thể sẽ đến chơi khuya, không ngờ cổng sân vắng lặng không thấy ai đến. Những tưởng hôm sau sẽ đến, Vương Vi còn khéo léo khước từ Đàm Nguyên Xuân, từ chối lời mời của Mao Nguyên Nghi cùng du ngoạn Tê Hà Sơn, ở mãi trong quán đợi huynh đệ Trương thị đến. Ngờ đâu mái không thấy đến, phái người đến bến tàu Chỉ Mã Doanh tìm trên ba chiếc thuyền treo cũng không thấy. Vương Vi biết là huynh đệ Trương thị đã đi đến Quốc Tử Giám rồi, giám sinh muốn xuất Giám rất dễ, sao không đến thăm nàng một chuyến. Nàng coi ba người họ là bạn, lẽ nào Tiết Đồng hôm đó nói nàng đi gặp Đàm Nguyên Xuân khiến họ không vui. Trương Nguyên từng tranh cãi về thơ Chung, Đàm với nàng, lẽ nào Trương Nguyên là người nhỏ nhen vậy sao?
Năm năm trước Chung Bản Hoa đã nhậm chức thái giám sở dệt Hàng Châu, từng đến Nam Kinh thăm Hình Long, ấn tượng đôi bên khá tốt. Về sau, hàng năm Chung Bản Hoa đều phái người đến kinh tặng lễ vật, lão luôn dành một phần cho Hình Long, quan hệ hai người rất tốt. Lần này Chung thái giám từ chức trở về kinh, đi đường vòng đến thăm Hình Long, nghe ngóng một số chuyện trong kinh, tiện thể gặp lại Trương Nguyên.
Chuyện Trương Nguyên lật đổ nhà họ Đổng đã lan truyền khắp nơi. Hình Long hiển nhiên cũng đã nghe qua tên của Trương Nguyên, lại nghe Chung thái giám khen ngợi hắn, lão cũng nổi hứng muốn gặp gỡ vị Tiểu Tam nguyên này. Xét về thân phận của mình, gặp Trương Nguyên trong phủ Thủ Bị thì không ổn, lão bèn mượn cơ hộ mời Chung thái giám du hồ Huyền Vũ mà mời Trương Nguyên đến gặp luôn thể.
Giờ Thìn mùng chín, Trương Nguyên ngồi kiệu đến bên hồ Huyền Vũ thì có quân sĩ thủ vệ đến kiểm tra, thấy Tiểu Cao xuất ra thẻ bài mới cho đi. Thời Minh, hồ Huyền Vũ không mở cho dân chúng bình dân vào, vì ở đảo Tam Thần Sơn trong hồ có kho sách vàng xây dựng vào năm Hồng Vũ. Sau khi Vĩnh Lạc dời đô, nơi này trở thành kho lưu giữ sách, vì vậy hồ Huyền Vũ vẫn là cấm địa, người nhàn rỗi hiếm khi tới.
Tháng bảy chớm thu, ánh nắng trên mặt hồ sóng sánh, Trương Nguyên đứng cạnh tán liễu lả lướt bên bờ hồ. Có trận gió thổi lướt qua, cành liễu mảnh mai chập chờn như mây khói. Trước thời Minh, hồ Huyền Vũ ở Kim Lăng lớn hơn Tây Hồ ở Hàng Châu. Sau khi Chu Nguyên Chương dựng đô tại Nam Kinh, hồ Huyền Vũ trở thành dòng sông bảo hộ phía đông bắc kinh thành, diện tích hồ bị thu hẹp lại, chẳng còn khói sóng mêng mang như Tây Hồ nữa.
Lặng lẽ đứng đó hồi lâu, một chiếc thuyền dài năm trượng từ phía đông lướt đến. Trời thu trong sáng, Trương Nguyên đưa mắt nhìn thì thấy hai người đội mũ kết tóc đứng ở đầu thuyền, thân vận mãng phục của nội quan. Người trẻ hơn một chút ở bên trái là Chung thái giám, còn nội quan lớn tuổi hơn ở bên phải ắt là Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long.
Thuyền chưa kịp cập bến, Tiểu Cao đã quỳ xuống nghênh đón, Trương Nguyên cũng chắp tay thi lễ từ xa nói:
- Vãn sinh Trương Nguyên, bái kiến hai vị công công.
Chung thái giám cười nói:
- Trương công tử, hai tháng không gặp, cậu lại khiến cho chúng tôi nhìn với cặp mắt khác xưa rồi. Vị này là Thủ Bị Hình công công, ngài ấy rất quý trọng nhân tài, hôm nay cố ý mời công tử đến gặp.
Trương Nguyên lại cung kính thi lễ với Hình thái giám, nói vài lời khách sáo. Thuyền đã cập bến, Trương Nguyên dẫn theo Mục Chân Chân và Vũ Lăng lên thuyền, thi lễ rồi hàn huyên với hai vị thái giám một hồi, kế đến mới an tọa, uống trà, nói chuyện.
Hình thái giám hơn năm mươi tuổi, trên mặt hiện đầy nếp nhăn, giọng nói rất nhỏ nhẹ, người khác phải chuyên tâm mới có thể nghe rõ. Hình thái giám mỉm cười nói:
- Trương công tử, ta nghe danh công tử đã lâu, về chuyện vụ án của Đổng thị ở Hoa Đình tuy lời đồn đại rất nhiều, nhưng thật giả lại khó phân, chẳng hay Trương công tử có thể kể rõ sự tình hôm đó cho chúng ta nghe được không?
Địa vị của Hình Long ở Nam Kinh có sức ảnh hưởng rất lớn, để Hình Long hiểu rõ chân tướng vụ án Đổng thị ở Hoa Đình với Trương Nguyên mà nói thì khá có lợi. Đương nhiên, để lật đổ Đổng thị thì phải trải qua quá trình điều tra rất dài, làm sao có thể kể từng chuyện một được, đối tượng khác nhau thì điểm dẫn nhập và trọng điểm cũng khác nhau. Đối với Hình thái giám, Trương Nguyên bắt đầu từ việc Đổng Tổ Thường cưỡng đoạt tỳ nữ Ngọc Mặc của Phạm thị, nói Đổng Kỳ Xương giỏi việc phòng the, Hí Hồng Đường và Bão Châu Các có hơn mười thiếu nữ mặt đẹp da trắng cung ứng cho cuộc chiến này. Ngày đó dân chúng Hoa Đình vây quanh Đổng phủ, có một dâm tăng tên là Trần Tân Trúc – kẻ truyền thụ thuật phòng the cho Đổng Kỳ Xương, thừa dịp loạn muốn cướp hai mỹ nữ trong Đổng phủ chạy trốn, nhưng bị dân chúng bắt được, Tùng Giang Đồng tri Lưu đại nhân vung trượng đánh chết tên dâm tăng đó ngay tại chỗ…
Vì thái giám không thể làm chuyện phòng the nên càng có hứng thú với chuyện này. Đổng Kỳ Xương chiếm nhiều mỹ nữ dâm loạn đến thế, thân là thái giám, chắc chắn lão vừa hâm mộ, vừa ghen tỵ lại vừa căm hận, phút chốc liền đứng về phía đối lập với Đổng Kỳ Xương. Kế đến lại nghe Trương Nguyên kể những chuyện ác của Đổng Tổ Nguyên, Đổng Tổ Thường như cưỡng chế dỡ nhà dân, chiếm ruộng người khác, bức chết sinh đồ, hiển nhiên lão càng tức giận hơn nữa. Trương Nguyên lại bịa ra một tin đồn nhân quả báo ứng, Hình thái giám là người tin vào Phật giáo, tin vào nhân quả nên luôn miệng nói:
- Quả nhiên là báo ứng, không phải là không bị báo ứng, chỉ là thời điểm chưa đến mà thôi. Đổng Huyền Tể đó vốn định ngồi thuyền trốn đi, đột nhiên thuyền bị thủng, không phải là báo ứng thì là gì nữa!
Chung thái giám vì muốn tốt cho Trương Nguyên mà dẫn hắn đến gặp Hình Long, lúc này cũng lên tiếng phụ họa theo.
Hình Long nói:
- Thư họa của Đổng Huyền Tể rất nổi danh, nhưng ngờ đâu con người lại gian tà như thế, còn muốn đốt nhà vu cáo người khác. Nếu không phải do Trương công tử đa mưu túc trí, thì mưu kế của y đã thành công rồi.
Dứt lời, lão đột nhiên đứng dậy nói:
- Hai danh kỹ Tần Hoài vẫn chưa đến sao?
Liền có hầu bàn đến bẩm:
- Bẩm công công, đã phái người của Giáo Phường Ti đi truyền gọi rồi, cầu Vũ Định cách đây hơi xa, thiết nghĩ đã lên đường rồi, tiểu nhân sẽ phái người đi hối thúc.
Thuyền vẫn dừng bên bờ, hóa ra là đợi hai danh kỹ Tần Hoài, không biết mời hai người nào?
Trương Nguyên đang nghĩ ngợi, nghe thấy Hình thái giám lên tiếng:
- Hôm nay mời Trương công tử du hồ uống rượu, sao có thể thiếu hồng nhan hầu hạ. Lần đầu đến Kim Lăng, thiết nghĩ Trương công tử chắc vẫn chưa biết thế nào son phấn phong lưu lục triều.
Chung thái giám cười nói:
- Hình công công ngài dạy hư thiếu niên nhà người ta rồi, Trương công tử vẫn chưa thành thân mà.
Hình Long bật cười the thé:
- Vậy Thương Ngự sử sẽ không hỏi tội chúng ta chứ.
Xem ra Hình Long cũng biết vị hôn thê của Trương Nguyên là muội muội của Thương Chu Tộ.
Đúng lúc này, đột nhiên có một người trung niên giống như trợ tá chạy đến, đứng trên bờ hét lên:
- Hình công công, Hình công công, tại hạ có việc muốn bẩm báo.
Hình Long vừa thấy trợ tá trung niên liền cau mày, nhưng ngay lập tức lại giãn ra, nói với Chung thái giám và Trương Nguyên:
- Hai vị đợi chút, ta đi một lát rồi sẽ trở lại ngay.
Hình Long vừa đến đầu thuyền thì thấy người của Từ bộ Giáo Phường Ti đã tới, phía sau còn có hai chiếc kiệu, bên kiệu là hai người hầu lực lưỡng. Tiểu quan lại Giáo Phường Ti chắp tay nói:
- Hình công công, Lý Tuyết Y và Vương Vi đã đến.
Hình Long bước qua ván gỗ lên bờ, nói:
- Để họ lên ngồi tiếp chuyện với Chung công công và Trương công tử trước.
Nói rồi lão cùng phụ tá trung niên nọ đến dưới bóng liễu nói chuyện.
Từ trong kiệu bước ra, chính là Lý Tuyết Y của Phòng Tương Chân quán và Vương Vi của U Lan quán tại sông Tần Hoài. Mỗi người ngồi một chiếc kiệu, tiểu tỳ của Vương Vi là Huệ Tương, Huệ Tương ôm một chiếc đàn lên thuyền, chợt nghe đầu thuyền có người gọi:
- Huệ Tương!
Huệ Tương ngẩng đầu lên nhìn, người gọi cô chính là thư đồng Vũ Lăng của Trương Giới Tử tướng công, Mục Chân Chân tỷ tỷ cũng đứng bên cạnh, mỉm cười ra hiệu với cô.
Huệ Tương mừng rỡ reo lên:
- Tiểu Vũ ca, Chân Chân tỷ, sao hai người lại ở đây?
Vũ Lăng nói:
- Đi theo thiếu gia nhà ta.
Vương Vi lên thuyền trông thấy Vũ Lăng và Mục Chân Chân thì không khỏi sững người. Tiểu quan của Giáo Phường Ti truyền gọi nàng và Lý Tuyết Y đến hồ Huyền Vũ hầu rượu, dặn dò là khách quý của Thủ Bị Hình công công, muốn hai người phải tận tâm hầu hạ. Từ Bộ Giáo Phường Ti chuyên quản các nàng, Vương Vi dù cao ngạo thế nào cũng không dám không đến. Khi nãy vừa xuống kiệu đã nghe Hình thái giám nói khách quý của gã là Chung công công và Trương công tử, lúc này nhìn thấy Vũ Lăng và Mục Chân Chân, đôi mắt Vương Vi tức thì ngấn nước, lệ quang ngưng đọng.
Ngày ấy Vương Vi đi gặp lão sư Đàm Nguyên Xuân, chập tối trở lại U Lan quán thì nghe Tiết Đồng nói ba vị Trương tướng công có đi ngang qua, nàng liền nhờ Diêu thúc đến bến tàu mời huynh đệ Trương thị đến. Diêu thúc trở về nói ba vị Trương tướng công đã đi dự tiệc ở Đạm Viên của Tiêu Trạng Nguyên, Vương Vi liền chờ, cho rằng với tính tình của huynh đệ Trương thị thì có thể sẽ đến chơi khuya, không ngờ cổng sân vắng lặng không thấy ai đến. Những tưởng hôm sau sẽ đến, Vương Vi còn khéo léo khước từ Đàm Nguyên Xuân, từ chối lời mời của Mao Nguyên Nghi cùng du ngoạn Tê Hà Sơn, ở mãi trong quán đợi huynh đệ Trương thị đến. Ngờ đâu mái không thấy đến, phái người đến bến tàu Chỉ Mã Doanh tìm trên ba chiếc thuyền treo cũng không thấy. Vương Vi biết là huynh đệ Trương thị đã đi đến Quốc Tử Giám rồi, giám sinh muốn xuất Giám rất dễ, sao không đến thăm nàng một chuyến. Nàng coi ba người họ là bạn, lẽ nào Tiết Đồng hôm đó nói nàng đi gặp Đàm Nguyên Xuân khiến họ không vui. Trương Nguyên từng tranh cãi về thơ Chung, Đàm với nàng, lẽ nào Trương Nguyên là người nhỏ nhen vậy sao?
/345
|