Mục Chân Chân cúi đầu, nét đỏ ửng trên mặt vẫn chưa tan, nói:
- Thiếu gia nói phải, đó là chí hướng của cha nô tỳ, dù sao cha cũng phải đi phấn đấu một phen.
Trương Nguyên đánh răng rửa mặt bên hồ xong, trở về trên thuyền, dặn dò Lai Phúc lên trấn mua một ít đồ điểm tâm với rau quả. Tông Dực Thiện luyện chữ ở trong khoang thuyền, Trương Đại, Trương Ngạc vẫn còn đang ngủ. Vương Vi vẽ được nửa bình sen Tịch Đế thì tiểu tỳ Huệ Tương nấu trà bưng đến, mang luôn cho Trương Nguyên một chung, Trương Nguyên bèn nửa ngồi nửa quỳ trên chiếu của Vương Vi, xem Vương Vi vẽ tranh.
Vương Vi nghiêng đầu liếc qua, hỏi:
- Giới Tử tướng công có từng học qua vẽ tranh không?
Trương Nguyên nói:
- Không học qua, Mi Công cũng không chịu dạy ta.
Vương Vi cười “khách” một tiếng, nói:
- Thiệu Hưng thiếu gì thầy giỏi, phụ thân của Yến Khách tướng công là Bảo Sinh tiên sinh cũng chính là một bậc danh thủ trong làng tranh. Tiểu nữ tử từng được nghe Mi Công bình luận qua về danh họa nam bắc.
Trương Nguyên nói:
- Bát cổ ta còn học không xong, lấy đâu ra sức lực mà học thư họa.
Vương Vi thầm nghĩ:
“Chẳng qua là cái cớ thôi, chứ công phu ngươi bỏ ra cho cờ vây cũng đâu có ít”.
Nói:
- Giới Tử tướng công thông minh tuyệt đỉnh, đàm luận về nghệ thuật rất tinh diệu, nếu tướng công muốn học, thì làm gì có chuyện không tinh thông.
Trương Nguyên nói:
- Ý chí của ta không đặt ở đây, hơn nữa ta tự biết mình bẩm sinh đã không có khiếu học vẽ, cho dù có bỏ nhiều công sức ra học thì cũng chỉ làm ra được những tác phẩm tầm trung đến thấp mà thôi, chẳng thà không học, biết thưởng thức là được rồi.
Vương Vi đặt cây bút trên tay xuống, hỏi một cách nghiêm túc:
- Dám hỏi ý chí của Giới Tử tướng công là gì?
Trương Nguyên cười nói:
- Có thể nói “quan cao tức là tiên”.
Vương Vi không khỏi mỉm cười, đây là câu thơ châm biếm thói đời dung tục của Lý Trác Ngô mà, nhưng giờ Trương Nguyên nói ra một cách điềm nhiên như vậy, lại không khiến cho nàng ghét, nàng nói:
- Giới Tử tướng công coi trọng việc theo đuổi công danh đến vậy sao. Tiểu nữ tử thì chỉ muốn không bị trói buộc, gửi tình vào non nước, thi họa, tơ trúc, tự do tự tại, làm theo ý mình, muốn làm gì thì làm nấy.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Đạo Nhân áo cỏ cho rằng như vậy là tự do tự tại sao, đó chỉ là giấc mộng tiêu dao của Trang Chu mà thôi, sống ở nhân gian thì tuyệt đối không thể nào có thứ tự do đó. To lớn như Côn Bằng, cũng có giới hạn của to lớn, nhỏ bé như Điêu Điểu, cũng có có giới hạn của nhỏ, làm gì có chuyện tự do làm theo ý mình. Cái “làm theo ý mình” của phu tử không hề vượt qua điều kiện tiền đề của nó, ta cho rằng tự do thực thụ là không có ai ép buộc mình phải làm điều mà mình không muốn, đó chính là tự do. Đương nhiên, thứ tự do này thấy có vẻ như là có đó, nhưng thực ra cũng không có, trên đời này chẳng có ai là tự do cả, ai cũng phải chịu gông cùm xiềng xích, Hoàng đế cũng chẳng ngoại lệ.
Vương Vi im lặng, cặp mắt trong veo nhìn sững Trương Nguyên, trong lòng thầm nghĩ:
“Nếu không phải là người hiếu học suy nghĩ sâu xa, hiểu rõ thế sự, tuyệt đối không thể nói ra được những lời như vậy”.
Trương Nguyên gật đầu tỏ ý cáo từ, đoạn quay người đi về khoang luyện chữ. Tranh có thể không vẽ, nhưng thư pháp thì phải luyện, có Tông Dực Thiện ở đây, vừa hay có thể thỉnh giáo.
Trương Ngạc thức dậy muộn nhất, khi hắn thức dậy thì thuyền đã đi qua hồ Đồng Lý. Trước giờ Ngọ, thuyền đến sông Ngô Tùng, xuôi dòng về hướng đông bắc, rồi theo nhánh sông đi về hướng tây đến hồ Kim Kê. Bên hồ Kim Kê chính là huyện Trường Châu của phủ Tô Châu, huyện Trường Châu đường thủy ngang dọc, thông suốt bốn phương, thuyền đu ba mái chèo đi theo sau thuyền nhỏ của Phạm Văn Nhược, đến thẳng bến thuyền nằm ở sân sau nhà họ Phạm rồi neo lại. Lúc này đã là buổi hoàng hôn, Trương Nguyên đứng ở mui thuyền, có thể nhận ra Hổ Khâu Tháp cao sừng sừng phía xa, vào thời này, Hổ Khâu Tháp đã có chút hơi nghiêng về hướng tây bắc rồi.
Phạm Văn Nhược dẫn đầu nhảy lên bờ, nói với anh em nhà họ Trương:
- Các huynh đệ, đã đến hàn xá, mời, đêm nay chúng ta không say không vui.
Đoạn quay sang nói với Vương Vi:
- Tuy là hàn xá, nhưng cũng mời Tu Vi cô nương cùng vào.
Vương Vi khéo léo chối từ, nàng không tùy tiện bước vào nhà người khác. Phạm Văn Nhược cũng không cố nài, nhà gã còn có Sư tử Hà Đông nữa, để Vương Vi vào nhà, gây nên đàm tiếu thì không hay.
Phạm thị là đại gia tộc ở Tô Châu, Phạm Văn Nhược lại là cử nhân có công danh, cũng kể ra là nhân vật tai to mặt lớn trong huyện. Dinh thự rộng lớn, tuy không thể so sánh được với Trương Tương, nhưng nếu so với nhà Trương Nguyên thì to gấp mấy lần.
Phạm Văn Nhược một mặt sai người chuẩn bị tiệc rượu, một mặt cho người hầu đi mời mấy người bạn văn ở xung quanh đến gặp gỡ anh em Trương thị ở Sơn Âm. Danh tiếng của Trương Nguyên sớm đã được truyền đến tận phủ Tô Châu xa xôi, mấy người bạn văn này của Phạm Văn Nhược đã biết đến tên tuổi của Trương Nguyên từ năm ngoái. Tuyển tập văn bát cổ của Trương Nguyên do Phất Thủy Sơn Phòng Xã phát hành có thể nói là sách gối đầu giường của văn sỹ Trường Châu. Thời gian gần đây danh tiếng của Trương Nguyên lại gây chấn động, sĩ tử khắp thành đều đi tìm kiếm những tác phẩm của Trương Nguyên. Bát cổ văn của Trương Nguyên bố cục nhịp nhàng, ý nghĩa lắng đọng, các bậc danh nho kỳ cựu cũng không sánh kịp. Giờ được gặp mặt Trương Nguyên, chẳng ngờ lại là một thiếu niên trẻ tuổi như vậy, trong lúc nói chuyện, lại càng cảm thấy Trương Nguyên từ khí nhẹ nhàng uyển chuyển, thần thái thoái mái, càng khiến cho người khác thêm phần nghiêng ngả.
Trong bữa tiệc, Phạm Văn Nhược nói đến chuyện của Hàn Xã thư cục, hỏi Trương Nguyên ngoài tuyển tập văn bát cổ ra, còn tìm nguồn bản thảo ở đâu nữa?
Lúc ở trên thuyền, Phạm Văn Nhược nghĩ đi nghĩ lại, vẫn quyết định là tạm thời Phất Thủy Sơn Phòng thư phường của Phạm thị của y sẽ không gia nhập vào Hàn Xã thư cục, nhưng lại cũng không muốn cứ thế mà cự tuyệt Trương Nguyên. Ý của y là muốn để xem đã, để xem xem Hàn Xã thư cục của Trương Nguyên có thể làm được trò trống gì đã, một thư cục mà chỉ dựa vào xuất bản tuyển tập văn bát cổ của Trương Nguyên thì hiển nhiên là chẳng thể tồn tại lâu dài được. Phạm Văn Nhược đâu thể chỉ vì mấy lời của Trương Nguyên mà dễ dàng sửa tên của Phất Thủy Sơn Phòng thư phường đã kinh doanh nhiều năm thành phân cục của Hàn Xã thư cục được.
Trương Nguyên còn chưa kịp đáp lời, thì Trương Ngạc đã khinh suất nói:
- Bản thảo thì nhiều lắm, hồi năm kia khi mắt của Giới Tử đệ đệ ta bị bệnh, đệ ấy đã mơ một giấc mơ lạ. Mơ thấy trong núi dấu hàng ngàn quyển sách, đều là tiểu thuyết dã sử, đệ ấy lần xem từng quyển, lúc tỉnh dậy đều ghi nhớ cả. Những điều đệ ấy kể lại với ta, thật là kỳ diệu, đều là những thứ đương thời không có, bây giờ chỉ cần viết ra là được. Các vị có biết đến bộ kỳ thư từ cổ chí kim “Kim Bình Mai”?
Một văn sĩ nói:
- Có nghe nói, có bản chép tay lưu truyền, tại hạ chưa từng đọc qua, nghe nói là một tác phẩm dâm loạn.
Trương Ngạc phản đối nói:
- Sĩ tử khắp thiên hạ, ngày ngày đọc sách thánh hiền, nhưng có mấy người trở thành thánh nhân được, chẳng phải đều là vì khoa cử, vì muốn cầu danh lợi mà mới đọc sách thánh hiền hay sao, đó đều là uổng công đọc.
Tất cả mọi người không nói lời nào, ngơ ngác nhìn nhau, tuy lời nói của Trương Ngạc có khắc nghiệt đó, nhưng cũng rất có lý.
Trương Ngạc nói:
- Cũng như thế, đọc những quyển sách được cho là dâm loạn đó cũng không thể trở thành dâm phụ lãng phụ được, chẳng qua chỉ là thoáng một tí ý dâm vậy thôi.
Trương Nguyên kinh ngạc, từ “ý dâm” chẳng phải là từ mà Tào Tuyết Cần nhắc tới trong Hồng Lâu Mộng đó sao!
Phạm Văn Nhược cảm thấy có vẻ lạc đề, nói:
- Đột nhiên Yến Khách huynh nhắc tới “Kim Bình Mai” là có ý gì?
Trương Ngạc nói:
- “Kim Bình Mai” dào dạt hàng triệu chữ, Giới Tử đệ ấy cũng ghi nhớ trong lòng, nếu đem bộ kỳ thư này in ấn ra, thì có thể nói là Lạc Dương giấy đắt (hàng tốt người người tranh nhau mua).
Truyện “Kim Bình Mai” trở thành sách cấm là chuyện vào thời Càn Long nhà Thanh, thứ mà Mãn Thanh muốn cấm không phải là những tác phẩm bị gọi là dâm loạn này, mà là những thư tịch bất lợi cho việc thống trị di dân tiền triều. Những cuốn sách như “Kim Bình Mai” là bị vạ lây vậy thôi, chứ còn vào thời cuối nhà Minh, ngoại trừ vài lần đảng phái đấu đá kịch liệt ra, làm gì có khái niệm văn võng hay sách cấm. Cho nên, các loại tư tưởng đều như măng mọc sau mưa, đồng thời, sáng tác tiểu thuyết cũng hết sức phồn vinh, in ấn “Kim Bình Mai” cũng chẳng có gì là chướng ngại. Theo như cách nhìn nhận của Trương Nguyên, thì “Kim Bình Mai” còn vĩ đại hơn “Hồng Lâu Mộng”, nếu bạn chỉ nhìn vào những miêu tả tục tĩu trong đó, thì đương nhiên nó sẽ là một tác phẩm dâm loạn. Việc này cũng giống như Lỗ Tấn nói: “tỉ như dũng sỹ, cũng chiến đấu, cũng nghỉ ngơi, cũng ăn uống, đương nhiên cũng giao hợp, nếu chỉ lấy điểm cuối của người ta mà vẽ thành tranh, treo trong kỹ viện, tôn làm bậc thầy giao hợp, như vậy cũng không phải là hoàn toàn không có căn cứ, nhưng mà, như thế chẳng phải oan khuất lắm sao”.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Cuốn “Kim Bình Mai” quá dài, quá nhiều, nên tạm thời không in ấn, đợi Hàn Xã thư cục phát triển lớn mạnh rồi hẵng tính. Quả thực là ta có ghi nhớ được một số sách, nhưng có thể tự ta viết sẽ không được hay, bút pháp tiểu thuyết và bát cổ văn là hai chuyện khác nhau, ta sẽ kể lại câu chuyện, rồi nhờ người chép lại, trau chuốt.
Bọn người Phạm Văn Nhược hết sức kinh ngạc, sách đọc được trong mơ, mà tỉnh dậy đều ghi nhớ, mà lại còn là mấy nghìn quyển, việc này quả thực quá thần kỳ. Nếu như được nói ra từ miệng người khác, thì có lẽ Phạm Văn Nhược sẽ không tin, nhưng đây là do Trương Nguyên nói ra, nên trọng lượng cũng khác.
- Thiếu gia nói phải, đó là chí hướng của cha nô tỳ, dù sao cha cũng phải đi phấn đấu một phen.
Trương Nguyên đánh răng rửa mặt bên hồ xong, trở về trên thuyền, dặn dò Lai Phúc lên trấn mua một ít đồ điểm tâm với rau quả. Tông Dực Thiện luyện chữ ở trong khoang thuyền, Trương Đại, Trương Ngạc vẫn còn đang ngủ. Vương Vi vẽ được nửa bình sen Tịch Đế thì tiểu tỳ Huệ Tương nấu trà bưng đến, mang luôn cho Trương Nguyên một chung, Trương Nguyên bèn nửa ngồi nửa quỳ trên chiếu của Vương Vi, xem Vương Vi vẽ tranh.
Vương Vi nghiêng đầu liếc qua, hỏi:
- Giới Tử tướng công có từng học qua vẽ tranh không?
Trương Nguyên nói:
- Không học qua, Mi Công cũng không chịu dạy ta.
Vương Vi cười “khách” một tiếng, nói:
- Thiệu Hưng thiếu gì thầy giỏi, phụ thân của Yến Khách tướng công là Bảo Sinh tiên sinh cũng chính là một bậc danh thủ trong làng tranh. Tiểu nữ tử từng được nghe Mi Công bình luận qua về danh họa nam bắc.
Trương Nguyên nói:
- Bát cổ ta còn học không xong, lấy đâu ra sức lực mà học thư họa.
Vương Vi thầm nghĩ:
“Chẳng qua là cái cớ thôi, chứ công phu ngươi bỏ ra cho cờ vây cũng đâu có ít”.
Nói:
- Giới Tử tướng công thông minh tuyệt đỉnh, đàm luận về nghệ thuật rất tinh diệu, nếu tướng công muốn học, thì làm gì có chuyện không tinh thông.
Trương Nguyên nói:
- Ý chí của ta không đặt ở đây, hơn nữa ta tự biết mình bẩm sinh đã không có khiếu học vẽ, cho dù có bỏ nhiều công sức ra học thì cũng chỉ làm ra được những tác phẩm tầm trung đến thấp mà thôi, chẳng thà không học, biết thưởng thức là được rồi.
Vương Vi đặt cây bút trên tay xuống, hỏi một cách nghiêm túc:
- Dám hỏi ý chí của Giới Tử tướng công là gì?
Trương Nguyên cười nói:
- Có thể nói “quan cao tức là tiên”.
Vương Vi không khỏi mỉm cười, đây là câu thơ châm biếm thói đời dung tục của Lý Trác Ngô mà, nhưng giờ Trương Nguyên nói ra một cách điềm nhiên như vậy, lại không khiến cho nàng ghét, nàng nói:
- Giới Tử tướng công coi trọng việc theo đuổi công danh đến vậy sao. Tiểu nữ tử thì chỉ muốn không bị trói buộc, gửi tình vào non nước, thi họa, tơ trúc, tự do tự tại, làm theo ý mình, muốn làm gì thì làm nấy.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Đạo Nhân áo cỏ cho rằng như vậy là tự do tự tại sao, đó chỉ là giấc mộng tiêu dao của Trang Chu mà thôi, sống ở nhân gian thì tuyệt đối không thể nào có thứ tự do đó. To lớn như Côn Bằng, cũng có giới hạn của to lớn, nhỏ bé như Điêu Điểu, cũng có có giới hạn của nhỏ, làm gì có chuyện tự do làm theo ý mình. Cái “làm theo ý mình” của phu tử không hề vượt qua điều kiện tiền đề của nó, ta cho rằng tự do thực thụ là không có ai ép buộc mình phải làm điều mà mình không muốn, đó chính là tự do. Đương nhiên, thứ tự do này thấy có vẻ như là có đó, nhưng thực ra cũng không có, trên đời này chẳng có ai là tự do cả, ai cũng phải chịu gông cùm xiềng xích, Hoàng đế cũng chẳng ngoại lệ.
Vương Vi im lặng, cặp mắt trong veo nhìn sững Trương Nguyên, trong lòng thầm nghĩ:
“Nếu không phải là người hiếu học suy nghĩ sâu xa, hiểu rõ thế sự, tuyệt đối không thể nói ra được những lời như vậy”.
Trương Nguyên gật đầu tỏ ý cáo từ, đoạn quay người đi về khoang luyện chữ. Tranh có thể không vẽ, nhưng thư pháp thì phải luyện, có Tông Dực Thiện ở đây, vừa hay có thể thỉnh giáo.
Trương Ngạc thức dậy muộn nhất, khi hắn thức dậy thì thuyền đã đi qua hồ Đồng Lý. Trước giờ Ngọ, thuyền đến sông Ngô Tùng, xuôi dòng về hướng đông bắc, rồi theo nhánh sông đi về hướng tây đến hồ Kim Kê. Bên hồ Kim Kê chính là huyện Trường Châu của phủ Tô Châu, huyện Trường Châu đường thủy ngang dọc, thông suốt bốn phương, thuyền đu ba mái chèo đi theo sau thuyền nhỏ của Phạm Văn Nhược, đến thẳng bến thuyền nằm ở sân sau nhà họ Phạm rồi neo lại. Lúc này đã là buổi hoàng hôn, Trương Nguyên đứng ở mui thuyền, có thể nhận ra Hổ Khâu Tháp cao sừng sừng phía xa, vào thời này, Hổ Khâu Tháp đã có chút hơi nghiêng về hướng tây bắc rồi.
Phạm Văn Nhược dẫn đầu nhảy lên bờ, nói với anh em nhà họ Trương:
- Các huynh đệ, đã đến hàn xá, mời, đêm nay chúng ta không say không vui.
Đoạn quay sang nói với Vương Vi:
- Tuy là hàn xá, nhưng cũng mời Tu Vi cô nương cùng vào.
Vương Vi khéo léo chối từ, nàng không tùy tiện bước vào nhà người khác. Phạm Văn Nhược cũng không cố nài, nhà gã còn có Sư tử Hà Đông nữa, để Vương Vi vào nhà, gây nên đàm tiếu thì không hay.
Phạm thị là đại gia tộc ở Tô Châu, Phạm Văn Nhược lại là cử nhân có công danh, cũng kể ra là nhân vật tai to mặt lớn trong huyện. Dinh thự rộng lớn, tuy không thể so sánh được với Trương Tương, nhưng nếu so với nhà Trương Nguyên thì to gấp mấy lần.
Phạm Văn Nhược một mặt sai người chuẩn bị tiệc rượu, một mặt cho người hầu đi mời mấy người bạn văn ở xung quanh đến gặp gỡ anh em Trương thị ở Sơn Âm. Danh tiếng của Trương Nguyên sớm đã được truyền đến tận phủ Tô Châu xa xôi, mấy người bạn văn này của Phạm Văn Nhược đã biết đến tên tuổi của Trương Nguyên từ năm ngoái. Tuyển tập văn bát cổ của Trương Nguyên do Phất Thủy Sơn Phòng Xã phát hành có thể nói là sách gối đầu giường của văn sỹ Trường Châu. Thời gian gần đây danh tiếng của Trương Nguyên lại gây chấn động, sĩ tử khắp thành đều đi tìm kiếm những tác phẩm của Trương Nguyên. Bát cổ văn của Trương Nguyên bố cục nhịp nhàng, ý nghĩa lắng đọng, các bậc danh nho kỳ cựu cũng không sánh kịp. Giờ được gặp mặt Trương Nguyên, chẳng ngờ lại là một thiếu niên trẻ tuổi như vậy, trong lúc nói chuyện, lại càng cảm thấy Trương Nguyên từ khí nhẹ nhàng uyển chuyển, thần thái thoái mái, càng khiến cho người khác thêm phần nghiêng ngả.
Trong bữa tiệc, Phạm Văn Nhược nói đến chuyện của Hàn Xã thư cục, hỏi Trương Nguyên ngoài tuyển tập văn bát cổ ra, còn tìm nguồn bản thảo ở đâu nữa?
Lúc ở trên thuyền, Phạm Văn Nhược nghĩ đi nghĩ lại, vẫn quyết định là tạm thời Phất Thủy Sơn Phòng thư phường của Phạm thị của y sẽ không gia nhập vào Hàn Xã thư cục, nhưng lại cũng không muốn cứ thế mà cự tuyệt Trương Nguyên. Ý của y là muốn để xem đã, để xem xem Hàn Xã thư cục của Trương Nguyên có thể làm được trò trống gì đã, một thư cục mà chỉ dựa vào xuất bản tuyển tập văn bát cổ của Trương Nguyên thì hiển nhiên là chẳng thể tồn tại lâu dài được. Phạm Văn Nhược đâu thể chỉ vì mấy lời của Trương Nguyên mà dễ dàng sửa tên của Phất Thủy Sơn Phòng thư phường đã kinh doanh nhiều năm thành phân cục của Hàn Xã thư cục được.
Trương Nguyên còn chưa kịp đáp lời, thì Trương Ngạc đã khinh suất nói:
- Bản thảo thì nhiều lắm, hồi năm kia khi mắt của Giới Tử đệ đệ ta bị bệnh, đệ ấy đã mơ một giấc mơ lạ. Mơ thấy trong núi dấu hàng ngàn quyển sách, đều là tiểu thuyết dã sử, đệ ấy lần xem từng quyển, lúc tỉnh dậy đều ghi nhớ cả. Những điều đệ ấy kể lại với ta, thật là kỳ diệu, đều là những thứ đương thời không có, bây giờ chỉ cần viết ra là được. Các vị có biết đến bộ kỳ thư từ cổ chí kim “Kim Bình Mai”?
Một văn sĩ nói:
- Có nghe nói, có bản chép tay lưu truyền, tại hạ chưa từng đọc qua, nghe nói là một tác phẩm dâm loạn.
Trương Ngạc phản đối nói:
- Sĩ tử khắp thiên hạ, ngày ngày đọc sách thánh hiền, nhưng có mấy người trở thành thánh nhân được, chẳng phải đều là vì khoa cử, vì muốn cầu danh lợi mà mới đọc sách thánh hiền hay sao, đó đều là uổng công đọc.
Tất cả mọi người không nói lời nào, ngơ ngác nhìn nhau, tuy lời nói của Trương Ngạc có khắc nghiệt đó, nhưng cũng rất có lý.
Trương Ngạc nói:
- Cũng như thế, đọc những quyển sách được cho là dâm loạn đó cũng không thể trở thành dâm phụ lãng phụ được, chẳng qua chỉ là thoáng một tí ý dâm vậy thôi.
Trương Nguyên kinh ngạc, từ “ý dâm” chẳng phải là từ mà Tào Tuyết Cần nhắc tới trong Hồng Lâu Mộng đó sao!
Phạm Văn Nhược cảm thấy có vẻ lạc đề, nói:
- Đột nhiên Yến Khách huynh nhắc tới “Kim Bình Mai” là có ý gì?
Trương Ngạc nói:
- “Kim Bình Mai” dào dạt hàng triệu chữ, Giới Tử đệ ấy cũng ghi nhớ trong lòng, nếu đem bộ kỳ thư này in ấn ra, thì có thể nói là Lạc Dương giấy đắt (hàng tốt người người tranh nhau mua).
Truyện “Kim Bình Mai” trở thành sách cấm là chuyện vào thời Càn Long nhà Thanh, thứ mà Mãn Thanh muốn cấm không phải là những tác phẩm bị gọi là dâm loạn này, mà là những thư tịch bất lợi cho việc thống trị di dân tiền triều. Những cuốn sách như “Kim Bình Mai” là bị vạ lây vậy thôi, chứ còn vào thời cuối nhà Minh, ngoại trừ vài lần đảng phái đấu đá kịch liệt ra, làm gì có khái niệm văn võng hay sách cấm. Cho nên, các loại tư tưởng đều như măng mọc sau mưa, đồng thời, sáng tác tiểu thuyết cũng hết sức phồn vinh, in ấn “Kim Bình Mai” cũng chẳng có gì là chướng ngại. Theo như cách nhìn nhận của Trương Nguyên, thì “Kim Bình Mai” còn vĩ đại hơn “Hồng Lâu Mộng”, nếu bạn chỉ nhìn vào những miêu tả tục tĩu trong đó, thì đương nhiên nó sẽ là một tác phẩm dâm loạn. Việc này cũng giống như Lỗ Tấn nói: “tỉ như dũng sỹ, cũng chiến đấu, cũng nghỉ ngơi, cũng ăn uống, đương nhiên cũng giao hợp, nếu chỉ lấy điểm cuối của người ta mà vẽ thành tranh, treo trong kỹ viện, tôn làm bậc thầy giao hợp, như vậy cũng không phải là hoàn toàn không có căn cứ, nhưng mà, như thế chẳng phải oan khuất lắm sao”.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Cuốn “Kim Bình Mai” quá dài, quá nhiều, nên tạm thời không in ấn, đợi Hàn Xã thư cục phát triển lớn mạnh rồi hẵng tính. Quả thực là ta có ghi nhớ được một số sách, nhưng có thể tự ta viết sẽ không được hay, bút pháp tiểu thuyết và bát cổ văn là hai chuyện khác nhau, ta sẽ kể lại câu chuyện, rồi nhờ người chép lại, trau chuốt.
Bọn người Phạm Văn Nhược hết sức kinh ngạc, sách đọc được trong mơ, mà tỉnh dậy đều ghi nhớ, mà lại còn là mấy nghìn quyển, việc này quả thực quá thần kỳ. Nếu như được nói ra từ miệng người khác, thì có lẽ Phạm Văn Nhược sẽ không tin, nhưng đây là do Trương Nguyên nói ra, nên trọng lượng cũng khác.
/345
|