Tôi phải mất cả đêm mới thấy yên tĩnh lại. Chuyện này liên quan tới nội trị, giải quyết không khéo sẽ thành ra hoàng triều phân tranh. Thân ngồi ngai Thái hậu mà không biết phải làm sao cho hợp lý hợp tình. Cắt chức Lê Hoàn là không thể, chỉ còn cách làm Tứ trụ Đinh triều thuần phục. Nhưng các ông đều là đại thần, ảnh hướng trong triều không hề nhỏ, đoán chắc bọn họ đã chia phe phái xong cả rồi. Lê Hoàn và Bặc, Điền, Cơ, Tú haizzz…so với thi đại học còn khó hơn. Đầu tôi bé thế này, biết giải bài toán đó ra sao???
Tôi chưa kịp nghĩ ra phương án thì các bô lão nhà ta đã quyết tâm không nhai trầu mà chuyển sang nhậu bằng Whisky 75 độ, quậy tưng bừng.
Ngày mùng 3 tháng Hai năm Canh Thìn (980), Bặc, Điền, Cơ, Tú họp câu lạc bộ người cao tuổi bí mật ở nhà riêng, nói rằng: “Lê Hoàn sẽ bất lợi cho “nhụ tử”, chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính tước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng nữa?”. Thế rồi quyết định giở chiêu Thái cực quyền “oánh” cho con cháu sáng mắt ra. Hành động đầu tiên là tập hợp quân. Trong 4 bô lão, chỉ có Mr.Đinh là có binh quyền riêng. Ông giữ chức Ngoại giáp, thống lĩnh khoảng 5000 binh các vùng phụ cận Hoa Lư. Trợ lý kim thư ký Phạm Hạp cũng tham gia chiến sự, chả biết chôm được binh phù ở đâu mà kéo hơn nửa số quân trấn giữ ải Chi Lăng về Ái châu tập hợp, chuẩn bị tiến Hoa Lư giết Lê Hoàn. Như vậy, bọn họ có tất cả 7.000 binh, một con số rất ư khủng khiếp. Bên cạnh đó, Giám đốc phòng Marketing Mr. Nguyễn ra sức quảng bá thương hiệu, kêu gọi quần thần cùng nhau tạo phản. Giám đốc Hành chính Mr. Lưu thì viết một bài cáo trạng định tội dài một cuộn giấy da, kí tên đóng dấu, gửi đảm bảo qua đường bưu điện tới thẳng địa chỉ của Mr. Lê. Và cuối cùng Giám đốc phòng Quan hệ công chúng Mr. Trịnh bằng chất giọng thiên phú đã nói với dân chúng rằng, công ty chúng tôi hoạt động vì lợi ích hoàng tộc, không vi phạp pháp luật, có đống thuế mỗi năm, xin bà con cô bác gần xa ủng hộ. Mại dzô, mại dzô… =__=
Trong giây phút nước sôi lửa bỏng ấy, tôi đang ngồi trong cung Vân Sàng tỉa lông mày! Haizz… các bạn đừng trách tôi vô trách nhiệm, tôi làm thế là vì vận mệnh dân tộc. Chả là cặp lông mày của tôi hơi nhạt mà lại hơi lem, không có nét sắc sảo dữ dằn. Bây giờ tôi tô nó đậm lên, nhổ bớt cho thanh nhọn thì khuông mặt búp bê này sẽ trở thành hung ác hơn. Khí thế Thái hậu nhờ đó mà tăng lên mấy phần. Tôi còn sai người chuẩn bị voi để noi gương Hai Bà Trưng, tiếc là việc này cần có sự thông qua của Lê Hoàn.
Cùng ngày hôm đó, người tôi chờ cuối cùng đã tới. Anh đã mặc sẵn áo giáp lên người, Nhất Minh kiếm sẵn sàng bên hong. Lê Hoàn chỉ hỏi một câu:
-Giết hay bắt sống?
Tôi bị cục nước đá Lê Hoàn làm cho hoảng sợ, sát khí cuồn cuộn bay lên, còn khiếp hơn khí thải nhà máy.
-Nhím… nhím… chính vương, ai gia bị lẹo lưỡi, ngài định đánh một trận sóng mái với họ sao?
Hai con ngươi âm u như mắt quỷ Satan nhìn thẳng vào tôi
-Không, bao vây, dụ hàng… Binh đều là của Cồ quốc, giảm thương vong hết mức. Nhưng tướng thì không thể tha.
-Uhm… vậy tùy vương gia định liệu, bốn lão ấy nhất thời hồ đồ nhưng dù sao cũng đều là công thần khai quốc. Vương gia nên cẩn thận để chút tiếng lành cho đời sau!
Lê Hoàn cúi đầu rồi đi thẳng ra điện, tôi không kịp hỏi anh có thể cho tôi một con voi đến cùng giúp vui hay không…
Ngày 15 tháng Hai, đạo quân đầu tiên của Đinh Điền theo đường thủy tiến về Hoa Lư. Gío hướng Đông Nam, Nhiếp chính vương cho đốt thuyền. Tàu chìm, lính bơi bì bõm, ai muốn được vớt thì phải theo Lê Hoàn. Nước sông rất lạnh và chung quanh đều bị bao vây, ông nội mấy đời bọn họ cũng không dám chống đối. Tàu của Đinh Điền cũng đắm, ông tử trận. Hiệp 1, tỉ số 1-0 nghiêng về Lê Hoàn.
Sau 3 ngày nghỉ giải lao, lại đến Nguyễn Bặc dẫn binh đường bộ, âm thầm giữa đêm muốn đánh úp Hoa Lư. Không ngờ ông đã có tuổi, mắt lại không đeo kính nên lăn thế nào lại rơi đúng vào vòng vây mà họ Lê kia đang ngồi ôm cây đợi thỏ. Đánh từ đêm khuya tới sáng sớm, từ sáng sớm đến trưa. Lê Hoàn lại độc ác không cho nghỉ 10 phút ăn cơm nên binh sĩ đói bụng không còn sức chiến đấu, giơ tay chịu trói. Nguyễn Bặc bị nhốt vào củi đưa về Hoa Lư. Hiệp 2, tỉ số 2-0 nghiêng về Lê Hoàn.
Ngày hôm sau, Nguyễn Bặc bị đưa ra sân triều. Lê Hoàn nói rằng: “Đấng Tiên đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi lại nhân lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?”. Sau đó chém đầu!
Thua te tua tơi tả nhưng Đảng yêu nước không khuất phục, tiếp tục đòi đá bù giờ, gở một trái danh dự. Lần này Lê Hoàn tiên phát chế nhân, không chờ giặc tới mà đích thân ra tận Bãi Vàng, Ái châu. Trận này có Phạm Hạp, Lưu Cơ, Trịnh Tú. Phạm Hạp vốn thù oán với Lê Hoàn từ lâu, thà chết cũng không cúi đầu. Thế là bị Nhất Minh kiếm giết tại trận. Lưu Cơ, Trịnh Tú thấy không còn hy vọng nên quy hàng. Nhiếp chính vương bắt đem về Hoa Lư từ từ xử trí, dù sao hai ông một người là quan văn, một người là sứ thần, khả năng chiến đấu không nhiều mà tài năng phát huy lại không ít. Lê Hoàn không muốn uổng phí nhân lực nên cho phạt roi rồi để họ trở về vị trí cũ.
Đấy, đơn giản như thế, vỏn vẹn chừng 1 tháng là xong. Không biết vì Lê Hoàn quá cao tay hay Tứ trụ này quá kém mà 3 hiệp đều thua sát đất. Ngoài Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp còn có một số viên quan hoặc người từng gắn bó với Đinh gia. Một số tử trận, một số thì đầu hàng, kết quả rất thê thảm. Nói thì nhẹ nhàng nhưng hậu quả của loạn lạc không bao giờ tốt đẹp. Các vùng chiến sự diễn ra, dân lành chết oan, chết tức tưởi, chết vô duyên đều có cả. Binh trong nước bị tiêu hao vì nội loạn, lòng dân chúng hoang mang và triều đình vắng vẻ nhiều gương mặt. Giao thời là như thế, chính trị là như thế, thua đồng nghĩa với chết, bất hòa đồng nghĩa với đánh nhau. Nguyễn Bặc là con người trung hiếu, sống rất đạo lý và góp sức xây dựng Đinh triều. Công của ông nhiều hơn tội nhưng tư tưởng của ông không được phép xuất hiện trong lúc này, đây là thời gian nghìn cân treo sợi tóc, nhà Tống sắp hành động rồi, Đại Cồ Việt tuyệt đối không được loạn. Sự ra đi của hai vị công thần này đối với tôi không có vui vẻ gì, chỉ có ngậm ngùi và thương tiếc. Tôi cho linh cửu đưa về quê nhà, để dân chúng lập đền thờ tưởng nhớ công lao của các ông. Từ đó, trong nhân gian lưu truyền câu ca dao về bốn vị công thần của Đinh triều:
“Bặc, Điền, Cơ, Tú hiên ngang
Trịnh, Lưu sau lại Bãi Vàng hy sinh.
Hai người đi trước quang vinh
Hai người sau sáng lung linh cõi bờ.
Điền quân sự tham mưu Ngoại Giáp,
Bặc đứng đầu đền đáp nghĩa ân,
Lưu Cơ Độ Hộ sức thần,
Trịnh Tú ứng đối xa gần mến danh.”
Về cái chết của Phạm Hạp thì nhà họ Phạm và Phạm Cự Lạng vô cùng thương xót. Nghe nói Lạng đánh nhau với Lê Hoàn một trận nhưng ngay sau đó lại ôm anh mà khóc. Cự Lạng mất người anh trai nhưng lòng kính trọng với nghĩa huynh không thuyên giảm, anh ta là con người hiểu đạo lý.
Còn Lê Hoàn? Anh ấy không ổn. Đúng hơn là tôi và anh ấy không ổn. Lần đầu tiên có người suýt lấy mạng tôi và cũng là lần duy nhất Lê Hoàn kề lưỡi kiếm còn đầy máu vào cổ tôi. Mắt anh và lưỡi kiếm chung một màu, giọng nói âm âm như vọng từ lòng đất:
-Thái hậu, là bà giết Kiều Nga, ta biết là bà!
Tôi chưa kịp nghĩ ra phương án thì các bô lão nhà ta đã quyết tâm không nhai trầu mà chuyển sang nhậu bằng Whisky 75 độ, quậy tưng bừng.
Ngày mùng 3 tháng Hai năm Canh Thìn (980), Bặc, Điền, Cơ, Tú họp câu lạc bộ người cao tuổi bí mật ở nhà riêng, nói rằng: “Lê Hoàn sẽ bất lợi cho “nhụ tử”, chúng ta chịu ơn dày của nước, nếu không tính tước đi, giữ cho xã tắc được yên thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng nữa?”. Thế rồi quyết định giở chiêu Thái cực quyền “oánh” cho con cháu sáng mắt ra. Hành động đầu tiên là tập hợp quân. Trong 4 bô lão, chỉ có Mr.Đinh là có binh quyền riêng. Ông giữ chức Ngoại giáp, thống lĩnh khoảng 5000 binh các vùng phụ cận Hoa Lư. Trợ lý kim thư ký Phạm Hạp cũng tham gia chiến sự, chả biết chôm được binh phù ở đâu mà kéo hơn nửa số quân trấn giữ ải Chi Lăng về Ái châu tập hợp, chuẩn bị tiến Hoa Lư giết Lê Hoàn. Như vậy, bọn họ có tất cả 7.000 binh, một con số rất ư khủng khiếp. Bên cạnh đó, Giám đốc phòng Marketing Mr. Nguyễn ra sức quảng bá thương hiệu, kêu gọi quần thần cùng nhau tạo phản. Giám đốc Hành chính Mr. Lưu thì viết một bài cáo trạng định tội dài một cuộn giấy da, kí tên đóng dấu, gửi đảm bảo qua đường bưu điện tới thẳng địa chỉ của Mr. Lê. Và cuối cùng Giám đốc phòng Quan hệ công chúng Mr. Trịnh bằng chất giọng thiên phú đã nói với dân chúng rằng, công ty chúng tôi hoạt động vì lợi ích hoàng tộc, không vi phạp pháp luật, có đống thuế mỗi năm, xin bà con cô bác gần xa ủng hộ. Mại dzô, mại dzô… =__=
Trong giây phút nước sôi lửa bỏng ấy, tôi đang ngồi trong cung Vân Sàng tỉa lông mày! Haizz… các bạn đừng trách tôi vô trách nhiệm, tôi làm thế là vì vận mệnh dân tộc. Chả là cặp lông mày của tôi hơi nhạt mà lại hơi lem, không có nét sắc sảo dữ dằn. Bây giờ tôi tô nó đậm lên, nhổ bớt cho thanh nhọn thì khuông mặt búp bê này sẽ trở thành hung ác hơn. Khí thế Thái hậu nhờ đó mà tăng lên mấy phần. Tôi còn sai người chuẩn bị voi để noi gương Hai Bà Trưng, tiếc là việc này cần có sự thông qua của Lê Hoàn.
Cùng ngày hôm đó, người tôi chờ cuối cùng đã tới. Anh đã mặc sẵn áo giáp lên người, Nhất Minh kiếm sẵn sàng bên hong. Lê Hoàn chỉ hỏi một câu:
-Giết hay bắt sống?
Tôi bị cục nước đá Lê Hoàn làm cho hoảng sợ, sát khí cuồn cuộn bay lên, còn khiếp hơn khí thải nhà máy.
-Nhím… nhím… chính vương, ai gia bị lẹo lưỡi, ngài định đánh một trận sóng mái với họ sao?
Hai con ngươi âm u như mắt quỷ Satan nhìn thẳng vào tôi
-Không, bao vây, dụ hàng… Binh đều là của Cồ quốc, giảm thương vong hết mức. Nhưng tướng thì không thể tha.
-Uhm… vậy tùy vương gia định liệu, bốn lão ấy nhất thời hồ đồ nhưng dù sao cũng đều là công thần khai quốc. Vương gia nên cẩn thận để chút tiếng lành cho đời sau!
Lê Hoàn cúi đầu rồi đi thẳng ra điện, tôi không kịp hỏi anh có thể cho tôi một con voi đến cùng giúp vui hay không…
Ngày 15 tháng Hai, đạo quân đầu tiên của Đinh Điền theo đường thủy tiến về Hoa Lư. Gío hướng Đông Nam, Nhiếp chính vương cho đốt thuyền. Tàu chìm, lính bơi bì bõm, ai muốn được vớt thì phải theo Lê Hoàn. Nước sông rất lạnh và chung quanh đều bị bao vây, ông nội mấy đời bọn họ cũng không dám chống đối. Tàu của Đinh Điền cũng đắm, ông tử trận. Hiệp 1, tỉ số 1-0 nghiêng về Lê Hoàn.
Sau 3 ngày nghỉ giải lao, lại đến Nguyễn Bặc dẫn binh đường bộ, âm thầm giữa đêm muốn đánh úp Hoa Lư. Không ngờ ông đã có tuổi, mắt lại không đeo kính nên lăn thế nào lại rơi đúng vào vòng vây mà họ Lê kia đang ngồi ôm cây đợi thỏ. Đánh từ đêm khuya tới sáng sớm, từ sáng sớm đến trưa. Lê Hoàn lại độc ác không cho nghỉ 10 phút ăn cơm nên binh sĩ đói bụng không còn sức chiến đấu, giơ tay chịu trói. Nguyễn Bặc bị nhốt vào củi đưa về Hoa Lư. Hiệp 2, tỉ số 2-0 nghiêng về Lê Hoàn.
Ngày hôm sau, Nguyễn Bặc bị đưa ra sân triều. Lê Hoàn nói rằng: “Đấng Tiên đế mắc nạn, thần và người đều căm giận, ngươi lại nhân lúc tang tóc rối ren, đứng đầu làm giặc! Đạo tôi con đâu có như thế?”. Sau đó chém đầu!
Thua te tua tơi tả nhưng Đảng yêu nước không khuất phục, tiếp tục đòi đá bù giờ, gở một trái danh dự. Lần này Lê Hoàn tiên phát chế nhân, không chờ giặc tới mà đích thân ra tận Bãi Vàng, Ái châu. Trận này có Phạm Hạp, Lưu Cơ, Trịnh Tú. Phạm Hạp vốn thù oán với Lê Hoàn từ lâu, thà chết cũng không cúi đầu. Thế là bị Nhất Minh kiếm giết tại trận. Lưu Cơ, Trịnh Tú thấy không còn hy vọng nên quy hàng. Nhiếp chính vương bắt đem về Hoa Lư từ từ xử trí, dù sao hai ông một người là quan văn, một người là sứ thần, khả năng chiến đấu không nhiều mà tài năng phát huy lại không ít. Lê Hoàn không muốn uổng phí nhân lực nên cho phạt roi rồi để họ trở về vị trí cũ.
Đấy, đơn giản như thế, vỏn vẹn chừng 1 tháng là xong. Không biết vì Lê Hoàn quá cao tay hay Tứ trụ này quá kém mà 3 hiệp đều thua sát đất. Ngoài Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp còn có một số viên quan hoặc người từng gắn bó với Đinh gia. Một số tử trận, một số thì đầu hàng, kết quả rất thê thảm. Nói thì nhẹ nhàng nhưng hậu quả của loạn lạc không bao giờ tốt đẹp. Các vùng chiến sự diễn ra, dân lành chết oan, chết tức tưởi, chết vô duyên đều có cả. Binh trong nước bị tiêu hao vì nội loạn, lòng dân chúng hoang mang và triều đình vắng vẻ nhiều gương mặt. Giao thời là như thế, chính trị là như thế, thua đồng nghĩa với chết, bất hòa đồng nghĩa với đánh nhau. Nguyễn Bặc là con người trung hiếu, sống rất đạo lý và góp sức xây dựng Đinh triều. Công của ông nhiều hơn tội nhưng tư tưởng của ông không được phép xuất hiện trong lúc này, đây là thời gian nghìn cân treo sợi tóc, nhà Tống sắp hành động rồi, Đại Cồ Việt tuyệt đối không được loạn. Sự ra đi của hai vị công thần này đối với tôi không có vui vẻ gì, chỉ có ngậm ngùi và thương tiếc. Tôi cho linh cửu đưa về quê nhà, để dân chúng lập đền thờ tưởng nhớ công lao của các ông. Từ đó, trong nhân gian lưu truyền câu ca dao về bốn vị công thần của Đinh triều:
“Bặc, Điền, Cơ, Tú hiên ngang
Trịnh, Lưu sau lại Bãi Vàng hy sinh.
Hai người đi trước quang vinh
Hai người sau sáng lung linh cõi bờ.
Điền quân sự tham mưu Ngoại Giáp,
Bặc đứng đầu đền đáp nghĩa ân,
Lưu Cơ Độ Hộ sức thần,
Trịnh Tú ứng đối xa gần mến danh.”
Về cái chết của Phạm Hạp thì nhà họ Phạm và Phạm Cự Lạng vô cùng thương xót. Nghe nói Lạng đánh nhau với Lê Hoàn một trận nhưng ngay sau đó lại ôm anh mà khóc. Cự Lạng mất người anh trai nhưng lòng kính trọng với nghĩa huynh không thuyên giảm, anh ta là con người hiểu đạo lý.
Còn Lê Hoàn? Anh ấy không ổn. Đúng hơn là tôi và anh ấy không ổn. Lần đầu tiên có người suýt lấy mạng tôi và cũng là lần duy nhất Lê Hoàn kề lưỡi kiếm còn đầy máu vào cổ tôi. Mắt anh và lưỡi kiếm chung một màu, giọng nói âm âm như vọng từ lòng đất:
-Thái hậu, là bà giết Kiều Nga, ta biết là bà!
/59
|