Kinh Độ Vong

Chương 1 - Chương 1

/124


Sắp ch3t là cảm giác như thế nào? Trăm người thì có trăm cách nói khác nhau.

Lúc Di Độ hạ táng không có quan tài mà chỉ có một manh chiếu rách. Cát có ở khắp nọi nơi. Cô lặng lẽ nằm ở đó, nghe tiếng cát chảy cuồn cuộn từ bốn phương tám hướng. Cát tràn vào tai cô, rơi trên mặt cô. Nhưng khi linh hồn rời khỏi thể xác, tiếng cát vang rền bên tai, thần thức lơ lửng trên cao, có lẽ là đang đậu trên một ngọn cây hắc mai biển*, cô nhìn thấy một đạo sĩ bận áo quần rách rưới đang dùng một cành tre đào cát phủ trên người cô đi.

Cô bị chôn không sâu, chỉ khoảng chừng hai thước (~66cm), nếu có sức thì nói không chừng chỉ cần chống người lên là có thể ngồi dậy. Tiếc là bây giờ lại không được, cô không thể điều khiển được tay chân, phải có người hỗ trợ.

Cô đáp xuống khỏi ngọn cây, ngồi xổm ở phía đối diện với đạo sĩ, tỉ mỉ quan sát mặt anh ta, gầy guộc, hơi lem luốc nhưng mặt mày thanh tú ôn hòa, hẳn là người tốt. Anh ta đào rất nhanh, cát bị bới lên rơi trên vạt áo anh ta. Cuối cùng cũng trông thấy mép manh chiếu, anh ta ném cành tre đi, hai tay ra sức lôi manh chiếu ra khỏi hố cát.

Di Dộ vô cùng vui sướng nhảy nhót reo hò. Cô cảm ơn anh ta nhưng anh ta lại không nghe được, anh ta xé manh chiếu thành một lỗ rách, để lộ mặt cô. Nương theo ánh trăng, Di Độ nhìn kĩ, lần đầu tiên thấy rõ mặt mũi của bản thân theo góc độ của người xem, hơi khác với hình ảnh trong gương đồng. Thì ra vầng trán cô đầy đặn hơn, chiếc cằm thanh thoát hơn. Cô khác với những người Hồ mũi cao mắt sâu ở đây, cô có dáng vóc và đường nét nhu hòa, giống với đạo sĩ này, đều là người Trung Nguyên.

Đạo sĩ dùng tay áo phủi cát trên mặt cô đi, sau đó tát cô, ấn mạnh vào nhân trung của cô. Mới đầu, Di Độ không hề cảm thấy có liên quan đến mình. Sau đó, cô bỗng thấy đau đớn, đột nhiên bị một sức mạnh khổng lồ hút vào, giống như như lọt vào một cái động không đáy, không ngừng rơi xuống, cuối cùng nặng nề tiếp đất, cả người như bị đánh cho nát bấy.

Đạo sĩ đút cho cô chút nước, thực quản và dạ dày bị khô khốc lập tức được tưới mát, cô đã có thể phát ra âm thanh. Cô há to miệng, nghe thấy bản thân bật thốt gọi "A Gia" với giọng thê thương.

Kỳ thực cô cũng không biết "A Gia" mà cô gọi là ai, cũng không biết tại sao rõ ràng cô vẫn còn sống mà lại bị chôn. Trí nhớ của cô đã bị đứt thành từng đoạn. Ví dụ như cô có thể nhớ được một cảnh tượng nào đó, trong đình viện tĩnh mịch sâu thẳm, dưới gốc cây đương độ hoa nở rộ, hai đứa bé tóc để chỏm đang ngồi trên bậc thềm cao nhất ăn bánh nướng... Cô nhớ tên mình là Di Độ, có lẽ là được lấy từ một nơi nào đó, một dòng sông nào đó của quê hương, nhưng cô lại không biết họ của mình, trong trí nhớ của cô cũng không hề có sự đau khổ.

Đạo sĩ đưa cô về nơi ở của anh ta, là một cái hang trong vô vàn hang động trên vách núi Minh Sa Sơn. Tục danh của đạo sĩ là Vương Lãng, nhưng người Đôn Hoàng đều gọi anh ta là Vương A Bồ, ý là từ bi như Bồ Tát.

Một đạo sĩ lại bị gọi là Bồ Tát, so ra thì ở đây Phật giáo hưng thịnh hơn Đạo giáo. Vương A Bồ đưa cô đồ ăn. Lúc đã khỏe hơn, cô liền ra ngồi ở mép sườn núi, vừa ăn vừa nhìn ra sa mạc Qua Bích mênh m0ng. Trên đầu ánh sao sáng ngời, vụn bánh rơi xuống vực sâu vạn trượng.

Vương A Bồ ngồi xuống cạnh cô, hỏi cô còn nhớ mình tên là gì, tới từ đâu hay không. Cô đáp: "Tôi tên Di Độ, không biết từ đâu tới."

Ánh mắt Vương A Bồ nhìn cô càng thương xót hơn, sau đó lại thêm vẻ thư thái. Anh ta cười nói: "Biết càng nhiều thì càng sầu não. Quên hết rồi thì mới có thể Niết Bàn tái sinh. Tôi đặt lại cho cô một cái tên khác, sau này cứ gọi là Liên Đăng đi. "Đại Chánh Tạng" nói rằng hoa sen có tứ đức. Một thơm mát, hai sạch sẽ, ba dẻo dai, bốn đáng yêu. Hi vọng cô tứ đức vẹn toàn, từ hôm nay trở đi, làm một người hoàn toàn mới."

Vậy là cái tên Di Độ đã bị chôn vùi theo hố cát. Cô thích cái tên mới của mình, rất tinh khiết, rất rực rỡ. Năm ấy, cô mười ba tuổi.

Cô và Vương A Bồ sống nương tựa lẫn nhau. Cô từng hỏi anh ta tại sao lại tới Đôn Hoàng. Anh ta nói là để hoàn thành di nguyện của bạn tốt.

Bạn của Vương A Bồ là một nhà sư có lý tưởng, đã lập chí nguyện to lớn muốn làm rạng rỡ Phật giáo, hết ngày dài lại đêm thâu vẽ tranh trong hang đá, vẽ chúng thần và các nhạc kỹ tấu nhạc trên Thiên Cung**. Nhưng người đời lại không hiểu được y, y lẻ loi cô độc mắc bệnh rồi viên tịch, chuyện xảy ra mấy tháng trời mới bị phát hiện.

"Con đường mà huynh ấy vẫn chưa đi hết, tôi sẽ đi thay huynh ấy. Mặc dù tôi là đạo sĩ." Lúc cười, bên mép Vương A Bồ có vết hằn thật sâu. Chung quy thì người Trung Nguyên vẫn khó mà thích ứng được với khí hậu nơi đây. Anh ta tới Đôn Hoàng được năm năm mà người đã già đi cả chục tuổi.

Liên Đăng nhìn những bức tường ấy, trên trường vẽ đầy những vị thần tà váy phiêu bồng, bay lượn tấu nhạc. Cô nói: "Những vị thần tiên trong động này có gương mặt giống nhau."

Ngòi bút của Vương A Bồ dừng lại. Anh ta lùi lại mấy bước nhìn kĩ, sau đó nói với giọng buồn rầu: "Thật ra tôi vẽ cùng một người." Anh ta pha màu, lại vẽ tiếp làn váy của Bồ Tát.

Liên Đăng nghĩ người ấy chắc chắn là người trong lòng Vương A Bồ. Cô đi ra khỏi động, nhìn về thành quách nơi xa. Trong thành đèn hoa thưa thớt, còn không sáng bằng những ngôi sao trên bầu trời. Cô ngồi trên cồn cát, cát dưới chân ào ào vang dội. Cô ôm mặt ngâm nga: "Con cáo đỏ con cáo đỏ, nhảy tung tăng trên cồn cát. Ổ của chú ở đâu? Ở nơi cuối cầu vồng, phía tây thành trăng sáng..."



Tiếng ca nhỏ dần, ánh trăng đêm nay rất sáng, một chiếc bóng đen xuất hiện bên phía sườn thoải của cồn cát. Liên Đăng phất áo choàng đứng dậy. Cô không thấy rõ là cái gì, có lẽ là chỉ linh dương hoặc lạc đà đi lạc. Cô rút loan đao ra đi tới. Khoảng cách xa hơn cô nghĩ, cô chạy về phía trước, cát chảy đầy vào trong giày. Lúc đến gần, cô mới phát hiện ra là con người. Người nọ nằm rạp dưới đất, hai cánh tay vẫn giữ tư thế trèo lên trên nhưng không hề động đậy.

Gan Liên Đăng rất lớn. Cô dùng mũi đao gẩy tóc người nọ: "Này, huynh ch3t chưa?"

Không có tiếng, có lẽ là ch3t thật rồi. Cô rất thất vọng, nếu là động vật thì có thể làm thịt mang về, thêm ít thức ăn cho Vương A Bồ.

Cô thở dài định bụng rời đi. Bởi vì Vương A Bồ không cho cô tiếp xúc với người lạ. Trước đây, cô còn không được ra khỏi núi Minh Sa Sơn vào ban ngày. Mãi đến nửa năm trước, An Tây đổi quan đô hộ, anh ta mới cho cô ra ngoài đi lại vào buổi tối.

Cô đang chuẩn bị xoay người thì một bàn tay tóm lấy chân cô, giữa vùng trời cát đá truyền đến tiếng r3n rỉ đứt quãng: "Cứu, cứu tôi..."

Thì ra cô ấy còn sống, nghe giọng là thì con gái. Liên Đăng đỡ cô ấy ngồi dậy, th40 túi nước da xuống cho cô ấy uống. Nhất định là cô ấy đã bị khát rất lâu nên mới giơ túi nước qua đỉnh dầu, dốc thẳng xuống cổ họng. Dòng nước chảy quá nhanh sặc lên mũi, cô ấy đổ số nước còn lại lên đầu, tóc dính thành từng lọn bám vào hai má. Cô ấy hít thật sâu, sau đó mỉm cười khó nhọc với Liên Đăng: "Có đồ ăn không?"

Liên Đăng vội vàng móc một chiếc bánh nướng ra. Cô ấy ăn như hùm đổ đó xong thì lại nằm ngửa lên trời bất động. Cuối cùng, Liên Đăng đành cõng cô ấy về hang.

Trên người cô ấy có rết nhiều vết đao kiếm, có vết thương rất sâu, thấy được cả xương. Vương A Bồ nói cô ấy vẫn còn sống quả là kì tích. Vương A Bồ băng bó cho cô ấy, Liên Đăng ở bên cạnh nhìn mà giúp đỡ. Xiêm y dính máu rất hoa mỹ, bên hông còn cài một thanh kiếm gắn đầy vàng bạc, xem ra không phải người thường.

Vương A Bồ là nam, chỉ có thể xử lý vết thương ở tay chân. Vết thương trên nguc quá riêng tư, vẫn cần đến Liên Đăng ra tay. Liên Đăng cẩn thận rửa sạch cát dính trên vết thương, sau đó bôi thuốc băng bó cho cô ấy. Cô ấy vẫn chưa tỉnh lại, lúc hôn mê cứ liên tục nói sảng, Liên Đăng ngồi bó gối ở bên cạnh chờ đến tận khi trời sáng.

Ngày hôm sau, cô ấy mới khôi phục ý thức, nói rằng cô ấy tên là Đàm Nô. Liên Đăng hỏi: "Tỷ bị kẻ thù truy sát à? Sao lại trúng nhiều vết đao như vậy?"

Đàm Nô nhướng mày: "Không có gì, đánh nhau thôi."

Vậy là đến tối, trên cồn cát lại có thêm một người ngồi sóng vai với Liên Đăng. Cô ấy nghe Liên Đăng hát, Liên Đăng nghe cô ấy kể chuyện.

Thế giới sinh động qua lời kể của Đàm Nô là thế giới mà cô chưa bao giờ mường tượng được. Trong những câu chuyện ấy có những người đàn bà xinh đẹp diễm lệ, có thơ ca dạt dào nhiệt tình, còn có cả một đô thành phồn vinh chưa từng có, tên gọi Trường An. Lúc ấy, Liên Đăng đã ồ lên: "Tôi đã từng nghe thấy nơi này, cái tên thật đẹp."

"Là Vương A Bồ nói cho muội sao?" Đàm Nô hỏi: "Chắc hẳn là muội biết, muội người Trung Nguyên, Trường An là đô thành của Trung Nguyên."

Nhưng Liên Đăng cũng chẳng có kiều ký ức về những chuyện trước kia nữa. Cô nghĩ hồi lâu rồi cười ngượng ngùng đáp: "Tôi chỉ nhớ được cái tên này thôi."

Đàm Nô gối đầu lên tay, nằm xuống cồn cát: "Muội thật là kì lạ. Tại sao lại không nhớ được chuyện trước kia chứ?"

Liên Đăng không kể cho cô ấy về lai lịch của mình, chỉ thuận miệng đáp: "Có thể là do đã mắc bệnh nào đó! Như giờ cũng rất tốt, tự do tự tại, tựa như những vị thần tiên trong hang vậy."

"Muội không có cha mẹ sao? Vương A Bồ nhìn không ra tuổi tác, nhưng chắc hẳn là không phải cha muội. Muội không muốn tìm lại cha mẹ của mình sao?"

Liên Đăng chỉ hờ hững đáp: "Vương A Bồ nói không biết cha mẹ của tôi là ai... Còn tỷ thì sao? Cha mẹ tỷ đâu?"



"Tôi là cô nhi, từ nhỏ đã lớn lên trong quân doanh của Định Vương. Ở đó có rất nhiều người giống như tôi, sau khi trải qua tầng tầng lớp lớp tuyển chọn, trở thành hầu cận của Định Vương, xả thân cống hiến cho Định Vương. Những người như bọn tôi không có tương lai, có thể ch3t bất cứ lúc nào. Vậy nên không cần cha mẹ."

Liên Đăng không hiểu về các cấp bậc quan lại, dù sao thì Vương chắc hẳn là một chức quan lớn cấp bậc rất cao: "Vậy tỷ có quay về bên cạnh Định Vương nữa không?"

Đàm Nô cười xùy: "Đồ ngu mới quay lại. Bọn tôi phụng mệnh tiêu diệt kẻ đối đầu cho Định Vương, trải qua chém giết tàn khốc, tôi bị trọng thương. Bọn họ cho là tôi ch3t rồi nên vứt tôi ở giữa đường. Sao tôi lại muốn trở về bán mạng được chứ?" Cô ấy thoáng dừng lại rồi nói tiếp: "Có lẽ muội cũng là cô nhi, tên của muội có duyên với Phật."

Liên Đăng sửa lại: "Trước đây tôi tên là Di Độ, Liên Đăng là tên Vương A Bồ đặt cho tôi."

Đàm Nô lại hơi kinh ngạc: "Muội tên là Di Độ ư? Họ gì?"

Họ gì thì cô không nói ra được. Đàm Nô lẩm bẩm: "Tôi nhớ ở An Tây có vị đô hộ họ Phó. Ông ấy có một cô con gái duy nhất, đã từng đuộc đưa đến phủ Định Vương làm khách, tên là Di Độ. Nhưng hai năm trước, bởi vì tội thông đồng với địch mà Bách Lý đô hộ bị xử tử, vợ và con gái cũng bị liên lụy..."

Liên Đăng còn chưa kịp nghe cô ấy kể hết đã chạy về động, truy hỏi Vương A Bồ về thân thế của mình. Vương A Bồ nhìn Đàm Nô rất lâu: "Cứu nhầm cô rồi."

Đàm Nô đỏ mặt tới tận mang tai, nhưng cô ấy biết rằng mình đã đoán không sai. Vương A Bồ hi vọng Liên Đăng sẽ có tương lai yên bình, những thâm thù đại hận ấy có thể không truy cứu thì đừng truy cứu. Cha cô là một vị tướng thẳng thắn cương nghị, không thể nào cấu kết với Đột Quyết. Nhưng tình thế trong triều không bao giờ đứng yên, lợi ích dính dáng đến quá nhiều thứ. Một cô bé mồ côi như cô có biết chân tướng cũng chỉ thêm phiền não mà thôi.

Liên Đăng lại rất bình tĩnh: "Tôi muốn đến Trung Nguyên xem sao. Ngày mai sẽ lên đường luôn."

Vương A Bồ đã sống cùng cô hai năm, có thể đoán được suy nghĩ của cô. Nhưng anh ta không muốn cô làm như vậy: "Tôi cứu cô là vì muốn cô sống tiếp. Bản án của A Gia cô không lật lại được đâu. Cô không có năng lực ấy."

Thật ra trí nhớ của nàng vẫn chưa khôi phục. Cô không hề cảm nhận được nỗi hận thấu xương. Chỉ là trong cô có thiên tính muốn báo thù, muốn cho cha mẹ một câu trả lời. Cô lắc đầu: "Tôi không muốn lật lại bản án, tôi có tính toán của tôi. Chuyện xong xuôi tôi sẽ về Đôn Hoàng."

Cô nói rất kiên quyết, không có vẻ phẫn nộ đến nghiến răng nghiến lợi, nhưng lòng lại nặng nề tựa sắt đá.

Vương A Bồ biết khó mà thay đổi được quyết tâm của cô. Có rất nhiều chuyện đã được định sẵn kết cục ngay từ đầu. Anh ta không thể nào chi phối được cuộc đời của cô. Hiện giờ, điều duy nhất có thể làm chính là sắp xếp đường lui cho cô. Anh ta liếc nhìn dn: "Mạng của cô là do cô ấy cứu. Nếu muốn trả ơn thì hãy đưa cô ấy tới Trường An an toàn."

Đàm Nô đang vô cùng xấu hổ, nghe vậy thì vội vàng bái chào: "Tất cả nguyên nhân đều bắt nguồn từ tôi, sao dám không tuân mệnh."

Anh ta lại lấy ra một tấm lệnh bài gỗ đưa cho Liên Đăng mà dặn dò thật kĩ: "Phải giữ bí mật của mình. Kể cả là dòng họ bên cha bên mẹ cũng không được thể đến cậy nhờ. Đến Trường An thì tới nơi này, cầu kiến quốc sư Lâm Uyên. Tôi và anh ta có chút giao tình. Mặc dù không anh ta không can dự chuyện thế sự, nhưng nể tình tôi, anh ta sẽ sắp xếp ổn thỏa mọi thứ cho cô."

Liên Đăng nhận tấm lệnh bài gỗ bằng cả hai tay. Cô cúi đầu xem, chính giữa tấm lệnh bài khắc bốn chữ triện, uyển chuyển mà rõ nét: Thái Thượng Thần Cung.

**Nguyên văn: Kỹ Nhạc Thiên 伎乐天 là vị thần Hương thơm và Âm thanh trong Phật giáo, trong các bức bích họa Đôn Hoàng, Kỹ Nhạc Thiên chỉ các nhạc kỹ tấu nhạc trên Thiên Cung

(Trong truyện từ 大漠 (Đại Mạc), 戈壁 (Qua Bích) xuất hiện nhiều lần, hai từ này đều có nghĩa là vùng sa mạc rộng lớn, đồng thời còn để chỉ sa mạc Gobi, Cá sẽ lựa cách để tùy theo hoàn cảnh)

- -----oOo------

/124

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status