Điện Vân Sàng chỉ có một màu trắng tan thương. Căn phòng tôi từng ở nay giăng đầy băng vải trắng. Rèm tang được dựng lên, cổ quan tài lạnh lẽo nằm im trên giá. Chỉ có 3 cung nữ Tiểu Phúc, Tiểu An, Tiểu Bình cùng 3 nô tài A Mẫn, A Bách, A Quân đang chia thành hai hàng khóc nức nỡ. Nằm trong kia chính là Dương quyến nữ trong bộ y phục trắng tựa thần tiên. Nàng ngủ say, nét mặt giãn ra bình thản, khăn lụa đỏ che đi dung nhan.
Tuy quan tài đã đưa đến từ sớm nhưng bây giờ tôi mới cho làm phòng tang, tránh để cung nhân phát hiện. Điện Vân Sàng là chỗ của Thái hậu, theo quy củ không thể vì một Dương quyến nữ địa vị bất minh mà làm tang sự. Vì vậy tôi đành đưa nàng vào căn phòng nhỏ vốn thuộc về Dương Kiều Nga. Không có kèn trống, không có khách viếng, chỉ có nén nhang của vài hạ nhân trong điện, một vòng hoa cùng ít vàng mã. Dương quyến nữ nằm trong quan tài rãi đầy cánh hồng trắng, không đem tới cảm giác sinh ly tử biệt mà lại có chút gì huyền ảo như tiên nữ ngủ say. Lúc chiều, tôi đã để Toàn nhi đến chào mẹ một tiếng, thằng bé khóc lóc gọi dì rồi cũng được thái giám đưa về Thiên Long cung. Tôi đã ngồi ghé đầu bên miệng quan tài cả canh giờ mà tự hỏi:
“Đây là rốt cuộc Dương Vân Nga hay là Dương Kiều Nga?”
Lúc hoàng hôn sắp tắt, tôi sờ vào gò má lạnh lẽo bên dưới lớp vải lụa lần cuối, lẩm bầm một lời vĩnh biệt rồi đậy nắm quan tài lại. Khi Dương quyến nữ chìm vào bóng tối ngột ngạt cũng chính là lúc Dương Vân Nga tôi đây đã hoàn toàn thành công lừa được bản thân. Sẽ không có bất kì ai có thể khiến tôi lung lay ý nghĩ về thân phận. Bây giờ tôi là Dương Vân Nga. Không phải Vân Nga của quá khứ nhưng chính là Vân Nga của hiện tại và tương lai. Không phải Vân Nga được ca ngợi trên trang sử nhưng là Vân Nga tạo ra tất cả sự kiện mà nhà sử học ghi chép. Tôi sẽ là con búp bê hoàn hảo, đem theo ý định, tấm lòng và tình yêu của Dương Vân Nga. Con búp bê đã được lập trình, thay chị hoàn thành sứ mệnh rồi lại lặng lẽ trở về với đất cùng với cái bí mật không ai biết. Cuộc đời búp bê chính là như thế!
Hoàng hôn tắt, màn đêm buông. Trăng khuyết là cái lưỡi câu lơ lững trên trời, tinh tú lưa thưa, ánh sáng yếu ớt, nhợt nhạt. Tôi ngồi bẹp trên đất, dựa đầu vào cổ quan tài lạnh, căn phòng chỉ còn có tôi và nó. Tôi lơ đễnh nhìn quanh rồi đưa mắt ra cửa sổ. Suýt tí nữa thì đã hét lên. Trên nhánh bạch đàn là bóng hình quen thuộc. Hôm nay anh mặc đồ trắng, vốn là để tang Đinh Tiên Hoàng nhưng giờ lại thành phù hợp cho tang sự của Dương Kiều Nga, trớ trêu làm sao! Bóng dáng căng cứng đứng hình trên nhánh cây, không biết đã đứng đó qua mấy thập kỉ rồi. Tôi chợt nhớ ra thời gian này là giờ hẹn cố định của Kiều Nga và Lê Hoàn. Mấy hôm Kiều Nga viện cớ không đến nói không chừng ngài ấy vẫn sẽ ngồi ở cành cây đó, thói quen thật ra rất khó sửa. Đáng buồn thay, một cuộc hẹn hò yêu đương lại hóa thành cảnh tang thương người còn kẻ mất… Anh có đau như tôi hay không?
Tôi từ từ đứng dậy, tim đập nhanh nhưng thần trí kiên định lắm, một Lê Hoàn thôi, tôi không tin mình không thể đối phó. Tôi đã xác định mình sẽ sống cuộc đời của nàng, từ nay mọi suy nghĩ đều đứng trên lập trường của nàng. Kiều Nga kia chỉ là quá khứ, là cô em gái nhỏ từng sống và từng chết, chỉ thế thôi!
-Nhiếp chính vương có thú vui khác người quá, đêm hôm khuya khoắt ngài lại trèo cây làm gì?
Tôi không biết Lê Hoàn có nghe thấy không nhưng anh đã chầm chậm đi từ cành cây nhảy vào cửa sổ, thoáng cái đã đứng sừng sững trong phòng. Gío đêm đem theo cái lạnh cuối đông, cứ vô tình mà khoáy động căn phòng, cũng khoáy động trái tim tôi. Rèm tang trắng bay phần phật, hình ảnh Lê Hoàn thấp thoáng, chao nghiêng theo những dãi lụa. Anh đứng đây, vẫn là một chàng trai của lịch sử tràn trề nhiệt huyết, đông đầy yêu thương. Còn tôi nơi này, đã từ bỏ chính mình, cũng từ bỏ quá khứ. Tôi biết anh đau nhưng tôi sẽ không xin lỗi vì tôi chưa bao giờ hứa hẹn với người ấy điều gì. Có chăng chỉ là một tiếng “Vâng” vì tâm tình kích động. Ngày đó lẽ ra tôi không nên nhận lời. Năm sau, lấy đâu ra một Kiều Nga để gả cho anh đây?
Thời gian giống như ngừng trôi. Bóng hình ấy chỉ như ảo ảnh xa xôi và đơn độc lạ kì. Tôi cất giọng lạnh lẽo:
-Nhiếp chính vương, muốn vào điện Vân Sàng trước tiên là phải đi cửa lớn, chờ thị vệ vào báo. Ai gia tiếp, thì mới được gặp… Quy tắc này ngài lẽ nào không rõ?
Trong ánh sáng của mấy trăm ngọn đèn tang, tôi nhìn thấy đôi mắt đó đờ đẫn, nhìn vào cỗ quan tài đã hạ nấp im lìm. Hai bàn tay nắm thành quyền bên dưới, có chút run rẩy. Tôi biết Lê Hoàn sẽ muốn kiểm tra kĩ càng, xem cái xác trong này có thật là Dương Kiều Nga không. Nhưng tôi sẽ không cho phép anh làm vậy. Có quá nhiều cái khác, ví như thân thể gầy gò vì một tháng bị độc tố hành hạ, hay ba cái chấm đỏ chói mắt trên cổ tay trái. Nguy hiểm hơn là Lê Hoàn có thể kích động giật khăn che mặt ra. Như vậy thì mọi chuyện đều lộ.
Anh chầm chậm bước tới, lơ lững như người mộng du. Tôi có thể hình dung ra sự hoang mang vốn không thể có trong ánh mắt của Lê Hoàn. Hoang mang, sợ hãi, tuyệt vọng,… trời ơi sao tôi không tìm ra một từ có cường độ đủ lớn để hình dung về ánh nhìn ấy. Đôi mắt này sẽ làm tôi mất ngủ những đêm dài, cũng sẽ ghi sâu vào trí nhớ đến ngày tôi chết… Tôi sẽ luôn tự nói với mình, từng có một lần tôi đâm anh nhát dao vô hình mà sắt hơn lưỡi kiếm.
Lê Hoàn khó khăn hít vào từng hơi, nét mặt nhợt nhạt hơn cả lúc bị trọng thương. Bàn tay muôn đời cầm kiếm vững vàng nay lại vì một khối gỗ vô hại mà run rẩy. Anh chạm nhẹ vào bề mặt trơn láng, từ từ vuốt dọc theo góc cạnh của quan tài. Sao lại dịu dàng như vỗ về người yêu? Tôi cũng bị hành động của anh làm mê man, mãi đến khi Lê Hoàn cất tiếng, giọng nói nhỏ nhẹ bị gió xé ra tan tát:
-Không phải… nhất định không phải…
Tôi rất sợ anh mở nắp quan tài ra, một mình tôi làm sao để cản?
-Nhiếp chính vương, giờ này ngài không thể ở trong điện Vân Sàng, sẽ có lời dèm pha. Người đâu, đến đây!
Tốp cung nhân cùng cấm vệ xồng xộc chạy vào. Ai cũng giật mình khi nhìn thấy Lê Hoàn đứng sừng sững trong phòng.
-Tiễn Nhiếp chính vương về vương phủ, lập tức thi hành!
Bọn thị vệ ngơ ngẩn nhìn nhau, dẫu sao họ cũng đều là thuộc hạ của Điền tiền chỉ huy sứ. Bắt gặp ánh mắt tức giận của tôi, cả bọn mới líu ríu chen vào bên trong rồi một tên gượng gạo nói với Lê Hoàn
-Vương… vương gia… Thái hậu cho mời, xin đừng làm khó bọn nô tài…
Lê Hoàn xem mọi người như không khí, anh nhìn lom lom và dường như bị khối gỗ vô tri kia hút mất hồn rồi. Tôi hất cầm ra hiệu, nhóm cấm vệ vây quanh Lê Hoàn, ai cũng to con lực lưỡng mà cả người thì đang gồng lên như đối mặt với một con thú dữ sẽ phát cuồn lúc nào không hay. Bọn họ lấm la lấm lét, nhìn thật buồn cười. Một tên giơ tay, thế rồi cả đám đồng loạt túm lấy Lê Hoàn, kéo anh đi.
Lúc này cái người vừa thẩn thờ kia chợt tỉnh, theo phản xạ chế trụ hai chân rồi ngẩn đầu nhìn tôi. Ánh mắt mơ hồ, hoang mang như con vật nhỏ không thấy đường về. Anh cất giọng khàn khàn, có chút khó khăn
-Thái… thái hậu nương nương… làm ơn nói với thần, trong này… không thể nào là Kiều Nga!
Tôi không dám nhìn anh thêm giây nào nữa, đành xoay lưng lại, thấp giọng hết mức có thể
-Ngài việc gì phải lừa mình? Muội muội của ai gia đã rời đi đêm qua, trong lúc ngủ, vô cùng bình thản. Tâm nguyện chỉ là muốn chết đi không ai cúng viếng, nàng muốn yên lặng mà xuống suối vàng.
-Không… không đâu… nhất định có lầm lẫn… mấy ngày trước Nga nhi còn đồng ý gả cho thần… nàng trông khỏe mạnh bình thường, làm sao nhanh vậy có thể… Thái hậu, sự thật là như thế nào?
Tôi đã xoay người đi nên không phải nhìn vào biểu cảm của anh. Chỉ có giọng nói là nghèn nghẹn, khác xa với khí thế oai hùng ở Nam thành năm đó. Tôi xua ngay ý nghĩ này đi, bây giờ không phải lúc mềm lòng
-Vương gia cũng biết, muội muội từ nhỏ đã mang nhiều bệnh, vài lần suýt về quỷ môn quan, sống được tới bây giờ đã là phúc khí quá lớn. Nàng vốn bệnh đã lâu nhưng không muốn ai gia lo lắng nên giấu giếm. Cũng vì thế mà từ chối mọi hôn sự. Gần đây muội muội có linh cảm xấu, tháng ngày của nàng sắp hết, nàng chỉ trăn trói với ai gia là muốn ra đi thanh thản, gửi lời xin lỗi tới Nhiếp chính vương. Kiếp này khó nên duyên, kiếp sau cũng có khi khó gặp. Xin người hãy quên đi thôi…
Tôi vừa dứt lời đã nghe một tiếng “huỵch”, ngờ ngợ quay lại nhìn thì đã thấy Lê Hoàn quỳ dưới đất. Không phải, anh không quỳ mà chỉ là vô lực rơi xuống mà thôi. Đám thị vệ sợ hãi nhảy ra xa, thiếu điều cũng muốn quỳ thấp hơn Lê Hoàn cho phải đạo. Nói chung là cả đám người đều dạt ra, chỉ còn Lê Hoàn đờ đẫn dưới chân tôi. Tôi gần như muốn chạy tới ôm lấy anh khi trông thấy những dòng lệ lấp lánh… Nước mắt? Của Lê Hoàn?
Bây giờ người này không phải là Thập đạo tướng quân, cũng chẳng phải là Nhiếp chính vương gì cả. Anh chỉ đơn giản là một người đàn ông và anh đang rơi lệ cho người con gái trong lòng. Cổ nhân có những luật lệ khắt khe, ví như làm trai thì không được khóc, có khóc cũng phải nuốt nước mắt vào bụng. Nhưng Lê Hoàn cả nuốt cũng không còn hơi sức. Anh từng chứng kiến sự ra đi của thái tử Hạng Lang, luyến tiếc, đau thương nhưng vẫn không rơi lệ. Anh cũng đứng nhìn thi thể lạnh ngắt của Đinh Tiên Hoàng cùng Nam Việt Vương, đau khổ, tức giận, căm thù… mọi biểu hiện đều thấy chỉ duy nước mắt. Lê Hoàn chưa bao giờ khóc nhưng bây giờ anh đang đổ lệ như đứa trẻ, đủ cho thấy tình cảm này mãnh liệt biết dường nào.
Xin lỗi, xin lỗi vì tất cả. Em đã không còn là chính mình nữa, đành đứng đây nhìn ngài rơi lệ mà ngậm ngùi khóc trong thế giới của riêng em… Nỗi đau này, ai hơn ai? Là em, hay là ngài? Có lẽ không thể phân biệt được… nước mắt của ngài cũng có của em một phần trong ấy! Em là một con người vô danh, một dị hồn đến từ tương lai nghìn năm xa không tưởng nổi. Cuộc đời em chẳng có gì đặt biệt, cũng không tài cán hơn người. Duy nhất lần này, nước mắt vua Lê Đại Hành vì em mà rơi, coi như số kiếp vô cùng mãn nguyện…
Tôi bấm ngón tay dài vào trong lòng bàn tay, cơn đau làm chính mình tỉnh táo hơn một chút.
-Nhiếp chính vương, tấm lòng này, ai gia thay muội muội cảm tạ. Nhưng cũng không thể để ngài nhìn nàng ấy, ai gia đã hứa sẽ không để nàng nhìn thấy bộ dạng này của vương gia. Lính, kéo Nhiếp chính vương ra ngoài!
Cảnh tượng thật khó mà tưởng. Lê Hoàn bị một toán binh lôi ra cửa điện. Nhưng anh không đi, vẫn quỳ ở đó. Anh kiên trì như vậy chỉ để nhìn một cái xác không hồn thôi sao? Đáng giá không?
Tôi thở dài, kiềm chế dòng lệ mà buông rèm cửa xuống. Cả người cũng trượt dài ngồi dựa vào bức tường. Phòng tang lại chỉ còn mình tôi…
Lúc này tôi mới để ý thấy một bông hoa trắng bị bỏ rơi trên mặt đất. Lê Hoàn lại hái quỳnh hoa nhưng Kiều Nga đã không còn thích nữa. Anh có biết không, hoa quỳnh là loài hoa một đêm, dù có ra sao thì sáng đến nó vẫn tàn. Bao nhiêu loài hoa chọn nở dưới ánh dương ấm áp, còn hoa quỳnh thì cam lòng làm đẹp giữa đêm tối âm u. Nó không phải loài hoa ma quỷ mà chỉ muốn ánh sáng của mình làm gió khuya bớt lạnh, làm đêm nay bớt dài và làm lòng người bớt chút bi hương.
Tôi nhặt cành hoa rũ rượi, lá bị ai đó dẫm lên có chút bầm dập. Tôi tìm cái lọ, đổ đầy nước và cắm hoa vào. Nhánh hoa này không còn đẹp đẽ nhưng có thể bầu bạn với tôi hết đêm nay.
Lê Hoàn, em đã nhận hoa của ngài rồi, đóa quỳnh cuối cùng này xem như chút ngọt ngào sót lại của tất cả tan thương. Đêm nay trăng khuyết, sao thưa thớt. Ngài ở ngoài kia, em ở trong này, vẫn không thể biết ai là người đau hơn…
Tuy quan tài đã đưa đến từ sớm nhưng bây giờ tôi mới cho làm phòng tang, tránh để cung nhân phát hiện. Điện Vân Sàng là chỗ của Thái hậu, theo quy củ không thể vì một Dương quyến nữ địa vị bất minh mà làm tang sự. Vì vậy tôi đành đưa nàng vào căn phòng nhỏ vốn thuộc về Dương Kiều Nga. Không có kèn trống, không có khách viếng, chỉ có nén nhang của vài hạ nhân trong điện, một vòng hoa cùng ít vàng mã. Dương quyến nữ nằm trong quan tài rãi đầy cánh hồng trắng, không đem tới cảm giác sinh ly tử biệt mà lại có chút gì huyền ảo như tiên nữ ngủ say. Lúc chiều, tôi đã để Toàn nhi đến chào mẹ một tiếng, thằng bé khóc lóc gọi dì rồi cũng được thái giám đưa về Thiên Long cung. Tôi đã ngồi ghé đầu bên miệng quan tài cả canh giờ mà tự hỏi:
“Đây là rốt cuộc Dương Vân Nga hay là Dương Kiều Nga?”
Lúc hoàng hôn sắp tắt, tôi sờ vào gò má lạnh lẽo bên dưới lớp vải lụa lần cuối, lẩm bầm một lời vĩnh biệt rồi đậy nắm quan tài lại. Khi Dương quyến nữ chìm vào bóng tối ngột ngạt cũng chính là lúc Dương Vân Nga tôi đây đã hoàn toàn thành công lừa được bản thân. Sẽ không có bất kì ai có thể khiến tôi lung lay ý nghĩ về thân phận. Bây giờ tôi là Dương Vân Nga. Không phải Vân Nga của quá khứ nhưng chính là Vân Nga của hiện tại và tương lai. Không phải Vân Nga được ca ngợi trên trang sử nhưng là Vân Nga tạo ra tất cả sự kiện mà nhà sử học ghi chép. Tôi sẽ là con búp bê hoàn hảo, đem theo ý định, tấm lòng và tình yêu của Dương Vân Nga. Con búp bê đã được lập trình, thay chị hoàn thành sứ mệnh rồi lại lặng lẽ trở về với đất cùng với cái bí mật không ai biết. Cuộc đời búp bê chính là như thế!
Hoàng hôn tắt, màn đêm buông. Trăng khuyết là cái lưỡi câu lơ lững trên trời, tinh tú lưa thưa, ánh sáng yếu ớt, nhợt nhạt. Tôi ngồi bẹp trên đất, dựa đầu vào cổ quan tài lạnh, căn phòng chỉ còn có tôi và nó. Tôi lơ đễnh nhìn quanh rồi đưa mắt ra cửa sổ. Suýt tí nữa thì đã hét lên. Trên nhánh bạch đàn là bóng hình quen thuộc. Hôm nay anh mặc đồ trắng, vốn là để tang Đinh Tiên Hoàng nhưng giờ lại thành phù hợp cho tang sự của Dương Kiều Nga, trớ trêu làm sao! Bóng dáng căng cứng đứng hình trên nhánh cây, không biết đã đứng đó qua mấy thập kỉ rồi. Tôi chợt nhớ ra thời gian này là giờ hẹn cố định của Kiều Nga và Lê Hoàn. Mấy hôm Kiều Nga viện cớ không đến nói không chừng ngài ấy vẫn sẽ ngồi ở cành cây đó, thói quen thật ra rất khó sửa. Đáng buồn thay, một cuộc hẹn hò yêu đương lại hóa thành cảnh tang thương người còn kẻ mất… Anh có đau như tôi hay không?
Tôi từ từ đứng dậy, tim đập nhanh nhưng thần trí kiên định lắm, một Lê Hoàn thôi, tôi không tin mình không thể đối phó. Tôi đã xác định mình sẽ sống cuộc đời của nàng, từ nay mọi suy nghĩ đều đứng trên lập trường của nàng. Kiều Nga kia chỉ là quá khứ, là cô em gái nhỏ từng sống và từng chết, chỉ thế thôi!
-Nhiếp chính vương có thú vui khác người quá, đêm hôm khuya khoắt ngài lại trèo cây làm gì?
Tôi không biết Lê Hoàn có nghe thấy không nhưng anh đã chầm chậm đi từ cành cây nhảy vào cửa sổ, thoáng cái đã đứng sừng sững trong phòng. Gío đêm đem theo cái lạnh cuối đông, cứ vô tình mà khoáy động căn phòng, cũng khoáy động trái tim tôi. Rèm tang trắng bay phần phật, hình ảnh Lê Hoàn thấp thoáng, chao nghiêng theo những dãi lụa. Anh đứng đây, vẫn là một chàng trai của lịch sử tràn trề nhiệt huyết, đông đầy yêu thương. Còn tôi nơi này, đã từ bỏ chính mình, cũng từ bỏ quá khứ. Tôi biết anh đau nhưng tôi sẽ không xin lỗi vì tôi chưa bao giờ hứa hẹn với người ấy điều gì. Có chăng chỉ là một tiếng “Vâng” vì tâm tình kích động. Ngày đó lẽ ra tôi không nên nhận lời. Năm sau, lấy đâu ra một Kiều Nga để gả cho anh đây?
Thời gian giống như ngừng trôi. Bóng hình ấy chỉ như ảo ảnh xa xôi và đơn độc lạ kì. Tôi cất giọng lạnh lẽo:
-Nhiếp chính vương, muốn vào điện Vân Sàng trước tiên là phải đi cửa lớn, chờ thị vệ vào báo. Ai gia tiếp, thì mới được gặp… Quy tắc này ngài lẽ nào không rõ?
Trong ánh sáng của mấy trăm ngọn đèn tang, tôi nhìn thấy đôi mắt đó đờ đẫn, nhìn vào cỗ quan tài đã hạ nấp im lìm. Hai bàn tay nắm thành quyền bên dưới, có chút run rẩy. Tôi biết Lê Hoàn sẽ muốn kiểm tra kĩ càng, xem cái xác trong này có thật là Dương Kiều Nga không. Nhưng tôi sẽ không cho phép anh làm vậy. Có quá nhiều cái khác, ví như thân thể gầy gò vì một tháng bị độc tố hành hạ, hay ba cái chấm đỏ chói mắt trên cổ tay trái. Nguy hiểm hơn là Lê Hoàn có thể kích động giật khăn che mặt ra. Như vậy thì mọi chuyện đều lộ.
Anh chầm chậm bước tới, lơ lững như người mộng du. Tôi có thể hình dung ra sự hoang mang vốn không thể có trong ánh mắt của Lê Hoàn. Hoang mang, sợ hãi, tuyệt vọng,… trời ơi sao tôi không tìm ra một từ có cường độ đủ lớn để hình dung về ánh nhìn ấy. Đôi mắt này sẽ làm tôi mất ngủ những đêm dài, cũng sẽ ghi sâu vào trí nhớ đến ngày tôi chết… Tôi sẽ luôn tự nói với mình, từng có một lần tôi đâm anh nhát dao vô hình mà sắt hơn lưỡi kiếm.
Lê Hoàn khó khăn hít vào từng hơi, nét mặt nhợt nhạt hơn cả lúc bị trọng thương. Bàn tay muôn đời cầm kiếm vững vàng nay lại vì một khối gỗ vô hại mà run rẩy. Anh chạm nhẹ vào bề mặt trơn láng, từ từ vuốt dọc theo góc cạnh của quan tài. Sao lại dịu dàng như vỗ về người yêu? Tôi cũng bị hành động của anh làm mê man, mãi đến khi Lê Hoàn cất tiếng, giọng nói nhỏ nhẹ bị gió xé ra tan tát:
-Không phải… nhất định không phải…
Tôi rất sợ anh mở nắp quan tài ra, một mình tôi làm sao để cản?
-Nhiếp chính vương, giờ này ngài không thể ở trong điện Vân Sàng, sẽ có lời dèm pha. Người đâu, đến đây!
Tốp cung nhân cùng cấm vệ xồng xộc chạy vào. Ai cũng giật mình khi nhìn thấy Lê Hoàn đứng sừng sững trong phòng.
-Tiễn Nhiếp chính vương về vương phủ, lập tức thi hành!
Bọn thị vệ ngơ ngẩn nhìn nhau, dẫu sao họ cũng đều là thuộc hạ của Điền tiền chỉ huy sứ. Bắt gặp ánh mắt tức giận của tôi, cả bọn mới líu ríu chen vào bên trong rồi một tên gượng gạo nói với Lê Hoàn
-Vương… vương gia… Thái hậu cho mời, xin đừng làm khó bọn nô tài…
Lê Hoàn xem mọi người như không khí, anh nhìn lom lom và dường như bị khối gỗ vô tri kia hút mất hồn rồi. Tôi hất cầm ra hiệu, nhóm cấm vệ vây quanh Lê Hoàn, ai cũng to con lực lưỡng mà cả người thì đang gồng lên như đối mặt với một con thú dữ sẽ phát cuồn lúc nào không hay. Bọn họ lấm la lấm lét, nhìn thật buồn cười. Một tên giơ tay, thế rồi cả đám đồng loạt túm lấy Lê Hoàn, kéo anh đi.
Lúc này cái người vừa thẩn thờ kia chợt tỉnh, theo phản xạ chế trụ hai chân rồi ngẩn đầu nhìn tôi. Ánh mắt mơ hồ, hoang mang như con vật nhỏ không thấy đường về. Anh cất giọng khàn khàn, có chút khó khăn
-Thái… thái hậu nương nương… làm ơn nói với thần, trong này… không thể nào là Kiều Nga!
Tôi không dám nhìn anh thêm giây nào nữa, đành xoay lưng lại, thấp giọng hết mức có thể
-Ngài việc gì phải lừa mình? Muội muội của ai gia đã rời đi đêm qua, trong lúc ngủ, vô cùng bình thản. Tâm nguyện chỉ là muốn chết đi không ai cúng viếng, nàng muốn yên lặng mà xuống suối vàng.
-Không… không đâu… nhất định có lầm lẫn… mấy ngày trước Nga nhi còn đồng ý gả cho thần… nàng trông khỏe mạnh bình thường, làm sao nhanh vậy có thể… Thái hậu, sự thật là như thế nào?
Tôi đã xoay người đi nên không phải nhìn vào biểu cảm của anh. Chỉ có giọng nói là nghèn nghẹn, khác xa với khí thế oai hùng ở Nam thành năm đó. Tôi xua ngay ý nghĩ này đi, bây giờ không phải lúc mềm lòng
-Vương gia cũng biết, muội muội từ nhỏ đã mang nhiều bệnh, vài lần suýt về quỷ môn quan, sống được tới bây giờ đã là phúc khí quá lớn. Nàng vốn bệnh đã lâu nhưng không muốn ai gia lo lắng nên giấu giếm. Cũng vì thế mà từ chối mọi hôn sự. Gần đây muội muội có linh cảm xấu, tháng ngày của nàng sắp hết, nàng chỉ trăn trói với ai gia là muốn ra đi thanh thản, gửi lời xin lỗi tới Nhiếp chính vương. Kiếp này khó nên duyên, kiếp sau cũng có khi khó gặp. Xin người hãy quên đi thôi…
Tôi vừa dứt lời đã nghe một tiếng “huỵch”, ngờ ngợ quay lại nhìn thì đã thấy Lê Hoàn quỳ dưới đất. Không phải, anh không quỳ mà chỉ là vô lực rơi xuống mà thôi. Đám thị vệ sợ hãi nhảy ra xa, thiếu điều cũng muốn quỳ thấp hơn Lê Hoàn cho phải đạo. Nói chung là cả đám người đều dạt ra, chỉ còn Lê Hoàn đờ đẫn dưới chân tôi. Tôi gần như muốn chạy tới ôm lấy anh khi trông thấy những dòng lệ lấp lánh… Nước mắt? Của Lê Hoàn?
Bây giờ người này không phải là Thập đạo tướng quân, cũng chẳng phải là Nhiếp chính vương gì cả. Anh chỉ đơn giản là một người đàn ông và anh đang rơi lệ cho người con gái trong lòng. Cổ nhân có những luật lệ khắt khe, ví như làm trai thì không được khóc, có khóc cũng phải nuốt nước mắt vào bụng. Nhưng Lê Hoàn cả nuốt cũng không còn hơi sức. Anh từng chứng kiến sự ra đi của thái tử Hạng Lang, luyến tiếc, đau thương nhưng vẫn không rơi lệ. Anh cũng đứng nhìn thi thể lạnh ngắt của Đinh Tiên Hoàng cùng Nam Việt Vương, đau khổ, tức giận, căm thù… mọi biểu hiện đều thấy chỉ duy nước mắt. Lê Hoàn chưa bao giờ khóc nhưng bây giờ anh đang đổ lệ như đứa trẻ, đủ cho thấy tình cảm này mãnh liệt biết dường nào.
Xin lỗi, xin lỗi vì tất cả. Em đã không còn là chính mình nữa, đành đứng đây nhìn ngài rơi lệ mà ngậm ngùi khóc trong thế giới của riêng em… Nỗi đau này, ai hơn ai? Là em, hay là ngài? Có lẽ không thể phân biệt được… nước mắt của ngài cũng có của em một phần trong ấy! Em là một con người vô danh, một dị hồn đến từ tương lai nghìn năm xa không tưởng nổi. Cuộc đời em chẳng có gì đặt biệt, cũng không tài cán hơn người. Duy nhất lần này, nước mắt vua Lê Đại Hành vì em mà rơi, coi như số kiếp vô cùng mãn nguyện…
Tôi bấm ngón tay dài vào trong lòng bàn tay, cơn đau làm chính mình tỉnh táo hơn một chút.
-Nhiếp chính vương, tấm lòng này, ai gia thay muội muội cảm tạ. Nhưng cũng không thể để ngài nhìn nàng ấy, ai gia đã hứa sẽ không để nàng nhìn thấy bộ dạng này của vương gia. Lính, kéo Nhiếp chính vương ra ngoài!
Cảnh tượng thật khó mà tưởng. Lê Hoàn bị một toán binh lôi ra cửa điện. Nhưng anh không đi, vẫn quỳ ở đó. Anh kiên trì như vậy chỉ để nhìn một cái xác không hồn thôi sao? Đáng giá không?
Tôi thở dài, kiềm chế dòng lệ mà buông rèm cửa xuống. Cả người cũng trượt dài ngồi dựa vào bức tường. Phòng tang lại chỉ còn mình tôi…
Lúc này tôi mới để ý thấy một bông hoa trắng bị bỏ rơi trên mặt đất. Lê Hoàn lại hái quỳnh hoa nhưng Kiều Nga đã không còn thích nữa. Anh có biết không, hoa quỳnh là loài hoa một đêm, dù có ra sao thì sáng đến nó vẫn tàn. Bao nhiêu loài hoa chọn nở dưới ánh dương ấm áp, còn hoa quỳnh thì cam lòng làm đẹp giữa đêm tối âm u. Nó không phải loài hoa ma quỷ mà chỉ muốn ánh sáng của mình làm gió khuya bớt lạnh, làm đêm nay bớt dài và làm lòng người bớt chút bi hương.
Tôi nhặt cành hoa rũ rượi, lá bị ai đó dẫm lên có chút bầm dập. Tôi tìm cái lọ, đổ đầy nước và cắm hoa vào. Nhánh hoa này không còn đẹp đẽ nhưng có thể bầu bạn với tôi hết đêm nay.
Lê Hoàn, em đã nhận hoa của ngài rồi, đóa quỳnh cuối cùng này xem như chút ngọt ngào sót lại của tất cả tan thương. Đêm nay trăng khuyết, sao thưa thớt. Ngài ở ngoài kia, em ở trong này, vẫn không thể biết ai là người đau hơn…
/59
|