Khi mở mắt thức dậy, tôi trông thấy ánh sáng buổi sớm mờ mờ. Nóc nhà lợp ngói đỏ, những thanh gỗ ngang dọc, mạng nhện giăng mắc vài nơi. Bên tai có tiếng chim hót líu lo, có giọng hát du dương của ai đó…
“… Này thì rừng thở nguyệt xanh
Lụa là thêu dệt trải quanh chân trời
Sấu lên bãi cạn nằm dài
Hổ leo đồi nọ, trăn choài đồi kia
Ðêm thâu trăng gác ngoài hè
Rồng vàng ngũ sắc, mây che giữa trời…” [1]
Đêm qua tôi đã trằn trọc rất lâu. Cuối cùng thì thiếp đi trong làn nước mắt. Tôi phải thừa nhận sự thật mình đã quay về thế kỉ thứ X. Ở nơi xa lạ này, tôi mang thân phận Dương Kiều Nga. Nếu đúng như tôi suy đoán thì người chị song sinh của tôi tương lai chính là Dương hậu hiển hách. Hiện tại tôi mang hình hài của thiếu nữ 16 và sắp đối mặt với rất nhiều biến cố của xã hội thời nhà Đinh.
Nước mưa trong lu có vị ngọt mát dễ chịu. Thứ nước này ở thời đại của tôi chỉ chứa toàn axit. Vân Nga tỉ đang phơi quần áo, miệng khe khẽ hát. Giọng hát của chị hay quá nhưng mà sao buồn quá.
-Muội dậy rồi? Đêm qua không ngủ được, sáng nay cứ nằm thêm tí nữa…
Chị ấy quả thật thương tôi nhất. Con gái ngày xưa mà ngủ nướng thì bị gọi “không ngoan”. Có vẻ Vân Nga tỉ đã dung túng cho em gái quá nhiều. Tôi cũng cầm lấy quần áo, bắt chước chị vắt lên thanh sào.
-Phụ thân nói trưa nay họ sẽ đến. Tỉ chưa gặp Đặng Chân, nhưng nghe bá bá nhà bên nói y là người đầy đặn, mặt mày xem cũng được… chỉ là… có thói trăng hoa. Bá bá kể y hay đi trêu ghẹo gái làng bên. Hình như có lần trông thấy tỉ nên mới để mắt tới… Muội nghĩ người như vậy có phải phu quân tốt hay không?
Tôi nhìn phong cảnh đồi núi, ruộng đồng bao la. Thấp thoáng có mấy đứa trẻ cạo đầu ba vá, thân đóng khố, người để trần, đang hỳ hục kéo trâu ra đồng ăn cỏ. Thì ra nước mình ngày xưa là như thế. Thời đại của tôi làm gì có cơ hội nhìn ngắm khung cảnh thế này.
Dù là đang ngắm cảnh nhưng tôi vẫn nghe tỉ tỉ nói.
-Muội thấy, chuyện này không thành đâu. Tỉ tỉ sau này sẽ lấy một đại nhân vật!
Lời tôi nói hoàn toàn đúng, tôi đã biết hết về tương lai của chị rồi. Vân Nga tỉ ngừng động tác, quay sang nhìn tôi. Hai gò má trắng hồng đỏ ửng lên. Chị thẹn thùng nói lắp:
-Thì ra muội còn nhớ. Muội đừng trêu tỉ tỉ. Đó chỉ là ảo mộng viễn vong thôi.
-Ảo mộng gì ạ?
Vân Nga phơi chiếc khăn tay thêu hoa cuối cùng lên rồi thở dài thườn thượt
-Đó chỉ là sự ái mộ. Đời nào Hoàng đế lại để ý tới thôn nữ quê mùa dốt nát như tỉ. Năm đó tình cờ trông thấy người cưỡi ngựa chiến, đem tướng lĩnh hành quân về Hoa Lư, tỉ mới nảy sinh chút rung động. Ngày đó Hoàng thượng rất oai phong lẫm liệt, toàn thân chiến bào lộng lẫy. Ánh mắt chúa thượng sáng như sao, khuôn trang kiên nghị. Một mình chúa thượng đem binh dẹp loạn 12 sứ quân. Đến Cổ Loa dụ hàng Ngô Nhật Khánh (吳日慶), Ngô Xương Xí (吳使君). Phạm Bạch Hổ (范白虎) cũng theo đó quy phục. Bao vây chiếm thành lũy của Đỗ Cảnh Thạc (杜景碩). Đánh tan quân sứ Nguyễn Siêu (阮超). Kiều Công Hãn (矯公罕) bỏ chạy mất mạng. Nguyễn Thủ Tiệp (阮守挾) sức yếu sớm tàn. Theo sau cả quân sứ Lý Khuê (李奎), Lã Đường (呂唐), Nguyễn Khoan (阮寬) đều chiến bại. Muội xem, chúa thượng cường uy như thế, 12 sứ quân đã hợp thành một. Đại Cồ Việt nay thờ một vua. Ngày trước Dương Đình Nghệ (楊廷藝) làm Tiết độ sứ, đến Ngô Quyền chỉ tự xưng vương. Đại Thắng Minh Hoàng đế là người bản lĩnh không e dè nhà Hán, bàn tay chống cả đất trời lên làm Hoàng Đế. [2] Người như vậy ai mà không yêu, không ái mộ? Khi ngài chinh chiến liên miên, mỗi ngày tỉ đều lén nghe các bô lão tán chuyện chính sự, thầm cầu nguyện cho chúa thượng bình an, tất chiến tất thắng. Nay người đã là hoàng đế, tỉ thấy rất mãn nguyện…
Tôi mở to mắt nghe Vân Nga bày tỏ. Thì ra Hoàng hậu yêu nhà vua như vậy đó. Từ sự ái mộ chiến công của ngài mà nên nghĩa vợ chồng. Tỉ tỉ theo dõi sát sao chuyện binh biến. Tuy tôi không biết nhiều về sử học nhưng nghe qua cũng có thể hình dung. Như vậy thời này chính là một năm sau sự kiện “Loạn 12 sứ quân”. Đại Thắng Minh Hoàng đế này là Đinh Bộ Lĩnh, con người được biết tới với cái tích “Cầm cờ lau đánh giặc”. Ở nhà tôi có quyển truyện tranh tựa đề “Cờ lau Vạn Thắng Vương” kể chuyện nhà vua khi nhỏ thích chơi đánh trận giả với trẻ con trong làng. Mỗi ngày chăn trâu đều bày trận đánh nhau. Khi lớn lên người thân chinh dẹp loạn, thống nhất giang sơn. Thật không ngờ tôi lại có ngày sống trong cùng thời đại với Đinh Bộ Lĩnh!
Nhìn vẻ mặt say sưa mê đắm của Vân Nga, tôi hiểu ra người chị ấy yêu là Đinh Bộ Lĩnh chứ không phải Lê Hoàn (黎桓). Vì biết trước vận mệnh nên tôi thấy đau lòng cho chị. Lúc xem cải lương tôi cứ tự thắc mắc rốt cuộc trong hai vị vua, Dương hậu thật lòng yêu ai. Xem ra tương lai chị sẽ chịu nhiều đau khổ.
Người thương chết đi, còn phải đem thân trao cho một ngươi đàn ông khác. Dương hậu tủi nhục bao nhiêu?
Bây giờ tỉ tỉ mới 16 tuổi nhưng khí chất đã phi thường hơn người. Chị ấy đúng là Thái hậu Dương Vân Nga vì nước quên mình. Sử sách và thế hệ tương lai ca ngợi con người này quả nhiên xứng đáng!
[1] trích Hoàn Vương ca thích
[2] trong tiếng Hán, “vương” và “đế” có nghĩa khác nhau. Đế là vua một nước lớn có quyền tự chủ. Vương là vua một nước chư hầu
——————- ♫ ——————–
Hoàn Vương ca tích là một tập thơ nhiều tác giả, ra đời sau khi Lê Đại Hành lên ngôi. Như vậy, việc sử dụng bài thơ trong Hoàn Vương ca tích là sai lệch niên đại. Tác phẩm mang chất hư cấu nên Hoa Ban chấp nhận một số chi tiết trái sự thật. Đoạn trích trên là bài thơ mô tả vùng đất Hoa Lư thời huy hoàng của thế kỉ 10.
“… Này thì rừng thở nguyệt xanh
Lụa là thêu dệt trải quanh chân trời
Sấu lên bãi cạn nằm dài
Hổ leo đồi nọ, trăn choài đồi kia
Ðêm thâu trăng gác ngoài hè
Rồng vàng ngũ sắc, mây che giữa trời…” [1]
Đêm qua tôi đã trằn trọc rất lâu. Cuối cùng thì thiếp đi trong làn nước mắt. Tôi phải thừa nhận sự thật mình đã quay về thế kỉ thứ X. Ở nơi xa lạ này, tôi mang thân phận Dương Kiều Nga. Nếu đúng như tôi suy đoán thì người chị song sinh của tôi tương lai chính là Dương hậu hiển hách. Hiện tại tôi mang hình hài của thiếu nữ 16 và sắp đối mặt với rất nhiều biến cố của xã hội thời nhà Đinh.
Nước mưa trong lu có vị ngọt mát dễ chịu. Thứ nước này ở thời đại của tôi chỉ chứa toàn axit. Vân Nga tỉ đang phơi quần áo, miệng khe khẽ hát. Giọng hát của chị hay quá nhưng mà sao buồn quá.
-Muội dậy rồi? Đêm qua không ngủ được, sáng nay cứ nằm thêm tí nữa…
Chị ấy quả thật thương tôi nhất. Con gái ngày xưa mà ngủ nướng thì bị gọi “không ngoan”. Có vẻ Vân Nga tỉ đã dung túng cho em gái quá nhiều. Tôi cũng cầm lấy quần áo, bắt chước chị vắt lên thanh sào.
-Phụ thân nói trưa nay họ sẽ đến. Tỉ chưa gặp Đặng Chân, nhưng nghe bá bá nhà bên nói y là người đầy đặn, mặt mày xem cũng được… chỉ là… có thói trăng hoa. Bá bá kể y hay đi trêu ghẹo gái làng bên. Hình như có lần trông thấy tỉ nên mới để mắt tới… Muội nghĩ người như vậy có phải phu quân tốt hay không?
Tôi nhìn phong cảnh đồi núi, ruộng đồng bao la. Thấp thoáng có mấy đứa trẻ cạo đầu ba vá, thân đóng khố, người để trần, đang hỳ hục kéo trâu ra đồng ăn cỏ. Thì ra nước mình ngày xưa là như thế. Thời đại của tôi làm gì có cơ hội nhìn ngắm khung cảnh thế này.
Dù là đang ngắm cảnh nhưng tôi vẫn nghe tỉ tỉ nói.
-Muội thấy, chuyện này không thành đâu. Tỉ tỉ sau này sẽ lấy một đại nhân vật!
Lời tôi nói hoàn toàn đúng, tôi đã biết hết về tương lai của chị rồi. Vân Nga tỉ ngừng động tác, quay sang nhìn tôi. Hai gò má trắng hồng đỏ ửng lên. Chị thẹn thùng nói lắp:
-Thì ra muội còn nhớ. Muội đừng trêu tỉ tỉ. Đó chỉ là ảo mộng viễn vong thôi.
-Ảo mộng gì ạ?
Vân Nga phơi chiếc khăn tay thêu hoa cuối cùng lên rồi thở dài thườn thượt
-Đó chỉ là sự ái mộ. Đời nào Hoàng đế lại để ý tới thôn nữ quê mùa dốt nát như tỉ. Năm đó tình cờ trông thấy người cưỡi ngựa chiến, đem tướng lĩnh hành quân về Hoa Lư, tỉ mới nảy sinh chút rung động. Ngày đó Hoàng thượng rất oai phong lẫm liệt, toàn thân chiến bào lộng lẫy. Ánh mắt chúa thượng sáng như sao, khuôn trang kiên nghị. Một mình chúa thượng đem binh dẹp loạn 12 sứ quân. Đến Cổ Loa dụ hàng Ngô Nhật Khánh (吳日慶), Ngô Xương Xí (吳使君). Phạm Bạch Hổ (范白虎) cũng theo đó quy phục. Bao vây chiếm thành lũy của Đỗ Cảnh Thạc (杜景碩). Đánh tan quân sứ Nguyễn Siêu (阮超). Kiều Công Hãn (矯公罕) bỏ chạy mất mạng. Nguyễn Thủ Tiệp (阮守挾) sức yếu sớm tàn. Theo sau cả quân sứ Lý Khuê (李奎), Lã Đường (呂唐), Nguyễn Khoan (阮寬) đều chiến bại. Muội xem, chúa thượng cường uy như thế, 12 sứ quân đã hợp thành một. Đại Cồ Việt nay thờ một vua. Ngày trước Dương Đình Nghệ (楊廷藝) làm Tiết độ sứ, đến Ngô Quyền chỉ tự xưng vương. Đại Thắng Minh Hoàng đế là người bản lĩnh không e dè nhà Hán, bàn tay chống cả đất trời lên làm Hoàng Đế. [2] Người như vậy ai mà không yêu, không ái mộ? Khi ngài chinh chiến liên miên, mỗi ngày tỉ đều lén nghe các bô lão tán chuyện chính sự, thầm cầu nguyện cho chúa thượng bình an, tất chiến tất thắng. Nay người đã là hoàng đế, tỉ thấy rất mãn nguyện…
Tôi mở to mắt nghe Vân Nga bày tỏ. Thì ra Hoàng hậu yêu nhà vua như vậy đó. Từ sự ái mộ chiến công của ngài mà nên nghĩa vợ chồng. Tỉ tỉ theo dõi sát sao chuyện binh biến. Tuy tôi không biết nhiều về sử học nhưng nghe qua cũng có thể hình dung. Như vậy thời này chính là một năm sau sự kiện “Loạn 12 sứ quân”. Đại Thắng Minh Hoàng đế này là Đinh Bộ Lĩnh, con người được biết tới với cái tích “Cầm cờ lau đánh giặc”. Ở nhà tôi có quyển truyện tranh tựa đề “Cờ lau Vạn Thắng Vương” kể chuyện nhà vua khi nhỏ thích chơi đánh trận giả với trẻ con trong làng. Mỗi ngày chăn trâu đều bày trận đánh nhau. Khi lớn lên người thân chinh dẹp loạn, thống nhất giang sơn. Thật không ngờ tôi lại có ngày sống trong cùng thời đại với Đinh Bộ Lĩnh!
Nhìn vẻ mặt say sưa mê đắm của Vân Nga, tôi hiểu ra người chị ấy yêu là Đinh Bộ Lĩnh chứ không phải Lê Hoàn (黎桓). Vì biết trước vận mệnh nên tôi thấy đau lòng cho chị. Lúc xem cải lương tôi cứ tự thắc mắc rốt cuộc trong hai vị vua, Dương hậu thật lòng yêu ai. Xem ra tương lai chị sẽ chịu nhiều đau khổ.
Người thương chết đi, còn phải đem thân trao cho một ngươi đàn ông khác. Dương hậu tủi nhục bao nhiêu?
Bây giờ tỉ tỉ mới 16 tuổi nhưng khí chất đã phi thường hơn người. Chị ấy đúng là Thái hậu Dương Vân Nga vì nước quên mình. Sử sách và thế hệ tương lai ca ngợi con người này quả nhiên xứng đáng!
[1] trích Hoàn Vương ca thích
[2] trong tiếng Hán, “vương” và “đế” có nghĩa khác nhau. Đế là vua một nước lớn có quyền tự chủ. Vương là vua một nước chư hầu
——————- ♫ ——————–
Hoàn Vương ca tích là một tập thơ nhiều tác giả, ra đời sau khi Lê Đại Hành lên ngôi. Như vậy, việc sử dụng bài thơ trong Hoàn Vương ca tích là sai lệch niên đại. Tác phẩm mang chất hư cấu nên Hoa Ban chấp nhận một số chi tiết trái sự thật. Đoạn trích trên là bài thơ mô tả vùng đất Hoa Lư thời huy hoàng của thế kỉ 10.
/59
|