Người chèo thuyền đưa mái chèo, con thuyền ô bồng từ từ rẽ nước trôi đi, Vương Tư Nhâm dặn dò:
- Đưa Trương Nguyên về Sơn Âm trước.
Thuyền ra đến ngoài cửa sông Hội Kê liền ngoặt sang một nhánh khác hướng về phía Sơn Âm ở phía tây. Lúc này, sắc trời càng lúc càng u ám, gió đông bắc thổi càng ngày càng mạnh, trong khoang thuyền tối om.
Cột trúc ở mũi thuyền bị gió thổi trúng kêu đôm đốp. Vũ Lăng ngồi sát bên cửa khoang thuyền, vừa ăn nốt miếng mỳ cuối cùng trong bát, chép miệng tiếc rẻ, thì tấm màn cửa bị gió thổi lật tung lên rồi lại rủ ngay xuống, Vũ Lăng cảm thấy mặt lạnh cóng, nhìn vào trong bát, thấy có vài bông tuyết đang tan dần.
- Tuyết rơi, tuyết lại rơi rồi.
Vũ Lăng kêu lên, buông bát đũa xuống, thò đầu ra khỏi rèm cửa, thấy trong không trung có những bông tuyết trắng đang bay lất phất, vội nói với người chèo thuyền Sảo Công Tôn:
- Đại thúc, tuyết rơi rồi.
Sảo Công Tôn nói:
- Lũ trẻ các ngươi thích tuyết rơi, nhưng chúng ta lại không thích, mùa đông năm nay lạnh quá, cây ăn quả lạnh quá chết cóng hết rồi, sang năm bọn bay lại không có quả mà ăn.
Vũ Lăng líu lưỡi nói:
- Cây đều chết cóng hết á, không đến nỗi như thế chứ?
Sảo Công Tôn nói:
- Cái này có thể lắm.
Vương Tư Nhâm nghe được Vũ Lăng và Sảo Công Tôn nói chuyện với nhau, bùi ngùi thở dài:
- Vạn Lịch năm thứ 13 đại hạn hán, Hoàng đế còn phải đi bộ hơn mười dặm đến thiên đàn cầu mưa, vậy mà mấy năm gần đây thiên tai vẫn không dứt, không lũ lụt thì lại là hạn hán.
Hoặc là nạn châu chấu, hạn hán do thiếu nước, hạn hán do châu chấu hoành hành, rồi tình trạng chuột vượt sông hàng đàn... dân chúng phải chịu hết tai ương này đến tai ương khác, hoàng đế lại thờ ơ, có tấu trình lên thì cũng không để tâm, xem ra vận mệnh quốc gia ngày càng suy sụp rồi.
Trương Nguyên thận trọng hỏi:
- Thưa thầy, hoàng đế nhiều năm không lên triều, rốt cục là vì lý do gì ạ?
Vương Tư Nhâm nói:
- Nguyên nhân rất nhiều, ngài tinh thần bực tức, thân thể lại quá phì nhiêu nên sinh ra lười vận động, bệnh tật đủ đường. Là như thế đó.
Không muốn cùng Trương Nguyên nói nhiều về những chuyện cấm kỵ, Vương Tư Nhâm chuyển qua nói về thiên tai:
- Bốn năm trước ta ở huyện Hưng Bình phủ Tây An gặp một trận hạn hán lớn. Đợi đến khi triều đình phát tiền bạc lương thực cứu nạn thì dân chúng chết đói hoặc là đã chạy tứ tán rồi, chỉ có khẩn cầu địa chủ trong vùng, tổ chức quyên góp mới miễn cưỡng qua được nạn đó.
Trương Nguyên nói:
- Thưa thầy, học trò biết ở Phúc Kiến có loại khoai lang, khoai tây và ngô có thể chịu được tiết trời đông giá hoặc khô hạn, thích hợp trồng ở vùng núi, chỉ cần gieo hạt là năm sau có thể thu hoạch. Tuy không có gạo, lúa mạch đáng giá nhưng khi gặp hạn hán có thể cứu dân chống đói, sống sót qua cơn nguy nan. Đặc biệt là vùng Thiểm Tây, ba năm hai mùa hạn, thích hợp nhất để trồng các loại nông sản chịu hạn này.
Vương Tư Nhâm gật đầu nói:
- Điều này ta cũng đã nghe nói, dường như là giống truyền lại từ thời Lã Tống, Trảo Oa. Bên Kinh Sư gọi khoai tây là khoai môn, quả nhiên là chịu được hạn và dễ trồng. Nhưng Thiểm Tây lại không thấy có người trồng loại cây này.Không phải là cứ quan địa phương muốn mở rộng là mở rộng được. Những địa chủ chiếm hàng nghìn hàng vạn mẫu ruộng lại chỉ muốn trồng loại lúa có thể bán được tiền. Ở nơi giàu có như Giang Nam, rất nhiều thửa ruộng đến cả lúa mạch cũng không trồng mà chỉ trồng dưa, trái cây, trồng dâu tằm, cái gì đáng tiền thì trồng cái đó. Thế là hễ có thiên tai là lại không có lương thực mà ăn.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Nơi khác thì thôi, chứ Thiểm Tây nhất định phải mở rộng trồng loại khoai lang, ngô và gạo này.
Chỉ cần có thể no được cái bụng thì, những người như Cao Nghênh Tường, Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung đã không đến nỗi phải nổi dậy, kích động nhiều nông dân tạo phản đến như vậy. Đương nhiên, Minh Triều diệt vong tuyệt không phải chỉ là do không mở rộng trồng khoai lang. Sự thôn tính đất đai, đảng phái tranh giành đánh chém liên miên mới là nguyên nhân chính gây ra cảnh nước mất nhà tan.
Dựa vào khoai lang để cứu nước hiển nhiên là hoang đường, nhưng mở rộng trồng khoai lang thì chắc chắn là con đường tắt hữu hiệu để trì hoãn việc bùng phát nguy cơ diệt vong của đất nước . Trương Nguyên nói:
- Việc trồng Khoai lang, khoai tây và ngô không chiếm nhiều đất, ruộng, đất đồi và đất bỏ hoang cũng có thể trồng được. Khi nào thày lại xuất sĩ làm quan thì cần phải nỗ lực mở rộng mới được.
Vương Tư Nhâm lấy làm lạ khi thấy Trương Nguyên nói về khoai lang một cách nghiêm túc như vậy. Tuy nhiên việc Trương Nguyên quan tâm chuyện thời vụ hiển nhiên là tốt. Giờ làm gì có tú tài kẻ sĩ nào quan tâm đến những việc này. Lão cười nói:
- Ta nhàn rỗi ở nhà, giờ danh tiếng còn không nổi bằng ngươi. Ngươi cố gắng lên, sớm có ngày đắc cử làm quan, chuyên đi tuyên truyền mở rộng việc trồng khoai lang, ha ha.
Vương Anh Tư cũng cười, nhìn Trương Nguyên nói:
- Khoai lang huyện lệnh.
Đúng là bất đắc dĩ, lời chỉ có thể nói đến đây mà thôi. Việc này thực đúng là cần phải do đích thân hắn thực hiện từng bước mới có sức thuyết phục, còn giờ có nói cũng chỉ là gió thoảng ngoài tai mà thôi. Thầy Vương tuy có tấm lòng lo cho dân nhưng ông tuyệt đối không thể ngờ được rằng Đại Minh triều chỉ kéo dài được ba mươi năm rồi lụy tàn, lúc đó Giang Nam đâu còn cảnh phồn hoa tấp nập như bây giờ nữa?. Trương Nguyên cười nói:
- Đợi học trò thi xong ra làm quan thì đám khoai lang kia hỏng hết mất rồi.
Mải cười cười nói nói, thuyền đã đến cầu Bát Sĩ ở huyện thành Sơn Âm từ lúc nào không hay. Cầu Bát Sĩ cách phủ học cung không xa, Trương Nguyên nói:
- Thưa thầy, học trò xin lên bờ ở đây.
Vương Tư Nhâm nói:
- Được, ngươi đi đi, chế nghệ mỗi ngày làm một quyển, văn cổ hai ngày một quyển là được, ngoài ra phải đọc nhiều thơ phú, luyện viết chữ, làm bát cổ khá rồi thì làm thơ cũng không khó. Còn nữa, Khởi Đông tiên sinh ở Đại Thiện tự vô cùng quý mến ngươi, ngươi cũng có thể đến gặp tiên sinh thỉnh giáo, yên tâm, ta không có để tâm chuyện bè phái đâu.
Trương Nguyên cười nói:
- Học trò còn muốn thỉnh giáo Hước Am tiên sinh, như vậy có thể học được rất nhiều kiến thức ngoài sách vở.
Vương Tư Nhâm khoát tay cười nói:
- Đi đi, đi đường cẩn thận.
Trương Nguyên chắp tay trước ngực thi lễ với Vương Tư Nhâm rồi lại thi lễ với Vương Anh Tư. Vương Anh Tư vui vẻ đáp lễ, nàng nhìn chủ tớ Trương Nguyên, Vũ Lăng lên bờ, vẫy tay tạm biệt. Tuyết bay đầy trời như muốn bay theo Trương Nguyên. Tuyết cứ nhằm vào đầu và vai hắn mà trút xuống. Vương Tư Anh nói với cha:
- Phụ thân, tuyết rơi ngày càng mau rồi, chúng ta không có dù trên thuyền sao?
Vương Tư Nhâm cố ý nói:
- Có một cây để ta dùng.
Vương Tư Anh đỏ bừng mặt, cắn môi, nàng lại vén rèm nhìn ra ngoài. Trương Nguyên đã chạy tới cầu Bát Sĩ, đi về phía Phủ học cung, tiểu hề nô Vũ Lăng cũng theo sát phía sau.
Trương Nguyên đi một lèo hơn một dặm đường về đến nhà, vào hàng rào trúc trước cửa, đứng dưới mái hiên dậm mạnh đế giày cho tuyết rơi ra rồi lắc đầu, phủi hết tuyết trên người. Vũ Lăng cũng bắt chước hắn rũ tuyết. Cả hai nhìn nhau, chỉ thấy người hơi ẩm ướt tí chút, chứng tỏ trời rất lạnh nên tuyết không tan được.
Trở lại nội viện, Trương mẫu Lã Thị vội bảo nhà bếp hâm nóng lại cơm cho Trương Nguyên. Một bát mỳ trên thuyền tất nhiên là không đủ no rồi.
Thạch Song bưng một chậu than hồng rực đến thư phòng ở lầu tây, đặt phía dưới bàn sách. Trương Nguyên hơ hơ chân trên chậu than. Lúc này cả hai đùi và toàn thân đều ấm áp. Hắn vừa luyện chữ vừa thỉnh thoảng liếc nhìn ra ngoài cửa. Tuyết rơi dày đặc đến độ không nhìn thấy lầu nam ở bên kia giếng.
Thời tiết khắc nghiệt thế này, đã mấy ngày rồi không thấy Mục Chân Chân đến. Không biết nàng đã mua giày ấm chưa. Lần trước Trương Nguyên cho nàng ba đồng bạc bảo nàng đi mua giày. Nhớ lại cảnh ngày đó Mục Chân Chân đứng bên giếng, chân đỏ tấy lên vì lạnh, Trương Nguyên lại cảm thấy hai chân cóng lại vì rét. Tuyết vẫn rơi hết trận này đến trận khác, rơi liên tục đến tận trưa hôm sau. Lúc này tuyết ở hậu viện đã dày đến hai thước. Trương mẫu Lã thị nói:
- Lần đầu tiên ta thấy tuyết rơi lớn đến thế này, mà vẫn chưa tới tháng chạp đó.
Cuối giờ mùi, tuyết ngừng rơi. Vũ Lăng, Thỏ Đình và Thạch Đầu chơi đắp người tuyết ở sân sau. Trương Nguyên nhóm lửa sưởi trong thư phòng, làm bát cổ và viết cổ văn. Văn bát cổ có rất nhiều dạng đề, hắn có thể làm được vô khối. Nhưng cổ văn lại không biết viết gì, phải có cảm xúc mới viết được.
Hai ngày viết một chương cũng khó. Hắn nghĩ, hay là viết sách luận, kiểu như “Quá Tần luận” “ của Giả Nghị, “Lưu Hầu luận” của Tô Thức? Đây cũng là một thể loại cổ văn, vừa phát huy được hiểu biết của mình lại vừa có thể mượn xưa nói nay. Khi vừa có được cảm hứng thì nha đầu Thỏ Đình chạy đến.
Nha đầu này chắc được Y Đình dạy rằng không được ham chơi, phải hầu hạ thiếu gia cho tốt nên cứ chơi được một lát lại chạy đến cửa thư phòng thò cái đầu có hai bím tóc vào, hỏi:
- Thiếu gia có gì chỉ bảo không ạ?
Nghe Trương Nguyên nói:
- Không có gì.
Thì nàng lại chạy đi chơi, chừng hai khắc sau lại chạy tới thò đầu vào hỏi.
Lần này, tiếng bước chân lại vang lên. Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Sao mà chăm hỏi thế, ta đã viết được mấy chữ đâu?
Hắn không ngẩng đầu lên, nói tiếp:
- Không có việc gì thì đi chơi đi.
Chợt hắn nghe thấy tiếng nói thẹn thùng của Mục Chân Chân:
- Thiếu gia…
Trương Nguyên ngẩng đầu lên, thấy Mục Chân Chân đứng ngoài cửa, đầu quấn khăn, vận váy dài và áo bông màu xanh. Cả người nàng màu xanh, nổi bật trên nền tuyết phía sau, trông đẹp như một bức tranh.
Trương Nguyên ngoắc tay gọi:
- Chân Chân vào đây.
Mục Chân Chân bước vào trong thư phòng. Trương Nguyên nhìn hai chân nàng, thấy nàng đang đi một đôi giày nỉ màu xám. Đại Minh triều có quy định về trang phục, từ cấp quan viên và sinh đồ trở lên người có công danh mới được đi giày da. Còn thứ dân chỉ được quấn dây da hoặc mang giày nỉ.
Nhưng từ thời Gia Tĩnh tới nay, những quy định về đẳng cấp này không còn nữa, thứ dân và thương nhân đều có thể mang giày da. Trương Ngạc và Trương Nguyên đều không phải là kẻ có công danh nhưng đều mang giày da màu trắng, nhưng những người dân có địa vị thấp nhất cũng không thấy mang giày da, họ có thể mang giày nỉ. Giày nỉ đã có từ rất lâu đời, được đưa vào Trung Nguyên từ thời cổ đại. Giày nỉ không đẹp như giày da nhưng giữ ấm tốt hơn. Trương Nguyên thấy đôi giày nỉ trên chân Mục Chân Chân sạch bóng không vướng một hạt bụi, cũng không bị ẩm ướt, liền hỏi:
- Chân Chân nàng bay đến đây đấy à, tuyết dày như vậy sao giày lại không bị ướt?
Hắn nghi là nàng đi giày rơm rồi đến đây mới thay giày nỉ, nên trong lòng cảm thấy có chút không vui.
Mục Chân Chân vội nói:
- Thiếu gia, tiểu tỳ có đi giày cỏ của cha tiểu tì bên ngoài giày nỉ nên mới không bị ướt.
Trương Nguyên nói:
- Không gạt ta đó chứ?
Mục Chân Chân nói:
- Không có, tiểu tỳ không dám, tuyết rơi lớn như vậy, tiểu tỳ cũng không phải là đồ ngốc không biết rét.
Nói rồi liền lấy ra một quan tiền đặt ở một góc thư án, nói:
- Thiếu gia, làm giày nỉ hết hai đồng bạc, còn thừa một đồng bạc.
Trương Nguyên cũng không muốn so đo tính toán với nàng, hắn để bút xuống, nói:
- Cùng ra vườn sau nghịch tuyết với ta, ta đọc sách viết chữ mãi cũng thấy mỏi rồi.
Sau khi tuyết rơi, hậu viện nhìn khác hẳn. Tuyết dày như một tấm chăn bông, dẫm lên là lún sụt xuống. Hai huynh đệ Vũ Lăng và Thạch Đầu đã đắp được một người tuyết cao năm thước. Cái đầu của người tuyết chỉ nhỏ hơn thân chút xíu. Thỏ Đình nhìn khắp người tuyết một lượt rồi nói với Trương Nguyên và Mục Chân Chân:
- Thiếu gia, Chân Chân tỷ, đầu người tuyết bị vẹo rồi.
Trương Nguyên cúi người bốc một nắm tuyết ra khỏi đầu của người tuyết, cười nói:
- Đây là kiểu cứng đầu bướng bỉnh không chịu thuần phục rồi, phải giáo huấn nó mới được
Hai anh em Vũ Lăng, Thạch Đầu lại bốc tuyết ném vào người tuyết. Nhưng người tuyết lại cứ đứng im bất động, không có phản ứng gì. Ném người tuyết mãi cũng chán, bọn Vũ Lăng liền xoay qua đánh nhau, vô cùng náo nhiệt.
Trương Nguyên thấy Mục Chân Chân chỉ đứng một bên cười mà không chơi cùng liền bốc tuyết lên hướng về phía nàng nói:
- Chân Chân, nhìn ta ném đây.
Nói rồi hắn ném nhẹ nắm tuyết về phía nàng.
Mục Chân Chân lại không né tránh nên nắm tuyết rơi trúng vào giữa ngực. Mặt nàng đỏ bừng lên, nàng cũng không ngờ thiếu gia lại ném chuẩn đến như vậy, ném đúng vào chỗ đó.
Trương Nguyên “A” lên một tiếng, có trời đất chứng giám, hắn không cố ý mà chỉ là nhỡ tay ném bừa lại trúng mà thôi.
Lúc này, Thạch Song lội tuyết từ phía giếng nước đi tới, kêu lên:
- Thiếu gia, Năng Trụ bên Tây Trương đến rồi, có việc muốn bẩm báo thiếu gia.
Trương Nguyên vội vàng đi gặp Năng Trụ, tránh cho Mục Chân Chân một phen thẹn thùng.
- Đưa Trương Nguyên về Sơn Âm trước.
Thuyền ra đến ngoài cửa sông Hội Kê liền ngoặt sang một nhánh khác hướng về phía Sơn Âm ở phía tây. Lúc này, sắc trời càng lúc càng u ám, gió đông bắc thổi càng ngày càng mạnh, trong khoang thuyền tối om.
Cột trúc ở mũi thuyền bị gió thổi trúng kêu đôm đốp. Vũ Lăng ngồi sát bên cửa khoang thuyền, vừa ăn nốt miếng mỳ cuối cùng trong bát, chép miệng tiếc rẻ, thì tấm màn cửa bị gió thổi lật tung lên rồi lại rủ ngay xuống, Vũ Lăng cảm thấy mặt lạnh cóng, nhìn vào trong bát, thấy có vài bông tuyết đang tan dần.
- Tuyết rơi, tuyết lại rơi rồi.
Vũ Lăng kêu lên, buông bát đũa xuống, thò đầu ra khỏi rèm cửa, thấy trong không trung có những bông tuyết trắng đang bay lất phất, vội nói với người chèo thuyền Sảo Công Tôn:
- Đại thúc, tuyết rơi rồi.
Sảo Công Tôn nói:
- Lũ trẻ các ngươi thích tuyết rơi, nhưng chúng ta lại không thích, mùa đông năm nay lạnh quá, cây ăn quả lạnh quá chết cóng hết rồi, sang năm bọn bay lại không có quả mà ăn.
Vũ Lăng líu lưỡi nói:
- Cây đều chết cóng hết á, không đến nỗi như thế chứ?
Sảo Công Tôn nói:
- Cái này có thể lắm.
Vương Tư Nhâm nghe được Vũ Lăng và Sảo Công Tôn nói chuyện với nhau, bùi ngùi thở dài:
- Vạn Lịch năm thứ 13 đại hạn hán, Hoàng đế còn phải đi bộ hơn mười dặm đến thiên đàn cầu mưa, vậy mà mấy năm gần đây thiên tai vẫn không dứt, không lũ lụt thì lại là hạn hán.
Hoặc là nạn châu chấu, hạn hán do thiếu nước, hạn hán do châu chấu hoành hành, rồi tình trạng chuột vượt sông hàng đàn... dân chúng phải chịu hết tai ương này đến tai ương khác, hoàng đế lại thờ ơ, có tấu trình lên thì cũng không để tâm, xem ra vận mệnh quốc gia ngày càng suy sụp rồi.
Trương Nguyên thận trọng hỏi:
- Thưa thầy, hoàng đế nhiều năm không lên triều, rốt cục là vì lý do gì ạ?
Vương Tư Nhâm nói:
- Nguyên nhân rất nhiều, ngài tinh thần bực tức, thân thể lại quá phì nhiêu nên sinh ra lười vận động, bệnh tật đủ đường. Là như thế đó.
Không muốn cùng Trương Nguyên nói nhiều về những chuyện cấm kỵ, Vương Tư Nhâm chuyển qua nói về thiên tai:
- Bốn năm trước ta ở huyện Hưng Bình phủ Tây An gặp một trận hạn hán lớn. Đợi đến khi triều đình phát tiền bạc lương thực cứu nạn thì dân chúng chết đói hoặc là đã chạy tứ tán rồi, chỉ có khẩn cầu địa chủ trong vùng, tổ chức quyên góp mới miễn cưỡng qua được nạn đó.
Trương Nguyên nói:
- Thưa thầy, học trò biết ở Phúc Kiến có loại khoai lang, khoai tây và ngô có thể chịu được tiết trời đông giá hoặc khô hạn, thích hợp trồng ở vùng núi, chỉ cần gieo hạt là năm sau có thể thu hoạch. Tuy không có gạo, lúa mạch đáng giá nhưng khi gặp hạn hán có thể cứu dân chống đói, sống sót qua cơn nguy nan. Đặc biệt là vùng Thiểm Tây, ba năm hai mùa hạn, thích hợp nhất để trồng các loại nông sản chịu hạn này.
Vương Tư Nhâm gật đầu nói:
- Điều này ta cũng đã nghe nói, dường như là giống truyền lại từ thời Lã Tống, Trảo Oa. Bên Kinh Sư gọi khoai tây là khoai môn, quả nhiên là chịu được hạn và dễ trồng. Nhưng Thiểm Tây lại không thấy có người trồng loại cây này.Không phải là cứ quan địa phương muốn mở rộng là mở rộng được. Những địa chủ chiếm hàng nghìn hàng vạn mẫu ruộng lại chỉ muốn trồng loại lúa có thể bán được tiền. Ở nơi giàu có như Giang Nam, rất nhiều thửa ruộng đến cả lúa mạch cũng không trồng mà chỉ trồng dưa, trái cây, trồng dâu tằm, cái gì đáng tiền thì trồng cái đó. Thế là hễ có thiên tai là lại không có lương thực mà ăn.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Nơi khác thì thôi, chứ Thiểm Tây nhất định phải mở rộng trồng loại khoai lang, ngô và gạo này.
Chỉ cần có thể no được cái bụng thì, những người như Cao Nghênh Tường, Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung đã không đến nỗi phải nổi dậy, kích động nhiều nông dân tạo phản đến như vậy. Đương nhiên, Minh Triều diệt vong tuyệt không phải chỉ là do không mở rộng trồng khoai lang. Sự thôn tính đất đai, đảng phái tranh giành đánh chém liên miên mới là nguyên nhân chính gây ra cảnh nước mất nhà tan.
Dựa vào khoai lang để cứu nước hiển nhiên là hoang đường, nhưng mở rộng trồng khoai lang thì chắc chắn là con đường tắt hữu hiệu để trì hoãn việc bùng phát nguy cơ diệt vong của đất nước . Trương Nguyên nói:
- Việc trồng Khoai lang, khoai tây và ngô không chiếm nhiều đất, ruộng, đất đồi và đất bỏ hoang cũng có thể trồng được. Khi nào thày lại xuất sĩ làm quan thì cần phải nỗ lực mở rộng mới được.
Vương Tư Nhâm lấy làm lạ khi thấy Trương Nguyên nói về khoai lang một cách nghiêm túc như vậy. Tuy nhiên việc Trương Nguyên quan tâm chuyện thời vụ hiển nhiên là tốt. Giờ làm gì có tú tài kẻ sĩ nào quan tâm đến những việc này. Lão cười nói:
- Ta nhàn rỗi ở nhà, giờ danh tiếng còn không nổi bằng ngươi. Ngươi cố gắng lên, sớm có ngày đắc cử làm quan, chuyên đi tuyên truyền mở rộng việc trồng khoai lang, ha ha.
Vương Anh Tư cũng cười, nhìn Trương Nguyên nói:
- Khoai lang huyện lệnh.
Đúng là bất đắc dĩ, lời chỉ có thể nói đến đây mà thôi. Việc này thực đúng là cần phải do đích thân hắn thực hiện từng bước mới có sức thuyết phục, còn giờ có nói cũng chỉ là gió thoảng ngoài tai mà thôi. Thầy Vương tuy có tấm lòng lo cho dân nhưng ông tuyệt đối không thể ngờ được rằng Đại Minh triều chỉ kéo dài được ba mươi năm rồi lụy tàn, lúc đó Giang Nam đâu còn cảnh phồn hoa tấp nập như bây giờ nữa?. Trương Nguyên cười nói:
- Đợi học trò thi xong ra làm quan thì đám khoai lang kia hỏng hết mất rồi.
Mải cười cười nói nói, thuyền đã đến cầu Bát Sĩ ở huyện thành Sơn Âm từ lúc nào không hay. Cầu Bát Sĩ cách phủ học cung không xa, Trương Nguyên nói:
- Thưa thầy, học trò xin lên bờ ở đây.
Vương Tư Nhâm nói:
- Được, ngươi đi đi, chế nghệ mỗi ngày làm một quyển, văn cổ hai ngày một quyển là được, ngoài ra phải đọc nhiều thơ phú, luyện viết chữ, làm bát cổ khá rồi thì làm thơ cũng không khó. Còn nữa, Khởi Đông tiên sinh ở Đại Thiện tự vô cùng quý mến ngươi, ngươi cũng có thể đến gặp tiên sinh thỉnh giáo, yên tâm, ta không có để tâm chuyện bè phái đâu.
Trương Nguyên cười nói:
- Học trò còn muốn thỉnh giáo Hước Am tiên sinh, như vậy có thể học được rất nhiều kiến thức ngoài sách vở.
Vương Tư Nhâm khoát tay cười nói:
- Đi đi, đi đường cẩn thận.
Trương Nguyên chắp tay trước ngực thi lễ với Vương Tư Nhâm rồi lại thi lễ với Vương Anh Tư. Vương Anh Tư vui vẻ đáp lễ, nàng nhìn chủ tớ Trương Nguyên, Vũ Lăng lên bờ, vẫy tay tạm biệt. Tuyết bay đầy trời như muốn bay theo Trương Nguyên. Tuyết cứ nhằm vào đầu và vai hắn mà trút xuống. Vương Tư Anh nói với cha:
- Phụ thân, tuyết rơi ngày càng mau rồi, chúng ta không có dù trên thuyền sao?
Vương Tư Nhâm cố ý nói:
- Có một cây để ta dùng.
Vương Tư Anh đỏ bừng mặt, cắn môi, nàng lại vén rèm nhìn ra ngoài. Trương Nguyên đã chạy tới cầu Bát Sĩ, đi về phía Phủ học cung, tiểu hề nô Vũ Lăng cũng theo sát phía sau.
Trương Nguyên đi một lèo hơn một dặm đường về đến nhà, vào hàng rào trúc trước cửa, đứng dưới mái hiên dậm mạnh đế giày cho tuyết rơi ra rồi lắc đầu, phủi hết tuyết trên người. Vũ Lăng cũng bắt chước hắn rũ tuyết. Cả hai nhìn nhau, chỉ thấy người hơi ẩm ướt tí chút, chứng tỏ trời rất lạnh nên tuyết không tan được.
Trở lại nội viện, Trương mẫu Lã Thị vội bảo nhà bếp hâm nóng lại cơm cho Trương Nguyên. Một bát mỳ trên thuyền tất nhiên là không đủ no rồi.
Thạch Song bưng một chậu than hồng rực đến thư phòng ở lầu tây, đặt phía dưới bàn sách. Trương Nguyên hơ hơ chân trên chậu than. Lúc này cả hai đùi và toàn thân đều ấm áp. Hắn vừa luyện chữ vừa thỉnh thoảng liếc nhìn ra ngoài cửa. Tuyết rơi dày đặc đến độ không nhìn thấy lầu nam ở bên kia giếng.
Thời tiết khắc nghiệt thế này, đã mấy ngày rồi không thấy Mục Chân Chân đến. Không biết nàng đã mua giày ấm chưa. Lần trước Trương Nguyên cho nàng ba đồng bạc bảo nàng đi mua giày. Nhớ lại cảnh ngày đó Mục Chân Chân đứng bên giếng, chân đỏ tấy lên vì lạnh, Trương Nguyên lại cảm thấy hai chân cóng lại vì rét. Tuyết vẫn rơi hết trận này đến trận khác, rơi liên tục đến tận trưa hôm sau. Lúc này tuyết ở hậu viện đã dày đến hai thước. Trương mẫu Lã thị nói:
- Lần đầu tiên ta thấy tuyết rơi lớn đến thế này, mà vẫn chưa tới tháng chạp đó.
Cuối giờ mùi, tuyết ngừng rơi. Vũ Lăng, Thỏ Đình và Thạch Đầu chơi đắp người tuyết ở sân sau. Trương Nguyên nhóm lửa sưởi trong thư phòng, làm bát cổ và viết cổ văn. Văn bát cổ có rất nhiều dạng đề, hắn có thể làm được vô khối. Nhưng cổ văn lại không biết viết gì, phải có cảm xúc mới viết được.
Hai ngày viết một chương cũng khó. Hắn nghĩ, hay là viết sách luận, kiểu như “Quá Tần luận” “ của Giả Nghị, “Lưu Hầu luận” của Tô Thức? Đây cũng là một thể loại cổ văn, vừa phát huy được hiểu biết của mình lại vừa có thể mượn xưa nói nay. Khi vừa có được cảm hứng thì nha đầu Thỏ Đình chạy đến.
Nha đầu này chắc được Y Đình dạy rằng không được ham chơi, phải hầu hạ thiếu gia cho tốt nên cứ chơi được một lát lại chạy đến cửa thư phòng thò cái đầu có hai bím tóc vào, hỏi:
- Thiếu gia có gì chỉ bảo không ạ?
Nghe Trương Nguyên nói:
- Không có gì.
Thì nàng lại chạy đi chơi, chừng hai khắc sau lại chạy tới thò đầu vào hỏi.
Lần này, tiếng bước chân lại vang lên. Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Sao mà chăm hỏi thế, ta đã viết được mấy chữ đâu?
Hắn không ngẩng đầu lên, nói tiếp:
- Không có việc gì thì đi chơi đi.
Chợt hắn nghe thấy tiếng nói thẹn thùng của Mục Chân Chân:
- Thiếu gia…
Trương Nguyên ngẩng đầu lên, thấy Mục Chân Chân đứng ngoài cửa, đầu quấn khăn, vận váy dài và áo bông màu xanh. Cả người nàng màu xanh, nổi bật trên nền tuyết phía sau, trông đẹp như một bức tranh.
Trương Nguyên ngoắc tay gọi:
- Chân Chân vào đây.
Mục Chân Chân bước vào trong thư phòng. Trương Nguyên nhìn hai chân nàng, thấy nàng đang đi một đôi giày nỉ màu xám. Đại Minh triều có quy định về trang phục, từ cấp quan viên và sinh đồ trở lên người có công danh mới được đi giày da. Còn thứ dân chỉ được quấn dây da hoặc mang giày nỉ.
Nhưng từ thời Gia Tĩnh tới nay, những quy định về đẳng cấp này không còn nữa, thứ dân và thương nhân đều có thể mang giày da. Trương Ngạc và Trương Nguyên đều không phải là kẻ có công danh nhưng đều mang giày da màu trắng, nhưng những người dân có địa vị thấp nhất cũng không thấy mang giày da, họ có thể mang giày nỉ. Giày nỉ đã có từ rất lâu đời, được đưa vào Trung Nguyên từ thời cổ đại. Giày nỉ không đẹp như giày da nhưng giữ ấm tốt hơn. Trương Nguyên thấy đôi giày nỉ trên chân Mục Chân Chân sạch bóng không vướng một hạt bụi, cũng không bị ẩm ướt, liền hỏi:
- Chân Chân nàng bay đến đây đấy à, tuyết dày như vậy sao giày lại không bị ướt?
Hắn nghi là nàng đi giày rơm rồi đến đây mới thay giày nỉ, nên trong lòng cảm thấy có chút không vui.
Mục Chân Chân vội nói:
- Thiếu gia, tiểu tỳ có đi giày cỏ của cha tiểu tì bên ngoài giày nỉ nên mới không bị ướt.
Trương Nguyên nói:
- Không gạt ta đó chứ?
Mục Chân Chân nói:
- Không có, tiểu tỳ không dám, tuyết rơi lớn như vậy, tiểu tỳ cũng không phải là đồ ngốc không biết rét.
Nói rồi liền lấy ra một quan tiền đặt ở một góc thư án, nói:
- Thiếu gia, làm giày nỉ hết hai đồng bạc, còn thừa một đồng bạc.
Trương Nguyên cũng không muốn so đo tính toán với nàng, hắn để bút xuống, nói:
- Cùng ra vườn sau nghịch tuyết với ta, ta đọc sách viết chữ mãi cũng thấy mỏi rồi.
Sau khi tuyết rơi, hậu viện nhìn khác hẳn. Tuyết dày như một tấm chăn bông, dẫm lên là lún sụt xuống. Hai huynh đệ Vũ Lăng và Thạch Đầu đã đắp được một người tuyết cao năm thước. Cái đầu của người tuyết chỉ nhỏ hơn thân chút xíu. Thỏ Đình nhìn khắp người tuyết một lượt rồi nói với Trương Nguyên và Mục Chân Chân:
- Thiếu gia, Chân Chân tỷ, đầu người tuyết bị vẹo rồi.
Trương Nguyên cúi người bốc một nắm tuyết ra khỏi đầu của người tuyết, cười nói:
- Đây là kiểu cứng đầu bướng bỉnh không chịu thuần phục rồi, phải giáo huấn nó mới được
Hai anh em Vũ Lăng, Thạch Đầu lại bốc tuyết ném vào người tuyết. Nhưng người tuyết lại cứ đứng im bất động, không có phản ứng gì. Ném người tuyết mãi cũng chán, bọn Vũ Lăng liền xoay qua đánh nhau, vô cùng náo nhiệt.
Trương Nguyên thấy Mục Chân Chân chỉ đứng một bên cười mà không chơi cùng liền bốc tuyết lên hướng về phía nàng nói:
- Chân Chân, nhìn ta ném đây.
Nói rồi hắn ném nhẹ nắm tuyết về phía nàng.
Mục Chân Chân lại không né tránh nên nắm tuyết rơi trúng vào giữa ngực. Mặt nàng đỏ bừng lên, nàng cũng không ngờ thiếu gia lại ném chuẩn đến như vậy, ném đúng vào chỗ đó.
Trương Nguyên “A” lên một tiếng, có trời đất chứng giám, hắn không cố ý mà chỉ là nhỡ tay ném bừa lại trúng mà thôi.
Lúc này, Thạch Song lội tuyết từ phía giếng nước đi tới, kêu lên:
- Thiếu gia, Năng Trụ bên Tây Trương đến rồi, có việc muốn bẩm báo thiếu gia.
Trương Nguyên vội vàng đi gặp Năng Trụ, tránh cho Mục Chân Chân một phen thẹn thùng.
/345
|